VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ HẢI ANH
CHÍNH SÁCH SONG NGỮ CỦA SINGAPORE
VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP
Chuyên ngành:
Mã số:
Chính sách công
60.34.04.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ BÍCH HẠNH
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
Thạc sĩ Chính sách công “Chính sách song ngữ của Singapore và bài học cho
Việt Nam trong thời kỳ hội nhập” là hoàn toàn trung thực, các trích dẫn có
nguồn gốc cụ thể và không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả luận văn
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban giám đốc, các khoa, phòng và quý
thầy, cô trong Học viện Khoa học xã hội đã tận tình và tạo điều kiện giúp đỡ
cho tôi trong quá trình học tập tại Khoa Chính sách công. Tôi cũng xin gửi
lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy, cô giáo trong Khoa Chính sách công
tại học viện: Thầy Đỗ Phú Hải, Thầy Trần Khánh Đức, Thầy Lê Ngọc Hùng
... đã nhiệt tình hướng dẫn, chia sẻ và tạo nền tảng để tôi có thể hoàn thành
được luận văn ngày hôm này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Thị Bích
Hạnh, người đã trực tiếp hướng dẫn đề tài cho tôi với tất cả lòng nhiệt tình và
quan tâm.
Yangon, ngày 02 tháng 6 năm 2017
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH NGÔN NGỮ VÀ KHÁI
NIỆM VỀ CHÍNH SÁCH SONG NGỮ .................................................... 11
1.1. Khái niệm về chính sách và chính sách ngôn ngữ................................ 11
1.2. Khái niệm về song ngữ và chính sách giáo dục song ngữ.................... 17
1.3. Khái niệm về cảnh huống ngôn ngữ ................................................... 19
1.4. Quan điểm, mục tiêu của giáo dục ngoại ngữ tại Việt Nam ............... 24
1.5. Vấn đề chính sách giáo dục ngoại ngữ ở Việt Nam ........................... 25
1.6. Giải pháp và công cụ chính sách ........................................................ 26
1.7. Chủ thể của chính sách ....................................................................... 27
1.8. Thể chế chính sách .............................................................................. 28
1.9. Những nhân tố tác động đến chính sách ............................................. 29
CHƢƠNG 2: THỰC TIỄN CHÍNH SÁCH SONG NGỮ CỦA
SINGAPORE
2.1. Giới thiệu chung về Singapore ........................................................... 31
2.2. Thể chế chính trị ................................................................................. 32
2.3. Thiết kế chính sách song ngữ của Singapore...................................... 36
2.4. Vấn đề của chính sách song ngữ ......................................................... 37
2.5. Mục tiêu của chính sách ...................................................................... 39
2.6. Quan điểm về chính sách song ngữ của Singapore ............................ 41
2.7. Các giải pháp của chính sách song ngữ của Singapore ...................... 44
2.8. Kết quả thực hiện chính sách song ngữ của Singapore ...................... 49
2.9. Những khó khăn và thuận lợi.............................................................. 53
2.10. Hạn chế của chính sách ....................................................................... 54
CHƢƠNG 3: NHỮNG HÀM Ý CHÍNH SÁCH SONG NGỮ CHO VIỆT
NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP ...................................................... 58
3.1. Cảnh huống ngôn ngữ và Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống
giáo dục quốc dân 2008 – 2020 ................................................................... 58
3.2. Những hàm ý cho chính sách song ngữ tại Việt Nam trong thời kỳ hội
nhập ............................................................................................................. 62
KẾT LUẬN.................................................................................................. 69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 71
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngoại ngữ là cầu nối cho mọi sự phát triển, nhưng lâu nay nước ta chưa
chú trọng vấn đề đào tạo ngoại ngữ. Anh ngữ là vấn đề mở, không chỉ Việt
Nam mà cả thế giới, trong đó có Trung Quốc, cũng rất quan tâm. Cộng đồng
ASEAN đã hình thành, chúng ta không thể "gò bó" trong tiếng mẹ đẻ cũng
như không thể bắt 9 quốc gia nội khối phải nói Tiếng Việt. Cố Thủ tướng
Singapore Lý Quang Diệu từng khuyên Việt Nam phải nói Tiếng Anh, bởi cơ
hội phát triển chỉ đến khi Tiếng Anh là ngôn ngữ chính [39]. Việc người
Singapore nói thạo Tiếng Anh là kết quả tốt đẹp của "chính sách song ngữ"
mà ông Lý Quang Diệu nỗ lực gây dựng và sau hơn 10 năm, kể từ khi lập
quốc năm 1965, Singapore đã có một thế hệ trẻ nói Tiếng Anh tốt.
Singapore được biết đến như là một đất nước, đồng thời cũng là một
thành phố với diện tích chỉ vào khoảng 600km2. Mặc dù vậy Singapore lại trở
thành quốc gia phát triển nhất khu vực Đông Nam Á. Ngay từ đầu thập niên
90, Singapore đã là một trong 4 con rồng châu Á, tốc độ kinh tế duy trì ổn
định thể hiện qua các năm: năm 1990 là 8,5%, năm 1991 là 6,7% đến năm
2007 đạt mức 7,7% [14]. Chỉ số GDP của Singapore cũng có dấu hiệu tăng
trưởng khá rõ rệt. Nếu như năm 1960 GDP của Singaporre đạt USD 0,7 tỷ và
thu nhập bình quân theo đầu người mới chỉ đạt USD 427/người/năm thì đến
năm 2005, GDP của Singaporre đạt mức trên USD 116 tỷ và thu nhập bình
quân theo đầu người đạt USD 26.892/người/năm [22]. Những con số trên đã
phản ánh sự phát triển vượt bậc của Singaporre trong hơn 4 thập kỷ qua kể từ
khi tách khỏi Liên bang Malaysia năm 1965. Có nhiều ý kiến cho rằng, đóng
góp vào sự thành công của Singapore như ngày nay phải kể đến những
nguyên nhân như: Vị trí địa lý thuận lợi, khả năng lãnh đạo linh hoạt, bộ máy
nhà nước trong sạch, giáo dục được đầu tư và phát triển đồng bộ…. Trong đó,
1
chính sách giáo dục, đặc biệt là chính sách song ngữ góp phần không nhỏ vào
sự phát triển của đảo quốc này và trở thành một trong những nguồn nội lưc vô
cùng quan trọng. Có thể người Singapore nói tiếng Anh không hay, phát âm
không chuẩn, nhưng "chính sách song ngữ" của ông Lý Quang Diệu đã có tác
động tích cực, giúp người dân Singapore thích ứng tốt trước những áp lực của
toàn cầu hóa.
Bên cạnh Singapore và một số nước ASEAN, còn có nhiều quốc gia và
vùng lãnh thổ trên thế giới duy trì chính sách song ngữ. Ví dụ như Vương
quốc Bỉ - một quốc gia tại Tây Âu với 3 ngôn ngữ chính là: Hà lan, Pháp và
Đức; Sri Lanka với 3 ngôn ngữ chính được quy định rõ trong Hiến pháp:
Sinhala, Tamil và Tiếng Anh; Canada là quốc gia song ngữ, sử dụng đồng
thời cả 2 ngôn ngữ chính thức là Tiếng Anh và Tiếng Pháp. 8 trong 10 người
Canada đồng ý rằng, việc sử dụng hai ngôn ngữ chính thức là điểm đặc trưng
của quốc gia và có tác động tích cực đến hình ảnh quốc tế của Canada.
Theo như các điều tra trên, có thể thấy không chỉ có quốc gia đa sắc tộc
mới duy trì chính sách song ngữ và việc nghiên cứu về vấn đề này đã, đang và
sẽ là vấn đề lớn của nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Quá trình cải cách của Việt Nam những năm gần đây và cách thức hội
nhập có phần tương tự Singapore. Hội tụ và kết nối trở thành chiến lược hội
nhập của Việt Nam. Tuy nhiên, môi trường đào tạo khác nhau dẫn tới kết quả
khác nhau. Nhìn lại hệ thống giáo dục từ khi nước ta thành lập đến nay, chính
sách đào tạo thay đổi liên tục theo quan điểm chính trị, nên suốt một thời gian
dài, ngoại ngữ không được chú ý đúng mức. Hiện tại, trong hệ thống giáo dục
nhà nước, Anh ngữ là một trong những môn học bắt buộc ở cấp THCS và
THPT. Điều đáng tiếc là sau 7 năm học, không phải học sinh nào cũng có thể
giao tiếp được, một số có thể đọc hiểu và dịch, nhưng nói thì người bản ngữ
cũng khó hiểu. Thực tế, trong các trường học vẫn phổ biến cách dạy truyền
2
thống, vẫn chủ yếu đọc theo cô giáo, hiểu theo sách, không chú ý đến ứng
dụng thực tế. Cách dạy này dẫn đến trình độ Anh ngữ của học sinh, sinh viên
yếu kém, nhưng sai lầm đó lâu nay tránh nói đến. Các trung tâm đào tạo ngoại
ngữ đã nhìn ra khiếm khuyết trong đào tạo Anh ngữ của nước ta và họ đẩy
mạnh "kinh doanh giáo dục" trên chính khiếm khuyết đó. Người dạy hướng
dẫn, giúp người học phát huy được khả năng, điều mà hệ thống đào tạo của
nước ta đang thiếu. Sự thiếu này có thể hiểu theo khía cạnh: Muốn dạy tốt,
phải có giáo viên tốt, mà muốn có giáo viên tốt thì phải có hệ thống đào tạo
tốt. Xét một cách khách quan, chất lượng giáo viên dạy Anh ngữ tại các
trường trung tâm và ven thành phố đã quá khác biệt, chưa kể đến các tỉnh
nông thôn, miền núi. Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 hướng tới mục tiêu đổi
mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân
được quản lý không hiệu quả. Cho nên, dù tiêu tốn không ít tiền ngân sách
nhưng sau 3 năm triển khai (2011 - 2013) vẫn có tới 90% giáo viên THPT
chưa đạt chuẩn [2].
Muốn Việt Nam có một chỗ đứng trên trường quốc tế thì trước hết thế
hệ trẻ Việt Nam phải thành thạo Tiếng Anh, điều này phụ thuộc nhiều vào
chính sách giáo dục ngoại ngữ mới của nước nhà.
Xuất phát từ những thực tế nêu trên, chúng tôi xin mạnh dạn lựa chọn
đề tài “Chính sách song ngữ của Singapore và bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam trong thời kỳ hội nhập” làm luận văn tốt nghiệp hệ đào tạo Thạc sĩ,
chuyên ngành Chính sách công, hy vọng kết quả của luận văn sẽ góp phần
vào việc thúc đẩy chính sách song ngữ tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
toàn cầu.
3
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Các nghiên cứu ngoài nước
Từ những năm 50 của thế kỷ XX trở lại đây, lý luận và thực tiễn giáo
dục song ngữ ở ngoài nước phát triển mạnh mẽ. Một số tổ chức quốc tế và các
quốc gia đa dân tộc đã thành lập các cơ quan nghiên cứu giáo dục song ngữ
và phát triển công tác nghiên cứu; nghiên cứu về dạy học giáo dục song ngữ;
tài liệu giảng dạy giáo dục song ngữ; mô hình giáo dục song ngữ; nghiên cứu
phương pháp dạy học song ngữ, phương pháp giáo dục song ngữ… đều đạt
được những thành tựu nhất định. GS. W.F.Mackey người Canada trên cơ sở
kế thừa những nghiên cứu về “hiện tượng song ngữ và giáo dục” của giáo dục
thế giới đã cho ra đời tác phẩm “Đại cương về giáo dục song ngữ” (1987).
Trong công trình này, ông đã tổng hợp tình hình nghiên cứu và giáo dục song
ngữ của một số khu vực và quốc gia đa ngôn ngữ, đa dân tộc, nghiên cứu về
cá thể song ngữ; xã hội song ngữ; giáo dục song ngữ; cơ sở tâm lý học của
giáo dục song ngữ; tổ chức và thực hiện giáo dục song ngữ; và kết quả của
giáo dục song ngữ… Công trình này đã đánh dấu bước nghiên cứu đầu tiên
của giáo dục song ngữ để nó có thể trở thành một bộ môn khoa học độc lập.
Vào những năm 1980, Tác giả Nikolskij trong nghiên cứu “Chính sách
ngôn ngữ ở các nước Á – Phi” đã đưa ra vấn đề vai trò của ngôn ngữ và chính
sách ngôn ngữ tại các nước Á – Phi: “ Về mặt xã hội, chính sách ngôn ngữ là
một bộ phận trong chính sách đối nội của giai cấp thống trị nhà nước trong
một quốc gia nhất định” [24] Những tác giả như Antonell Sorace và
Madeleine Beveridge - Trường Đại Học Edinburgh - Information for policy
makers working with bilingual families đã có những nghiên cứu rất cụ thể với
từng nhiều tình huống thực tế trong việc áp dụng song ngữ tại nhiều quốc gia.
L. Quentin Dixon - Harvard University Graduate School of Education với
nghiên cứu: The Billingual Education Policy in Singapore – Implication for
4
Second Language Acquisition tại Đại học Harvard đã có các lý thuyết cụ thể
về "tiếng mẹ đẻ" - những ngôn ngữ này có thể không phải là ngôn ngữ chính
của học sinh và kết quả là nhiều học sinh đang học hai thứ tiếng mẹ đẻ ở
trường. Và đưa ra các giải đáp cho các câu hỏi như: những giả định nào về
việc đưa ra ngôn ngữ thứ hai, song ngữ và lập kế hoạch ngôn ngữ là nền tảng
cho chính sách giáo dục song ngữ của Singapore? Trường hợp của Singapore
có thể là quy chiếu cho các lý thuyết hiện tại trong việc đưa ra ngôn ngữ thứ
hai và cũng như lập kế hoạch ngôn ngữ như thế nào? [27]
2.2. Các nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, chính sách song ngữ chủ yếu chú trọng việc giáo dục song
song tiếng mẹ đẻ (tiếng dân tộc) với tiếng phổ thông (ngôn ngữ quốc gia). Sau
khi thống nhất đất nước (1975), Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo “Tiểu ban
tiếng nói và chữ viết các dân tộc thiểu số” bao gồm nhiều cơ quan, ban ngành
điều tra ngôn ngữ dân tộc thiểu số trên cả nước ở bình diện tiếng nói và chữ
viết để làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách dân tộc và chính sách ngôn
ngữ. Từ năm 1980, sau khi có Quyết định 153 – CP, các cơ quan nghiên cứu
như Viện Ngôn ngữ học, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Đại học Tổng
hợp thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều hoạt động điều tra tổng thể, khảo sát
các bình diện ngôn ngữ dân tộc thiểu số. Cùng với đó là xây dựng, cải tiến
chữ viết cho một số dân tộc thiểu số đã có chữ viết hoặc chưa có chữ viết
nhưng có nền văn học dân gian phát triển và bảo lưu được các giá trị này.
Viện Ngôn ngữ học cũng đã soạn nhiều từ điển song ngữ, sách học tiếng dân
tộc như: Từ điển Việt – Mèo, Từ điển Tày – Nùng, Từ điển Mường – Việt,
sách học tiếng Ê Đê, sách học tiếng Pakoh, sách học tiếng Raglai… Một số
đài truyền hình địa phương cũng có chương trình phát sóng bằng song ngữ
tiếng phổ thông và tiếng dân tộc, v.v…
5
Tại Việt Nam, các nghiên cứu về chính sách ngôn ngữ hay chính sách
giáo dục chủ yếu tiếp cận dưới góc độ các chính sách chung về giáo dục như
công trình “Chính sách quốc gia về giáo dục và phát triển nguồn nhân lực
Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập” của tác giả Trần Khánh Đức
(2013) đã phản ánh chính sách quốc gia về giáo dục và phát triển nguồn nhân
lực đóng vai tr quan trọng trong quá trình đổi mới và phát triển ở Việt Nam,
đồng thời cung cấp một số phân tích, so sánh các chính sách quốc gia về giáo
dục và phát triển nguồn nhân lực trong tiến trình “Đổi Mới” ở Việt Nam từ
năm 1986 đến nay. Các nghiên cứu về chính sách ngôn ngữ như “Chính sách
ngôn ngữ và lập pháp ngôn ngữ ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Khang
(2014) đã đưa ra vấn đề chính sách ngôn ngữ và lập pháp ngôn ngữ là những
vấn đề cơ bản của ngôn ngữ học xã hội vĩ mô với các nội dung như: Cơ sở lý
thuyết về chính sách ngôn ngữ và lập pháp ngôn ngữ ở Việt Nam; kinh
nghiệm về xây dựng chính sách ngôn ngữ và lập pháp ngôn ngữ của các quốc
gia trên thế giới; tổng quan các chính sách ngôn ngữ và lập pháp ngôn ngữ
của Việt Nam, trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những vấn đề về chính sách ngôn
ngữ cho giai đoạn hiện nay.
Ở cấp độ luận văn, luận án, đã có một số tác giả nghiên cứu về cảnh
huống ngôn ngữ hoặc chính sách ngôn ngữ đối với tiểu vùng. Ở khía cạnh
hẹp, liên quan đến nghiên cứu chính sách ngôn ngữ, tác giả Trần Thị Phương
Nguyên trong luận án tiến sĩ “Cảnh huống ngôn ngữ ở cộng đồng Chăm tại
thành phố Hồ Chí Minh” (2014) đã dựa trên hướng nghiên cứu đa ngữ xã hội
để làm rõ cảnh huống ngôn ngữ của cộng đồng Chăm tại thành phố Hồ Chí
Minh xét theo các tiêu chí: lượng, chất, và thái độ ngôn ngữ. Kết quả nghiên
cứu có thể làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách, hướng tới mục tiêu phát
triển bền vững về mọi mặt của Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả Đinh Ngọc
Minh với luận văn thạc sĩ “Cảnh huống ngôn ngữ trên địa bàn Song Pe – Bắc
6
Yên – Sơn La” (2014) đã tập trung nghiên cứu trường hợp về tình hình sử
dụng ngôn ngữ của người Mường ở địa bàn Song Pe – Bắc Yên - Sơn La
dưới khía cạnh ý thức tự giác tộc người và vấn đề tiếng mẹ đẻ của người
Mường Song Pe; vấn đề sử dụng ngôn ngữ của học sinh người Mường và thái
độ ngôn ngữ của phụ huynh và học sinh đối với việc sử dụng ngôn ngữ trong
nhà trường.
Nghiên cứu về chính sách giáo dục song ngữ, có thể kể đến luận văn
thạc sĩ của Nguyễn Thị Thu Trang (2015): “Chính sách giáo dục song ngữ ở
vùng dân tộc thiểu số Trung Quốc từ cải cách mở cửa đến nay”. Trong công
trình này, tác giả đã làm rõ các nội hàm khái niệm về chính sách ngôn ngữ,
giáo dục song ngữ, và cảnh huống ngôn ngữ; đi sâu vào nghiên cứu thực tiễn
chính sách giáo dục song ngữ ở vùng dân tộc thiểu số Trung Quốc từ cải cách
mở cửa đến nay trên các phương diện như tính phổ biến, tính đặc thù, tính
dạng, và các mô hình giáo dục song ngữ đã được thực hiện tại quốc gia này,
từ đó, luận văn đưa ra những luận giải, nhận xét về mô hình giáo dục song
ngữ tại quốc gia này dựa trên những thành tựu đã đạt được cũng như những
hạn chế, tồn tại của mô hình giáo dục này. Dựa trên kết quả đánh giá, tác giả
đã đưa ra được một số gợi ý tham khảo cho việc xây dựng và thực thi chính
sách giáo dục song ngữ ở vùng dân tộc thiểu số của Việt Nam.
Ở góc độ các bài nghiên cứu, một số tác giả nghiên cứu về sự thành
công của Singapore trong việc thực thi chính sách song ngữ như: “Kinh
nghiệm phát triển sức mạnh quốc gia của Singapore” (Trần Khánh); “Tính
cộng đồng, tính cá nhân và thành công trong phát triển đất nước của
Singapore” (Lê Thanh Hương, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á). Các bài
viết này đã chỉ rõ hiệu quả của việc thực thi chính sách song ngữ - đặt trong
cảnh huống một quốc gia đa ngữ là Singapore – chính sách song ngữ đã trở
thành đ n bẩy, đào tạo cho Singapore nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả
7
năng hội nhập quốc tế sâu rộng; chính sách song ngữ là một lý do giúp quốc
đảo này thành công trong quá trình bứt phá ngoạn mục để vươn mình trở
thành con rồng châu Á. Về chính sách ngôn ngữ của Việt Nam, tác giả
Nguyễn Đức Tồn (2010) trong bài viết: “Những cơ sở lý luận và thực tiễn khi
xây dựng chính sách ngôn ngữ của Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá,
hiện đại hoá và hội nhập quốc tế” cũng đã chỉ rõ cơ sở xã hội, cảnh huống
ngôn ngữ của Việt Nam và tính cấp thiết khi xây dựng chính sách ngôn ngữ
cho Việt Nam trong bối cảnh hội nhập. Những công trình đi trước sẽ là một
gợi ý cho chúng tôi thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài đã
đặt ra.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu những khái niệm về chính sách ngôn ngữ, song ngữ và
chính sách song ngữ của Singapore trong những năm qua (chính sách đó đã
xuất hiện trong thời kỳ nào, những mặt tích cực và hạn chế và giải pháp nhằm
tìm ra hướng đi mới đúng đắn hơn và thành công hơn);
Nêu ra những thành tựu giáo dục của Singapore như là kết quả của
chính sách giáo dục của chính phủ;
Từ chính sách và thành tựu của Singapore, có thể rút ra một số hàm ý
chính sách cho Việt Nam. Vì hai nước cùng nằm trong khu vực Đông Nam Á,
cùng nằm trong khối ASEAN, ASEM với đối thoại 3 nòng cốt (Đối thoại
chính trị, anh ninh và kinh tế, văn hoá và giáo dục),… đồng thời quá trình cải
cách của Việt Nam những năm gần đây và cách thức hội nhập có phần tương
tự Singapore.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Trong luận văn này, đối tượng nghiên cứu là chính sách song ngữ và
thành tựu tiêu biểu của chính sách song ngữ tại Singapore khi tách khỏi Liên
bang Malaysia cho đến nay và các kinh nghiệm mà từ đó, Việt Nam có thể
8
học tập từ Singapore. Do đó, phạm vi nghiên cứu của luận văn không chỉ trình
bày về chính sách song ngữ tại Singapore mà cũng mở rộng sang cả những
vấn đề về chính sách ngoại ngữ tại Việt Nam.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng cách tiếp cận đa ngành, liên ngành xã hội học, ngôn
ngữ học và triệt để vận dụng phương pháp nghiên cứu chính sách công. Đó là
phương pháp tổng hợp để thu thập, phân tích và khai thác thông tin từ các
nguồn tài liệu thứ cấp liên quan đến đề tài nghiên cứu, bao gồm các tài liệu
liên quan đến chính sách ngôn ngữ, chính sách song ngữ của Singapore và các
công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài về sự thành công của chính
sách này..., các tài liệu, văn kiện, các công trình nghiên cứu trong nước liên
quan trực tiếp đến các chính sách về đào tạo ngoại ngữ tại Việt Nam.
Kết hợp với các phương pháp khát quát thực tiễn, phương pháp so
sánh, phương pháp phân tích định tính nhằm khảo sát kinh nghiệm, nhận
thức, động cơ thúc đẩy, hành vi,… suy luận logic, diễn giải trong quá trình
phân tích, đánh giá chính sách song ngữ của Singapore để từ đó rút ra các
hàm ý về chính sách giáo dục song ngữ tại Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài này có ý nghĩa về mặt lý luận, người học nghiên cứu, bổ sung
kiến thức lý thuyết về chính sách ngôn ngữ, chính sách song ngữ nói chung và
chính sách song ngữ tại Singapore nói riêng; đồng thời vận dụng các lý thuyết
về quy trình phân tích chính sách công, đánh giá chính sách công để đánh giá
những thành tựu và những mặt hạn chế của chính sách song ngữ tại
Singapore.
Kết quả nghiên cứu đề tài là minh chứng cho việc vận dụng các lý
thuyết về chính sách ngôn ngữ, chính sách song ngữ, lý thuyết phân tích chính
9
sách công, đánh giá chính sách công là cần thiết trong quá trình nghiên cứu
chính sách song ngữ, từ đó đưa ra được những hàm ý cho việc xây dựng chính
sách song ngữ tại Việt nam.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần nâng cao nhận thức đối với
việc đưa ra chính sách ngôn ngữ hiệu quả, từ đó nâng cao việc dạy, học ngoại
ngữ; định hướng xây dựng chính sách song ngữ tại Việt Nam trong thời kỳ
hội nhập.
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra những ưu và nhược điểm của chính sách
song ngữ khi được triển khai tại Singapore trong hơn 50 năm qua; từ đó rút ra
được những bài học kinh nghiệm thực tiễn cho Việt Nam trong việc xây dựng
một nền tảng nhân lực cao trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mục lục, mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục,
nội dung chính của luận văn được trình bày theo 3 chương:
Chương 1. Lý luận về chính sách ngôn ngữ và khái niệm về chính sách
song ngữ.
Chương 2. Thực tiễn chính sách song ngữ của Singapore.
Chương 3. Những hàm ý chính sách song ngữ cho Việt Nam trong thời
kỳ hội nhập.
10
Chƣơng 1
LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH NGÔN NGỮ VÀ
KHÁI NIỆM VỀ CHÍNH SÁCH SONG NGỮ
1.1. Khái niệm về chính sách và chính sách ngôn ngữ
1.1.1. Khái niệm về chính sách
Đối với khái niệm về chính sách - ở đây được hiểu là chính sách công.
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về chính sách. Theo Từ điển Bách khoa
Việt nam, chính sách được xem như một thuật ngữ chuyên ngành chính trị:
“Là chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ; được thực hiện trong
thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó…” [11; tr.11].
Một số các tài liệu nước ngoài như Advance English Dictionary có đưa
ra định nghĩa về chính sách: được hiểu là kế hoạch hành động, sự trình bày
những ý tưởng,…do một chính phủ, đảng chính trị, tổ chức doanh nghiệp,…
đưa ra hoặc áp dụng; hay Words Finder: Chính sách là một tiến trình hay
chuẩn tắc của các hành động được lựa chọn hoặc đề nghị bởi chính phủ, tổ
chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân. [11; tr.12]
Qua nghiên cứu, khái niệm chính sách công theo quan điểm hiện đại và
phù hợp với xu thế toàn cầu hoá, được định nghĩa như sau:
“Chính sách công là một tập hợp các quyết định chính trị có liên quan của
Nhà nước nhằm lựa chọn mục tiêu cụ thể và giải pháp, công cụ thực hiện giải
quyết các vấn đề của xã hội theo mục tiêu tổng thể đã xác định” [6].
1.1.2. Khái niệm về chính sách ngôn ngữ
Chính sách ngôn ngữ là chính sách thuộc phạm vi ngôn ngữ, vì vậy
khái niệm về chính sách ngôn ngữ cần bao gồm hai phân nhóm yếu tố: các
yếu tố của chính sách và các yếu tố về ngôn ngữ để từ đó mới xây dựng nên
chính sách ngôn ngữ cụ thể.
11
Giống như khái niệm về chính sách công, có rất nhiều các quan điểm
và định nghĩa về chính sách ngôn ngữ trên thế giới cũng như tại Việt Nam –
bởi căn cứ trên các quan điểm về ngôn ngữ và chính sách khác nhau mà chính
sách ngôn ngữ cũng khác nhau.
Ví dụ như Nikolskij (1982) cho rằng: “Chính sách ngôn ngữ là toàn bộ
các biện pháp được định ra để tác động, điều chỉnh có định hướng các quá
trình ngôn ngữ, được thực hiện bởi xã hội (nhà nước)” [34]. Tại Việt nam,
theo định nghĩa của GS.TS Nguyễn Văn Khang (2014): “Chính sách ngôn
ngữ là chủ trương chính trị và các biện pháp thực hiện chủ trương đó về ngôn
ngữ của nhà nước hoặc các tổ chức chính trị trong phạm vi quốc gia hoặc
xuyên quốc gia” [11, tr. 15].
Căn cứ vào quan niệm chính sách công đã nêu ở 1.1.1, chính sách ngôn
ngữ được khái niệm hoá như sau: Chính sách ngôn ngữ là một tập hợp các
quyết định về ngôn ngữ của Nhà nước nhằm đưa ra mục tiêu cụ thể và các
giải pháp, công cụ chính sách để giải quyết các vấn đề về ngôn ngữ nhằm
thực hiện mục tiêu tổng thể đã xác định. Luận văn sẽ sử dụng quan niệm về
chính sách ngôn ngữ này để triển khai các vấn đề nghiên cứu và giải quyết
các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra.
1.1.3. Cơ sở ra đời của chính sách ngôn ngữ
1.1.3.1. Cơ sở xã hội
Chính sách ngôn ngữ chính là sự can thiệp của chính phủ vào ngôn ngữ
nhằm xử lý mối quan hệ giữa ngôn ngữ với con người và xã hội. Việc lựa
chọn sử dụng ngôn ngữ như thế nào hay sử dụng bao nhiêu ngôn ngữ trong
một quốc gia,… chính là cơ sở của chính sách ngôn ngữ.
Đối với đời sống con người, ngôn ngữ có một vai trò vô cùng quan
trọng – là phương tiện giao tiếp và tư duy. Vậy, muốn xây dựng và phát triển
cá nhân con người – icon của quốc gia – cần phải có sự điều chỉnh cụ thể và
12
tiến bộ của các chính sách ngôn ngữ. Đối với cộng đồng xã hội, ngôn ngữ là
phương tiện gắn kết xã hội. Chính vì điều này, xã hội lại quay trở lại điều
chỉnh ngôn ngữ, hệ thống hoá, quy chuẩn hoá để ngôn ngữ có thể phục vụ
cộng đồng xã hội hiệu quả hơn. Nhưng quy định từ xã hội về ngôn ngữ chính
là nền tảng của chính sách ngôn ngữ. Rộng hơn, đối với dân tộc, quốc gia,
ngôn ngữ chính là tiêu chuẩn của tự trị, là biểu tượng về mọi lĩnh vực trong
một quốc gia. Vì vậy, việc đưa ra các chính sách ngôn ngữ hiệu quả và phù
hợp với quốc gia đồng thời cũng phù hợp với xu thế của toàn cầu hoá luôn là
cơ sở nền tảng để xây dựng một nhà nước văn minh và phát triển.
Chính sách ngôn ngữ không chỉ liên quan chặt chẽ đến các vấn đề như dân
tộc, tôn giáo, văn hoá, an ninh, quốc ph ng,… mà c n gắn với quyền lợi
chính trị, lợi ích quốc gia khi sử dụng một ngôn ngữ chung bên cạnh ngôn
ngữ quốc gia.
1.3.1.2. Cơ sở ngôn ngữ học
Nguyễn Văn Khang trong “Chính sách ngôn ngữ và lập pháp ngôn ngữ
tại Việt Nam” [11] cho rằng, chính sách ngôn ngữ được xây dựng trên nền
tảng: sự lựa chọn ngôn ngữ. Sự lựa chọn này bao gồm:
- Sự lựa chọn của những sự lựa chọn trong khi còn có thể có những sự
lựa chọn khác;
- Phụ thuộc vào mục đích giao tiếp, vì thế nó có thể diễn ra ở cộng
đồng hay các cá nhân đơn lẻ.
Sự lựa chọn đóng vai tr là cơ sở khoa học của các chính sách ngôn
ngữ, đó chính là sự lựa chọn ngôn ngữ vào các vị thế và chức năng khác nhau.
Đây cũng chính là cơ sở khoa học của mỗi quốc gia trong việc lựa chọn trở
thành quốc gia đơn ngữ hay đa ngữ, lựa chọn ngôn ngữ nào là ngôn ngữ quốc
gia, ngôn ngữ nào là ngôn ngữ thương mại.
13
1.3.1.3. Các mô hình chính sách ngôn ngữ
a. Các mô hình chính sách ngôn ngữ phổ biến
Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập đã dần đồng hoá một số các chính sách
của nhóm các quốc gia có cùng chung mục tiêu về văn hoá, thương mại,...
nhưng ngôn ngữ, hay cụ thể hơn là các chính sách về ngôn ngữ của mỗiquốc
gia đều có tính độc lập và cụ thể tuyệt đối. Mỗi quốc gia đều áp dụng các mô
hình khác nhau để thực hiện tại quốc gia của mình, một số các mô hình tiêu
biểu cho chính sách ngôn ngữ được thể hiện dưới các hình thức:
(i) Chính sách đồng hoá ngôn ngữ
Chính sách này nhằm hạn chế sự có mặt của các ngôn ngữ bị coi là
không c n thích nghi và hướng những người sử dụng ngôn ngữ yếu sang ngôn
ngữ đa số.
Chính sách này được phổ biến tại một số các nước thuộc địa trước đây.
Hầu hết các nước thuộc địa đều bị can thiệp bởi các chính sách ngôn ngữ của
các nước thực dân nhằm loại bỏ ngôn ngữ bản địa. Ví dụ như Việt Nam với
việc sử dụng rộng rãi chữ quốc ngữ thì chữ Nôm trở thành ngôn ngữ cần được
bảo tồn do người dân không còn sử dụng.
(ii) Chính sách thừa nhận địa vị khác nhau của các ngôn ngữ
Chính sách này cho phép cùng tồn tại các nhóm ngôn ngữ tại một quốc
gia theo các địa vị khác nhau. Nói cách khác, đây là chính sách đa ngữ và
giáo dục đa ngữ. Điển hình của việc áp dụng chính sách này là Singapore. Với
chính sách ngôn ngữ song ngữ, người dân Singapore sử dụng Tiếng Anh và
tiếng mẹ đẻ: Tiếng Hoa, Tamil và Melayu.
(iii)Chính sách ngôn ngữ không can thiệp
Chính sách này để cho ngôn ngữ tự phát triển và nhà nước không can
thiệp vào đời sống của mỗi ngôn ngữ cũng như giữa các ngôn ngữ. Chính
14
sách được thể hiện khá rõ ở Canada với việc người dân mong muốn giữ gìn
tiếng Pháp song hành cùng Tiếng Anh.
(iv) Chính sách bình ổn ngôn ngữ quốc gia
Chính sách này tôn vinh ngôn ngữ quốc gia. Đây chính là chính sách
một ngôn ngữ trong một quốc gia. Việc điều chỉnh ngôn ngữ của các quốc gia
này được thực hiện thông qua việc thể chế hoá hoặc các con đường gián tiếp
khác. Chính vì vậy, chính sách ngôn ngữ có hai hình thức: chính sách ngôn
ngữ hiện – thể hiện qua pháp luật và chính sách ngôn ngữ ẩn – thể hiện qua
các hình thức tuyên truyền về văn hoá, xã hội.
(v) Chính sách ngôn ngữ khu vực
Chính sách này thừa nhận quyền lãnh thổ của mọi ngôn ngữ thành viên
trong cộng đồng, lấy phạm vi sử dụng ngôn ngữ làm giới hạn.
(vi) Chính sách quốc tế hoá ngôn ngữ
Chính sách này lựa chọn một ngôn ngữ thông tin rộng lớn mang tính
quốc tế. Ví dụ: chính sách ngôn ngữ trong cộng đồng các nước nói tiếng Pháp
– Francophone…
b. Các mô hình chính sách thời kỳ toàn cầu hoá
(i) Những xu hướng thay đổi
Chính sách ngôn ngữ đã trở thành chính sách chiến lược đối với nhiều
quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Cùng với sự hội nhập mạnh mẽ, chính
sách ngôn ngữ cũng có nhiều biến động và thay đổi như:
- Chủ trương đa nguyên trong ngôn ngữ mà theo đó khuyến khích bảo
tồn ngôn ngữ của nhiều dân tộc trong một quốc gia.
- Quá trình dân chủ hoá với tiêu chí bảo vệ tính pháp lý của các ngôn
ngữ và giải quyết các xung đột ngôn ngữ.
- Sự hội tụ về ngôn ngữ, theo đó các dân tộc khác nhau trong một quốc
gia phải chọn một ngôn ngữ thích hợp trở thành ngôn ngữ chính.
15
- Sự phân biệt đối xử ngôn ngữ: đưa ra những điều kiện khắc nghiệt đối
với các ngôn ngữ thiểu số để giảm khả năng duy trì ngôn ngữ và dẫn đến tiêu
vong.
(ii) Mô hình chính sách ngôn ngữ mới
Từ thực tế trên đã dẫn đến việc ra đời mô hình chính sách ngôn ngữ
mới trong thời kỳ toàn cầu hoá. Đó là:
- Chính sách ngôn ngữ dân tộc hội tụ: nhằm giải quyết các vấn đề ngôn
ngữ theo hướng đồng hoá ngôn ngữ; chọn một ngôn ngữ cụ thể cho các dân
tộc trong một quốc gia.
- Chính sách ngôn ngữ dân tộc phân ly: giải quyết các vấn đề ngôn ngữ
theo hướng loại trừ hoặc giảm thiểu sự tiếp xúc ngôn ngữ giữa các dân tộc.
Quyền lợi quốc gia và quyền lợi dân tộc chính là điểm cần dung hoà
trong chính sách ngôn ngữ thời kỳ hội nhập. Điều này sẽ tạo nên sự thống
nhất đa dạng về ngôn ngữ.
Chính sách ngôn ngữ là một chính sách độc lập trong xu thế hội nhập
và có quan hệ với nhiều các vấn đề khác như: dân tộc, văn hoá, xã hội… chứ
không phải nằm trong chính sách dân tộc như trước đây.
Và vì chính sách ngôn ngữ là chính sách công, nên chủ thể của chính
sách không ai khác chính là Nhà nước với vai trò hoạch định, quyết định, thực
hiện, giám sát và đánh giá chính sách.
(iii)Chính sách ngôn ngữ nhỏ hơn quốc gia và chính sách ngôn ngữ
lớn hơn quốc gia
Chính sách ngôn ngữ là chính sách nằm trong phạm vi một quốc gia.
Chính sách ngôn ngữ nhỏ hơn quốc gia mang tính vùng miền của một quốc
gia nhưng không mâu thuẫn với chính sách ngôn ngữ của quốc gia đó.
Chính sách ngôn ngữ xuyên quốc gia là chính sách ngôn ngữ của một
nhóm quốc gia có những đặc điểm chung về mặt ngôn ngữ.
16
1.2. Khái niệm về song ngữ và chính sách giáo dục song ngữ
1.2.1. Khái niệm song ngữ và hiện tượng song ngữ
Song ngữ (Bilingual) được hiểu là việc sử dụng song song hai ngôn
ngữ. Người sử dụng song ngữ tức là người có thể sử dụng hai ngôn ngữ song
song trong cuộc sống hàng ngày bao gồm: nghe, nói đọc, viết và hơn thế nữa
là có thể cảm nhận bằng cả hai ngôn ngữ đó. Phần lớn, những người sử dụng
song ngữ thường có kiến thức ngôn ngữ và năng lực ngôn ngữ thứ nhất – hay
c n được gọi là tiếng mẹ đẻ hơn ngôn ngữ thứ hai. Tuy nhiên, cũng có phần
không nhỏ, có thể sử dụng cả hai thứ tiếng song song bằng nhau; điều này xảy
ra với những người không có tiếng mẹ đẻ (SWONAL – Speaker Without A
Native Language). Những người không có tiếng mẹ đẻ là những cá nhân bị
thay đổi ngôn ngữ liên tục khi còn bé do quá trình di chuyển hoặc do sự kết
hôn giữa các dân tộc khác nhau tạo nên.
Hiện tượng song ngữ (Bilingualism) là hiện tượng một người, một khu
vực hay một dân tộc sử dụng song song hai ngôn ngữ cùng một lúc. Như vậy,
có thể thấy rằng hiện tượng song ngữ có thể chia thành hiện tượng song ngữ
cá thể và hiện tượng song ngữ xã hội.
Hiện tượng song ngữ và chế độ song ngữ là hai khái niệm hoàn toàn
khác nhau. Hiện tượng song ngữ là hiện tượng cộng đồng ngôn ngữ hoặc một
bộ phận thành viên cùng sử dụng hai ngôn ngữ, còn chế độ song ngữ là quy
định về việc sử dụng ngôn ngữ; nói cách khác, chế độ song ngữ chính là chính
sách về giáo dục song ngữ tại một khu vực, lãnh thổ hay quốc gia.
1.2.2. Khái niệm giáo dục song ngữ
Thuật ngữ giáo dục song ngữ bắt đầu xuất hiện vào những năm 60 của
thế kỷ XX như một phương pháp đào tạo cho các sinh viên không phải là
người bản ngữ và được sử dụng như một ngôn ngữ thứ hai bên cạnh tiếng mẹ
đẻ. Ở Việt Nam, Nguyễn Quốc Hùng trong chia sẻ về dạy và học Tiếng Anh
17
cũng nêu rõ quan điểm về giáo dục song ngữ: “Nhiều trường học dạy tất cả
các môn bằng Tiếng Việt và thêm vài môn Tiếng Anh và họ gọi đó là song
ngữ. Như thế là không đúng. Song ngữ nghĩa là Tiếng Anh và Tiếng Việt phải
bổ trợ cho nhau phát triển về mặt ngôn ngữ. Một số môn dạy bằng Tiếng Anh,
một số dạy bằng Tiếng Việt, và một số bằng cả hai thứ tiếng” [40]. Nếu theo
như quan điểm của Nguyễn Quốc Hùng, việc giáo dục song ngữ không chỉ là
tập trung vào ngôn ngữ thứ hai mà đồng thời vẫn phải trau dồi tiếng mẹ đẻ để
hai thứ tiếng này bổ trợ cho nhau.
Chuyên gia giáo dục song ngữ người Canada W.F. Mackey và
M.Siguan người Tây Ban Nha trong cuốn “Đại cương về giáo dục song ngữ”
đã đưa ra định nghĩa về giáo dục song ngữ như sau: “Giáo dục song ngữ là chỉ
hệ thống giáo dục lấy hai ngôn ngữ làm phương tiện giảng dạy, trong đó một
ngôn ngữ thường là ngôn ngữ thứ nhất của học sinh” [38, tr. 3], đồng thời
cũng đưa ra các phạm vi giới hạn cho định nghĩa này:
- Nếu chỉ sử dụng một ngôn ngữ mà ngôn ngữ này không phải là ngôn
ngữ thứ nhất của học sinh, điều này không thể coi là giáo dục song ngữ.
- Hệ thống trường học không được chính nhà nước tại quốc gia đó coi
là hệ thống song ngữ, nhưng trên thực tế học sinh phải tiếp nhận song ngữ để
trở thành người thạo ngoại ngữ thì vẫn được công nhận là hệ thống giáo dục
song ngữ.
- Trong giáo trình đào tạo của hệ thống giáo dục song ngữ, có cả
chương trình giảng dạy ngôn ngữ khác thì cũng không thể coi là giáo dục
song ngữ.
Xã hội không ngừng phát triển, giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng,
người song ngữ, hiện tượng song ngữ xuất hiện ngày càng nhiều. Đây chính
là xu thế tất yếu của xã hội trong quá trình hội nhập và phát triển và là vấn đề
18
được đặt ra đối với mọi quốc gia khi đưa ra các chính sách ngôn ngữ để đảm
bảo sự hài hoà xã hội và bắt kịp với thời đại mới.
1.2.3. Khái niệm chính sách song ngữ
Từ cách tiếp cận về ngôn ngữ, song ngữ và chính sách công ở Việt nam
như nêu trên, có thể hiểu khái niệm về chính sách song ngữ như sau:
Chính sách song ngữ là tập hợp các quyết định của Chính phủ nhằm
đưa ra những giải pháp, công cụ chính sách để giải quyết các vấn đề về phổ
cập ngoại ngữ - cụ thể là Tiếng Anh và duy trì tiếng mẹ đẻ nhằm hướng tới
việc nâng cao nguồn nhân lực, phù hợp với xu thế toàn cầu hoá trong thời kỳ
hội nhập. Luận văn sẽ dựa trên định nghĩa này về chính sách song ngữ để tiếp
cận vấn đề nghiên cứu mà đề tài đã đặt ra.
1.3. Khái niệm về cảnh huống ngôn ngữ
1.3.1. Khái niệm cảnh huống ngôn ngữ
Language situation - Cảnh huống ngôn ngữ là tình hình tồn tại và hành
chức của các ngôn ngữ hoặc các hình thức của ngôn ngữ trong phạm vi cộng
đồng xã hội hay lãnh thổ.
Ngôn ngữ học xã hội nghiên cứu chức năng của ngôn ngữ dưới tác
động của các nhân tố xã hội. Thông qua nghiên cứu cảnh huống của ngôn
ngữ, sẽ có được các thông số cần thiết và cụ thể để nghiên cứu và đưa ra các
vấn đề ngôn ngữ cụ thể ở mặt cấu trúc - hệ thống, giao tiếp và góp phần giải
quyết các vấn đề ngôn ngữ quốc gia, dân tộc như các vấn đề về chính sách
ngôn ngữ, kế hoạch hóa ngôn ngữ và lập pháp ngôn ngữ… Nói đến cảnh
huống ngôn ngữ, như các nhà ngôn ngữ học đã chỉ ra, là nói đến toàn bộ các
hình thái tồn tại của một ngôn ngữ, hay toàn bộ các ngôn ngữ trong mối quan
hệ tương hỗ về lãnh thổ - xã hội và sự tương tác về mặt chức năng, trong giới
hạn của một khu vực địa lí, hay một thực thể hành chính - chính trị nhất định.
Do cảnh huống ngôn ngôn ngữ của một quốc gia thay đổi nên chính sách
19
ngôn ngữ của quốc gia ấy cũng phải thay đổi theo cho phù hợp. Bởi vậy việc
nghiên cứu cảnh huống ngôn ngữ để phục vụ cho việc hoạch định chính sách
ngôn ngữ luôn luôn có tính thời sự.
1.3.2. Xây dựng chính sách ngôn ngữ dựa trên mối quan hệ giữa
ngôn ngữ và chính trị
Pool Jonathan (1990) quan niệm rằng “… quyền lực chính trị có thể
được sử dụng nhằm mang lại sự thay đổi về ngôn ngữ, trong khi đó, sự thay
đổi về ngôn ngữ có thể được sử dụng nhằm phân phối lại quyền lực chính trị”
[11; tr. 35]. Thật vậy, ngôn ngữ và chính trị có một mối quan hệ tương tác
theo hướng phụ thuộc lẫn nhau. Thông qua các quy định, chính sách về ngôn
ngữ, chính phủ sẽ xây dựng hệ thống chính trị của quốc gia; ngược lại việc
xây dựng nên thực tế các quy định về ngôn ngữ cũng sẽ đạt được một cách
gián tiếp thông qua các tác động mang tính chính trị của nhà nước.
Ngôn ngữ là công cụ không thể thiếu đối với mỗi cộng đồng, đối với
mỗi cá nhân tham gia hoạt động chính trị. Chính sách hay thái độ, cách ứng
xử của mỗi cộng đồng đối với ngôn ngữ sẽ quyết định sự tồn vong hay phát
triển của ngôn ngữ đó. Đặc biệt, đối với các quốc gia đa ngữ, chính trị can
thiệp vào việc lựa chọn ngôn ngữ quốc gia, lựa chọn ngôn ngữ dân tộc hay
ngôn ngữ thương mại cho chính quốc gia đó. Đây chính là một mối quan hệ
tác động qua lại: chính trị quyết định đầu ra của chính sách ngôn ngữ và
ngược lại, chính chính sách ngôn ngữ tác động ngược trở lại chính trị. Ví dụ
như Sri lanka – Tổng thống Rajapaksa và nghị viện đã thông qua việc sử dụng
Tiếng Anh song hành cùng hai ngôn ngữ bản địa là Sinhala và Tamil và điều
này được ghi rõ trong Hiến pháp. Việc làm rõ chính sách ngôn ngữ bằng cách
thể chế hoá ở văn bản cao nhất của chính phủ đã ảnh hưởng đến tất cả các mặt
trong đời sống xã hội cũng như trong chính bộ máy lãnh đạo của chính phủ.
Việc quyết định lựa chọn ngôn ngữ nào đó trở thành ngôn ngữ quốc gia hay
20
ngôn ngữ chính thức của một đất nước thì ngôn ngữ đó sẽ trở thành tài
nguyên của quốc gia đó; nói cách khác, ngôn ngữ trở thành vấn đề chính trị,
tác động đến quyền lợi chính trị của quốc gia, của chính trị gia và các dân tộc
trong quốc gia đó.
Sự ảnh hưởng cao nhất của ngôn ngữ đối với chính trị chính là sự thể
chế hoá ngôn ngữ bằng chính sách ngôn ngữ. Để đưa ra được các chính sách
ngôn ngữ hiệu quả, thúc đẩy xã hội phát triển, nhà nước cần phải căn cứ vào
cảnh huống ngôn ngữ cụ thể, không chỉ ở chính quốc gia đó nói chung mà c n
dựa trên cơ sở của các cảnh huống ngôn ngữ theo vùng, lãnh thổ hay dân tộc
tại quốc gia đó. Một chính sách ngôn ngữ bình đẳng, hài hoà sẽ là đ n bẩy
thúc đẩy sự phát triển của xã hội và góp phần phát huy, bảo tồn bản sắc văn
hóa dân tộc.
1.3.3. Xây dựng chính sách ngôn ngữ dựa trên mối quan hệ giữa
ngôn ngữ và dân tộc
Ngôn ngữ chính là đặc trưng của mỗi dân tộc, nói đến dân tộc tức là nói
đến ngôn ngữ. Có rất nhiều dân tộc không có chữ viết, nhưng họ luôn có ngôn
ngữ riêng, ngôn ngữ đó được truyền khẩu từ cha mẹ sang con cái, từ thế hệ
này qua thế hệ khác. Ví dụ như Tiếng Hoa – có khoảng 16 ngôn ngữ khác
nhau nhưng chỉ có tiếng Quan thoại là có chữ viết, số còn lại được duy trì cho
đến hôm nay đều do các dân tộc truyền khẩu. Người Hoa có mặt khắp nơi trên
thế giới và sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau, nhưng khi về với dân tộc
mình, họ lại sử dụng ngôn ngữ mà khi sinh ra được bố mẹ dạy nói đầu tiên:
tiếng của dân tộc họ, tiếng mẹ đẻ.
Khi nói đến hiện tượng đa ngữ, hiển nhiên có một ngôn ngữ được gọi là
ngôn ngữ thứ nhất, đó là tiếng mẹ đẻ. Khái niệm tiếng mẹ đẻ được hiểu theo
cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo định nghĩa rộng thì bất cứ thứ tiếng nào
không có truyền thống chữ viết thì có thể coi máy móc là phương ngữ của
21