Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Nâng cao hiệu quả quản lý an toàn bức xạ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.13 KB, 49 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

ĐỖ TRUNG DŨNG

ĐỀ ÁN
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ AN TOÀN BỨC XẠ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

HÀ NỘI, THÁNG 6 NĂM 2015


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

ĐỀ ÁN
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ AN TOÀN BỨC XẠ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2016 – 2020

Người thực hiện: Đỗ Trung Dũng
Lớp: Cao cấp lý luận chính trị B2-14
Chức vụ: Phó trưởng phòng Sở hữu trí tuệ & An toàn bức xạ
Đơn vị công tác: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ
Người hướng dẫn: Ths. Nguyễn Hồng Phong

HÀ NỘI, THÁNG 6 NĂM 2015


LỜI CẢM ƠN


Đề hoàn thành được đề án tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ
tận tình của các thầy, cô giáo, sự quan tâm giúp đỡ của cơ quan, đồng nghiệp
và gia đình. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới:
Ban Giám đốc và các khoa, phòng ban chuyên môn của Học viện
Chính trị khu vực 1 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học
tập, nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo thạc sỹ Ngyễn Hồng
Phong, giảng viên Khoa Kinh tế đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện đề án tốt
nghiệp này.
Xin cùng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo, người đã
đem lại cho tôi những kiến thức bổ trợ, vô cùng có ích trong năm học vừa
qua.
Xin gửi lời cám ơn đến cô giáo chủ nhiệm Tiến sỹ Nguyễn Thị Phương
Nam, cùng toàn thể cán bộ cơ quan, đồng nghiệp và gia đình đã động viên,
giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề án tốt nghiệp của mình./.
Hà Nội, ngày

tháng 5 năm 2015

Đỗ Trung Dũng


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................3
................................................................................................................................... 3
A. MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
B. NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN....................................................................................4
C. KIẾN NGHỊ, KẾT LUẬN................................................................................41

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH

Bảng 1. Danh sách và thông số của các cơ sở Y tế không đảm bảo an toàn bức
xạ............................................................................................................................. 17
Bảng 2. Các thông tin về quản lý sổ sách các cơ sở bức xạ trong y tế................19
Bảng 3. Nguồn kinh phí thực hiện........................................................................39
Hình 1: Biểu đồ các loại máy X quang.................................................................16
Hình 2. Biểu đồ phân loại máy X quang..............................................................16
Hình 3. Biểu đồ hiện trạng sử dụng của các máy X quang trên địa bàn tỉnh.. .17
Hình 4. Sơ đồ minh họa hệ thống.........................................................................25


A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết, lý do xây dựng đề án:
Việc khai thác và ứng dụng năng lượng hạt nhân, nguyên tử trong khoa
học và đời sống ngày càng được phát triển mạnh mẽ ở nhiều quốc gia trên thế
giới. Vai trò và lợi ích của chúng ngày càng được khẳng định, đặc biệt là trong
lĩnh vực cung cấp năng lượng, trong ứng dụng y tế để chẩn đoán và điều trị
bệnh, khử trùng các dụng cụ y tế, các ứng dụng trong công nghiệp, nông
nghiệp, lâm nghiệp…Phú Thọ là một tỉnh có diện tích rộng, mật độ dân cư
đông, sự phát triển về kinh tế xã hội ngày càng tăng cao. Hiện nay trên địa
bàn Phú Thọ có 33 cơ sở y tế sử dụng thiết bị X-quang phục vụ việc chẩn
đoán bệnh, với 57 thiết bị X-quang được sử dụng. Trong tương lai số cơ sở
hoạt động bức xạ cũng như số lượng thiết bị bức xạ của tỉnh sẽ không ngừng
tăng lên; nhu cầu khám chữa bệnh rất lớn, nên nhiều cơ sở khám chữa bệnh
như bệnh viện, phòng khám đã đầu tư trang bị thiết bị: Máy X-quang thường
qui, Máy Tăng sáng truyền hình, máy Chụp mạch can thiệp, máy CT Scanner,
máy chụp răng… để phục vụ việc khám và điều trị.Tuy nhiên, việc đầu tư các
trang thiết bị mới bị hạn chế vì đòi hỏi chi phí đầu tư lớn, do đó nhiều cơ sở
khám chữa bệnh vẫn dùng thiết bị X-quang thế hệ cũ dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ
mất an toàn. Hơn nữa, ý thức và trình độ hiểu biết của người dân còn bị hạn
chế, đối với lĩnh vực an toàn bức xạ (ATBX) khi đi khám bệnh và được chỉ

định chiếu chụp. Dẫn đến hiện tượng vi phạm an toàn và kiểm soát bức xạ
trong quá trình thực hiện chiếu chụp. Tia chiếu, liều chiếu là những thứ vô
hình, mắt thường không nhìn thấy được nhưng có tác hại lớn đến môi trường
và sức khỏe con người.v.v.
Đây là một thách thức to lớn đối với cấp quản lý về ATBX của tỉnh - cơ
quan chủ quản chính là Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN). Điều này đòi
hỏi các cơ sở bức sử dụng thiết bị X-quang y tế cũng như đơn vị quản lý (Sở
KH&CN) cần nâng cao kiến thức về an toàn và kiểm soát bức xạ. Tuy nhiên,
thực tế hiện nay ở Phú Thọ, số cán bộ, nhân viên có kiến thức chuyên môn về


2

ATBX còn hạn chế. Công tác quản lý và đánh giá ATBX đã được quan tâm
nhưng chưa đầy đủ.
Do hạn chế về nguồn lực, lại phải kiêm nhiệm, nên việc kiểm tra giám
sát quản lý trang thiết bị liên quan đến ATBX còn yếu. Trang thiết bị phục vụ
công tác kiểm tra giám sát còn thiếu. Dẫn đến việc quản lý ATBX còn nhiều
hạn chế, bất cập. Kết quả đợt kiểm tra năm 2014, cho thấy việc bảo đảm chất
lượng trong dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử (NLNT) nói
chung hay dịch vụ đo liều chiếu xạ cá nhân nói riêng còn rất nhiều khó khăn
và tồn tại: hiện nay, bốn tổ chức cung cấp dịch vụ định liều cá nhân này đều
cung cấp dịch vụ đo liều chiếu xạ cá nhân bằng kỹ thuật nhiệt phát quang
(TLD) nhưng rất khác nhau về thiết bị đo liều (Toledo 654, Harshaw 4500 và
Rados-2000), loại liều kế cá nhân TLD, nhân lực và tổ chức quản lý. Mỗi một
hệ đo đều có ưu và nhược điểm riêng. Vấn đề đặt ra là cần phải tổ chức dịch
vụ định liều cá nhân như thế nào để đáp ứng được lượng khách hàng ngày
càng lớn trong khi vẫn bảo đảm được kết quả định liều chính xác, nâng được
chất lượng dịch vụ ngang tầm khu vực.
Một số cơ sở trang bị thiết bị bức xạ nhưng không khai báo, hay làm

thủ tục xin cấp phép, nên khi đưa vào sử dụng, cơ quan quản lý không biết.
Tình trạng trên là do sự phối hợp giữa thông tin về nhập khẩu, cấp thiết bị
giữa ngành y tế, hải quan và khoa học công nghệ chưa kịp thời.
Đặc biệt, có những cơ sở sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán y tế trong
nhiều năm không có giấy phép tiến hành công việc bức xạ do có khó khăn về
kiểm tra chất lượng máy để làm thủ tục cấp (giá kiểm tra máy cao, đơn vị dịch
vụ kiểm tra chất lượng máy khất lần do vùng sâu, xa đi lại khó khăn).
Hệ thống văn bản hướng dẫn chi tiết chưa hoàn thiện; Chưa đảm bảo
tính đồng bộ trong công tác quản lý giữa các bộ ngành có liên quan (Bộ Tài
nguyên và Môi trường, Bộ y tế, Tổng cục Hải quan, BộKH&CN…)
Hầu hết các đơn vị chưa có sự nghiên cứu để xây dựng các phương án
ứng phó sự cố cho phù hợp với đơn vị mình. Do đó, không tổ chức diễn tập,
chưa sẵn sàng cho việc ứng phó khi sự cố xảy ra. Bên cạnh đó, vẫn còn một


3

số cơ sở chưa thực hiện đầy đủ các quy định như: Biển, đèn cảnh báo bức xạ;
trang bị bảo hộ lao động, hoặc theo dõi liều chiếu xạ cho nhân viên bức xạ…
Việc thực hiện báo cáo thực trạng hoạt động còn hạn chế.
Hơn nữa, sự hiểu biết về bức xạ của người dân cũng rất hạn chế. Nếu
người lao động thiếu sự hiểu biết và không nhận biết được an toàn bức xạ thì
việc sử dụng các thiết bị bức xạ hoặc làm việc trong môi trường có khả năng
phát bức xạ là mối nguy hiểm rất lớn.
Tăng cường phối hợp trong công tác kiểm tra thiết bị X- quang, đo an
toàn phòng, tiếp nhận và trả kết quả dịch vụ đo liều kế đúng thời gian quy
định.
Đầu tư thiết bị đo liều kế cá nhân đặt tại địa bàn tỉnh để thực hiện công
tác đo liều bức xạ cá nhân cho các cơ sở sử dụng thiết bị, nguồn phóng xạ và
thiết bị X-Quang trong địa bàn tỉnh, vì qua kiểm tra năm 2014 thực tế các cơ

sở rất khó khăn về công tác kiểm xạ cá nhân (03 tháng/01 lần).
Nhận thức được yêu cầu cấp thiết trên, là một cán bộ làm công tác
Quản lý về lĩnh vực an toàn bức xạ và hạt nhân, với mong muốn vận dụng
những kiến thức lý luận đã tiếp thu trong thời gian học tập, nghiên cứu ở lớp
Cao cấp lý luận Chính trị và những hiểu biết từ thực tiễn công tác của bản
thân, tôi chọn vấn đề: "Nâng cao hiệu quả quản lý an toàn bức xạ trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 - 2020” làm đề án tốt nghiệp cao cấp lý
luận Chính trị.
2. Mục tiêu của đề án:
2.1. Mục tiêu chung
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý an toàn bức xạ tại các cơ sở y tế có
sử dụng X – quang trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 - 2020.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- 100% các cơ sở y tế có sử dụng thiết bị X - quang trong khám, chữa
bệnh đáp ứng đầy đủ điều kiện hoạt động theo quy định tại Thông tư số


4

19/TT-BKHCN ngày 08 tháng 11 năm 2012 Quy định về kiểm soát và bảo
đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng;
- 100% các cơ sở y tế có sử dụng thiết bị X - quang được lắp đặt các
thiết bị theo dõi hoạt động, tương tác với cơ quan quản lý để thực hiện việc
theo dõi và báo cáo sự cố, định kỳ theo quy định;
- 100% Cán bộ quản lý lĩnh vực an toàn bức xạ được đào tạo, tập huấn
để vận hành hệ thống quản lý an toàn bức xạ;
- Nâng cao tiềm lực, năng lực đo lường, kiểm định ATBX cho Trung
tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN, Sở KH&CN tỉnh Phú Thọ;
- Tuyên truyền định kỳ 1 số/quý trên sóng phát thanh truyền hình tỉnh
Phú Thọ và các phương tiện thông tin đại chúng khác về an toàn bức xạ trong

y tế.
3. Giới hạn của đề án
- Đối tượng nghiên cứu trong đề án này là hoạt động quản lý an toàn
bức xạ tại các cơ sở y tế có sử dụng thiết bị X - quang trong điều trị và khám
chữa bệnh.
- Không gian nghiên cứu tại các cơ sở y tế có sử dụng thiết bị X quang trong điều trị và khám chữa bệnh và Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh
Phú Thọ.
- Thời gian thực hiện đề án: giai đoạn 2016-2020.
B. NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN
1. Cơ sở, Căn cứ xây dựng đề án
1.1. Cơ sở khoa học:
1.1.1. Một số khái niệm, định nghĩa:
Năng lượng nguyên tử là năng lượng được giải phóng trong quá trình
biến đổi hạt nhân bao gồm năng lượng phân hạch, năng lượng nhiệt hạch,


5

năng lượng do phân rã chất phóng xạ; là năng lượng sóng điện từ có khả năng
ion hoá vật chất và năng lượng các hạt được gia tốc.
Bức xạ là chùm hạt hoặc sóng điện từ có khả năng ion hoá vật chất.
Nguồn bức xạ là nguồn phóng xạ hoặc thiết bị bức xạ.
Thiết bị bức xạ là thiết bị phát ra bức xạ hoặc có khả năng phát ra bức
xạ.
An toàn bức xạ là việc thực hiện các biện pháp chống lại tác hại của
bức xạ, ngăn ngừa sự cố hoặc giảm thiểu hậu quả của chiếu xạ đối với con
người, môi trường.
1.1.2. Giải thích từ ngữ:
1.1.1.1. Chiếu xạ y tế là sự tác động của bức xạ ion hóa lên các đối
tượng sau:

Người bệnh khi thực hiện chẩn đoán hoặc điều trị bệnh;
Người được kiểm tra hoặc giám định sức khỏe;
Người tình nguyện tham gia nghiên cứu y sinh học;
Người tình nguyện giúp đỡ, chăm sóc người bệnh (việc đó không phải
là nghề nghiệp của họ) khi người bệnh được chẩn đoán hoặc điều trị bằng bức
xạ ion hóa.
1.1.1.2. Mức chỉ dẫn trong chiếu xạ y tế là giá trị khuyến cáo của liều,
suất liều hoặc hoạt độ phóng xạ được dùng tham khảo để kiểm soát chiếu xạ y
tế và khi tiến hành công việc trong thực tế, nếu các giá trị này bị vượt quá hay
thấp hơn nhiều thì cần có sự xem xét, đánh giá lại để đạt được mức chiếu xạ y
tế hợp lý.
1.1.1.3. Người đứng đầu cơ sở y tế là người chủ sở hữu hoặc người đại
diện theo pháp luật của chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền của người đại
diện theo pháp luật để quản lý cơ sở y tế.


6

1.1.1.4. Nhân viên bức xạ y tế là các bác sỹ, điều dưỡng viên, y tá, hộ
lý, dược sỹ, dược tá, kỹ sư, kỹ thuật viên, hộ sinh tại các cơ sở y tế làm việc
trực tiếp với các thiết bị bức xạ hoặc các nguồn phóng xạ kín, nguồn phóng xạ
hở hoặc chăm sóc người bệnh được điều trị bằng các đồng vị phóng xạ hoặc
phải làm việc trong khu vực có chiếu xạ tiềm tàng với mức liều lớn hơn 1
mSv/năm hoặc trong khu vực có nguy cơ bị nhiễm bẩn phóng xạ.
1.1.1.5. Thiết bị bức xạ trong phạm vi đề án này là các thiết bị phát tia
X hoặc thiết bị có chứa nguồn phóng xạ được sử dụng trong y tế để chẩn đoán
và điều trị bệnh, bao gồm: thiết bị X - quang chẩn đoán trong y tế, thiết bị
chụp chẩn đoán sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị xạ trị.
1.1.1.6. Thiết bị X - quang chẩn đoán trong y tế là các thiết bị phát tia
X được sử dụng để chiếu, chụp chẩn đoán bệnh, bao gồm: thiết bị X - quang

chụp răng (thiết bị chụp răng toàn cảnh, thiết bị chụp sọ, thiết bị chụp răng sử
dụng phim đặt sau huyệt ổ răng), thiết bị X - quang chụp vú, thiết bị X quang di động, thiết bị X - quang đo mật độ xương, thiết bị chiếu, chụp X quang tổng hợp, thiết bị X - quang tăng sáng truyền hình, thiết bị chụp cắt lớp
vi tính CT scanner, thiết bị X - quang chụp can thiệp và chụp mạch.
1.1.1.7. Thiết bị xạ trị là các thiết bị phát bức xạ ion hóa được sử dụng
trong y tế để điều trị bệnh ung thư, bao gồm thiết bị X - quang xạ trị, máy gia
tốc tuyến tính, thiết bị xạ trị từ xa dùng nguồn phóng xạ, thiết bị xạ trị áp sát
suất liều cao HDR, thiết bị dao gamma.
1.1.1.8. Thiết bị sử dụng trong y học hạt nhân là các thiết bị gamma
camera, SPECT, SPECT/CT, PET, PET/CT, máy đo chuẩn liều thuốc phóng
xạ, máy ghi đo hoạt độ phóng xạ trong cơ thể (thận xạ ký, máy đo độ tập
trung phóng xạ).
1.1.3. Vai trò và tầm quan trọng của ứng dụng bức xạ trong y học
Thành tích quan trọng nhất của công nghệ hạt nhân trong một nửa thế
kỷ qua là những ứng dụng trong lĩnh vực y học. Đó là những ứng dụng khử
trùng các thiết bị y tế; thử nghiệm các loại thuốc mới bằng các chất đồng vị


7

phóng xạ; chế tạo các thiết bị phục vụ cho chẩn đoán y học như chụp xquang, mammogram; và các ứng dụng chữa bệnh, như chiếu tia phóng xạ để
điều trị căn bệnh ung thư.
1.1.4. Nội dung quản lý ATBX trong y tế
Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
có trách nhiệm quản lý an toàn bức xạ đối với các cơ sở y tế hoạt động trên
địa bàn quản lý, bao gồm:
- Tiếp nhận khai báo về thiết bị X - quang chẩn đoán trong y tế;
- Thẩm định an toàn, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ sử dụng
thiết bị X - quang chẩn đoán trong y tế và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ cho
người phụ trách an toàn của cơ sở y tế theo thẩm quyền;
- Thanh tra việc tuân thủ các quy định pháp luật về bảo đảm an toàn

bức xạ trong y tế đối với các cơ sở y tế hoạt động trên địa bàn quản lý và xử
lý đối với các vi phạm;
- Phối hợp với Cục Quân y - Bộ Quốc phòng trong thẩm định an toàn,
cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và thanh tra, kiểm tra đối với việc
sử dụng thiết bị X - quang chẩn đoán trong y tế tại các cơ sở quân y trên địa
bàn quản lý.
1.1.5 Một số Công trình nghiên cứu KH&CN liên quan
- Đề tài: Khảo sát, đánh giá thực trạng an toàn bức xạ trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ, do Công ty ứng dụng và phát triển công nghệ thuộc Viện năng
lượng và nguyên tử Việt Nam chủ trì thực hiện năm 2008, được Hội đồng
đánh giá nghiệm thu xếp loại Khá.
- Đề tài: Nghiên cứu xây dựng và thực nghiệm phần mềm quản lý an
toàn bức xạ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ do Sở KH&CN tỉnh Phú Thọ chủ trì
thực hiện năm 2012, được Hội đồng đánh giá nghiệm thu xếp loại Xuất sắc.
Là cơ sở khoa học, là tiền đề thực tiễn để triển khai đề án.


8

1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý
1.2.1. Cơ sở chính trị
Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 1/1/2012 của Hội nghị lần thứ sáu Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Phát triển Khoa học và Công nghệ
(KH&CN) phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế với 6
nhiệm vụ chủ yếu, trong đó đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ về tổ chức, cơ chế
quản lý, cơ chế hoạt động, công tác xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển
khoa học và công nghệ trong điều kiện mới là một nhiệm vụ quan trọng.
1.2.1.1 Cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương: Hiện tại ở Việt Nam,
Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan quản lý cao nhất về an toàn và kiểm

soát bức xạ, hạt nhân. Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm
2008 của Chính phủ đã chỉ rõ vị trí và chức năng của Bộ: “Bộ Khoa học và
Công nghệ là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước
về khoa học và công nghệ, bao gồm: lĩnh vực năng lượng nguyên tử, an toàn
bức xạ và hạt nhân, ...”
1.2.1.2. Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Khoa học
và Công nghệ là cơ quan quản lý nhà nước về an toàn bức xạ, hạt nhân
Theo Thông liên tịch Bộ Khoa học và Công nghệ - Bộ Nội Vụ số
29/2014/TTLT-BKHCN-BNV ngày 05/10/2014 về Hướng dẫn chức năng
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban
nhân dân quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ ở địa phương, Sở Khoa
học và Công nghệ là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về hoạt động khoa học và công nghệ, phát triển tiềm lực
khoa học và công nghệ trên tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội; tiêu chuẩn đo
lường chất lượng sản phẩm; sở hữu trí tuệ; an toàn bức xạ và hạt nhân trên địa
bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.


9

1.2.1.3. Các cơ quan chuyên môn giúp ủy ban nhân dân huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ có
nhiệm vụ sau:
Tổ chức phổ biến và thực hiện các văn bản pháp luật, cơ chế, chính
sách nhà nước về hoạt động khoa học và công nghệ, tiêu chuẩn đo lường chất
lượng sản phẩm, sở hữu trí tuệ, an toàn bức xạ và hạt nhân trên địa bàn huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Phối hợp với Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ thanh tra đối với
các tổ chức và cá nhân trong việc chấp hành chính sách, pháp luật về khoa

học và công nghệ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm; sở hữu trí tuệ;
an toàn bức xạ và hạt nhân trên địa bàn huyện.
Cơ cấu tổ chức căn cứ vào đặc điểm, tình hình địa phương.
1.2.2. Cơ sở pháp lý
Nhằm đảm bảo yêu cầu của việc ứng dụng đồng vị phóng xạ trong y tế,
Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy định, hướng dẫn công tác quản lý,
hoạt động như sau:
- Luật năng lượng nguyên tử năm 2008.
- Nghị định số 07/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2008 hướng dẫn thi hành
Luật năng lượng nguyên tử năm 2008.
- Nghị định sô 107/2013/NĐ-CP ngày 20/9/2013 quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
- Thông tư số 34/2014/TT-BKHCN ngày 27/11/2014 quy định về đào
tạo an toàn bức xạ đối với nhân viên bức xạ.
- Thông tư số 25/2014/TT-BKHCN ngày 08/10/2014 Quy định việc
chuẩn bị ứng phó và ứng phó sự cố bức xạ hạt nhân.
- Thông tư số 22/2014/TT-BKHC ngày 25/8/2014 quy định quản lý
chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng.


10

- Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT ngày 09/6/2014
quy định về bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế.
- Thông tư số 19/2014/TT-BKHCN ngày 08/11/2012 quy định về kiểm
soát và đảm bảo an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và công chúng.
- Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày 22/7/2010 quy định về khai
báo, cấp phép công việc tiến hành công việc bức xạ, chứng chỉ nhân viên bức
xạ.
- Thông tư sô 27/2010/TT-BKHCN ngày 30/12/2010 hướng dẫ về đo

lường bức xạ và hạt nhân.
- Thông tư số 19/2010/TT-BKHCN ngày 28/12/2010 hướng dẫn thanh
tra chuyên ngành về an toàn bức xạ, hạt nhân.
- Quyết định số 32/2007/QĐ-BKHCN ngày 31/12/2007 quy định về
kiểm định thiết bị X quang.
1.3. Cơ sở thực tiễn
1.3.1 Cơ quan quản lý hoạt động an toàn bức xạ tại tỉnh Phú Thọ:
Quyết định số 348/2009/QĐ-UBND ngày 19/2/2009 của UBND tỉnh
Phú Thọ về Quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy Sở KH&CN
như sau: Sở KH&CN là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về
khoa học và công nghệ, bao gồm: hoạt động khoa học và công nghệ; phát
triển tiềm lực khoa học và công nghệ; tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; sở
hữu trí tuệ; ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ; an toàn bức xạ và hạt nhân;
quản lý và tổ chức thực hiện các dịch vụ công về các lĩnh vực thuộc phạm vi
chức năng của Sở theo quy định của pháp luật.
1.3.2. Một số kết quả hoạt động ATBX tại các cơ sở y tế trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ
Trên địa bàn Phú Thọ có 33 cơ sở y tế sử dụng thiết bị X-quang phục
vụ việc chẩn đoán bệnh, với 57 thiết bị X-quang được sử dụng. Trong tương


11

lai số cơ sở hoạt động bức xạ cũng như số lượng thiết bị bức xạ của tỉnh sẽ
không ngừng tăng lên; nhu cầu khám chữa bệnh rất lớn, nên nhiều cơ sở khám
chữa bệnh như bệnh viện, phòng khám đã đầu tư trang bị thiết bị: Máy Xquang thường qui, Máy Tăng sáng truyền hình, máy Chụp mạch can thiệp,
máy CT Scanner, máy chụp răng… để phục vụ việc khám và điều trị. Tuy
nhiên, việc đầu tư các trang thiết bị mới bị hạn chế vì đòi hỏi chi phí đầu tư
lớn, do đó nhiều cơ sở khám chữa bệnh vẫn dùng thiết bị X-quang thế hệ cũ

dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.
Hơn nữa, ý thức và trình độ hiểu biết của người dân còn bị hạn chế, đối
với lĩnh vực ATBX khi đi khám bệnh và được chỉ định chiếu chụp. Dẫn đến
hiện tượng vi phạm an toàn và kiểm soát bức xạ trong quá trình thực hiện
chiếu chụp. Nhận thức và hiểu biết về ATBX và các văn bản pháp quy về
ATBX của các cơ sở bức xạ còn thấp; Công tác tự quản lý an toàn và kiểm
soát bức xạ còn bộc lộ nhiều yếu điểm và bất cập đối với đa số các cơ sở bức
xạ trên địa bàn tỉnh.v.v. . Nhiều cơ sở sau một thời gian cấp phép dù chưa hết
hạn cấp phép nhưng tại một số vị trí của phòng đặt máy cũng như là trang
thiết bị của cơ sở đã có biểu hiện không an toàn về bức xạ như: cửa ra vào,
cửa sổ cong vênh; Việc trang bị các phương tiện làm việc và bảo hộ ATBX
cho nhân viên bức xạ cũng như bệnh nhân vẫn chưa được trang bị đầy đủ.
2. Nội dung thực hiện của đề án
2.1. Bối cảnh thực hiện đề án
2.1.1. Khái quát chung về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội Phú Thọ:
Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi, cửa ngõ phía Tây Bắc của thủ
đô Hà Nội, cách thủ đô Hà Nội 80 km về Phía Bắc. Phía Đông giáp tỉnh Vĩnh
Phúc và thành phố Hà Nội; Tây giáp tỉnh Sơn La; Nam giáp tỉnh Hoà Bình;
Bắc giáp tỉnh Yên Bái và tỉnh Tuyên Quang.
Hiện tỉnh Phú Thọ có 353.294,93 ha diện tích tự nhiên và 1.313.926
nhân khẩu; 13 huyện, thành, thị (thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, 11 huyện:


12

Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thủy, Hạ Hòa,
Thanh Ba, Đoan Hùng, Lâm Thao, Phù Ninh); 277 đơn vị hành chính cấp xã.
Trong những năm qua tình hình kinh tế - xã hội đã có chuyển biến tích
cực với mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt trên 9%, cơ cấu kinh
tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; các lĩnh vực văn

hoá, y tế, giáo dục và công tác xã hội đã có những tiến bộ đáng kể; điều kiện
và mức sống của nhân dân trong tỉnh được nâng cao rõ rệt, bước đầu tạo diện
mạo mới về kinh tế - xã hội, đưa Phú Thọ cùng cả nước trong quá trình phát
triển và hội nhập kinh tế khu vực, quốc tế.
Phú Thọ có địa thế khá thuận lợi về giao thông, với ba con sông lớn là
sông Hồng, sông Lô, sông Đà chảy qua, hệ thống giao thông đường sắt Hà
Nội – Lào Cai – Côn Minh; đường quốc lộ 2, đường cao tốc xuyên Á là cầu
nối quan trọng trong giao lưu kinh tế giữa Trung Quốc với Việt Nam và các
nước ASEAN. Ngoài ra, Phú Thọ còn có các yếu tố khác để phát triển kinh tế
- xã hội như con người, tài nguyên, các khu công nghiệp, khu du lịch văn hoá
lịch sử Đền Hùng, khu du lịch sinh thái Xuân Sơn...
2.1.2. Điều kiện, nhân tố tác động tới việc thực hiện đề án:
Qui hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 Ngày
14/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 99/2008/QĐ-TTg phê
duyệt Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm
2020) đưa ra mục tiêu:
- Xây dựng Phú Thọ trở thành Trung tâm kinh tế Vùng; là một trong
những trung tâm khoa học, công nghệ; giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể
thao, du lịch của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; là đầu mối giao thông
quan trọng nội Vùng và là Thành phố lễ hội về nguồn của dân tộc Việt Nam;
đồng thời, là địa bàn trọng điểm chiến lược về quốc phòng, an ninh của Vùng
cũng như của cả nước.


13

- Phấn đấu đến năm 2010, cơ bản ra khỏi tỉnh nghèo, đến năm 2020 đạt
được các tiêu chí của tỉnh công nghiệp và là một trong những tỉnh phát triển
thuộc nhóm hàng đầu của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.
Nhu cầu khám chữa bệnh của người dân ngày càng tăng cao, do thu

nhập, đời sống của người dân ngày một nâng lên; Xã hội hóa trong lĩnh vực y
tế tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở y tế tư nhân phát triển nhằm đáp ứng
các nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
Hệ thống pháp luật về an toàn bức xạ được hoàn thiện, phân cấp, phân
quyền hơn cho cơ quan quản lý ở địa phương; Xã hội hóa về dịch vụ đo, kiểm
tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng kiểm thiết bị bức xạ.
2.2. Thực trạng quản lý và hoạt động ATBX tại các cơ sở y tế trên
địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2015
2.2.1 Công tác quản lý hoạt động ATBX:
Sở Khoa học và Công nghệ Phú Thọ là cơ quan chuyên môn giúp ủy
ban nhân dân tỉnh quản lý về lĩnh vực khoa học và công nghệ trên địa bàn
tỉnh. Trong đó lĩnh vực năng lượng nguyên tử là lĩnh vực chuyên ngành do Sở
Khoa học và Công nghệ quản lý. Lĩnh vực này do phòng Sở hữu trí tuệ và an
toàn bức xạ là phòng chuyên môn thuộc Sở, thực hiện công tác tham mưu,
trực tiếp thực hiện công tác quản lý về lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
Về biên chế được giao: Số lượng cán bộ trực tiếp tham gia công tác
quản lý về lĩnh vực này là 03 cán bộ, thực hiện kiêm nghiệm nhiều nhiệm vụ.
Về trang thiết bị phục vụ công tác quản lý còn thiếu, chưa có trang bị
bảo hộ cần thiết cho cán bộ trực tiếp đi cơ sở .
Các hoạt động quản lý được áp dụng:
- Thường xuyên thực hiện công việc tư vấn, hướng dẫn các đơn vị có
sử dụng thiết bị X-quang trong y tế các quy định của pháp luật về an toàn và
kiểm soát bức xạ tại đơn vị.


14

- Định kỳ tổ chức thanh kiểm tra, Phối hợp với các tổ chức, đơn vị có
liên quan như: Sở Y tế, Công an tỉnh, đài truyền hình tiến hành các đợt thanh
tra, kiểm tra liên ngành về lĩnh vực an toàn bức xạ hạt nhân.

- Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức cho cán bộ quản
lý tại đơn vị và nhân viên bức xạ trực tiếp vận hành thiết bị bức xạ.
2.2.2 Tình hình hoạt động an toàn bức xạ tại các cơ sở y tế trên địa
bàn tỉnh những năm qua:
2.2.2.1. Thực trạng hoạt động ATBX tại các cơ sở Y tế trên địa bàn
tỉnh:
Phú Thọ có 33 cơ sở Y tế nằm trên 13 huyện thành thị bao gồm bệnh
viện đa khoa tỉnh - huyện, trung tâm y tế dự phòng và các phòng khám tư
nhân. Với tổng số phiếu điều tra 154 phiếu trong đó bao gồm 33 phiếu điều
tra về cơ sở bức xạ, 69 phiếu điều tra về nhân viên bức xạ, 52 phiếu điều tra
về máy phát tia X. Thông tin chi tiết được cụ thể trong phụ lục 4.
Tổng cộng có 69 nhân viên bức xạ, trong đó 48 nhân viên bức xạ đã có
chứng chỉ đào tạo an toàn bức xạ chiếm 69% và 21 nhân viên bức xạ chưa có
chứng chỉ đào tạo an toàn bức xạ chiếm 31% điều này nói nên việc quản lý
của SKH&CN đã được quan tâm nhưng cần quan tâm hơn nữa.
Trình độ chuyên môn của nhân viên bức xạ cả công nghiệp và Y tế : 38
nhân viên bức xạ có trình độ đại học, 17 nhân viên bức xạ có trình cao đẳng, 2
nhân viên có trình độ trung cấp và 26 kỹ thuật viên. Trong Y tế, kỹ thuật chẩn
đoán hình ảnh, ngoài việc phụ thuộc vào chất lượng của thiết bị X quang còn
phụ thuộc khá nhiều vào trình độ và tay nghề của các NVBX, những người
trực tiếp điều chỉnh chế độ làm việc của thiết bị và rửa phim, chất lượng ảnh
phụ thuộc rất lớn vào trình độ kỹ thuật và tay nghề của các NVBX.
Đã có 44 nhân viên bức xạ có liều kế cá nhân chiếm 64% và 25 nhân
viên bức xạ chưa có liều kế cá nhân chiếm 36%. Trong số 44 liều kế có 22
hợp đồng đọc liều, có 4 cơ sở có liều kế nhưng chưa có hợp đồng đọc liều cụ
thể như sau : Phòng khám đa khoa Hải Ninh (1 liều kế), Ban bảo vệ chăm sóc


15


sức khỏe cán bộ tỉnh (2 liều kế), Bệnh viện đa khoa huyện Lâm Thao (2 liều
kế), Phòng khám đa khoa Vạn Xuân (1 liều kế). Điều này cho thấy còn nhiều
NVBX chưa được quan tâm về ATBX, các cơ sở chưa có hiểu biết về bản chất
nguồn bức xạ, tác dụng của chúng, cách làm việc và phòng tránh... Đây chính
là một sự thiết thòi trong công việc nghề nghiệp đối với mỗi NVBX nói riêng
và với các CSBX nói chung. Vì sự hiểu biết về ATBX của của cơ sở bức xạ và
NVBX trước hết phục vụ tốt cho công việc của CSBX và sau nữa là đảm bảo
sức khoẻ cho nhân viên và những người xung quanh, đảm bảo cho sự an toàn
bức xạ của cơ sở.
Về việc kiểm định máy: cụ thể có 17 máy đã có chứng nhận kiểm định
máy X quang chiếm 33% và 35 máy chưa được kiểm định chiếm 67%. Nếu
chất lượng máy không đảm bảo thì việc kiểm soát liều chiếu đối với bệnh
nhân sẽ không được kiểm soát, việc quá liều chiếu có thể sảy ra.
Về việc bổ nhiệm người phụ trách an toàn bức xạ: có 29 cơ sở đã có
quyết định bổ nhiệm và 04 cơ sở chưa có quyết định bổ nhiệm người phụ
trách an toàn bức xạ. 04 cơ sở chưa có quyết định bổ nhiệm người phụ trách
an toàn bức xạ đó là các cơ sở : PKĐK Đồng Tâm, PKĐK Việt Hà, PKĐK
Tâm Phát, Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Phú Thọ.
Về trang bị bảo hộ an toàn bức xạ : có 21 cơ sở có trang bị bảo hộ
ATBX như áo chì chiếm 64% và 12 cơ sở chưa có trang bị bảo hộ lao động
chiếm 36%. Điều này cho thấy sự quan tâm chưa đầy đủ của nhiều CSBX về
việc đảm bảo các điều kiện làm việc cho NVBX và chuẩn bị sẵn sàng ứng phó
với các tình trạng mất an toàn của các thiết bị phát bức xạ. Phải thấy được
phương tiện bảo hộ ATBX chính là công cụ bảo vệ sức khỏe cho NVBX và
cho cả bệnh nhân. Vì ý nghĩa nhân đạo đó, các CSBX cần trang bị các phương
tiện làm việc thích hợp với các loại thiết bị phát bức xạ hoặc nguồn phóng xạ
mà cơ sở đang sử dụng.


16


Hình 1: Biểu đồ các loại máy X quang.

Tổng số máy X quang là 57 máy và chi tiết các loại X quang thường
qui, CT cắt lớp, X quang công nghiệp và máy X quang đo độ loãng xương
được thể hiện trong hình 2.

Hình 2. Biểu đồ phân loại máy X quang


17

Hình 3. Biểu đồ hiện trạng sử dụng của các máy X quang trên địa bàn tỉnh.

Đo đạc đánh giá an toàn bức xạ: Căn cứ quy định trong tiêu chuẩn
Việt Nam TCVN 6561-1999 và công văn CV 1092-2002 Bộ Khoa học công
nghệ và Môi trường năm 2002, theo số liệu điều tra tại tỉnh Phú Thọ có 9 cơ
sở Y tế không đảm báo an toàn bức xạ. Chi tiết xem bảng 1.
Bảng 1. Danh sách và thông số của các cơ sở Y tế không đảm bảo an toàn bức
xạ
TCVN 6561: 1999; công
văn 1092 Bộ KHCN và
Môi trường năm 2002
Cơ sở y tế

NVBX
Vị trí bàn
điều khiển:
10 µSv/h


TT

Cửa ra vào
phòng X
quang:
0,5 µSv/h

(TCVN
6561)

(CV 1092)

Dân chúng
Phòng rửa
phim: 0,3
µSv/h

Hành lang BN
chờ:

(CV 1092)

(TCVN 6561)

0,3 µSv/h

1

Bệnh viện xây dựng
Việt Trì


0,32 µSv/h

5,1µSv/h

0,12 µSv/h

3,3 µSv/h

2

Phòng khám
khoa Tân Hưng

0,27 µSv/h

0,32 µSv/h

0,21 µSv/h

5,2 µSv/h

3

Bệnh viện đa khoa
khu vực Phú Thọ

0,15 µSv/h

0,17 µSv/h


0,14 µSv/h

2,9 µSv/h

0,12 µSv/h

0,13 µSv/h

0,15 µSv/h

2,54 µSv/h

4

đa

Bệnh viện đa khoa
tỉnh Phú Thọ (phòng


18

đặt máy CT cắt lớp)
5

Bệnh viện đa khoa
huyện lâm Thao

0,43 µSv/h


0,12 µSv/h

0,23 µSv/h

1,91 µSv/h

6

Bệnh viện đa khoa
huyện Tam Nông

0,23 µSv/h

0,17 µSv/h

0,19 µSv/h

2,86 µSv/h

7

Bệnh viện đa khoa
huyện Thanh Sơn

0,11 µSv/h

0,15 µSv/h

10,2 µSv/h


9,31 µSv/h

8

Ban bảo vệ chăm
sóc sức khỏe cán bộ
tỉnh Phú Thọ

0,13 µSv/h

0,17 µSv/h

0,09 µSv/h

3,02 µSv/h

9

Công ty Supe Phốt
phát và hóa chất
Lâm Thao

0,23 µSv/h

0,27 µSv/h

0,21 µSv/h

3,3 µSv/h


Nguyên nhân:
Nguyên nhân chính do các cơ sở X - quang sử dụng cửa mở 2 cánh khi
cải tạo phòng sử dụng thông thường thành phòng X quang, mặc dù cửa đã
đóng chì mềm hoặc cao su chì vào các khe cửa và cánh cửa nhưng trong quá
trình sử dụng, các cánh cửa và khe cửa bị cong vênh nên xảy ra hiện tượng lọt
tia ra ngoài.
Cách khắc phục:
- Các cơ sở nên thay đổi cửa ra vào phòng X quang từ cửa mở 2 cánh
thành cửa lùa 1 cánh, mỗi phía chùm vào tường tối thiểu 15cm, cánh cửa dát
chì mềm dày 3mm.
- Nên sửa chữa lại các cánh cửa bị cong vênh, gia cố thêm chì vào các
vị trí lọt tia ra ngoài bằng chì mềm dày 3mm.
Ngoài việc một số cơ sở không đảm bảo an toàn bức xạ còn có các cơ
sở không tuân thủ các qui định về an toàn bức xạ như biển cảnh báo, đèn cảnh
báo, nội qui an toàn bức xạ phòng X quang, qui trình vận hành máy, quy trình
ứng phó sự cố. Việc khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên bức xạ đã được


19

quan tâm, có 30 cơ sở tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho NVBX chiếm 91%
và 03 cơ sở không tổ chức khám sức khỏe cho NVBX chiếm 9%. Chi tiết xem
bảng 13.
Bảng 2. Các thông tin về quản lý sổ sách các cơ sở bức xạ trong y tế.

CSBX

Tổng
cộng

Tỷ lệ%

Hồ sơ
tiếp
nhận

Sổ ghi chép
nhập xuất,
trang bị
bảo hộ

Kiểm kê
định kỳ,
bảng tóm
tắt qui
trình vận
hành
Có Không

Sổ nhật ký
vận hành

Kế hoạch
phòng
chống sự cố



Không




Không



Không

Đèn cảnh
báo



Kh



Không

24

9

22

11

29

4


20

13

9

24

28

5

73

27

67

33

88

12

61

39

27


73

85

15

Nhận xét đánh giá về an toàn bức xạ :
Qua bảng các số liệu trên nhận thấy các nguồn bức xạ tại các cơ sở y tế
là thiết bị phát tia X bao gồm: Máy X-quang thường quy, máy chụp CT cắt
lớp, máy đo độ loãng xương. Trong đó máy X-quang thường quy là chủ yếu.
Các phòng đặt thiết bị thường được đặt ở tầng 1 và ở góc cuối dãy nhà
chẩn đoán cận lâm sàng, các mặt tiếp giáp chủ yếu là hành lang đi lại, phòng
điều khiển máy và khoảng sân trống. Các phòng chụp X-quang nên được thiết
kế theo CV 1092 : 2002 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường [3].
(Theo tiêu chuẩn này qui định : đối với phòng X quang thường qui có bàn
bệnh nhân diện tích phải đạt 14m2 và mỗi chiều không được nhỏ hơn 3m, máy
X quang thường qui không có bàn bệnh nhân diện tích phòng tối thiểu 12m 2
và mỗi chiều không được nhỏ hơn 3m, còn đối với phòng CT hoặc máy tăng
sáng truyền hình thì diện tích phòng không được nhỏ hơn 20m 2 và kích thước
nỗi chiều không được nhỏ hơn 3,5m). Tường phòng trung bình có độ dầy từ
15 cm đến 30 cm và được trát từ 3cm đến 5 cm Barit, các cửa ra vào và cửa sổ
thường được sử dụng là cửa mở 2 cánh được ốp chì hoặc cao su chì để cản xạ
do vậy việc che chắn trong quá trình sử dụng không được đảm bảo an toàn, dễ
bị bong chì. Một đặc điểm chung của các phòng cải hoán trên là những phòng


20

chụp có rất nhiều cửa sổ khiến cho việc che chắn bức xạ trở nên tốn kém và

dễ bị dò rỉ bức xạ.
Ngoài ra, việc thiết kế cửa ra vào của phòng chụp cũng không được
đảm bảo an toàn bức xạ, các cửa ra vào thường được lắp ráp theo kiểu cửa 2
cánh, đã được ốp chì, nhưng phần khe hở tại khoảng giữa 2 cánh có xác suất
dò bức xạ cao. Hiện nay, thiết kế các cửa ra vào phòng X-quang, người ta
thường chế tạo dạng cửa kéo ngang, ốp chì mềm, phần rộng của cửa bao toàn
bộ khoảng trống ra vào mỗi cạnh 15cm.
Hiện trạng bảo quản các thiết bị phát bức xạ: Các máy phát tia X đã có
sổ bảo dưỡng, bảo trì tuy nhiên ít khi được bảo dưỡng định kỳ 03 tháng 1 lần
theo quy định; Các máy phát tia X nếu không được sử dụng thường được tháo
dỡ và lưu kho.
Hiện trạng an toàn bức xạ đối với các máy phát tia X: Việc đảm bảo an
toàn bức xạ cho các nguồn bức xạ trên là chưa đáp ứng được theo tiêu chuẩn
TCVN 6561:1999 và CV 1092 : 2002 Cấp phép và đo đánh giá an toàn bức xạ
đối với các cơ sở Y tế. Đo suất liều bức xạ tại các phòng đặt máy cho thấy
trong tổng số 33 cơ sở đang hoạt động thì có 9 cơ sở trong tình trạng dò bức
xạ vượt quá mức cho phép so với tiêu chuẩn.
Từ kết quả ở trên có thể nhận thấy một số phòng đặt máy chưa đủ tiêu
chuẩn về ATBX. Các vị trí dò rỉ bức xạ ở đây chủ yếu là các vị trí cửa ra vào
phòng máy và các cửa sổ phòng chụp do không được che chắn đủ an toàn.
Các vị trí cửa ra vào thường hay có bệnh nhân đứng chờ khám bệnh và nhân
viên đi lại. Việc này dẫn tới chiếu xạ ngoài ý muốn đối với những bệnh nhân
và nhân viên. Giả sử tần suất bệnh nhân tới khám bệnh là hạn chế, nhưng
nhân viên đi lại trong hành lang là thường xuyên và việc chiếu chụp được
diễn ra hàng ngày do đó việc chiếu bức xạ ảnh hưởng trực tiếp tới nhân viên
làm việc trong khu vực chẩn đoán hình ảnh.
Hiện trạng kiểm định thiết bị: Các thiết bị hoạt động trong tình trạng
không được kiểm tra bảo dưỡng định kỳ. Tất cả các thiết bị trên chỉ được



21

kiểm tra và hiệu chỉnh khi gặp trục trặc về vấn đề kỹ thuật hoặc khi không
hoạt động được nữa.
2.2.2.2 Tồn tại, hạn chế:
Đối với cơ quan quản lý: Số lượng cán bộ chưa đủ đáp ứng nhu cầu
công việc hiện nay trong lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ. Cán bộ chuyên
nghành về ATBX bức xạ còn thiếu, vì vậy công tác giám sát thực thi pháp luật
còn gặp nhiều khó khăn.
Đối với các cơ sở y tế có sử dụng thiết bị X quang:
- Nhận thức và hiểu biết về ATBX và các văn bản pháp quy về ATBX
của các cơ sở bức xạ còn thấp.
- Công tác tự quản lý an toàn và kiểm soát bức xạ còn bộc lộ nhiều yếu
điểm và bất cập đối với đa số các cơ sở bức xạ trên địa bàn tỉnh.
- Công tác quản lý chiếu xạ nghề nghiệp, liều chiếu xạ Y tế, liều chiếu
xạ dân chúng, đảm bảo chất lượng trong chiếu xạ y tế chưa được thực hiện
một cách đầy đủ và theo đúng quy định.
- Nhiều cơ sở sau một thời gian cấp phép dù chưa hết hạn cấp phép
nhưng tại một số vị trí của phòng đặt máy cũng như là trang thiết bị của cơ sở
đã có biểu hiện không an toàn về bức xạ như: cửa ra vào, cửa sổ cong vênh …
- Việc trang bị các phương tiện làm việc và bảo hộ ATBX cho nhân
viên bức xạ cũng như bệnh nhân vẫn chưa được trang bị đầy đủ.
2.2.2.3. Nguyên nhân chủ yếu:
Trước hết là do công tác đảm bảo an toàn bức xạ, hạt nhân vẫn còn mới
và thực sự mấy năm gần đây mới được sự quan tâm, tuyên truyền, phổ biến.
Bên cạnh đó về mặt cơ sở pháp lý: các văn bản hướng dẫn thực hiện còn thiếu
và đang chồng chéo, nhiều văn bản đang trong quá trình soạn thảo và từng
bước hoàn thiện để phù hợp với tình hình thực tế nước ta. Chính từ nguyên
nhân trên dẫn tới ý thức, sự hiểu biết về tầm quan trọng của công tác ATBX
và hạt nhân còn nhiều hạn chế, sự quản lý cũng như tổ chức của các cơ sở bức



×