Tải bản đầy đủ (.docx) (127 trang)

THIẾT kế hạ TẦNG GIAO THÔNG KHU NUÔI TRỒNG THỦY sản xã cổ đô vạn THẮNG, HUYỆN BA vì, THÀNH PHỐ hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.64 MB, 127 trang )

Đồ án tốt nghiệp
PTNT

Ngành: Kỹ Thuật Hạ Tầng và

CHƯƠNG 1. TÌNH HÌNH CHUNG CỦA KHU VỰC
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC
1.1.1. Vị trí địa lý, diện tích
Xã Cổ Đô - Vạn Thắng là hai xã thuộc vùng đồng bằng của huyện Ba Vì,
nằm ở phía Bắc của huyện Ba Vì. Phía Băc giáp với xã Tân Đức, phường Minh
Nông, xã Vĩnh Lại, phía Đông giáp với xã Tản Hồng, Phú Cường, xã Châu Sơn,
phía Tây giáp với xã Phong Vân, xã Phú Đôn, phía Nam giáp với xã Đồng Thái,
Phú Phương, xã Phú Châu.
Tổng diện tích tự nhiên của khu vực hai xã Cổ Đô - Vạn Thắng là 1860 ha.
1.1.2.Đặc điểm địa hình
Địa hình tương đối bằng phẳng.
Xã Cổ Đô nằm ở khu vực Châu Thổ sông Hồng thuộc vùng đồng bằng của
huyện Ba Vì, nơi chuyển tiếp giữa vùng đồi gò bán sơn địa và vùng đồng bằng.
Xã Vạn Thắng nằm ở độ cao từ 10 đến 15 m so với mực nước biển. Địa hình
tương đối bằng phẳng, hướng dốc từ Tây Nam xuống Đông Bắc và bị trũng ở khu
vực giữa xã. Địa hình rất thuận lợi cho công tác xây dựng công trình, sản xuất nông
nghiệp (Trồng lúa nước), khu đất trũng có thể nuôi trồng thủy sản.
1.1.3. Đất đai thổ nhưỡng
Thuộc vùng Châu Thổ Sông Hồng, đất bồi lắng phù sa, thành phần cơ giới từ
trung bình đến nặng, dinh dưỡng tốt, thuận lợi cho phát triển cây lúa, phía Tây Nam
có thể phát triển cây rau màu.
1.1.4. Điều kiện khí tượng

a) Nhiệt độ:
Thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao
nhất 36-38°C, nhiệt độ thấp nhất từ 6- 8°C. Ở khu vực này không có các yếu tố thời


tiết bất lợi như bão lũ, sương muối từ đó thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và
sinh hoạt của người dân.
b) Độ ẩm:
Độ ẩm trung bình năm khoảng 83÷85%. Ba tháng mùa Xuân là thời kỳ ẩm
ướt nhất, độ ẩm bình quân tháng đạt 88%÷90%, các tháng mùa Thu và đầu mùa

1
SVTH: Lê Thị Hương Thơm
50HP

Trang 1

Lớp:


Đồ án tốt nghiệp
PTNT

Ngành: Kỹ Thuật Hạ Tầng và

Đông là thời kỳ khô lạnh, độ ẩm trung bình xuống tới dưới 80%, độ ẩm cao nhất
năm có ngày lên tới 98% và thấp nhất có ngày tới 64%.
c) Bốc hơi:
Theo số liệu thống kê của khu vực nhiều năm lượng bốc hơi bình quân đạt
1.000 mm. Các tháng đầu mùa mưa (V, VI, VII) lại là những tháng có lượng bốc hơi lớn
nhất trong năm. Lượng bốc hơi trong tháng V đạt trên 100 mm, các tháng mùa Xuân
(tháng II ÷ tháng IV) có lượng bốc hơi nhỏ nhất, là những tháng có mưa phùn và độ ẩm
tương đối cao.
d) Gió bão:
Gió theo mùa, mùa đông thường có gió Đông Nam – Tây Bắc đến Đông

Nam, tốc độ gió trung bình 4m/s. Mùa hè thường là gió Đông Nam – Tây Bắc, tốc
độ gió trung bình từ 2,5 – 3m/s. Bão úng thường xảy ra vào tháng 5 đến tháng 8
trong năm.
e) Lượng mưa và phân bố mưa:
Lượng mưa trung bình từ 1600 – 1800mm. Mưa lớn tập trung trong 3 tháng
6,7,8. Từ tháng 1 đến tháng 4 thường hay có mưa phùn.
Lượng mưa hàng năm do ảnh hưởng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên
phân bố không đều và được chia làm 2 mùa rõ rệt, cụ thể như sau:
 Mùa mưa từ tháng V÷X hàng năm thường có lượng mưa lớn. Theo thống kê trong

27 năm, lượng mưa trong mùa mưa trung bình chiếm 82% tổng lượng mưa của cả
năm. Trong mùa mưa lượng mưa tập trung chủ yếu vào 3 tháng VII, VIII, IX. Theo
thống kê trong 3 tháng này có lượng mưa chiếm tới 78% tổng lượng mưa năm. Số
ngày mưa trong mùa mưa trung bình từ 75 ÷ 85 ngày. Đây là điều kiện bất lợi cho
việc sản xuất vụ mùa.

 Mùa kiệt thường khô hanh, mưa ít, lượng mưa trung bình mùa kiệt chỉ chiếm
khoảng 18% lượng mưa trung bình nhiều năm. Số ngày mưa trong mùa kiệt trung
bình từ 54÷60 ngày
1.1.5. Điều kiện thủy văn
Khu vực này dồi dào cả về nước mặt và nước ngầm. Tuy nhiên, do mật độ
dân cư tập trung, công tác thoát nước và vệ sinh môi trường chưa tốt nên nguồn
nước sinh hoạt một số điểm bị ô nhiễm. Vùng trũng thường bị úng ngập khi mưa
lớn, chỉ thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.
2
SVTH: Lê Thị Hương Thơm
50HP

Trang 2


Lớp:


Đồ án tốt nghiệp
PTNT

Ngành: Kỹ Thuật Hạ Tầng và

1.1.6. Điều kiện địa chất, địa chất thủy văn.
Đây là vùng trung du, bán sơn địa và vùng đồng bằng. Bên cạnh đó khu vực
này còn có hoạt động địa chất gây nên các đứt gẫy lún sụt không đều, bề mặt địa
hình lồi lõm nhưng đến nay đã hoàn toàn ổn định.
Địa chất chủ yếu có cấu tạo tạo thành những lớp như sau: Thường lớp trên
cùng là tầng đất phong hoá hỗn hợp với đất sét và đất thịt từ 1 ÷ 5m có lẫn các loại
cuội, dăm, sỏi với kích cỡ nhỏ. Lớp tiếp theo là lớp đất sét trung bình mầu vàng
xám kết cấu chặt trạng thái từ dẻo cứng tới dẻo mềm với bề dày khoảng gần 1m.
Lớp thứ ba là lớp hỗn hợp cát, cuội, sỏi tròn cạnh chiếm từ 25 ÷ 30% là đất sét có
kết cấu rời rạc và thấm nước mạnh, chiều dày của lớp này khoảng 6m. Lớp cuối
cùng là lớp đất sét nhẹ, mềm yếu, chảy nhão.
1.1.7. Nguồn vật liệu xây dựng
Tận dụng được nguồn vật liệu địa phương như đất ở các gò đồi để san lấp mặt
bằng và làm đường.
Nguồn vật liệu xi măng sắt thép thu mua ở các đại lý của khu vực trong huyện
Ba Vì và được vận chuyển đến công trình bằng xe ô tô tải loại trung hoặc công
nông.
1.2. TÌNH HÌNH DÂN SINH KINH TẾ
1.2.1. Đặc điểm dân số
Toàn khu vực có 4582 hộ và 21840 nhân khẩu với số liệu cụ thể từng xã như sau:

 Xã Cổ Đô có 1558 hộ và 7520 nhân khẩu(số liệu 12/2011).

Lao động trong độ tuổi là 4300 người chiếm 57.1% dân số (lao động đã đào
tạo là 430 người chiếm 10%).Trong đó số lao động nông nghiệp là chủ yếu, có 3300
người chiếm 76.7%
, số lao động ngành nghề dịch vụ là 1000 người chiếm 23.3%.
 Xã Vạn Thắng có 3024 hộ và 14320 nhân khẩu(số liệu 12/2011).
Lao động trong độ tuổi của xã là 7.120 người chiếm 49% dân số (lao động qua
đào tạo là 1.208 người chiếm 16,7%, chủ yếu là qua đào tạo ngắn hạn). Trong đó số lao
động nông nghiệp là chủ yếu có 4.628 người chiếm tỷ lệ 65%. Lao động tiểu thủ công
nghiệp - XD là 1.068 người chiếm 15%, còn lại Thương mại dịch vụ là 1.424 người
chiếm 20%.

3
SVTH: Lê Thị Hương Thơm
50HP

Trang 3

Lớp:


Đồ án tốt nghiệp
PTNT

Ngành: Kỹ Thuật Hạ Tầng và

1.2.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp

a) Tình hình sản xuất nông nghiệp xã Cổ Đô
 Trồng trọt:
Cây lúa: Diện tích gieo cấy hàng năm là 260ha/vụ. Năng suất đạt 125.2

tạ/ha/năm. Sản lượng 3255,2 tấn.(Giá trị là 19.53 tỉ theo thời giá tháng 6/2009)
Cây màu: Chủ yếu là cây màu vụ đông. Ngô đông 100ha năng suất 64.8
tạ/ha, sản lượng 648 tấn, giá trị 4.212 tỷ. Khoai lang 30ha, năng suất 195 tạ/ha, sản
lượng 585 tấn, giá trị 1.75 tỷ. Đậu tương 25ha, năng suất 16.5 tạ/ha, sản lượng 41.2
tấn, giá trị 4.94 tỷ. Cây rau 10ha, giá trị 1.94 tỷ.
Cây ăn quả: Trồng chủ yếu trong vườn diện tích 38.6 ha, chủ yếu là nhãn,
vải, táo, chuối, bình quân thu nhập một năm từ 100- 120 triệu/ ha, giá trị 4.2 tỷ.
 Chăn nuôi
Đàn lợn: 6500 con, trong đó đàn lợn nái 500 con, sản lượng thịt hơn 700 tấn,
giá trị 16 tỷ đồng/lứa. Tổng số hộ chăn nuôi là 1256 hộ trong đó có 120 hộ nuôi với
quy mô từ 30-300 con/lứa.
Đàn trâu bò: Có 1500-1600 con trong đó chủ yếu là cầy kéo kết hợp sinh sản.
Đàn gia cầm: 35 ngàn con, chủ yếu là gà, vịt, giá trị đạt 2 tỷ đồng/năm.
Thủy sản: đây là một thế mạnh của địa phương sau khi dồn điền, đổi thửa đã
chuyển đổi 96ha thành vùng chuyên canh chăn nuôi thủy sản.( trong tổng số 150 ha
quy hoạch), sản lượng hàng năm 450 tấn, giá trị là 6,7 tỷ.
 Chăn nuôi thủy sản:
Chủ yếu vẫn là chăn nuôi phân tán theo hộ gia đình.
Mô hình chăn nuôi lớn còn ít, hiện nay mới thành lập một HTX chuyên về chăn
nuôi và thủy sản, đây là mô hình mới đang trong thời kỳ đầu nên chưa đánh giá được
hiệu quả.
Sản phẩm chăn nuôi chủ yếu là do tư thương tiêu thụ tại chỗ hoặc vận
chuyển lên thành phố, địa phương chưa có cơ sở chế biến hoặc chợ đầu mối.
Hiện nay tại địa phương đang quy hoạch một vùng chuyên canh thủy sản
hơn 80 hộ đã tham gia hình thành những trang trại kết hợp chăn nuôi gia súc gia
cầm và thủy sản, bước đầu đã hiệu quả, mô hình này được bộ NN&PTNN đưa vào
vùng quy hoạch thủy sản của huyện Ba Vì. Tổng giá trị chăn nuôi- thủy sản của
huyện Ba Vì là 29 tỷ đồng.
b) Tình hình nông nghiệp xã Vạn Thắng
 Trồng trọt

Cây lúa : tổng diện tích gieo trồng 2 vụ xuân - mùa đạt 891,1 ha, trong đó
diện tích lúa vụ xuân 548,5 ha, vụ mùa 342,6 ha = 96,3% kế hoạch năm. theo đánh
4
SVTH: Lê Thị Hương Thơm
50HP

Trang 4

Lớp:


Đồ án tốt nghiệp
PTNT

Ngành: Kỹ Thuật Hạ Tầng và

giá năng xuất bình quân 2 vụ đạt 61,0 tạ/ ha, sản lượng đạt 5.462 tấn = 105% kh
năm.
Cây màu có tổng diện tích là 158,5 ha = 77,3%. Trong đó:
Cây màu vụ đông niên vụ 2010 – 2011 rộng 94 ha (diện tích thực thu
hoạch là 78,5 ha). Diện tích từng loại như sau: Cây ngô 17 ha; năng suất 49,6 tạ/
ha; sản lượng 84,3 tấn .Cây lạc 7 ha; năng suất 21 tạ/ha; sản lượng 14,7 tấn. Đậu 8
ha; năng suất: 13,5 ha; sản lượng: 10,8 tấn. Khoai lang 57ha; năng suất: 59,5 tạ/ha;
sản lượng: 339,1 tấn. Rau màu khác 5 ha.
Cây màu vụ xuân 64,5ha bao gồm: Cây lạc 49,23 ha; năng suất: 23,3
tạ/ha; sản lượng 114,84 tấn. Cây đậu 10 ha; năng suất: 13,9 tạ/ha; sản lượng 13,9
tấn. Rau màu khác 5,27 ha.
Thu nhập ước đạt 43,6 tỷ đồng (trong đó thu đối với cây lúa 34,3 tỷ; thu cây
công nghiệp + rau màu khác 9,3 tỷ)
 Chăn nuôi

Năm 2011, với sự cố gắng của các ngành các cấp và sự chỉ đạo sát sao của
huyện uỷ, UBND huyện, nên đã hạn chế mức thấp nhất dịch bệnh xảy ra trên địa
bàn.
Đàn trâu bò có 915 con (giảm so với cùng kỳ 41 con)
Đàn lợn có 2460 con (tăng so với cùng kỳ 15 con)
Đàn gia cầm trên 45.000 con (tăng so với cùng kỳ 1050 con)
Đàn thuỷ cầm 18.000 con (tăng so với cùng kỳ 2000 con)
(theo thống kế thời điểm 1/10)
Thu nhập trong lĩnh vực chăn nuôi ước đạt: 39,6 tỷ đồng.
 Thủy sản của khu vực nà trong những năm qua khá phát triển, đã thực hiện công tác
dồn điền đổi thửa, nuôi trồng thủy sản tập trung với quy mô lớn.
Mặt nước nuôi trồng thủy sản chủ yếu là các hộ có chân ruộng thấp và đã
được UBND huyện phê duyệt cho chuyển đổi đa canh với tổng diện tích chuyển đổi
là 125,5 ha. Tổng giá trị thu về từ chăn nuôi thủy sản đạt 9,63 tỷ đồng.
Trong giai đoạn tới, tiếp tục phát triển các hình thức sản xuất đa canh lúa – cá
- vịt kết hợp và xây dựng vùng sản xuất thủy sản tập trung để tăng hiệu quả kinh tế.
 Các ngành sản xuất khác
• Các ngành sản xuất khác của xã Cổ Đô:
Do kinh tế của xã chủ yếu là nông nghiệp, vị trí địa lý không thuận lợi,
xa các khu trung tâm nên ngành nghề và dịch vụ kém phát triển.
5
SVTH: Lê Thị Hương Thơm
50HP

Trang 5

Lớp:


Đồ án tốt nghiệp

PTNT

Ngành: Kỹ Thuật Hạ Tầng và

Ngành nghề: chủ yếu là làm mộc gia dụng, một số hộ mở hiệu cơ khí gò
hàn, sửa chữa xe máy, máy nông cụ. Xã có một hợp tác xã cơ khí vận tải mới thành
lập. Có ba hộ sản xuất VLXD, một hộ tái chế nhựa phế liệu,…
Dịch vụ thương mại: có hai chợ nông thôn chủ yếu là chợ tạm, có môt
số hộ mở ki ốt bán hàng tạp hóa nhu yếu phẩm và vật tư xây dựng, vật tư nông
nghiệp, phục vụ chủ yếu là nhân dân trong xã.
• Các ngành nghề sản xuất khác của xã Vạn Thắng
Vạn Thắng chưa phát triển về công nghiệp nhưng ngành tiểu thủ công
nghiệp và xây dựng khá phát triển. Các nghề mộc, cơ khí và nghề phụ được phát
triển từ lâu và rộng khắp, thị trường tương đối rộng gồm trong xã và các xã lân cận.
Đặc biệt, những năm gần đây, ngành xây dựng của xã phát triển mạnh, trong xã đã
xuất hiện nhiều chủ thầu xây dựng có đội ngũ thợ lành nghề, tiềm lực vốn lớn hoạt
động không những ở các xã trong huyện mà còn vươn ra khu vực trung tâm thành
phố Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Dịch vụ thương mại: Với lợi thế về vị trí và giao thông, ngành dịch vụthương mại của Vạn Thắng khá phát triển.
Trong xã có chợ Mơ là một trong những chợ có lịch sử lâu đời và có quy
mô lớn của Huyện, phục vụ việc giao thương buôn bán cho các xã trong vùng.
Xã có 5 HTX dịch vụ nông nghiệp và 1 HTX dịch vụ nuôi trồng thủy
sản. Hoạt động trên các lĩnh vực dịch vụ thủy nông, dịch vụ cơ giới hóa trong làm
đất, dịch vụ giống cây trồng, vận tải hàng hóa, dịch vụ vật tư nông nghiệp, chuyển
giao khoa học kỹ thuật.... Các HTX ngoài việc cung ứng dịch vụ cho người dân
trong xã, còn làm dịch vụ cho các xã lân cận.

CHƯƠNG 2. HIỆN TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CỦA KHU VỰC
2.1. HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG
2.1.1. Hiện trạng hạ tầng giao thông xã Cổ Đô

Mạng lưới đường giao thông: Toàn xã có 57 km đường các loại, trong đó:
Đường liên xã 4.7 km chưa được cứng hóa.
6
SVTH: Lê Thị Hương Thơm
50HP

Trang 6

Lớp:


Đồ án tốt nghiệp
PTNT

Ngành: Kỹ Thuật Hạ Tầng và

Đường trục xã 5.5 km đã được bê tông hóa 100% trong đó có 4 km hiện trạng
tốt và 1.5km đường bồng cần nâng cấp mở rộng.
Đường ngõ xóm 32.5 km, đã bê tông hóa 24.5km trong đó có 15.47 km hiện
trạng tốt và 9.03 km hiện trạng xuống cấp, cần nâng cấp cải tạo, đường đất 8 km
cần xây dựng mới.
Đường trục chính nội đồng 14.3 km gồm 8 đường trục chính từ làng ra đồng
trong đó 1.2km bê tông hóa hiện trạng tốt, 13.1 km hiện trạng đường đất lầy lội
trong mùa mưa cần được đầu tư xây dựng mới
Biểu đồ 1. Hiện trạng GTVT đường bộ xã Cổ Đô
2.1.2. Hiện trạng hạ tầng giao thông xã Vạn Thắng
Mạng lưới đường giao thông: Toàn xã có 88,96 km đường các loại, trong đó:
Xã Vạn Thắng có 1,3 km đường Tỉnh lộ 411 và 2,7 km đường Tỉnh lộ 411B
chạy qua với mặt đường rộng 5- 6 m, kết cấu nhựa, chất lượng tốt.
Đường đến UBND xã 0,12 km, bề mặt rộng 4-5m đã được bê tông hoá nhưng

đã xuống cấp.
Đường liên thôn, trục thôn: Có 13,654km đường, rộng 3-4m. Trong đó có
10,824km đã bê tông hóa.
Đường làng, xóm 38,22km, bề rộng mặt đường trung bình từ 2 - 4m, trong đó
có 28,19km đạt tiêu chuẩn.
Đường trục chính nội đồng 32,97km, rộng từ 1-3m, đã bê tông hóa được 2 km
nhưng chất lượng chưa đạt, còn lại là đường đất với tổng chiều dài 30,97km.
Hệ thống rãnh thoát nước 13,74km chưa được cứng hóa.
Biểu đồ 2. Hiện trạng GTVT đường bộ xã Vạn Thắng

2.2. HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG THỦY LỢI
2.2.1. Hiện trạng hạ tầng thủy lợi xã Cổ Đô
Diện tích được tưới tiêu tự chảy chủ động 290 ha chiếm 91.92%
Diện tích cần phải bơm tưới 21ha chiếm 8.08%
7
SVTH: Lê Thị Hương Thơm
50HP

Trang 7

Lớp:


Đồ án tốt nghiệp
PTNT

Ngành: Kỹ Thuật Hạ Tầng và

Hệ thống kênh mương cấp 3 do xã quản lý 34.5km, trong đó kênh tiêu có
11.5km hiện trạng chưa được cứng hóa. Kênh tưới có 23km, hiện trạng đã được

cứng hóa 14.7km (11.7km hiện trạng tốt, 3km đã hư hỏng xuống cấp cần cải tạo
nâng cấp), 8.3km chưa được cứng hóa.
Hệ thống các công trình trên kênh: có 9 cầu, 319 cống. Trong đó có 120
cống cần nâng cấp sửa chữa và làm mới 2 cống.
Trạm bơm: có 2 trạm bơm cần nâng cấp và cải tạo.
2.2.2. Hiện trạng hạ tầng thủy lợi xã Vạn Thắng.
Diện tích được tưới chủ động: 70% diện tích.
Hệ thống mương tưới, tiêu như sau: Hệ thống kênh mương tưới cấp có tổng
chiều dài là 22,31km, đã được kiên cố hoá được hơn 43% (9,69km) nhưng hầu như
cũng đã xuống cấp.Với hệ thống kênh tiêu là 5,29km vẫn chưa được cứng hóa.
Hệ thống công trình trên kênh: Hiện tại xã Vạn Thắng có 11 cầu, nhiều cầu
trong số đó đang trong tình trạng xuống cấp làm ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại của
người dân, cần xây mới và nâng cấp để nhân dân đi lại sản xuất sinh hoạt được
thuận lợi. Cần xây mới thêm một số cống để tiêu thoát nước tránh úng ngập trong
mùa mưa.
Trạm bơm tưới: Do Nhà nước quản lý có 4 trạm, với tổng công suất tưới là
8.000 m3/h, do địa phương quản lý là 8 trạm với tổng công suất tưới là 24.000 m3/h.
Trạm bơm tiêu:Do nhà nước quản lý 1 trạm, với tổng công suất 4.000 m3/h,
do địa phương quản lý 1 trạm, với tổng công suất 4.000 m3/h.
2.3. HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG CẤP NƯỚC
Trên địa bàn khu vực hai xã hiện nay chưa có hệ thống cung cấp nước sạch
cho người dân, nước dùng cho sinh hoạt chủ yếu của nhân dân là nguồn nước ngầm
được nhân dân khai thác qua hệ thống giếng khoan qua hệ thống bể lọc tự xây,
giếng đào.
2.4. HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG THOÁT NƯỚC VÀ VỆ SINH NÔNG THÔN
2.4.1. Hiện trạng hạ tầng thoát nước
Toàn khu vực đang sử dụng mương thoát nước thải chung với nước mưa.
Nước thải được thoát ra điểm trũng, chủ yếu là thoát ra mương rãnh và xả trực tiếp
8
SVTH: Lê Thị Hương Thơm

50HP

Trang 8

Lớp:


Đồ án tốt nghiệp
PTNT

Ngành: Kỹ Thuật Hạ Tầng và

ra mương tiêu nội đồng không được xử lý, một phần còn lại thoát ra ao hồ trong khu
dân cư. Khả năng thoát nước nhanh, tình trạng ngập úng không nặng.
Nhìn chung hệ thống thoát nước của khu vực chưa phát triển, chưa có hệ
thống thoát nước thải tập trung. Môi trường sống của nhân dân ngày càng bị ô
nhiễm.
2.4.2. Hiện trạng xử lý chất thải rác và vệ sinh nông thôn
 Xử lý chất thải rác

Toàn khu vực có khoảng 10- 15 điểm thu gom rác thải. Các thôn đều đã có
tổ thu gom rác thải, bình quân thu gom từ 3 -4 tấn/ngày, vận chuyển đến bãi rác thải
tập trung của thôn, sau đó được Công ty vệ sinh môi trường chở đi theo định kỳ 7
ngày/1 lần. Tuy đã hình thành các đội thu gom rác nhưng hoạt động chưa có hiệu
quả, do thói quen của người dân nên tỷ lệ thu gom rác chưa cao, thời gian lưu rác tại
các điểm thu gom dài và không được xử lý nên gây ô nhiễm.
 Vệ sinh nông thôn

Hiện tại trong các khu dân cư tỷ lệ hộ có 3 công trình (nhà tắm, bể nước, nhà
vệ sinh) đạt tiêu chuẩn chỉ chiếm khoảng 45%.

2.5. HIỆN TRẠNG CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG KHÁC
2.5.1. Hiện trạng các công trình công cộng xã Cổ Đô
 Trường mầm non:


Có 1 trường chia thành 4 điểm trường, nằm rải ở 4 thôn, có 2 điểm
đang tiến hành xây mới, 2 điểm tận dụng nhà kho của HTX.



Có 3 phòng học. Hiện trạng tốt trong đó số phòng học thiếu cần xây
mới là 12 phòng.



Phòng chức năng chưa có cần đầu tư xây dựng mới.



Diện tích các điểm trường mầm non 1877 m 2 thiếu 2285 m2 để đạt
chuẩn.



Sân chơi, vườn hoa, bãi tập: chưa có cần đầu tư thêm.



Cơ sở vật chất và thiết bị đồ chơi cho các cháu còn thiếu


 Trường tiểu học:


Có 1 điểm trường tại khu trung tâm có 2 dãy nhà kiên cố 2 tầng

9
SVTH: Lê Thị Hương Thơm
50HP

Trang 9

Lớp:


Đồ án tốt nghiệp
PTNT

Ngành: Kỹ Thuật Hạ Tầng và



Có 12 phòng học đạt chuẩn.



Có 2 phòng chức năng cần nâng cấp và xây mới thêm.



Nhà tập đa năng: chưa có




Diện tích hiện có: 4800 m2 còn thiếu 1000 m2 để đạt chuẩn.



Diện tích sân chơi: 1000 m2



Vườn hoa + Bãi tập: Chưa có.



Trang thiết bị còn thiếu, cần đầu tư thêm trang thiết bị phục vụ làm
việc, học tập và rèn luyện thể chất.

 Trường Trung học cơ sở


Có 1 điểm trường tại khu trung tâm



Có 12 phòng đạt chuẩn.



Phòng chức năng ó 8 phòng chưa đạt chuẩn cần cải tạo nâng cấp.

Còn thiếu 8 phòng cần xây mới .



Nhà tập đa năng: chưa có



Thiếu công trình phụ trợ( nhà kho, nhà bảo vệ,...)



Diện tích hiện có: 5.448 m2: Đã đạt chuẩn.



Trang thiết bị phục vụ học tập còn thiếu cần đầu tư.

 Cơ sở vật chất văn hoá:

Các di tích lịch sử – văn hoá đã được xếp hạng: Nhà thờ và mộ tổ dòng họ
Lưỡng quốc thượng thư Nguyễn sư Mạnh; Nhà thờ danh nhân văn hoá Nguyễn Bá
Lân; Đình, Chùa, Miếu thôn Kiều Mộc; Đình làng thôn Viên Châu; Đình làng thôn
Cổ Đô và các điểm Bác Hồ về thăm cần được nâng cấp, cải tạo.
Khu thể thao xã: có 1 sân vận động trung tâm diện tích 5400 m 2 mặt cỏ tự
nhiên, chưa có nhà thi đấu và các thiết bị phục vụ cho luyện tập TDTT.
Nhà văn hoá và khu thể thao thôn: có 5 nhà văn hoá thôn xóm hiện tại còn nhỏ
cần mở rộng và chỉnh trang. Các thôn chưa có khu thể thao, trang thiết bị cho các
nhà văn hoá chưa có.
Trung tâm học tập cộng đồng: có 1 cơ sở. Hiện trạng: xuống cấp, cần xây mới

và đầu tư thêm trang thiết bị.
10
SVTH: Lê Thị Hương Thơm
50HP

Trang 10

Lớp:


Đồ án tốt nghiệp
PTNT

Ngành: Kỹ Thuật Hạ Tầng và

 Bưu điện:

Hiện xã đã có điểm bưu điện văn hoá xã, các thôn đều có đường truyền
Internet số hộ sử dụng rất ít. Có 934 hộ (60%) sử dụng điện thoại cố định bình quân
75 máy/100 hộ dân. Có 1 đài truyền thanh của xã và 4 đài truyền thanh của 4 thôn.
Số hộ có máy thu hình đạt 97%.
 Chợ nông thôn:

Có 2 điểm chợ nông thôn, diện tích 2500 m 2 là chợ tạm chưa đạt tiêu chuẩn
của bộ công thương. Để đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hoá, vật tư phục
vụ cho sản xuất và đời sống cần cải tạo lại 2 chợ cũ.
 Nhà ở dân cư nông thôn:


Tổng số có 1558 nhà ở, trong đó:




Nhà xuống cấp trầm trọng cần hỗ trợ nâng cấp: 2 nhà chiếm 0.13%



Nhà xây kiên cố (mái bằng, nhà tầng): 485 nhà chiếm: 31.13%



Nhà xây cấp 4 (Tường gạch lợp ngói, blô xi măng…) 1071 nhà, chiếm:
68.74%

2.5.2. Hiện trạng các công trình công cộng xã Vạn Thắng
 Trường mầm non xã Vạn Thắng

Hiện tại, xã có 1 trường mầm non tại khu trung tâm và 2 điểm trường nằm ở
các thôn Nhuận Trạch, Mai Trai với tổng diện tích là 3.587 m2. Các thôn La Xuyên,
Tuấn Xuyên, Hậu Trạch và Chợ Mơ chưa có điểm trường, chỉ có các lớp mầm non
học nhờ tại các nhà kho cũ đã xuống cấp. Tổng số giáo viên là 40 trong đó: Đại học
14 người, trung cấp 26 người. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn 100%. Tổng số học sinh
600 cháu, tỷ lệ cháu trong độ tuổi được đến trường đạt 95%.
Bình quân m2/học sinh: 5,9 m2/ hs (chưa đạt chuẩn về diện tích khuôn viên
12m2/hs).
Cơ sở vật chất của trường như sau: Trường chính khu trung tâm có diện tích
2.187 m2 với 1 dãy nhà 2 tầng mới xây gồm 6 phòng học, 6 phòng vệ sinh, chưa có
khối phòng phục vụ học tập, phòng ăn, phòng hành chính quản trị, cơ sở vật chất
thiếu thốn. Diện tích trường còn thiếu cần mở rộng thêm diện tích để đạt chuẩn.
Điểm trường tại thôn Nhuận Trạch có diện tích 1.000 m2, có 1 dãy nhà 2 tầng gồm

11
SVTH: Lê Thị Hương Thơm
50HP

Trang 11

Lớp:


Đồ án tốt nghiệp
PTNT

Ngành: Kỹ Thuật Hạ Tầng và

4 phòng học, khu vệ sinh khép kín mới được xây dựng, các công trình bổ trợ chưa
có. Điểm trường tại thôn Mai Trai có diện tích 400 m2, nhà 2 tầng mới xây, có 2
phòng học, công trình phụ khép kín cơ sở vật chất còn thiếu, chưa có công trình phụ
trợ.
 Trường tiểu học Vạn Thắng

Trường tiểu học Vạn Thắng nằm tại thôn Mai Trai diện tích là: 5.134 m 2. Tổng
số 52 giáo viên trong đó trình độ đại học 25 người, cao đẳng 21 người, trung cấp 6
người. Trường có 1.224 học sinh. Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường đạt 100%.
Tỷ lệ học sinh tiếp tục học THCS đạt 100%.
Bình quân m2/học sinh: 4,2 m2 (chưa đạt chuẩn về mặt diện tích khuôn viên).
Cơ sở vật chất của trường: Phòng học có 24 phòng học (48m2/phòng) đã đạt
chuẩn.
Phòng học bộ môn, khối phòng hành chính quản trị, công trình phụ trợ chưa
có. Hiện tại, trường đang xây dựng 18 phòng nhà 3 tầng, bao gồm 14 phòng học và
4 phòng khối phòng hành chính quản trị.

Nhà đa năng: Chưa có, cần xây mới.
Bãi tập: Chưa có, cần xây mới.
Nhà để xe giáo viên: Chưa có, cần xây mới.
Xây mới các công trình bổ trợ.
Trang thiết bị giảng dạy và học tập: Còn thiếu, cần bổ sung.
 Trường trung học cơ sở Vạn Thắng

Diện tích: 5.000 m2.
Bình quân m2/học sinh: 5,6 m2 (chưa đạt chuẩn về diện tích khuôn viên
10m2/hs).
Phòng học: 27 phòng học đã đạt chuẩn.
Khối phòng hành chính quản trị (phòng hiệu trưởng, hiệu phó, văn phòng trường)
nhà cấp 4 đang xuống cấp.
Phòng học bộ môn, khối phòng phục vụ học tập chưa có, các công trình phụ
trợ chưa có.
Trang thiết bị trường học còn thiếu cần được bổ sung.
12
SVTH: Lê Thị Hương Thơm
50HP

Trang 12

Lớp:


Đồ án tốt nghiệp
PTNT

Ngành: Kỹ Thuật Hạ Tầng và


 Trạm y tế
Trạm y tế xã đã đạt chuẩn năm 2007, có diện tích đất 1000 m 2, gồm 2 dãy nhà,
trong đó có một dãy đã xuống cấp, có 10 phòng (phòng khám bệnh, phòng y dược
cổ truyền, phòng lưu bệnh nhân sản phụ, phòng khám phụ khoa – KHHGD, phòng
đẻ, phòng tiêm, phòng tư vấn kế hoạch hóa gia đình, phòng hành chính, phòng
trực). Trang thiết bị y tế còn thiếu, cần được bổ sung.
Tỷ lệ trẻ em được tiêm đủ các loại vacxin 100%;
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1%.
Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng trong độ tuổi là 14%.
Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 15%.
Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế năm 2011 là 6.000 người đạt 40%
 Các công trình văn hóa thể thao

Nhà văn hóa xã: Chưa có cần xây mới.
Nhà văn hóa và khu thể thao thôn:
Nhà văn hóa thôn có 7/7 thôn đã có nhà văn hóa nhưng hầu hết chưa đạt chuẩn
về diện tích, cơ sở vật chất các nhà văn hóa còn thiếu thốn, chưa có công trình phụ
trợ đi kèm, cụ thể:


Nhà văn hóa thôn Mai Trai: Diện tích khuôn viên 320 m 2 xây dựng trên
đất Đình làng, chưa đạt chuẩn về diện tích, cơ sở vật chất còn thiếu thốn,
chưa có các công trình phụ trợ.



Nhà văn hóa thôn Tuấn Xuyên: Xây dựng trên đất của Đình làng với
diện tích khuôn viên 1.200 m2 cơ sở vật chất hầu như chưa có.




Nhà văn hóa thôn Chợ Mơ: Được xây dựng trên đất của Đền, diện tích
xây dựng 60 m2, chưa đạt về diện tích, cơ sở vật chất chưa có.



Nhà văn hóa thôn Quang Ngọc: Xây dựng trên đất của Đình làng, diện
tích khuôn viên Đình là 1.772 m2, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, chưa có
các công trình phụ trợ.



Nhà văn hóa thôn Nhuận Trạch: Diện tích 520 m2. Đã đạt chuẩn về diện
tích, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, chưa có các công trình phụ trợ.

13
SVTH: Lê Thị Hương Thơm
50HP

Trang 13

Lớp:


Đồ án tốt nghiệp
PTNT



Ngành: Kỹ Thuật Hạ Tầng và


Nhà văn hóa thôn Hậu Trạch: Diện tích 100m2 , xây dựng trên đất của
Đình làng.



Nhà văn hóa thôn La Xuyên: Diện tích đất 800 m2, chung với đất của lớp
mầm non. Diện tích đạt chuẩn. Dự kiến lớp mầm non sẽ chuyển đến khu
đất khác. Sau khi lớp mầm non chuyển đi, vị trí nhà văn hóa thôn hiện
nay không phù hợp, cần đầu tư xây dựng lại tại vị trí mới cùng nằm
trong khuôn viên khu đất, bổ sung cơ sở vật chất và công trình phụ trợ.

Khu thể thao thôn: 7 thôn đều chưa có sân thể thao.
 Công trình thương mại

Trên địa bàn xã Vạn Thắng có 2 điểm dịch vụ thương mại chính là chợ Mơ và
chợ Chiều tại thôn Mai Trai với tổng diện tích 7.000 m2. Diện tích chợ Mơ đã đạt
chuẩn và họp tất cả các ngày trong tuần. Chợ đã xuống cấp cần được đầu tư nâng
cấp cải tạo công trình vệ sinh, rãnh thoát nước, thùng rác, hệ thống phòng cháy chữa
cháy, khu để xe.
 Điểm phục vụ bưu chính viễn thông:

Trên địa bàn xã có 1 điểm bưu điện văn hóa được xây dựng nhà mái bằng, bao
gồm: Đại lý bưu điện, thùng thư công cộng, máy vi tính đã kết nối mạng internet, và
một số sách báo, tạp chí.


Xã: Đã có đường truyền internet.




Thôn: Chưa thôn nào có internet.

14
SVTH: Lê Thị Hương Thơm
50HP

Trang 14

Lớp:


Đồ án tốt nghiệp
PTNT

Ngành: Kỹ Thuật Hạ Tầng và

15
SVTH: Lê Thị Hương Thơm
50HP

Trang 15

Lớp:


Đồ án tốt nghiệp
PTNT

Ngành: Kỹ Thuật Hạ Tầng và


CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ HẠ TẦNG GIAO THÔNG
KHU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
3.1. HIỆN TRẠNG MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG GIAO THÔNG HIỆN CÓ CỦA
CÁC DỰ ÁN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN.
Do các dự án thủy sản thường được hình thành ở nơi ruộng trũng hiệu quả
canh
tác thấp và nơi có ao hồ, đầm lầy cho nên mạng lưới đường giao thông hiện có của
dự
án là đường giao thông nội đồng nằm trong mạng lưới đường giao thông nông thôn
và thường được thiết kế theo tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn 22TCN210-92.
Kết cấu mặt đường giao thông thường là kết cấu đá dăm, hoặc là đường đất với bề
rộng mặt đường 2÷2.5m. Đường hiện có nằm trong dự án thủy sản Cổ Đô – Vạn
Thắng - Huyện Ba Vì.

Hình 1. Kết cấu mặt đường đá dăm

16
SVTH: Lê Thị Hương Thơm
50HP

Trang 16

Lớp:


Đồ án tốt nghiệp
PTNT

Ngành: Kỹ Thuật Hạ Tầng và


Hình 2. Kết cấu mặt đường đất.
Đường hiện có nằm trong dự án thủy sản tại các xã Cổ Đô, Vạn Thắng, Phú
Đông, Phú Cường, Phong Vân huyện Ba Vì hình 2.9.

Hình 3. Kết cấu mặt đường đá dăm.
3.2. CHẤT LƯỢNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG HIỆN CỦA CÁC DỰ ÁN NUÔI
TRỒNG THỦY SẢN.
Qua số liệu khảo sát và qua thực tế thiết kế thi công, khai thác đường, chất
lượng đường hiện tại của những dự án thủy sản được tóm tắt như sau:
 Hầu hết các tuyến đường hiện có của dự án thủy sản đều là đường đất, đường
17
SVTH: Lê Thị Hương Thơm
50HP

Trang 17

Lớp:


Đồ án tốt nghiệp
PTNT

Ngành: Kỹ Thuật Hạ Tầng và

cấp phối: Xuất hiện nhiều ổ gà, cao su, mặt đường bị bong bật, trên đường
thường đọng nước và đường quá hẹp nhiều chỗ bề rộng đường từ 2-3 m, điều
này sẽ làm cản trở giao thông, mất an toàn cho các phương tiện cơ giới,
người tham gia giao thông...
 Về cường độ mặt đường: Cường độ của kết cấu mặt đường nói chung không


đủ cường độ và rất không đồng đều.
 Cường độ mặt đường cũ thường thấp là do đường nằm trong khu vực có độ

ẩm cao, và nền đường thường xuyên tiếp xúc với nước. Vì vậy, biện pháp
tăng cường mặt đường bằng cách giải thêm một lớp cấp phối đá dăm dày
15cm không gia cố hoặc gia cố xi măng 8-10%, tại những đoạn đường yếu
cũng không giải quyết được về cường độ của nền đường quá thấp, phải có
biện pháp tăng cường độ của nền đường hoặc chọn các kết cấu khác có chiều
dày hợp lý hơn.
 Độ bằng phẳng mặt đường kém.

Như vậy, khi dự án nuôi trồng thủy sản đầu tư thì để đảm bảo hiệu quả cho việc
thu hoạch, vận chuyển thủy sản thức ăn, thuốc men cho vùng thì hệ thống đường giao
thông này sẽ được cải tạo nâng cấp để đảm bảo yêu cầu giao thông vùng dự án.
Đối với đường vào dự án: là tuyến đường nối với tuyến đường trục chính, tuyến
này phục vụ cho các loại xe vận chuyển vào, ra khỏi dự án. Mặc dù lưu lượng không
lớn nhưng đã xuất hiện các xe có tải trọng trục 10 T. Vì vậy, chúng thường được thiết
kế theo tiêu chuẩn thiết kế đường 22TCVN4054-2005 với tiêu chuẩn đường cấp V với
bề rộng mặt đường ≥ 5.5m, lề gia cố 0.75 m và lề đất 0.75 m mỗi bên, độ dốc mặt 2%,
độ dốc lề 2% đối với lề gia cố, 3% lề đất. Hoặc chúng có thể thiết kế với cấp đường lớn
hơn (cấp IV, III…) tùy thuộc vào suất đầu tư cho dự án.
Đối với các tuyến nhánh và bờ bao được thiết kế theo tiêu chuẩn đường giao thông
nông thôn loại A, mặt đường 3.5m và lề mỗi bên 0.75m.
3.3. QUY TRÌNH, QUY PHẠM VÀ TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG
 TCXDVN -104-2007

18
SVTH: Lê Thị Hương Thơm
50HP


Trang 18

Lớp:


ỏn tt nghip
PTNT

Ngnh: K Thut H Tng v

Quy trình khảo sát thiết kế đờng ôtô đắp trên đất yếu

22TCN262 2000
Quy trình khoan thăm dò địa chất 22 TCN 259 2000
Quy trình thiết kế áo đờng mềm 22 TCN 211-06

Quy trình thí nghiệm địa chất TCVN ( 4198 - 4202 ) - Bộ
xây dựng.
Tiờu chun thit k ỏo ng mm 22TCN211-06.
Tiờu chun thit k ng 22TCN274-01.
ng ụ tụ yờu cu thit k TCVN4054-2005 - Nh xut bn GTVT, 2006.
Tiờu chun thit k ng giao thụng nụng thụn 22TCN210-92.
Tiờu chun - Quy chun k thut quc gia v quy hoch xõy dng nụng thụn

mi - Nh xut bn Nụng nghip, 2009.
Tiờu chun thit k cu 22TCN 272-2005
Quy trỡnh Kim nh cu trờn ng ụ tụ 22TCN 243-98

3.4. QUY HOCH MNG LI NG GIAO THễNG TRONG KHU

NUễI TRNG THY
3.4.1.Vai trũ ca mi h thng trong mng li giao thụng.
Cỏc khu vc thy sn hỡnh thnh bao gm y cỏc h tng k thut nh: h
thng cp nc(trm bm cp nc, kờnh cp, ao x lý nc cp), h thng thoỏt
nc (kờnh tiờu, ao x lý nc thi, trm bm tiờu), h thng cp in, h thng
ng giao thụng v h thng ao nuụi, ao m ging Mi h thng cú mt vai trũ
riờng:
H thng cp nc cung cp nc cho ao nuụi.
H thng thoỏt nc s thoỏt nc cho cỏc ao nuụi khi v sinh ao nuụi khi

thu hoch v khi phũng tr bnh.
H thng cp in cung cp in cho cỏc trm bm v cỏc nh canh
H thng giao thụng giỳp cho vic vn chuyn thy sn t khu vc ao nuụi n

cỏc khu ch xut v vn chuyn thc n, thuc men cho vựng thy sn mt
19
SVTH: Lờ Th Hng Thm
50HP

Trang 19

Lp:


Đồ án tốt nghiệp
PTNT

Ngành: Kỹ Thuật Hạ Tầng và

cách nhanh chóng, thuận tiện, tiếp kiệm thời gian.

Như vậy, để các dự án thủy sản vận hành một cách có hiệu quả thì vai trò hệ
thống hạ tầng kỹ thuật của khu nuôi trồng thủy sản có một ý nghĩa rất lớn, trong đó
phải kể đến hệ thống mạng lưới giao thông phục vụ khu nuôi trồng thủy sản.
3.4.2. Quy hoạch mạng lưới đường giao thông
 Yêu cầu khi quy hoạch mạng lưới đường giao thông:

Hệ thống giao thông phục vụ khu nuôi trồng thủy sản gồm hệ thống đường giao
thông vào vùng dự án và hệ thống đường giao thông trong vùng dự án.
Đường giao thông vào vùng dự án: là các tuyến đường nối liền khu nuôi trồng
thủy sản với mạng lưới đường giao thông của xã, huyện, tỉnh… tạo ra mạng lưới
giao thông hoàn chỉnh, đảm bảo cho việc vận chuyển thủy sản, thức ăn, thuốc men
cho vùng một cách nhanh chóng, tiếp kiệm thời gian.
Đường giao thông trong vùng dự án: là các tuyến đường nằm trong dự án, chúng
được kết nối với nhau tạo ra mạng lưới đường hoàn chỉnh của vùng thủy sản. Đảm
bảo cho việc thu hoạch, vận chuyển thủy sản đến chợ đầu mối một cách nhanh chóng,
thuận tiện và vận chuyển thức ăn, thuốc men đến các ao nuôi thuận lợi và kịp thời.
Vì vậy quy hoạch đường giao thông vào vùng dự án thỏa mãn được các yêu cầu sau:
1. Phù hợp với quy hoạch chung của địa phương, kế thừa và phát triển mạng lưới

đường hiện có (nếu có) phù hợp với nhu cầu giao thông vận tải của vùng trước
mắt và tương lai nối liên hoàn với hệ thống đường xã hoặc liên xã, liên huyện,
tỉnh lộ.
2. Phù hợp với các phương tiện vận chuyển trước mắt cũng như tương lai.
3. Đảm bảo liên hệ trực tiếp thuận lợi giữa khu sản xuất với khu dân cư.
4. Tận dụng tối đa hiện trạng, phù hợp với địa hình, giảm thiểu được việc chiếm

đất ruộng, khối lượng đào đắp.
Vì vậy quy hoạch đường giao thông nội vùng thỏa mãn được các yêu cầu sau:phù hợp
với quy hoạch chung của địa phương, tận dụng các bờ vùng bờ thửa để phát triển thành
mạng lưới đường nội vùng. Đảm bảo cho việc đi lại thuận lợi trong vùng dự án.

1. Tận dụng tối đa hiện trạng, phù hợp với địa hình, giảm thiểu khối lượng đào
20
SVTH: Lê Thị Hương Thơm
50HP

Trang 20

Lớp:


Đồ án tốt nghiệp
PTNT

Ngành: Kỹ Thuật Hạ Tầng và

đắp.
2. Mạng lưới đường giao thông nội vùng nên kết hợp với mạng lưới thủy

nông (mạng lưới kênh cấp, kênh tiêu).
3.4.3. Các mặt cắt ngang đường thiết kế:
Dựa vào các nguyên tắc cũng như yêu cầu khi quy hoạch mạng lưới đường
giao thông, ta đưa ra được các mặt cắt ngang điển hình


Mặt cắt I – I áp dụng cho mặt đường kết hợp kênh cấp. Thông số thiết kế như
sau:

Bề rộng mặt đường:

B = 3,5m.


Đánh cấp:

B = 0,5m

Vét hữu cơ :

H = 0,3m

Chiều rộng lề đường: Lề trái Blề = 1m, Lề phải Blề = 1m.
Chiều rộng nền đường:

Bnền = 5,5m.

Độ dốc ngang mặt đường

i = 3%

Độ dốc lề đường:

i = 4%

Cấp đường thiết kế là cấp IV.
Độ dốc nền đắp m = 1.5 và đào m =1.

.


Mặt cắt II – II áp dụng cho mặt đường trục chính kết hợp kênh cấp và kênh
tiêu. Thông số thiết kế như sau:


21
SVTH: Lê Thị Hương Thơm
50HP

Trang 21

Lớp:


Đồ án tốt nghiệp
PTNT

Ngành: Kỹ Thuật Hạ Tầng và

Bề rộng mặt đường B = 7m
Đánh cấp B= 0,5m
Vét hữu cơ H = 0,3m
Chiều rộng lề đường: Lề trái Blề = 1m, Lề phải Blề = 1m.
Chiều rộng nền đường:

Bnền = 9 m.

Độ dốc ngang mặt đường

i = 3%

Độ dốc lề đường:

i = 4%


Bề rộng kênh tiêu B= 6m
Cấp đường thiết kế là cấp IV.
Độ dốc nền đắp m = 1.5 và đào m =1.



Mặt cắt III – III áp dụng cho tuyến đường bờ bao. Thông số thiết kế như sau:

Bề rộng mặt đường B = 3,5m
Đánh cấp B= 0.5m
Vét hữu cơ H = 0.3m
Chiều rộng lề đường: Lề trái Blề = 0,25m, Lề phải Blề = 0,25m.
Độ dốc ngang mặt đường

i = 3%

Độ dốc lề đường:

i = 4%

Cấp đường thiết kế là cấp IV.
Độ dốc nền đắp m = 1.5 và đào m =1.
22
SVTH: Lê Thị Hương Thơm
50HP

Trang 22

Lớp:



Đồ án tốt nghiệp
PTNT

Ngành: Kỹ Thuật Hạ Tầng và

23
SVTH: Lê Thị Hương Thơm
50HP

Trang 23

Lớp:


Đồ án tốt nghiệp
PTNT

Ngành: Kỹ Thuật Hạ Tầng và

Kết luận: Căn cứ vào các quy trình quy phạm và các yêu cầu khi quy hoạch mạng
lưới đường giao thông kết hợp với thực trạng đường giao thông hiện có tại xã Cổ Đô
- Vạn Thắng, ta đưa ra được bình đồ quy hoạch tổng thể mặt bằng giao thông khu
nuôi trồng thủy sản Cổ Đô - Vạn Thắng.(phụ lục 1).

24
SVTH: Lê Thị Hương Thơm
50HP


Trang 24

Lớp:


Đồ án tốt nghiệp
PTNT

Ngành: Kỹ Thuật Hạ Tầng và

CHƯƠNG 4. THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH CẦU TRÊN ĐƯỜNG
(GỒM CÓ HAI PHẦN: THIẾT KẾ SƠ BỘ VÀ THIẾT KẾ KỸ THUẬT)
4.1. THIẾT KẾ SƠ BỘ
4.1.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA KHU VỰC XÂY DỰNG CẦU
1. Địa hình:
- Khu vực địa hình khá bằng phẳng, mặt cắt ngang kênh gần như đối xứng.
2. Địa chất:
- Địa chất lòng kênh tương đối tốt, số liệu khảo sát địa chất lòng kênh cho thấy có 3
lớp đất:
-

Lớp 1: Sét pha lẫn sỏi sạn dày 0.7m

-

Lớp 2: Sét pha màu xám nâu, trạng thái dẻo mềm.

-

Lớp 3: Sét béo màu xám vàng, trạng thái rất cứng, dày vô cùng.


3. Thuỷ văn:
- Số liệu khảo sát thuỷ văn cho thấy:
+ Mực nước cao nhất: + 9,2 m.
+ Mực nước thấp nhất: + 7,7 m.
4. Điều kiện cung cấp vật liệu, nhân công:
- Nguồn nhân công lao động khá đầy đủ, lành nghề, đảm bảo thi công đúng tiến độ
công việc. Các vật liệu địa phương như đá, cát.., có thể tận dụng trong quá trình thi
công.
4.1.2. CÁC CHỈ TIÊU KỸ THUẬT
- Khẩu độ cầu: L0 = 18,5 m.
- Khổ cầu: 7,0 + 2 x 0,5 + 2 x 0,5 = 9 (m).
- Tải trọng thiết kế: 0,65HL93 + Tải trọng đoàn người: 4 KN/m2.
4.1.3. CÁC NGUYÊN TẮC CHỌN PHƯƠNG ÁN CẦU
Việc lựa chọn phương án xây dựng cầu dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản sau:
- Đảm bảo về mặt kinh tế, đảm bảo rẻ tiền và hoàn vốn nhanh.
- Đảm bảo về mặt kỹ thuật, đủ khả năng chịu lực theo thiết kế đảm bảo ổn
định và tuổi thọ cao.

25
SVTH: Lê Thị Hương Thơm
50HP

Trang 25

Lớp:


×