Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

634560153393125000CV so 1130 Ve viec rut kinh nghiem thuc hien dieu chinh noi dung day hoc[1]

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.98 KB, 2 trang )

UBND TỈNH NINH BÌNH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số: 1130 /SGDĐT-GDTH
V/v rút kinh nghiệm thực hiện điều
chỉnh nội dung dạy học.

Ninh Bình, ngày 04 tháng 11 năm 2011

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Kính gửi: Các phòng Giáo dục và Đào tạo
Sở Giáo dục và Đào tạo đánh giá khái quát việc thực hiện điều chỉnh nội
dung dạy học các môn học ở tiểu học theo hướng “Giảm tải” như sau:
1. Ưu điểm
- Các phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường tiểu học sớm triển khai điều
chỉnh nội dung dạy học các môn học ở tiểu học theo hướng “Giảm tải”:
+ 100 % cán bộ quản lí, giáo viên tiểu học có tài liệu;
+ Triển khai tập huấn đến cốt cán, cán bộ quản lí, giáo viên.
- “Phần lớn” giáo viên bước đầu đã thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học
các môn học ở tiểu học theo hướng “Giảm tải”:
+ Xây dựng kế hoạch bài học (giáo án);
+ Dạy trên lớp;
+ Nội dung sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn.
2. Những tồn tại
2.1. Còn cán bộ quản lí, giáo viên tiểu học chưa nắm vững mục đích yêu
cầu của việc điều chỉnh nội dung dạy học các môn học ở tiểu học theo hướng
“giảm tải”.
2.2. Các tiết dạy tuy đã thể hiện khá rõ việc đổi mới


phương pháp dạy học (ĐMPPDH) nhưng giáo viên còn bộc lộ
những hạn chế:
- Thể hiện điều chỉnh nội dung dạy học chưa rõ, lựa chọn nội dung dạy
học trong một tiết chưa được quan tâm nhiều.
- Trong tiết dạy giáo viên nói nhiều, “chưa” dành thời gian cho học sinh
suy nghĩ, tìm tòi, phát hiện kiến thức, rèn kĩ năng cần được lĩnh hội; Hệ thống
nhiệm vụ giao cho học sinh chưa có sự đầu tư đúng mức; trong tiết dạy giáo viên
chủ yếu sử dụng phương pháp dạy học vấn đáp (giáo viên hỏi yêu cầu học sinh
trả lời “ngay”, học sinh khác nhận xét “đúng”, tổ chức dạy học theo nhóm còn
rất hình thức).
- Chưa quan tâm đến dạy học phù hợp đối tượng, điều kiện của nhà
trường;
- Sử dụng đồ dùng dạy học hiệu quả chưa cao, sử dụng công nghệ thông
tin còn lạm dụng;
- Ghi bảng các đề mục trong bài học chưa được quan tâm nhiều;
- Chưa thực sự chú trọng nhiều đến việc tích hợp nội dung giáo dục kĩ
năng sống, tiết kiệm năng lượng.
2.3. Giáo viên lệ thuộc “quá” nhiều vào sách giáo khoa, sách giáo viên và
các tài liệu bổ trợ khác do vậy “chưa’ mạnh dạn “đổi mới”, “điều chỉnh”;


2.4. Chất lượng tập huấn điều chỉnh nội dung dạy học tại một số phòng
Giáo dục và Đào tạo còn ở mức độ (qua báo cáo của các huyện, thị xã, thành
phố).
3. Nhiệm vụ thời gian tới
3.1. Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn đa dạng về hình
thức: tại trường, liên trường về ĐMPPDH, thực hiện điều chỉnh nội dung dạy
học: nắm vững mục đích yêu cầu của việc điều chỉnh trên cơ sở đó lựa chọn nội
dung, phương pháp dạy học phù hợp đối tượng, điều kiện nhà trường.
3.2. Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường tiểu học thường xuyên rút

kinh nghiệm việc ĐMPPDH, điều chỉnh nội dung dạy học từ đó có giải pháp
khắc phục tồn tại.
3.3. Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giáo viên thực hiện ĐMPPDH, điều
chỉnh nội dung dạy học:
- Dự giờ, tư vấn;
- Hội thảo xây dựng kế hoạch bài dạy;
- Không gò giáo viên thể hiện phương pháp dạy học theo khuôn mẫu./.
Nơi nhận:
- Như kính gửi;
- Các ông (bà) lãnh đạo Sở (để báo cáo);
- Lưu: VT, GDTH.TU/5.

KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC

(Đã ký)

Đặng Hữu Vân



×