Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần cấp nước thái hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

PHẠM VĂN VIỆT

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƯỚC THÁI HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2017


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

PHẠM VĂN VIỆT

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƯỚC THÁI HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

60 34 01 02

Quyết định giao đề tài:



678/QĐ-ĐHNT ngày 30/8/2016

Quyết định thành lập hội đồng:

460/QĐ-ĐHNT ngày 16/05/2017

Ngày bảo vệ:

31/05/2017

Người hướng dẫn khoa học:
TS. PHẠM XUÂN THUỶ
ThS. HOÀNG THU THUỶ
Chủ tịch Hội Đồng:
PGS.TS NGUYỄN THỊ KIM ANH
Khoa sau đại học:

KHÁNH HÒA - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ: “Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân
lực tại Công ty CP cấp nước Thái Hòa” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
tài liệu, trích dẫn, số liệu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng; kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này và các
thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn


Phạm Văn Việt

iii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được đề tài tôi đã được sự giúp đỡ của rất nhiều người. Nội dung
của đề tài mới so với hiểu biết của bản thân; phạm vi nghiên cứu rộng lớn, bao trùm
nhiều kiến thức lý luận xã hội và thực tiễn; câu từ sâu sắc, rộng nghĩa; bản thân tác giả
chưa hiểu hết, đúng và đủ nội dung; nên được sự giúp đỡ tận tình của mọi trong quá
trình nghiên cứu để hoàn thành, tác giả rất trân trọng, tự hào và cảm phục. Qua đây tôi
xin được chân thành cám ơn tất cả mọi người.
Xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh tế; Ban giám hiệu
Trường Đại học Nha Trang, cùng tất cả các các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy,
hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Phạm Xuân Thủy; ThS Hoàng
Thu Thủy - Khoa Kinh tế, Trường Đại học Nha Trang, là người trực tiếp hướng dẫn
khoa học, đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài này.
Cảm ơn anh chị em tại UBND thị xã Thái Hòa; Công ty CP cấp nước Thái Hòa
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và cung cấp đầy đủ các thông tin, số liệu, trong quá
trình nghiên cứu luận văn này.
Tôi cũng xin cám ơn các bạn học viên cùng lớp, những người thân trong gia
đình và bạn bè đã giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn
thành luận văn này.
Tuy đã có nhiều cố gắng và nghiêm túc trong quá trình nghiên cứu, nhưng chắc
chắn luận văn vẫn còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Tôi kính mong quý thầy cô, các
chuyên gia, bạn bè đồng nghiệp và tất cả những ai quan tâm đến đề tài tiếp tục góp ý,
giúp đỡ đề luận văn ngày càng được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả

Phạm Văn Việt

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................................ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ ................................................................................x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .............................................................................................xi
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: 12CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
TRONG DOANH NGHIỆP........................................................................................12
1.1. Khái niệm ...............................................................................................................12
1.1.1. Nguồn nhân lực ...................................................................................................12
1.1.2. Quản trị nguồn nhân lực ......................................................................................12
1.1.3. Phát triển nguồn nhân lực....................................................................................13
1.2.Vai trò của quản trị nguồn nhân lực ........................................................................15
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị nguồn nhân lực.............................................16
1.3.1. Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp........................................17
1.3.2. Các yếu tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp ........................................17
1.4. Nội dung của quản trị nguồn nhân lực ...................................................................20
1.4.1. Phân tích, đánh giá nhu cầu cần phát triển nguồn nhân lực ...............................20
1.4.2. Lập kế hoạch đào tạo và phát triển......................................................................25
1.4.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ..................................................................26

1.4.4. Tạo động lực thúc đẩy người lao động................................................................28
1.4.5. Hệ thống các tiêu chí đánh giá phát triển NNL ...................................................33

v


1.5. Kinh nghiệm quản trị nguồn nhân lực ở một số đơn vị thành công .......................34
1.5.1. Kinh nghiệm quản trị nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần cấp thoát nước Phú Yên.... 34
1.5.2. Kinh nghiệm quản trị nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần cấp thoát nước Thanh Hóa... 36
Tóm tắt chương 1...........................................................................................................37
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƯỚC THÁI HÒA .............................................38
2.1. Khái quát chung về công ty Cổ phần cấp nước Thái Hoà......................................38
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.......................................................................38
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty...................................................39
2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty...................................................................41
2.1.4. Vị thế và điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ........................41
2.2. Thực trạng nguồn nhân lực tại Công ty CP cấp nước Thái Hòa ............................42
2.2.1. Cơ cấu theo giới tính ...........................................................................................42
2.2.2. Cơ cấu theo trình độ ............................................................................................43
2.2.3. Cơ cấu theo độ tuổi..............................................................................................44
2.3. Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại công ty CP cấp nước Thái Hoà................45
2.3.1. Phân tích thực trạng chức năng thu hút nguồn nhân lực tại Công ty CP cấp nước
Thái Hoà ........................................................................................................................46
2.3.2. Phân tích thực trạng chức năng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty
CP cấp nước Thái Hoà...................................................................................................51
2.3.3. Phân tích thực trạng chức năng duy trì nguồn nhân lực tại Công ty CP cấp nước
Thái Hoà ........................................................................................................................53
2.4. Đánh giá công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty CP cấp nước Thái Hoà ........61
2.4.1. Thành tựu.............................................................................................................61

2.4.2. Tồn tại, hạn chế ...................................................................................................62
Tóm tắt chương 2...........................................................................................................63
vi


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN
NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƯỚC THÁI HÒA.......................64
3.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển nguồn nhân lực tại công ty CP cấp nước Thái Hoà.... 64
3.1.1. Quan điểm............................................................................................................64
3.1.2. Mục tiêu...............................................................................................................64
3.2. Phương án đào tạo và sắp xếp lại lao động ............................................................64
3.3. Các hạng mục đầu tư và kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty CP cấp nước
Thái Hoà giai đoạn 2017 - 2020 ....................................................................................66
3.3.1. Kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty CP cấp nước Thái Hoà giai đoạn 2017 - 2020 .....66
3.3.2. Các hạng mục đầu tư tại Công ty CP cấp nước Thái Hoà...................................66
3.4. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty CP cấp
nước Thái Hoà ...............................................................................................................68
3.4.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện chức năng thu hút nguồn nhân lực..........................68
3.4.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện chức năng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ....70
3.4.3. Nhóm giải pháp hoàn thiện chức năng duy trì nguồn nhân lực...........................72
Tóm tắt chương 3...........................................................................................................74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................77
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt


Nghĩa của từ viết tắt

BHXH - BHYT

Bảo hiểm xã hội - Bảo hiểm y tế

CB, NV

Cán bộ, nhân viên

CBNLĐ

Cán bộ người lao đông

CP

Cổ phần

ĐHKTQD

Đại học Kinh tế Quốc dân

HĐQT

Hội đồng quản trị

HĐLĐ

Hợp đồng lao động


TC-HC

Tổ chức - Hành chính

NN

Nhà nước

NNL

Nguồn nhân lực

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

PTNNL

Phát triển nguồn nhân lực

KT - VH - XH

Kinh tế - văn hoá - xã hội

QTNNL

Quản trị nguồn nhân lực

VNĐ


Việt Nam đồng

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

viii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Hiện trạng dân số và hộ gia đình đang sử dụng dịch vụ cung cấp nước sạch
của Công ty....................................................................................................................42
Bảng 2.2. Cơ cấu lao động tại Công ty CP cấp nước Thái Hoà phân theo giới tính.....42
Bảng 2.3. Trình độ lao động tại Công ty CP cấp nước Thái Hoà, năm 2016 ...............43
Bảng 2.4. Thống kê lao động theo độ tuổi lao động CTCP cấp nước Thái Hoà...........44
Bảng 2.5. Tổng hợp điểm trung bình chức năng “Phân công, bố trí công công việc tại
công ty CP cấp nước Thái Hoà” ....................................................................................50
Bảng 2.6. Tổng hợp điểm trung bình chức năng “Công tác đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực tại công ty CP cấp nước Thái Hoà” ................................................................52
Bảng 2.7. Ý kiến của người lao động về việc đánh giá thực hiện công việc tại Công ty
cấp nước Thái hòa .........................................................................................................54
Bảng 2.8. Tổng hợp điểm trung bình chức năng “Tiền lương và các khoảng phụ cấp” ......58
Bảng 2.9. Tổng hợp điểm trung bình chức năng“Đề bạt và thăng tiến” .......................59
Bảng 2.10. Đánh giá của người lao động về điều kiện làm việc của công ty ...............60
Bảng 3.1. Phương án sắp xếp lao động tại Công ty CP cấp nước Thái Hoà.................65
Bảng 3.2. Kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2017 - 2020...............66
Bảng 3.3. Các hạng mục đầu tư tại Công ty CP cấp nước Thái Hoà ............................67

ix



DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 1.1: Sơ đồ phân tích nhu cầu phát triển nguồn nhân lực ......................................21
Hình 1.2: Sơ đồ phân tích kết quả thực hiện công việc của người lao động.................22
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty, năm 2016............................................39
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu lao động tại CTCP cấp nước Thái Hoà phân theo giới tính .........43
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo của CTCP cấp nước Thái Hoà.....44
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu lao động theo độ tuổi của Công ty CP cấp nước Thái Hoà ..........45
Hình 2.2: Quy trình tuyển dụng lao động tại Công ty...................................................48

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Luận văn nghiên cứu các hoạt động quản trị nguồn nhân lực, các yếu tố ảnh
hưởng đến hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần cấp nước Thái Hòa.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê, mô tả, so
sánh, phân tích và tổng hợp.
Kết quả phân tích thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Cổ
phần cấp nước Thái Hoà đã rút ra được một số kết luận như sau:
Thành tựu
Công tác quản trị nguồn nhân lực cơ bản đáp ứng được yêu cầu công tác điều
hành SXKD: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị nguồn nhân lực được tổ chức từ cấp
HĐQT công ty đến phòng, tổ theo hệ thống từ trên xuống dưới, thực hiện tương đối
đầy đủ các chế độ chính sách cho toàn bộ nhân viên như tham gia BHXH, BHYT,
khám chữa bệnh định kỳ…
Công tác chuẩn bị nhân lực kế cận, nguồn thay thế được chú trọng.
Qui mô và cơ cấu nguồn nhân lực ngày càng đáp ứng yêu cầu công việc
Làm tốt công tác tuyển dụng và thu hút nhân tài: Trong thời gian qua, Công ty

thực hiện một cách nghiêm túc quy trình tuyển dụng. Bên cạnh đó có chính sách thu
hút nhân tài
Tiền lương và đãi ngộ cho CBNLĐ được thực hiện tốt. Chính sách tiền lương và
chế độ đãi ngộ được cải thiện qua các năm nhằm nâng cao thu nhập cho CB, NV;
Nâng lương định kỳ, cho nâng lương vượt khung và nâng lương trước thời hạn cho các
cán bộ có thành tích xuất sắc được các cấp khen thưởng… Công tác đãi ngộ được đánh
giá khá cao và hầu hết đều hài lòng.
Tồn tại, hạn chế
Quy trình đề bạt, bổ nhiệm, sắp xếp công việc chủ yếu dựa vào thâm niên công
tác mà chưa thực hiện việc phân tích một cách cụ thể và khoa học vị trí công việc và
năng lực cán bộ từng vị trí.
Đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên chưa chi tiết, chưa cụ thể.
Nhận xét, đánh giá đôi lúc còn nể nang, chưa bám sát yêu cầu công việc và tiêu chuẩn.
Việc áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý chưa thật sự được coi trọng.
Để giải quyết những tồn tại, hạn chế từ thực trạng thực trạng công tác quản trị
nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần cấp nước Thái Hoà luận văn đưa ra một số giải
pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực cho công ty.
xi


Luận văn đưa ra một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực
tại Công ty CP cấp nước Thái Hoà.
Nhóm giải pháp hoàn thiện chức năng thu hút nguồn nhân lực
Hoạch định nguồn nhân lực : Trên cơ sở quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý đã
có công ty sẽ tiếp tục thực hiện công tác hoạch định CB,NV. Hoàn thiện công tác tuyển
dụng, hoàn thành việc bố trí và sử dụng nhân viên.
Nhóm giải pháp hoàn thiện chức năng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Đánh giá lại nhu cầu đào tạo. Lên kế hoạch và lựa chọn hình thức đào tạo; hình
thức và nội dung đào tạo phải phù hợp với thực tế công việc.
Nhóm giải pháp hoàn thiện chức năng duy trì nguồn nhân lực

Giải pháp đối với việc đánh giá nhân viên: Lựa chọn phương pháp đánh giá phù
hợp. Việc đánh giá có thể căn cứ vào bảng tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoàn thành
công việc của nhân viên so với nhiệm vụ được giao.
Giải pháp xây dựng môi trường làm việc tốt hơn : Lãnh đạo cần xây dựng môi
trường làm việc phù hợp cho nhân viên. Tạo nên môi trường làm việc mà mọi người
luôn có sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau để cùng hướng đến mục tiêu chung của
công ty.
Từ khóa: Nguồn nhân lực, Quản trị nguồn nhân lực, Công ty cổ phần cấp nước
Thái Hoà

xii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Đất nước Việt Nam ta đang phát triển và đang trong tiến trình hội nhập kinh kế
quốc tế rộng mở, tham gia đàm phán gia nhập các hiệp hội thương mại trên thế giới.
Một nền kinh tế muốn phát triển cần có các nguồn lực: vốn, khoa học - công nghệ, tài
nguyên và nguồn nhân lực; muốn tăng trưởng nhanh và bền vững cần dựa vào ba yếu
tố cơ bản là áp dụng công nghệ mới, phát triển kết cấu hạ tầng hiện đại và nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực.
Quản trị hiệu quả nguồn nhân lực là vấn đề hết sức quan trọng, nguồn nhân lực
cần phát huy tính đa dạng, phong phú về truyền thống văn hóa phương Đông như: hiếu
học, trọng nhân tài, trọng tri thức, khoa học…Tuy nhiên cho đến nay, những tiềm năng
quan trọng này vẫn chưa được chú ý khai thác đầy đủ, đúng mức và có thể sử dụng
chưa hiệu quả về nguồn nhân lực.
Nhu cầu phát triển KT- XH - VH trong tình hình mới, Đảng và Nhà nước ta đã
đặt ra những yêu cầu cơ bản trước mắt và lâu dài trong việc sử dụng nguồn nhân lực có
hiệu quả nhất, khai thác tiềm năng trí tuệ, phát huy những yếu tố tinh thần gắn với truyền
thống văn hóa dân tộc. Xây dựng mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa khai thác, sử dụng và

quả trị tốt nguồn nhân lực để nâng cao nguồn nhân lực; coi chất lượng nguồn nhân lực
là một tiền đề cơ bản để nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của đất nước.
Công tác quản trị nguồn nhân lực đã trở thành một trong những nhiệm vụ hàng
đầu của mỗi tổ chức, doanh nghiệp và mỗi quốc gia trên thế giới. Nhiều quốc gia đã
đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển và đề ra các chiến lược quản trị tốt
nguồn nhân lực nhằm phục vụ tốt các yêu cầu phát triển trước mắt và lâu dài.
Một đất nước, một tổ chức, một doanh nghiệp muốn phát triển thành công thì
cần xây dựng và thực hiện tốt các chính sách và chiến lược quản trị tốt nguồn nhân
lực. Có thể nói toàn bộ kết quả thành công của một quốc gia hay một doanh nghiệp xét
cho cùng, cơ bản đều nằm trong chiến lược xây dựng đúng, thực hiện tốt việc quản trị
nguồn nhân lực.
Công ty Cổ phần cấp nước Thái Hòa cũng không là một ngoại lệ. Xuất phát từ
những nhận thức, hiểu biết của bản thân về công tác quản trị nguồn nhân lực và tầm
quan trọng của nó, cũng như rất mong muốn sự đổi thay căn bản, toàn diện nguồn
1


nhân lực đưa Công ty ngày càng phát triển, là nơi bản thân tôi đã nhiều năm gắn bó
làm việc và quản lý trực tiếp tại Công ty. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiện công
tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần cấp nước Thái Hòa” làm luận văn tốt
nghiệp của mình.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1.Tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài
Mô hình quản trị nguồn nhân lực của Harvard: Mô hình Harvard được xem là
một bước ngoặc lớn trong quá trình hình thành các khái niệm về nhân sự. Mô hình này
được đề xuất bởi Beer et al.,1984, người lao động sẽ chịu tác động của 3 yếu tố: (1)
Chế độ làm việc, (2) Các dòng di chuyển nhân lực, (3) Mức lương bổng. Mô hình này
tập trung chủ yếu vào mối quan hệ giữa người với người, coi trọng vấn đề giao tiếp,
tạo động lực và vai trò lãnh đạo. Mô hình lấy con người làm trung tâm, coi sự hài lòng
của con người là nền tảng, dựa trên ảnh hưởng của cá nhân, chế độ làm việc, lương

bổng và các dòng di chuyển lao động.
Mô hình quản trị nhân lực Michigan (1984): Mô hình này còn được gọi là mô
hình liên kết thuộc trường phái quản trị nhân lực.
Mô hình được đề xuất bởi Michigan Devanna et al., 1984, mô hình có 4 yếu tố
ảnh hưởng đến quản trị nguồn nhân lực doanh nghiệp: (1) Tuyển dụng nhân lực; (2)
Đánh giá nhân lực; (3) Định mức lương bổng và (4) Phát triển nhân lực. Mô hình này
dựa trên cơ sở:
Thành tích công việc của nhân viên;
Kiểm tra chiến lược, hệ thống cơ cấu tổ chức để quản lý con người;
Trong quá trình tuyển chọn nhân lực, ai đáp ứng được yêu cầu của tổ chức sẽ
được tuyển dụng;
Thành quả lao động của nhân viên sẽ được ghi nhận và kiểm nghiệm trong quá
trình đánh giá nhân lực;
Kết quả đánh giá sẽ là cơ sở xác định mức lương, khen thưởng và phát triển
nhân lực.
Chính sách, cách nhìn nhận đánh giá cũng như niềm tin của nhà quản trị về
nhân viên của mình; Xã hội hóa nghĩa là nhân viên được tạo điều kiện tham gia vào
việc hoạch định và quyết định các công việc chung của tổ chức.
2


Sơ đồ mô hình quản trị nhân lực Michigan
Mô hình nghiên cứu của Guest (1997), đề xuất mô hình QTNNL gồm có 7
thành phần: (1) Tuyển dụng; (2) Đào tạo; (3) Đánh giá nhân viên; (4) Quản lý lương,
thưởng; (5) Mô tả công việc; (6) Sự tham gia của nhân viên; (7) Địa vị và bảo đảm ổn
định trong công việc.
Theo nghiên cứu của Pfeffer (1998), kết quả nghiên cứu có 7 thành phần trong
thực tiễn QTNNL: (1) Bảo đảm ổn định trong công việc; (2) Tuyển chọn nhân viên
mới; (3) Đội tự quản và phi tập trung trong việc ra quyết định; (4) Mức lương thưởng
tương đối cao theo kết quả; (5) Mở rộng đào tạo; (6) Giảm khoảng cách về chức vụ và

các rào cản như giảm khoảng cách về tiền lương; (7) Mở rộng việc chia sẻ thông tin và
kết quả tài chính trong tổ chức.
Theo nghiên cứu của Ramlall (2003), đã đo lường việc nâng cao hiệu quả của
thực tiễn QTNNL thông qua các thành phần: Lập kế hoạch chiến lược; Thu nhận
người lao động; Đào tạo và Phát triển; Phát triển và thay đổi tổ chức; Quản lý kết quả
làm việc; Hệ thống lương, thưởng; Lý thuyết và hành vi tổ chức.
Theo mô hình nghiên cứu của Singh (2004), Dựa vào nhiều kết quả nghiên cứu
diễn ra ở nhiều quốc gia có trình độ phát triển kinh tế khách nhau (Osterman 1987;
Fernandez 1992; Milgrom & Roberts 1993; Pfeffer 1994; Lado & Wilson 1994; Bartel
1994; Ettington 1997; Barak, Maymon & Harel 1999,...). Singh (2004) cho rằng nên
có mô hình thang đo riêng trong điều kiện của nền kinh tế đang phát triển , trên cơ sở
đó ông đề xuất bộ thang đo thực tiễn quản trị nguồn nhân lực tại Ấn Độ gồm có 7
thành phần: Đào tạo; Đánh giá nhân viên; Hoạch định nghề nghiệp; Thu hút nhân viên
vào các hoạt động; Xác định công việc; Trả công lao động; Tuyển dụng.
Nghiên cứu của Shelagh Dillon và Demand Media: Kết quả nghiên cứu xác
định được 6 yếu tố ảnh hưởng đến quản trị nguồn nhân lực gồm:
3


Yếu tố chính trị: Từ một sự thay đổi địa phương đến một sự thay đổi trong
chính phủ thì chính trị ảnh hưởng đến giá lương tối thiểu và số lượng nhân viên có sẵn.
Yếu tố kinh tế: Chính sách tiền lương, đào tạo và trang thiết bị là mối quan tâm
trực tiếp nhất trong lập kế hoạch nguồn nhân lực.
Yếu tố xã hội: Yếu tố xã hội ảnh hưởng đến kế hoạch nhân sự của một tổ chức.
Yếu tố công nghệ: Công nghệ mới mang lại các yêu cầu kỹ năng mới, do đó
doanh nghiệp luôn luôn cần phải nhận thức được sự thông thạo và nhu cầu đào tạo khi
lập kế hoạch nguồn nhân lực. Sản phẩm và dịch vụ mới cũng có thể yêu cầu tuyển
dụng nhân viên có tay nghề cao hoặc đào tạo nhân viên hiện có để đáp ứng nhu cầu.
Yếu tố pháp lý: Luật lao động là lĩnh vực quan trọng nhất của hệ thống pháp
luật có ảnh hưởng đến kế hoạch nguồn nhân lực. Thay đổi chính sách lao động phải

được thể hiện trong chính sách của doanh nghiệp bằng cách giám sát và quản lý, vì
vậy DN có thể cần phải kết hợp một nhu cầu đào tạo vào kế hoạch nguồn nhân lực.
Yếu tố môi trường: Yếu tố môi trường có thể bao gồm nơi kinh doanh của
doanh nghiệp có vị trí liên quan đến việc tìm kiếm đủ nhân viên phù hợp.
Mô hình nghiên cứu của Zubair A Marwat & Qureshi M Tahir (2011) về thực
tiễn quản trị nguồn nhân lực và kết quả làm việc của nhân viên, thực tiễn quản trị
nguồn nhân lực gồm có 07 thành phần: Tuyển dụng; Đào tạo; Đánh giá kết quả làm
việc; Hoạch định nghề nghiệp; Mức đãi ngộ lương, thưởng; Sự tham gia của nhân viên
và Xác định công việc.
Theo Viện Quản lý và Nghiên cứu Pankaj Tiwari Shri Chimanbhai Patel
Ahmedabad-380.051 (Ấn Độ) Karunesh Saxena (2012): Bài viết tổng hợp nghiên cứu
về “Thực tiễn quản trị nguồn nhân lực: Đánh giá một cách toàn diện”.
Karunesh Saxena (2012) cho rằng thực tiễn quản trị nguồn nhân lực giữa các
quốc gia đều khác nhau và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị nguồn nhân
lực bao gồm các nhân tố bên ngoài và nhân tố bên trong. Theo trích dẫn của Ozutku và
Ozturkler (2009), các nhân tố bên ngoài và nhân tố bên trong ảnh hưởng đến quản trị
nguồn nhân lực ở các quốc gia có sự khác biệt đáng kể. Một vài yếu tố ảnh hưởng
chủ yếu chính như sau:
Các nhân tố bên ngoài:
Kane và Palmer (1995) bày tỏ rằng các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến quản
trị nguồn nhân lực là những áp lực các doanh nghiệp không thể kiểm soát và thay đổi
trong ngắn hạn. Những yếu tố ảnh hưởng này bao gồm:
4


+ Thay đổi kinh tế: Satow & Wang (1994), nhận thấy rằng do kết quả của sự
phát triển kinh tế toàn cầu, định hướng quốc tế ảnh hưởng đến quản trị nguồn nhân lực
càng trở nên quan trọng.
+ Thay đổi công nghệ: Công nghệ ảnh hưởng đến quản trị nguồn nhân lực một
cách đáng kể vì công nghệ và nhân sự có sự tương tác ở mức độ cao. Công nghệ thay

đổi cách chúng ta làm việc, vai trò chúng ta đảm nhận và sự tương tác mà thông qua
đó công việc được thực hiện (DeFillippi, 2002). Verkinderen và Altman (2002) lập
luận rằng công nghệ tạo điều kiện cho sự phát triển của một doanh nghiệp đa quốc gia
nhưng tạo ra vấn đề đồng thời "ngắt kết nối” trong lực lượng lao động với cách biệt địa
lý. Garavan cùng đồng sự (2008) cho rằng công nghệ nằm ở trung tâm của ngành công
nghiệp sản xuất. Nó cung cấp một loạt các lợi thế kinh doanh. Việc phát triển công
nghệ làm ảnh hưởng đến quản trị nguồn nhân lực.
+ Văn hóa quốc gia: Theo Chandrakumara và Sparrow (2004) nhận thấy rằng
văn hóa có tầm quan trọng quyết định đến tổ chức của DN trong phát triển nhân sự yếu
tố tình cảm.
+ Đặc điểm/Lĩnh vực ngành công nghiệp: Các tổ chức có thể được phân loại
thành tổ chức sản xuất và tổ chức dịch vụ với mục đích phân tích các hoạt động quản
trị nguồn nhân lực. Ý tưởng đằng sau phân loại này là một thực tế rằng quy trình sản
xuất khác nhau đòi hỏi phải nguồn nhân sự khác nhau.
+ Pháp luật và quy định: Pháp luật và các quy định thường được trích dẫn là có
một tác động trực tiếp đến hoạt động nguồn nhân lực (Kane và Palmer, 1995). Tất cả
các nước đã phát triển một tập hợp các quy định về quản lý NNL, do đó, thực tiễn
quản trị nguồn nhân lực phải được thiết kế hoặc sửa đổi dựa theo những quy định này.
+ Hoạt động của đối thủ cạnh tranh: Có nhiều cách, trong đó doanh nghiệp có
thể đạt được một lợi thế cạnh tranh hoặc một lợi thế lâu dài và bền vững hơn đối thủ
cạnh tranh của họ, trong số đó là sự phát triển của nguồn nhân lực (Jackson và cộng
sự, 1989; Kane và Palmer. 1995; Poole và Jenkins, 1996; Narsimha, 2000).
+ Hoạt động của công đoàn: Kochan và cộng sự (1984) cho rằng sự hiện diện
hay vắng mặt của các đoàn thể trong tổ chức là một biến nổi bật được biết đến có liên
quan đến quản trị nguồn nhân lực.
Các nhân tố bên trong:
Môi trường bên trong doanh nghiệp của các tổ chức ảnh hưởng mạnh mẽ thực
tiễn quản trị nguồn nhân lực. Theo Milkovich và Boudreau (1991): Các nhà nghiên
5



cứu đã biên soạn một danh sách dài các đặc điểm tổ chức liên quan đến quản trị nguồn
nhân lực. Các yếu tố bên trong ảnh hưởng như sau:
+ Quy mô tổ chức: Theo McPherson (2008): Bằng chứng cho thấy rằng có một
số lượng lớn các doanh nghiệp nhỏ mà không tổ chức quản trị nguồn nhân lực chính
thức có trong các tổ chức lớn, đối với mỗi cấp độ chức năng, thì cần thiết phải có một
bộ phận nhân sự khác nhau (Jackson và các cộng sự, 1989; Kaynak và cộng sự, 1998).
+ Cơ cấu tổ chức: Chiến lược và cơ cấu của một doanh nghiệp rất quan trọng
trong việc xác định tính linh hoạt và chính sách nhân sự (Garwin, 1986; Tomer năm
1995; Hudson et al, 2001).
+ Chiến lược kinh doanh: Để đạt được lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp sử
dụng chiến lược cạnh tranh khác nhau. Những chiến lược này hiệu quả hơn khi chúng
liên kết một cách có hệ thống với quản trị nguồn nhân lực. Các doanh nghiệp có thể
cải thiện môi trường của họ bằng cách đưa ra những sự lựa chọn hiệu quả về nguồn
nhân lực mà hỗ trợ chiến lược lựa chọn của họ (Milkovich và Boudreau, 1991;
Schuler, 1992).
+ Chiến lược nhân sự: Chiến lược nhân sự là một yếu tố quyết định quan trọng của
cả hai mức độ và sự đa dạng của thực tiễn quản lý nhân sự (Gravan và cộng sự, 2008).
+ Lịchsử, truyền thống và thực tiễn trước đây: Chẳng hạn như lịch sử, truyền
thống và thực tiễn vừa qua có xu hướng tạo ra sức đề kháng để thay đổi trong hầu hết
các tổ chức (Kane và Palmer, 1995; Pardo và Fuentes, 2003).
+ Quản lý hàng đầu: Sự ảnh hưởng của quản lý hàng đầu về thực tiễn nhân sự
được công nhận, ngay cả khi chỉ trong phạm vi của tư vấn rằng sự hỗ trợ của quản lý
hàng đầu nên được trình bày trong việc xây dựng và thực hiện chính sách nhân sự
(Ondrack và Nininger, 1984; Kane và Palmer, 1995).
+ Quản lý chuyên ngành: Sự tham gia quản lý chuyên ngành trong thực hiện
các hoạt động nhân sự là chìa khóa mang đến sự thành công của tổ chức. Kể từ khi các
nhà quản lý phải chịu trách nhiệm tạo ra các giá trị, họ cần tích hợp thực tiễn trong
công việc của họ (Okpara và Wynn, 2008; Alas và cộng sự, 2008).
+ Quyền lực và chính trị: Tsui và Milkovich (1987) nhận thấy rằng sức mạnh tổ

chức và chính trị được thực hiện bởi các đối tượng khác nhau là yếu tố quyết định
quan trọng của chính sách nhân sự.
6


2.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước
Theo Đàm Nguyễn Thuỳ Dương (2004), cho rằng NNL là nguồn lực mạnh nhất,
quan trọng nhất trong các nguồn lực của sự phát triển. Đó không chỉ là động lực mà
còn là mục tiêu của sự phát triển, là hướng vào phục vụ lợi ích con người. Kết quả
nghiên cứu đưa ra các nhân tố tác động đến nguồn lao động như vị trí địa lý của lãnh
thổ, điều kiện tự nhiên và tài nguyên lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, Giáo
dục và y tế. Kết quả cho rằng giáo dục có vai trò quan trọng nhất đối với sự phát triển
tiềm năng của con người.
Lê Chiến Thắng và Trương Quang (2005), nghiên cứu về thực tiễn QTNNL tại
Việt Nam bao gồm các thành phần: Trao đổi thông tin, hiệu quả quản lý, đào tạo và
phát triển, định hướng nhóm, duy trì sự quản lý.
Nguyễn Quang Thu và cộng sự (2005). Phân tích biến động nguồn nhân lực và
một số giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro nguồn nhân lực trong ngành chế biến gỗ gia
dụng trên địa bàn TP HCM. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 nguyên nhân thay đổi
nơi làm việc của người lao động gồm: (1) Thu nhập, (2) Đánh giá khen thưởng và
phúc lợi, (3) Chuyên môn, (4) Cơ sở vật chất và điều kiện làm việc, (5) Mối quan hệ
giữa con người. Nghiên cứu này kiến nghị các biện pháp giảm thiểu rủi ro thuyên
chuyển lao động trong ngành chế biến gỗ TP HCM.
Nghiên cứu của Đổ Phú Trần Trình và các cộng sự (2012): Nghiên cứu đã phát
hiện ra 05 nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó lâu dài của nhân viên đối với doanh
nghiệp là: Cơ hội thăng tiến; Chính sách khen thưởng và phúc lợi; Quan hệ với lãnh
đạo; Điều kiện làm việc và Mức độ phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp. Trong đó, cơ
hội thăng tiến là yếu tố tác động mạnh nhất. Kết quả có được từ nghiên cứu là một gợi
ý quan trọng cho các doanh nghiệp trong việc xây dựng các chiến lược và kế hoạch
phù hợp nhằm duy trì tốt hơn nguồn nhân lực cho đơn vị mình.

Trần Kim Dung (2009), Kết quả nghiên cứu thực tiễn quản trị nguồn nhân lực
trong các doanh nghiệp Việt Nam có 9 thành phần. Ngoài 6 thành phần căn bản thuộc
các chức năng nghiệp vụ chính của quản trị nguồn nhân lực: Xác định nhiệm vụ công
việc; Thu hút, tuyển chọn; đào tạo; Đánh giá kết quả làm việc của nhân viên; Quản lý
lương thưởng; Phát triển quan hệ lao động; Còn có ba thành phần: Thống kê nhân sự;
Thực hiện quy định Luật pháp và khuyến khích thay đổi.
7


Lê Thị Mỹ Linh (2009). Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và
vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế. Đề tài đã hệ thống hóa và phát triển
những lý luận về phát triển nguồn nhân lực nói chung và đã đưa ra một mô hình tổng
quát về nội dung, phương pháp và cách tiếp cận về phát triển nguồn nhân lực trong
doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trên cơ sở đó, đề tài đã thu thập thông tin, tìm hiểu và phân
tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa, chỉ ra những
mặt còn tồn tại trong công tác này. Trên cơ sở những phân tích và đánh giá, luận án đã
đề xuất một số quan điểm, các giải pháp cũng như khuyến nghị nhằm phát triển nguồn
nhân lực trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.
Bùi Thị Thanh và cộng sự (2014). Ảnh hưởng của thực tiển quản trị nguồn nhân
lực đến sự hài lòng của nhân viên và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp - Nghiên
cứu trường hợp Viễn thông Đồng Nai. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở. Kết
nghiên cứu mô hình thực tiển QTNNL áp dụng cho Viễn thông Đồng Nai gồm 7 thành
phần là Xác định công việc, Tuyển dụng, Đào tạo - thăng tiến, Đánh giá kết quả công
việc, Lương thưởng, Trao quyền và Quan hệ lao động.
Nhìn chung, tất cả những công trình nghiên cứu trình bày ở trên đều đã chỉ rõ
bản chất của chất lượng nguồn nhân lực và vai trò của quản trị nguồn nhân lực trong
doanh nghiệp. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu về công tác quản trị nguồn
nhân lực tại Công ty Cổ phần cấp nước Thái Hòa. Do vậy đề tài luận văn do tác giả lựa
chọn sẽ kế thừa những kết quả nghiên cứu của các công trình trước. Các kết quả
nghiên cứu đó tạo nên hệ thống cơ sở lý luận góp phần nghiên cứu các nội dung

chuyên sâu trong đề tài luận văn của tác giả. Vì vậy, luận văn không trùng lặp với các
công trình đã công bố.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
Đề xuất các giải pháp mang tính chiến lược nhằm hoàn thiện công tác quản trị
nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần cấp nước Thái hòa.
3.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn quản trị nguồn
nhân lực trong doanh nghiệp.
Khảo sát, nghiên cứu và phân tích thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực
tại Công ty Cổ phần cấp nước Thái hòa. Tổng hợp và rút ra những nhận xét các điểm
mạnh, hạn chế từ kết quả đã thu thập được.
8


Trên cơ sở các kết luận sau quá trình phân tích thực trạng, đề xuất một số giải
pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Cổ
phần cấp nước Thái hòa.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Là các hoạt động quản trị nguồn nhân lực, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động
quản trị NNL tại Công ty Cổ phần cấp nước Thái Hòa.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Luận văn nghiên cứu hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại
Công ty Cổ phần cấp nước Thái Hòa.
Về thời gian: Các thông tin dữ liệu sử dụng để nghiên cứu được thu thập từ năm
2011 đến 2016. Các giải pháp đề ra để hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại
Công ty Cổ phần cấp nước Thái Hòa trong giai đoạn 2017 -2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng tổng hợp các phương pháp

thống kê, mô tả, so sánh, phân tích và tổng hợp.
Để làm rõ các vấn đề nghiên cứu một cách khách quan, tác giả tiến hành tham
khảo, xin ý kiến góp ý, phỏng vấn và thảo luận nhóm với các chuyên gia đầu ngành
đánh giá về công tác phát triển nguồn nhân lực, xây dựng bảng câu hỏi điều tra khảo
sát ý kiến về công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong thời gian qua, từ đó đề
xuất một số giải pháp hoàn thiện hơn công tác phát triển NNL tại Công ty Cổ phần cấp
nước Thái Hòa.
Nghiên cứu tài liệu liên quan đến các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà
nước về phương hướng phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực ngành cấp nước.
Nghiên cứu tài liệu liên quan đến lý luận quản trị nguồn nhân lực trong các đơn vị, tổ
chức, những quan điểm về phát triễn lực lượng trong ngành cấp nước hiện nay: Gồm
sách, báo, mạng internet, các báo cáo chính thức và các chính sách đang thực hiện áp
dụng tại Công ty Cổ phần cấp nước Thái Hòa.
Sử dụng phương pháp điều tra để thu thập dữ liệu, xử lý và tổng hợp thông tin
số liệu và dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tổng kết hàng năm của Công ty;
Các đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan.
9


Phương pháp phân tích thông tin, tổng hợp, thống kê, so sánh và phân tích trên
cơ sở tư liệu thứ cấp thu thập được.
Tác giả cũng sử dụng phương pháp thống kê kinh nghiệm: Dựa vào các số liệu
các năm 2011 - 2016, và phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp và nghiên cứu
tình huống. Một số phương pháp nghiên cứu đã được kết hợp sử dụng là: mô tả, so
sánh, hệ thống, khái quát hóa và phương pháp phỏng vấn chuyên gia để phân tích,
đánh giá thực trạng công quản trị nguồn nhân lực của Công ty.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã thực hiện phân tích định tính và
định lượng, thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn thông tin khác nhau, cụ thể như:
Những vấn đề lý luận đã được đúc rút trong sách giáo khoa của các chuyên gia,
nhà nghiên cứu về quản trị nhân lực, tài liệu chuyên ngành trong nước và quốc tế; Các

số liệu thống kê đã được xuất bản, các báo cáo tổng hợp và một số số liệu từ niên giám
thông kê từ Phòng Thống kê thị xã Thái Hòa; các tài liệu, số liệu khác trong hoạt động
tại Công ty Cổ phần cấp nước Thái Hòa như Báo cáo tài chính các năm 2011 - 2016 đã
được kiểm toán, và các hồ sơ khác cũng như các Điều lệ công ty, các loại quy chế của
công ty.
Thu thập số liệu dựa vào các thông tin về những hoạt động quản trị nguồn nhân
lực nhằm xây dựng bảng câu hỏi và gợi ý cho các đề xuất giải pháp.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa khoa học:
Đề tài đã chọn lọc, phát triển những khái niệm và vấn đề lý luận cơ bản liên
quan đến công tác quản trị nguồn nhân lực của một tổ chức doanh nghiệp, trong đó lưu
ý mục tiêu cơ cấu nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua
năng lực các vị trí công tác. Nghiên cứu xây dựng đề tài này là việc rất cần thiết và có
ý nghĩa quan trọng giúp cho các cấp lãnh đạo ngành xây dựng, quản lý hạ tầng đô thị
tỉnh Nghệ An nói chung và các Công ty cấp nước trong tỉnh nói riêng có những thông
tin cần thiết để xây dựng chiến lược phát cho ngành nước và phát triển kinh tế xã hội
trên địa bàn.
Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị nguồn nhân lực trong các
công ty ngành cấp nước. Bằng các số liệu chứng minh, luận văn đã phân tích và làm
10


sáng tỏ hiện trạng việc thu hút, đào tạo và sử dụng nhân lực của Công ty CP cấp nước
Thái Hòa; từ đó, rút ra nguyên nhân và bài học kinh nghiệm cho việc hoạch định chiến
lược của ngành cấp nước và quản lý hạ tầng đô thị nói chung. Dự báo nhu cầu nhân lực
quản trị của ngành nước đến năm 2020, xây dựng chiến lược thu hút, sử dụng, đào tạo
và giải pháp cơ bản để đạt được mục tiêu về phát triển nguồn nhân lực cho Công ty.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo tốt cho các nhà quản lý doanh nghiệp tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty;

phân tích làm rõ thực trạng và kết quả công tác nguồn nhân lực ở Công ty Cổ phần cấp
nước Thái Hòa, chỉ ra mặt hạn chế và nguyên nhân các hạn chế của hoạt động này; từ
đó kiến nghị những giải pháp định hướng hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực
tại Công ty giai đoạn năm 2016 và những năm tiếp theo.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực, kết quả nghiên cứu
đề tài sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho đơn vị thực hiện các biện pháp quản lý nhằm
phát triển nguồn nhân lực đưa công ty ngày càng vững mạnh. Nó cũng là gợi ý cho
Ban giám đốc Công ty tham khảo trong việc xây dựng các chính sách nhằm hỗ trợ đào
tạo và phát triễn nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu của công ty. Luận văn cũng là
căn cứ để cho Ban lãnh đạo công ty tham khảo và ứng dụng vào thực tiễn hoàn thiện
công tác quản trị nhân sự. Đặc biệt là trong công tác quản lý lao động, để người lao
động có thể nâng cao năng suất lao động và đóng góp hơn vào sự phát triển của công
ty trong tương lai.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu và danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn được trình bày gồm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần
cấp nước Thái Hòa.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty
Cổ phần cấp nước Thái Hòa.

11


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG
DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm
1.1.1. Nguồn nhân lực

Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều quan điểm khác nhau về nguồn nhân lực:
Theo Liên Hợp Quốc thì: “Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng,
kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của
mỗi cá nhân và của đất nước”.
Ngân hàng thế giới (World Bank) cho rằng: “Nguồn nhân lực là toàn bộ vốn
con người bao gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp... của mỗi cá nhân”. Như vậy,
ở đây nguồn lực con người được coi như một nguồn vốn bên cạnh các loại vốn vật
chất khác: vốn tiền tệ, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên.
Kinh tế phát triển khái quát: “Nguồn nhân lực là một bộ phận dân số trong độ
tuổi quy định có khả năng tham gia lao động”. [10]
Theo đó, nguồn nhân lực được biểu hiện trên hai mặt: về số lượng đó là tổng số
những người trong độ tuổi lao động làm việc theo quy định của Nhà nước và thời gian
lao động có thể huy động được từ họ; về chất lượng, đó là sức khoẻ và trình độ chuyên
môn, kiến thức và trình độ lành nghề của người lao động.
Nguồn nhân lực của một tổ chức được hình thành trên cơ sở của các cá nhân có
vai trò khác nhau và được liên kết với nhau theo những mục tiêu nhất định. Nguồn
nhân lực khác với các nguồn lực khác của doanh nghiệp do chính bản chất của con
người. [5]
Nguồn nhân lực là toàn bộ các khả năng về thể lực và trí lực của con người
được vận dụng ra trong quá trình lao động sản xuất. Nó cũng được xem là sức lao
động của con người - một nguồn lực quý giá nhất trong các yếu tố sản xuất của doanh
nghiệp, tổ chức. [12]
1.1.2. Quản trị nguồn nhân lực
Quản trị nguồn nhân lực là một tên gọi khá mới trong chuỗi khái niệm và thông
lệ liên quan đến quản lý con người. Quản trị nguồn nhân lực được đánh giá là một
12


khâu hết sức quan trong trong quá trình hoạt động kinh doanh. Nó được xem là một
hướng tiếp cận chiến lược liên kết vấn đề quản trị khác với việc đạt được các mục tiêu

kinh doanh.
Quản trị nguồn nhân lực đề cập đến các yếu tố như quy hoạch, quản lý và nâng
cao năng lực nguồn nhân lực; xác định, phát triển và duy trì kiến thức và năng lực của
người lao động; khuyến khích sự tham gia và trao quyền cho người lao động. Tất cả
các yếu tố này đều có tác động đến kết quả kinh doanh bởi nhân lực là một loại tài sản
cố định chính của doanh nghiệp.
Theo A. J. Price: “Quản trị nguồn nhân lực là khoa học về quản lý con người
dựa trên niềm tin cho rằng nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng bậc nhất tới sự
thành công lâu dài của tổ chức. Một tổ chức hay doanh nghiệp có thể tăng lợi thế cạnh
tranh của mình bằng cách sử dụng người lao động một cách hiệu quả, tân dụng kinh
nghiệm và sự khéo léo của họ nhằm đạt các mục tiêu đã đặt ra. Quản trị nguồn nhân
lực nhằm mục đích tuyển chọn được những người có năng lực, nhanh nhạy và cống
hiến trong công việc, quản lý hoạt động và khen thương kết quả hoạt động cũng như
phát triển năng lực của họ.” [18].
Tuy nhiên, có một điều đáng lưu ý là khái niệm và thực tiễn áp dụng quản trị
nguồn nhân lực không giống nhau ở các quốc gia khác nhau. Trong một nền kinh tế
chuyển đổi như của Việt Nam, nơi trình độ công nghệ, kỹ thuật còn ở mức độ thấp,
kinh tế chưa ổn định và Nhà nước chủ trương “quá trình phát triển phải thực hiện bằng
con người và vì con người”, thì “Quản trị nguồn nhân lực là hệ thống các triết lý,
chính sách và hoạt động chức năng về thu hút, đào tạo - phát triển và duy trì con người
của một tổ chức nhằm đạt được kết quả tối ưu cho cả tổ chức lẫn nhân viên”. [5].
1.1.3. Phát triển nguồn nhân lực
Trong các nhân tố quyết định sự phát triển nền sản xuất xã hội, nhân tố đóng
vai trò có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của nền sản xuất xã hội đó là:
“Phát triển nguồn nhân lực là quá trình thúc đẩy việc học tập có tính tổ chức
nhằm nâng cao kết quả thực hiện công việc và tạo ra thay đổi thông qua việc thực hiện
các giải pháp đào tạo, phát triển, các sáng kiến và các biện pháp quản lý với mục đích
phát triển tổ chức và phát triển cá nhân.” [19]
13



×