Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Hiệu quả thực thi pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn nông thôn tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 100 trang )

I HC QUC GIA H NI
TRNGI HC KHOA HC X HI V NHN VN

NGUYN TH MAI

HIệU QUả THựC THI
PHáP LệNH THựC HIệN DÂN CHủ ở Xã, ph-ờng, thị trấn
trên địa bàn nông thôntỉnh hảI d-ơng

LUN VN THC S CHNH TR HC

H NI - 2017


I HC QUC GIA H NI
TRNGI HC KHOA HC X HI V NHN VN

NGUYN TH MAI

HIệU QUả THựC THI
PHáP LệNH THựC HIệN DÂN CHủ ở Xã, ph-ờng, thị trấn
trên địa bàn nông thôntỉnh hảI d-ơng

Chuyờn ngnh:Chớnh tr hc
Mó s:60 31 02 01

LUN VN THC S CHNH TR HC

Ngi hng dn:TS. PHM XUN THIấN

H NI - 2017




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 4
1. Lý do lựa chọn đề tài ..................................................................................... 4
2. Tình hình nghiên cứu .................................................................................... 6
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 9
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................. 10
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ................................................. 11
6. Đóng góp của luận văn ................................................................................ 11
7. Kết cấu luận văn .......................................................................................... 12
Chƣơng 1.LÝ LUẬN CHUNG VỀ DÂN CHỦVÀ THỰC THI PHÁP
LỆNH THỰC HIỆN DÂN CHỦỞ XÃ, PHƢỜNG, THỊ TRẤN .............. 13
1.1. Một số khái niệm cơ bản........................................................................ 13
1.1.1. Dân chủ ................................................................................................. 13
1.1.2. Dân chủ xã hội chủ nghĩa ..................................................................... 17
1.1.3. Hiệu quả hoạt động ............................................................................... 20
1.2. Thực thi pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phƣờng, thị trấn trong
công cuộc đổi mới hiện nay .......................................................................... 21
1.2.1. Nội dung cơ bản và ý nghĩa của việc thực thi Pháp lệnh hiện nay ...... 21
1.2.1.1. Nội dung cơ bản của Pháp lệnh ......................................................... 21
1.2.2.2. Ý nghĩa của việc thực thiPháp lệnh hiện nay ..................................... 24
1.2.2. Một số tiêu chí đánh giá hiệu quả thực thi Pháp lệnh .......................... 29
Tiểu kết chương 1 ............................................................................................ 33
Chƣơng 2.THỰC TRẠNG THỰC THI PHÁP LỆNHTHỰC HIỆN DÂN
CHỦ Ở XÃ, PHƢỜNG, THỊ TRẤNTRÊN ĐỊA BÀN NÔNG THÔN
TỈNH HẢI DƢƠNG (2007 - 2016) ............................................................... 36
2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và nông thôn tỉnh Hải Dƣơng.... 36
2.1.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương ............ 36
2.1.2. Một số đặc điểm cơ bản của nông thôn tỉnh Hải Dương...................... 39


1


2.1.2.1. Phương thức sản xuất gắn với nông nghiệp lúa nước là chủ yếu; điều
kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn ......................................................... 40
2.1.2.2. Cộng đồng làng, xã cố kết chặt chẽ, con người đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau ... 41
2.1.2.3. Trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế có
nhiều cơ hội và tiềm năng phát triển .............................................................. 42
2.2. Đánh giá hiệu quả thực thi pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã,
phƣờng, thị trấn trên địa bàn nông thôn tỉnh Hải Dƣơng ........................ 44
2.2.1. Kết quả thực thi pháp lệnh .................................................................... 44
2.2.1.1. Quá trình tổ chức triển khai thực hiện ............................................... 44
2.2.1.2. Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền; vai trò của Mặt trận Tổ
quốc và các tổ chức đoàn thể .......................................................................... 45
2.2.1.3. Kết quả thực thi những nội dung cụ thể của Pháp lệnh..................... 47
2.2.1.4. Một số hạn chế, khó khăn................................................................... 49
2.2.2. Tác dụng của việc thực thi Pháp lệnh đối với nhận thức của nhân dân
về Pháp lệnh .................................................................................................... 50
2.2.3. Tác dụng của việc thực thi Pháp lệnh vào việc hoàn thành các mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương ......................................................... 51
2.2.4. Tác dụng của việc thực thi Pháp lệnh trong đấu tranh phòng chống
tham nhũng, lãng phí....................................................................................... 53
2.2.5. Tác dụng của việc thực thi Pháp lệnh trong việc củng cố, nâng cao chất
lượng của hệ thống chính trị ........................................................................... 54
2.2.6. Đánh giá chung ..................................................................................... 57
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 59
Chƣơng 3.NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LỆNHTHỰC
HIỆN DÂN CHỦ Ở XÃ, PHƢỜNG, THỊ TRẤNTRÊN ĐỊA BÀN NÔNG
THÔN TỈNH HẢI DƢƠNG ......................................................................... 62

3.1. Dự báo những yếu tố tác động đến việc nâng cao hiệu quả thực thi
pháp lệnh trên địa bàn nông thôn tỉnh Hải Dƣơng.................................... 62
3.1.1. Sự tác động của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa . 62

2


3.1.2. Chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở ............................. 63
3.1.3. Hiệu lực, hiệu quả của hệ thống pháp luật ........................................... 65
3.1.4. Ý thức chấp hành pháp luật của người dân nông thôn ......................... 66
3.2. Giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả thực thi pháp lệnh thực hiện dân chủ ở
xã, phƣờng, thị trấn trên địa bàn nông thôn tỉnh Hải Dƣơng hiện nay ............ 67
3.2.1. Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền;
phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dântrong việc
triển khai và tổ chức thực thi Pháp lệnh ......................................................... 68
3.2.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cán
bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã,
phường, thị trấn ............................................................................................... 70
3.2.3. Nâng cao năng lực trình độ, phẩm chất đạo đức, lối sống của đội ngũ
cán bộ, công chức chính quyền cơ sở ............................................................. 72
3.2.4. Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hai hình thức dân chủ đại diện và dân
chủ trực tiếp .................................................................................................... 74
3.2.5. Đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới phương thức hoạt động của chính
quyền cơ sở đảm bảo thực sự dân chủ và phục vụ tốt hơn cho người dân ............ 77
3.2.6. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực thi Pháp lệnh thực hiện dân
chủ ở xã, phường, thị trấn ............................................................................... 79
Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 81
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 83
1. Kết luận ...................................................................................................... 83
2. Kiến nghị .................................................................................................... 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 87
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 94

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong lịch sử tư tưởng nhân loại, khái niệm dân chủ ra đời từ rất
sớm.Ngay từ đầu, dân chủ và thực hiện dân chủ đã thể hiện là khát vọng của
con người, nhất là của những người lao động. Cuộc đấu tranhvì dân chủ gắn
liền với cuộc đấu tranh giải phóng con người, giải phóng xã hội. Không phải
ngẫu nhiên mà mỗi thành quả đạt được của cuộc đấu tranh vì dân chủ đồng
thời là một nấc thang tiến bộ trong sự phát triển của lịch sử xã hội.
Dân chủ và thực hiện dân chủ có nội dung và ý nghĩa rất phong phú,
nhưng thực hiện dân chủ, trước hết và chủ yếu là thực hiện quyền làm chủ của
nhân dân. Trong công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta
luôn coi trọng vấn đề dân chủ và thực hiện dân chủ. Dân chủ và thực hiện dân
chủ luôn được khẳng định là một trong những mục tiêu cơ bản và động lực quan
trọng của sự nghiệp cách mạng. Tổng kết 30 năm đổi mới, Văn kiện Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XII Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định:
“Đổi mới phải luôn luôn quán triệt quan điểm "dân là gốc", vì lợi ích
của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò làm chủ, tinh thần trách
nhiệm, sức sáng tạo và mọi nguồn lực của nhân dân; phát huy sức mạnh đại
đoàn kết toàn dân tộc” [30; 69]
Thực tiễn những năm qua đã chứng minh, những thành tựu của việc
thực hiện và phát huy dân chủ ở nước ta có ý nghĩa và tầm quan trọng to lớn
đối với sự phát triển của đất nước. Khi quyền làm chủ của nhân dân được tôn
trọng và đảm bảo sẽ thu hút được sự tham gia tích cực của quần chúng nhân
dân,góp phần tích cực vào việc giữ vững ổn định chính trị và thực hiện thắng

lợi đường lối đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Cùng với những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, việc thực hiện và phát
huy dân chủ, thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn ở nước ta đã có nhiều

4


chuyển biến tích cực: nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và quần
chúng nhân dân về dân chủ và thực hiện dân chủ được nâng lên rõ rệt; quyền
làm chủ của nhân dân được đảm bảo và không ngừng mở rộng; tình trạng mất
dân chủ, xa rời quần chúng nhân dân của một bộ phận cán bộ, đảng viên từng
bước được khắc phục và đẩy lùi; mối quan hệ giữa Đảng với quần chúng nhân
dân ngày càng gắn bó mật thiết, ... Tuy nhiên, ở tỉnh Hải Dương quá trình này
cũng đang bộc lộ những hạn chế, khó khăn nhất định:
Thứ nhất, ở một số xã, phường, thị trấn vẫn còn tình trạng vi phạm dân
chủ, dân chủ hình thức.Thậm chí, có lúc, có nơi, hiện tượng mất dân chủ, vi
phạm quyền làm chủ của nhân dân khá nghiêm trọng,làm cho bản chất ưu việt
của chế độxã hội chủ nghĩa không được phát huy đầy đủ; gây bất bình trong
quần chúng nhân dân, làm giảm sút lòng tin của quần chúng nhân dân đối với
Đảng và Nhà nước.
Thứ hai, việc thực hiện Pháp lệnh, Quy chế dân chủ ở cơ sở chưa đi vào
nền nếp, hiệu quả chưa cao; phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra”chưa được quán triệt và thực hiện tốt; hoạt động của bộ máy chính
quyền cơ sở còn khép kín; thiếu công khai, minh bạch; tình trạng tham nhũng
diễn biến khá phức tạp.
Thứ ba, nhu cầu của quần chúng nhân dân trong việc thực hiện quyền
làm chủ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội chưa được nhận thức và giải
quyết kịp thời; việc nhận thức và giải quyết mối quan hệ giữa “dân chủ” và
“tập trung” chưa hiệu quả.
Từ lý luận và thực tiễn cho thấy, dân chủ và thực hiện dân chủ hóa đời

sống xã hội là vấn đề hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định thành, bại của
sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa. Nhận thức và thực hiện tốt dân chủ,
nhất là dân chủ cơ sở vừa là vấn đề lý luận sâu sắc, vừa là vấn đề thực tiễn
cấp bách ở nước ta nói chung và ở tỉnh Hải Dương nói riêng.

5


Để phát huy sức mạnh toàn dân tộc; đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi
mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa hình, ổn định; phấn
đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại, việc nhận
thức về mặt lý luận và nâng cao hiệu quả thực hiện và phát huy dân chủ, nhất
là dân chủ ở cơ sở cần được hết sức quan tâm.
Xuất phát từ vị trí, vai trò của việc thực hiện Pháp lệnh, Quy chế dân
chủ ở cơ sở ở nước ta hiện nay; nhằm góp phần đánh giá thực trạng và đề xuất
giải pháp nâng cao hiệu quả Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường thị
trấn ở tỉnh Hải Dương nói chung, trên địa bàn nông thôn tỉnh Hải Dương nói
riêng, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Hiệu quảthực thiPháp lệnh thực hiện dân
chủ ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn nông thôn tỉnh Hải Dương” làm đề
tài Luận văn Thạc sĩ Chính trị học.
2. Tình hình nghiên cứu
Dân chủ và thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhất là thực hiện dân
chủ cơ sở ở nước ta là một vấn đề rất quan trọng, có ý nghĩa chiến lược.Vì
vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu về dân chủ, thực hiện và phát huy dân
chủ.Chúng ta có thể chia các công trình nghiên cứu thành những nhóm nội
dung sau đây:
2.1. Nhóm những nghiên cứu về bản chất, nội dung của dân chủ và
dân chủ xã hội chủ nghĩa
Tiêu biểu là các công trình:Phương pháp dân chủ Hồ Chí Minhcủa tác
giả Phạm Văn Bính (Chủ biên), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2008;

Xây dựng và phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trong điều kiện nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩacủa tác giảVũ Hoàng Công (Chủ
biên), Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà Nội năm 2009;“Vận dụng các nguyên
tắc phương pháp luận về dân chủ của Lênin để thực hiện Quy chế dân chủ ở
cơ sở” của tác giả Trần Văn Đàm, đăngtrênTạp chí Dân vận,số 4 năm 2000;

6


“Tiếp thu các tư tưởng tiến bộ của nhân loại xây dựng nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam” của tác giả Dương Phú Hiệp, đăng trên Tạp chí Lý luận
chính trị, số 6 năm 2015;“Giá trị đặc sắc, bền vững trong tư tưởng V.I Lênin
về dân chủ”của các tác giả Dương Xuân Ngọc, Dương Ngọc Anh,đăng trên
Tạp chí Lý luận Chính trị, số 11 năm 2015;Vềquá trình dân chủ hóa xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay,của tác giả Lê Minh Quân,Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội, năm 2011; Một số vấn đề lý luận, thực tiễn về dân chủ trực tiếp,
dân chủ cơ sở trên thế giới và ở Việt Nam, của tác giả Đào Trí Úc (Chủ biên),
Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, năm 2014; ...
Trong các nghiên cứu trên, các tác giả đã đi sâu phân tích khái niệm,
bản chất, nội dung của dân chủ, dân chủ xã hội chủ nghĩa; đặc trưng của dân
chủ trực tiếp và dân chủ đại diện; chỉ rõ vai trò, ưu điểm, hạn chế của mỗi
hình thức và sự cần thiết phải kết hợp chặt chẽ dân chủ trực tiếp và dân chủ
đại diện ở nước ta hiện nay, ...
2.2. Nhóm các nghiên cứu về ý nghĩa, tầm quan trọng của thực hiện
dân chủ ở cơ sở
Tiêu biểu là các công trình:Dân chủ và dân chủ ở nông thôn trong tiến
trìnhđổi mớicủa tác giả Hoàng Chí Bảo, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm
2008; Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cấp xã phục vụ xây dựng nông thôn
mớicủa tác giả Nguyễn Hồng Chuyên Nxb. Tư pháp, Hà nội, năm 2013;“Quy
chế dân chủ với việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở cơ sở” của tác giả

Nguyễn Văn Cư, đăng trên Tạp chí Công tác khoa giáo, số 11 năm 2000;
“Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, khơi dậy động lực phát triển đất
nước” của tác giả Khúc Văn Hưởng, đăng trên Tạp chí Tuyên giáo điện tử,
ngày 30/03/2016;Quy chế, thực hiện quy chế dân chủ ở cấp xã: Một số vấn đề
lý luận và thực tiễncủa tác giả Dương Xuân Ngọc,Nxb.Chính trị quốc gia, Hà
Nội năm 2004; “Dân chủ xã hội chủ nghĩa - mục tiêu và động lực của đổi mới

7


ở nước ta” của các tác giả Phạm Ngọc Quang, Nguyễn Hiền Lương, đăng
trênTạp chí Cộng sản, số 828, năm 2011; ...
Các tác giả đã khẳng định tầm quan trọng của dân chủ và thực hiện dân
chủ ở cơ sở, nhất là thực hiện dân chủ ở nông thôn; thực trạng triển khai và tổ
chức thực hiện Pháp lệnh, Quy chế dân chủ ở cơ sở; những hạn chế khó khăn
và vấn đề đặt ra trong thực hiện dân chủ cơ sở ở nông thôn trong thời gian
qua, ... Qua đó,các tác giả đề ra các giải pháp thực hiện dân chủ trong tiến
trình đổi mới ở nông thôn.
2.3. Nhóm các nghiên cứu về thực hiện Pháp lệnh, Quy chế dân chủ
cơ sở trong thực tiễn nước ta hiện nay
Đây là nhóm nội dung rất phong phú, đề cập đến nhiều vấn đề trong
thực tiễn Việt Nam. Tiêu biểu là các công trình: Đề tài khoa học cấp tỉnh:
Đánh giá hiện trạng việc thực hiện Pháp lệnh, Quy chế dân chủ ở cơ sở giai
đoạn 2006 - 2011 và giải pháp tăng cường trong thời gian tới” của Ban Dân
vận Tỉnh ủy Hải Dương, năm 2012; “Những giải pháp phát huy vai trò của hệ
thống chính trị cơ sở nhằm đảm bảo thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn
trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên” của tác giả Đỗ Văn Dương, đăng trên Tạp
chí Lý luận chính trị và Truyền thông, số 7 năm 2013;“Thực hành và phát huy
dân chủ qua 30 năm đổi mới” của tác giả Lê Hữu Nghĩa, đăng trên Tạp chí
Cộng sản Điện tử, ngày 11/03/2016;“Hoạt động của chính quyền cấp cơ sở

trong việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở” của tác giả Nguyễn Thị Thuý
Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 243 năm 2016;“Về thực hiện dân chủ trực tiếp
ở vùng đồng bằng sông Cửu Long” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Thủy, đăng
trênTạp chí Lý luận chính trị, số 1 năm 2015;
Nhìn chung, các tác giả đã khẳng định sự cần thiết của việc thực hiện
Pháp lệnh, Quy chế dân chủ cơ sở ở nước ta; phát huy dân chủ cơ sở vừa là
mực tiêu, vừa là động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở đó, các

8


tác giả đãbước đầu đánh giá thực trạng, những thuận lợi khó khăn, những vấn
đề đặt ra, ... trong việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.Đồng thời, đề
xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở
trong giai đoạn hiện nay.
Tóm lại, nhìn chung các công trình đã đề cập tương đối toàn diện và sâu
sắc những vấn đề lý luận chung về dân chủ, dân chủ xã hội chủ nghĩa; khẳng
định ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện dân chủ ở nước ta.Một số
công trình đã đi sâu phân tích những nội dung cụ thể như:sự cần thiết của
Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở cơ sở; khảo sát thực trạng; thuận lợi khó khăn
và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả Pháp lệnh, Quy chế dân
chủ ở cơ sở, ... Tuy nhiêncó thể khẳng định, chưa có một công trình nghiên
cứu có hệ thống, chuyên sâudưới góc độ Chính trị học về hiệu quả Pháp lệnh
thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn nông thôn tỉnh Hải
Dương. Đó là cơ sở để chúng tôi xác định nội dung, mục đích, nhiệm vụ
nghiên cứu, ... của luận văn.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Phân tích làm rõ những vấn đề lý luận chung về dân chủ và thực hiện
dân chủ cơ sở; thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi

Pháp lệnh thực hiện dân chủ cơ sở trên địa bàn nông thôn tỉnh Hải Dương.
3.2. Nhiệm vụnghiên cứu
- Phân tích những vấn đề lý luận chung về dân chủ, dân chủ xã hội chủ
nghĩa; thực thi Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, ... dưới góc
độ của Chính trị học. Dân chủ được đề cập với tư cách là một thể chế chính trị
và Pháp lệnh thực hiện dân chủ là cơ sở pháp lý của việc thực hiện quyền làm
chủ của nhân dân.

9


- Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quảthực thi Pháp lệnh thực hiện
dân chủ ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn nông thôn tỉnh Hải Dương. Đó là
kết quả của việc hiện thực hóa quyền làm chủ của nhân dân trong thực tiễn
tỉnh Hải Dương.
- Đề xuất giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả thực thi Pháp lệnh thực
hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn nông thôn tỉnh Hải Dương
trong giai đoạn hiện nay, góp phần xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội
chủ nghĩa và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do
dân và vì dân.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượngnghiên cứu
Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến dân chủ, dân chủ xã
hội chủ nghĩa; ý nghĩa của việcthực hiện và phát huy dân chủ;hiệu quả thực
thiPháp lệnh ở cơ sở trong giai đoạn từ năm 2007 đến nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nội dung: luận văn phân tích những vấn đề lý luận
chung;khảo sát thực trạng triển khaiPháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã,
phường, thị trấn. Từ đó, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Pháp
lệnh.

- Phạm vi thời gian:luận văn khảo sát, đánh giá quá trình thực thi Pháp
lệnh từ năm 2007 (tức là từ khi có Pháp lệnh) đến nay.
- Phạm vi không gian:luận văn chủ yếu nghiên cứu trên địa bàn nông
thôn tỉnh Hải Dương (xã, thị trấn).Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, tác
giả có nghiên cứu, so sánh với việc thực hiện Pháp lệnh trên những địa bàn
khác như: các phường thuộc thành phố Hải Dương, thị xã Chí Linh của tỉnh
Hải Dươngvà một số tỉnh bạn có đặc điểm kinh tế - xã hội tương đồng.

10


Tài liệu được sử dụng để phục vụ công tác nghiên cứu, phần lớn là
tiếng Việt, được công bố từ năm 2007 trở lại đây.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận:
Luận văn được thực hiện trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận
duy vật biện chứng; các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh về dân chủ; dân chủ xã hội chủ nghĩa; vai trò của dân chủ xã hội
chủ nghĩa; Đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà
nước ta về thực hiện và phát huy dân chủ, dân chủ cơ sở, ... Ngoài ra, luận văn
cókế thừa kết quả nghiên cứu của một số công trình khoa học đã được công
bố trong thời gian qua.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp luận chungđược vận dụng nhất quán trong quá trình
nghiên cứu là phương pháp luậnduy vật biện chứng, duy vật lịch sử và
phương pháp luận chính trị học. Đồng thời,kết hợp sử dụng các phương pháp
nghiên cứu cụ thể như: Phân tích - tổng hợp; logic -lịch sử, thống kê, so sánh,
điều tra xã hội học và một số phương pháp khác.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần cung cấp những luận cứ khoa học cho việc hoạch

định các chủ trương, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả thực thiPháp lệnh
thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn ở nước ta nói chung, ở tỉnh Hải
Dương nói riêng; nhất làtrên địa bàn nông thôn.
Luận văn có thể làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo cho những người
quan tâm; đội ngũ cán bộ, quản lý cơ sở; những người trực tiếp hoạch định
chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện các dự án, chính sách phát triển
kinh tế - xã hội ở nông thôn. Đồng thời, luận văn có thể làm tài liệu tham
khảo phục vụ nghiên cứu và giảng dạy các môn lý luận chính trị trong các

11


trường đại học, cao đẳng, các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở nước ta.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, phụ lục, nội dung luận văn
được kết cấu thành 03 chương; 06 mục:
Chương 1. Lý luận chung về dân chủ và thực thi Pháp lệnh thực hiện
dân chủ ở xã, phường, thị trấn
Chương 2.Thực trạng thực thi Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã,
phường, thị trấn trên địa bàn nông thôn tỉnh Hải Dương
Chương 3.Nâng cao hiệu quả thực thi Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở
xã, phường, thị trấn trên địa bàn nông thôn tỉnh Hải Dương

12


Chƣơng 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ DÂN CHỦ
VÀ THỰC THIPHÁP LỆNH THỰC HIỆN DÂN CHỦ

Ở XÃ, PHƢỜNG, THỊ TRẤN
1.1. Một số khái niệm cơ bản

1.1.1. Dân chủ
Trong lịch sử nhân loại, khái niệm dân chủ ra đời từ rất sớm, gắn liền
với sự ra đời của chế độ chiếm hữu nô lệ.Theo tiếng Hy Lạp cổ đại, thuật ngữ
dân chủ được ghép từ hai từ “Demos” và “kratos”, có nghĩa là “nhân dân” và
“chính quyền”. Nói cách khác, dân chủ là “quyền lực (chính quyền) thuộc về
nhân dân”.Cùng với sự phát triển của lịch sử, khái niệm dân chủ không ngừng
được mở rộng và hoàn thiện. Ngày nay, nội dung cốt lõi nhất của dân chủ vẫn
là “quyền lực thuộc về nhân dân. Tuy nhiên, sự khác nhau căn bản của các
chế độ dân chủ lại là ở chỗ, “dân là ai”.
Dân chủ và thực hiện dân chủ thường gắn với các “chế độ nhà nước” và
phản ánh bản chất của nhà nước đó. Trong lịch sử nhân loại, đã xuất hiện một
số kiểu nhà nước dân chủ điển hình như: nhà nước dân chủ chủ nô Aten, nhà
nước dân chủ tư sản, nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Nhà nước dân chủ chủ nô Aten là nhà nước dân chủ đầu tiên trong lịch
sử nhân loại. Đồng thời, là đỉnh cao trong sự phát triển của dân chủ thời kỳ cổ
đại. Đặc trưng cơ bản của nền dân chủ Aten là quyền lực nhà nước “thuộc về
toàn thể nhận dân, mọi công dân bình đẳng trước pháp luật” [53, 15]. Mặc dù
còn những hạn chế nhất định, song đây là “một hình thức tổ chức đời sống xã
hội trong đó mỗi người dều được đối xử bình đẳng và mọi cá nhân đều được
tự do” [53, 19].
Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản đã đưa lý luận và thực tiễn dân chủ tiến
lên một bước rất dài. Ngay trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản bắt đầu hình thành

13


và phát triển, cùng với việc đề cao quyền tự do cá nhân, quan niệm về dân chủ

đã có nhiều tiến bộ và có ý nghĩa phong phú, sâu sắc. Thuật ngữ “democracy”
- dân chủ được dùng khá phổ biến. Từ thế kỷ XVII - XVIIIở Phương Tây đã
xuất hiện nhiều lý thuyết về dân chủ. Trong đó đều thống nhất ở tư tưởng về
“quyền tự nhiên của con người, nhất là quyền tự do và quyền tư hữu” [53,
26]. Đồng thời, dân chủ còn mang ý ngĩa là một trong những hình thức chính
quyền với đặc trưng là chính quyền nhà nước phải thừa nhận quyền tự do và
bình đẳng của công dân.
Cùng với sự phát triển của chế độ tư bản chủ nghĩa, nền dân chủ tư sản
đã có những bước tiến rất dài với sự phong phú về lý thuyết và mô hình. Tuy
nhiên, do nhiều nguyên nhân, quan niệm của họ vẫn không vượt lên khỏi
những bạn chế của thời đại. Dân chủ tư sản xét đến cùng cũng chỉ là nền dân
chủ không triệt để, dân chủ với giai cấp tư sản và những người có của;còn đại
đa số giai cấp công nhân và nhân dân lao độngtrong xã hội bị tước hết quyền
dân chủ.
Sự ra đời của chủ nghĩa Mác - Lênin đã tạo ra một “bước ngoặt” cách
mạng trong sự phát triển lý luận về dân chủ. Lần đầu tiên ra đời lý luận khoa
học về một nền dân chủ kiểu mới của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động. Đồng thời, thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Mười Nga đã mở đầu
cho quá trình hiện thực hóa quyền làm chủ của giai cấp công nhân và nhân
dân lao động.
Bản chất của dân chủ, xét đến cùng là “quyền lực thuộc về nhân dân”.
Về điều này, trong tác phẩm Phê phán cương lĩnh Gô Ta (1975) C. Mác đã
chỉ rõ: Từ “dân chủ” nếu chuyển qua tiếng Đức có nghĩa là “nhân dân nắm
chính quyền” [37,44-45].
Mặt khác, dân chủ chính là một chỉnh thể nhà nước (chế độ nhà nước)
của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Trong chỉnh thể nhà nước ấy, nhân

14



dân là người tạo nên nhà nước, tuyệt nhiên không phải nhà nước tạo nên nhân
dân. C.Mác chỉ rõ “chế độ dân chủ xuất phát từ con người và biến nhà nước
thành con người được khách thể hóa. Cũng giống như tôn giáo không tạo ra
con người mà con người tạo ra tôn giáo, ở đây cũng vậy: không phải chế độ
nhà nước tạo ra nhân dân mà nhân dân tạo ra nhà nước” [35,350].
Đến V.I.Lênin, trong tác phẩm “nhà nước và cách mạng” (1917) đã tiếp
tục khẳng định: “chế độ dân chủ là một hình thức nhà nước, một trong những
hình thái nhà nước” [42, 176].
Điều đó có nghĩa là, dân chủ là nhà nước được thành lập bởi nhân dân,
trong đó quyền lực tối cao được trao cho nhân dân và được thực hiện bởi nhân
dân, nhà nước chỉ là người đại diện cho quyền lực của dân. Và chỉ có nhà
nước đại diện cho quyền lực của dân mới được gọi là nhà nước dân chủ. Trái
lại nhà nước không đại diện cho quyền lực của nhân dân, không do nhân dân
nắm quyền sẽ không phải nhà nước dân chủ. Một cách khái quát, dân chủ là
nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Như vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, dân chủ có thể
được hiểu ở những nội dung sau đây:
Thứ nhất, dân chủ là một khái niệm chỉ một chế độ chính trị mà ở đó
quyền lực chính trị thống nhất thuộc về một giai cấp, chứ không phải một
hoặc một nhóm người nào.
Thứ hai, dân chủ với tính chất là một chế độ nhà nước, một hình thức
nhà nước, trong đó quan hệ giữa nhà nước với nhân dân được điều tiết bởi
pháp luật.
Thứ ba, dân chủ phản ánh những giá trị nhân văn và mức độ giải phóng
con người qua quá trình phát triển của lịch sử xã hội.
Thứ tư,dân chủ là sự biểu thị thành quả đấu tranh xác lập quyền của
nhân dân trên các phương diện.

15



Thứ năm, dân chủ còn là nguyên tắc, phương thức hành động của
những tổ chức chính trị - xã hội.
Với ý nghĩa dân chủ là nhà nước của dân, do dân và vì dân, ngay sau
khi giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà văn hóa, nhà chính trị, vị
lãnh tụ kính yêu của dân tộc, người sáng lập và lãnh đạo Đảng ta đã khẳng
định: “Nước ta là nước của dân. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu
quyền hạn đều của dân. Công cuộc đổi mới; xây dựng là trách nhiệm của dân”
[38, 698].
Trước yêu cầu của thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế và phát triển đất
nước, chúng ta cần tiếp tục mở rộng và thực hiện dân chủ tạo động lực trực
tiếp cho xây dựng xã hội dân chủ, đúng như sự khẳng định của Đảng ta tại Đại
hội X “ Dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công
cuộc đổi mới... Mọi đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật nhà nước
đều vì lợi ích của nhân dân, có sự tham gia ý kiến của nhân dân.
Xây dựng một xã hội dân chủ, trong đó cán bộ, đảng viên và công chức
phải thực sự là công bộc của nhân dân. Xác định các hình thức tổ chức và có
cơ chế để nhân dân thực hiện quyền dân chủ trên các lĩnh vực kinh tế, văn
hóa, xã hội. Đề cao trách nhiệm của các tổ chức Đảng, Nhà nước đối với nhân
dân” [27, 125].
Tiếp tục khẳng định chủ trương, quan điểm này, Đảng ta trong Đại hội
XI đã chỉ rõ: “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa,
bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, mọi đường lối, chủ
trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, cán bộ,
công chức phải hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, tôn trọng nhân
dân, tận tụy phục vụ nhân dân. Nâng cao ý thức về quyền và nghĩa vụ công
dân, năng lực làm chủ, tham gia quản lý xã hội của nhân dân. Có cơ chế cụ
thể để nhân dân thực hiện trên thực tế quyền làm chủ trực tiếp. Thực hiện tốt

16



hơn Quy chế dân chủ ở cơ sở và Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường,
thị trấn” [28, 47].
Tóm lại, khái niệm dân chủ xuất hiện trong lịch sử loài người cùng với
sự xuất hiện của nhà nước, và biến đổi cùng với sự biến đổi của các kiểu nhà
nước. Đến nay, dân chủ thể hiện như một giá trị chung của nhân loại, vừa
mang tính lịch sử, vừa mang tính thời đại. Tất nhiên, trong những điều kiện
lịch sử nhất định và trong các kiểu nhà nước khác nhau, khái niệm dân chủ
cũng khác nhau. Tựu chung lại, dân chủ là một hình thức tổ chức thiết chế
chính trị của xã hội, trong đó thừa nhận nhân dân là nguồn gốc, là chủ thể của
quyền lực, thông qua một hệ thống bầu cử tự do.

1.1.2. Dân chủ xã hội chủ nghĩa
Theo C. Mác vàPh. Ăngghen, một nền dân chủ thực sự chỉ ra đời gắn
liền với sự ra đời của chế độ xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, dân chủ là vấn đề
có ý nghĩa to lớn đối với cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân vì chủ nghĩa
xã hội. Đấu tranh cho dân chủ ở mức độ nào và tính chất ra sao cũng không
nằm ngoài mục tiêu giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Theo đó, dân
chủ xã hội chủ nghĩa là một hình thức nhà nước và hơn thế còn là một chế độ
xã hội. Nó thừa nhận nhân dân mà trước hết là giai cấp công nhân và nhân dân
lao động là chủ thể của quyền lực.Quyền làm chủ của nhân dân được thể chế
hoá thành các quy định mang tính pháp quyền, thành nguyên tắc tổ chức và
vận hành của Nhà nước cũng như các thiết chế chính trị khác, tạo nên chế độ
dân chủ.Kế thừa quan điểm của C. Mác - Ph. Ăngghen, V.I. Lênin khẳng
định: “Không có con đường nào khác dẫn đến chủ nghĩa xã hội, ngoài cách
kinh qua chế độ dân chủ, qua tự do chính trị” [53, 71].
Nội dung cơ bản nhất, bao trùm dân chủ xã hội chủ nghĩa là “tất cả
quyền lực thuộc về nhân dân”. “Dân chủ là việc tôn trọng và thực hiện quyền
mọi người tham gia bàn bạc, quyết định các công việc chung” [65, 518].


17


Với ý nghĩa đó, ngày nay, dân chủ là yêu cầu khách quan, là đòi hỏi
chính đáng của con người trong đời sống xã hội, là tác nhân thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, của cả nhân loại. Dân chủ của đại đa
số nhân dân, gắn với công bằng xã hội, chống áp bức, bất công; được thực
hiện trong thực tế trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội,
được thể chế hoá bằng pháp luật và được pháp luật bảo đảm ...
Như vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, dân chủ hay
không dân chủ không phải nằm ở chỗ “đa nguyên”, “đa đảng”; thực chất của
nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ bảo đảm quyền làm chủ, phát
huy tính tự giác và sáng tạo to lớn của quần chúng lao động trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội, đồng thời tạo điều kiện cho con người
phát triển toàn diện. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ vì con người,vì
sự nghiệp giải phóng con người cho dù đó là con người với tư cách cá nhân
hay cộng đồng xã hội.
Trên cơ sở quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về dân chủ, các nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa cần vận dụng sáng tạo phù hợp với điều
kiện cụ thể. Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định, dân chủ
chính là bản chất của nhà nước, của chế độ xã hội chủ nghĩa, phát huy dân chủ
là mục tiêu, động lực của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Như trên đã phân tích, dân chủ là một kiểu chế độ chính trị, cũng là một
kiểu cơ chế bàn bạc quyết định của các cá nhân và tổ chức tham gia.Để đảm
bảo dân chủ được thực hiện đầy đủ và hiệu quả. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
cần đảm bảo các nguyên tắc có bản đó là:
Một là, nguyên tắc đa số:theo đó, thiểu số phải phục tùng đa số.
Hai là, nguyên tắc thiểu số: theo nguyên tắc này,các ý kiến của thiểu số
nếu khác với ý kiến của đa số thì được bảo lưu; không bị áp đặt hoặc phản

đối, hay kì thị, ...

18


Ba là, nguyên tắc quy trình hoá:nghĩa là tư tưởng dân chủ là rất tiến bộ
nhưng muốn thực hiện, muốn trở thành hiện thực thì phải được quy chế hoá,
quy trình hoá. Nghị quyết Đại hội VI (1986) đã chỉ rõ: phải thực hiện “dân
biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” nhưng phải qua một thời gian, khi có
cácvăn bản của Chính phủ, các văn bản của các Bộ, ngành, ... mới thực hiện được.
Quy chế hoá, quy trình hoá, hiểu rộng ra là những tư tưởng phải được thể chế hóa,
cụ thể hóa thành luật pháp, thành chính sách nhà nước, ...Ở phạm vi cơ sở đó là
các quy chế, quy ước, hương ước của làng xã, thôn bản, tổ dân phố, ...
Tóm lại, lý thuyết và mô hình dân chủ xã hội chủ nghĩa nhấn mạnh các
giá trị và mô hình để người lao động có thể làm chủ. Vì thế, dân chủ xã hội
chủ nghĩa mang bản chất dân chủ rộng rãi và sâu sắc nhất.Dân chủ xã hô ̣i chủ
nghĩa chỉ xuất hiện khi giai cấp công nhân và nhân dân lao động, dưới sự lañ h
đa ̣o của Đảng Cô ̣ng sản, giành được chính quyề n và ngày càng phát huy trong
quá trình xây dựng xã hội mới . Đồng thời, dân chủ xã hô ̣i chủ nghiã là nề n
dân chủ do Đảng Cô ̣ng sản lañ h đa ̣o; Dân chủ xã hô ̣i chủ nghiã là dân chủ của
đa số , vì đa số giai cấp công nhân và nhân dân lao đô ̣ng. Nó khác xa so với
nền dân chủ của thiểu số giai cấp thống trị, bóc lột, đă ̣c quyề n , đă ̣c lơ ̣i. Dân
chủ xã hội chủ nghĩa là chế độ dân chủ mà ở đó nhân dân lao động làm chủ
trên tấ t cả các liñ h vực của đời số ng xã hô ị , đươ ̣c pháp luâ ̣t bảo đảm ; Dân chủ
xã hội chủ nghĩa được thực hiện bằng hệ thống tổ chức thể hiện quyền lực
chính trị - xã hội của nhân dân, tâ ̣p trung và thông qua nhà nước.
Không ngừng mở rô ̣ng và phát huy dân chủ cơ sở gắn với tăng cường
kỷ cương, pháp luật, ...là quy luật cơ bản của sự phát triển d ân chủ xã hô ̣i chủ
nghĩa. Đồng thời,đó là mục tiêu, động lực của tất cả các cuộc cách mạng xã
hội chủ nghĩa nói chung và công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt

Nam nói riêng.

19


1.1.3. Hiệu quả hoạt động
Hoạt động của con người bao giờ cũng có mục đích và theo đuuổi
những lợi ích nhất định. Vì vậy, hiệu quả hoạt động bao giờ cũng cần được
tính đến. Vì vậy, hiệu quả là một phạm trù gắn với hoạt động của con người
và được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tất nhiên,
trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau mà quan niệm về hiệu quả, tiêu chí xá
định hiệu quả cũng khác nhau. Thông thường, khi đánh giá hiệu quả của một
hoạt động nào đó,người ta thường đánh giá trên hai khía cạnh: hiệu quả kinh
tế và hiệu quả xã hội.
Hiệu quả kinh tế: là phạm trù biểu hiện sự phát triển kinh tế theo chiều
sâu, nó phản ánh trình độ khai thác và sử dụng các nguồn lực trong quá trình
tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu sản xuất, kinh doanh, với chi phí bỏ ra ít
nhất mà đạt kết quả cao nhất. Nói cách khác, hiệu qủa kinh tế được xác định
bởi tỷ số giữa “kết quả đạt được” và “chi phí bỏ ra” để đạt được kết quả đó.
Nhìn chung, khi đánh giá hiệu quả hoạt động người ta thường dựa trên
tỷ số giữa kết quả đạt được và nguồn lực được sử dụng, hay so sánh giữa “kết
quả đạt được” với “chi phí bỏ ra”. Như vậy, yếu tố kinh tế thường được đặt
lên trước hết. Có thể thấy, việc đánh giá hiệu quả kinh tế là rất quan trọng và
rất cần thiết. Tuy nhiên, nếu chỉ đánh giá hiệu quả kinh tế của một hoạt động
nào đó không thôi thì chưa đủ. Bởi lẽ, mọi hoạt động của con người xét đến
cùng đều hướng đến mục tiêu phát triển xã hội. Vì vậy, ngoài hiệu quả kinh tế
không thể không tính đến hiệu quả xã hội.
Hiệu quả xã hội: trong quản lý xã hội, việc đánh giá hiệu quả xã hội
một hoạt động nào đó của con người là rất cần thiết.Theo Peter Drucker, nếu
nhà quản lý không đánh giá được hiệu quả thì họ không thể quản lý được.

Tuy nhiên, việc đánh giá hiệu quả xã hội rất phức tạp. Bởi vì, các hoạt động
xã hội thường diễn ra trong thời gian dài và không gian rất rộng. Đồng thời,

20


việc so sánh giữa “kết quả đạt được” với “chi phí bỏ ra” là rất khó. Nếu chỉ
căn cứ vào việc “chi phí bỏ ra” ít nhất thì chưa phản ánh được hiệu quả về
mặt xã hội. Đôi khi, người ta phải chấp nhận “chi phí bỏ ra” cao hơn để có tác
dụng về mặt thúc đẩy xã hội phát triển. Những hoạt động được đánh giá là có
hiệu quả xã hội là những hoạt động phải đồng thời vừa đạt được kết quả với
“chi phí bỏ ra” ít nhất, vừa mang lại tác dụng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát
triển. Như vậy, hiệu quả xã hội là phạm trù phản ánh tác dụng của hoạt động
mang lại đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Tóm lại theo tác giả, trong khi chúng ta xem xét bất cứ hoạt động nào
đó của con người, hiệu quả là phạm trù phản ánh kết quả tương ứng với sự
mong đợi và tác dụng của hoạt động mang lại đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
1.2.Thực thi pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phƣờng, thị trấn
trong công cuộc đổi mới hiện nay

1.2.1. Nội dung cơ bản và ý nghĩa củaviệc thực thiPháp lệnh hiện nay
1.2.1.1. Nội dung cơ bản của Pháp lệnh
Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn (Pháp lệnh số
34/2007/PL-UBTVQH11) được Ủy ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa XI thông qua ngày 20 tháng 04 năm 2007 và
có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 2007. Đây là văn bản pháp lý quan
trọng nhằm phát huy quyền dân chủ của nhân dân ở cơ sở.
Nội dung Pháp lệnh đã đề cập toàn diện và sâu sắc những vấn đề liên
quan đến thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Với phương châm “dân
biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, nội dung cơ bản của Pháp lệnh quy định

những nội dung phải công khai để nhân dân biết; những nội dung nhân dân
bàn và quyết định; những nội dung nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ
quan có thẩm quyền quyết định; những nội dung nhân dân giám sát.

21


* Những nội dung công khai để dân biết
Nội dung công khai để dân biết được quy định tạiĐiều 5, bao gồm:
“1. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phương án chuyển dịch cơ cấu
kinh tế và dự toán, quyết toán ngân sách hằng năm của cấp xã.
2. Dự án, công trình đầu tư và thứ tự ưu tiên, tiến độ thực hiện, phương
án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư liên quan đến dự án, công
trình trên địa bàn cấp xã; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương
án điều chỉnh, quy hoạch khu dân cư trên địa bàn cấp xã.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức cấp xã trực tiếp giải
quyết các công việc của nhân dân.
4. Việc quản lý và sử dụng các loại quỹ, khoản đầu tư, tài trợ theo
chương trình, dự án đối với cấp xã; các khoản huy động nhân dân đóng góp.
5. Chủ trương, kế hoạch vay vốn cho nhân dân để phát triển sản xuất,
xoá đói, giảm nghèo; phương thức và kết quả bình xét hộ nghèo được vay vốn
phát triển sản xuất, trợ cấp xã hội, xây dựng nhà tình thương, cấp thẻ bảo
hiểm y tế.
6. Đề án thành lập mới, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa
giới hành chính liên quan trực tiếp tới cấp xã.
7. Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực, tham
nhũng của cán bộ, công chức cấp xã, của cán bộ thôn, tổ dân phố; kết quả lấy
phiếu tín nhiệm Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch và
Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã.
8. Nội dung và kết quả tiếp thu ý kiến của nhân dân đối với những vấn

đề thuộc thẩm quyền quyết định của cấp xã mà chính quyền cấp xã đưa ra lấy
ý kiến nhân dân theo quy định tại Điều 19 của Pháp lệnh này.
9. Đối tượng, mức thu các loại phí, lệ phí và nghĩa vụ tài chính khác do
chính quyền cấp xã trực tiếp thu.

22


10. Các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính, giải quyết các
công việc liên quan đến nhân dân do chính quyền cấp xã trực tiếp thực hiện.
11. Những nội dung khác theo quy định của pháp luật, theo yêu cầu của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chính quyền cấp xã thấy cần thiết”.
* Nội dung nhân dân bàn và quyết định trực tiếp
Theo Điều 10 của pháp lệnh, “Nhân dân bàn và quyết định trực tiếp về
chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi
công cộng trong phạm vi cấp xã, thôn, tổ dân phố do nhân dân đóng góp toàn
bộ hoặc một phần kinh phí và các công việc khác trong nội bộ cộng đồng dân
cư phù hợp với quy định của pháp luật”.
* Nội dung nhân dân bàn, biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định
Điều 13 của pháp lệnh ghi rõ, những nội dung nhân dân bàn, biểu quyết
để cấp có thẩm quyền quyết định gồm:
“1. Hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố.
2. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.
3. Bầu, bãi nhiệm thành viên Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu
tư của cộng đồng”.
* Nội dung nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền
quyết định
Nội dung nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền
quyết định được quy định tại Điều 19, cụ thể như sau:
“1. Dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cấp xã; phương án

chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất; đề án định canh, định cư, vùng
kinh tế mới và phương án phát triển ngành nghề của cấp xã.
2. Dự thảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án điều
chỉnh; việc quản lý, sử dụng quỹ đất của cấp xã.

23


×