Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

CAU HOI BAI TAP KIEM TRA DANH GIA THEO DINH HUONG NANG LUC TDMNBB 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (441.76 KB, 7 trang )

CHỦ ĐỀ: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ.
VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ
Lớp: 12
GV: Nguyễn Thị Thùy Trang

I.
Nội
dung
Vấn
đề
khai thác
thế mạnh
ở Trung
Du

Miền Núi
Bắc Bộ

BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC
ĐƯỢC HÌNH THÀNH THEO CHỦ ĐỀ CTGDPT
Nhận biết

Thông hiểu

- Ý nghĩa của vị trí địa lí đối
- Biết được quy với việc phát triển kinh tế - xã
mô, giới hạn, vị trí hội của vùng.
địa lí của vùng.
- Phân tích được các thế mạnh
- Trình bày được của vùng, hiện trạng khai thác
các thế mạnh và và khả năng phát huy các thế


hạn
chế
của mạnh đó để phát triển kinh tế ĐKTN, dân cư, xã hội.
CSVC - KT của
- Hiểu được ý nghĩa kinh tế,
vùng.
chính trị, xã hội sâu sắc của
- Biết được tên, việc phát huy các thế mạnh của
quy mô các trung vùng.
tâm công nghiệp
lớn của vùng.

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

- So sánh các nguồn lực phát - Đưa ra ý tưởng để khai
triển kinh tế - xã hội của vùng thác hiệu quả tài nguyên
của vùng đi đôi với vấn
Đông Bắc và vùng Tây Bắc.
đề bảo vệ môi trường.
- Phân tích mối quan hệ giữa
việc phát triển thủy điện và
phân công lao động theo lãnh
thổ của vùng TDMNBB.

- Thu thập và xử lí
thông tin, thiết kế tour
du lịch kết nối các điểm
du lịch nổi tiếng của

vùng.
- Viết báo cáo về khả
năng phát triển kinh tế
của một tỉnh nào đó của
vùng.

Định hướng năng lực được hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính
toán, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ , năng lực sử dụng bản đồ, năng lực sử dụng số liệu thống
kê ,...


II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Câu hỏi nhận biết.
Câu 1. Kể tên các tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Nêu và đánh giá ảnh hưởng của vị trí địa lí đến việc
phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
- Tên các tỉnh: ….(theo Atlat)
- TDMNBB có vị trí địa lí đặc biệt, có mạng lưới GTVT đang được đầu tư, nâng cấp nên ngày càng thuận lợi cho việc giao
lưu với các vùng khác trong cả nước và xây dựng nền kinh tế mở.
- Có biên giới kéo dài với Trung Quốc, Lào qua các cửa khẩu (ví dụ) thuận lợi để giao lưu với Trung Quốc, Lào.
- Nằm kề các vùng kinh tế phát triển ở nước ta (đồng bằng Sông Hồng), có mạng lưới giao thông thuận lợi cho mở rộng quan
hệ giao lưu kinh tế - xã hội.
- Giáp biển, qua các cảng biển (thuộc Quảng Ninh) thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế biển và mở rộng giao lưu trong
và ngoài nước, có Quảng Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
Câu 2: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, xác định các trung tâm công nghiệp quan trọng của vùng?
Tên TTCN

Quy mô (nghìn tỷ đồng)


Cơ cấu ngành

Tên TTCN

Quy mô (nghìn tỷ đồng)

Cơ cấu ngành

Gợi ý:

Hạ Long (Quảng Ninh)

Từ 9 – 40

Cẩm Phả (Quảng Ninh)

Dưới 9

Cơ khí, khai thác than, đóng tàu,
sản xuất vật liệu xây dựng, chế
biến nông sản.
Khai thác than, đóng tàu.


Thái Nguyên

Dưới 9

Luyện kim đen, luyện kim màu, cơ
khí, sản xuất vật liệu xây dựng, chế

biến nông sản.

Việt Trì (Phú Thọ)

Dưới 9

Sản xuất vật liệu xây dựng, chế
biến nông sản, hóa chất, sản xuất
giấy, xenlulô

2. Câu hỏi thông hiểu:
Tại sao nói việc phát huy các thế mạnh của Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa kinh tế lớn và ý nghĩa chính
trị, xã hội sâu sắc?
Gợi ý:
- Kinh tế: Trung du và miền núi Bắc Bộ có tiềm năng lớn nhưng mới được khai thác một phần. Việc phát huy các thế mạnh
của vùng sẽ góp phần nâng cao vị thế của vùng trong nền kinh tế của cả nước và đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh
tế - xã hội của vùng, tạo ra cơ cấu kinh tế ngày càng hoàn thiện hơn.
- Chính trị, xã hội: đây là vùng có nhiều dân tộc ít người. Đồng bào các dân tộc đã đóng góp rất lớn cho sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, trong vùng vẫn còn nhiều xã nghèo, nhiều huyện nghèo.

3. Câu hỏi vận dụng thấp:
Cho bảng số liệu sau đây:
Giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bô giai đoạn 2005 - 2013
(Đơn vị: tỉ đồng)
Năm
Vùng
Đông Bắc

2005


2010

2013

43434.3

157954.4

243244.5


Tây Bắc

2083.7

8030.7

16625.8

Từ bảng số liệu đã cho kết hợp với Atlat Địa lí Việt Nam, hãy so sánh sự khác nhau về hoạt động công nghiệp giữa hai
tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc. Giải thích nguyên nhân của sự khác biệt.
Gợi ý:
Khái quát chung:
- Đông Bắc bao gồm các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên,
Bắc Giang và Quảng Ninh.
- Tây Bắc gồm Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình.
* So sánh:
Nhìn chung, Đông Bắc có ngành công nghiệp phát triển hơn hẳn Tây Bắc. Cụ thể:
- Tình hình phát triển:
+ Đông Bắc có giá trị sản xuất công nghiệp cao hơn nhiều lần so với Tây Bắc (gấp 14,6 lần năm 2013).

+ Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của Tây Bắc cao hơn Đông Bắc: Đông Bắc tăng 5,6 lần, Tây Bắc tăng 8,0 lần
trong giai đoạn 2005 - 2013.
+ Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc có xu hướng giảm trong khi Tây Bắc tăng (tăng 1,8%).
- Cơ cấu ngành: Đông Bắc có cơ cấu ngành đa dạng hơn bao gồm luyện kim đen, luyện kim màu, vật liệu xây dựng, cơ khí,
hóa chất, đóng tàu, công nghiệp năng lượng (than, nhiệt điện, thủy điện), công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm và sản
xuất hàng tiêu dùng. Tây Bắc chỉ có thủy điện là thế mạnh nổi bật.
- Mức độ tập trung công nghiệp của Đông Bắc cao hơn nhiều so với Tây Bắc:
+ Đông Bắc có 4 trung tâm công nghiệp là: Hạ Long (quy mô trên 9 - 40 nghìn tỉ đồng), Cẩm Phả, Thái Nguyên, Việt Trì
(dưới 9 nghìn tỉ đồng).
+ Tây Bắc có mức độ tập trung công nghiệp thấp nhất cả nước. Nơi đây không có trung tâm công nghiệp nào mà chỉ có một
số điểm công nghiệp gắn với hoạt động khai thác khoáng sản hoặc chế biến nông sản như Sơn La, Điện Biên Phủ.
* Giải thích:


- Công nghiệp Tây Bắc nhỏ bé, kém phát triển hơn Đông Bắc là do điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của vùng còn gặp
nhiều khó khăn.
+ Địa hình núi cao, hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn.
+ Tài nguyên khoáng sản ít hơn, khó khai thác và chế biến.
+ Dân cư thưa thớt nhất cả nước nên thiếu lao động, đặc biệt là lao động có kĩ thuật.
+ Cơ sở vật chất kĩ thuật thiếu thốn, lạc hậu.
Tuy nhiên gần đây, với việc khai thác mạnh mẽ tiềm năng thủy điện trên sông Đà nên công nghiệp Tây Bắc bước đầu có
khởi sắc.
- Công nghiệp Đông Bắc phát triển hơn là do:
+ Vị trí địa lí giáp Đồng bằng sông Hồng, có một phần nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
+ Địa hình thấp hơn, giao thông khá thuận lợi bằng cả đường sông, đường bộ và đường sắt với đồng bằng sông Hồng. Có cửa
ngõ thông ra biển.
+ Tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng; một số có trữ lượng lớn như than, sắt, bôxit, thiếc, chì - kẽm, apatit, vật liệu
xây dựng,…
+ Đã xây dựng được một số cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ công nghiệp.


4. Câu hỏi vận dụng cao.
Dựa Atlat địa lí Việt Nam, kiến thức đã học và một số hình ảnh sau:

Thác Bản Giốc (Cao Bằng)

Sapa (Lào Cai)

Suối nước nóng Kim Bôi (Hòa Bình)


Hồ Ba Bể (Bắc Kạn)

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh)

Động Tam Thanh (Lạng Sơn)

Em hãy viết một báo cáo ngắn khoảng 400 – 500 từ về tiềm năng để phát triển loại hình du lịch sinh thái của
Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Gợi ý:
Vùng có nhiều tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên để phát triển du lịch sinh thái như sau:
- Vùng có di sản thiên nhiên thế giới là vịnh Hạ Long (Quảng Ninh).
- Địa hình: đa dạng có sức hấp dẫn du khách.
+ Hang động: hang Chui (Hà Giang); động Tam Thanh (Lạng Sơn),...
+ Bãi biển: Trà Cổ, Bãi Cháy (Quảng Ninh).
- Khí hậu: có sự phân hóa theo đai cao, một số đỉnh núi cao có khí hậu mát mẻ như Sa Pa, Tam Đảo thuận lợi cho phát triển du
lịch sinh thái.
- Nguồn nước:
+ Có nhiều hồ đẹp có giá trị du lịch: hồ Ba Bể, hồ Thác Bà, hồ Hòa Bình.
+ Nhiều suối nước khoáng, nước nóng: Quang Hanh, Mĩ Lâm, Kim Bôi,..
- Sinh vật: có nhiều vườn quốc gia như Ba Bể (Bắc Kạn), Hoàng Liên (Lào Cai), Bái Tử Long (Quảng Ninh), Xuân Sơn (Phú

Thọ), Tam Đảo (Vĩnh Phúc),...
* Có nhiều thế mạnh khác:
- Nhu cầu du lịch ngày càng tăng do mức sống của con người ngày càng được nâng cao.
- Cơ sở vật chất - kĩ thuật, cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện. Giao thông vận tải phát triển có khả năng đưa du khách đến mọi
nơi trong vùng.

III. GỢI Ý TỔ CHỨC DẠY HỌC


Mức độ nhận thức

Kiến thức, kĩ năng

PP/KT dạy học

Hình thức dạy học

- Biết được quy mô, giới hạn, vị trí địa lí của vùng.
Nhận biết

- Trình bày được các thế mạnh và hạn chế của ĐKTN, - Vấn đáp
- Đàm thoại
dân cư, CSVC - KT của vùng.

- Cả lớp

- Biết được tên, quy mô các trung tâm công nghiệp lớn
của vùng.
- Ý nghĩa của vị trí địa lí đối với việc phát triển kinh tế xã hội của vùng.


Thông hiểu

- Phân tích được các thế mạnh của vùng, hiện trạng khai
thác và khả năng phát huy các thế mạnh đó để phát triển
kinh tế - xã hội.

- Nêu vấn đề
- Vấn đáp

- Thảo luận nhóm

- Hiểu được ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc của
việc phát huy các thế mạnh của vùng.
- So sánh các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của
vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc.
Vận dụng thấp

- Nêu vấn đề

- Phân tích mối quan hệ giữa việc phát triển thủy điện và
phân công lao động theo lãnh thổ của vùng TDMNBB.

- Thảo luận nhóm

- Đưa ra ý tưởng để khai thác hiệu quả tài nguyên của
vùng đi đôi với vấn đề bảo vệ môi trường.
Vận dụng cao

- Nêu vấn đề
- Thu thập và xử lí thông tin, thiết kế tour du lịch kết nối

- Đàm thoại gợi mở
các điểm du lịch nổi tiếng của vùng.
- Viết báo cáo về khả năng phát triển kinh tế của một
tỉnh nào đó của vùng.

- Thảo luận nhóm.
- Cá nhân.



×