Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Bao cao kien tap cong ty TNHH MTV KTCTTL Quang Binh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (482.24 KB, 52 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: NCS.Ths. Trần Tự Lực
MỤC LỤC

Mục lục………………………………………………………………………….…1
Danh mục bảng biểu ……………………………………………………………....3
Danh từ viết tắt …………………………………………………………...…….…4
Lời mở đầu ………………………………………………………………....……..5
Phần I: Giới thiệu tổng quan về công ty ……………………………………….....7
1.1.
1.2.
1.3.
1.4.
1.5.
1.6.
1.7.

Tên công ty......................................................................................….....…6
Tổng giám đốc hiện tại của công ty. ………………………………......….6
Địa chỉ công ty....................................... .....................................................7
Cơ sở pháp lý của công ty............................................................................7
Ngành nghề kinh doanh................................................................................7
Chức năng và nhiệm vụ của công ty.............................................................7
Lịch sử hình thành và phát triển của công ty................................................9

Phần II: Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty ..........................................11
2.1.

Sản phẩm và nhiệm vụ của công ty..............................................................11


2.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn
2013 – 2015............................................................................................................11
2.3. Tình hình về tài sản của công ty..................................................................13
2.4.

Hiệu quả dịch vụ thuỷ nông phục vụ sản xuất nông nghiệp.......................14

2.5.

Tình hình lao động của công ty...................................................................16

Phần III: Công nghệ sản xuất thủy lợi hóa trong công nghiệp..............................14
3.1. Quy trình công tác thủy lợi..............................................................................17
Phần IV: Tổ chức sản xuất, kết cấu sản xuất của công ty …………......…..……23
4.1. Tổ chức sản xuất …………………..……………………………...…....….23
4.2.

Kết cấu sản xuất của công ty …………..………………………..……..…23

Phần V: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty ………........……… ……….….....23
5.1. Tổ chức bộ máy quản lý công ty.....................................................................27
5.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận...........................................................28
5.3. Phân tích mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý công ty.......29
Phần VI: Khảo sát, phân tích các yếu tố “đầu vào”, “đầu ra” của công ty…........31
6.1. Đặc điểm công nghệ chế tạo sản phẩm, cơ sở vật chất kỹ thuật.....................31
6.2. Đặc điểm về lao động của công ty...................................................................33
6.3. Nguồn vốn kinh doanh của công ty................................................................38
6.4. Tình hình huy động, sử dụng vốn trong công tác thủy lợi............................41
6.5. Đặc điểm khai thác và sử dụng....................................................................42
Phần VII: Môi trường kinh doanh của công ty ………………………...……....44

7.1.

Môi trường vĩ mô ………………………………………………....……..44

SVTH: Mai Hoàng Hà

Trang 1

Lớp: ĐH QTKD K55


Báo cáo thực tập tổng hợp
7.2.

GVHD: NCS.Ths. Trần Tự Lực

Môi trường vi mô …………………………………………………....…..46

Phần VIII: Thu hoach từ quá trình thực tập tổng hợp ………………...………..48
8.1.

Kiến thức thực tiễn về nghiên cứu …………………………………….…..48

8.2.

Phương pháp và kĩ năng phân tích ……………………………….……….49

8.3.

Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình kiến tập....................................51


8.4.

Một số kiến nghị của bản thân..................................................................52

Kết luận ………………………………………………………………………….53
Danh mục tài liệu tham khảo ……………………………………………..……...54

SVTH: Mai Hoàng Hà

Trang 2

Lớp: ĐH QTKD K55


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: NCS.Ths. Trần Tự Lực

DANH MỤC BẢNG
Số hiệu
Bảng 2.1

Tên bảng
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn

Bảng 2.2
Bảng 2.3

2013 - 2015

Tình hình tài sản công ty
Diện tích tưới ,tiêu qua của công ty giai đoạn

Bảng 2.4
Bảng 6.1
Bảng 6.2
Bảng 6.3
Bảng 6.4

2013 -2015
Số lượng lao động của công ty giai đoạn 2013 - 2015
Công nghệ của công ty
Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty
Cơ cấu lao động của công ty giai đoạn 2013 -2015
Trình độ học vấn của lao động trong công ty năm

Bảng 6.5
Bảng 6.6

2013 – 2015
Tình hình nguồn vốn kinh doanh của công ty
Nhu cầu về mức huy động vốn cho công tác thủy lợi

Trang

giai đoạn 2013 - 2015

13
14
16

17
32
33
34
36
39
40

DANH MỤC BIỀU ĐỒ
Biểu đồ 2.1

Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn

Biểu đồ 2.2
Biểu đồ 2.3
Biểu đồ 6.1
Biểu đồ 6.2

2013 – 2015
Tình hình tài sản của công ty
Diện tích tưới, tiêu qua các năm 2013 - 2015
Cơ cấu lao động của công ty giai đoạn 2013 - 2015
Trình độ học vấn của lao động trong công ty giai

Biểu đồ 6.3

đoạn 2013 - 2015
Tình hình nguồn vốn kinh doanh của công ty

13

15
16
35
37
39

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1
Sơ đồ 4.1
Sơ đồ 5.1

Công tác thủy lợi hóa trong công nghiệp
Hệ thống tưới nước của công ty
Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý điều hành của
công ty

Mô hình 4.1

DANH MỤC MÔ HÌNH
Một kiểu trạm bơm trên sông

18
25
28

25

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1.


Chữ viết tắt
TNHH

SVTH: Mai Hoàng Hà

Chữ đầy đủ
Trách nhiệm hữu hạn

Trang 3

Lớp: ĐH QTKD K55


Báo cáo thực tập tổng hợp
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.


GVHD: NCS.Ths. Trần Tự Lực

NH
ĐT & PT
UBND
MTV
CBCNV
HTX
TC – HC
ĐHQB
SX
QLCL
KTCTTL
BHXH
BHYT
BHTN

Ngân hàng
Đầu tư và phát triển
Ủy ban nhân dân
Một thành viên
Cán bộ công nhân viên
Hợp tác xã
Tổ chức – Hành chính
Đại học Quảng Bình
Sản xuất
Quản lý chất lượng
Khai thác công trình thủy lợi
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế

Bảo hiểm thất nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với việc tăng trưởng và phát triển mọi mặt trong nông nghiệp nhằm
đáp ứng nhu cầu về lương thực thực phẩm thì ở nhiều nước trên thế giới sự phát
triển thủy lợi đã trở thành quy mô quốc gia.
Tất cả các nước Đông Nam Á đều rất quan tâm đến sự phát triển thủy lợi
nhằm đáp ứng nhu cầu bức thiết về lương thực thực phẩm do sức ép của sự gia
tăng dân số. Những nước này đưa ra chiến lược phát triển thủy lợi và đầu tư chiều
sâu để phát huy hết hiệu quả các công trình hiện có.
Ở Việt Nam, trong giai đoạn chiến tranh kéo dài, nông nghiệp nước ta vẫn
phát triển với 80% dân số làm nghề nông. Nhưng trọng tâm của nông nghiệp là
sản xuất lương thực, và tất nhiên không thể thiếu vai trò của nước. Nông nghiệp
Việt Nam đã tổng kết các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa qua các câu thành
ngữ, tục ngữ như là “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Do vậy trong chiến
tranh cũng như trong hoà bình, khi đất nước gặp nhiều khó khăn công tác thuỷ lợi

SVTH: Mai Hoàng Hà

Trang 4

Lớp: ĐH QTKD K55


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: NCS.Ths. Trần Tự Lực

vẫn được Đảng và Nhà nước tập trung đầu tư cùng với sự đóng góp to lớn của
nhân dân nên đã đạt được thành tích quan trọng, góp phần vào những chuyển biến

và thành công của sản xuất nông nghiệp, biến đổi nông thôn, phòng ngừa thiên tai,
bảo đảm an toàn cho nhiều khu vực. Cũng vì thế mà thuỷ lợi luôn được nhấn
mạnh là “ biện pháp hàng đầu trong nông nghiệp”
Thấy được ý nghĩa quan trọng hàng đầu của thuỷ lợi đối với nông nghiệp,
Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm và đầu tư nhiều cơ sở vật chất, kỹ thuật
vào công tác thuỷ lợi nên đã thu được một số kết quả cao trong sản xuất nông
nghiệp, phòng ngừa thiên tai cũng như bảo vệ môi trường. Là sinh viên của khoa
Kinh tế - Du lịch trường ĐHQB, em đã có nhiều cơ hội học tập và làm quen với
chuyên ngành quản trị kinh doanh. Tuy nhiên, việc học trên sách vở là chưa đủ vì
vậy nhà trường đã tạo điều kiện cho sinh viên cọ xát với thực tiễn ở bên ngoài
thông qua các đợt kiến tập, thực tập nhằm để cho sinh viên nắm vững được ngành
mình học để khi ra trường không phải bỡ ngỡ.
Vì vậy đợt kiến tập lần này là cơ hội để em được tiếp xúc với thực tế và
thông qua đó giúp em áp dụng được lý thuyết vào thực tiễn và đồng thời rút ra
được nhiều kinh nghiệm quý báu cho bản thân. Đó là lí do em chọn Công ty
TNHH Một thành viên khai thác công trình thủy lợi Quảng Bình để thực hiện đợt
kiến tập lần này. Với sự giúp đỡ của các phòng ban công ty và được sự tạo điều
kiện, sự giúp đỡ tận tình của các cô chú, anh chị trong công ty, em đã được tiếp
xúc với các mô hình tổ chức, kế hoạch phát triển, quy mô hoạch định…Có thể
khẳng định rằng đây là cơ hội tốt giúp các sinh viên chúng em hiểu và vận dụng
sâu sắc hơn về các kiến thức đã được học ở nhà trường vào thực tiễn. Quá trình
thực tập, em hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp với các nội dung sau:
Phần I: Giới thiệu tổng quan về công ty.
Phần II: Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.
Phần III: Công nghệ sản xuất thủy lợi hóa trong công nghiệp.
Phần IV: Tổ chức sản xuất, kết cấu sản xuất của công ty.
Phần V: Tổ chức bộ máy quản lí của công ty.
Phần VI: Khảo sát, phân tích các yếu tố “đầu vào”, “đầu ra” của công ty.
Phần VII: Môi trường kinh doanh của công ty.
Phần VIII: Thu hoạch từ quá trình thực tập tổng quan.

Em xin chân thành cảm ơn thầy cô giáo trong khoa Kinh Tế - Du Lịch đã chỉ
bảo tận tình cho em, giúp em xây dựng nền móng kiến thức về công ty, khái niệm

SVTH: Mai Hoàng Hà

Trang 5

Lớp: ĐH QTKD K55


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: NCS.Ths. Trần Tự Lực

kinh tế, và nhiều kiến thức bổ ích khác. Đặc biệt là Thầy Trần Tự Lực đã giúp đỡ
cho em rất nhiều để hoàn thành bài báo cáo này.
Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến công ty TNHH Một thành viên
khai thác công trình thủy lợi Quảng Bình đã cho em thực tập, đặc biệt là các anh
chị, cô chú tại công ty đã tạo mọi điều kiện thuận lợi tốt nhất để giúp em hoàn
thành bài báo cáo.
Tuy nhiên, do lần đầu tiếp xúc với công việc thực tế và lượng kiến thức chưa
hoàn thiện, kinh nghiệm có hạn và khả năng diễn đạt chưa thật tốt nên bài báo cáo
không tránh khỏi những sai sót, rất mong sự đóng góp và bổ sung của các giảng
viên khoa Kinh tế -Du lịch.
Em xin chân thành cám ơn!
Quảng Bình, ngày …..tháng…..năm 2016
Sinh viên thực hiện:
Mai Hoàng Hà

PHẦN I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH

VIÊN KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI QUẢNG BÌNH
1.1. Tên công ty
- Công ty TNHH Một thành viên khai thác công trình thủy lợi Quảng Bình
1.2. Tổng giám đốc hiện tại của công ty
- Ông: Nguyễn Viết Xuân
+ Điện thoại: (052) 821.435
+ Fax:
(052) 822.196
+ Email:
1.3. Địa chỉ Công ty
- Tiểu khu 14 - Phường Bắc Lý – Tp. Đồng Hới
- Điện thoại: (052) 5821.435
- Fax: (052) 3822.196
- Email:
- Mã số thuế: 3100393416
- Số tài khoản:
+ 53110000057495 - Tại NH ĐT&PT chi nhánh tại Quảng Bình.
+ 311000428135

SVTH: Mai Hoàng Hà

- Tại NH Vietcombank Quảng Bình.

Trang 6

Lớp: ĐH QTKD K55


Báo cáo thực tập tổng hợp


GVHD: NCS.Ths. Trần Tự Lực

+ 102010000398433 - Tại NH Viettinbank Quảng Bình.
1.4. Cơ sở pháp lý của công ty
- Công ty TNHH Một thành viên khai thác công trình thủy lợi Quảng Bình được
thành lập theo quyết định thành lập số: 3114/QĐ-UBND ngày 10/11/2006 của
UBND tỉnh Quảng Bình.
- Giấy phép kinh doanh số: 2404000016 ngày 12/3/2007 của Sở Kế hoạch và Đầu
tư.
1.5. Ngành nghề kinh doanh
- Tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp và các nghành kinh tế khác.
- Quản lý các dự án đầu tư do UBND tỉnh giao.
1.6. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
- Điều hoà phân phối nước công bằng, bảo đảm yêu cầu phục vụ sản xuất
phòng chống úng hạn và thiên tai, cải tạo đất bằng tưới tiêu, ngăn ngừa ô nhiễm
nguồn nước, bảo vệ môi trường nước.
- Khai thác vận hành công trình theo quy hoạch và quy trình quy phạm.
Lập và tổ chức thực hiện kế hoạch hàng năm sau khi được cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
- Làm chủ đầu tư việc sửa chữa công trình bằng nguồn vốn thuỷ lợi phí.
- Thực hiện bảo dưỡng công trình thường xuyên kiểm tra công trình trước
và sau lũ, báo cáo đầy đủ, chính xác, đúng thời gian quy định lên cấp trên. Khi
phát hiện công trình có nguy cơ mất an toàn phải xử lý ngay đồng thời báo cáo kịp
thời lên cấp trên.
- Xây dựng quy trình vận hành hệ thống và từng công trình đầu mối trình
cấp trên duyệt ban hành.
- Theo dõi thu thập số liệu về mưa, mực nước trong đồng, ngoài sông, chất
lượng nước, tình hình úng, hạn, tác dụng cải tạo đất, công suất điện năng, chất
lượng điện, năng suất - diện tích - sản lượng cây trồng những thay đổi dưới tác
dụng của nước.

Trực tiếp bảo vệ công trình, theo dõi tình hình diễn biến của công trình khi
các điều kiện làm việc của công trình khác với đồ án thiết kế phải báo cáo lên cấp
trên.
- Ký kết và thực hiện các hợp đồng về khai thác và bảo vệ công trình, phải
bồi thường thiệt hại cho hộ dùng nước trong trường hợp do Công ty TNHH MTV
Khai thác công trình thủy lợi thiếu trách nhiệm gây ra. Chấp hành các quy định về
tài chính của Nhà nước.

SVTH: Mai Hoàng Hà

Trang 7

Lớp: ĐH QTKD K55


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: NCS.Ths. Trần Tự Lực

- Lưu trữ hồ sơ kỹ thuật, lý lịch công trình và các tài liệu thu thập hàng
năm. Thực hiện sơ kết tổng kết rút kinh nghiệm hàng năm để nâng cao hiệu quả
công tác khai thác bảo vệ công trình.
- Quản lý bồi dưỡng để không ngừng nâng cao trình độ năng lực và đời
sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên để họ ngày càng gắn bó với
Công ty và hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Quản lý, vận hành khai thác toàn bộ hệ thống công trình thuỷ lợi nhằm
đáp ứng tốt các yêu cầu về tưới, tiêu nước cho sản xuất nông nghiệp, cho dân sinh
và các ngành kinh tế khác.
- Khảo sát, thiết kế, tu bổ, sửa chữa, nạo vét và xây dựng các công trình
trong hệ thống tưới, tiêu.

- Thực hiện các dịch vụ kinh doanh về nước theo sự phân cấp của Sở nông
nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình
Từ khi thành lập cho đến nay Công ty TNHH MTV Khai thác công trình
thủy lợi Quảng Bình liên tục đạt được những kết quả đáng khích lệ, Công ty
không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và đặc biệt Công ty đã phục
vụ nước tưới, tiêu cho sản xuất nông nghiệp làm cho năng suất cũng như sản
lượng của toàn tỉnh tăng nhanh. Công ty đã tạo lập được các mối quan hệ tốt với
UBND tỉnh, huyện và các HTX cũng như với nông dân, các hộ dùng nước.
1.7. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH MTV Khai thác
công trình thủy lợi Quảng Bình
Nhằm đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu cho một tỉnh thuần nông và nghèo
như Quảng Bình, ngày 04 tháng 5 năm 1992 Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ra
quyết định số: 195/QĐ-UB về việc thành lập Công ty Thủy nông Quảng Bình với
cơ cấu tổ chức ban đầu gồm:
- Bộ máy quản lý: 19 người.
- 185 cán bộ công nhân viên.
- Trực thuộc Công ty gồm có: 01 Đội Xây lắp, 05 Xí nghiệp thành viên là
các trạm quản lý khai thác trực tiếp thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của
mình là tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp trên các địa bàn trong tỉnh Quảng
Bình.
Với quy mô trên, ban đầu Công ty đã vượt mọi khó khăn thống nhất lực
lượng giải quyết công ăn việc làm cho CBCNV, vừa đảm bảo thực hiện tốt nhiệm
vụ phục vụ cơ bản phục vụ tưới tiêu trên mặt trận nông nghiệp trong địa bàn toàn
tỉnh và đã được tỉnh ghi nhận có nhiều thành tích xuất sắc.

SVTH: Mai Hoàng Hà

Trang 8

Lớp: ĐH QTKD K55



Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: NCS.Ths. Trần Tự Lực

Song bên cạnh đó, với bộ máy tổ chức trên so với địa bàn tỉnh hẹp thì còn
quá cồng kềnh về mặt quản lý. Các thông tin chỉ đạo của Công ty phải thông qua
các bộ phận trung gian là các Xí nghiệp mới đến được các Trạm thủy nông, do
vậy, các thông tin được thực hiện chậm, khả năng nhanh nhạy kém, bộ máy quản
lý còn khá lãng phí. Để tránh sự chồng chéo trong quản lý, nâng cao hơn nữa hiệu
quả công tác quản lý Công ty đã xếp lại.
Với sự tham mưu của Công ty, ngày 19 tháng 3 năm 1995 Ủy ban nhân dân
tỉnh Quảng Bình ra quyết định số: 215/QĐ-UBND về việc thành lập lại doanh
nghiệp lấy tên là: Công ty Quản lý khai thác các công trình Thủy lợi Quảng Bình.
Bộ máy của Công ty đã được sắp xếp lại, 05 Xí nghiệp ở huyện được xóa bỏ thay
vào đó, Công ty quản lý trực tiếp đến các trạm trực thuộc.
Công ty Quản lý khai thác công trình thủy lợi Quảng Bình là doanh nghiệp
Nhà nước có nhiệm vụ tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn toàn
tỉnh. Là đơn vị dịch vụ tưới tiêu có nhiệm vụ khai thác, dự trữ, điều hòa nước
phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế quốc dân theo nhiệm vụ
được giao.
Bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 năm 1998, Công ty hoạt động theo hình thức
doanh nghiệp công ích (Thông tư số: 90/1997/TTLT/TC-NN ngày 19/12/1997
Liên bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn). Công ty thực hiện
dịch vụ tưới tiêu theo nhiệm vụ được giao, được thu thủy lợi phí và một số khoản
thu khác theo quy định của Nhà nước, doanh nghiệp được Nhà nước giao vốn, tài
nguyên, đất đai và các nguồn lực khác, có trách nhiệm sử dụng hiệu quả, bảo toàn
và phát triển vốn được giao, có quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về
hoạt động theo nhiệm vụ Nhà nước giao trong phạm vi vốn và tài sản do doanh

nghiệp quản lý theo phương thức lấy thu bù chi, được Nhà nước hỗ trợ về kinh tế
khi cần thiết.
Để phù hợp với xu thế hiện tại và cũng đồng thời nâng cao hơn nữa trách
nhiệm quản lý, khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành nghề trên
địa bàn, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình đã có quyết định số: 3114/QĐ-UBND
ngày 10/11/2006 về việc phê duyệt Đề án chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước
Công ty Quản lý khai thác công trình thủy lợi Quảng Bình thành Công ty trách
nhiệm hữu hạn Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Quảng Bình.

SVTH: Mai Hoàng Hà

Trang 9

Lớp: ĐH QTKD K55


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: NCS.Ths. Trần Tự Lực

PHẦN II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
TNHH MỘT THÀNH VIÊN KHAI THÁC CÔNG TRÌNH
THỦY LỢI QUẢNG BÌNH
Ngành thuỷ lợi là một trong những ngành đóng vai trò vô cùng quan trọng
trong việc điều tiết nước tưới đáp ứng kịp thời nhu cầu về nước trong sản xuất
nông nghiệp, cũng như ngăn chặn hiện tượng úng lụt hay hạn hán do thời tiết gây
ra. Do đó, đây là một trong những ngành rất được Nhà nước quan tâm chú ý.
2.1. Sản phẩm và nhiệm vụ của công ty TNHH MTV Khai thác công trình
thủy lợi Quảng Bình
Nhiệm vụ chính của công ty Khai thác công trình thuỷ lợi là: Điều tiết phân

phối nước công bằng, hợp lý phục vụ sản xuất và đời sống. Thực hiện quy hoạch,
kế hoạch, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật, dự án đầu tư của hệ thống
công trình thuỷ lợi đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; Theo dõi
và xử lý kịp thời các sự cố, duy tu, bảo dưỡng và vận hành an toàn công trình;
Quan trắc, theo dõi, thu thập các số liệu theo quy định.Xây dựng hoặc tham gia
xây dựng quy trình vận hành công trình. Làm chủ đầu tư trong việc duy tu, sửa
chữa, nâng cấp công trình thuỷ lợi. Bảo vệ chất lượng nước, phòng, chống suy
thoái, cạn kiệt nguồn nước, phòng chống lũ, lụt và các tác hại khác do nước gây
ra.
2.2. Tình hình hoạt động sản xuất của công ty giai đoạn 2013 – 2015
Công ty trong những năm qua đã đạt được hiệu quả tương đối lớn, tình hình
thu chi tương đối ổn định.Về tình hình hoạt động sản xuất qua các năm được khái
quát qua bảng số liệu sau:

SVTH: Mai Hoàng Hà

Trang 10

Lớp: ĐH QTKD K55


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: NCS.Ths. Trần Tự Lực

Bảng 2.1: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2013-2015
(ĐVT: Triệu đồng)
Năm
STT


Chênh lệch

Chỉ tiêu

2014/2013
+/%

2015/2014
+/%

2013

2014

2015

232.168

232.168

232.168

0

0

0

0


25306,5

26489,7

23256,8

1183,2

4,67

- 3232,9

-12,2

25675,8

26435,2

28164,7

759,4

2,95

1729,5

6,54

Tổng diện
1

2
3

tích tưới
tiêu
Tổng
doanh thu
Tổng chi
phí

(Nguồn:Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Quảng Bình)

Biểu đồ 2.1: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn
2013-2015
Qua bảng số liệu trên, hàng năm hoạt động của công ty không tạo ra lợi
nhuận, điều này mang đúng bản chất là một công ty hoạt động công ích và chịu sự
giám sát của Nhà nước. Tại sao ngân sách Nhà nước cấp cho khoản lỗ của công ty
ngày càng tăng?
Bởi xu hướng biến đổi ngày càng phức tạp của thời tiết. Theo báo cáo tổng
kết qua các năm và phương hướng nhiệm vụ cho năm tới thì: Năm 2013 tổng chi
phí lớn hơn tổng doanh thu là 369,3 triệu đồng tương ứng 1,44%. Do năm 2013

SVTH: Mai Hoàng Hà

Trang 11

Lớp: ĐH QTKD K55


Báo cáo thực tập tổng hợp


GVHD: NCS.Ths. Trần Tự Lực

xảy ra lũ lụt nghiêm trọng. Năm 2014 thì tổng doanh thu đã lớn hơn tổng chi phí
là 54,5 triệu đồng tương ứng với 0,21%. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho việc
phát triển ngành thủy nông. Tuy nhiên qua năm 2015 thì tổng chi phí lại cao hơn
tổng doanh thu là 4.907,9 triệu đồng tương ứng 17,43%. Do các khoản phải cấp
cho các hoạt động nạo vét kênh liên để đảm bảo cho việc cấp thoát nước.
2.3. Tình hình về tài sản của công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy
lợi Quảng Bình giai đoạn 2013 - 2015
Tình hình tài sản của công ty mấy năm qua tăng tương đối nhanh và được
thể hiện cụ thể như sau:
(Nguồn: Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Quảng Bình)
Chỉ tiêu
Tài sản
lưu động
Tài sản
cố định
Tổng tài

Năm

Năm

Năm

2013

2014


2015

35.302,2

28.036,6

21.504,2

2014/2013
+/%

2014/2015
+/%

-7.265,6

-20,58

-6.532,4

-23,3

767.883,7 845.130,5 861.365,5 77.246,8

10.06

16.235

1,92


803.203,9 873.167,1 882.869,8 69.963,2 8,71
9.702,7 1,11
sản
Bảng 2.2: Tình hình tài sản của công ty TNHH MTV Khai thác công trình
thủy lợi Quảng Bình

SVTH: Mai Hoàng Hà

Trang 12

Lớp: ĐH QTKD K55


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: NCS.Ths. Trần Tự Lực
(ĐVT: Triệu đồng)

(Nguồn: Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Quảng Bình)
Biểu đồ 2.2: Tình hình tài sản của công ty TNHH MTV Khai thác công trình
thủy lợi Quảng Bình
Tổng tài sản của công ty qua các năm tăng lên đáng kể, năm 2013 tổng tài
sản là 803.203,9 triệu đồng, tới năm 2014 đã tăng lên 873.167,1 triệu
đồng,tươngứng tăng 8,71%. Năm 2015 tổng tài sản tăng lên 888.869,8 tươngứng
với 1,11%. Trong đó, tài sản cố định chiếm tỷ lệ lớn (chiếm trên 90%), cho thấy
công tác đầu tư cho các công trình tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp đã
được công ty đặc biệt quan tâm. Mục tiêu của công ty là nâng cao hiệu quả hoạt
động dịch vụ thủy nông cho nên tài sản của Công ty tập trung chủ yếu là tài sản cố
định, công ty đầu tư rất lớn cho các công trình tưới tiêu trong toàn tỉnh Quảng
Bình.

Như vậy, trong những năm qua nguồn vốn của công ty được đầu tư trọng
yếu vào việc phục vụ tưới, tiêu cho các hộ dùng nước. Công ty quản lý nguồn vốn
đem lại hiệu quả kinh tế cao, chi tiêu hợp lý, tiết kiệm, đúng chế độ chính sách và
đạt được mục tiêu đề ra.
2.4. Hiệu quả dịch vụ thuỷ nông phục vụ sản xuất nông nghiệp của công ty
TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Quảng Bình
Trong thời gian qua, mặc dù công ty đã gặp không ít khó khăn nhưng dưới
sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo công ty cùng sự cố gắng của đội ngũ cán bộ công

SVTH: Mai Hoàng Hà

Trang 13

Lớp: ĐH QTKD K55


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: NCS.Ths. Trần Tự Lực

nhân viên, công ty TNHH Một thành viên khai thác công trình thủy lợi đã hoàn
thành xuất sắc việc tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Tình hình tưới, tiêu của Công ty qua các năm được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.3: Diện tích tưới, tiêu của công ty giai đoạn 2013 - 2015
Năm
STT

Chỉ tiêu

1

2

Kế hoạch giao
Hoàn thành
Tỷ lệ hoàn thành

3

2013

2014

2015

25839
24754

26903,7
25699

28694,6
29146,2

95,8
95,52
104,19
(%)
(Nguồn: Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Quảng Bình)

Biểu đồ 2.3: Diện tích tưới, tiêu giai đoạn 2013 - 2015

Đánh giá kết quả tưới, tiêu qua số liệu các năm về diện tích so với nhiệm
vụ Đại hội Đảng bộ đề ra mới đạt 99,64%. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chỉ tiêu
diện tích tưới không đạt như Đại hội Đảng bộ công ty đề ra là do các HTX chuyển
đổi cơ cấu giống cây trồng từ lúa sang trồng màu và diện tích chuyển sang mục
đích sử dụng khác như: làm trang trại, làm đường giao thông hoặc có năm diện
tích lúa không khép vỏ, chuột phá hoại số diện tích này dẫn đến công ty không
hợp đồng nghiệm thu được ít nhiều ảnh hưởng đến chỉ tiêu kế hoạch thực hiện của
công ty.

SVTH: Mai Hoàng Hà

Trang 14

Lớp: ĐH QTKD K55


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: NCS.Ths. Trần Tự Lực

Mặc dù năm 2015 tình hình thời tiết khí hậu thuỷ văn diễn ra phức tạp
ở đầu và cuối mùa vụ, công trình xuống cấp thực sự chưa đáp ứng tốt được
yêu cầu điều tiết tưới, tiêu. Song với sự cố gắng của cán bộ, đảng viên, công
nhân viên toàn công ty nên kết quả tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp của
huyện nhà cũng đạt được thành tích đáng ghi nhận, không để xảy ra hạn, khắc
phục được kịp thời những đợt úng đã góp phần đưa năng suất lúa của tỉnh nhà lên
cao.
2.5. Tình hình lao động của công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy
lợi Quảng Bình giai đoạn 2013-2015
Đối với các công ty nói chung và công ty TNHH Một thành viên khai thác

công trình thủy lợi Quảng Bình nói riêng lao động chiếm vai trò quan trọng trong
sự phát triển của công ty. Tình hình lao động của Công ty TNHH MTV Khai thác
công trình thủy lợi Quảng Bình giai đoạn 2013 - 2015 được biểu thị qua bảng 2. 4.
Bảng 2.4. Số lượng lao động của công ty trong giai đoạn 2013-2015

Chỉ tiêu

2013

2014

2015

Tổng số lao động

185

185

185

(Nguồn: Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Quảng Bình)
Qua bảng trên ta thấy, số lượng cán bộ công nhân viên của công ty trong
giai đoạn 2013 - 2015 không có biến động. Nguyên nhân là do công ty đã thực
hiện xét duyệt về số lao động cho công ty theo Nghị định số 41/2002/NĐ - CP
ngày 1/4/2002 của Chính phủ về chính sách đối với lao động dôi dư khi sắp xếp
lại Doanh nghiệp Nhà nước. Cụ thể năm 2013 tổng số cán bộ công nhân viên của
công ty là 185 người, tới năm 2015 thì tổng số công nhân viên công ty vẫn còn
185 người. Điều này cho thấy công ty đã thực hiện duy trì ổn định tổng số lao
động của công ty để hoạt động với hiệu quả cao. Bộ máy quản lý của công ty đã đi

vào ổn định và đem lại nhiều thành tích đáng kể nhất là trong hoạt động dịch vụ
thuỷ nông phục vụ sản xuất nông nghiệp.
PHẦN III: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT THỦY LỢI HÓA TRONG
CÔNG NGHIỆP
3.1. Quy trình công tác thủy lợi

SVTH: Mai Hoàng Hà

Trang 15

Lớp: ĐH QTKD K55


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: NCS.Ths. Trần Tự Lực

Như trên đã nói, công trình thuỷ lợi được xem là cơ sở kinh tế kỹ thuật thuộc
kết cấu hạ tầng nhằm khai thác nguồn lợi của nước và bảo vệ môi trường. Chính
vì vậy mà công tác thuỷ lợi phải qua 4 giai đoạn sau đây:
+ Giai đoạn 1: Trị thuỷ dòng sông lớn.
+ Giai đoạn 2: Tổ chức thi công xây dựng công trình.
+ Giai đoạn 3: Tổ chức quản lý, khai thác và sử dụng công trình.
+ Giai đoạn 4: Tổ chức tưới nước và tiêu nước khoa học.

Trị thủy dòng sông lớn

Tổ chức thi công xây dựng
công trình


Tổ chức quản lý, khai thác và
sử dụng công trình

Tổ chức tưới nước và tưới tiêu
khoa học

Sơ đồ 3.1: Quy trình công tác thủy lợi tại công ty TNHH MTV Khai thác
công trình thủy lợi Quảng Bình
Giải thích sơ đồ: “Quy trình công tác thủy lợi tại công ty TNHH MTV Khai thác
công trình thủy lợi Quảng Bình”
3.1.1 Trị thuỷ dòng sông lớn.
Trị thuỷ dòng sông lớn là nội dung quan trọng và có tính chất then chốt của
công tác thuỷ lợi nói chung và thuỷ lợi hoá nông nghiệp nói riêng. Để làm tốt
công tác trị thuỷ cần thực hiện các biện pháp sau đây.
- Điều tra khảo sát: Mỗi công trình để đi vào khởi công xây dựng thì việc
làm trước tiên là phải quy hoạch khảo sát, thiết kế công trình. Đây là nhiệm vụ

SVTH: Mai Hoàng Hà

Trang 16

Lớp: ĐH QTKD K55


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: NCS.Ths. Trần Tự Lực

quan trọng không thể thiếu được đối với mỗi công trình, nó quyết định sự thành
công hay thất bại của mỗi công trình khi đi vào hoạt động.

Đối với công tác thuỷ lợi, muốn công trình xây dựng đem lại hiệu quả thì
công tác quy hoạch khảo sát thiết kế phải căn cứ vào các điều kiện sau:
+Điều kiện khí hậu thời tiết.
+Điều kiện địa hình, địa chất, thổ nhưỡng...
+Điều kiện xã hội và dân sinh kinh tế.
Nguồn nguyên liệu là nước trong thiên nhiên, chịu ảnh hưởng của quy luật
thay đổi của nước trong thiên nhiên.
Sở dĩ cần phải căn cứ vào các nhân tố trên là do những nhân tố đó hoạt
động biến đổi theo những quy luật nhất định của từng vùng khác nhau. Việc phát
hiện và đánh giá đúng bản chất của sự vật qua đó nghiên cứu các biện pháp khai
thác chế ngự nó thật không đơn giản nhưng qua đây cũng đưa ra được những giải
pháp hữu hiệu như xác định địa điểm xây dựng công trình, có nghiên cứu nguồn
nguyên liệu nước trong thiên nhiên thì việc chọn lựa địa điểm xây dựng khi công
trình đi vào hoạt động mới đem lại hiệu quả nhờ cung cấp đủ nguồn nguyên liệu
cho công trình...hay trong việc xác định thời gian tiến hành xây dựng công trình
thì cần căn cứ vào điều kiện khí hậu thời tiết của địa điểm định khởi công xây
dựng, nhằm hoàn thiện công trình trước mùa mưa lũ, tránh tình trạng công trình
đang xây dựng dở dang vào những tháng mưa lũ tới không những công trình
không kịp phát huy tác dụng mà có thể gây thất thoát về nguyên vật liệu, lãng phí
vốn.
Sau khi điều tra khảo sát tình hình tự nhiên thì tiến hành lập dự án khả thi
và thiết kế kỹ thuật công trình: Khi lập dự án có thể sử dụng thiết kế định hình để
sơ bộ tính giá thành trong các phương án, nhưng cần thiết phải chú ý đến tình hình
địa chất, vật liệu tại địa phương để chọn hình thức kết cấu hợp lý.
Ở Việt Nam, với khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa khô nắng gây hạn hán,
mùa mưa lượng mưa rất lớn gây ngập úng khó khăn lớn đến tình hình sản xuất
nông nghiệp. Chính vì vậy, khi tiến hành xây dựng hệ thống thuỷ lợi cần xem xét
kỹ tình hình tự nhiên của từng vùng để từ đó đưa ra xây dựng hệ thống công trình
thuỷ lợi đồng bộ (lớn, vừa và nhỏ) để phục vụ sản xuất và đời sống. Điển hình là
các công trình miền Trung , việc nghiên cứu điều tra khảo sát thiết kế là rất cần

thiết bởi miền Trung là vùng thiên tai thường xuyên xảy ra như hạn hán, gió nóng,
bão lũ...như trận bão, lũ lịch sử tại các tỉnh miền Trung vừa qua (tháng 10/ 2013)
đã gây thiệt hại lớn về người và của của nhân dân khiến đời sống của họ vô cùng

SVTH: Mai Hoàng Hà

Trang 17

Lớp: ĐH QTKD K55


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: NCS.Ths. Trần Tự Lực

khó khăn. Chính vì vậy cần làm tốt công tác này để khi công trình tiến hành xây
dựng và đi vào hoạt động đem lại hiệu quả tưới tiêu kịp thời cho sản xuất nông
nghiệp, hạn chế và khắc phục thiên tai...
- Xây dựng các hồ chứa nước, các đập dâng và kênh lái dòng. Xây dựng
các hồ chứa nước có tác dụng rất cơ bản là điều hoà tài nguyên nước và lợi dụng
tổng hợp như phát triển ngành nuôi cá, khai thác và sản xuất nguồn năng lượng
điện. Các đập dâng và kênh lái dòng tuy có tác dụng ít đối với điều hoà các nguồn
nước, nhưng có thể đảm bảo ổn định sản xuất lúa và hoa màu.
- Nạo vét các dòng sông ở hạ lưu và khai thông dòng chảy để giải phóng
lòng sông khi mùa nước lũ.
- Trồng rừng đầu nguồn vừa có tác dụng điều hoà khí hậu, vừa giảm tốc độ
lũ, ngăn chặn hiện tượng xói mòn và rửa trôi làm hỏng đất ở miền núi và làm cạn
các cửa sông. Trồng rừng và bảo vệ rừng ngập mặn để bảo vệ bờ biển và phát triển
nguồn lợi lâm nghiệp.
- Củng cố và xây dựng thêm ở những nơi cần thiết hệ thống đê sông, đê biển.

Tác dụng của đê sông là ngăn lũ lụt, bảo vệ mùa màng và đời sống của con người. Đê
biển có nhiệm vụ ngăn nước mặn, giữ nước ngọt phục vụ cho nông nghiệp chống gió
bão, triều dâng, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân.
Có kế hoạch phân lũ, tạo điều kiện sản xuất kinh doanh thích hợp với
những vùng phân lũ.
3.1.2. Tổ chức thi công xây dựng công trình.
Khi tiến hành xây dựng công trình phải tiến hành theo trình tự dựa trên bản
thiết kế kỹ thuật. Trong quá trình thi công cũng phải ứng phó kịp thời với điều
kiện tự nhiên (nếu không thuận lợi cho công tác xây dựng). Ví dụ khi thi công kè
bảo vệ bờ biển cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau: Thi công cuốn chiếu, thấp
trước cao sau, từ ngoài vào trong. Hướng thi công nên chặn ngược chiều di
chuyển của bùn cát theo dòng ven bờ để phát huy tác dụng gây bồi lắng ngay
trong thời gian thi công. Dựa vào thuỷ triều lên xuống để xác định khối lượng
công trình có thể hoàn thành mà phân đoạn cho hợp lý tránh dở dang. Trường hợp
thi công phần đất thân kè mà chưa đặt kịp lớp bọc ngược và xếp đá khan, cần phải
che chắn phần nối tiếp để khi nước dâng cao lên không gây sụt lở và khi nước rút
được dễ dàng. Phần nối tiếp các lớp rải lọc và chèn chặt các lớp đá xếp khan, nếu
có chỗ bị lún sụt phải xử lý ngay, không để thủng lớp vải.
Qua ví dụ về tiến trình thi công xây dựng kè bảo vệ bờ biển ta có thể rút ra
rằng ngoài việc căn cứ dựa vào thiết kế kỹ thuật thì người làm công tác xây dựng

SVTH: Mai Hoàng Hà

Trang 18

Lớp: ĐH QTKD K55


Báo cáo thực tập tổng hợp


GVHD: NCS.Ths. Trần Tự Lực

còn phải kịp thời xử lý các tình huống bất trắc mà trong thiết kế chưa đưa ra nhằm
mục đích chung là hoàn thành công trình đúng tiến độ, công trình đi vào hoạt động
đem lại hiệu quả phục vụ tốt sản xuất và đời sống.
Từng bước xây dựng hệ thống công trình tưới tiêu hoàn chỉnh đồng bộ, hợp
lý và sử dụng tối đa công suất thiết kế có kế hoạch tiết kiệm nước.
Về thiết kế phải đảm bảo hệ thống công trình hoàn chỉnh đồng bộ và hợp
lý.
Công tác thuỷ lợi chỉ có thể đạt được hiệu quả kinh tế cao khi có một hệ
thống thuỷ lợi hoàn chỉnh đồng bộ và hợp lý. Hệ thống thuỷ lợi hoàn chỉnh, đồng
bộ là một mạng lưới bao gồm các công trình đầu mối, các hệ thống kênh mương
gắn liền hữu cơ với nhau, có đầy đủ mọi bộ phận và trang thiết bị cần thiết đảm
bảo cho việc tưới tiêu thông suốt dễ dàng. Hệ thống công trình hợp lý là hệ thống
kết hợp địa phương và toàn cục, kết hợp tưới tiêu với phát điện, nuôi cá, giao
thông, cơ giới hoá,... và sát với phương hướng sản xuất của từng vùng, từng địa
phương.
- Trong công tác thi công cần đảm bảo chất lượng công trình vừa tiết kiệm
vật tư và lao động theo đúng thời hạn quy định và phấn đấu rút ngắn thời hạn, sớm
đưa công trình vào sử dụng. Trước hết chú ý các hình thức tổ chức lao động theo
dây chuyền kết hợp với lao động thủ công với cơ giới, thực hiện hạch toán kinh tế
theo định mức chi phí tiến lên hạch toán hiệu quả công trình.
3.1.3. Tổ chức quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả hệ thống công trình
thuỷ lợi.
Sau khi công trình hoàn thành thì nhanh chóng nghiệm thu bàn giao công
trình để có những kế hoạch quản lý, khai thác sử dụng công trình nhằm đưa công
trình vào hoạt động phát huy tác dụng.
Từ khi nhận bàn giao quản lý hệ thống thuỷ lợi, công ty quản lý có trách
nhiệm bảo quản sử dụng các công trình trong hệ thống một cách tốt nhất, hiệu quả
nhất. Có thể nói rằng, tuỳ theo chất lượng, quy mô, điều kiện giai đoạn khai

thác...của từng công trình cụ thể mà nhiệm vụ cấp bách, chính yếu không hẳn như
nhau, nhưng tựu trung lại quản lý công trình có những nội dung sau:
- Quản lý sử dụng công trình: Đây là một khâu đóng vai trò quan trọng có
tính căn bản. Để quản lý được công trình người quản lý phải hiểu được:
+ Đặc điểm, tính năng, tác dụng của công trình.
+ Điều kiện mức độ sử dụng của công trình.
+ Các tác nhân gây bất lợi và phá hoại công trình.

SVTH: Mai Hoàng Hà

Trang 19

Lớp: ĐH QTKD K55


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: NCS.Ths. Trần Tự Lực

Ngoài những hướng dẫn ban đầu của người thiết kế, mà chế tạo trong việc
sử dụng công trình, người làm công tác quản lý phải:
+ Lập thao tác, quy trình vận hành công trình, hệ thống công trình trong các
điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, nhất là trong điều kiện mưa bão.
+ Thường xuyên kiểm tra mức độ an toàn của hệ thống công trình, nhất là
trước mỗi vụ, mỗi đợt hoạt động. Cần kiểm tra toàn bộ hệ thống công trình, nhưng
phải đặc biệt chú trọng các công trình thiết yếu như công trình đầu mối, đê điều,
đập, công trình tiêu năng, hệ thống điện, các trạm bơm...
+ Nắm bắt, hạn chế được những tác động bất lợi đối với công trình. Lập
công trình, nội quy, quy chế bảo vệ công trình. Cần làm tốt công tác tuyên truyền,
động viên, giác ngộ nhân dân để tăng cường sự hiểu biết và tham gia vào công tác

bảo vệ công trình.
+ Thường xuyên đánh giá chất lượng, tình trạng kỹ thuật để từ đó xây dựng
các phương án quản lý công trình.
- Bảo dưỡng, tu sửa, chống xuống cấp công trình.
Trong quá trình hoạt động vận hành, do tác động của các yếu tố cơ học, hoá
học của điều kiện tự nhiên môi trường, của con người...tính năng kỹ thuật, độ bền
của công trình bị giảm sút. Nếu sau một thời gian nhất định (sau một chu kỳ sản
xuất) mà các yếu tố này không được khôi phục, thì công trình bị xuống cấp, khi đó
khả năng phục vụ của hệ thống công trình ngày một giảm đi, hiệu ích thu về ngày
càng nhỏ, vì vậy kinh phí chi sửa chữa càng cần nhiều hơn hay nói cách khác, việc
quản lý hệ thống ngày một đi vào bế tắc.
Một hệ thống thuỷ lợi được coi như là bị xuống cấp khi nó có những biểu
hiện sau:
+ Hiệu quả phục vụ sản xuất giảm dần trong khi yêu cầu phục vụ của sản
xuất nông nghiệp không hề thay đổi: diện tích phục vụ giảm, chất lượng công tác
tưới bị hạ thấp, diện tích tưới thẳng trở thành diện tích tạo nguồn, diện tích đảm
bảo tiêu bị thu hẹp, dù rằng lượng mưa yêu cầu tiêu không đổi.
+ Công trình bị suy giảm về chất lượng, vận hành kém an toàn sự cố bất
thường luôn luôn xảy ra.
+ Chi phí quản lý khai thác gia tăng trong điều kiện thời tiết bình thường.
Vậy khi thấy hệ thống thuỷ lợi có những biểu hiện xuống cấp thì cơ quan
quản lý phải nhanh chóng vạch kế hoạch cụ thể để bảo trì, tu sửa, nâng cấp công
trình, huy động mọi nguồn lực như vốn, con người, máy móc thiết bị để tiến hành

SVTH: Mai Hoàng Hà

Trang 20

Lớp: ĐH QTKD K55



Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: NCS.Ths. Trần Tự Lực

sửa chữa nhằm đưa công trình vào hoạt động cho công suất cao đáp ứng được yêu
cầu thời vụ.
3.1.4. Tổ chức tưới nước và tiêu nước khoa học.
Chế độ tưới tiêu khoa học là đảm bảo một lượng nước cần thiết nhất định
phù hợp với từng loại cây trồng, phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng và phát
triển của mỗi cây trồng. Chế độ tưới tiêu khoa học biểu hiện chất lượng của thuỷ
lợi hoá.

PHẦN IV: TỔ CHỨC SẢN XUẤT, KẾT CẤU SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY
TNHH MTV KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI QUẢNG BÌNH
4.1. Tổ chức sản xuất
4.1.1. Loại hình sản xuất của công ty
Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Quảng Bình với ngành
nghề chính là tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp và các ngành nghề khác nên
hoạt động liên tục.
4. 1.2. Chu kì sản xuất
Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như thời tiết, thiên nhiên, con người... nên các sản phẩm, dịch vụ bao gồm tươi
tiêu cho nông nghiệp, xây dựng các công trình thủy nông vừa và nhỏ thường
xuyên biến đổi, không có chu kỳ.

SVTH: Mai Hoàng Hà

Trang 21


Lớp: ĐH QTKD K55


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: NCS.Ths. Trần Tự Lực

4.2. Kết cấu sản xuất của công ty
4.2.1. Kết cấu sản xuất của công ty gồm 2 bộ phận chính:
- Bộ phận sản xuất gián tiếp.
- Bao gồm: Ban Giám đốc công ty, 3 phòng chức năng là: Phòng Kế hoạch
- Kỹ thuật, Phòng Kế toán, Phòng Tổ chức hành chính. Bộ phận này có trách
nhiệm phối hợp cùng nhau, điều hành và đưa ra các quyết định để thực hiện quá
trình hoạt động sản xuất, đảm bảo sự phát triển của công ty.
- Bộ phận sản xuất trực tiếp:
- Là lực lượng công nhân làm việc trực tiếp ở các trạm bơm, có vai trò điều
tiết, tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp theo chỉ đạo của Ban lãnh đạo công ty.
Ngoài ra, hệ thống tưới tiêu cũng là một thành phần quan trọng trong quá trình sản
xuất của công ty.
4.2.2. Hệ thống tưới tiêu
4.2.2.1 Hệ thống tưới: Hệ thống tưới bao gồm một chuỗi công trình lấy nước từ
nguồn tưới đem đến tận cây trồng.
Các công trình trong một hệ thống tưới bao gồm:

Hệ thống tưới

Các hệ
Công
Hệ
Các công

Hệ
thống
trình
thống
trình trên
thống
phụ trợ
đầu
kênh
hệ thống
giao
khác
mối
mương
kênh
thông
Sơ đồ 4.1: Hệ thống tưới nước của công ty TNHH MTV Khai thác công trình

Nguồn
nước

thủy lợi Quảng Bình
- Nguồn nước
Nguồn nước là nơi cung cấp nước cho hệ thống, bao gồm dòng sông, suối,
ao, hồ chứa hoặc nước ngầm, … Đặc điểm và chất lượng nước của nguồn nước có
vai trò lớn trong chi phí xây dựng hệ thống tưới. Nguồn nước dồi dào và có chất
lượng sẽ làm giảm tiền đầu tư xây dựng và xử lý nước hệ thống.

SVTH: Mai Hoàng Hà


Trang 22

Lớp: ĐH QTKD K55


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: NCS.Ths. Trần Tự Lực

- Công trình đầu mối
Công trình đầu mối là công trình lấy nước từ nguồn, có thể là trạm bơm
(cho vùng cao) hoặc cống lấy nước (cho hệ thống tưới vùng đồng bằng chịu ảnh
hưởng thủy triều). Ngoài ra, còn có các công trình hỗ trợ cho việc lấy nước từ
nguồn như đập dâng, hồ chứa nước.

ML
ựcư
nướ
ớci
Mic
n. h

n

M
á
i
c
h
e


B
Th
uan
ồg
ncô
gng
btác
ơ
m

C

a

Buồng thu nước

Mô hình 4.1: Một kiểu trạm bơm lấy nước trên sông của công ty TNHH MTV
t
h
u

Khai thác công trình thủy lợi Quảng Bình
- Hệ thống kênh mương

- Hệ thống kênh mương có nhiệm vụ tải nước từ nguồn qua công
n trình đầu
ư

mối vào chân ruộng. Hệ thống kênh mương có nhiều cấp. Một hệ thốngớ tưới có thể

c

có từ 1- 5 cấp kênh

M tiếp vào
+ Kênh cấp I là kênh nhận nước trực tiếp từ nguồn vào sau đó đưa

c

các kênh cấp dưới để đến mặt ruộng

+ Kênh cấp II nhận nước trực tiếp từ kênh cấp 1 sau đó đưa tiếp
n vào các
ư
kênh cấp III.


+ Với các hệ thống tưới tiêu có quy mô nhỏ thì kênh từ cấp IIIc trở xuống
thường được gọi là kênh nội đồng. Kênh cấp III là kênh nhận nước trực
M tiếp từ
a
kênh cấp II sau đó đưa tiếp vào các kênh cấp IV để đến mặt ruộng. Đối
với hệ
x

thống tưới lớn, vài ngàn ha, ta có thêm kênh cấp V.

.

SVTH: Mai Hoàng Hà


Trang 23

Lớp: ĐH QTKD K55


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: NCS.Ths. Trần Tự Lực

- Các công trình trên hệ thống kênh
Trên hệ thống kênh có thể có nhiều hệ thống hỗ trợ cho việc phân phối
nước như hố phân nước, cống lấy nước, đập dâng, cầu máng, siphon chuyển nước
và các công trình đo nước khác nhau.
- Hệ thống giao thông
Nhiều công trình thủy lợi kết hợp với giao thông nên trên hệ thống tưới có
thể bố trí kết hợp đường giao thông bộ ở các tuyến kênh, cầu vượt qua kênh, bến
neo đậu thuyền, …
- Các hệ thống phụ trợ khác
Thông thường hai bên bờ kênh tưới được trồng cây làm nhiệm vụ chắn gió,
chống sạt lở, giảm bớt ảnh hưởng của bốc hơi, cải thiện điều kiện vi khí hậu khu
vực và tăng vẻ mỹ quan cho nông thôn.
4.2.2.2. Hệ thống tiêu
- Định nghĩa
- Tiêu nước hay thoát thủy là biện pháp kỹ thuật nhằm rút bớt nước ứ đọng
trong đất ruộng nhiều quá mức khiến sự sống, tăng trưởng và năng suất cây trồng
có thể bị ảnh hưởng. Việc tiêu nước trong đất còn có ý nghĩa trong việc cải tạo
đất, rửa mặn, xả phèn, tạo thông thoáng cho tầng rễ và hạn chế mầm bệnh có hại
cho cây trồng. Tiêu nước đôi khi cần thiết để tạo thuận lợi cho việc đi lại trong
đồng ruộng hoặc cơ giới hóa.

- Nước thặng dự trong ruộng có thể được tiêu thoát ra ngoài bằng các công
trình như bơm tiêu, kênh tiêu, cống ngầm, giếng tiêu nước hoặc cửa van điều tiết.
- Phân loại
- Có hai hệ thống tiêu chính:
+ Hệ thống tiêu mặt: Áp dụng để tiêu thoát khi có lượng mưa quá lớn
hoặc lũ/triều tràn sông gây úng ngập trên mặt ruộng. Thông thường áp dụng biện
pháp tiêu theo trọng lực. Nếu nước nguồn quá lớn phải có đê bao và dùng bơm để
thoát nước.
+ Hệ thống tiêu ngầm: Khi mực nước ngầm dâng cao (do mưa, lũ, triều)
gây úng bộ rễ cây trồng. Hệ thống này áp dụng tiêu bằng trọng lực hoặc động lực.
Đối với hệ thống tiêu ngầm, phổ biến là hình thức dùng các ống cống chôn ngầm
dưới lớp rễ cây và cho nước tập trung vào đường ống rồi dẫn ra ngoài bằng bơm
hoặc tự chảy.
- Tiêu ngầm có thể có lợi thế là ít bị xói mòn hơn tiêu mặt nhưng chi phí
đầu tư và bảo trì sẽ lớn hơn.

SVTH: Mai Hoàng Hà

Trang 24

Lớp: ĐH QTKD K55


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: NCS.Ths. Trần Tự Lực

- Nguyên tắc bố trí kênh tiêu
- Một số lưu ý khi bố trí kênh tiêu:
+ Tuyến kênh tiêu phải nằm ở vị trí địa hình thấp để có thể dễ tập trung

nước bằng hình thức tự chảy theo trọng lực;
+ Tuyến kênh tiêu phải ngắn để nhanh chóng thoát nước ra khỏi khu vực
cần tiêu và giảm khối lượng thi công;
+ Tránh để đường kênh tiêu đi qua các vùng đất nhiều chứng ngại vật,
công trình và khu vực có nền đất không ổn định.
+ Triệt để lợi dụng các sông rạnh tự nhiên để làm kênh tiêu; nếu cần có
thể nạo vét các mương rạch để làm nơi nhận nước tiêu;
+ Có thể kết hợp kênh tiêu nước với kênh – rạch giao thông.
- Phương châm tiêu nước là sự tổng hợp của “Rải nước – Chôn nước – Tháo
nước”.
- Rải nước: Là chia nhỏ các khu tiêu nước riêng biệt nhằm phân tán lượng
nước cần tiêu theo yếu tố địa hình. Nghĩa là, nước ở tiểu vùng nào thì tiêu ngayChôn nước: Là cho nước lắng rút xuống tại chỗ ở những nơi trũng hoặc trữ tạm ở
các ao, đìa,kênh tiêu để trữ tạm thời.
- Tháo nước: Dùng biện pháp tiêu thoát nhanh tại những nơi có thể rút
tháo nước thuận lợi. Đôi khi cần có những biện pháp công trình hay động lực trợ
lực.
PHẦN V: TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TNHH MTV
KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI QUẢNG BÌNH
5.1. Tổ chức bộ máy quản lý công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy
lợi Quảng Bình
Qua quá trình hoạt động với xu thế năng động luôn tự hoàn thiện về mặt
quản lý và nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh, cho đến nay, Công ty TNHH
Một thành viên Khai thác công trình thuỷ lợi Quảng Bình đã có một bộ máy tổ
chức cơ cấu hợp lý trên toàn tỉnh bao gồm: 185 cán bộ công nhân viên trong đó có
10 kỹ sư, 50 trung cấp kỹ thuật và 125 công nhân và nhân viên khác.
Trên quy mô, Công ty chia thành 2 bộ phận: Bộ phận gián tiếp sản xuất và
bộ phận trực tiếp sản xuất.
+ Bộ phận gián tiếp sản xuất bao gồm: Ban Giám đốc Công ty, 3 phòng chức
năng là: Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật, Phòng Kế toán, Phòng Tổ chức hành chính.


SVTH: Mai Hoàng Hà

Trang 25

Lớp: ĐH QTKD K55


×