VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHẠM THỊ MIÊN
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG CHUYÊN MÔN CHO
GIÁO VIÊN CÁC TRƢỜNG MẦM NON QUẬN LONG BIÊN,
HÀ NỘI
Chuyên ngành : Quản lý giáo dục
Mã số
: 60 14 01 14
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI, 2017
Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Khắc Bình
Phản biện 1:
PGS. TS. Trần Thị Minh Hằng
Phản biện 2:
PGS. TS. Nguyễn Đức Sơn
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại:
Học viện Khoa học Xã hội giờ
ngày 23 tháng 10 năm 2017.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Thư viện Học viện Khoa học xã hội.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giáo dục MN là nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, do đó giáo viên
MN có vị trí, vai trò rất quan trọng. Đổi mới Giáo dục MN đã và đang diễn ra theo
xu hướng đổi mới chung của Giáo dục và Đào tạo nước nhà đòi hỏi phải nâng cao
chất lượng đội ngũ giáo viên MN, nâng cao trình độ tay nghề, nghiệp vụ sư phạm
của giáo viên MN đáp ứng với những đổi mới của giáo dục MN hiện nay.
Chỉ thị 40/CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá IX đã nêu rõ:
“Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục được chuẩn
hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng
nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà
giáo...”.
Trong những năm gần đây, các trường Mầm non trong nước nói chung
luôn giữ vai trò nòng cốt, và các trường MN quận Long Biên, Hà Nội nói riêng
cũng nằm trong xu thế đó. Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới của sự nghiệp giáo
dục thời kì CNH, HĐH, đội ngũ GV hiện có những bất cập cả về số lượng, cơ cấu,
hạn chế về trình độ và chưa đáp ứng kịp yêu cầu đổi mới GD trong giai đoạn mới.
Với các lí do nêu trên, đề tài: “Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn
cho giáo viên các trường Mầm non quận Long Biên, Hà Nội” được lựa chọn
nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Nghiên cứu về hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
Nghiên cứu về đội ngũ giáo viên còn được thực hiện dưới góc độ quản lý
giáo dục ở cấp độ vĩ mô và vi mô. Nhiều hội thảo khoa học về chủ đề đội ngũ giáo
viên dưới góc độ quản lý giáo dục theo ngành, bậc học đã được thực hiện.
2.2. Nghiên cứu về hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
mầm non
Vấn đề bồi dưỡng nói chung, bồi dưỡng giáo viên MN nói riêng, từ trước
đến nay được ngành Giáo dục và Đào tạo cũng như nhiều nhà nghiên cứu quan tâm
và đề cập. Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra những vấn đề xoay quanh hoạt động
bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên MN. Trong những năm gần đây, một số luận
văn thạc sĩ khoa học quản lý giáo dục đã nghiên cứu về vấn đề quản lý giáo viên.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý bồi dưỡng chuyên môn
cho đội ngũ giáo viên các trường MN quận Long Biên, Hà Nội, đề xuất biện pháp
1
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên MN của
Quận trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng
chuyên môn cho giáo viên MN.
- Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo
viên ở các trường MN quận Long Biên, Hà Nội.
- Đề xuất biện pháp quản lý và tổ chức khảo nghiệm tính cần thiết và tính
khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho gíáo viên
của hiệu trưởng trường MN quận Long Biên, Hà Nội.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu quản lý hoạt động bồi
dưỡng chuyên chuyên môn cho giáo viên của hiệu trưởng trường MN.
4.2. Phạm vi nghiên cứu: 03 trường MN công lập trên địa bàn quận Long
Biên, Hà Nội
- Khách thể điều tra: + 03 cán bộ phòng Giáo dục và Đào tạo quận Long
Biên; 09 hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường MN của Quận; 90 GVMN công
tác tại 3 trường MN công lập của Quận.
- Thời gian nghiên cứu: Từ 2016- 2017.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
- Luận văn tiếp cận quan điểm CNDVBC và CNDVLS
- Tiếp cận hệ thống quản lí giáo dục MN.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Bao gồm các phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hoá,
khái quát hoá... các tài liệu lí luận, các công trình nghiên cứu có liên quan để xây
dựng cơ sở lý luận của quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên của hiệu
trưởng trường MN.
5.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
5.2.3. Phương pháp thống kê toán học
Chủ yếu dùng để xử lý, phân tích, tổng hợp các số liệu thu thập được.
2
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Về mặt lý luận
Luận văn góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận quản lý hoạt động bồi
dưỡng chuyên môn cho giáo viên trường MN.
6.2.Về mặt thực tiễn
Đánh giá được thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho
giáo viên các trường MN quận Long Biên, Hà Nội, chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng
đến quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.
Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho
giáo viên các trường MN trên địa bàn Quận.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục,
luận văn được trình bày trong 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn
cho giáo viên trường MN .
- Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho
giáo viên các trường MN quận Long Biên, Hà Nội.
- Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo
viên các trường MN quận Long Biên, Hà Nội.
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG CHUYÊN
MÔN CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƢỜNG MẦM NON
1.1. Các khái niệm cơ bản
- Trường MN là một tố chức xã hội được xây dựng trên cơ sở tự nguyện,
với sự hỗ trợ của nhà nước và nhân dân về vật chất cũng như tinh thần. Đây là một
môi trường đặc biệt, vừa mang tính chất của một trường học vừa mang tính chất
của một gia đình, giữa cô và trẻ vừa có mối quan hệ xã hội (Thầy - trò) vừa có quan
hệ theo kiểu gia đình (Mẹ - con).
- Giáo viên trong các cơ sở giáo dục MN là người làm nhiệm vụ nuôi
dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo
độc lập.
- Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên là một hoạt động có chủ đích nhằm
cập nhật những kiến thức mới tiến bộ, hoặc nâng cao trình độ GV để tăng thêm
năng lực, phẩm chất theo yêu cầu của ngành học.
- Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên MN là chủ thể quản
lý (hiệu trưởng trường MN) sử dụng các công cụ quản lý tác động lên đối tượng
3
quản lý (đội ngũ giáo viên MN) một cách có tổ chức, có hướng đích nhằm thực
hiện từng khâu của chức năng quản lý trong quá trình làm tăng thêm năng lực hoặc
phẩm chất, nâng cao trình độ nghề nghiệp, kiến thức và kỹ năng chuyên môn cho
đội ngũ giáo viên MN để đáp ứng yêu cầu của ngành giáo dục MN nói riêng và hệ
thống giáo dục quốc dân nói chung.
1.2. Trường mầm non và hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo
viên
Theo Điều 48- Mục 1, Luật Giáo dục 2005
“Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo công lập do cơ quan nhà
nước thành lập, đầu tư cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi
thường xuyên”.
1.3. Hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non
1.3.1. Nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non
(1) Cập nhật kiến thức hiện đại trong chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ
MN;
(2) Các phương pháp tổ chức hoạt động kích thích nhu cầu khám phá,
sáng tạo của trẻ MN;
(3) Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ
MN;
(4) Bồi dưỡng các môn năng khiếu (nhạc, họa,..);
(5) Bồi dưỡng những kỹ năng về chăm sóc - giáo dục trẻ;
(6) Bồi dưỡng kỹ năng lập kế hoạch cho giáo viên MN;
(7) Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe
cho trẻ;
(8) Bồi dưỡng kỹ năng quản lý lớp học đảm bảo an toàn cho trẻ MN;
(9) Bồi dưỡng kỹ năng thực hành các chuyên đề về chăm sóc GD trẻ;
(10) Bồi dưỡng về giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật.
1.3.2. Hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non
(1) Bồi dưỡng tập trung theo kế hoạch tập huấn của Bộ, Sở và phòng GDĐT quận;
(2) Bồi dưỡng theo chuyên đề tập trung ở cụm trường theo kế hoạch của
Sở GD- ĐT và phòng GĐ-ĐT của quận;
(3) Trường tổ chức các hoạt động bồi dưỡng tại chỗ;
(4) GV tự bồi dưỡng theo chương trình quy định (thông qua giáo trình, tài
liệu được cung cấp);
(5) Bồi dưỡng nâng chuẩn cho giáo viên.
4
1.3.3. Phương pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non
(1) Thuyết trình của báo cáo viên;
(2) Thuyết trình kêt hợp luyện tập, thực hành;
(3) Nêu vấn đề kết hợp thảo luận theo nhóm;
(4) Nêu vấn để, giáo viên nghiên cứu tài liệu, trình bày báo cáo;
(5) Kết hợp thuyết trình với hoạt động trải nghiệm thực tế cho giáo viên
MN;
(6) Phối hợp các phương pháp khác.
1.3.4. Thời gian bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non
Căn cứ vào kế hoạch hoạt động của năm học hoặc nhu cầu, đặc điểm riêng
của mỗi nhà trường mà có thể tổ chức, sắp xếp thời gian bồi dưỡng chuyên môn
cho giáo viên mầm non theo một trong những thời điểm sau đây:
(1) Ngay sau khi kết thúc năm học;
(2) Trước khi vào năm học mới;
(3) Trong hè;
(4) Tổ chức thường xuyên trong năm học;
(5) Tổ chức định kì tập trung theo chuyên đề;
(6) Do GV tự sắp xếp.
1.4. Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên của Hiệu
trưởng trường mầm non
1.4.1. Lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
mầm non
(1) Lập kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho GV căn cứ vào kế hoạch của
Bộ, Sở, Quận;
(2) Tìm hiếu về nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn cho GV;
(3) Xác định được mục tiêu hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV;
(4) Xây dựng kê hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho GV trong kế hoạch
hoạt động năm học của trường;
(5) Xác định nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng chuyên môn
cho cả năm học;
(6) Hướng dẫn các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên
môn.
1.4.2. Tổ chức hoạt động bồi đưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm
non
Tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên MN cần tập
trung vào các nội dung:
5
(1) Xây dựng ban chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV của
trường;
(2) Mời chuyên gia, giáo viên cốt cán của trường tham gia bồi dưỡng các
chuyên đề;
(3) Xây dựng và thống nhất các tiêu chí đánh giá thực hiện hoạt động bồi
dưỡng của giáo viên.
1.4.3. Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non
(1) Hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể nội dung và cách thức tổ chức hoạt động
bồi dưỡng chuyên môn cho tổ chuyên môn;
(2) Hướng dẫn, chỉ đạo, tạo điều kiện cho GV thực hiện kế hoạch tự bồi
dưỡng;
(3) Tổ chức hoạt động bồi dưỡng tập trung theo kế hoạch tập huấn của Bộ,
Sở, phòng GĐ-ĐT;
(4) Tổ chức thực hiện các chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên ở trường;
(5) Tổ chức thực hiện các chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên ở tổ chuyên
môn.
1.4.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi đưỡng chuyên môn cho giáo
viên mầm non
(1) Qui định hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá hoạt động bồi
dưỡng chuyên môn;
(2) Qui định tiêu chí kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn;
(3) Phối hợp các lực lượng có liên quan trong đánh giá hoạt động bồi
dưỡng chuyên môn;
(4) Tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi đợt bồi dưỡng chuyên
môn cho giáo viên;
(5) Xử lý các giáo viên không đạt yêu cầu sau bồi dưỡng chuyên môn.
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên
môn cho giáo viên của hiệu trưởng trường mầm non.
1.5.1. Các yếu tố khách quan
(1) Trình độ, năng lực chuyên môn và nhận thức về tầm quan trọng của
hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của đội ngũ giáo viên MN;
(2) Nhu cầu, nguyện vọng được bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên;
(3) Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý của cán bộ quản lý
(4) Cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường;
(5) Chế độ, chính sách đối với giáo viên MN;
(6) Công tác xã hội hóa giáo dục;
6
(7) Văn bản chỉ đạo, triển khai hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của cấp
trên.
1.5.2. Các yếu tố chủ quan
(1) Trình độ, năng lực quản lý của Hiệu trưởng;
(2) Nhận thức của cán bộ quản lý về vai trò, tầm quan trọng của quản lý
hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên;
(3) Kỹ năng động viên của cán bộ quản lý hỗ trợ cho việc quản lý hoạt
động bồi dưỡng chuyên môn.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG CHUYÊN MÔN
CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƢỜNG MẦM NON
QUẬN LONG BIÊN – HÀ NỘI
2.1. Khái quát về vị trí địa lý, kinh tế - xã hội, giáo dục mầm non của
quận Long Biên, Hà Nội
2.1.1. Khái quát về vị trí địa lý, kinh tế – xã hội của quận Long Biên
Quận Long Biên là quận thuộc Hà Nội, nằm dọc phía bắc bờ Sông Hồng.
Phía Bắc và Đông giáp Sông Đuống, phía nam và đông giáp huyện Gia Lâm, phía
tây giáp Sông Hồng.
Diện tích: 5.993 ha
Dân số: khoảng 259 2040 người (năm 2017)
Mật độ dân số: 4.325 ng/Km2
2.1.1.1. Quá trình hình thành
Ngày 6/01/2003, Chính phủ ra Nghị định số 132/2003/NĐ-CP thành lập
quận Long Biên trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã: Sài
Đồng, Phúc Đồng, Giang Biên, Đức Giang, Long Biên, Việt Hưng, Cự Khối,
Thạch Bàn, Thượng Thanh, Phúc Lợi, Ngọc Thụy; toàn bộ diện tích tự nhiên và
dân số của các phường: Ngọc Lâm, Bồ Đề, Gia Thụy. Theo đó, quận Long Biên
được thành lập gồm 14 phường sau: Phường Sài Đồng, Phúc Đồng, Giang Biên,
Đức Giang, Long Biên, Việt Hưng, Cự Khối, Thạch Bàn, Thượng Thanh, Phúc
Lợi, Ngọc Thụy, Ngọc Lâm, Bồ Đề, Gia Thụy.
2.1.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Trong những năm qua, quận Long Biên đã vươn lên, phát triển khá toàn
diện về nhiều mặt, trong đó kinh tế luôn tăng trưởng cao, tỷ lệ tăng trưởng bình
quân 17,47%/năm.
Năm 2004, tổng giá trị sản xuất chỉ đạt 6.919 tỉ đồng; năm 2017 đã nâng
7
lên 15.377 tỉ đồng, tăng 79%.
Thu ngân sách năm 2004 đạt 92,175 tỉ đồng thì đến năm 2017 đạt 753,091
tỉ đồng (đạt 154% kế hoạch năm), so năm 2004, tăng gấp 7,2 lần.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng tỉ trọng công nghiệp - tiểu
thủ công nghiệp, thương mại-dịch vụ. Năm 2004, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu
thủ công nghiệp đạt 753,6 tỉ đồng, đến năm 2017 tăng gấp hơn 2 lần, đạt 1.338 tỉ
đồng; giá trị thương mại-dịch vụ từ 445,6 tỉ đồng (năm 2004), tăng lên 875,8 tỉ
đồng (năm 2008).
2.1.2. Tình hình giáo dục, giáo dục Mầm non quận Long Biên, Hà Nội.
Về Giáo dục - Đào tạo
Năm học 2016 – 2017 ngành Giáo dục quận có 69 trường công lập, 31
trường tư thục dân lập, 99 nhóm trẻ tư thục (tăng 15 nhóm so với đầu năm); toàn
Ngành có 66.843 học sinh (tăng 5.502 học sinh so với năm 2015 – 2016), trong đó
công lập 52.930 học sinh.
Về Giáo dục Mầm non
Trong những năm qua, vấn đề nâng cao hiệu quả công tác quản lý Giáo
dục - Đào tạo của các trường MN đã được UBND quận Long Biên đặc biệt quan
tâm và đầu tư về mọi mặt:
Quy mô và mạng lưới trường, lớp MN
Tính đến thời điểm tháng 3/2017, quy mô trường lớp MN trên địa bàn
quận Long Biên như sau: Toàn Quận có 100% phường có trường MN; Tổng số có
28 trường công lập, 29 trường tư thục, 99 nhóm lớp tư thục.
- Tổng số lớp: 754 lớp: CL: 404, TT: 350, trong đó:
+ Lớp nhà trẻ: lớp (Công lập: 54 lớp, tư thục : 256 lớp)
+ Lớp mẫu giáo: 444 lớp (Công lập là 287 lớp, tư thục là 157 lớp)
+ Lớp MG 5 tuổi: 108 lớp (Công lập là: 81 lớp, tư thục là: 27 lớp)
2.2. Tổ chức thực hiện khảo sát
2.2.1 Mẫu nghiên cứu
Để chọn mẫu nghiên cứu cho đề tài, tác giả chọn 3 trường MN trên địa
bàn quận Long Biên, Hà Nội
2.2.2. Quy trình tổ chức khảo sát
2.2.2.1. Mục đích khảo sát
Khảo sát thực trạng hoạt động bồi dưỡng chuyên môn và quản lý hoạt
động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trường mầm non trên địa bàn quận
Long Biên, Hà Nội nhằm xây dựng cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp
quản lý.
8
2.2.2.2. Nội dung khảo sát
Đề tài tập trung khảo sát những nội dung cụ thể sau:
- Thực trạng hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên 03 trường
MN trong quận Long Biên, Hà Nội;
- Thực trạng quản lý hoạt động động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
03 trường MN trên địa bàn quận Long Biên, Hà Nội;
- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng
chuyên môn cho giáo viên 03 trường MN trên địa bàn quận Long Biên, Hà Nội.
2.2.2.3. Phương pháp khảo sát
Để đạt được mục đích khảo sát, tác giả đề tài xây dựng 2 mẫu phiếu trưng
cầu ý kiến:
- Mẫu 1: Phiếu trưng cầu ý kiến về hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho
giáo viên các trường MN.
- Mẫu 2: Phiếu trưng cầu ý kiến về thực trạng quản lý hoạt động bồi
dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường MN và các yếu tố ảnh hưởng (Phụ lục
2).
2.2.2.4. Xử lý số liệu
Phương pháp thống kê: Sử dụng tính % điểm trung bình để xử lý kết quả
thu được từ phiếu điều tra, từ đó rút ra những nhận xét, kết luận. Quy đổi điểm từ
kết quả đánh giá của đối tượng khảo sát theo bảng sau:
Mức độ
Điểm
Mức độ
Điểm
Tốt, phù hợp
3
Ảnh hưởng nhiều
3
Trung bình, tương đối phù hợp
2
Ảnh hướng ít
2
Chưa tốt, chưa phù hợp
1
Không ảnh hưởng
1
2.3. Thực trạng bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường Mầm
non quận Long Biên, Hà Nội
2.3.1. Thực trạng nhận thức về hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho
giáo viên mầm non
Kết quả khảo sát cho thấy: 100% CBQL và GV đều nhận thức được tầm
quan trọng của việc thực hiện hoạt động hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo
viên MN, Kết quả này chứng tỏ họ đã có sự nhận thức đúng đắn về vai trò của việc
thực hiện hoạt động BDCM cho GVMN trong giai đoạn hiện nay.
9
2.3.2. Thực trạng về các nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
các trường Mầm non quận Long Biên, Hà Nội
Thực trạng về nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên MN thể hiện
ở hai khía cạnh:
- Về mức độ thực hiện nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
MN: ở khía cạnh này, Cập nhật kiến thức hiện đại trong chương trình chăm sóc,
giáo dục trẻ MN là nội dung BDCM được thực hiện tốt nhất với ĐTB là 2,55 trong
đó có 61,76% ý kiến cho rằng thực hiện tốt; còn Bồi dưỡng kỹ năng lập kế hoạch
cho giáo viên MN là nội dung BDCM được thực hiện thấp nhất với ĐTB là 2,15
trong đó đa số ý kiến cho rằng nội dung này chỉ được thực hiện ở mức độ trung
bình
- Về mức độ phù hợp: trong tất cả các nội dung BDCM cho GVMN được
đề cập thì hầu như CBQL và GV đều đánh giá ở mức độ phù hợp, trong đó Bồi
dưỡng những kỹ năng về chăm sóc - giáo dục trẻ là nội dung BDCM được cho là
phù hợp nhất với ĐTB là 2,86.
2.3.3. Thực trạng về hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các
trường Mầm non quận Long biên, Hà Nội
- Về mức độ thực hiện hình thức BDCM cho GVMN ở các trường MN
quận Long Biên cho thấy Bồi dưỡng theo chuyên đề tập trung ở cụm trường theo kế
hoạch của Sở GD- ĐT và phòng GĐ-ĐT của quận là hình thức được thực hiện tốt
nhất với ĐTB là 2,68 trong đó có 67,65% ý kiến cho rằng thực hiện tốt, hình thức
thực hiện tốt thứ hai là Trường tổ chức các hoạt động bồi dưỡng tại chỗ với ĐTB là
2,67 và hình thức thực hiện ở mức thấp nhất là Bồi dưỡng tập trung theo kế hoạch
tập huấn của Bộ, Sở và phòng GD-ĐT quận với ĐTB là 2,29.
- Về mức độ phù hợp của các hình thức BDCM cho GVMN ở các trường
MN quận Long Biên cho thấy GV tự bồi dưỡng theo chương trình quy định (thông
qua giáo trình, tài liệu được cung cấp) với ĐTB là 2,87, còn hình thức phù hợp ở
mức thấp nhất là Bồi dưỡng tập trung theo kế hoạch tập huấn của Bộ, Sở và phòng
GD-ĐT quận với ĐTB là 2,28. Sở dĩ có kết quả này bởi vì theo quan điểm giáo dục
hiện tại quá trình đào tạo phải biến thành quá trình tự đào tạo, quá trình bồi dưỡng
phải biến thành quá trình tự bồi dưỡng. Đây chính là hình thức giúp cho việc tự
hoàn thiện chuyên môn của đội ngũ GVMN các trường tại quận Long Biên.
2.3.4. Thực trạng về phương pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
các trường Mầm non quận Long Biên, Hà Nội
- Về mức độ thực hiện các phương pháp BDCM cho GVMN các trường
MN quận Long Biên: Phối hợp các phương pháp khác nhau là phương pháp được
10
thực hiện tốt nhất với ĐTB là 2,8 trong đó có đến 80,39% ý kiến cho rằng thực hiện
tốt. Xếp thứ hai về thực hiện phương pháp BDCM cho GVMN là Thuyết trình của
báo cáo viên với ĐTB là 2,7. Xếp cuối cùng là Kết hợp thuyết trình với hoạt động
trải nghiệm thực tế cho giáo viên MN (2,28). Kết quả này đã chỉ ra thực trạng công
tác BDCM cho GVMN ở các MN vẫn nặng về thuyết trình, có kết hợp các phương
pháp khác nhau nhưng chưa thực sự hiệu quả. Một số đợt tập huấn chuyên đề còn
chưa thực sự tạo được hứng thú cho người tham gia nên một số GV có cảm giác
đây là hoạt động không thực sự thiết thực, gây tốn kém thời gian và tiền bạc.
- Về mức độ phù hợp của các phương pháp BDCM cho GVMN các trường
MN công lập quận Long Biên: Kết quả cho thấy, Kết hợp thuyết trình với hoạt
động trải nghiệm thực tế cho giáo viên MN là phương pháp các CBQL và GV các
trường MN đánh giá là phù hợp nhất với ĐTB là 2,81. Còn Thuyết trình của báo
cáo viên (2,03) là phương pháp CBQL và GV cho rằng đây là phương pháp không
phù hợp với BDCM cho GVMN hiện nay.
2.3.5. Thực trạng về thời gian bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các
trường Mầm non quận Long Biên, Hà Nội
Hiện nay, các trường mầm non quận Long Biên đã tổ chức các hoạt động
bồi dưỡng thường xuyên trong năm học (2,71) và tổ chức định kỳ tập trung theo
chuyên đề (2,64). Đối với khoảng thời gian ngay sau khi kết thúc năm học, mức độ
thực hiện được đánh giá là thấp nhất (2,2).
Kết quả khảo sát cũng cho thấy, CBQL và GVMN lựa chọn thời gian phù
hợp nhất để tiến hành BDCM cho GVMN các trường quận Long Biên chính là
Trước khi vào năm học mới với ĐTB là 2,9. Thời gian ít phù hợp nhất là Trong hè
với ĐTB là 2,00. Kết quả này đã phản ánh đúng nhu cầu, nguyện vọng về thời gian
BDCM cho GVMN ở các trường MN của Quận. Kết quả này chỉ ra cho CBQL thấy
được việc sắp xếp thời gian BDCM cho GVMN phù hợp là rất quan trọng góp phần
nâng cao hiệu quả hoạt động này.
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
của Hiệu trưởng trường Mầm non quận Long Biên, Hà Nội
2.4.1. Nhận thức về quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo
viên các trường Mầm non quận Long Biên, Hà Nội
Kết quả ở bảng 2.8 cho ta nhận xét rằng, 100% CBQL và GV đã nhận
thức được về sự cần thiết của quản lý hoạt động BDCM cho GVMN trong đó
chiếm đến 84,31% ý kiến đánh giá ở mức độ rất cần thiết. Không có ý kiến nào nói
rằng hoạt động này không cần thiết. Tiến hành phỏng vấn chị Phạm T . D ở trường
MN Hoa Thủy Tiên, được biết “Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho
11
giáo viên MN ở trường là vô cùng quan trọng nó giúp cho việc nâng cao năng lực
chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ GVMN của chúng tôi vì vậy, đây
là hoạt động được Ban Giám hiệu của Nhà trường những năm gần đây rất quan
tâm”.
2.4.2. Thực trạng lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho
giáo viên các trường Mầm non quận Long Biên, Hà Nội
Kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết tất cả các nội dung liên quan đến lập kế
hoạch quản lý hoạt động BDCM cho GVMN đều được thực hiện. Trong đó: Lập kế
hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho GV căn cứ vào kế hoạch của Bộ, Sở, Phòng GDĐT được thực hiện tốt nhất là nội dung được thực hiện tốt nhất với ĐTB là 2,79.
Nội dung Hướng dẫn các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn
chiếm vị trí thứ 2 với ĐTB là 2,71, nội dung thực hiện cao thứ 3 là Xây dựng kê
hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho GV trong kế hoạch hoạt động năm học của
trường và nội dung thực hiện thấp nhất là Tìm hiếu về nhu cầu bồi dưỡng chuyên
môn cho GV.
Qua phỏng vấn sâu 01 GV của trường MN Hoa Sen cô cho biết “Lập kế
hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho GV căn cứ vào kế hoạch của Bộ, Sở, Phòng GDĐT sở dĩ được thực hiện tốt nhất vì đây là hoạt động diễn ra thường xuyên hàng
năm của CBQL ở trường MN, đây cũng là nội dung Ban Giám hiệu phải thực hiện
và báo cáo thường xuyên lên Phòng Giáo dục – Đào tạo của Quận”.
2.4.3. Thực trạng tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo
viên các trường Mầm non quận Long Biên, Hà Nội
Đối với tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên MN qua
việc khảo sát chúng tôi thu được kết quả là hầu hết các nội dung liên quan đến tổ
chức hoạt động BDCM cho GVMN của CBQL tại các trường MN của quận Long
Biên đều thực hiện ở mức độ cao. Trong đó, nội dung được thực hiện tốt nhất là
Xây dựng ban chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV của trường với
ĐTB là 2,81 (80,39% ý kiến cho rằng thực hiện tốt). Tất cả trường MN nào của
quận cũng đều phải xây dựng ban chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho
GV của trường do Hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo, phó hiệu trưởng phụ trách chuyên
môn là phó ban; TTCM, tổ trưởng các khối là thành viên.
Mời chuyên gia, giáo viên cốt cán của trường tham gia bồi dưỡng các
chuyên đề là nội dung thực hiện thấp nhất với ĐTB là 2,13. Sở dĩ nội dung này thấp
nhất là liên quan đến kế hoạch BDCM của Phòng, Sở Giáo dục – Đào tạo Hà Nội
chiếm rất nhiều thời gian, kinh phí của các trường cũng có hạn dẫn đến việc mời
12
chuyên gia tập huấn chuyên đề cho GV không dễ dàng, còn cử GV tại trường tập
huấn thì sẽ không dễ dàng và không mang lại hiệu quả.
2.4.4. Thực trạng chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo
viên các trường Mầm non quận Long Biên, Hà Nội
Kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết các nội dung liên quan đến chỉ đạo
hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên MN của CBQL các trường MN
quận Long Biên đều thực hiện. Trong đó, nội dung Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng
tập trung theo kế hoạch tập huấn của Bộ, Sở, phòng GĐ-ĐT được thực hiện tốt
nhất với ĐTB là 2,68 với 71,57% ý kiến cho rằng thực hiện tốt. Nội dung thực hiện
tốt thứ hai là Hướng dẫn, chỉ đạo, tạo điều kiện cho GV thực hiện kế hoạch tự bồi
dưỡng với ĐTB là 2,64 và nội dung thực hiện ở mức độ thấp nhất là Hướng dẫn,
chỉ đạo cụ thể nội dung và cách thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho
tổ chuyên môn với ĐTB là 2,48.
2.4.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn
cho giáo viên các trường Mầm non quận Long Biên, Hà Nội
Kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết các nội dung liên quan đến kiểm tra,
đánh giá hoạt động BDCM cho GVMN đều được thực hiện, trong đó nội dung
được CBQL các trường MN của quận Long Biên thực hiện tốt nhất là Qui định tiêu
chí kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn với ĐTB là 2,66 trong đó
có 70,59% ý kiến cho rằng CBQL thực hiện tốt. Nội dung thực hiện ở mức thấp
nhất là Tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi đợt bồi dưỡng chuyên môn cho
giáo viên với ĐTB là 2,25. Vì sao nội dung này lại thực hiện thấp nhất? Tiến hành
phỏng vấn sâu 01 phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn của trường MN Việt
Hưng cô cho biết Tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi đợt bồi dưỡng
chuyên môn cho giáo viên sở dĩ thấp nhất vì hoạt động BDCM cho GV chủ yếu
được thực hiện ở cấp Phòng nên việc đánh giá tổng kết chủ yếu do Phòng GD-ĐT
của Quận thực hiện. Nhà trường chỉ tiến hành tổng kết kỳ học, năm học trong đó có
lồng ghép hoạt động BDCM.
2.4.6. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn
cho giáo viên các trường Mầm non quận Long Biên, Hà Nội
Như vậy, trong quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
trường mầm non quận Long Biên, Hà Nội; nội dung Lập kế hoạch hoạt động bồi
dưỡng chuyên môn được thực hiện tốt nhất (2,64). Nội dung: Kiểm tra, đánh giá
hoạt động bồi dưỡng chuyên môn hiện đang được đánh giá là thực hiện kém hiệu
quả nhất (2,41). Tuy nhiên, với điểm TBC đạt 2,53 thì thực trạng quản lý hoạt động
13
bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trường mầm non quận Long Biên, Hà Nội
vẫn được đánh giá là khá tốt.
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động bồi
dƣỡng chuyên môn cho giáo viên các trƣờng Mầm non quận Long Biên, Hà
Nội
Kết quả ở bảng trên cho thấy, có cả yếu tố chủ quan và khách quan ảnh
hưởng đến quản lý hoạt động chuyên môn cho giáo viên MN trong đó 03 yếu tố
ảnh hưởng nhiều nhất là Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý của cán bộ quản
lý với ĐTB là 2,77; yếu tố Văn bản chỉ đạo, triển khai hoạt động bồi dưỡng chuyên
môn của cấp trên với ĐTB là 2,76 và yếu tố Nhu cầu, nguyện vọng được bồi
dưỡng chuyên môn của giáo viên với ĐTB là 2,72.
Các yếu tố ít ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn
giáo viên trường Mầm non quận Long Biên, Hà Nội là: Cơ sở vật chất, trang thiết
bị của nhà trường (2,17) và Công tác xã hội hóa giáo dục (2,13). Cả 2 yếu tố này
đều nằm trong nhóm các yếu tố khách quan
Chƣơng 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG CHUYÊN
MÔN CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƢỜNG MẦM NON
QUẬN LONG BIÊN, HÀ NỘI
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp
- Đảm bảo tính thực tiễn của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn
- Đảm bảo tính khả thi của các biện pháp đề xuất
- Đảm bảo tính đồng bộ toàn diện của hoạt động quản lý.
3.2. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho
giáo viên các trường MN quận Long Biên, Hà Nội
3.2. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
các trường Mầm non quận Long Biên, Hà Nội
3.2.1. Giáo dục về vai trò, sự cần thiết của công tác quản lý hoạt động
bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường.
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
- Giúp CBQL nhận thức đúng vai trò, tầm quan trọng của việc nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho GVMN, đó là nhân tố quyết định chất lượng
trong các trường MN.
14
- Giúp cho GVMN nhận thức được việc tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao
trình độ nghề nghiệp là việc làm thường xuyên trong suốt cả cuộc đời lao động và
công tác đối với mỗi GV ở trường MN.
3.2.1.2. Nội dung biện pháp
- Phòng GD-ĐT quận Long Biên cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội
ngũ cho CBQL dựa trên kế hoạch của Sở GD-ĐT Hà Nội và của Vụ Giáo dục MN.
- Tuyên truyền, phổ biến hoạt động BDCM cho GVMN cấp quận và tại
các trường MN công lập của quận Long Biên.
3.2.1.3. Tổ chức thực hiện
- Phòng GD-ĐT quận Long Biên cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội
ngũ cho CBQL dựa trên kế hoạch của Sở GD-ĐT Hà Nội và của Vụ Giáo dục MN,
Bộ GD-ĐT.
+ Nhận thức đúng vai trò chủ đạo quyết định chất lượng giáo dục MN của
đội ngũ giáo viên, nắm rõ được xu thế phát triển giáo dục MN và yêu cầu của xã
hội, của địa phương đối với chất lượng giáo dục MN. Từ đó nâng cao trách nhiệm
trong việc quản lý chuyên môn của giáo viên nhằm đạt tới chất lượng và hiệu quả.
+ Phải nhận thức được sứ mệnh, uy tín của nhà trường đối với xã hội là do
đội ngũ GVMN quyết định. Vì thế, xây dựng tập thể giáo viên vững mạnh về trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ là mục tiêu hàng đầu trong công tác quản lý.
+ CBQL các trường MN tự bồi dưỡng để nâng tư duy ở trình độ thói quen,
kinh nghiệm thực tế lên trình độ tư duy lý luận, tư duy khoa học, từ đó có khả năng
nhạy bén, linh hoạt, tạo uy tín trong phong cách quản lý. Nâng cao ý thức trách
nhiệm đối với mối quan hệ trong công việc, luôn tìm cách thấu hiểu giáo viên để
đưa ra quyết định quản lý cho phù hợp. Đưa trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng đội
ngũ GV vào tiêu chí đánh giá CBQL.
- Tuyên truyền, phổ biến hoạt động BDCM cho GVMN cấp quận và tại
các trường MN của quận Long Biên.
+ Tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động BDCM cho
GVMN tại quận cũng như tại các trường.
+ Phố biến kế hoạch hoạt động BDCM cho GVMN cấp quận và tại các
trường MN của quận Long Biên.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện
CBQL cấp Phòng, Ban Giám hiệu các trường MN của Quận phải nắm
vững các văn bản có liên quan đến việc ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp
GVMN, các văn bản hướng dẫn về hoạt động BDCM cho GVMN.
15
CBQL cấp Phòng, Ban Giám hiệu các trường MN của Quận phải nắm
vững những quy chế, chủ trương, chính sách để vừa là nhà khoa học có lý luận, vừa
là người quản lý có thực tiễn.
- Mọi kế hoạch phải được thực hiện ngay từ đầu năm học hoặc có lộ trình
từng giai đoạn cụ thể, rõ ràng, khoa học, logic với các đơn vị phối hợp và đơn vị tài
trợ (nếu có) trong Quận.
3.2.2.
Đổi mới quản lý chương trình, nội dung, hình thức, phương
pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trường mầm non
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
Quản lý chương trình, nội dung, hình thức, phương pháp BDCM nhằm lựa
chọn và xây dựng nội dung, hình thức bồi dưỡng chuyên môn thiết thực, phương
pháp bồi dưỡng phù hợp đáp ứng nhu cầu người học và sự đối mới của GDMN.
3.2.2.2. Nội dung biện pháp
- Xác định chương trình, nội dung bồi dưỡng cụ thể, đáp ứng nhu cầu và
mong muốn của GVMN.
- Đa dạng hoá các hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN
- Đổi mới phương pháp BDCM cho GVMN
3.2.2.3. Tổ chức thực hiện
- Xác định chương trình, nội dung bồi dưỡng cụ thể, đáp ứng nhu cầu và
mong muốn của GVMN.
+ Căn cứ vào chương trình BDCM của cấp trên, trình độ đào tạo, nhu cầu
bồi dưỡng của GV các trường để lựa chọn chương trình, thiết kế nội dung, hình
thức BDCM cho phù hợp với từng đối tượng. Đảm bảo tính liên tục, hệ thống và
trách nhiệm nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ GV thông qua các
nội dung được bồi dưỡng.
+ Trưng cầu ý kiến GV về nội dung, hình thức bồi dưỡng chuyên môn để
xác định được nhu cầu và mong muốn của GV về nội dung và hình thức bồi dưỡng.
+ Cập nhật những nội dung bồi dưỡng chuyên môn của ngành. Các nội
dung bồi dưỡng chuyên môn cho GV phải phù hợp với tình hình thực tiễn của
GDMN trên địa bàn và phù hợp với trường.
+ Cập nhật và nâng cao các kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ của
GVMN, đặc biệt là các kiến thức mới như phương pháp nuôi dạy con theo khoa
học, phát hiện sớm và giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật,...
+ Nội dung bồi dưỡng cho GV có kỹ năng tổ chức chăm sóc - giáo dục trẻ
theo hướng tích cực, cách sử dụng phương tiện dạy học có hiệu quả, hướng dẫn
cách làm đồ dùng, đồ chơi,...
16
- Đa dạng hoá các hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN
+ Trong các kỳ bồi dưỡng chuyên môn, mời các chuyên gia, các cán bộ
chuyên môn có nhiều kinh nghiệm tham gia bồi dưỡng trực tiếp một số nội dung
chuyên môn, nghiệp vụ về đối mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt
động giáo dục trẻ trong trường MN.
+ Nhà trường tổ chức bồi dưỡng, hội thảo theo các chuyên đề trọng tâm
trong năm học, áp dụng hình thức tổ chức kiến tập, kết hợp bồi dưỡng lý thuyết, tổ
chức sinh hoạt theo chuyên đề, tạo điều kiện cho GV vận dụng kiến thức vào thực
tiễn một cách linh hoạt và hiệu quả.
+ Tăng cường tổ chức cho GV tham quan học tập, tạo cơ hội cho đội ngũ
giáo viên có điều kiện học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn, nghiệp vụ với các
đơn vị, địa phương khác.
3.2.2.4. Điều kiện thực hiện
- CBQL cấp Phòng, Ban Giám hiệu các trường MN của Quận phải thường
xuyên cập nhật chương trình giáo dục MN mới để bổ sung kịp thời vào chương
trình BDCM cho GV.
- CBQL cấp Phòng, Ban Giám hiệu các trường MN của Quận tăng cường
học tập kinh nghiệm các quận, huyện khác của thành phố Hà Nội trong việc thay
đổi nội dung, hình thức BDCM cho GV.
- Sở GD&ĐT cần xây dựng chuyên đề BDCM cho chính CBQL cấp
Phòng, Ban Giám hiệu các trường MN của Quận liên quan đến phương pháp
BDCM tích cực và kỹ thuật BDCM tích cực để họ có thể triển khai BDCM lại cho
GV của trường mình.
3.2.3. Tổ chức lại bộ máy quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn
cho giáo viên mầm non
3.2.3.1. Mục đích của biện pháp
- Biện pháp này nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo và vai trò
của các vị trí, chức năng của các thành viên trong bộ máy quản lý, thể hiện sự phân
công công việc một cách hợp lý của Hiệu trưởng trong trường MN.
- Tổ chức tốt bộ máy hoạt động GVMN trong trường, giao trách nhiệm và
tạo điều kiện hoạt động sẽ khẳng định vai trò quản lý của phó hiệu trưởng chuyên
môn và tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, giúp Hiệu trưởng giám sát, đôn đốc giáo
viên trong tổ tham gia hoạt động bồi dưỡng chuyên môn tích cực, đạt hiệu quả;
Chia sẻ gánh nặng trong công tác quản lý nhà trường, giúp Hiệu trưởng xây dựng
các kế hoạch và triển khai hoạt động bồi dưỡng chuyên môn phù hợp với tình hình
thực tiễn của nhà trường.
17
3.2.3.2. Nội dung biện pháp
- Xây dựng bộ máy hoạt động BDCM cho GV của từng trường MN
- Tăng cường các điều kiện phục vụ tốt nhất cho hoạt động BDCM cho
GVMN
3.2.3.3. Tổ chức thực hiện
- Xây dựng bộ máy hoạt động BDCM cho GV của từng trường MN
+ Mỗi khối có một tổ trưởng chuyên môn, tổ phó chuyên môn phụ trách
do các thành viên trong tổ chuyên môn bình bầu theo năm học và được Hiệu trưởng
ra quyết định, gồm: Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn khối nhà trẻ; Tổ trưởng, tố phó
chuyên môn khối mẫu giáo.
+ Trong sinh hoạt, học tập bồi dưỡng chuyên môn, người tổ trưởng và tổ
phó chuyên môn phát huy vai trò, trách nhiệm của mình đế triển khai các nội dung
bồi dưỡng chuyên môn đến từng giáo viên đạt hiệu quả.
+ Giao trách nhiệm và tạo điều kiện hoạt động cho hiệu phó và tổ trưởng,
tổ phó chuyên môn.
+ Nếu trường nào không đủ điều kiện phục vụ tốt nhất cho hoạt động
BDCM cho GV thì có thể thuê hoặc liên kết với trường bạn để tổ chức sao cho đạt
hiệu quả cao nhất.
3.2.3.4. Điều kiện thực hiện
- Hiệu trưởng các trường MN trong Quận cần thiết lập được bộ máy hoạt
động BDCM cho GV phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường mình.
- Hiệu trưởng các trường MN trong Quận biết cách phân công công việc
dựa vào chức năng, nhiệm vụ, thế mạnh của các thành viên trong bộ máy để có thể
hoạt động nhịp nhàng, ăn khớp trong các hoạt động nói chung, hoạt động BDCM
cho GV nói riêng.
- Cần có kinh phí phục vụ hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV. Đây
là điều kiện đầu tiên để kế hoạch xây dựng nguồn nhân lực được khả thi. Kinh phí
phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV bao gồm kinh phí hỗ trợ bồi
dưỡng CBQL, GV cốt cán của trường, kinh phí hỗ trợ GV tham gia các lớp bồi
dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo nhu cầu, theo triệu tập
của Sở, Phòng GD- ĐT và tự bồi dưỡng. Kinh phí đế bồi dưỡng tập trung theo kế
hoạch tập huấn của Sở thuộc ngân sách nhà nước cấp. Tuy nhiên, các hoạt động bồi
dưỡng chuyên môn khác phải do Hiệu trưởng các trường tự chủ động. Vì vậy, Hiệu
trưởng các trường phải lên kế hoạch dự trù kinh phí bồi dưỡng để huy động, tranh
thủ các nguồn lực từ các tố chức xã hội, từ Hội phụ huynh hoặc trích từ ngân sách
phát triển sự nghiệp. Tích cực đây mạnh công tác xã hội hoá GDMN để tranh thủ
18
sự ủng hộ, chia sẻ, giúp đỡ của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội đối với các
hoạt động GDMN, trong đó có công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho
giáo viên.
3.2.4. Tăng cường giám sát, kiểm tra hoạt động bồi dưỡng chuyên môn
cho giáo viên mầm non
3.2.4.1. Mục đích của biện pháp
- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn bằng
nhiều hình thức nhằm đảm bảo thu được thông tin ngược về chất lượng, hiệu quả
của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, kịp thời phát hiện những kết quả đạt được và
hạn chế trong bồi dưỡng chuyên môn để có những điều chỉnh hoạt động bồi dưỡng
chuyên môn cho phù hợp.
- Kiểm tra, đánh giá là một trong những biện pháp quản lý có vị trí đặc
biệt quan trọng trong quản lý nhà trường. Trong công tác quản lý, đặc biệt công tác
quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, nếu hoạt động này thực hiện không
tốt hoặc không triển khai thì sẽ rất khó để hoạt động này tiến hành có hiệu quả
trong mỗi trường MN.
3.2.4.2. Nội dung biện pháp
- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của
mỗi GV trong trường.
- Thực hiện tốt phương pháp, thời gian, nguyên tắc kiểm tra, đánh giá
hoạt động BDCM cho GV.
3.2.4.3. Tổ chức thực hiện
- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của
mỗi GV trong trường.
+ Về thời gian kiểm tra, đánh giá:
Trong một năm học, sau khi bồi dưỡng chuyên môn, từ đầu năm đến cuối
năm, tối thiếu mỗi GV trong trường phải được kiểm tra toàn diện và từng mặt ít
nhất là một lần vào học kỳ 1 hoặc học kỳ 2.
Ngoài hai hình thức kiểm tra trên, hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng Hiệu
trưởng phải có kế hoạch kiểm tra thường xuyên GV để nắm tình hình bổ sung kịp
thời các vấn đề mà GV còn vướng mắc
+ Về nguyên tắc kiếm tra, đánh giá:
Kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo tính chính xác, công khai, khách quan.
Công khai mà vẫn phát huy được tối đa tinh thần tự giác, tích cực, chủ động sáng
tạo, ý chí vươn lên của đội ngũ GVMN.
19
Kiểm tra, đánh giá phải giúp GV nhận thấy thực tế năng lực, trình độ
chuyên môn của mình và từ đó có ý thức nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Kiểm tra, đánh giá phải có tác dụng dẫn đến việc tìm ra những ưu, nhược
điếm trong công tác chuyên môn của GV và nguyên nhân để đề ra những biện pháp
nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý chuyên môn của CBQL.
3.2.4.4. Điều kiện thực hiện
- Ban giám hiệu của từng trường MN của Quận cần thống nhất quan điểm
chỉ đạo giữa Ban giám hiệu nhà trường với các tổ chuyên môn về nội dung, phương
pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá.
+ Trong kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, Hiệu trưởng
phải vô tư, khách quan đứng trên mục đích chung của nhà trường. Trong quá trình
kiểm tra cần phải khéo léo thì mới chỉ ra được những khuyết điểm để GV họ sửa
chữa và hoàn thiện.
3.2.5. Động viên, khen thưởng tập thể, cá nhân tham gia hoạt động
bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
3.2.5.1. Mục đích của biện pháp
- Biện pháp này nhằm tạo động lực cho hoạt động BDCM của GV, khuyến
khích, động viên kịp thời các cá nhân và tập thể tích cực học tập, bồi dưỡng nâng
cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đồng thời nêu gương cho các đơn vị và cá
nhân khác học tập.
- Tổ chức thi đua, khen thưởng sẽ kích thích, lôi cuốn các GV của mỗi
trường MN hăng say phấn đấu, rèn luyện để đạt được thành tích cao nhất trong hoạt
động BDCM.
3.2.5.2. Nội dung biện pháp
- Hiệu trưởng của mỗi trường cần thành lập Ban thi đua, khen thưởng phù
hợp.
- Ban Giám hiệu mỗi trường MN của Quận cần tổ chức, chỉ đạo, triển khai
tốt công tác thi đua, khen thưởng hàng năm tại trường liên quan đến hoạt động
BDCM cho GV.
3.2.5.3. Cách thực hiện
- Hiệu trường của mỗi trường cần thành lập Ban thi đua, khen thưởng phù
hợp:
+ Hiệu trưởng của trường MN cần thành lập Ban thi đua, khen thưởng do
Hiệu trưởng là trưởng ban.
20
+ Hiệu trưởng của trường MN cần xác định được những thành phần tham
gia như hiệu phó phụ trách chuyên môn, chủ tịch công đoàn, tổ trưởng, tổ phó
chuyên môn,..
- Ban Giám hiệu mỗi trường MN của Quận cần tổ chức, chỉ đạo, triển khai
tốt công tác thi đua, khen thưởng hàng năm tại trường liên quan đến hoạt động
BDCM cho GV.
+ Xây dựng kế hoạch thi đua, khen thưởng trong trường MN theo từng kỳ,
năm học cho từng cá nhân, tổ, khối. Mục tiêu thi đua phải được xác định cụ thể và
rõ ràng, thiết thực liên quan đến hoạt động BDCM cho GV.
+ Phát động các phong trào thi đua trong trường MN như: Thi đua làm đồ
dùng, đồ chơi, thi đua tạo môi trường hoạt động trong và ngoài lớp theo chủ đề, thi
đua ứng dụng sáng tạo phần mềm trong giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin
trong các hoạt động tổ chức giáo dục.
+ Tổ chức bình xét thi đua, khen thưởng đảm bảo đúng quy trình dân chủ,
công khai, khách quan, công bằng, chính xác. Qua đó phát huy quyền làm chủ tập
thể của cán bộ giáo viên liên quan đến hoạt động BDCM. Sau mỗi đợt BDCM các
tổ bình xét thi đua dựa trên kết quả BDCM để có thể tiến hành khen thưởng kịp
thời những GV tham gia có hiệu quả vào hoạt động BDCM, đồng thời chỉ ra những
GV chưa hoàn thành tốt hoạt động này.
3.2.5.4. Điều kiện thực hiện
- Hiệu trưởng phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá các hoạt động thi đua
xem các hoạt động đó có tác dụng tốt đến chuyên môn hay không. Nếu không có
tác dụng tốt, thì phải kịp thời uốn nắn và sửa chữa. Tập hợp kết quả thi đua phải
chính xác, đầy đủ để có kết quả xếp loại chính xác, có nhận xét đầy đủ cho mỗi cá
nhân và tập thể tham gia thi đua.
- Có chế độ khen thưởng kịp thời đối với giáo viên đạt kết quả xuất sắc
trong quá trình bồi dưỡng chuyên môn. Động viên kịp thời bằng vật chất cho những
người đã đạt thành tích trong các phong trào thi đua, có các hình thức khen thưởng
tạo ra không khí trang trọng, vinh dự, mức thưởng phải tương xứng với thành tích
đã đạt được.
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Các biện pháp đề xuất ở trên có quan hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau,
tạo thành một hệ thống, khi thực hiện không thể tách rời một cách độc lập, thực
hiện đơn lẻ. Vì, biện pháp này là tiền đề, là điều kiện, đồng thời là hệ quả của biện
pháp kia, chúng bổ sung cho nhau, tác động và thúc đẩy lẫn nhau theo qui luật
lượng – chất.
21
Có thể nói kết quả nghiên cứu đã khẳng định tầm quan trọng của các biện
pháp tăng cường quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non.
Tuy nhiên, các biện pháp tăng cường quản lý đề xuất trên đây chỉ có hiệu quả khi
được khai thác, thực hiện một cách nghiêm túc, đồng bộ và triệt để.
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề
xuất
3.4.1. Quy trình khảo nghiệm
Để khẳng định tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lý đã đề
xuất, chúng tôi đã trưng cầu ý kiến các đối tượng có liên quan, việc trưng cầu ý
kiến được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Lập phiếu điều tra trưng cầu ý kiến
Đề tài đánh giá các biện pháp quản lý được đề xuất theo 2 nội dung, tiêu
chí:
- Điều tra về tính cần thiết các biện pháp quản lý theo 3 mức độ: Rất cần
thiết, cần thiết và không cần thiết.
- Điều tra về tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất theo 3 mức độ:
Rất khả thi, khả thi và không khả thi..
Bước 2: Lựa chọn đối tượng điều tra
Đối tượng điều tra là: cán bộ Phòng giáo dục - Đào tạo; hiệu trưởng, phó
hiệu trưởng và giáo viên các trường MN quận Long Biên có thâm niên công tác, có
trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp lâu năm.
+ Số lượng CBQL được lựa chọn là 09 cán bộ (gồm 03 cán bộ phòng
GD&ĐT quận Hoàng Mai và 06 hiệu trưởng, phó hiệu trưởng của 3 trường MN
trong Quận).
+ Số giáo viên là : 30
Bước 3 : Tiến hành điều tra.
Bước 4 : Thu phiếu điều tra, xử lý phiếu và phân tích kết quả
- Tiêu chí đánh giá: Đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện
pháp quản lý hoạt động BDCM cho GVMN theo cách thức cho điểm như sau:
+ Rất cần thiết, rất khả thi: 3 điểm
+ Cần thiết, khả thi: 2 điểm
+ Không cần thiết, không khả thi: 1 điểm
Sau khi có các số liệu và điểm cụ thể tính toán tần suất và điểm trung bình
cộng của từng biện pháp.
22
3.4.2. Kết quả khảo nghiệm
Kết quả khảo nghiệm các biện pháp đối với 39 CBQL và GVMN, kết quả
thu được là cả 5 biện pháp đều có tính cần thiết và tính khả thi cao. Đây chính là cơ
sở để các trường MN của quận Long Biên đưa vào thực hiện nhằm nâng cao hiệu
quả quản lý hoạt động BDCM cho GV của các trường hiện tại và trong tương lai.
Biểu đồ 3.1. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trường Mầm non quận
Long Biên, Hà Nội
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên MN là chủ thể
quản lý (hiệu trưởng trường MN) sử dụng các công cụ quản lý tác động lên đối
tượng quản lý (đội ngũ giáo viên MN) một cách có tổ chức, có hướng đích nhằm
thực hiện từng khâu của chức năng quản lý trong quá trình làm tăng thêm năng lực
hoặc phẩm chất, nâng cao trình độ nghề nghiệp, kiến thức và kỹ năng chuyên môn
cho đội ngũ giáo viên MN để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của ngành giáo dục
MN nói riêng và hệ thống giáo dục quốc dân nói chung.
2. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên các trường Mầm
non quận Long Biên, Hà Nội được tiến hành khảo sát trên 112 CBQL và GVMN
của 03 trường mầm non trên địa bàn Quận về mức độ thực hiện và mức độ phù hợp
của: nội dung, hình thức, phương pháp và thời gian bồi dưỡng chuyên môn.
Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên trường
mầm non quận Long Biên, Hà Nội được các khách thể khảo sát đánh giá là khá tốt.
Trong đó, Lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng chuyên môn được thực hiện tốt nhất;
Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn hiện đang được đánh giá là
thực hiện kém hiệu quả nhất.
Về các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng
chuyên môn cho giáo viên trường Mầm non trên địa bàn quận Long Biên, Hà Nội;
các yếu tố chủ quan về phía người Hiệu trưởng được có ảnh hưởng nhiều hơn so
với các yếu tố khách quan từ phía các GV, hay Phòng GD&ĐT. Đặc biệt, yếu tố
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý của cán bộ quản lý là yếu tố được đánh
giá là ảnh hưởng nhiều nhất.
3. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về quản lý hoạt động
BDCM cho GVMN của các trường MN quận Long Biên, cũng như xuất phát từ các
nguyên tắc đề xuất biện pháp, chúng tôi đề xuất 5 biện pháp sau:
23