LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình làm bài tiểu luận xin trân thành cảm ơn
Th.s Đoàn Thị Vượng đã hướng dẫn giúp tôi hoàn thành bài
tiểu luận này. Xin trân thành cảm ơn.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bài tiểu luận khoa học với đề tài tìm
hiểu quy trình giải quyết tranh chấp lao động theo quy định
của pháp luật Việt Nam hiện hành là do quá trình học tập,tìm
hiểu để hoàn thành bài tiểủ luận.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Sinh viên thực hiện
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
NLĐ : Người lao động
NSDLĐ : Người sử dụng lao động
HĐLĐ : Hợp đồng lao động
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TAND : Tòa án nhân dân
UBND : Uỷ ban nhân dân
ASEAN: Hiệp hội các nước Đông Nam Á Asean
WTO: Tổ chức thương mại thế giới
LỜI MỞ ĐẦU
Trong đời sống xã hội hiện nay, đặc biệt là trong thực
tiễn đời sống lao động tranh chấp lao động như là một hiện
tượng thường xuyên, phổ biến. Tranh chấp lao động xuất hiện
không phải do ý muốn chủ quan của bất cứ chủ thể hay cá
nhân hay tổ chức nào mà đây la hiện tượng kinh tế, xã hội
bình thường.
Xã hội càng phát triển,các quan hệ xã hội ngày càng trở
nên phức tạo hơn,do đó tranh chấp lao động lại càng có điều
kiện phô diễn hình hài đặc trưng của nó. Nhìn bên ngoài thì có
vẽ như nó là một nhận định khá nghịch lý nhưng càng tiếp
cận thì càng thấy đây là một điều không thể chấp nhận được.
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong cơ chế thị trường hiện nay, sức lao động là hàng
hóa đặc biệt, vị thế yếu thì luôn thuộc về người lao động, để
ngăn ngừa tình trạng lạm dụng quá đáng từ phía người sử
dụng lao động Luật lao động có những quy định để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử
dụng lao động. Một trong các quy định đó là các chế định về
thủ tục giải quyết tranh chấp lao động.
Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động là nội dung cơ
bản của bộ Luật lao động,vì vậy Nhà nước ta đã nhiều lần sửa
đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn.Năm 2004 Bộ
luật tố tụng dân sự được Quốc hội thông qua thay thế cho
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án lao động đưa ra một
diện mạo mới cho thủ tục giải quyết tranh chấp lao động.Năm
2002 Bộ luật lao động được sữa đổi bổ sung lần thứ nhất,năm
2006 Bộ luật lao động lại tiếp tục được bổ sung, sửa đổi lần
thứ hai,đặc biệt sửa đổi toàn bộ chương về tranh chấp lao
động.Năm 2010 Bộ luật tố tụng dân sự được sửa đổi, bổ sung.
8
Năm 2012 Bộ luật lao động được sửa đổi, bổ sung để hoàn
chỉnh hơn. Như vậy, với sự phát triển hoàn thiện của hệ thống
pháp luật lao động việc giải quyết tranh chấp lao động đã có
nhiêu thay đổi.
Bên cạnh đó tình hình thực tiễn giải quyết tranh chấp
lao động vẫn còn hạn chế, số vụ tranh chấp lao động trong
thực tế là nhiều, nhưng số vụ được pháp luật giải quyết rất
hạn chế. Tình trạng này phát sinh do nhiều nguyên nhân như:
thủ tục hòa giải còn nhiều vướng mắc, sự hiểu biết pháp luật
về thủ tục giải quyết tranh chấp lao động của người lao động
còn hạn chế, các tổ chức tư vấn cho người lao động chưa phát
huy được hiệu quả.....hiệu quả giải quyết tranh chấp lao động
còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế. Những
hạn chế này đã gây ra những tác động tiêu cực đến quan hệ
lao động đặc biệt là trong cơ chế thị trường hiện nay
Do đó, “tìm hiểu quy trình giải quyết tranh chấp
lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện
hành” là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn để hoàn
thiện với yêu cầu phát triển kinh tế trong nước và môi trường
kinh tế thế giới.
2. Tình hình nghiên cứu
Đây là một trong những vấn đề cơ bản của pháp luật lao
động nói chung, vấn đề này được các nhà khoa học,luật gia
quan tâm đến hàng đầu. Đã có nhiều bài viết, công trình khoa
học liên quan đến thủ tục giải quyết tranh chấp lao động đã
được công bố như: giáo trình Luật lao động Việt Nam của
trường đại học luật Hà Nội, thủ tục giải quyết các vụ án lao
động theo Bộ luật tố tụng dân sự của Phạm Công Bảy, Nxb
Chính trị quốc gia 2006, giải quyết các tranh chấp lao động
của Bộ luật lao động Việt Nam 2012....
9
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ những
vấn đề lý luận cơ bản về thủ tục giải quyết tranh chấp lao
động theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành và thực
tiễn áp dụng , từ đó đưa ra những bất cập để đề xuất các kiến
nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của thủ tục tranh
chấp lao động.
Từ đó thực hiện một vụ tranh chấp lao động được đưa ra
từ thực tiễn để thấy được rõ hơn về thủ tục giải quyết tranh
chấp lao động của pháp luật Việt Nam hiện hành;
Đối tượng nghiên cứu là tranh chấp lao động và thủ tục
giải quyết tranh chấp lao động.
4.Phạm vi nghiên cứu
Bài tiểu luận nghiên cứu những vấn đề lý luận về thủ tục
giải quyết các tranh chấp lao động, đề cập đến một số quy
phạm của luật tố tụng dân sự nhằm hỗ trợ và giải quyết mục
đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
5.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lenin, tư tưởng
của chủ tịch Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước
ta về Nhà nước và pháp luật, về quyền con người và quyền
công dân trong xã hội
Bài tiểu luận sử dụng một số phương pháp nghiên cứu
cụ thể để làm sáng tỏ về mặt khoa học của từng vấn đề đó
là : phương pháp nghiên cứu, phương pháp luận, so sánh,
phân tích, tổng hợp....để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu.
6.Bố cục
Ngoài phần mở đầu,kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung của tiểu luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quy trình giải quyết tranh
10
chấp lao động
Chương 2 :Thực trạng và
một số giải pháp nâng cao
hiệu quả của quy trình giải quyết tranh chấp lao động
Chương 3: Thực tiễn về một vụ tranh chấp lao động
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP LAO ĐỘNG THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT
NAM
HIỆN HÀNH
1.1
Tranh chấp lao động
1.1.1 Khái niệm về tranh chấp lao động
Hiện nay, giải quyết tranh chấp lao động được quy định
trong pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới, nhưng tùy
theo đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội mà khái niệm tranh
chấp lao động được hiểu khác nhau Theo Bộ luật lao động
(1994):
“ Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và
lợi ích liên quan đến việc làm ,tiền lương và các điều kiện lao
động khác, về việc thực hiện HĐLĐ , thỏa ước tập thể trong
11
quá trình học nghề”.(điều 57 Bộ luật lao động 1994)
1.1.2 Đặc điểm của tranh chấp lao động
- Về chủ thể:
Tranh chấp lao động có hệ thống chủ thể riêng, bao gồm
NLĐ , NSDLĐ, tập thể lao động,đại diện của NLĐ và đại diện
của NSDLĐ
- Về phạm vi tranh chấp:
Tranh chấp lao động là loại tranh chấp xuất hiện, tồn tại
trong phạm vi của quá trình lao động
- Về nội dung tranh chấp:
Tranh chấp lao động có nội dung khá đặc trưng, đó là
những giá trị vật chất và tinh thần gắn liền với lao động hay
nói cách khác đó la các quyền, lợi ích gắn với nghề nghiệp.
- Về ảnh hưởng xã hội:
Tranh chấp lao động có ảnh hưởng rất lớn đối với đời
sống xã hội, đời sống kinh tế – xã hội, đời sống chính trị
1.1.3 Phân loại tranh chấp lao động
Phân loại tranh chấp lao động nhằm để đánh giá đúng
thực chất của tranh chấp lao động trên cơ sở đó mà
giải
quyết có hiệu quả
1.1.3.1 Căn cứ vào quy mô của tranh chấp
Theo điều 157 Bộ luật lao động:”Tranh chấp lao động
bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với
người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa
tập thể lao động với người sử dụng lao động”
• Tranh chấp lao động cá nhân:
Tranh chấp lao động cá nhân là tranh chấp giữa NLĐ
với NSDLĐ về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền
lương....
12
• Tranh chấp lao động tập thể
Tranh chấp lao động tập thể là tranh chấp giữa tập thể
lao động với NSDLĐ liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp
của tập thể, việc làm, tiền lương......
1.1.3.2 Căn cứ vào tính chất của tranh chấp
Cụ thể phân thành hai loại đó là : Tranh chấp về quyền
và tranh chấp về lợi ích
• Tranh chấp về quyền :
Tranh chấp về quyền là những tranh chấp phát sinh
trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ, được quy định trong
luật lao động, thỏa ước lao động tập thể ,hợp đồng lao động.
• Tranh chấp về lợi ích:
Tranh chấp về lợi ích là tranh chấp những vấn đề, những
cái chưa được quy định hoặc chưa được thỏa thuận
1.2 Giải quyết tranh chấp lao động
1.2.1 Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao
động
- Tôn trọng, các bên tự thương lượng, quyết định trong giải
quyết tranh chấp lao động
- Bảo đảm thực hiện hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng
quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích
chung của xã hội, không trái pháp luật
- Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và
đúng pháp luật
- Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải
quyết tranh chấp lao động
- Việc giải quyết tranh chấp lao động trước hết phải được hai
bên trực tiếp thương lượng nhằm giải quyết hài hòa lợi ích của
hai bên tranh chấp, ổn định sản xuất, kinh doanh, đảm bảo
trật tự và an toàn xã hội
- Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá
13
nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiến hành sau khi
một trong hai bên có đơn yêu cầu do một trong hai bên từ
chối thương lượng, thương lượng nhưng không thành nhưng
một trong hai bên không thực hiện(điều 194 Bộ luật lao động
2012)
1.2.2 Yêu cầu đối với giải quyết tranh chấp lao
động
Trong giải quyết tranh chấp lao động tập thể cần phải
đặc biệt tuân theo các yêu cầu sau:
Tôn trọng đề cao thương lượng, hòa giải và quyền tự
quyết của các bên trong khuôn khổ pháp luật và theo lợi ích
của xã hội cộng đồng
Phải phù hợp với đặc điểm tâm lý, truyền thống dân
tộc và tập quán quốc tế.
1.2.3 Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân
trong giải quyết tranh chấp lao động
Cơ quan quản lý Nhà nước về lao động có trách nhiệm
phối hợp với tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện NSDLĐ
hướng dẫn, hỗ trợ và giúp đỡ các bên trong giải quyết tranh
chấp lao động
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức việc tập
huấn, nâng cao năng lực chuyên nôn của hòa giải viên lao
động, trọng tài viên lao động trong giải quyết tranh chấp lao
động
Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải chủ động, kịp
thời tiến hành giải quyết tranh chấp lao động
14
1.2.4 Quyền và nghĩa vụ của hai bên trong giải quyết
tranh chấp lao động
Trong giải quyết tranh chấp lao động hai bên có các
quyền sau:
- Trực tiếp thông qua đại diện để tham gia vào quá trình giải
quyết;
- Rút đơn hoặc thay đổi nội dung yêu cầu
- Yêu câu thay đổi người tiến hành giải quyết tranh chấp lao
động nếu có lý do rằng người đó có thể không vô tư hoặc
không khách quan
Trong giải quyết tranh chấp lao động hai bên có nghĩa vụ
sau :
- Cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu, chứng cứ để chứng minh
cho yêu cầu của mình
- Chấp hành thoả thuận đã đạt được, bản án, quyết định đã có
hiệu lực pháp luật.
1.2.5 Quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết
tranh chấp lao động trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của
mình có quyền yêu cầu hai bên tranh chấp, cơ quan, tổ chức,
cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu chứng cứ, trưng cầu
giám định, mời người làm chứng có liên quan.
1.2.6 Ý nghĩa của hoạt động giải quyết tranh chấp
- Giải quyết tranh chấp lao động có ý nghĩa vô cùng quan trọng
,nhằm duy trì và cũng cố, đảm bảo sự hòa bình trong quan
hệ lao động
- Giải quyết tranh chấp lao động giúp bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của các bên trong quan hệ lao động qua đó tạo điều
kiện thuận lợi cho người lao động làm việc nhiều hơn có kết
quả tốt hơn, động viên khuyến khích sản xuất phát triển.
15
- Góp phần hoàn thiện pháp luật, đảm bảo các quy phạm pháp
luật được áp dụng một cách đúng đắn trên thực tế trong mọi
thời điểm.
1.2.7 Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết
tranh chấp lao động
• Hội đồng hòa giải lao động cơ sở
Hội đồng hòa giải cơ sở được thành lập ở các doanh
nghiệp sử dụng thường xuyên từ 10 lao động trở lên. Hòa giải
viên của cơ quan lao động cấp huyện, hòa giải các tranh chấp
lao động ở các doanh nghiệp sử dụng thường xuyên dưới 10
lao động.
Do NSDLĐ
ra quyết định thành lập tại các doanh
nghiệp có Công đoàn. Thành viên của Hội đồng hòa giải cơ sở
bao gồm đại diện ngang nhau của Ban chấp hành công đoàn
và NSDLĐ
Hội đồng hòa giải công đoàn có nhiệm vụ hòa giải tranh
chấp lao động xảy ra tại doanh nghiệp khi có đơn yêu cầu của
các bên tranh chấp.
• Hòa giải viên lao động
Hòa giải viên lao động do cơ quan quản lý Nhà nước về
lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cử để hòa
giải về tranh chấp lao động và tranh chấp về hợp đồng đào
tạo nghề.
Chính phủ quy định tiêu chuẩn, thẩm quyền bổ nhiệm
hòa giải viên lao động.
Hòa giải viên lao động có nhiệm vụ hòa giải các vụ
tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể
xảy ra ở đơn vị sử dụng lao động không phải là doanh nghiệp,
doanh nghiệp không có hoặc chưa thành lập Hội đồng hòa
16
giải lao động cơ sở.
• Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện
Bắt đầu từ ngày 01-07-2007 Chủ tịch Uỷ ban nhân cấp
huyện có nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp lao động tập
thể. Giải quyết các tranh chấp lao động xảy ra trên địa bàn
quản lý theo đơn yêu cầu củ các bên tranh chấp sau khi đã
được Hội đồng hòa giải cơ sở hoặc hòa giải viên lao động hòa
giải nhưng không thành hoặc đã hết 03 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận đơn yêu cầu mà Hội đồng hòa giải lao động cơ sở,
hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải.
• Hội đồng trọng tài lao động
Hội đồng trọng tài lao động do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
cấp tỉnh quyết định thành lập theo đề nghị của Giám đốc sở
Lao động - Thương binh và
xã hội. Hội đồng trọng tài lao
động gồm Chủ tịch hội đồng là người đứng đầu cơ quan quản
lý Nhà nước về lao động, thư ký Hội đồng và các thành viên
đại diện công đoàn cấp tỉnh, tổ chức đại diện người lao động
cấp tỉnh. Số lượng thành viên Hội đồng trọng tài lao động là
số lẻ và không quá 07 người.
Hội đồng trọng tài lao động tiến hành hòa giải các tranh
chấp lao động sau:
- Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích;
- Tranh chấp lao động tập thể xảy ra tại các đơn vị sử dụng lao
động không được đình công do chính phủ quy định
Hội đồng trọng tài lao động quyết định theo đa số bằng
hình thức bỏ phiếu kín.
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh bảo đảm điều kiện cần thiết
cho Hội đồng trọng tài giải quyết các tranh chấp lao động.
• Tòa án nhân dân
Tòa án nhân dân là cơ quan duy nhất độc lập chỉ tuân
17
theo pháp luật,có quyền nhân danh quyền lực Nhà nước giải
quyết dứt điểm các vụ án lao động, có quyền quyết định cuối
cùng về những cuộc đình công.
Hiện tại, Tòa án nhân dân tối cao, hệ thống Tòa án nhân
dân nước ta được thành lập theo địa giới hành chính,thực hiện
chế độ hai cấp xét xử ( sơ thẩm và phúc thẩm). Tòa án nhân
dân có quyền giải quyết các tranh chấp lao động sau đây khi
có yêu cầu:
• Tranh chấp lao động cá nhân;
• Tranh chấp lao động tập thể về quyền và lợi ích ;
• Tranh chấp lao động tập thể xảy ra tại các đơn vị sử dụng lao
động không được đình công thuộc danh mục do Chính phủ
quy định
1.3 Quy trình giải quyết tranh chấp lao động
1.3.1 Đối với tranh chấp lao động cá nhân
• Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của
hòa giải viên lao động.
1. Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục
hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Tòa án
giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không phải
qua thủ tục hòa giải:
- Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc
tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt HĐLĐ ;
- Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt HĐLĐ ;
- Giữa người giúp việc gia đình với NSDLĐ ;
- Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về
bảo hiểm y tế;
- Về bồi thường thiệt hại giữa NLĐ với doanh nghiệp,
đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
18
theo hợp đồng.
2. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được
yêu cầu hòa giải, hòa giải viên lao động phải kết thúc hòa
giải.
3. Tại phiên họp hòa giải phải có mặt hai bên tranh chấp.
Các bên tranh chấp có thể ủy quyền cho người khá tham gia
phiên họp hòa giải.
Hòa giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn các
bên thương lượng. Trường hợp hai bên thỏa thuận được hòa
giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành.
Trường hợp hai bên không thoả thuận được, hòa giải
viên lao động đưa ra các phương án hòa giải để hai bên xem
xét . Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hòa giải, hòa
giải viên lao động lập tức lập biên bản hòa giải thành.
Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hòa
giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần
thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lí do chính đáng, thì hòa
giải viên lao động lập biên bản hòa giải không thành.
Biên bản có chữ ký của hai bên tranh chấp có mặt và
hòa giải viên lao động.
Bản sao biên bản hòa giải thành hoặc không thành
phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn một ngày
làm việc.
4. Trong trường hợp hòa giải không thành hoặc một trong
hai bên không thực hiện các thoả thuận trong biên bản hòa
giải hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 2 mà
hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải thì mỗi bên
tranh chấp có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
• Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
1. Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải
19
tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng, kể từ ngày phát
hiện hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích
hợp pháp của mình bị vi phạm.
2. Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá
nhân là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi và mỗi bên
tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi
phạm.(trích Điều 201 Luật lao động 2012)
1.3.2 Đối với tranh chấp lao động tập thể
• Trình tự giải quyết tranh chấp lao động tập thể tại cơ sở
1. Trình tự hòa giải tranh chấp lao động tập thể được thực hiện
theo quy định của Điều 201 của Bộ luật lao động như đã được
nêu ở trên. Biên bản phải nêu rõ loại tranh chấp lao động tập
thể.
2. Trong trường hợp hòa giải không thành hoặc một trong hai
bên không thực hiện các thoả thuận trong biên bản hòa giải
thì được thực hiện theo quy định sau đây:
Đối với tranh chấp lao động tập thể về quyền các bên
có quyền yêu cầu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện giải
quyết;
Đối với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích các bên
có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết.
3. Trong trường hợp hết thời hạn giải quyết theo quy định tại
khoản 2 Điều 201 của Bộ luật lao động đã nêu ở trên mà hòa
giải viên không lao động không tiến hành hòa giải thì các bên
có quyền gửi đơn yêu cầu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp
huyện giải quyết.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận được
yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân huyện có trách nhiệm xác định loại tranh chấp
về quyền hoặc lợi ích( trích Điều 204 Bộ luật lao động 2012)
• Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền của Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân cấp huyện
20
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn
yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền, Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải tiến hành giải quyết
tranh chấp lao động.
2. Tại phiên họp giải quyết tranh chấp lao động phải có đại diện
của hai bên tranh chấp. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân cấp huyện mời đại diện cơ quan, tổ chức có liên
quan tham dự phiên họp.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện căn cứ vào pháp
luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động
đã được đăng ký quy chế, thoả thuận hợp pháp khác để xem
xét giải quyết tranh chấp lao động.
3. Trong trường hợp các bên không đồng ý với quyết định của
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện hoặc quá thời hạn mà
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện không giải quyết thì các
bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.( trích Điều 205 Bộ
luật lao động 2012)
• Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích của Hội đông
trọng tài lao động.
1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn
yêu cầu giải quyết , Hội đồng trọng tài lao động phải kết thúc
việc hòa giải.
2. Tại phiên họp của Hội đồng trọng tài lao động phải có đại diện
của hai bên tranh chấp. Trường hợp cần thiết, Hội đồng trọng
tài lao động mời các đại diện, cơ quan, tổ chức, cá nhân cá
liên quan đến dự phiên họp.
Hội đồng trọng tài lao động có trách nhiệm hỗ trợ các
bên thương lượng, trường hợp hai bên không thương lượng
được thì Hội đồng trọng tài lao động đưa ra phương án để hai
bên xem xét.
Trong trường hợp hai bên tự thoả thuận được hoặc
21
chấp nhận phương án hòa giải thì Hội đồng trọng tài lao động
lập biên bản hòa giải thành đồng thời ra quyết định công
nhận sự thoả thuận của hai bên.
Trong trường hợp hai bên không thoả thuận được hoặc
một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai
mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì Hội đồng
trọng tài lao động lập biên bản hòa giải không thành.
Biên bản có chữ ký của các bên có mặt, của Chủ tịch và
Thư ký hội đồng trọng tài lao động.
Bản sao biên bản hòa giải thành hoặc không thành
được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm
việc, kể từ ngay lập biên bản.
3. Sau thời hạn 05 ngày, kể từ ngày Hội đồng trọng tài
lao động lập biên bản hòa giải thành mà một trong các bên
không thực hiện thoả thuận đã đạt được thì tập thể lao động
tiến hành các thủ tục để đình công.
Trong trường hợp Hội đồng trọng tài lao động lập biên
bản hòa giải không thành thì sau thời hạn 03 ngày làm việc,
tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình công.
( trích Điều 206 Bộ luật lao động 2012)
Trong trường hợp NSDLĐ không đồng ý với quyết định
của Hội đồng trọng tài lao động, thì có quyền yêu cầu Tòa án
nhân dân xét lại quyết định của Hội đồng trọng tài. Việc
NSDLĐ yêu cầu Tòa án nhân dân xét lại quyết định của Hội
đồng trọng tài không cản trở quyền đình công của tập thể lao
động.
• Thời hiệu giải quyết tranh chấp lao động tập thể
Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập
thể về quyền là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà
mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của
mình bị vi phạm.
22
23
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ CỦA QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO
ĐỘNG
2.1 Thực trạng của quy trình giải quyết tranh chấp
lao động ở Việt Nam hiện nay
2.1.1 Đánh giá chung về thực trạng giải quyết
tranh chấp lao động
2.1.1.1 Ưu điểm
- Pháp luật đã quy định mở rộng diện hòa giải viên đối
với những người đạt tiêu chuẩn được đăng kí và công nhận
theo thủ tục không nhất thiết là công chức hành chính làm
việc tại phòng Lao động – Thương binh và xã hội.
- Hoạt động giải quyết tranh chấp lao động được đúc kết
đã trở thành những bài học kinh nghiệm quý báu, góp phần
nâng cao năng lực chất lượng
và hiệu quả giải quyết các
tranh chấp lao động
-Các tổ chức và hoạt động hòa giải ở các cơ sở trên địa
bàn các tỉnh, huyện đã có sự chuyển biến tích cực, mạng lưới
tổ hòa giải được cũng cố mở rộng, thu hút nhiều thành phần,
lực lượng tham gia.
- Thời hiệu giải quyết tranh chấp lao động được rút ngắn
tạo điều kiện cho việc giải quyết tranh chấp lao động nhanh
hơn, không để lại hậu quả không mong muốn, đáp ứng được
yêu cầu đề ra của các bên trong tranh chấp lao động.
2.1.1.2 Nhược điểm
- Không thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục, các bước
giải quyết lao tranh chấp lao động.
- Các tổ chức công đoàn chưa đảm nhận được nhiệm vụ,
24
chức trách chưa phát huy được vai trò của mình
- Cách xử lý, xử phạt các doanh nghiệp không được tiến
hành thường xuyên ,các mức chế tài cũng còn nhẹ
- Hội đồng hòa giải do doanh nghiệp thành lập và bảo
trợ nên khó có thể thực hiện vai trò của mình một cách độc
lập, khách quan và có hiệu quả
- Cơ chế giải quyết tranh chấp lao động nói chung và
tranh chấp lao động tập thể về quyền nói riêng còn nhiều bất
cập.
- Chất lượng của các phán quyết còn thấp, vẫn tồn tại
nhiều hiện tượng nhầm lẫn, áp dụng không đúng theo quy
định của pháp luật vào các quyết định.
2.1.1.3 Nguyên nhân giải quyết các thủ tục tranh chấp
lao động còn tồn tại
Trong thực tế vẫn còn một số quan điểm và nhận thức
lệch lạc về các thủ tục giải quyết tranh chấp lao động và vai
trò của nó trong đời sống va trong hệ thống tư pháp.
Một số bộ phận không nhỏ NSDLĐ là các doanh nghiệp
tư nhân,doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam,
kể cả bộ phận doanh nghiệp nhà nước và NLĐ chưa hiểu biết
những quy định tối thiểu về quyền và nghĩa vụ của mình
Các văn bản pháp luật về lao động và giải quyết các
tranh chấp lao động hiện hành chưa đáp ứng được yêu cầu
thực tiễn, chưa tạo được cơ sở pháp lý cho tranh chấp lao
động.
Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật còn nhiều hạn
chế, chưa thực sự có tác dụng tích cực.
Mô hình tổ chức, chức năng của Tòa án còn nhiều bất
cập ảnh hưởng đến hoạt động giải quyết tranh chấp lao động.
Việc giải quyết các tranh chấp lao động còn chồng chéo, lộn
25
xộn
Đội ngũ thẩm phán, hội thẩm nhân dân tham gia giải
quyết các tranh chấp lao động với năng lực còn hạn chế chưa
đáp ứng được yêu cầu do pháp luật quy định.
2.2 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả của quy
trình giải quyết tranh chấp lao động.
2.2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình giải
quyết tranh chấp lao động
Từ khi thực hiện Bộ luật lao động đến nay, vị thế của
nước ta có nhiều thay đổi,là thành viên chính thức của ASEAN,
tham gia AFTA, ký hiệp định thương mại Việt- Mỹ, đặc biệt là
gia nhập WTO tổ chức thương mại thế giới.... Trong bối cảnh
mới của của đất nước nhiều quy định của Luật lao động chua
tiếp thu hết những quy tắc căn bản của quan hệ lao động
trong kinh tế thị trường, chưa đáp ứng được yêu cầu mới cần
phải sửa đổi bổ sung cho phù hợp.
Cần có những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của
thủ tục giải quyết tranh chấp lao động, để đảm bảo cho mọi
quá trình diễn ra nhanh hơn, thuận tiện hơn, việc nắm bắt kịp
thời các tâm tư, các thắc mắc, chia sẻ giải tỏa các kiến nghị
của NLĐ.
2.2.2 Biện pháp nâng cao hiệu quả của quy trình
giải quyết tranh chấp lao động
• Về phía Tổ chức công đoàn cơ sở
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, việc chấp nghị
của người lao động để từng bước nâng cao nhận thức và ý
thức chấp hành pháp luật của NLĐ .
Hướng người lao động thực hiện các kiến nghị, khiếu nại
theo trình tự đúng pháp luật để được bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp,chính đáng của mình
26
Cần có cơ chế phối hợp giữa cơ quan ban nghành liên
quan và NSDLĐ để chủ sẻ cùng doanh nghiệp
• Đối với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở
Nắm bắt thông tin của các công nhân lao động tại các
khu nhà trọ về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp nơi
công nhân đang làm việc, chấp hành các chế độ chính sách
cho NLĐ, điều kiện làm việc , môi trường làm việc , thời gian
làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tình trạng quan hệ lao động trong
doanh nghiệp để cung cấp cho công đoàn cấp trên cơ sở
Tuyên truyền nội dung quy định của pháp luật liên
quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của NLĐ, NSDLĐ, từng bước
nâng cao nhận thức pháp luật của người lao động
Kịp thời chia sẻ, giải tỏa vướng mắc của NLĐ , hướng
cho NLĐ thực hiện tốt nghĩa vụ của mình và định hướng NLĐ
thực hiện đúng quyền của mình theo đúng trình tự, thủ tục
pháp luật quy định
Kịp thời kiến nghị công đoàn cấp trên cơ sở đề nghị
NSDLĐ hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét giải
quyết các ý k kiến nghị hợp pháp, chính đáng của NLĐ theo
đúng quy định của pháp luật
• Đối với liên đoàn Lao động cấp tỉnh
Tuyên truyền các nội dung quy định liên quan đến
quyền, nghĩa vụ của NLĐ và NSDLĐ
Nắm bắt thông tin của công nhân lao động về tình hình
hoạt động của các doanh nghiệp nơi công nhân đang làm
việc, việc chấp hành các chế độ chính sách cho người lao
động, điều kiện làm việc, môi trường làm việc, thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi, tình hình quan hệ lao động trong
doanh nghiệp
27
Hỗ trợ pháp luật cho người lao động trong trường hợp
NLĐ vi phạm quyền,lợi ích chính đáng
Kịp thời kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết các
hành vi vi phạm quyền các hành vi vi phạm quyền, lợi ích,
hợp pháp, chính đáng của NLĐ
Kịp thời chia sẻ, giải tỏa vướng mắc của NLĐ, hướng
cho NLĐ thực hiện tốt nghĩa vụ của và kiến nghị giải quyết
các tranh chấp lao động và đình công theo đúng quy định
của pháp luật
Làm việc với Công đoàn cơ sở, chủ doanh nghiệp tiến
hành trực tiếp tuyên truyền, giải đáp pháp luật cho NLĐ tại
các doanh nghiệp có nhiều vấn đề mâu thuẫn, bức xúc trong
quan hệ lao động
Hỗ trợ hướng dẫn cho Tổ tư vấn pháp luật trực tiếp tại
khu nhà trọ hoạt động
• Đối với UBND tỉnh
Kịp thời chỉ đạo các cơ quan ban ngành phối hợp giải
quyết các vấn đề phát sinh mà cơ sở đã giải quyết nhưng
không thành
Đề nghị UBND tỉnh hỗ trọ kinh phí cho công đoàn bố
trí cho các tổ tư vấn pháp luật trực tiếp tại khu nhà trọ hoạt
động
2.2.3 Đề xuất quy trình giải quyết tranh chấp lao
động ở nước ta trong thời gian tới
• Đối với tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao đông
tập thể về quyền
Phương án 1:
Bước 1 : Tự thương lượng tại nơi xảy ra tranh chấp ( với
sự tham gia của hội đồng tham vấn của hai bên tại doanh
nghiệp)
28