Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Chính sách song ngữ của singapore và bài học kinh nghiệm cho việt nam trong thời kỳ hội nhập tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.26 KB, 25 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

U

T

ẢI ANH

CHÍNH SÁCH SONG NGỮ CỦA SINGAPORE
VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP

Chuyên ngành:
Mã số:

Chính sách công
60.34.04.02

TÓM TẮT LUẬ VĂ T ẠC SĨ C Í

À ỘI - 2017

SÁC




Công trình được hoàn thành tại: Học Viện Khoa Học Xã Hội
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Bích Hạnh


Phản biện 1: TS. Phan Anh Tuấn
Trường Đại học Luật Tp Hồ Chí Minh

Phản biện 2: TS. Bùi Hải Đăng
Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM

Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ,
họp tại Cơ sở Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học
Xã hội Việt Nam – Chi Nhánh Tp Hồ Chí Minh vào hồi 09h30
ngày 02 tháng 10 năm 2017.

Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện Khoa học Xã hội


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngoại ngữ là cầu nối cho mọi sự phát triển, nhưng lâu nay
nước ta chưa chú trọng vấn đề đào tạo ngoại ngữ. Anh ngữ là vấn đề
mở, không chỉ Việt Nam mà cả thế giới, trong đó có Trung Quốc,
cũng rất quan tâm. Việc người Singapore nói thạo Tiếng Anh là kết
quả tốt đẹp của "chính sách song ngữ" mà ông Lý Quang Diệu nỗ lực
gây dựng và sau hơn 10 năm, kể từ khi lập quốc năm 1965,
Singapore đã có một thế hệ trẻ nói Tiếng Anh tốt.
Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 hướng tới mục tiêu đổi mới
toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc
dân được quản lý không hiệu quả. Cho nên, dù tiêu tốn không ít tiền
ngân sách nhưng sau 3 năm triển khai (2011 - 2013) vẫn có tới 90%
giáo viên THPT chưa đạt chuẩn. [2]
Vậy, muốn Việt Nam có một chỗ đứng trên trường quốc tế thì
trước hết thế hệ trẻ Việt Nam phải thành thạo tiếng Anh, điều này

phụ thuộc nhiều vào chính sách giáo dục ngoại ngữ mới của nước
nhà.
Xuất phát từ những thực tế nêu trên, chúng tôi xin mạnh dạn
lựa chọn đề tài “Chính sách song ngữ của Singapore và bài học
kinh nghiệm cho Việt nam trong thời kỳ hội nhập” làm luận văn tốt
nghiệp hệ đào tạo Thạc sĩ, chuyên ngành Chính sách công, hy vọng
kết quả của luận văn sẽ góp phần vào việc thúc đẩy chính sách song
ngữ tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập toàn cầu.
2. Tình hình nghiên cứu
2.1. Các nghiên cứu ngoài nước
Từ những năm 50 của thế kỷ XX trở lại đây, lý luận và thực
tiễn giáo dục song ngữ ở ngoài nước phát triển mạnh mẽ. Vào những
1


năm 1980, Tác giả Nikolskij trong nghiên cứu “Chính sách ngôn ngữ
ở các nước Á – Phi” đã đưa ra vấn đề vai trò của ngôn ngữ và chính
sách ngôn ngữ tại các nước Á – Phi. Tác giả L. Quentin Dixon Harvard University Graduate School of Education với nghiên cứu:
The Billingual Education Policy in Singapore – Implication for
Second Language Acquisition tại Đại học Harvard đã có các lý
thuyết cụ thể về "tiếng mẹ đẻ" - những ngôn ngữ này có thể không
phải là ngôn ngữ chính của học sinh và kết quả là nhiều học sinh
đang học hai thứ tiếng mẹ đẻ ở trường…
2.2. Các nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, nhiều đề tài tương tự cũng đã được nghiên cứu
nhưng là nghiên cứu dưới góc độ các chính sách chung về giáo dục,
cụ thể như Tài liệu Chính sách quốc gia về giáo dục và phát triển
nguồn nhân lực Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập của
PGS.TS. Trần Khánh Đức (2013), các nghiên cứu về ngôn ngữ như
Chính sách ngôn ngữ và lập pháp ngôn ngữ ở Việt Nam của GS.TS

Nguyễn Văn Khang (2014). Ở cấp độ luận văn, luận án, đã có một số
tác giả nghiên cứu về cảnh huống ngôn ngữ hoặc chính sách ngôn
ngữ đối với tiểu vùng như tác giả Trần Thị Phương Nguyên trong
luận án tiến sĩ “Cảnh huống ngôn ngữ ở cộng đồng Chăm tại thành
phố Hồ Chí Minh” (2014), Nguyễn Thị Thu Trang (2015): “Chính
sách giáo dục song ngữ ở vùng dân tộc thiểu số Trung Quốc từ cải
cách mở cửa đến nay”…. Ở góc độ các bài nghiên cứu, một số các
tác giả nghiên cứu về sự thành công của Singapore như: Tác giả Trần
Khánh với bài nghiên cứu: “Kinh nghiệm phát triển sức mạnh quốc
giá của Singapore”. Lê Thanh Hương với bài nghiên cứu: “Tính
cộng đồng, tính cá nhân và thành công trong phát triển đất nước của
Singapore” trên tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á), “Tính cộng đồng,
2


tính cá nhân và thành công trong phát triển đất nước của
Singapore” (Lê Thanh Hương, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á)…
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
- Nghiên cứu những khái niệm về chính sách ngôn ngữ, song
ngữ và chính sách song ngữ của Singapore trong những năm qua Nêu ra những thành tựu giáo dục của Singapore như là kết quả của
chính sách giáo dục của chính phủ;
- Từ chính sách và thành tựu của Singapore, có thể rút ra một
số hàm ý chính sách cho Việt Nam. Vì hai nước cùng nằm trong khu
vực Đông Nam Á, cùng nằm trong khối ASEAN, ASEM với đối
thoại 3 nòng cốt (Đối thoại chính trị, anh ninh và kinh tế, văn hoá và
giáo dục),… đồng thời quá trình cải cách của Việt Nam những năm
gần đây và cách thức hội nhập có phần tương tự Singapore.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong luận văn này, đối tượng nghiên cứu là chính sách song
ngữ và thành tựu tiêu biểu của chính sách song ngữ tại Singapore khi

tách khỏi Liên bang Malaysia cho đến nay và các kinh nghiệm mà từ
đó, Việt Nam có thể học tập từ Singapore. Do đó, phạm vi nghiên
cứu của luận văn không chỉ trình bày về chính sách song ngữ tại
Singapore mà cũng mở rộng sang cả những vấn đề về chính sách
ngoại ngữ tại Việt Nam.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Khi triển khai nghiên cứu này, chúng tôi vận dụng kết hợp một số
phương pháp chủ yếu như: phương pháp tổng hợp để thu thập, phân
tích và khai thác thông tin từ các nguồn tài liệu thứ cấp liên quan đến
đề tài nghiên cứu,…. Kết hợp với các phương pháp khát quát thực
tiễn, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích định tính nhằm
khảo sát kinh nghiệm, nhận thức, động cơ thúc đẩy, hành vi,…
3


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu đề tài là minh chứng cho việc vận dụng
các lý thuyết về chính sách ngôn ngữ, chính sách song ngữ, lý thuyết
phân tích chính sách công, đánh giá chính sách công là cần thiết
trong quá trình nghiên cứu chính sách song ngữ, từ đó đưa ra được
những hàm ý cho việc xây dựng chính sách song ngữ tại Việt nam.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần nâng cao nhận thức
đối với việc đưa ra chính sách ngôn ngữ hiệu quả, từ đó nâng cao
việc dạy, học ngoại ngữ; định hướng xây dựng chính sách song ngữ
tại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mục lục, mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo,
phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày theo 3 chương:
Chương 1. Lý luận về chính sách ngôn ngữ và khái niệm về
chính sách song ngữ.

Chương 2. Thực tiễn chính sách song ngữ của Singapore.
Chương 3. Những hàm ý chính sách song ngữ cho Việt Nam
trong thời kỳ hội nhập.

4


Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH NGÔN NGỮ
1.1. Khái niệm về chính sách và chính sách ngôn ngữ
1.1.1. Khái niệm về chính sách
“Chính sách công là một tập hợp các quyết định chính trị có
liên quan của Nhà nước nhằm lựa chọn mục tiêu cụ thể và giải pháp,
công cụ thực hiện giải quyết các vấn đề của xã hội theo mục tiêu
tổng thể đã xác định” [9].
1.1.2. Khái niệm về chính sách ngôn ngữ
Chính sách ngôn ngữ được khái niệm hoá như sau: Chính sách
ngôn ngữ là một tập hợp các quyết định về ngôn ngữ của Nhà nước
nhằm đưa ra mục tiêu cụ thể và các giải pháp, công cụ chính sách để
giải quyết các vấn đề về ngôn ngữ nhằm thực hiện mục tiêu tổng thể
đã xác định.
1.1.3. Cơ sở ra đời của chính sách ngôn ngữ
1.1.3.1. Cơ sở xã hội
Chính sách ngôn ngữ chính là sự can thiệp của chính phủ vào
ngôn ngữ nhằm xử lý mối quan hệ giữa ngôn ngữ với con người và
xã hội. Việc lựa chọn sử dụng ngôn ngữ như thế nào hay sử dụng bao
nhiêu ngôn ngữ trong một quốc gia,… chính là cơ sở của chính sách
ngôn ngữ.
1.1.3.2. Cơ sở ngôn ngữ học
Chính sách ngôn ngữ được xây dựng trên nền tảng: sự lựa

chọn ngôn ngữ. Sự lựa chọn đóng vai trò là cơ sở khoa học của các
chính sách ngôn ngữ, đó chính là sự lựa chọn ngôn ngữ vào các vị
thế và chức năng khác nhau. Đây cũng chính là cơ sở khoa học của
mỗi quốc gia trong việc lựa chọn trở thành quốc gia đơn ngữ hay đa

5


ngữ, lựa chọn ngôn ngữ nào là ngôn ngữ quốc gia, ngôn ngữ nào là
ngôn ngữ thương mại, …
1.1.3.3. Các mô hình chính sách ngôn ngữ
a. Các mô hình chính sách ngôn ngữ phổ biến
(i) Chính sách đồng hoá ngôn ngữ
(ii) Chính sách thừa nhận địa vị khác nhau của các ngôn ngữ
(iii) Chính sách ngôn ngữ không can thiệp
(iv) Chính sách bình ổn ngôn ngữ quốc gia
(v) Chính sách ngôn ngữ khu vực
(vi) Chính sách quốc tế hoá ngôn ngữ
b. Các mô hình chính sách thời kỳ toàn cầu hoá
(vii) Những xu hướng thay đổi
(viii) Mô hình chính sách ngôn ngữ mới
(ix)

Chính sách ngôn ngữ nhỏ hơn quốc gia và chính sách

ngôn ngữ lớn hơn quốc gia
1.2. Khái niệm về song ngữ và chính sách giáo dục song ngữ
1.2.1. Khái niệm song ngữ và hiện tượng song ngữ
Song ngữ (Bilingual) được hiểu là việc sử dụng song song hai
ngôn ngữ. Người sử dụng song ngữ tức là người có thể sử dụng hai

ngôn ngữ song song trong cuộc sống hàng ngày bao gồm: nghe, nói
đọc, viết và hơn thế nữa là có thể cảm nhận bằng cả hai ngôn ngữ đó.
Hiện tượng song ngữ (Bilingualism) là hiện tượng một người,
một khu vực hay một dân tộc sử dụng song song hai ngôn ngữ cùng
một lúc.
1.2.2. Khái niệm về giáo dục song ngữ
Thuật ngữ giáo dục song ngữ bắt đầu xuất hiện vào những
năm 60 của thế kỷ XX như một phương pháp đào tạo cho các sinh

6


viên không phải là người bản ngữ và được sử dụng như một ngôn
ngữ thứ hai bên cạnh tiếng mẹ đẻ.
“Giáo dục song ngữ là chỉ hệ thống giáo dục lấy hai ngôn ngữ
làm phương tiện giảng dạy, trong đó một ngôn ngữ thường là ngôn
ngữ thứ nhất của học sinh” [38; tr.3].
1.2.3. Khái niệm về chính sách song ngữ
Chính sách song ngữ là tập hợp các quyết định của Chính phủ
nhằm đưa ra những giải pháp, công cụ chính sách để giải quyết các
vấn đề về phổ cập ngoại ngữ - cụ thể là Tiếng Anh và duy trì tiếng
mẹ đẻ nhằm hướng tới việc nâng cao nguồn nhân lực, phù hợp với xu
thế toàn cầu hoá trong thời kỳ hội nhập. Luận văn sẽ dựa trên định
nghĩa này về chính sách song ngữ để tiếp cận vấn đề nghiên cứu mà
đề tài đã đặt ra.
1.3. Khái niệm về cảnh huống ngôn ngữ
1.3.1. Khái niệm về cảnh huống ngôn ngữ
Language situation - Cảnh huống ngôn ngữ là tình hình tồn tại
và hành chức của các ngôn ngữ hoặc các hình thức của ngôn ngữ
trong phạm vi cộng đồng xã hội hay lãnh thổ.

Thông qua nghiên cứu cảnh huống của ngôn ngữ, sẽ có được
các thông số cần thiết và cụ thể để nghiên cứu và đưa ra các vấn đề
ngôn ngữ cụ thể ở mặt cấu trúc - hệ thống, giao tiếp và góp phần giải
quyết các vấn đề ngôn ngữ quốc gia, dân tộc như các vấn đề về chính
sách ngôn ngữ, kế hoạch hóa ngôn ngữ và lập pháp ngôn ngữ…
1.3.2. Xây dựng chính sách ngôn ngữ dựa trên mối quan hệ
giữa ngôn ngữ và chính trị
Thông qua các quy định, chính sách về ngôn ngữ, chính phủ sẽ
xây dựng hệ thống chính trị của quốc gia; ngược lại việc xây dựng

7


nên thực tế các quy định về ngôn ngữ cũng sẽ đạt được một cách
gián tiếp thông qua các tác động mang tính chính trị của nhà nước.
1.3.3. Xây dựng chính sách ngôn ngữ dựa trên mối quan hệ
giữa ngôn ngữ và dân tộc
Ngôn ngữ chính là đặc trưng của mỗi dân tộc; nói đến dân tộc
tức là nói đến ngôn ngữ.
1.3.4. Xây dựng chính sách ngôn ngữ dựa trên mối quan hệ
giữa ngôn ngữ và quốc gia
Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và quốc gia chính là mối quan hệ
giữa tính phong phú đa dạng của ngôn ngữ và sự phát triển của chính
quốc gia đó. Giải quyết mối quan hệ này chính là quá trình hoạch
định chính sách ngôn ngữ.
1.4. Quan điểm, mục tiêu của giáo dục ngoại ngữ tại Việt
Nam
Giáo dục ngoại ngữ - cụ thể là phổ cập ngôn ngữ Tiếng Anh
nhằm đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống
giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới

ở các cấp học, trình độ đào tạo… là mục tiêu chung của Đảng và Nhà
nước ta. Quan điểm và định hướng này được thể hiện rõ qua Quyết
định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Dạy và học
ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020”
QĐ 1400/QĐ-TTG ngày 30 tháng 9 năm 2008.
1.5. Vấn đề chính sách giáo dục ngoại ngữ ở Việt am
Việt Nam đã và đang từng bước hội nhập sâu rộng vào nền
kinh tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên, để tất cả những điều trên trở
nên tích cực, hiệu quả trong tiến trình hội nhập của đất nước, chúng
ta lại thiếu đi một cầu nối vô cùng quan trọng: ngôn ngữ quốc tế - để
công dân Việt Nam có thể tiếp thu và bắt kịp với xu thế mới của kinh
8


tế quốc tế, thì tiến trình hội nhập của Việt Nam có nguy cơ tụt hậu
ngày càng xa hơn.
1.6.

iải pháp và công cụ chính sách

Hiện tại, các giải pháp và công cụ thực hiên chính sách được
hướng dẫn theo Quyết định về việc phê duyệt Đề án “Dạy và học
ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020”
của Thủ tướng Chính phủ ngày 30/9/2008.
1.7. Chủ thể của chính sách
Có ba loại chủ thể tham gia vào chính sách giáo dục phổ cập
Tiếng Anh: một là, cơ quan nhà nước; hai là các giáo viên, giảng
viên cần được bồi dưỡng, nâng cao trình độ; ba là các học sinh, sinh
viên ở các cấp học.
1.8. Thể chế chính sách

Ở Việt Nam, Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Đề án ngoại
ngữ 2020 [4] là văn bản mang ý nghĩa định hướng giáo dục ngoại
ngữ ở Việt nam có quy định các Bộ, Ngành liên quan tham gia như:
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Thông tin và
Truyền thông, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương, Các cơ sở giáo dục.
1.9. hững nhân tố tác động đến chính sách
1.9.1. Nhân tố bên trong
Hệ thống chính trị gồm văn hóa chính trị, hiến pháp và thể chế
chính trị.
Chính sách còn chịu sự tác động của các yếu tố như vai trò của
công luận và truyền thông: Thể hiện qua việc truyền tải, phản ánh
những những thông tin, bình luận của người dân, …. Hệ thống các
9


giá trị xã hội có vai trò định hướng khi các tổ chức xã hội tham gia
vào quá trình chính sách. Hệ thống kinh tế đòi hỏi các nhà hoạch
định chính sách phải nghiên cứu, cân nhắc khi đề xuất các gói chính
sách. Các yếu tố thuộc về ngay bên trong cơ quan lập chính sách, đó
là năng lực hoạch định chính sách của Nhà nước.
1.9.2. Nhân tố bên ngoài
Hệ thống giáo dục quốc dân còn chịu ảnh hưởng bởi các nhân
tố bên ngoài như yếu tố địa chính trị, được xác định bằng tiềm lực
chính trị, kinh tế, dân số và mặt bằng trí thức với các nước trong khu
vực.
Tiểu kết
Trong chương 1, những khái niệm về chính sách ngôn ngữ,

chính sách song ngữ, các vấn đề song ngữ đến các mô hình chính
sách ngôn ngữ đã được làm rõ. Chương này, cũng đồng thời đưa ra
và cụ thể các vấn đề lý thuyết liên quan đến vấn đề, quan điểm, chủ
thể, thể chế và các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách. Đặc biệt, phân
tích sâu hơn những điểm khác nhau giữa các mối quan hệ của chính
sách với dân tộc, chính trị và quốc gia.
Ngoài ra, phần lý luận cũng đưa ra các khái niệm lý luận về
cảnh huống ngôn ngữ. Nắm được cảnh huống ngôn ngữ sẽ giúp cho
việc nhìn nhận các chính sách ngôn ngữ đã và đang được ban hành
chính xác hơn.

10


Chương 2
THỰC TI N CHÍNH SÁCH SONG NGỮ CỦA
SINGAPORE
2.1.

iới thiệu chung về Singapore

Năm 2005 theo báo cáo của ngân hàng thế giới Singapore
được xếp hạng thứ 3 trên tổng số 45 nước trên thế giới có môi trường
kinh doanh thuận lợi. Singapore trở thành quốc gia sử dụng dịch vụ
viễn thông lớn nhất tại châu Á với tỉ lệ sử dụng dịch vụ Internet là 42
%. Thành công đó có được từ những chính sách hết sức linh hoạt,
nhạy bén của chính phủ Singapore trong sự phát triển kinh tế, đẩy
mạnh hợp tác đầu tư, xây dựng bộ máy hành chính trong sạch, và
một yếu tố góp phần vô cùng quan trọng trong thành công đó là nhờ
sự đầu tư vào việc lựa chọn chính sách hài hoà các dân tộc trong một

quốc gia đồng thời bắt kịp với xu thế của thời đại.
2.2. Thể chế chính trị
2.2.1. Mô hình tổ chức và hệ tư tưởng của Đảng lãnh đạo –
Đảng Nhân dân hành động - PAP (People Action Party)
Về mặt tổ chức, hệ thống chính trị của Singapore tồn tại cơ
chế đa đảng nhưng chỉ có một Đảng mạnh tuyệt đối liên tục nắm
quyền trong suốt 50 năm qua, đó là Đảng nhân dân hành động.
Trong Cương lĩnh của PAP đã đưa ra vấn đề: phục vụ đất
nước và thúc đẩy sự thịnh vượng của người dân với bốn điểm chính
trong hệ tư tưởng:
- Chủ nghĩa thực dụng;
- Chế độ nhân tài;
- Chủ nghĩa đa sắc tộc;
- Các giá trị châu Á hay chủ nghĩa cộng đồng.

11


Về mặt tổ chức, đứng đầu PAP là Uỷ ban chấp hành Trung
ương (Central Executive Committee – CEC).
2.2.2. Tại sao Singapore chọn PAP
(i) PAP lấy phát triển kinh tế làm tiền đề cho sự ổn định
chính trị và xã hội, xây dựng tính chính đáng:
(ii)PAP tập trung quyền lực thông qua bộ máy nhà nước
2.2.3. Thể chế chính sách
Hiến pháp cũng là luật cơ bản và có hiệu lực pháp lý cao nhất.
Liên quan đến chính sách song ngữ, Điều 153A, Hiến pháp
Singapore cũng quy định rõ về việc sử dụng 04 ngôn ngữ chính thức
là: Tiếng Melayu, Tiếng Quan Thoại, Tiếng Tamil và Tiếng Anh.
Nhưng với thể chế chính trị nêu trên cùng với ảnh hưởng của Đảng

PAP nói chung và sự ảnh hưởng cá nhân của Ông Lý Quang Diệu
nói riêng, chính sách giáo dục song ngữ tại Singapore đã được quy
định rất rõ ràng trong việc phát triển ngôn ngữ Tiếng Anh.
2.3. Thiết kế chính sách song ngữ của Singapore
Điều 153A, Hiến pháp Singapore và tiền thân là Đạo luật Độc
lập Singapore 1965 quy định [7]:
Tiếng Melayu, Tiếng Quan Thoại, Tiếng Tamil và Tiếng Anh
là 4 ngôn ngữ chính thức của Singapore.
Ngôn ngữ quốc gia là Tiếng Melayu và chữ viết Latin.
Với điều kiện là:
Không ai bị ngăn cấm hay cản trở việc sử dụng hay học và dạy
bất kỳ ngôn ngữ nào khác;
Không có gì trong Điều này có thể tác động đến quyền của
Chính phủ trong việc bảo vệ và duy trì việc sử dụng và học tập ngôn
ngữ của bất kỳ cộng đồng nào khác ở Singapore.

12


Mặc dù quy định về mặt pháp lý như vậy nhưng trên thực tế
Tiếng Anh có vị thế hơn tại Singapore bởi các chính sách thúc đẩy
hỗ trợ từ Chính phủ.
2.4. Vấn đề của chính sách song ngữ
2.4.1. Cảnh huống ngôn ngữ tại Singapore thời điểm ban
hành chính sách ngôn ngữ song ngữ
Singapore là một quốc gia đa sắc tộc với người Hoa chiếm
76% dân số, người Malay (Melayu) chiếm 15% và người Ấn chiếm
5%. Tôn trọng lịch sử, Singapore đã quyết định lấy Tiếng Melayu là
ngôn ngữ quốc gia. Tiếng Hoa là ngôn ngữ chung của người Hoa ở
Singapore với sự đa dạng về phương ngữ. Vì thế, cách lựa chọn là:

lấy tiếng phổ thông Hán ngữ (Quan thoại) của Trung Quốc làm
chuẩn, lấy âm Bắc Kinh làm âm tiêu chuẩn, áp dụng phương án chữ
Hán giản hoá và phương án phiên âm Latin Tiếng Hán. Tiếng Tamil
được quy định là ngôn ngữ chung của người Ấn ở Singapore mặc dù
cũng có một số bộ phận sử dụng Tiếng Hindi, Tiếng Sinhala.
2.4.2. Vấn đề chính sách
Người Hoa chiếm tới hơn 75% dân số tại Singapore nhưng
Tiếng Hoa không thể là ngôn ngữ phổ cập hay ngôn ngữ thương mại
tại đất nước này. Với cương vị hơn 31 năm làm thủ tướng của một
hòn đảo của người Hoa nhưng có vị trí địa lý tại vùng lãnh hải của
người Malay, thuộc khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Ông Lý
Quang Diệu phải chắc chắn rằng, Singpore cần quan hệ tốt với các
nước láng giềng nhưng cũng phải tự vươn lên để tìm con đường phát
triển cho đất nước. Đây chính là định hướng tiên quyết và cơ bản cho
mọi chính sách ở Singapore, bao gồm cả các chính sách về ngôn ngữ.
“Ở Singapore, vấn đề ngôn ngữ là vấn đề chính trị”[33]
2.5. Mục tiêu của chính sách
13


(i) Tất cả học sinh có thể đạt được các kỹ năng cơ bản, đặc biệt
trong ngữ pháp, chính tả và cách phát âm để họ có thể sử dụng tiếng
Anh trong các tình huống hàng ngày;
(ii) Đa số học sinh có thể đạt được trình độ tiếng Anh tốt cả
nói và viết để có thể tham gia vào các ngành dịch vụ khác nhau và;
(iii) ít nhất 20% học sinh có thể đạt trình độ cao về tiếng Anh để
duy trì sự cạnh tranh của Singapore trong các ngành nghề khác nhau.
2.6. Quan điểm về chính sách song ngữ của Singapore
2.6.1. Việc tiếp cận với ngôn ngữ thứ hai càng sớm thì sẽ
nhanh đạt đến trình độ cao hơn

Chính sách của Singapore về việc nhấn mạnh học Tiếng Anh,
ngay từ khi bắt đầu học chính thức rõ ràng bắt nguồn từ niềm tin
rằng trẻ em sẽ học Tiếng Anh tốt hơn trước khi bắt đầu học ngôn ngữ.
2.6.2. Phát triển ngôn ngữ ở nhà (tiếng mẹ đẻ) không hữu
ích về mặt học thuật để phát triển các kỹ năng Tiếng Anh
2.6.3. Dành nhiều thời gian cho việc học một ngôn ngữ sẽ
dẫn đến sự thành thạo hơn trong ngôn ngữ đó
2.6.4. Học cách đọc cả hệ thống chữ viết và chữ viết khó hơn
việc học đọc bằng hai ngôn ngữ
2.6.5. Khả năng học nhiều hơn một ngôn ngữ có liên quan
đến thành tích học tập phổ thông
2.6.6. Giữ vững ngôn ngữ dân tộc sẽ bảo vệ bản sắc dân tộc,
ý thức về "gốc rễ" và các giá trị văn hoá
2.7. Các giải pháp cho chính sách song ngữ của Singapore
2.7.1. Vì sao lại chọn chính sách song ngữ
Năm 1959, Thủ tướng Lý Quang Diệu và cộng sự quyết định
dùng Tiếng Melayu làm quốc ngữ, song sau đó các nhà lãnh đạo đã
nhận ra rằng Tiếng Anh phải là ngôn ngữ nơi làm việc và là ngôn
14


ngữ chung. Bên cạnh đó trong dư luận xã hội có nhiều luồng phản
ứng khi đề nghị chính phủ đảm bảo vị thế của người Hoa như một
ngôn ngữ chung vì người Hoa chiếm một số lượng đông đảo dân số
của Singapore. Từ những vấn đề đó, chính phủ Singapore đã đưa ra
phương án song ngữ nhằm mục đích để Tiếng Anh trở thành ngôn
ngữ chung ở Singapore làm cầu nối cho mọi công dân có nguồn gốc
chủng tộc khác nhau.
2.7.2. Chính sách song ngữ nhằm duy trì hòa bình sắc tộc
Chính sách song ngữ chính thức được công nhận vào năm

1966 nhằm đảm bảo sự đa dạng văn hóa, thực hiện nguyên tắc song
ngữ và bình đẳng của 4 luồng giáo dục Melayu, Trung Quốc, Anh và
Tamil.
2.7.3. Tiếng Anh –ngôn ngữ quốc tế cần thiết
Trong xu hướng toàn cầu hóa, Tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế,
ngôn ngữ nơi làm việc và đặc biệt rất phù hợp với một cộng đồng
giao thương như Singapore. Tiếng Anh sẽ phá vỡ những rào cản
ngôn ngữ và văn hóa trong giao tiếp lớp trẻ, đồng thời xóa bỏ đi
những bất công trong cơ hội tìm kiếm việc làm giữa các thí sinh tốt
nghiệp trường Tiếng Anh và các trường tốt nghiệp thứ tiếng khác.
2.7.4. Công cụ và các chính sách hỗ trợ cho chính sách song ngữ
(i) Kết hợp mô hình giáo dục theo kiểu phương Đông và
phương Tây
Việc kết hợp cùng lúc hai mô hình giáo dục Đông –Tây này
sẽ đào tạo ra những con người Singapore mới toàn diện, có nhân
cách, biết giữ gìn các giá trị đạo đức chân chính, sống khoan dung và
có lòng tự hào về bản thân mình và đất nước mình.
(ii) Mô hình “Dạy ít học nhiều”

15


Theo chiến lược “Dạy ít, học nhiều” – tức là tập trung nâng
cao chất lượng học tập của sinh viên bằng cách tạo thêm nhiều
“khoảng trống” trong chương trình học để giáo viên có thể thực hiện
những kế hoạch giảng dạy riêng, cùng sinh viên và bồi dưỡng nghiệp
vụ.Với mô hình “Dạy ít, học nhiều”, kiểu học vẹt, học vì thành tích
sẽ bị loại bỏ. Thay vào đó, sinh viên sẽ chủ động hơn trong học tập,
khám phá tri thức thông qua các thí nghiệm, trải nghiệm thực tế, học
các kỹ năng sống và xây dựng nhân cách nhờ chiến lược đào tạo hiệu

quả và sáng tạo.
2.8. Kết quả thực hiện chính sách song ngữ của Singapore
Chính sách song ngữ nhằm nhằm nâng cao kỹ năng ngôn ngữ
tiếng Anh và tiếng mẹ đẻ của học sinh. Chính sách này đã được coi
là thành công vì tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên nói rằng họ biết chữ
tiếng Anh tăng từ 56% năm 1990 lên 77% năm 2010; Và tỷ lệ dân số
cư trú đã tuyên bố rằng họ biết chữ bằng hai thứ tiếng trở lên đã tăng
từ 40% năm 1990 lên 68% trong năm 2010. Trong năm 2013, 89%
và 97% học sinh trung học cơ sở đã hoàn thành kỳ thi trình độ thông
thạo tiếng Anh và tiếng Trung - Chứng chỉ Giáo dục Tổng quát
Singapore - Cambridge (Cấp thông thường) ("GCE 'O' Level) [41].
Sau hơn 50 năm nhìn lại, chính sách giáo dục vô cùng khôn
ngoan và táo bạo của ông Lý đã giúp các thế hệ Singapore
vừa giỏi về Tiếng Anh mà vẫn không kém đi về tiếng Hoa.
2.9. hững khó khăn và thuận lợi
Khi chính sách này của chính phủ được đưa ra, họ cũng phải
đối mặt với một làn sóng phản đối mạnh mẽ của những người gốc
Hoa. Đứng giữa hai lựa chọn khó khăn, Lý Quang Diệu cho thấy tầm
nhìn xa của mình qua cách kết hợp cả hai ngôn ngữ đó lại. Ông cho
rằng, nếu các tiếng mẹ đẻ (bao gồm Tiếng Hoa, Melayu và Ấn Độ)
16


gắn kết người dân Singapore bằng nguồn gốc, văn hóa và di sản tinh
thần của từng dân tộc.
2.10.

ạn chế của chính sách này

Chính sách song ngữ bằng Tiếng Anh và Tiếng Melayu, Tiếng

Hoa hay Tiếng Tamil đều là gánh nặng lên vai học sinh vì 3 ngôn
ngữ mẹ đẻ này hoàn toàn không can hệ gì đến Tiếng Anh. Tiếng
Quan Thoại (tiếng Hoa phổ thông) thuộc ngữ hệ Hán Tạng, tiếng
Melayu thuộc ngữ hệ Nam Đảo, Tiếng Tamil thuộc ngữ hệ Nam Á.
Những người có bằng cấp ở Singapore muốn du học và làm
việc tại những môi trường tốt hơn như Anh, Úc là điều rất dễ dàng vì
họ có trong tay chìa khóa Tiếng Anh, vì thế đây cũng là một hạn chế
do nó thúc đẩy tình trạng chảy máu chất xám ở Singapore.
Về mặt thể chế, cả ba thứ Tiếng Quan thoại, Melayu và Tamil
vẫn bình đẳng với Tiếng Anh nhưng trên thực tế, các thứ tiếng mẹ đẻ
cùng với nền văn hoá gốc của các dân tộc đang bị suy yếu ở
Singapore.
Hiện tượng người không có tiếng mẹ đẻ (SWONAL – Speaker
Without a Native Language).
Tiểu kết
Chính phủ Singapore đã có nhận thức và đủ “thiên thời, địa lợi,
nhân hòa” để đặt ra chính sách cơ bản về ngôn ngữ: mọi học sinh
phải ưu tiên học Tiếng Anh, và tiếng dân tộc của ba dân tộc chính đặt
ở vị trí lùi lại. Hành trình của một cuộc chuyển đổi không phải không
cam go song rất thành công của Chính phủ Singapore - một quốc gia
đa sắc tộc - áp dụng chính sách cơ bản về ngôn ngữ nhằm phục vụ
tốt nhất cho mục tiêu hội nhập quốc tế.

17


Chương 3


ÀM Ý C Í


C O VIỆT AM TRO

SÁC

SO

T ỜI KỲ


ỘI

ẬP

3.1. Cảnh huống ngôn ngữ và Đề án dạy và học ngoại ngữ
trong hệ thống giáo dục quốc dân 2008 – 2020
3.1.1. Đặc điểm cảnh huống ngôn ngữ Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ với 54 dân
tộc và ứng với nó là 54 ngôn ngữ. Mỗi dân tộc Việt Nam đều có
ngôn ngữ của riêng mình. Việc đưa ra thêm một ngôn ngữ mang tính
thương mại, phổ cập song song cùng với Tiếng Việt là Tiếng Anh
nhằm thúc đẩy việc giao thương cũng như bắt kịp với xu thế của thế
giới là điều cần làm; song cũng phải tính đến những vấn đề liên quan
đến việc duy trì ngôn ngữ của các dân tộc khác nói riêng và Tiếng
Việt nói chung trong việc dạy và học
3.1.2. Vấn đề của chính sách
Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 đặt ra mục tiêu: đến năm 2020
đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng và Đại
học có đủ năng lực ngoại ngữ, sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp,
học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn

hóa; đồng thời có thể biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người
dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước. Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 đã đi được 2/3 chặng đường
với gần 10.000 tỷ đồng được đầu tư, nhưng hiệu quả mang lại theo
nhiều đánh giá là chưa tương xứng.
3.1.3. Mục tiêu chính sách giáo dục ngoại ngữ
3.1.3.1. Mục tiêu tổng thể
Theo Đề án Ngoại ngữ quốc gia giai đoạn 2008 - 2020, mục
tiêu tổng thể đến năm 2020, đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp
18


Trung cấp, Cao đẳng và Đại học có đủ năng lực ngoại ngữ, sử dụng
độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội
nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; đồng thời có thể biến ngoại ngữ trở
thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
3.1.3.2. Mục tiêu cụ thể
Trọng tâm của Đề án là giai đoạn 2016-2020 với nhiệm vụ
triển khai chương trình ngoại ngữ 10 năm trên cả nước, từ lớp 3 đến
lớp 12; tăng cường tiếng Anh trong tất cả trường nghề, cao đẳng và
đại học.
3.1.3.3. Đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu chính sách giáo
dục ngoại ngữ
Năm 2016, cả nước có khoảng 1,6 triệu học sinh lớp 3, 4, 5
trong tổng số gần 7,8 triệu học sinh được học tiếng Anh 4 tiết/tuần,
chiếm khoảng 20%. Số còn lại tiếp cận với tiếng Anh với thời lượng
2 tiết/tuần. So với mục tiêu 100% học sinh lớp 3 được học chương
trình tiếng Anh 10 năm thì đích đến vẫn còn xa. Đội ngũ giáo viên
thiếu trầm trọng là khó khăn lớn nhất, cấp THCS hiện chỉ có hơn

33% đạt chuẩn và cấp THPT hơn 26%. Số giáo viên đạt chuẩn của
nhiều địa phương còn thấp hơn nhiều. Có thể nói, Đề án ngoại ngữ
2020 đã đặt ra mục tiêu quá cao so với khả năng thực hiện; năng lực
và nghiệp vụ sư phạm của người dạy chưa đáp ứng yêu cầu. Việc
thông tin truyền thông để thực sự tạo nên nhu cầu cần thiết đối với
người dân trong việc nhận thức tầm quan trọng của việc học ngoại
ngữ.
3.2. Những hàm ý cho chính sách song ngữ tại Việt
trong thời kỳ hội nhập

19

am


3.2.1. Luật hoá các chính sách về việc sử dụng Tiếng Anh
như một ngôn ngữ thương mại
Tiếng Việt không phải là ngôn ngữ quốc tế và chúng ta không
thể hoà nhập cộng đồng thế giới nếu chỉ sử dụng Tiếng Việt.
Nếu không Luật hoá việc học Tiếng Anh cũng như khẳng định
việc học và vượt qua các kỳ thi tiêu chuẩn quốc tế của môn Tiếng
Anh là một điều kiện bắt buộc đối với không chỉ học sinh, sinh viên,
giáo viên và người dân thì chúng ta sẽ không những không thực hiện
được Đề án 2020 mà Thủ tướng phê duyệt, mà còn không bao giờ
đạt được nhưng tiêu chí về việc phát triển nguồn nhân lực cho hội
nhập và toàn cầu hoá.
Việc Luật hoá Tiếng Anh là ngôn ngữ thương mại sẽ chủ động
chuẩn hoá được đội ngũ giáo viên, giảng viên – chủ thể quan trọng
của chính sách. Việc chuẩn hoá này chính là cơ hội và thách thức đối
với tất cả các Giáo viên trong quá trình chuyển đổi.

Việc Luật hoá sẽ mang lại cho người dân ý thức về việc
học Tiếng Anh như một nhu cầu cần thiết, từ đó tăng khả năng tự
thân trong việc học hỏi, tự hoàn thiện bản thân để tự giao dịch và kết
nối. Luật hoá chính là đòn bẩy cao nhất để thực hiện chính sách và
thực hiện mục tiêu hướng tới cho một đất nước dân giàu, nước mạnh
và xã hội văn minh.
(i)

Áp dụng Tiếng mẹ đẻ, Tiếng Việt là hai ngôn ngữ được
sử dụng chính thống và Tiếng Anh là ngôn ngữ
thương mại tại Việt Nam:

Việc duy trì ngôn ngữ dân tộc không nhất thiết phải được
giảng dạy tại các cơ sở đào tạo nhưng nhà nước khuyến khích và chỉ
đạo bằng việc đưa ra các chính sách đối với các ngôn ngữ thiểu số
như: xây dựng các trung tâm ngôn ngữ dân tộc tại các vùng dân tộc
20


thiểu số, duy trì các phong tục, lễ hội truyền thống,... nhằm phát huy
và duy trì văn hoá của các dân tộc. Các dân tộc thiểu số sẽ được
giảng dạy bằng hai thứ tiếng: Tiếng Việt và Tiếng Anh nhằm chuẩn
hoá việc đào tạo. Ngôn ngữ thiểu số có giá trị về mặt văn hoá nhưng
không đại diện cho quốc gia và không có giá trị trong thương mại
quốc tế.
(i)

Sử dụng Tiếng Anh là ngôn ngữ giao dịch thương mại.

Nếu Tiếng Anh không được quy định là ngôn ngữ giao dịch

cũng như được giảng dạy bằng các môn học trong các cơ sở giáo dục,
việc duy trì Tiếng Anh là ngôn ngữ thương mại sẽ chỉ là hình thức.
Khi Tiếng Anh trở thành ngôn ngữ giao dịch, đồng nghĩa với việc tất
cả người dân phải đọc, hiểu và nói bằng ngôn ngữ này.
Thực tế cho thấy, có rất nhiều chủ thể cho rằng: họ không cần
phải biết ngoại ngữ, cụ thể là Tiếng Anh vì môi trường làm việc, giao
tiếp,... đều không dùng hoặc không liên quan đến Tiếng Anh. Cần có
chỉ đạo quyết tâm từ bên trên xuống thì mới có thể dạy và học tốt
được. Chỉ khi cả hệ thống chính trị và xã hội vào cuộc để định hướng
và ủng hộ ngành giáo dục và đào tạo thì chiến lược này mới thành
công.
3.2.2. Chú trọng đầu tư chất lượng giảng viên, giáo viên
bằng các biện pháp thực tế
Việc tăng lương cho giáo viên là một biện pháp không chỉ tác
động vào kinh tế mà còn vào tâm lý của họ giống như như chính phủ
Singapore đã thực hiện.
Ngoài việc tăng lương, công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo
viên ngoại ngữ, nhất là giáo viên các trường ngoại ngữ cũng cần
được kế hoạch hóa cụ thể; hệ thống hoá bằng cấp bằng việc phát huy
tối đa tính nghiêm minh của các trung tâm khảo thí quốc gia.
21


Chất lượng giáo viên bao gồm trình độ chuyên môn, khả năng
truyền đạt và kinh nghiệm giảng dạy. Vì vậy, việc cấp chứng chỉ đạt
chuẩn mới chỉ đáp ứng được một trong ba tiêu chí trên. Vì vậy, muốn
thay đổi được toàn diện chất lượng ngoại ngữ, cần có sự đánh giá,
chọn lựa những giáo viên chất lượng hơn, thay vì chỉ đánh giá mỗi
khả năng Ngoại ngữ.
3.2.3. Truyền thông về vai trò của việc học Tiếng Anh

Đây là công cụ để thực hiện chính sách, để giải thích cho
người dân về sự cần thiết của chính sách đối với quốc gia nói chung
và đối với từng cá nhân người dân nói riêng. Ở đây, cần có công cụ
truyền thông để quảng bá và thông tin về vai trò cũng như tầm quan
trọng của chính sách.
Tiểu kết
Với ước mong kiểm soát được toàn bộ chính sách về giáo dục
của quốc gia, dĩ nhiên nhà nước phải thực thi một chương trình học
Tiếng Anh để dân có thể học và cạnh tranh với thế giới. Một sợi chỉ
xuyên suốt ở đây là việc cạnh tranh phát triển giữa các quốc gia
trong thời kỳ này không thể thiếu kỹ năng Tiếng Anh để tiếp thu và
trao đổi về công nghệ, khoa học, thu hút vốn đầu tư, cập nhật thông
tin hàng hóa của nước mình với thị trường toàn cầu..., nói chung là
hội nhập thế giới.

22


KẾT LUẬN
1. Từ những vấn đề đã đề cập ở trên, chúng ta thấy chính sách
song ngữ của Singapore đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển của đất
nước. Nền giáo dục song ngữ không chỉ làm nhiệm vụ phổ cập giáo
dục ngoại ngữ mà còn là cầu nối đào tạo ra nhiều nhân tài trên tất cả
các lĩnh vực khoa học, kĩ thuật...
2. Thực hiện chính sách song ngữ sẽ là đòn bẩy giúp phục hồi
và phát triển kinh tế. Để toàn dân nói được Tiếng Anh, nước ta hoàn
toàn có thể học tập kinh nghiệm phổ cập Anh ngữ của Singapore
trước đây. Cùng với đó, Nhà nước phải có chiến lược giáo dục ngoại
ngữ mới và phải đào tạo được đội ngũ giảng dạy tốt. Các chính sách
đào tạo ngoại ngữ phải thể hiện được chiến lược phát triển quốc gia

trong bối cảnh hội nhập toàn cầu. Việc dạy học ngoại ngữ nói chung,
Tiếng Anh nói riêng trong nhà trường, câu lạc bộ, trung tâm ngoại
ngữ đã ghi nhận có nhiều cố gắng. Trình độ Tiếng Anh của thanh
niên Việt Nam thời gian qua khá hơn nhiều. Cơ hội để người Việt
học Tiếng Anh tăng lên khi có nhiều phương tiện công nghệ thông
tin, truyền thông, người nước ngoài đến Việt Nam nhiều, chưa kể
liên tục có các hội nghị, hội thảo nói Tiếng Anh.
3. Sự lớn mạnh và phát triển của một quốc gia tùy thuộc vào
rất nhiều yếu tố. Bên cạnh những lợi thế về tự nhiên, chính trị, lịch
sử… giáo dục ngôn ngữ đóng một vai trò hết sức quan trọng. Việt
Nam là một đất nước Á Đông, vốn coi trọng hiền tài, coi trọng những
giá trị giáo dục. Trong thời kì hội nhập, chúng ta nên có những quyết
sách đầu tư, phát triển giáo dục và tiếp thu kinh nghiệm từ bạn bè
quốc tế để giáo dục trở thành một đòn bẩy, một động lực đưa đất
nước phát triển nhanh hơn và bền vững hơn./.

23


×