Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Phong cách lãnh đạo,quản lý và sự ảnh hưởng đến văn hóa công sở tại uỷ ban nhân dân huyện nghi xuân, tĩnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.75 KB, 31 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tên thực hiện đề tài : Phong cách lãnh đạo,quản lý và sự ảnh hưởng
đến văn hóa công sở tại Uỷ ban nhân dân huyện Nghi Xuân, tĩnh Hà Tĩnh.
Tôi xin cam đoan về bài nghiên cứu đề tài này là làm dựa trên sự khảo sát thực
tế tại Uỷ ban nhân dân huyện Nghi Xuân, tĩnh Hà Tĩnh cũng như năng lực hành
văn vốn có của bản thân, và tôi đảm bảo sự trung thực khi làm bài nghiên cứu
này . Nếu phát hiện ra những thông tin không trung thực tôi hoàn toàn chịu trách
nhiệm .
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Sinh viên


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Phong cách lãnh đạo,quản lý và sự
ảnh hưởng đến văn hóa công sở tại công sở Ủy ban nhân dân huyện Nghi
Xuân, tĩnh Hà Tĩnh” qua tìm hiểu thực tế và quan sát thực tiễn công việc đã
giúp tôi thấy rõ được tầm quan trọng của phong cách lãnh đạo đối với văn hóa
công sở trong cơ quan hành chính nói chung và tại Uỷ ban nhân dân huyện Nghi
Xuân nói riêng.
Để hoàn thành tốt vấn đề này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, còn
nhận được sự hướng dẫn tận tình của giảng viên Ths.Nguyễn Thành Nam đồng
sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên tại Uỷ
ban nhân dân huyện Nghi Xuân nói riêng. Với thời gian qua, tôi được tiếp xúc
thực tế không quá dài và còn nhiều hạn chế về nhận thức nên không thể tránh
khỏi những thiếu sót khi tìm hiểu, trình bày và đánh giá về phong cách lãnh
đạo, quản lý và sự ảnh hưởng đến văn hóa công sở tại Uỷ ban nhân dân huyện
Nghi Xuân. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của
thầy và các bạn đọc để giúp tôi hoàn thiện tốt hơn đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Sinh viên




MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xã hội, ngoài các yếu tố vật chất, kinh tế, các yếu tố tinh thần đang
giữ vai trò to lớn và tạo ra động lực cho sự phát triển, tiến bộ xã hội. Trong đó,
phải quan tâm trước hết đến các động lực về văn hóa. Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ: “ Mọi hoạt động văn hóa nhằm xây dựng
con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức,
phẩm chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung,
tôn trọng tình nghĩa, lối sống văn hóa, quan hệ hài hòa trong gia đình, cộng
đồng và xã hội”. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương tại Đại hội X
của Đảng cũng đã chỉ rõ phải phát triển văn hóa để văn hóa thực sự trở thành
nền tảng tinh thần của xã hội: “ Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất
lượng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; phát triển văn hóa gắn kết
chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hóa thấm
sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội”.
Cuộc vận động “ toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đang
ngày càng mở rộng và phát triển theo chiều sâu ở các địa phương, cơ sở sản xuất
kinh doanh, các cơ quan Nhà nước, các đơn vị quân đội….Trong những năm gần
đây, người ta nói nhiều đến văn hóa chính trị, văn hóa kinh doanh, văn hóa nghệ
thuật…Văn hóa công sở không chỉ là một bộ phận của đời sống văn hóa, xã hội
mà còn trở thành một bộ phận không thể thiếu của nền hành chính Việt Nam.
Xây dựng văn hóa công sở là xây dựng môi trường làm việc văn minh sạch đẹp;
một nề nếp làm việc khoa học, kỉ cương.Ngoài ra điều cần quan tâm đó là phong

cách lãnh đạo. Chính sự ổn định và phát triển thành một nề nếp ổn định cần phải
có sự thống nhất trong quản lý . Do vậy, cần phần chú trọng đến phong cách
lãnh đạo đến công sở. Chính vì vậy, vấn đề phong cách lãnh đạo trong văn hóa
công sở ở các cơ quan Nhà nước đang được quan tâm, đặc biệt trong giai đoạn
cải cách hành chính diễn ra mạnh mẽ như hiện nay.
Qua thời gian học tập, rèn luyện được trang bị kiến thức chuyên môn tại
trường Đại học Nội vụ Hà Nội , tôi đã có kiến thức lý thuyết nhất định về văn
4


hóa công sở qua môn học. Nhưng học phải đi đôi với hành, kiến thức lý thuyết
được học trên lớp phải được áp dụng vào thực tế.
Xuất phát từ tầm quan trọng, tính thực tế của đề tài và qua tìm hiểu tôi
đã có dịp tìm hiểu về UBND huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Được sự cho phép
của giảng viên và tôi đã chọn đề tài nghiên cứu : Phong cách lãnh đạo , quản lý
và sự ảnh hưởng đến công sở tại UBND huyện Nghi Xuân , tỉnh Hà Tĩnh.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: những lý luận về khái niệm văn hóa công
sở,phong cách lãnh đạo , thực tiễn về phong cách lãnh đạo và sự ảnh hưởng đến
văn hóa công sở tại UBND huyện Nghi Xuân , tỉnh Hà Tĩnh.
- Phạm vi nghiên cứu:tại UBND huyện Nghi Xuân , tỉnh Hà Tĩnh.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
-

Thực hiện đề tài này, giúp tôi tập trung giải quyết các vấn đề sau:
Trên cơ sở lý luận về văn hóa công sở,phong cách lãnh đạo cũng như các
khái niệm, vai trò, tiêu chí đánh giá về phong cách lãnh đạo để từ đó đánh giá
thực trạng về phong cách lãnh đạo và sự ảnh hưởng đến văn hóa công sở tại
UBND huyện Nghi Xuân , tỉnh Hà Tĩnh.


-

Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý văn hóa công

-

sở tại UBND huyện Nghi Xuân , tỉnh Hà Tĩnh.
Đồng thời có cái nhìn khái quát và chân thực về văn hóa công sở tại một cơ
quan cụ thể.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài về: Phong cách lãnh đạo tại công sở UBND huyện
Nghi Xuân , tỉnh Hà Tĩnh.,tôi có sử dụng kết hợp nhiều phương pháp với nhau,
có thể kể đến một số phương pháp chủ đạo như :

-

Phương pháp nghiên cứu tài liệu;
Phương pháp quan sát;
Phương pháp phỏng vấn;
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm;
Phương pháp phân tích lý luận;
5. Cấu trúc đề tài
Ngoài các phần : Mở đầu, Kết luận; Lời cảm ơn;Lời cam đoan; Tài liệu
5


tham khảo; Phụ lục; thì bố cục của đề tài nghiên cứu của tôi sẽ bao gồm 03
chương như sau:
Chương 1: Một số cơ sở lý luận về văn hóa công sở, phong cách quản lý
và tổng quan về UBND huyện Nghi Xuân , tỉnh Hà Tĩnh.

Chương 2: Thực trạng về phong cách lãnh đạo và sự ảnh hưởng đến văn
hóa công sở tại công sở của UBND huyện Nghi Xuân , tỉnh Hà Tĩnh.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quản lý tại công sở của UBND
huyện Nghi Xuân , tỉnh Hà Tĩnh.

6


Chương 1
MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ, PHONG CÁCH
LÃNH ĐẠO VÀ TỔNG QUAN VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN NGHI
XUÂN,TĨNH HÀ TĨNH
1 .1 Cơ sở lý luận về văn hóa công sở
1.1.1 Khái niệm về văn hóa
Văn hóa là một khái niệm được sử dụng rất phổ biến trong đời sống xã
hội, tuy nhiên cũng có rất nhiều cách hiểu về văn hóa. Trong cuốn “ Văn hóa
Việt Nam và cách tiếp cận mới” do Nhà xuất bản Hà Nội xuất bản năm 1994,
Giáo sư Phan Ngọc cho biết trên thế giới có đến hơn 400 định nghĩa về văn hóa
và ngày càng có nhiều định nghĩa khác về văn hóa.
Văn hóa là sản phẩm do con người sáng tạo ra, có từ thủa bình minh của
xã hội loài người. Theo tiếng Việt gốc Hán, chữ “văn” có nghĩa là chữ, là nét vẽ,
là vẻ đẹp; chữ “hóa” là sự biến đổi, là những sự biến đổi theo hướng tích cực.
Như vậy, văn hóa là sự biến đổi, là sự phát triển của những nét đẹp trở thành
truyền thống, thành bản sắc riêng của con người. Ở phương Tây, để chỉ khái
niệm văn hóa, người Pháp, người Anh có từ culture, người Đức có từ kultur,
người Nga có từ kultura. Những chữ này lại có chung gốc Latinh là cultus animi
là trồng trọt tinh thần. Vậy chữ cultus là văn hóa với hai khía cạnh: trồng trọt,
thích ứng với tự nhiên, khai thác tự nhiên, giáo dục đào tạo cá thể hay cộng đồng
để họ khôn g còn là con vật và họ có những phẩm chất tốt đẹp.
1.1.2 Khái niệm về công sở

Công sở là nơi để tổ chức các cơ chế kiểm soát công việc hành chính,
quản lý các mặt của đời sống xã hội, là nơi soạn thảo và xử lý các văn bản để
phục vụ cho công việc chung, đảm bảo các thông tin cho hoạt động của bộ máy
quản lý Nhà nước, nơi phối hợp các bộ phận cán bộ, công chức theo một cơ chế
nhất định để thực hiện mọi nhiệm vụ được nhà nước giao.
1.1.3Khái niệm về văn hóa công sở
Theo PGS.TS Vũ Trọng Phụng “Văn hóa công sở là tổng hòa những giá
trị hữu hình và vô hình, bao gồm trình độ nhận thức, phương pháp tổ chức, quản
7


lý, môi trường – cảnh quan, phương tiện làm việc, đạo đức nghề nghiệp và
phong cách giao tiếp ứng xử của cán bộ công chức nhằm xây dựng một công sở
văn minh lịch sử, hoạt động đúng pháp luật và hiệu quả cao”.
Theo Bộ Tài Chính: “Văn hóa công sở là một môi trường văn hóa đặc thù
với những giá trị chuẩn mực văn hóa, chi phối mọi hoạt động, mọi quan hệ trong
nội bộ công sở cũng như đối với công dân, với tư cách là cơ quan quyền lực của
nhà nước hay một cơ quan sự nghiệp dịch vụ công.
1.1.4 Các yếu tố cấu thành văn hóa công sở
- Chế độ, chính sách của cơ quan, công sở.
- Nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, công sở.
- Phong cách của người lãnh đạo, quản lý.
- Văn hóa của đội ngũ, nhân viên.

- Hệ thống môi trường, cảnh quan của công sở, cơ quan.
1.1.5 Vai trò của văn hóa công sở
- Văn hóa là một yếu tố góp phần vào sự ổn định trong hoạt động của cơ
quan.
- Văn hóa công sở ra đời cùng với sự hình thành của văn phòng và nó phải
trải qua quá trình phát triển lâu dài. Văn hóa công sở được hun đúc, bồi đắp từ

cố gắng, nỗ lực của tất cả các thành viên trong cơ quan vì thế được tất cả mọi
người chấp nhận và tuân theo một cách tự nguyện. Những nét văn hóa này ổn
định và tác động tới suy nghĩ, hành động của tất cả các thành viên, coi đó là
cách hành sử quen thuộc và không dễ thay đồi dù gặp bất cứ sự thay đổi nào về
chức năng, nhiệm vụ hay có sự luân chuyển cán bộ. Văn hóa công sở là một bộ
phận trong hoạt động của cơ quan vì thế văn hóa công sở càng ổn định thì nó
càng góp phần vào sự ổn định của cơ quan. Sự ổn định về văn hóa công sở giúp
cho các cán bộ, nhân viên của cơ quan chuyên tâm hơn vào nhiệm vụ của mình,
đồng thời tạo động lực thúc đẩy họ làm việc và đạt được hiệu qủa cao.
1.2 Cơ sở lý luận về phong cách lãnh đạo
Hoạt động quản lý là hoạt động quan trọng của hoạt động xã hội . Mỗi cán
bộ quản lý trong quá trình tác động đến đối tượng của mình đều có có cách thức
8


hay biện pháp, lề lối ứng xử, xử lý một tình huống nhất điịnh nào đó. Sự định
hướng về mục tiêu, lề lối ứng xử, cách thức ra quyết định được lặp đi lặp lại
nhiều lần trở nên ổn định sẽ tạo nên một kiểu hoạt động hay phong cách lãnh
đạo, quản lý.
1.2.1Khái niệm về lãnh đạo
Khái niệm lãnh đạo là thuật ngữ dùng khi đối tượng quản lý là con
người. Chủ thể quản lý tác động đến đối tượng quản lý là con người thì quá trình
này có thể gọi là quá trình quản lý xã hội hay còn gọi là lãnh đạo.
Lãnh đạo là việc định ra chủ trương, đường lối, mục đích, tính chất,
nguyên tắc hoạt động của một hệ thống và tổ chức động viên thực hiện chúng
trong những điều kiện, môi trường nhất định.
Lãnh đạo là một hệ thống tổ chức gồm các yếu tố: người lãnh đạo,
người bị lãnh đạo, mục đích, các nguồn lực (ngoài con người) và môi trường
(hoàn cảnh)
Người lãnh đạo (hoặc tập thể lãnh đạo) là chủ thể quản lý, giữ vị trí

vạch ra đường lối, mục đích của hệ thống, khống chế và chi phối hệ thống.
Lãnh đạo là một quá trình nó diễn biến tùy thuộc vào mối quan hệ và
cách xử lý các yếu tố: người lãnh đạo, người bị lãnh đạo, mục đích, môi trường,
các nguồn lực. Đó là quá trình người lãnh đạo thông qua quyền lực và ảnh
hưởng của mình để tạo ra bộ máy và tiến hành các hoạt động quản lý.
Lãnh đạo gắn liền với sự phục tùng của người dưới quyền một cách tự
nguyện.
1.2.2Khái niệm về phong cách lãnh đạo
Phong cách lãnh đạo là một nhân tố quan trọng trong việc thành bại của
người lãnh đạo, quản lý. Trong tập thể lao động, phản ứng đầu tiên của mọi
người đối với việc quản lý là phản ứng phong cách người lãnh đạo.Có nhiều
quan điểm khác nhau về phong cách lãnh đạo:
Theo một số tác giả người Nga, phong cách làm việc của người lãnh đạo,
quản lý là tổng thể các phương pháp đặc trưng và ổn định nhất nhằm giải quyết
những nhiệm vụ nảy sinh trong quá trình thực hiện chức năng lãnh đạo. Có thể
9


nói phong cách lãnh đạo là một hệ thống nhất định gồm những phương pháp
lãnh đạo thường xuyên được áp dụng.
Theo A.I.Panov nêu: Phong cách là hệ thống những biện pháp mà người
ta thường dùng trong hoạt động thường ngày. Những phẩm chất các nhân cần có
của những người lãnh đạo ảnh hưởng lớn đến phong cách làm việc của người
lãnh đạo. Nói đến phong cách lãnh đạo là bao hàm cả nguyên tắc và phương
pháp lãnh đạo.
Tác giả Trần Ngọc Khuê: phong cách lãnh đạo là nói đến hệ thống hành
vi cá nhân của người lãnh đạo, quản lý trong việc sử dụng những quyền hạn,
quyền lực, tri thức và trách nhiệm được giao.
Tóm lại: Phong cách lãnh đạo là kiểu hoạt động đặc thù của người lãnh
đạo được hình thành trên cơ sở kết hợp chặt chẽ và tác động qua lại biện chứng

giữa yếu tố tâm lý chủ quan của người lãnh đạo và yếu tố môi trường xã hội
trong hệ thống quản lý.
1.2.3 Một số phong cách lãnh đạo cơ bản
1.2.3.1Phong cách độc đoán
Người lãnh đạo nắm bắt tất cả các quan hệ và thông tin, tập trung quyền
lực trong tay. Cấp dưới chỉ được cấp trên cung cấp thông tin tối thiểu, cần thiết
để thực hiện nhiệm vụ. Các quyết định, mệnh lệnh được đề ra trên cơ sở kiến
thức, kinh nghiệm của người lãnh đạo, không quan tâm người dưới quyền.
Người dưới quyền phải chấp hành các chỉ thị, mệnh lệnh một cách tập trung,
chính xác, người lãnh đạo kiểm tra nghiêm ngặt các hành vi của người dưới
quyền.
Ưu điểm :Phong cách này là cho phép giải quyết công việc nhanh chóng
trên cơ sở kinh nghiệm và ý chí của cá nhân người lãnh đạo, không có sự tham
gia của tập thể.
Hạn chế: Do không để cấp dưới, tập thể tham gia vào quá trình bàn bạc,
quyết định nên phong cách này không tập trung được sự sáng tạo, kinh nghiệm
của người dưới quyền, hiệu quả công việc không cao, không kích thích được
mọi người trong tổ chức làm việc.
10


1.2.3.2 Phong cách dân chủ
Người lãnh đạo thu hút đông đảo lao động tham gia vào việc thảo luận và
lựa chọn các phương án quyết định cũng như giải quyết nhiệm vụ của tập thể.
Công việc được phân công, giải quyết và đánh giá trên cơ sở có sự tham gia của
tập thể. Người lãnh đạo dân chủ luôn lắng nghe ý kiến phê bình góp ý của mọi
người để tự điều chỉnh chương trình, kế hoạch và hành vi của mình.
Ưu điểm :Phong cách này khai thác được những kiến thức, kinh nghiệm
của những người dưới quyền, người dưới quyền cảm thấy thoải mái, được tham
gia vào việc ra quyết định và có tính sáng tạo cao, cho bầu không khí của tổ

chức tốt,có môi trường tích cực nên hiệu quả công việc cao.
Hạn chế: Quá trình dân chủ gây tốn kém thời gian. Trong rất nhiều trường
hợp, việc bàn bạc kéo dài mà không đi tới được quyết định trong khi thời gian
giải quyết nhiệm vụ không cho phép kéo dài. Ví dụ rất cụ thể như trong các cuộc
họp của các cơ quan hành chính nhà nước ta hiện nay, có rất nhiều cuộc họp kéo
dài vừa tốn thời gian và kinh phí, hay như các dự án về việc giảm ùn tắc giao
thông Hà Nội, quyết định đi rồi quyết định lại mà vẫn chưa đạt hiệu quả.
1.2.3.3Phong cách tự do
Người lãnh đạo có phong cách lãnh đạo tự do thường giao hết quyền hạn
và trách nhiệm cho mọi người và các thành viên được phép tự do hành động
theo điều họ nghĩ, ttheo cách thức à họ cho là tốt nhất. Mọi công việc của tập thể
đều đem ra tự do bàn bạc trong ban lãnh đạo biểu quyết để tránh khuyết điểm cá
nhân.
Ưu điểm : Phong cách này là phát huy tối đa năng lực của người dưới
quyền, bầu không khí tổ chức thoải mái..
Nhưng hạn chế là dễ dẫn đến hỗn loạn, vô chính phủ trong tổ chức do
thiếu vắng các chỉ dẫn của người lãnh đạo nên năng suất, hiệu quả công việc
thường thấp.
Như vậy, mỗi loại phong cách đều có những mặt tốt và mặt hạn chế, vấn
đề đặt ra là nhà lãnh đạo phải linh hoạt trong quá trình quản lý, lựa chọn phong
cách lãnh đạo cho phù hợp.
11


1.2.3.4 Vai trò của phong cách lãnh đạo trong văn hóa công sở
- Tạo sự thống nhất về môi trường làm việc.
- Tạo động lực lao động, tăng hoặc giảm hiệu suất lao động.
- Kích thích sự sáng tạo trong lao động (thúc đẩy và truyền cảm hứng cho
nhân viên.
- Thu hút, giữ chân người lao động.

- Tạo sự làm việc thống nhất giữa các thành viên.
1.5 Tổng quan về công cở của Uỷ ban nhân dân huyện Nghi Xuân,
tỉnh Hà Tĩnh.
- Vài nét về UBND huyện Nghi xuân,
Nghi xuân một vùng đất “địa linh nhân kiệt” với truyền thống hiếu học,
nhân văn, nơi đây đã sinh ra biết bao người con ưu tú của đất nước.Đặc biệt, có
Đại Thi hào Nguyễn Du và cụ Nguyễn Công Trứ là 2 nhân vật nổi tiếng về
truyền thống hiếu học tài ba. Ngày nay với sự phát triển không ngừng của đất
nước huyện Nghi xuân cũng đang vươn mình, với những thay đổi để phù hợp
với sự lớn mạnh của đất nước.
-Vị trí địa lí :
Về phía nam giáp huyện Can lộc và thị xã Hồng Lĩnh, phía tây bắc giáp
huyện Đức Thọ, phía tây nam giáp huyện Hương Khê, phía đông giáp huyện
Thạch Hà, phía đông và đông nam giáp huyện Lộc Hà. Nghi xuân cách thủ đô
Hà Nội 320 km, cách thành phố Vinh khoảng 30 km, cách thị xã Hồng Lĩnh
khoảng 15 km và cách thị xã Hà Tĩnh khoảng 50 km.
- Hành chính :
Huyện Nghi xuân hiện nay gồm 02 thị trấn và 18 xã (Xuân hội, Xuân
Trường, Xuân Đan, Xuân Phổ, Xuân Hải, Xuân Yên, Tiên Điền, Xuân Gian, Thị
Trấn, Xuân An, Xuân Mỹ, Xuân Hoa, Xuân Liên, Xuân Song,Xuân Hồng, Xuân
Lĩnh, Xuân Lam).
Vì sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước, Đảng bộ và nhân dân huyện
12


Nghi Xuân đã, đang và sẽ tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, tập trung cố
gắng xây dựng một UBND huyện Nghi Xuân ngày càng phát triển cả về kinh tế,
chính trị và mọi mặt của xã hội. Cùng đất nước tiến lên trên con đường xã hội
chủ nghĩa.
1.5.1. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu bộ máy của ủy ban nhân dân huyện Nghi Xuân:
* Về tổ chức nhân sự
Stt

Họ và tên

Chức vụ

Số điện thoại

1

Nguyễn Hải Nam

Chủ tịch UBND

0903.448.559

2

Nguyễn Hải Đăng

Phó chủ tịch UBND

0912.022.196

3

Phạm Thế Hưng


Phó chủ tịch UBND

0904.221.754

4
5

Hà Chu Lệ
Trần Mạnh Sơn

Chánh Văn phòng HĐND –UBND
Trưởng phòng
Kinh tế- Hạ tầng

0989.543.730
0904.254.78 7

6

Đặng Văn Hoài

Trưởng phòng
Tài nguyên- môi trường

0912.127.196

7

Trần Đình Sửu


Trưởng phòng
Giáo dục – đào tạo

0904.001.227

8

Nguyễn Duy
Cường

Trưởng phòng
Tài chính – Kế hoạch

0904.001.889

9

Hồ Trung Hùng

0915.237.889

10

Hoàng Đình Trung

Trưởng phòng
Lao động- Thương binh & Xã hội
Trưởng phòng
Nội vụ


11

Hà Sỹ Hùng

Chánh thanh tra

0988.470.668

12

Đậu Hữu Tuất

0912.136.264

13

Trần Văn Nuôi

Trưởng phòng
Nông Nghiệp & Phát triển Nông thôn
Trưởng phòng
Văn hóa - Thông tin

14

Nguyễn Xuân
Hương

Trưởng phòng
Phòng Y tế


0919.855.411

13

0919.855.608

01273060666

Ghi
chú


15

Cao Xuân Quế

Trưởng phòng
Tư pháp

0903.437.333

* Về tổ chức bộ máy
Uỷ ban nhân dân huyện Nghi Xuân gồm :13 phòng


Phòng Tài Nguyên – Môi Trường




Phòng Tư pháp
Phòng Y tế
Phòng Kinh tế - Hạ Tầng
Phòng Lao động – Thương binh – Xã hội
Phòng Nội Vụ
Phòng Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn
Phòng Thanh tra
Phòng Tài chính- Kế hoạch
Phòng Văn hóa – Thông tin
Phòng Giáo dục – Đào tạo
Văn phòng HĐND và UBND
Ngoài ra còn có các bộ phận, đơn vị sự nghiệp:
Trung tâm PTQD – ĐKQSD Đất
Hội chữ thập đỏ
Trung tâm ứng dụng KHKT & bảo vệ CTVN
Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và Giao dục thường xuyên
Trung tâm y tế dự phòng
Trung tâm Dân số - Kế Hoạch Hóa Gia Đình
Trung Tâm chuyển giao KHCN
Trung tâm văn hóa
Đài phát thanh truyền hình
Sơ đồ bộ máy UBND huyện Nghi xuân ( phụ lục số 1)






















1.5.2. Chức năng, nhiệm vụ
Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Uỷ ban nhân dân cấp huyện được
quy định rõ trong chương IV, mục 2 (từ điều 97 đến điều 110) của Luật tổ chức
Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân (kỳ họp thứ 4 của Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, ngày 26/11/2003).
UBND huyện Nghi Xuân là cơ quan chấp hành của HĐND huyện, là cơ
quan hành chính ở địa phương chịu trách nhiệm Hiến pháp, pháp luật, các văn
bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và các Nghị quyết của HĐND, chịu sự chỉ
đạo và lãnh đạo trực tiếp của UBND tỉnh, Thường trực Huyện ủy, thường trực
14


HĐND huyện và có nhiệm vụ báo cáo trước UBND tỉnh.
UBND huyện Nghi Xuân có chức năng quản lý hành chính trên địa bàn
huyện về toàn diện các mặt đời sống, kinh tế, xã hội góp phần đảm bảo sự chỉ
đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính Nhà nước từ Trung ương đến
địa phương.Hoạt động này vừa mang tính chấp hành vừa mang tính điều hành,

đồng thời UBND huyện còn hoạt động liên tục và chỉ đạo trực tiếp đối với hoạt
động của đối tượng quản lý
Tiểu kết
Phần chương 1là quá trình tìm hiểu cơ sở lý luận về văn hóa công sở ,
phong cách lãnh đạo và tổng quan về công sở Uỷ ban nhân huyện Nghi Xuân,
tĩnh Hà Tĩnh. Tạo tiền đề cho việc phân tích thực trạng của chương 2.

15


Chương 2
THỰC TRẠNG VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO DÂN CHỦ VÀ SỰ ẢNH
HƯỚNG ĐẾN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI CÔNG SỞ CỦA ỦY BAN NHÂN
DÂN HUYỆN NGHI XUÂN, TĨNH HÀ TĨNH.
2.1Giới thiệu chân dung Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Nghi
Xuân, tĩnh Hà Tĩnh.
Ông: Nguyễn Hải Nam
Ông Nguyễn Hải Nam sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu
học. Vốn dĩ ông là một người nóng tính nhưng sống hòa đồng với mọi người.
Bên cạnh đó, với bản chất sống có nề nếp kỉ cương thường ngày và cũng như
phong cách làm việc thì ông được các cán bộ, công chức,viên chức trong cơ
quan nhận xét :Ông là một người rất chu toàn về công việc, có tính kỉ luật rất
cao. Còn với người dân, thì ông là người luôn vì cuộc sống của dân, đảm bảo sự
công bằng cho người dân. Chính vì vậy, ông đã được tín nhiệm hai nhiệm kỳ.
Một lãnh đạo vì nước vì dân.

Chức vụ: Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân, tĩnh Hà Tĩnh.
- Sinh ngày: 15/9/1965
- Quê quán: xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh
16



- Dân tộc: Kinh
- Trình độ học vấn: Đại học Văn hóa Hà Nội,Thạc sĩ kinh tế.
- Lý luận chính trị: Cao cấp
Tóm tắt quá trình công tác:
Ông Nguyễn Hải Nam từng giữ các chức vụ: Trưởng phòng Văn hóa
huyện Nghi Xuân, Phó Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân, Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân huyện Nghi Xuân.
Ngày 21/4/2011, HĐND huyện Nghi Xuân khóa XVI tổ chức Kỳ họp thứ
chức danh UBND huyện. Ông Nguyễn Hải Nam được bầu giữ chức Phó Chủ
tịch UBND huyện Nghi Xuân nhiệm kỳ 2011-2015.
Ngày 24/2/2016, tại kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh huyện Nghi Xuân khóa
XVII, ông Nguyễn Hải Nam tiếp tục được bầu làm Chủ tịch UBND huyện Nghi
Xuân nhiệm kỳ 2016-2021.
2.2 Thực trạng về phong cách lãnh đạo dân chủ tại công sở của đạo
Uỷ ban nhân dân huyện Nghi Xuân, tĩnh Hà Tĩnh.
Phong cách lãnh đạo là một nhân tố quan trọng của lãnh đạo. Nó không
chỉ thể hiện tài năng tổ chức – khoa học mà còn biểu hiện khả năng nghệ thuật
chỉ huy của người lãnh đạo. Kết quả của công việc khác nhau ở các tổ chức phụ
thuộc vào phương pháp, cách thức làm việc sự lãnh đạo đứng đắn và phương
thức làm việc tối ưu.
Khi nói đến phong cách lãnh đạo người ta thường nhắc tới 3 phong cách
là: chuyên chế, dân chủ và tự do.Là một lãnh đạo quản lý cần phải biết đến 3
phong cách lãnh đạo đó và sử dụng một cách nhịp nhàng để giải quyết công việc
theo từng hoàn cảnh và đối tượng phù hợp.
Uỷ ban nhân dân huyện Nghi Xuân là cơ quan hành chính và cơ quan
chấp hành của Hội đồng nhân dân huyện Nghi Xuân. Để duy trì hoạt động của
cơ quan thống nhất cần phải có sự thống nhất trong quản lý. Lãnh đạo Uỷ ban
nhân dân huyện Nghi Xuân đã sử dụng phong cách lãnh đạo dân chủ làm chủ

đạo. Cụ thể như sau:

17


2.2.1 Cho phép nhân viên tham gia đóng góp ý kiến & triển khai công
việc theo theo năng lực của mỗi người.
Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân huyện Nghi Xuân là một người hòa đồng mọi
người, là người luôn lắng nghe ý kiến người khác. Làm việc trong cơ quan hành
chính, Uỷ ban nhân dân thường phải phụ trách nhiều mảng hoạt động kinh tế- xã
hội. Với số lượng công việc lớn như vậy, đòi hỏi lãnh đạo cơ quan cần phải có
phương hướng quản lý để phân chia từng công việc cho từng phòng (ban) khác
nhau.Khi xây dựng nội quy, quy chế của cơ quan thì lãnh đạo cơ quan triển
khai về các phòng (ban) để thu thập thông tin từ nhiều mảng để từ đó đưa ra một
bản nội quy,quy chế hoàn chỉnh . Để từ đó công chức, viên chức trong cơ quan
phải nghiêm chỉnh chấp hành một cách tự giác.
Hay trong việc xây dựng kế hoạch năm của cơ quan,lãnh đão cơ quan đã
đề nghị Văn phòng Uỷ ban triển khai và thu thập thông tin từ từng phòng: Phòng
Kế toán, Phòng Nội vụ với những công việc mà bộ phận đó phụ trách, trưởng
phòng các bộ phận phải triển khai và tham mưu ý kiến các nhân viên ở bộ phận
mình phụ trách đảm bảo sự công bằng , dân chủ.
2.2.2 Luôn tham khảo ý kiến của nhân viên đối với các công việc có
liên quan đến chuyên môn của nhân viên
Là một lãnh đạo quản lý giỏi ngoài trình môn chuyên môn , kỹ năng
nghiệp quản ly cần phải người biết lắng nghe. Lãnh đạo UBND huyện Nghi
Xuân cũng vậy. Ông là một người luôn luôn khích lệ các cán bộ, công chức,
viên chức trong cơ đóng tham luận về từng hoạt động của mình phụ trách .
Phòng kế toán là phòng chịu trách nhiệm phụ trách về tài chính cơ quan, tham
mưu cho lãnh đạo về cách hoạch toán thu, chi trong cơ quan. Bên cạnh đó, khi tổ
chức các cuộc họp với các chủ đề khác nhau người lãnh đạo là người điều hành

trong cuộc họp,là người sẽ lắng nghe ý kiến từ các thành viên trong cuộc và từ
đó chắt lọc và đưa ra quyết định đúng đắn cho hoạt động của cơ quan.
2.2.3 Xây dựng cơ chế để nhân viên có quyền hạn nhất định, có thể
chủ động trong việc quyết định các công việc do mình phụ trách.
Khi xây dựng cơ cấu cơ quan thì trong đó sẽ thành lập các phòng ban có
18


mảng hoạt động khác nhau. Và đứng đầu các phòng ban là các trưởng phòng
đảm nhiệm chính và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo cơ quan về hoạt động mà
mình phụ trách. Như Văn phòng UBND huyện Nghi Xuân phụ trách các hoạt
động về hành chính, văn thư-lưu trử… Và văn phòng sẽ thực hiện nhiệm vụ theo
chức năng và quyền hạn như đã ban hành.Hay phòng Nội vụ UBND huyện Nghi
Xuân sẽ phụ trách về chế độ tiền lương, tuyển dụng cán bộ,công chức, viên chức
trong cơ quan theo chức năng, quyền hạn đã được giao.
Từ đó xây dựng cơ chế chức năng ,nhiệm vụ, quyền hạn để thống nhất
trong việc xử lý các lĩnh vực hoạt động khác nhau theo từng ban .Qua đó, lãnh
đạo cơ quan sẽ chủ động quan lý thông qua các trưởng phòng về từng mảng phụ
trách khác nhau.
2.2.4 Người có phong cách lãnh đạo dân chủ thường là người hiền
hòa, ít cáu giận, luôn tìm hiểu nguyên nhân sâu xa rồi giải quyết một cách
thấu đáo.
Mọi hoạt động để xử lý một cách nhanh chóng đòi hỏi lãnh đạo cơ quan
cần phải có kỹ năng mềm cao. Đó là một người hiền hoàn, biết xử lý cảm xúc
của mình cũng như có sự nhìn nhận sau rộng. Ở UBND huyện Nghi Xuân thì
Chủ tịch UBND huyện là một người hòa thuận, vui vẻ,mềm dẻo. Ông là một
người luôn luôn lắng nghe ý kiến của các công chức, viên chức trong cơ quan,
và tiếp thu các thông tin từ các nguồn kênh thông tin khác nhau. Song lãnh đạo
đã chắt lọc và đưa ra những quyết định phù hợp cho công việc.
2.2.5 Một môi trường làm việc thoải mái, năng động, chủ động

thường là nơi có những người lãnh đạo dân chủ.
Muốn có thành quả tốt trong công việc thì ở mỗi cơ quan, tổ chức cần
phải có chiến lược, mục tiêu khác nhau . Đòi hỏi người lãnh đạo cần phải có
chiến lược thu hút nhân lực . Nhưng việc tạo ra môi trường làm việc thoải mải,
mọi người có thể thoải mái đóng góp ý kiến và chủ động xử lý công việc theo
từng chức năng mà họ được phụ trách. Đảm bảo sự dân chủ trong làm việc.
Thúc đẩy mọi người chủ động giải quyết, đóng góp cho cơ quan những chiến
lược hiệu quả hoàn thiện trong hệ thống cơ cấu cũng như thu hút nhân tài để đưa
19


cơ quan ngày càng phát triển.
2.3 Sự ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến văn hóa công sở của
Uỷ ban nhân dân huyện Nghi Xuân, tĩnh Hà Tĩnh.
Văn hóa công sở có ổn định hay thống nhất đều do nhiều yếu tố tác động
nhưng yếu tố phong cách lãnh đạo vẫn giữ vai trọng quan nhất. Và có sự ảnh
hưởng rất lớn đến việc hoạt động cũng như quản lý theo sự nề nếp, ổn định, tạo
nền tảng cho cơ quan.
2.3.1 Phong cách lãnh đạo là chìa khóa quan trọng để có thể khai
thác hiệu quả tiềm năng của lãnh đạo
Phong cách lãnh đạo là một nhân tố quan trọng của lãnh đạo. Nó không
chỉ thể hiện tài năng tổ chức – khoa học mà còn biểu hiện khả năng nghệ thuật
chỉ huy của người lãnh đạo. Kết quả của công việc khác nhau ở các tổ chức phụ
thuộc vào phương pháp, cách thức làm việc sự lãnh đạo đứng đắn và phương
thức làm việc tối ưu.
Phong cách lãnh đạo là chìa khóa quan trọng để có thể khai thác hiệu quả
tiềm năng của lãnh đạo qua cách quản lý và xử lý công việc . Một người lãnh
đạo giỏi là biết quản lý thông qua người khác. Đó là sự cầu nối giữa các cấp với
nhau. Do vậy, người quản lý có phong cách lãnh đạo tốt sẽ tạo ra nhiều kết quả
tốt cũng như qua đó có thể khai thác được những tiềm năng bí ẩn của lãnh đạo.

Đối với công sở UBND huyện Nghi Xuân, phong cách lãnh đạo của Chủ
tịch UBND huyện Nghi Xuân đã vân dụng linh hoạt các phong cách lãnh đạo
nhưng phong cách lãnh đạo dân chủ là chủ yếu. Sự điều hoa mối quan hệ giữ
các thành viên được thống nhất và sự đoàn kết là sự quản lý sát sao của nhà
quản lý. Phong cách lãnh đạo không những tạo hiệu quả công việc cao mà qua
đó còn cho thấy được tầm quan trọng của người quản lý giỏi.
2.3.2 Tạo động lực lao động, tăng hoặc giảm hiệu suất lao động
Ông cha ta thường nói: “ Muốn ruộng có giống đất tốt, thì người làm
ruộng phải biết chăm sóc”. Và trong quản lý cũng vậy, để có thành quả của công
việc thì người quản lý cần phải có phong cách lãnh đạo phù hợp. Phong cách
lãnh đạo là quá trình vận dụng những kỹ năng vốn có để điều tiết các mối quan
20


hệ. Trong công sở, lãnh đạo công sở UBND huyện Nghi Xuân đã sử dụng các
phong cách lãnh đạo một cách hiệu và đã tạo động lực cho cán bộ, công chức,
viên chức, nhân viên làm việc. Nếu phong cách lãnh đạo của nhà quản lý không
phù hợp sẽ làm cho hiệu suất lao động giảm kéo theo đó giảm đi hiệu quả công
việc của cơ quan. Do vậy, phong cách lãnh đạo của nhà quản lý cần phải đẩy
mạnh theo từng hoàn cảnh khác nhau.
2.3.3 Kích thích sự sáng tạo trong lao động
Để thu hút nhân tài làm việc, ngoài việc tạo môi trường làm việc năng
động ra thì việc lắng nghe ý kiến của công chức, nhân viên trong cơ quan rất
quan trọng. Đó là sự đóng góp những sáng tạo trong việc giải quyết công việc
một cách nhanh chóng hiệu quả, rút ngắn quy trình tăng cường việc thực hiện.
Để từ đó, tạo động lực cho việc sáng tạo của các nhân viên trong cơ quan. Góp
phần xây dựng và đổi mới về tư duy cho những người có những có những sáng
tạo hay và có tính thực tiễn cao. Chính vì vậy phong cách lãnh đạo ảnh hướng
rất lớn đến người lao động.
2.3.4Thu hút , giữ chân người lao động

- Tạo ra một môi trường làm việc năng động, đảm bảo các quyền lợi chính
sách cho các cán bộ, công chức, viên chức .
- Đẩy mạnh việc đóng góp ý kiến trong việc đổi mới quản lý. Có sự nhìn
nhận về người làm việc có hiệu quả. Để có những quyền lợi thích đáng đảm bảo
sự công bằng trong cơ quan.
- Động viên với những cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan có
những sáng kiến sáng tạo trong công việc. Và có những chính sách , quyền lợi
với những người có sáng kiến hợp lý. Tạo động sự cho người lao động và giữ
chân người lao động.
- Cần có những chiến lược riêng của tổ chức để thu hút nhân tài nhằm xây
dựng một cơ quan có nền văn hóa công sở ổn định và phát triển.
2.3.5 Phong cách lãnh đạo hình thành nền văn hóa công sở
Văn hóa công sở ngoài yếu tố môi trường cảnh quan, và cách úng xử
thường ngày thì yếu tố phong cách lãnh đạo đóng vai trò quan trọng. Được xem
21


như nền tảng của văn hóa công sở.
-

Phong cách không chỉ là những thủ thuật, những biểu hiện bề ngoài, ngược lại
nó còn mang bản chất sâu xa của lập trường, quan điểm giai cấp, phản anh nhân
sinh quan – thế giới quan, lý trí và tình cảm sâu sắc của người lãnh đạo. Văn hóa
công sở bao giờ cũng mang đậm dấu ấn cá nhân từ nhân cách của những người
lãnh đạo; lối suy nghĩ; lối quản lý và hoạt động khác nhau của các nhà quản lý,

-

đây là nguồn gốc của tính đặc thù trong văn hóa công sở.
Người lãnh đạo có rất nhiều việc phải làm như xác định mục tiêu cho tập thể,

truyền đạt thông tin, tạo động lực cho các thành viên và đặc biệt là gắn các thành
viên trong tổ chức với nhau. Nếu nắm được toàn bộ công việc của mình, người
lãnh đạo sẽ dễ dàng tạo nên một tập thể hoạt động có hiệu quả đồng thời các
thành viên luôn đoàn kết, đồng lòng với nhau và tin tưởng vào người lãnh đạo.
Khi đó công việc của người lãnh đạo sẽ trở lên dễ dàng hơn. Để xây dựng được
phong cách lãnh đạo như thế thì không có gì tốt hơn là một môi trường công sở
được xây dựng trên những quy định chặt chẽ về kỷ luật và trách nhiệm, những
tiêu chuẩn cao trong công việc và sự tôn trọng từ các nhân cũng như công việc

-

của họ.
Sự quản lý chặt chẽ của nhà lãnh đạo sẽ giúp công sở cơ quan có sự thống nhất

-

trong việc thực hiện nội quy, quy định của cơ quan.
Phong cách lãnh đạo là tiền đề cho việc xây dựng và đổi mới tư duy trong quản
lý công sở của các nhà lãnh đạo. Để từ sẽ đưa ra những quan điểm đúng đắn phù

-

hợp với cơ quan mình. Giúp cho việc quản lý hiệu quả, nhanh
chóng.
Văn hóa công sở được phát triển hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự điều
hành của người lãnh đạo cơ quan, đơn vị. Vì thế, người lãnh đạo phải là người
đầu tiên thực hiện văn hóa công sở.

22



Tiểu kết
Trên đây là toàn bộ nội dung của chương 2 “ Thực trạng về phong cách
lãnh đạo dân chủ và sự ảnh hưởng đến văn hóa công sở tại Uỷ ban nhân dân
huyện Nghi Xuân.Trong chương 2 chúng ta đã được nghe giới thiệu về chân
dung lãnh đạo Uỷ ban nhân dân huyện Nghi Xuân và tìm hiểu về sự ảnh hướng
phong cách đến văn hóa công sở của tại Uỷ ban nhân dân huyện Nghi Xuân. Từ
thực trạng phong cách lãnh đạo công sở ta có thể đề ra giải pháp nâng cao hiệu
quả quản lý công sở cho UBND huyện Nghi Xuân .

23


Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TẠI CÔNG SỞ
CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN NGHI XUÂN, TĨNH HÀ TĨNH
3.1 Nhận xét, đánh giá
3.1.1 Ưu điểm
- Tạo ra một môi trường làm việc vui vẻ, sôi động, tạo động lực cho việc
giải quyết công việc một cách nhanh chóng.
- Đảm bảo được quyền lợi cho cán bộ, công chức, viên chức trong cơ
quan về việc tham gia, đóng góp ý kiến trong việc xây dựng nền văn hóa công
sở thống nhất , hiệu quả.
-

Tính xem trọng tình cảm, tôn trọng những mối quan hệ lâu dài và luôn hướng tới

-

sự bền vững.

Tinh thần đoàn kết rất cao, luôn gắn bó, chia sẻ khó khăn cùng nhau. Tinh thần
đoàn kết đã tạo ra sức mạnh to lớn để vượt qua khó khăn, trở ngại trong cuộc

-

sống và công việc.
Tâm lý thích sự ôn hòa, “dĩ hòa vi quý”. Điều này tạo nên thái độ nhường nhịn,
ít khi tranh chấp và hướng tới sự ổn định lâu dài.Sự nề nếp, ổn định và không
thích thay đổi. Nề nếp ở đây thể hiện ở quan hệ thứ bậc trên – dưới rõ ràng, giao
tiếp ứng xử lịch sự, nhã nhặn và không tự đề cao bản thân.
3.1.2 Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được ở trên, việc quản lý công sở tại
UBND huyện Nghi Xuân vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục như sau:
- Khi đưa ra một quyết định chiếm mất nhiều thời gian làm giảm tính hiệu
quả trong việc xử lý tình huống bất ngờ.
- Tồn tại nhiều quan điểm về quản lý lỗi thời mang tính bảo thủ, tạo ra sự
mất đoàn kết giữ một số cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan.
- Kỹ năng mềm của nhà lãnh đạo còn có nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến
việc xử lý tình huống trong cơ quan .
- Lãnh đạo đang có hạn chế trong việc phân chia công việc cho từng đối
tượng có chuyện môn cao. Việc quản lý theo phương diện gián tiếp chủ yếu làm
giảm đi tính hiệu quả cho việc quản lý. Sự chủ động giám sát việc thực hiên còn
24


ít.
3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý
Văn hóa công sở không phải là bất biến, nó cũng thay đổi tùy thuộc vào
chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Văn hóa công sở ổn định, vững mạnh,
luôn luôn tạo được niềm tin, sự tự hào và động lực để các thành viên cố gắng đạt

được mục tiêu chung. Để đẩy mạnh văn hóa công sở, cần phải quan tâm đến sự
quản lý công sở của lãnh đạo cơ quan đến văn hóa công sở, ngoài việc phát huy
các ưu điểm đã có, cần phải khắc phục những hạn chế. Vì thế, cần có một số giải
pháp để nâng cao hiệu quả về quản lý văn hóa công sở:
- Làm việc luôn đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, làm việc tập thể
nhưng vẫn phải quyết đoán, dám chịu trách nhiệm . Người lãnh đạo cần biết
lắng nghe và tôn trọng ý kiến của cấp dưới, chú ý tìm hiểu những nhân tố mới,
những kinh nghiệm sáng tạo của các thành viên trong tập thể.
- Thống nhất giữ lý luận và thực tiễn, lời nói phải đi với việc làm, suy
nghĩ kĩ trước khi nói, có kế hoạch chi tiết trước khi làm.
- Không ngừng nâng cao trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn
và trình độ quản lý nhằm đổi mới tư duy, đổi mới cách thức lãnh đạo.
- Đẩy mạnh sự đối xử bình đẳng và cởi mở với mọi người, tránh: Yêu nên
tốt, ghét nên xấu”.
- Giữ gìn và nâng cao những phẩm chất: cần, kiệm, liêm, chính, chí công
vô tư” như lời dạy của Bác Hồ.
- Mềm dẻo sáng tạo linh hoạt trong giao tiếp và trong công tác quản lý
lãnh đạo. Khi xem xét, suy nghĩ phải có” lý” nhưng hành động, ứng xử phải có
tình.
- Nâng cao hơn nữa vai trò của người lãnh đạo văn phòng đối với việc đẩy
mạnh văn hóa công sở:
Văn hóa công sở được phát triển hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự
điều hành của người lãnh đạo cơ quan, đơn vị. Vì thế, người lãnh đạo phải là
người đầu tiên thực hiện văn hóa công sở. Nếu người lãnh đạo nghiêm chỉnh
chấp hành các quy chế, quy định của cơ quan nói chung, quy chế văn hóa công
25


×