Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững từ thực tiễn huyện ba vì, thành phố hà nội tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375 KB, 24 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN HOÀNG HỮU

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN
HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyện ngành : Chính sách công
Mã số

: 60 34 04 02

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI, 2017


Công trình đƣợc hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội.
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. BÙI NHẬT QUANG

Phản biện 1: PGS.TS.BÙI QUANG TUẤN
Phản biện 2: PGS.TS.NGUYỄN DANH SƠN

Luận văn sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp
tại: Học viện Khoa học Xã hội vào lúc: 10 giờ, ngày 19 tháng 10 năm
2017.

Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thƣ viện Học viện Khoa học xã hội




MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng sự nghiệp đổi mới của đất nƣớc hơn 30 năm qua,
ngành du lịch cả nƣớc nói chung và huyện Ba Vì nói riêng, đã có
nhiều tiến bộ và đạt đƣợc những thành tựu đáng ghi nhận. Sự trƣởng
thành và lớn mạnh không ngừng của các doanh nghiệp du lịch; cơ sở
hạ tầng phục vụ du lịch từng bƣớc đƣợc hiện đại, tiện nghi; các loại
hình du lịch đa dạng đã và đang tạo diện mạo mới và tiền đề quan
trọng tạo đà cho du lịch Ba Vì phát triển...
Thời gian qua, chính quyền huyện Ba Vì đã tích cực trong: tổ
chức chỉ đạo triển khai thực chính sách phát triển du lịch bền vững
trên cơ sở các nội dung của các văn bản, chỉ thị của trung ƣơng và
thành phố Hà Nội; thực hiện thanh kiểm tra và tham gia giám sát việc
thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững; tổng kết và thực
hiện báo cáo định kỳ hàng năm cùng các kiến nghị, đề xuất về công
tác này. Trong tổ chức thực hiện chính sách phát triển du lịch bền
vững đã đạt đƣợc những thành tựu rõ rệt, nhƣng vẫn tồn tại nhiều hạn
chế trong hầu hết các khâu thực hiện chính sách; chƣa phát huy hết
vai trò của chính quyền địa phƣơng cũng nhƣ huy động các nguồn
lực xã hội trong thực hiện công tác này.
Theo hƣớng tìm hiểu đó, học viên lựa chọn đề tài "Thực
hiện chính sách phát triển du lịch bền vững từ thực tiễn huyện Ba
Vì, thành phố Hà Nội" nhằm góp phần làm cơ sở khoa học cho việc
nghiên cứu cũng nhƣ đƣa ra các giải pháp hoàn thiện công tác thực
hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn huyện theo hƣớng bền
vững.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
1



- Nguyễn Đình Hòe - Vũ Văn Hiếu (2001): Du lịch bền
vững, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
- PGS.TS Phạm Trung Lƣơng (Hà Nội, 2002): Cơ sở khoa
học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Đề tài khoa
học cấp nhà nƣớc.
- Richard Sharpley là Giáo sƣ về Du lịch và Phát triển tại Đại
học Central Lancashire, Vƣơng quốc Anh (2009): "Tourism
Development and the Environment: Beyond Sustainability? - Phát
triển du lịch và môi trường: vượt xa sự bền vững?"
- Megan Epler Wood (2017): "Sustainable Tourism On A
Finite Planet - Du lịch bền vững trên hành tinh hữu hạn".
Trên địa bàn huyện Ba Vì, vấn đề phát triển du lịch đã đƣợc chính
quyền đặc biệt quan tâm. Trong các nghị quyết của Huyện ủy Ba Vì, du lịch
đã đƣợc nâng lên thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Tuy nhiên, các
quan điểm phát triển của huyện vẫn tập trung nhiều vào các giá trị về kinh
tế, phát triển hạ tầng và giải quyết việc làm. Yếu tố phát triển du lịch bền
vững mới chỉ đƣợc nhắc tới và chƣa có những cơ chế, chƣơng trình cụ thể
riêng cho vấn đề này. Đáng kể tới, hiện nay huyện đang triển khai thực hiện
đề án phát triển du lịch cộng đồng tại ba xã là Ba Trại, Ba Vì và Vân Hòa.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận của thực hiện chính sách
phát triển du lịch bền vững, đánh giá thực trạng và những yêu cầu đặt
ra đối với quản lý nhà nƣớc, chính sách phát triển du lịch tại huyện
Ba Vì, thành phố Hà Nội. Đồng thời, nghiên cứu nhằm làm rõ những
điểm mạnh, điểm yếu cũng nhƣ những cơ hội, thách thức đối với
ngành du lịch huyện Ba Vì. Xác lập cơ sở khoa học và các giải pháp
cho phát triển du lịch bền vững ở Ba Vì, góp phần tôn tạo, khai thác

2


có hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trƣờng du lịch, phát triển cộng
đồng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống. Từ đó, đề
xuất những giải pháp, hƣớng đi hiệu quả, bền vững cho ngành du lịch
của huyện.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khái quát tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội, chính sách về
hoạt động du lịch tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
Phân tích thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với ngành du
lịch huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
Nêu ra một số phƣơng hƣớng, giải pháp khắc phục những hạn
chế, thiếu sót trong chính sách phát triển du lịch và phát huy những thế
mạnh, tiềm năng phát triển du lịch của huyện Ba Vì, thành phố Hà
Nội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các chính sách phát triển du lịch
bền vững đƣợc thực hiện trên địa bàn huyện Ba Vì. Bên cạnh đó, đề
tài hƣớng vào làm rõ hiệu quả cũng nhƣ những tác động của hoạt
động phát triển du lịch trên toàn huyện.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Thực hiện trên địa bàn huyện Ba Vì,
Thành phố Hà Nội.
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu từ năm 2008 đến năm 2016
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn vận dụng cách tiếp cận đa ngành, liên ngành xã hội
học và luận văn triệt để vận dụng nghiên cứu phƣơng pháp chính

3


sách công. Đó là cách tiếp cận quy luật phạm vi chính sách công về
chu trình chính sách từ hoạch định đến xây dựng, thực hiện và đánh
giá chính sách công có sự tham gia chủ đề của các chính sách. Lý
thuyết chính sách công đƣợc soi sáng qua thực tiễn của chính sách
công giúp hình thành lý luận về chính sách chuyên ngành.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp thu thập thông tin: Phân tích và tổng hợp, đƣợc
sử dụng để thu thập, phân tích và khai thác thông tin từ các nguồn có
sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Trên cơ sở lý luận về chính sách phát triển du lịch bền vững,
xuất phát từ thực tiễn tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, góp phần làm
rõ thêm nhận thức chung về nội dung, hình thức thực hiện chính sách
nhà nƣớc về du lịch. Bƣớc đầu làm sáng tỏ một số vấn đề cấp bách đang
đặt ra trong thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững tại huyện
Ba Vì, thành phố Hà Nội. Đề xuất một số giải pháp cơ bản góp phần
nâng cao hiệu quả phát triển du lịch của huyện Ba Vì hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn có thể dùng làm cơ sở thực tiễn trong công tác
hoạch định chính sách phát triển du lịch trên địa bàn huyện Ba Vì,
thành phố Hà Nội. Đồng thời, dùng làm tài liệu tham khảo trong
quản lý nhà nƣớc về du lịch, dịch vụ, văn hóa...trên địa bàn huyện.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn có kết cấu bao gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách phát triển du lịch

bền vững.
4


Chƣơng 2: Thực trạng công tác thực thi chính sách phát triển du lịch
bền vững tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách phát triển
du lịch bền vững tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.

5


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
1.1. Chính sách và chính sách công
William Jenkins (năm 1978) đƣa ra định nghĩa cụ thể hơn,
chính sách công "là một tập hợp các quyết định có liên quan với nhau
đƣợc ban hành bởi một hoặc một nhóm các nhà hoạt động chính trị
cùng hƣớng đến lựa chọn mục tiêu và các phƣơng thức để đạt mục
tiêu trong một tình huống xác định thuộc phạm vi thẩm quyền".
Theo PGS.TS Đỗ Phú Hải: "chính sách công là một tập hợp
các quyết định chính trị có liên quan của nhà nước nhằm lựa chọn
các mục tiêu cụ thể với giải pháp và công cụ thực hiện giải quyết các
vấn đề của xã hội theo mục tiêu đã xác định của đảng chính trị cầm
quyền".
1.2. Du lịch và du lịch bền vững
1.2.1. Du lịch
Luật Du lịch Việt Nam (đƣợc Quốc hội thông qua tại kỳ họp
thứ 3, Khóa XIV năm 2017) đã nêu khái niệm về du lịch nhƣ sau:

Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con
ngƣời ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên trong thời gian không quá 01
năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dƣỡng, giải trí,
tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch
1.2.2. Du lịch bền vững
Theo Luật Du lịch năm 2017, đƣợc quốc hội khóa XIV thông
qua ngày 19/6/2017 tại kỳ họp thứ 3:
"Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng
đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trƣờng, bảo đảm hài
6


hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn
hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tƣơng lai".
1.2.3. Một số khác biệt giữa du lịch bền vững và du lịch đại chúng
* Du lịch đại chúng không đƣợc lập kế hoạch cẩn thận cho việc nâng
cao công tác bảo tồn hoặc giáo dục, không mang lại những lợi ích
cho cộng đồng địa phƣơng và có thể phá hủy nhanh chóng các môi
trƣờng nhạy cảm. Và kết quả là có thể phá hủy hoặc thay đổi một
cách không nhận ra đƣợc các nguồn lợi và văn hóa mà chúng phụ
thuộc vào.
* Du lịch bền vững đƣợc lập kế hoạch cẩn thận từ lúc bắt đầu để đem
lại lợi ích cho cộng đồng địa phƣơng, tôn trọng văn hóa, bảo tồn
nguồn lợi tự nhiên, giáo dục du khách và cả cộng đồng địa phƣơng.
Du lịch bền vững có thể tạo ra một lợi tức tƣơng tự nhƣ du lịch đại
chúng, nhƣng có nhiều lợi ích đƣợc để lại cho cộng đồng địa phƣơng
và các nguồn lợi tự nhiên, các giá trị văn hóa của vùng đƣợc bảo vệ.
. . Các ư c t chức thực hiện chính ách phát t iển u lịch ền
vững
1.3.1.


ựng

h ạch t iển hai thực hiện

1.3.2. Ph

i n tu ên t u ền chính ách

1.3.3. Ph n c ng phối hợp thực hiện chính ách
1.3.4. u t chính ách
1.3.5. Điều ch nh chính ách
1.3.6. Theo

i iể

t a đ n đốc việc thực hiện chính ách

1.3.7. Đánh giá t ng

t

t inh nghiệ

.4. Những nh n tố ảnh hưởng đến thực hiện chính ách phát
t iển u lịch ền vững
1.4.1. h n tố hách uan
1.4.2. h n tố ch

uan

7


.5. Chủ thể và các ên liên uan t ng thực hiện chính ách phát
t iển u lịch ền vững
1.5.1 h thể thực hiện chính ách
1.5.2. ác ên liên uan hác
1.6. Một số mô hình phát triển du lịch bền vững t ng nư c và
quốc tế
1.6.1. Một số mô hình trên th giới
1.6.2. Một số

h nh t ng nước

1.6.3. Bài học kinh nghiệm rút ra

Kết luận Chương 1
Trong chƣơng 1, Luận văn đã tổng hợp các vấn đề về chính
sách công, chính sách phát triển du lịch bền vững, các vấn đề liên
quan đến du lịch và du lịch bền vững. Các khái niệm, hệ thống lý
luận nói chung đều khẳng định phát triển du lịch bền vững phải đƣợc
đảm bảo thống nhất và đồng bộ trên cả ba mặt: kinh tế - xã hội - môi
trƣờng.
Chƣơng 1 cũng đã bàn đến các nguyên tắc, tiêu chuẩn phát
triển du lịch bền vững cùng một số mô hình du lịch bền vững trong
nƣớc và quốc tế. Từ đó tạo cơ sở lý luận cho các chƣơng tiếp theo.

8



Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THỰC THI CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI HUYỆN BA VÌ,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. T ng quan về huyện Ba Vì
Ba Vì là huyện thuộc vùng bán sơn địa, nằm về phía Tây Bắc
thủ đô Hà Nội. Với tổng diện tích 424km2, dân số hơn 265 nghìn
ngƣời (bao gồm 3 dân tộc Kinh, Mƣờng, Dao), toàn huyện có 31 xã,
thị trấn, trong đó có 7 xã miền núi, một xã giữa sông Hồng. Phía đông
giáp thị xã Sơn Tây, phía nam giáp tỉnh Hòa Bình, phía tây giáp tỉnh
Phú Thọ và phía Bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc. Thực hiện Nghị quyết 15
của Quốc Hội khóa XII, Ba Vì tái nhập Thủ đô Hà Nội tháng 8 năm
2008.
Ba Vì đƣợc thiên nhiên ƣu đãi ban tặng cả bức tranh sơn thuỷ
hữu tình, với hệ sinh thái phong phú, thảm thực vật đa dạng, đƣợc coi
là "lá phổi xanh" phía Tây thủ đô Hà Nội, là điểm đến của khách du
lịch trong và ngoài nƣớc. Đó chính là Vƣờn Quốc Gia Ba Vì. Nơi đây
có rất nhiều cảnh quan thiên nhiên tƣơi đẹp nhƣ: Núi, rừng, Thác, suối,
Sông, Hồ cùng với các danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhƣ: Ao Vua,
Khoang Xanh - Suối Tiên, Hồ Tiên Sa, Thiên Sơn - Suối Ngà, Khu du
lịch Tản Đà, Thác Đa, Hồ Suối Hai, Hồ Cẩm Quỳ, Rừng nguyên sinh
Bằng Tạ - Đầm Long, Đồi cò Ngọc Nhị... Nơi có nhiều trang trại đồng
quê, nhiều sản phẩm nông nghiệp phong phú. Có nguồn nƣớc khoáng
nóng thiên nhiên tại Thuần Mỹ rất thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ
dƣỡng.
Về kinh tế xã hội(số liệu hết năm 2010): Trong những năm qua, đƣợc
sự quan tâm của thành phố, sự nỗ lực của Đảng bộ, nhân dân các dân
tộc huyện Ba Vì đã phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội
9



Đảng bộ huyện lần thứ XX (2005-2010). Các mục tiêu cơ bản đạt và
vƣợt Nghị quyết đề ra. Tổng giá trị sản xuất đạt 9.116 tỷ đồng, giá trị
tăng thêm đạt 4.311 tỷ đồng tăng trƣởng kinh tế đạt 16%.
- Sản xuất nông lâm nghiệp thủy sản theo giá trị tăng thêm đạt 1.662
tỷ đồng, tăng 24,2% so với cùng kỳ. Nông nghiệp với hai sản phẩm
đặc trƣng Ba Vì đó là Chè sản lƣợng đạt 12.800 tấn/năm và sản
lƣợng sữa tƣơi đạt 9.750 tấn/năm.
- Sản xuất công nghiệp, TTCN: Giá trị tăng thêm đạt 340 tỷ đồng,
tăng 34% so với cùng kỳ. Huyện có hai cụm công nghiệp (Cam
Thƣợng và Đồng Giai xã Vật Lại) và 12 làng nghề đang hoạt động
hiệu quả.
- Dịch vụ du lịch: Giá trị tăng thêm đạt 1.803 tỷ đồng, tăng 48,4% so
với cùng kỳ. Doanh thu du lịch đạt 70 tỷ đồng, thu hút 1,5 triệu lƣợt
khách đến với Ba Vì. Huyện có 15 đơn vị hoạt động kinh doanh du
lịch.
2.2. Tài nguyên du lịch
2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
2.2.2. Tài nguyên du lịch nh n văn
2. . Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối v i phát triển
du lịch bền vững huyện Ba Vì
2.3.1. Điểm mạnh
a. Tài nguyên du lịch
Ba Vì là vùng đất đƣợc thiên nhiên ƣu đãi nên rất giàu tiềm
năng để phát triển du lịch...
b. Về nguồn nhân lực phục vụ du lịch
Ba vì có lợi thế nguồn nhân lực tại chỗ rất dồi dào và đa dạng
về thành phần.
10



c. Vị trí địa lý
Ba Vì là cửa ngõ mở lên phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội.
Một mặt giáp nội đô, các mặt còn lại giáp ranh các tỉnh nhƣ Hòa
Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc.
d. Sản phẩm địa phương
Nhắc tới Ba Vì, nhiều ngƣời liên tƣởng ngay tới câu nói: Ba
Vì có con bò vàng. Hiện nay, Ba Vì nổi tiếng với các sản phẩm từ sữa
bò nhƣ sữa tƣơi, sữa chua, bánh sữa...
2.3.2. Điểm y u
a. Quản lý khai thác tài nguyên du lịch


Khai thác chƣa tƣơng xứng tiềm năng



Khai thác du lịch thiếu quy hoạch chi tiết



Tài nguyên bị suy thoái do quản lý du lịch chƣa hiệu quả

b. Cơ sở hạ tầng


Hệ thống đƣờng bộ, đƣờng sông chƣa đồng bộ và chất lƣợng
còn thấp, chƣa kết nối thành mạng lƣới.




Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở lƣu trú và dịch vụ du
lịch phát triển nhanh nhƣng nhìn chung tầm cỡ quy mô, tính
tiện nghi và phong cách sản phẩm du lịch còn nhỏ lẻ, chƣa
đồng bộ và vận hành chƣa chuyên nghiệp.

c. Nguồn nhân lực du lịch


Nhân lực chƣa đáp ứng yêu cầu.

d. Về phát triển sản phẩm và thị trường du lịch


Sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu



Chƣa bắt kịp thị trƣờng

e. Vốn và công nghệ
11




Nhu cầu đầu tƣ vào du lịch là rất lớn trong khi đó nguồn lực
về vốn và công nghệ còn rất hạn chế.




Các dòng đầu tƣ trong du lịch chủ yếu tập trung vào lĩnh vực
bất động sản du lịch.

f. Về quản lý du lịch và vai trò của chính quyền


Công tác quản lý và thực hiện quy hoạch du lịch còn nhiều
bất cập, hiệu quả chƣa đƣợc nhƣ mong muốn.



Công tác quản lý đảm bảo phát triển bền vững, an ninh, an
toàn, văn minh du lịch còn thiếu kinh nghiệm và chƣa có tầm
nhìn dài hạn nên kém hiệu quả và thiếu tính bền vững; quản
lý bảo tồn và phát huy giá trị di sản, bảo vệ môi trƣờng chƣa
đáp ứng yêu cầu...

2.3.3. ơ hội


Nhiều điều kiện sẵn có phù hợp xu thế du lịch trong nƣớc,
quốc tế



Gần thị trƣờng du lịch tiềm năng là thủ đô Hà Nội...

2.3.4. Thách thức



Sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt



Nguy cơ không theo kịp xu thế phát triển chung

2.4. T chức thực thi chính sách phát triển du lịch bền vững ở
Ba Vì
2.4.1. ác văn ản ch đạo c a t ung ương và thành y Hà Nội
Bộ chính trị, Bộ VHTT&DL, Thành ủy Hà Nội, các sở ban
ngành, Huyện ủy, UBND huyện Ba Vì đã ban hành các văn bản
hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách phát triển du lịch bền
vững trên địa bàn huyện.
2.4.2. Công tác triển khai thực hiện chính sách phát triển du lịch
t ên địa bàn huyện Ba Vì
12


Ban chấp hành Đảng bộ huyện Ba Vì đã có Nghị quyết số 11
NQ/ HU, ngày 28/4/2006 tiếp tục kêu gọi, huy động mọi nguồn lực
để đầu tƣ khai thác tiềm năng du lịch, đƣa ngành du lịch trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn của huyện.
Ngày 31/3/2011, Ban chấp hành đảng bộ huyện Ba Vì đã ban
hành Nghị quyết 09-NQ/ HU về phát triển du lịch trên địa bàn huyện
Ba Vì giai đoạn 2011 - 2015 và những năm tiếp theo.
2.4.3. Thực trạng thực hiện chính sách phát triển du lịch tại huyện
Ba Vì
2.4.3.1. Phát triển du lịch tại các khu vực trong huyện
a. Khu vực chân Núi Ba Vì

Chân núi Ba Vì chia làm hai khu vực là sƣờn Đông và sƣờn
Tây, trong đó hoạt động du lịch chủ yếu diễn ra ở sƣờn Tây.
b. Khu vực Hồ Suối Hai và vùng phụ cận
Hồ suối Hai có diện tích 1.045 ha, diện tích mặt nƣớc 950 ha.
Giữa hồ nổi lên những đảo lớn nhỏ tạo thành một quần thể phong
phú đa dạng. Trên đảo có thể xây dựng nhiều khách sạn, nhà nghỉ.
Quanh đảo có thể làm bãi tắm, câu cá…Đặc biệt nơi đây có thể phát
triển loại hình du lịch thể thao lƣớt ván, đua thuyền, bơi…
c. Khu nước khoáng nóng Thuần Mỹ
Nguồn khoáng nóng Thuần Mỹ, huyện Ba Vì đƣợc phát hiện
từ năm 1999 nhƣng tới năm 2005, Công ty CP xây dựng du lịch Bình
Minh mới đƣợc các cấp có thẩm quyền cấp phép thăm dò nguồn
khoáng nóng ở đây.
2.4.3.2. Hiệu quả về kinh tế, xã hội
Hoạt động kinh doanh của các đơn vị Du lịch không những
đem lại lợi ích cho Nhà nƣớc, Công ty, ngƣời lao động mà còn đem
lại hiệu quả lớn đối với phát triển kinh tế vùng nhƣ: thúc đẩy các
13


ngành kinh tế khác phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của huyện theo hƣớng tăng tỷ trọng nhóm ngành du lịch dịch vụ
(52% năm 2015), giảm nhóm ngành nông lâm nghiệp; tạo việc làm
ổn định cho hàng nghìn lao động địa phƣơng; tiêu thụ hàng hóa, nông
sản có giá trị của nhân dân trong vùng; nhiều nghề thủ công, mỹ nghệ
dân gian đƣợc phục hồi phát triển.
2.4.3.3. Hoạt động quy hoạch du lịch
Quy hoạch phát triển du lịch Ba Vì hiện vẫn đang thực hiện
rất chậm. Xuất phát từ thiếu nhà đầu tƣ và kêu gọi đầu tƣ chƣa hiệu
quả đã dẫn đến sự chậm trễ này.

2.4.3.4. Hoạt động đầu tư phát triển hạ tầng
a. Về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tại các đơn vị Du lịch
Trên cơ sở quy hoạch chi tiết đƣợc duyệt, các đơn vị hoạt
động Du lịch đã không ngừng đầu tƣ cơ sở hạ tầng nhƣ: làm đƣờng
giao thông nội bộ, cải tạo nâng cấp nhà ăn, phòng nghỉ, khách sạn,
hội trƣờng, bể bơi, bãi để xe, khu vui chơi giải trí.
b. Đầu tư phát triển hạ tầng xung quanh các điểm du lịch
Hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống cấp điện,
cấp nƣớc thƣờng xuyên đƣợc nâng cấp; các cụm di tích thƣờng
xuyên đƣợc tu bổ.
2.4.3.5. Công tác quản lý nhà nước về du lịch
Công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch đƣợc quan tâm, UBND
huyện đã triển khai kịp thời những văn bản chỉ đạo của Nhà nƣớc về
du lịch. Xây dựng các phóng sự về du lịch và in đĩa VCD, thực hiện
tuyên truyền quảng bá du lịch. Thƣờng xuyên tiến hành kiểm tra, đôn
đốc và hƣớng dẫn các đơn vị du lịch hoạt động kinh doanh đúng theo
quy định của pháp luật, động viên, khen thƣởng kịp thời những đơn
vị, cá nhân có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển du lịch Ba Vì,
14


kiên quyết xử lý nghiêm đối với những đơn vị, cá nhân vi phạm các
quy định của pháp luật, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội...
Thường xuyên quan tâm tới công tác phát triển nguồn nhân lực.
2.4.3.6. Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch
Hàng năm tổ chức thành công Lễ khai trƣơng Du lịch huyện
Ba Vì và Lễ khai hội Tản Viên Sơn; Đặc biệt là năm 2014 và 2016
phối hợp với Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội tổ chức thành
công chƣơng trình truyền hình trực tiếp, thu hút đƣợc sự quan tâm
hƣởng ứng của du khách và ngƣời xem truyền hình. Từ đó góp phần

đƣa hình ảnh về du lịch Ba Vì đến với du khách trong nƣớc và quốc
tế.
2.4.3.7. Công tác đảm bảo an ninh trật tự và bảo vệ môi trường du
lịch
Công tác giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội; bảo đảm an
toàn cho khách du lịch; công tác bảo vệ môi trƣờng đƣợc đặc biệt
quan tâm.
2.4.4. Đánh giá chung

t quả thực hiện chính sách du lịch trên

địa bàn huyện
2.4.4.1. Những tồn tại, hạn chế
Mặc dù có tài nguyên du lịch đa dạng và phong phú, nhƣng
du lịch Ba Vì phát triển vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng hiện có...
Đó là về công tác quy hoạch đầu tƣ; tình trạng "dự án treo"; quản lý
tài nguyện du lịch chƣa tốt; hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch còn
yếu kém.
2.4.4.2. Nguyên nhân của những tồn tại
- Cơ chế, chính sách phát triển du lịch chƣa đồng bộ.
- Nhận thức và sự quan tâm của một số cấp uỷ đảng, Chính quyền,
nhân dân trong vùng có điểm du lịch chƣa đầy đủ.
15


- Ngân sách nhà nƣớc cấp cho hoạt động phát triển du lịch còn ít,
kinh phí xúc tiến, quảng bá du lịch hạn chế, chƣa có cơ chế thu hút
đầu tƣ mạnh.
- Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý các vi phạm trong hoạt động kinh
doanh du lịch chƣa nghiêm, còn nể nang né tránh.

- Trình độ, năng lực và chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp ứng
xử văn hoá du lịch của một số cán bộ, nhân viên chƣa đáp ứng so với
nhu cầu phát triển ngày càng cao của hoạt động du lịch
- Các đơn vị kinh doanh du lịch chƣa tạo ra sản phẩm đặc trƣng hấp
dẫn để thu hút du khách đến thăm quan du lịch ở Ba Vì.
- Sự biến động của nền kinh tế đã làm ảnh hƣởng đến số lƣợng,
doanh thu và điều kiện kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch.
2.5. Những vấn đề đặt ra cho sự phát triển du lịch bền vững tại
huyện Ba Vì
2.5.1. Về kinh t
Theo các thống kê và điều tra thì lƣợng khách quay trở lại
chiếm tỉ lệ rất thấp. Bên cạnh đó, du lịch Ba Vì chƣa có thị trƣờng
khách ổn định; khách đến đây có mức chi trả chƣa cao và chƣa lƣu
trú dài ngày...
2.5.2. Về văn hóa - xã hội
Chƣa giải quyết thỏa đáng vấn đề việc làm nhƣ kỳ vọng;
nguy cơ sói mòn, mai một các giá trị văn hóa truyền thống.
2.5.3. Về tài ngu ên và

i t ường

2.5.3.1. Về tài nguyên
Do quản lý chƣa nghiêm nên một số vi phạm trong khai thác
và sử dụng tài nguyên du lịch vẫn diễn ra, đặc biệt là trong việc sử
dụng đất trái mục đích cho phép.
2.5.3.2. Về môi trường
16


Nhận thức của ngƣời dân chƣa cao, cộng với các đơn vị kinh

doanh du lịch chƣa coi trọng vấn đề môi trƣờng. Hoạt động du lịch
chủ yếu trên địa bàn huyện là du lịch sinh thái. Nguy cơ gây mất
cảnh quan môi trƣờng tự nhiên do các công trình xây dựng phục du
lịch, nghỉ dƣỡng đang đặt ra hƣớng giải quyết hài hòa và hợp lý.
Các khu du lịch trên địa bàn huyện phần lớn gắn với các con
suối chảy từ núi Ba Vì xuống và các hồ tự nhiên, nhân tạo. Chất thải
tại các khu du lịch chủ yếu xả vào các dòng suối và các hồ này gây
nguy cơ ô nhiễm nếu không kịp thời có giải pháp lâu dài.
Kết luận Chương 2
Trong chƣơng 2, các đặc điểm tài nguyên du lịch, những
điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức cùng thực trạng phát triển
du lịch và phát triển du lịch bền vững của huyện Ba Vì đã đƣợc làm
rõ. Từ đó, chỉ ra những tồn tại cùng những nguyên nhân trong việc
thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững và đƣa ra những vấn
đề đặt ra cho việc phát triển du lịch bền vững trên địa bàn huyện. Đây
là cơ sở cho những kiến nghị, đề xuất giải pháp bổ sung hoàn thiện
chính sách trong chƣơng tiếp theo.

17


Chương 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN
TẠI HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Bối cảnh t ng nư c và quốc tế ảnh hưởng t i việc thực hiện
chính sách phát triển du lịch bền vững tại huyện Ba Vì
3.1.1. Bối cảnh quốc t
3.1.2. Bối cảnh t ng nước
3.2. Khắc phục những điểm yếu và phát huy thế mạnh cho phát

triển du lịch bền vững
3.2.1. Khắc phục những điểm y u và phát huy th mạnh
...Trong khai thác du lịch, các đơn vị kinh doanh du lịch chủ yếu tập
trung khai thác các lợi thế sẵn có nên hạn chế việc đầu tƣ, tôn tạo làm
giàu thêm tài nguyên du lịch. Từ đó, ngành du chính quyền huyện Ba
Vì cần quản lý chặt chẽ hơn nữa việc khai thác và sử dụng tài nguyên
du lịch; có những giải pháp hỗ trợ các đơn vị kinh doanh du lịch đầu
tƣ làm giàu thêm nguồn lợi quý giá sẵn có này...
...từng bƣớc hình thành đội ngũ lao động chuyên nghiệp trong quá
trình sử dụng và đào tạo lao động phục vụ hoạt động du lịch.
...Từng bƣớc phát triển hạ tầng du lịch theo hƣớng hiện đại mà vẫn
đảm bảo hài hòa với cảnh quan môi trƣờng tự nhiên cùng với đó là
đẩy mạnh công tác quảng bá hình ảnh thân thiện, chuyên nghiệp thì
du lịch Ba Vì chắc chắn khởi sắc hơn nữa.
...Phát triển các sản phẩm du lịch mới mẻ, hiện đại, cao cấp hơn trên
cơ sở những lợi thế sẵn có là yêu cầu cần thiết để có thể thu hút mạnh
mẽ sự quan tâm của du khách ở mọi cấp độ.
3.2.2. Giảm thiểu những ngu cơ hạn ch những thách thức
18


...ngành du lịch huyện Ba Vì dựa nhiều vào hoạt động du lịch sinh
thái nên vấn đề bảo vệ và tôn tạo môi trƣờng luôn cần đƣợc quan tâm
hàng đầu.
...để phát triển du lịch mà đánh mất đi những giá trị truyền thống
đáng quý cần gìn giữ thì cá nhân tôi cho rằng đó là một lỗi lớn; du
lịch luôn đi với văn hóa mà khách đến không thấy có cái gì gọi là văn
hóa bản địa thì thật đáng xấu hổ.
...Để cạnh tranh với các điểm đến lân cận, các điểm trong nƣớc và
hƣớng tới xuất hiện trên bản đồ du lịch thế giới thì ngành du lịch Ba

Vì không có con đƣờng nào khác là tự làm giàu, làm đẹp cho mình
bằng những nguồn lực sẵn có và sự năng động, sáng tạo.
3.3. Các giải pháp tăng cường thực hiện chính sách phát triển du
lịch Ba Vì the hư ng phát triển bền vững
3.3.1 Hoàn thiện thể ch và các công cụ chính sách
Cơ chế, chính sách đầu tư phát triển du lịch
- Đầu tƣ cơ sở hạ tầng các khu du lịch: Ƣu tiên các dự án đầu tƣ cơ
sở hạ tầng tại các khu du lịch, điểm du lịch Quốc gia là khu vực hồ
Suối Hai; các điểm du lịch tiềm năng đƣợc định hƣớng trong quy
hoạch để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ phát triển các
công trình vật chất kỹ thuật, sản phẩm dịch vụ...
3.3.2

ng ca năng lực ch thể thực hiện chính sách và các bên

liên quan
Tổ chức xây dựng quy hoạch, kế hoạch
Rà soát lại theo quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội với tầm
nhìn dài hạn và trong mối liên hệ với các địa phƣơng khác; triển khai
quy hoạch cụ thể các điểm có tài năng về tài nguyên thiên nhiên, tài
nguyên nhân văn trên địa bàn, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện và thông
19


tin để hỗ trợ các nhà đầu tƣ và kêu gọi đầu tƣ khai thác du lịch đặc
biệt đối với các điểm mà đề án đề xuất là khu du lịch...
3.3.3 Tăng cường hu động nguồn lực cho thực hiện chính sách
- Đối với nguồn vốn ngân sách: Do nguồn vốn ngân sách hằng năm
của Ba Vì là thấp nên nguồn vốn đầu tƣ này chủ yếu có đƣợc thông
qua đề xuất trong Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về phát triển du

lịch (giai đoạn 2016-2020) ở Trung ƣơng. Một kênh nữa để huy động
vốn dạng này là từ vốn ODA tài trợ không hoàn lại hoặc chính sách
ƣu tiên của chính phủ cho các chƣơng trình phát triển du lịch bền
vững, kết hợp với xóa đói giảm nghèo. Hiện nay, ngân hàng phát
triển Châu Á (ADB), Cơ quan hợp tác quốc tế của Nhật Bản (JICA)
và Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) đang có nhiều
chƣơng trình hỗ trợ cho du lịch Việt Nam...
3.3.4. Phát triển thị t ường, xúc ti n quảng bá và xây dựng thương
hiệu du lịch
... Đa dạng hóa các kênh thông tin trong và ngoài nƣớc, đặc biệt chú
trọng cộng đồng ngƣời Việt ở nƣớc ngoài. Khai thác tối ƣu công
nghệ thông tin, truyền thông cho hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch.
Đổi mới cách thức, nội dung, tăng cường ứng dụng công nghệ hiện
đại, bảo đảm thực hiện thống nhất, chuyên nghiệp và nâng cao hiệu
quả xúc tiến quảng bá du lịch trong nước và nước ngoài. Xây dựng
và định vị thương hiệu du lịch quốc gia gắn với hình ảnh chủ đạo,
độc đáo, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc....
3.3.5. Giải quy t tốt các vấn đề

i t ường

...Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trƣờng du lịch thông qua
việc thành lập các hiệp hội về môi trƣờng, xây dựng hệ thống thông
tin và báo cáo môi trƣờng, đẩy mạnh công tác truyền thông môi
20


trƣờng, truyền thông về rủi ro, khủng hoảng trong hoạt động du
lịch...
...Xây dựng những nội quy, quy chế bảo vệ môi trƣờng đối với du

khách khi tham gia các hoạt động du lịch. Tuân thủ pháp luật Việt
Nam và pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi đến du lịch; ứng
xử văn minh, tôn trọng phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa địa
phương, bảo vệ và giữ gìn tài nguyên du lịch, môi trường du lịch;
không gây phương hại đến hình ảnh quốc gia, truyền thống văn hóa
dân tộc của Việt Nam...
Kết luận Chương 3
Dựa trên những kết quả thu đƣợc từ chƣơng 1 và chƣơng 2,
chƣơng 3 của luận văn đã phân tích và đƣa ra những giải pháp, kiến
nghị cho việc thực hiện chính sách phát triển du lịch theo hƣớng bền
vững ở Ba Vì. Những giải pháp, kiến nghị đó cũng đƣợc tổng kết dựa
trên việc tìm hiểu nghiên cứu thực tiễn trên địa bàn huyện với mong
muốn góp phần hiệu quả làm cơ sở lý luận cho việc quản lý và phát
triển hoạt động du lịch của huyện.

21


KẾT LUẬN
Đảng và nhà nƣớc Việt Nam đã nhận thức và xác định phát
triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nƣớc. Tiềm
năng du lịch của đất nƣớc ta vô cùng to lớn nhờ thiên nhiên ƣu đãi về
các điều kiện tự nhiên; có bề dày lịch sử, văn hóa truyền thống phong
phú và đa dạng. Bƣớc vào quá trình hội nhập quốc tế sâu, rộng trên
mọi lĩnh vực, mọi phƣơng diện càng giúp du lịch khẳng định vai trò
đối với nền kinh tế đất nƣớc.
...Phát triển bền vững là mục tiêu và xu hƣớng quốc tế chung
hiện nay. Tuy không phải là khái niệm mới mẻ về lý thuyết cũng nhƣ
thực tiễn nhƣng trƣớc những tác động tiêu cực của sự phát triển ào ạt
không kiểm soát đã buộc các quốc gia, những nhà chức trách phải

ngồi lại để tìm ra giải pháp. Thiết nghĩ, phát triển bền vững trong
hoạt động du lịch không dừng ở việc không làm tổn hại đến những
khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tƣơng lai mà còn có thể làm
giàu thêm cho các khả năng đáp ứng đó xét theo góc độ của ngành du
lịch. Những giải pháp và kiến nghị trong luận văn tập trung theo
hƣớng đó với mong muốn phát huy tối đa và làm giàu thêm các
nguồn lực phục vụ hoạt động du lịch, đem lại lợi ích thiết thực và bền
vững cho cộng đồng địa phƣơng, đƣa Ba Vì phát triển đi lên về mọi
mặt tiến tới đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển chung của
thành phố Hà Nội cũng nhƣ cả nƣớc.
Luận văn mới chỉ dừng lại ở việc tổng kết thực tiễn trên cơ
sở thực hiện các chính sách của chính quyền địa phƣơng và hoạt
động kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện Ba Vì. Việc nghiên cứu
đề ra chính sách mới, các đề án phát triển du lịch bền vững mang tính
đột phá, mang lại hiệu quả cao là mong muốn sẽ đƣợc thực hiện
trong tƣơng lai.
22



×