Tải bản đầy đủ (.pdf) (183 trang)

QHSD đất tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020 và KHSD đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.87 MB, 183 trang )

QHSD đất tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020 và KHSD đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015)

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Khánh Hoà là trung tâm kinh tế của vùng Duyên hải Nam Trung bộ có thế
mạnh về phát triển du lịch, dịch vụ với thành phố Nha Trang là trung tâm du lịch
lớn của khu vực và cả nước. Khánh Hoà là một trong năm tỉnh trong cả nước có
2 thành phố thuộc tỉnh (TP Nha Trang và TP Cam Ranh); ngoài ra còn có 1 thị
xã và 6 huyện; toàn tỉnh có 140 xã, phường, thị trấn. Tổng diện tích tự nhiên
(DTTN) toàn tỉnh có 521.765,48 ha, chiếm 1,58% DTTN toàn quốc. Dân số năm
2010 có 1.167.744 người, chiếm 1,34% dân số toàn quốc, mật độ dân số 223
người/km2. Khánh Hoà có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tổng hợp:
Dịch vụ, du lịch - Công nghiệp, xây dựng - Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản.
Theo kết quả thống kê đất đai ngày 01/01/2011 diện tích các loại đất đã sử
dụng như sau :
- Đất nông nghiệp : 314.445,94 ha, chiếm 60,27% tổng DTTN.
- Đất phi nông nghiệp : 98.185,03 ha, chiếm 18,82% tổng DTTN.
- Đất chưa sử dụng còn: 109.134,50 ha, chiếm 20,91% tổng DTTN.
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc
biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố
các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng và an
ninh. Điều 18, Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy
định: "Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật,
bảo đảm sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả. Nhà nước giao đất cho các
tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài".
Luật Đất đai năm 2003 và Nghị định 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ
quy định: quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất là 1 trong 13 nội dung
quản lý nhà nước về đất đai; việc cho thuê đất, giao đất, chuyển mục đích sử
dụng đất phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm
quyền phê duyệt. Điều 25 quy định nhiệm vụ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng


đất được thực hiện ở cả 4 cấp: cả nước, tỉnh, huyện và xã. Lập quy hoạch tiến
hành theo trình tự từ trên xuống và sau đó lại được bổ sung hoàn chỉnh từ dưới
lên. Đây là quan hệ có mối liên hệ ngược trực tiếp và chặt chẽ giữa tổng thể và cụ
thể, giữa vĩ mô và vi mô, giữa trung ương và địa phương trong một hệ thống nhất.
Trong hệ thống 4 cấp lập quy hoạch sử dụng đất, thì cấp tỉnh có vị trí
trung tâm và là khung sườn trung gian giữa vĩ mô và vi mô, giữa tổng thể và cụ
thể, giữa Trung ương và địa phương. Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh tác động
trực tiếp đến việc sử dụng đất của các Bộ, Ngành, các vùng trọng điểm, các
huyện và một số dự án lớn. Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh vừa cụ thể hoá
thêm, vừa bổ sung hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất cả nước để tăng thêm sự ổn
định của hệ thống quy hoạch sử dụng đất.
Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh còn có vai trò định hướng sử dụng đất
cho cấp huyện và cấp xã. Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh mang tính chất tổng
thể vĩ mô. Do đó căn cứ vào QHSD đất của tỉnh được Chính phủ phê duyệt sẽ cụ
thể hoá thêm trên địa bàn cấp huyện và cấp xã.


QHSD đất tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020 và KHSD đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015)

2

Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2001-2010 được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1635/QĐ-TTg ngày 28/12/2001.
Điều chỉnh QHSD đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (20062010) của tỉnh Khánh Hoà đã được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số
46/2007/NQ-CP của Chính phủ ngày 15/8/2007.
Phương án quy hoạch và điều chỉnh QHSD đất toàn tỉnh đến năm 2010
thực hiện được 10 năm và đã hết hiệu lực. Việc đánh giá một cách chính xác kết
quả thực hiện phương án quy hoạch và điều chỉnh QHSD đất đến năm 2010;
đánh giá những kết quả đã đạt được và những tồn tại trong quá trình thực hiện
quy hoạch; từ đó lập QHSD đất đến năm 2020 và KHSD đất 5 năm kỳ đầu

(2011-2015) trình Chính phủ phê duyệt để làm cơ sở pháp lý cho việc thu hồi
đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đúng theo quy
hoạch và pháp luật, ... xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, phát triển các ngành
kinh tế - xã hội toàn tỉnh đến năm 2020 là rất cần thiết.
Thực hiện Luật Đất đai năm 2003, Nghị định 181/2004/NĐ-CP hướng
dẫn thi hành Luật Đất đai, Nghị định số 69/2009/NĐ-CP quy định bổ sung về
QHSD đất; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hoà đến
năm 2020; thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số
2778/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 04/8/2009 và nhiệm vụ UBND tỉnh giao, Sở Tài
nguyên và Môi trường đã phối hợp với Phân viện QH & TK Nông nghiệp Miền
trung lập Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020 và kế hoạch sử
dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) để đảm bảo sự thống nhất việc quản lý Nhà
nước đối với đất đai từ trung ương đến địa phương và ngược lại.
I. NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ TÀI LIỆU LÀM CƠ SỞ LẬP QHSD
ĐẤT TOÀN TỈNH

1.1. Các căn cứ pháp lý
- Căn cứ mục 2 Luật Đất đai năm 2003 về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi
hành Luật Đất đai; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ
Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư.
- Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ Quy định
về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ về quản lý,
sử dụng đất trồng lúa.
- Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 25/10/2010 của Chính phủ về việc thành lập
thị xã Ninh Hoà và thành lập các phường thuộc thị xã Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà.
- Nghị quyết số 65/NQ-CP ngày 23/12/2010 của Chính phủ thành lập
thành phố Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hoà.

- Nghị quyết 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh
xã hội hoá các hoạt động Giáo dục, Y tế, Văn hoá và Thể dục - thể thao.
- Nghị quyết số 46/2007/NQ-CP ngày 15/8/2007 của Chính phủ phê duyệt
Điều chỉnh QHSD đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-


QHSD đất tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020 và KHSD đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015)

3

2010) của tỉnh Khánh Hoà.
- Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 23/12/2009 của Chính phủ về đảm bảo
an ninh lương thực quốc gia.
- Nghị quyết số 17/2011/QH13 của Quốc hội khoá XIII, kỳ họp thứ 2 về
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu
(2011-2015) cấp quốc gia.
- Quyết định số 1635/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Khánh Hòa, thời kỳ 2001 - 2010.
- Quyết định số 51/QĐ-TTg ngày 11/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Quy hoạch Khu kinh tế vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020.
- Quyết định số 18/QĐ-TTg ngày 03/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ
ban hành Quy chế hoạt động của Khu kinh tế Vân Phong, tỉnh Khánh Hoà.
- Quyết định số 10/QĐ-TTg ngày 11/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020.
- Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt quy hoạch phát triển phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến
năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
- Quyết định số 251/QĐ-TTg ngày 31/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa đến

năm 2020.
- Quyết định số 61/QĐ-TTg ngày 09/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội dải ven biển Miền trung
Việt Nam đến năm 2020.
- Quyết định số 152/QĐ-TTg ngày 28/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm
vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020.
- Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam
đến năm 2025 và định hướng đến năm 2050.
- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ
về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
- Quyết định số 105/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ
ban hành quy chế quản lý cụm công nghiệp.
- Quyết định số 2152/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong
tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030.
- Quyết định số 1734/QĐ-TTg ngày 01/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ
Phê duyệt Quy hoạch phát mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và
tầm nhìn sau năm 2020.
- Quyết định số 1327/QĐ-TTg ngày 24/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ
Phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm


QHSD đất tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020 và KHSD đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015)

4

2020 và định hướng đến năm 2030.
- Quyết định số 1436/QĐ-TTg ngày 10/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông vận tải
đường sắt Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
- Quyết định số 1601/QĐ-TTg ngày 15/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2030.
- Quyết định 1006/QĐ-TTg ngày 06/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, giai
đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
- Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 26/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ
về việc Phê duyệt Quy hoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020.
- Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025,
tầm nhìn đến năm 2050.
- Quyết định số 2190/QĐ-TTg ngày 24/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm
2020, định hướng đến năm 2030.
- Quyết định số 129/QĐ-TTg ngày 18/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết đường bộ ven biển Việt Nam.
- Quyết định số 140/QĐ-TTg ngày 21/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết đường bộ cao tốc Bắc Nam phía Đông.
- Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thuỷ sản Việt Nam đến năm 2020.
- Quyết định số 1989/QĐ-TTg ngày 01/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ
về việc ban hành Danh mục lưu vực sông liên tỉnh.
- Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất Nông nghiệp cả nước đến năm
2010 và tầm nhìn đến năm 2030.
- Quyết định số 127/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Quy hoạch xây dựng vùng Nam Phú Yên-Bắc Khánh Hòa đến năm 2025.
- Quyết định số 1396/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về

việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
đến năm 2025.
- Quyết định số 1764/QĐ-BGTVT ngày 03/8/2011 của Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải phê duyệt quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Nam Trung Bộ
(Nhóm 4) đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
- Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 02/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc
chấn chỉnh công tác quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu kinh tế,
khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
- Quyết định số 3983/QĐ-BCA-H41 ngày 23/9/2011 của Bộ trưởng Bộ
Công an Ban hành Quy định về định mức sử dụng đất của các đơn vị trong lực
lượng Công an nhân dân.


QHSD đất tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020 và KHSD đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015)

5

- Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ
hiện trạng sử dụng đất.
- Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất.
- Thông tư số 06/2010/TT-BTNMT ngày 15/3/2010 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định về định mức kinh tế-kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất.
- Thông tư số 13/2011/TT-BTNMT ngày 15/4/2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định về ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quy
hoạch sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
- Chỉ thị số 01/CT-BTNMT ngày 17/3/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi

trường Về việc tăng cường công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Công văn số 5763/BTNMT-ĐKTKĐĐ ngày 25/12/2006 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn định mức sử dụng đất áp dụng trong
công tác lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Công văn số 2778/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 04/8/2009 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc triển khai lập QHSD đất đến năm 2020 và kế
hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015).
- Công văn số 429/TCQLĐĐ-CQHĐĐ ngày 16/4/2012 của Tổng cục
quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) về việc hướng dẫn về quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất.
- Quyết định số 532/QĐ-UBND ngày 28/02/2008 của UBND tỉnh Khánh
Hoà về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết giao thông thủy nội địa tỉnh Khánh
Hòa giai đoạn đến năm 2020.
- Quyết định số 2460/QĐ-UBND ngày 07/10/2008 của UBND tỉnh Khánh
Hoà về việc phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng
khoáng sản tỉnh Khánh Hòa đến năm 2015 và định hướng sau năm 2015.
- Quyết định số 2293/QĐ-UBND ngày 06/9/2010 của UBND tỉnh Khánh
Hoà về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Thủy sản tỉnh Khánh Hòa
đến năm 2015 có tính đến năm 2020.
- Quyết định số 3005/QĐ-UBND ngày 19/11/2010 của UBND tỉnh Khánh
Hoà về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng khu vực vịnh Cam Ranh, tỉnh
Khánh Hoà đến năm 2025.
- Quyết định số 286/QĐ-UBND ngày 25/01/2011 của UBND tỉnh Khánh
Hoà về việc phê duyệt số liệu diện tích rừng và đất Lâm nghiệp tỉnh Khánh Hòa
năm 2010.
- Quyết định số 3606/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 của UBND tỉnh Khánh
Hoà về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa
giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2025.
- Quyết định số 1149/QĐ-UBND ngày 10/5/2012 của UBND tỉnh Khánh
Hoà về việc phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020



QHSD đất tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020 và KHSD đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015)

6

tỉnh Khánh Hòa.
- Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà nhiệm kỳ 2011-2015.
- Quyết định phê duyệt các dự án: Quy hoạch chung xây dựng các huyện,
thị xã trên địa bàn tỉnh; đề án phát triển các khu, cụm công nghiệp, QH ngành
giao thông vận tải, giáo dục, y tế, ...
- Thông báo số 106/TB-BTNMT ngày 14/6/2012 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường kết quả thẩm định QHSD đất đến năm 2020 và KHSD đất 5 năm
(2011-2015) của tỉnh Khánh Hòa.
- Công văn số 1363/TCQLĐĐ-CQHĐĐ ngày 07/11/2012 của Tổng cục
Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc một số chỉ tiêu quy hoạch
sử dụng đất đến năm 2020 của tỉnh Khánh Hoà.
- Nghị quyết số 04/NQ-HĐND ngày 29/6/2012 của Hội đồng nhân dân
tỉnh Khánh Hòa khóa V kỳ họp thứ 4 về thông qua QHSD đất đến năm 2020 và
KHSD đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của tỉnh Khánh Hòa.
- Và các văn bản liên quan khác.
1.2. Các tài liệu chuyên môn
- Quy hoạch sử dụng đất cả nước đến năm 2020 và KHSD đất 5 năm kỳ
đầu (2011-2015).
- Báo cáo quy hoạch chi tiết đường ô tô cao tốc Bắc Nam (Bộ Giao thông
vận tải – Cục đường bộ Việt Nam, tháng 7/2009).
- Báo cáo quy hoạch chi tiết đường bộ ven biển Việt Nam (Bộ Giao thông
vận tải – tháng 12/2009).
- Báo cáo đầu tư xây dựng công trình đường sắt cao tốc Hà Nội – TP Hồ
Chí Minh (Bộ Giao thông vận tải – Tổng cục đường sắt Việt Nam, tháng

3/2010).
- Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh
Hòa đến năm 2020.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các huyện, thành phố đến
năm 2020.
- Điều chỉnh Quy hoạch ngành Nông-Lâm-Thuỷ lợi tỉnh Khánh Hoà đến
năm 2015.
- Quy hoạch ngành Nông nghiệp tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020.
- Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Khánh Hoà giai đoạn 2011-2020.
- Quy hoạch đất trồng lúa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
- Tài liệu khảo sát và quy hoạch vùng khai thác khoáng sản.
- Quy hoạch mạng lưới giao thông toàn tỉnh đến năm 2010 và định hướng
đến năm 2020.
- Quy hoạch hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà đến năm 2010
và định hướng đến năm 2020.
- Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011-2015, có
xét đến 2020.
- Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Khánh Hòa, thời kỳ 2001 - 2010.


QHSD đất tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020 và KHSD đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015)

7

- Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Khánh Hòa đến năm 2010 và
KHSD đất 5 năm (2006-2010).
- Điều chỉnh QHSD đất đến năm 2010 và KHSD đất 5 năm (2006-2010)
của TP Nha Trang, Tx Cam Ranh, huyện Ninh Hoà và Cam Lâm.
- Tài liệu điều tra bổ sung xây dựng bản đồ đất tỉnh Khánh Hòa (2004).
- Dự án lập bản đồ ngập lụt khu vực sông Dinh Ninh Hòa và sông Cái

Nha Trang (Đài Khí tượng thủy văn Nam trung bộ năm 2011).
- Kết quả kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm
2005 toàn tỉnh và các huyện, thị, thành phố.
- Kết quả kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ Hiện trạng sử dụng đất năm
2010 toàn tỉnh và các huyện, thị, thành phố.
- Kết quả thống kê đất đai tỉnh Khánh Hoà từ năm 2001 đến năm 2011.
- Quy hoạch phát triển hệ thống đô thị tỉnh Khánh Hòa GĐ 2011-2015.
- Tài liệu điều chỉnh quy hoạch các thị trấn Diên Khánh, Tô Hạp, Khánh
Vĩnh, Vạn Giã, Ninh Hoà và các thị tứ trên địa bàn tỉnh.
- Tài liệu Quy hoạch chung xây dựng khu vực vịnh Cam Ranh, tỉnh
Khánh Hoà đến năm 2025.
- Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Nha Trang, tỉnh
Khánh Hòa đến năm 2025.
- Quy hoạch xây dựng vùng Nam Phú Yên-Bắc Khánh Hòa đến năm 2025.
- Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Vân Phong
đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
- Đồ án Quy hoạch đô thị phía Tây TP. Nha Trang, TL 1/2.000.
- Tài liệu quy hoạch chi tiết xây dựng khu trung tâm huyện Cam Lâm.
- Niên giám thống kê tỉnh Khánh Hoà các năm 2000 đến 2010.
- Danh mục các dự án, công trình cấp bách năm 2011 về nhu cầu sử dụng đất.
- Nhu cầu sử dụng đất của các ngành: Văn hoá, y tế, giáo dục, thể dục-thể
thao, du lịch & dịch vụ, ... đến năm 2020.
- Quy hoạch của các ngành khác trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.
II. MỤC ĐÍCH LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TOÀN TỈNH

Quy hoạch sử dụng đất là biện pháp để thực hiện các chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội của cả nước, tỉnh, các huyện, thành phố,... trên cơ sở tuân thủ
chính sách pháp luật về đất đai và các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của
Nhà nước, của Tỉnh. Mặt khác theo quy định của Luật Đất đai, Nhà nước quản
lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật. Do đó mục đích lập quy hoạch sử dụng

đất được thể hiện ở các nội dung:
- Cụ thể hoá các chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế
hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) cấp Quốc gia phân bổ trên địa bàn tỉnh và
các huyện, thị xã, thành phố.
- Đề xuất với Chính phủ việc phân bổ lại quỹ đất đai, đảm bảo hài hòa
giữa các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn của các cấp, các ngành phù hợp với chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của vùng và cả nước.


QHSD đất tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020 và KHSD đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015)

8

- Bảo vệ đất trồng lúa nước để giải quyết nhu cầu lương thực tại địa
phương và góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
- Góp phần quản lý chặt chẽ tài nguyên đất đai theo quy hoạch, kế hoạch
và pháp luật; đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả; bảo vệ
môi trường sinh thái, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu và nước biển
dâng, đảm bảo phát triển bền vững.
- Làm căn cứ pháp lý để thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, giao
đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
- Làm định hướng cho QHSD đất các huyện, thị xã, thành phố; quy hoạch
phát triển sản xuất các ngành: nông nghiệp, lâm nghiệp, các dự án đầu tư phát
triển các loại cây trồng, vật nuôi; quy hoạch xây dựng phát triển các khu đô thị
mới và quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
- Tạo sự phối hợp đồng bộ giữa các Bộ, ngành của Trung ương và địa
phương trong quá trình quản lý, sử dụng đất phù hợp với quy hoạch đề ra; đáp
ứng nhu cầu sử dụng đất hiện tại và tương lai của các ngành trên địa bàn tỉnh có
hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất.
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuẩn bị cơ sở hạ tầng, thu hút vốn

đầu tư, phát triển các khu, cụm công nghiệp; hình thành các vùng chuyên canh cây
trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá. Chỉnh trang và mở rộng các khu dân
cư nông thôn, đô thị; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; thực hiện
công nghiệp hoá, hiện đại hoá; bảo đảm quốc phòng, an ninh.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN

Áp dụng một số phương pháp sau trong việc thực hiện dự án.
3.1. Nhóm phương pháp thu thập số liệu : gồm các phương pháp sau :
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa : Đây là phương pháp được
dùng để điều tra, thu thập số liệu, tài liệu, bản đồ, thông tin về điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch sử
dụng đất; thu thập tình hình thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất theo phương
án quy hoạch và điều chỉnh QHSD đất của tỉnh đã được Chính phủ phê duyệt.
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn những người sử dụng đất bị thu
hồi, chuyển mục đích sử dụng đất nằm trong phương án QH và điều chỉnh
QHSD đất, những người có trách nhiệm về tổ chức thực hiện, quản lý quy
hoạch, giám sát thực hiện quy hoạch của địa phương. Qua đó tìm hiểu những
mặt được và chưa được cũng như nguyên nhân, giải pháp khắc phục các tồn tại
trong công tác triển khai thực hiện quy hoạch.
- Phương pháp kế thừa, chọn lọc tài liệu đã có : Trên cơ sở các tài liệu,
số liệu, bản đồ đã thu thập được tiến hành phân loại, chọn lọc, kế thừa các tài
liệu đã được xây dựng phù hợp với nội dung quy hoạch cho thời kỳ 2011-2020.
3.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: Chọn một số dự án lớn nằm
trong phương án QH và điều chỉnh QHSD đất đã được phê duyệt để điều tra chi
tiết về kết quả thực hiện thế nào, hoặc tại sao chưa được thực hiện để rút ra các
nguyên nhân làm tốt hoặc làm chậm tiến độ thực hiện quy hoạch và giải pháp
khắc phục.


QHSD đất tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020 và KHSD đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015)


9

3.3. Phương pháp xử lý số liệu, bản đồ : Các số liệu thu thập được phân
tích, xử lý bằng phần mềm Excel. Các số liệu được tính toán, phân tích theo các
bảng, biểu kết hợp với phần thuyết minh. Bản đồ được xây dựng bằng sử dụng
phần mềm như Microstation, MapInfor,…
3.4. Phương pháp thống kê, so sánh và phân tích
Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành phân nhóm, thống
kê diện tích các công trình, dự án đã thực hiện theo quy hoạch hoặc chưa thực
hiện theo quy hoạch; tổng hợp, so sánh và phân tích các yếu tố tác động đến việc
thực hiện phương án QH và điều chỉnh QHSD đất. So sánh các chỉ tiêu thực
hiện so với mục tiêu đề ra trong phương án QHSD đất.
3.5. Nhóm phương pháp tiếp cận
- Phân tích định tính và định lượng về tiềm năng đất đai và khả năng sử
dụng đất.
- Phân tích hệ thống các mối quan hệ vĩ mô và vi mô, tổng thể và chuyên
ngành các cấp quy hoạch.
- Phương pháp cân đối trong quan hệ khai thác tiềm năng đất đai với điều
kiện khả thi sử dụng đất và cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường.
3.6. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh
vực lập quy hoạch, quản lý quy hoạch và giám sát quy hoạch để trao đổi về cách
nhìn nhận, đánh giá và các gợi ý về giải pháp thực hiện.
3.7. Phương pháp minh hoạ trên bản đồ
Đây là phương pháp đặc thù của công tác quy hoạch sử dụng đất. Các loại
đất theo mục đích sử dụng được thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất và
quy hoạch sử dụng đất tỷ lệ 1/100.000, thể hiện cụ thể các yếu tố về vị trí phân
bố, … Phương pháp minh họa bằng bản đồ có sử dụng các phần mềm chuyên
dụng làm bản đồ (như Microstation, MapInfor,…).

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Chủ quản dự án : UBND tỉnh Khánh Hoà
- Chủ dự án: Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Cơ quan tư vấn thực hiện: Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp
miền Trung - Viện Quy hoạch & Thiết kế Nông nghiệp (Bộ NN & PTNT).
- Cơ quan phối hợp: các Sở, Ban ngành của tỉnh, UBND các huyện, thị
xã, thành phố.
V. CÁC SẢN PHẨM QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

5.1. Sản phẩm quy hoạch sử dụng đất toàn tỉnh
- Báo cáo thuyết minh tổng hợp Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và
kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) kèm theo hệ thống bảng biểu
tính toán, biểu đồ, bản đồ thu nhỏ.
- Bản đồ Hiện trạng sử dụng đất năm 2010, tỷ lệ 1/100.000.
- Bản đồ Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, tỷ lệ 1/100.000.
- Đĩa CD copy báo cáo thuyết minh, bản đồ màu các loại đã số hoá.
5.2. Nội dung chính của báo cáo gồm:


QHSD đất tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020 và KHSD đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015)

10

- Đặt vấn đề
- Phần 1: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
- Phần 2: Tình hình quản lý, sử dụng đất đai
- Phần 3: Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng dài hạn sử dụng đất
- Phần 4: Phương án quy hoạch sử dụng đất
- Kết luận và kiến nghị

Phần I

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Khánh Hoà là tỉnh ven biển có điểm cực Đông vươn ra biển xa nhất của
đất nước, thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Khánh Hoà có phạm vi lãnh
thổ từ 11041'53'' đến 12052'35'' vĩ độ Bắc và từ 108040' đến 109023'24" kinh độ
Đông. Khánh Hoà giáp với tỉnh Phú Yên ở phía Bắc, Ninh Thuận ở phía Nam,
Đăk Lăk và Lâm Đồng ở phía Tây. Phía Đông của Khánh Hoà là biển Đông với
đường bờ biển dài trên 200 km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 5.217,65 km2 với
dân số 1.170.840 người, chiếm 1,58% về diện tích và 1,35% về dân số của cả
nước; đứng hàng thứ 27 về diện tích và thứ 30 về dân số trong 63 tỉnh, thành
phố của nước ta.
Cùng với phần đất liền, Khánh Hoà có thềm lục địa và vùng lãnh hải rộng
lớn với trên 200 đảo lớn nhỏ nằm rải rác trên biển, trong đó có quần đảo Trường
Sa với vị trí rất quan trọng về an ninh, quốc phòng và kinh tế của cả nước. Là
tỉnh duy nhất có 03 vịnh biển đẹp là vịnh Nha Trang, Vân Phong và vịnh Cam
Ranh, là điều kiện lý tưởng để phát triển du lịch cũng như kinh tế biển của tỉnh,
đặc biệt là phát triển cảng biển và khai thác, nuôi trồng thủy hải sản.
Nằm trên các trục giao thông quan trọng của cả nước, QL1A và đường sắt
Thống nhất chạy qua tỉnh, nối liền Khánh Hoà với các tỉnh, thành trong cả nước.
Quốc lộ 26 nối Khánh Hoà với Đăk Lăk, QL27B đi Ninh Thuận và tuyến tỉnh lộ
2 nối Nha Trang với Đà Lạt đã tạo cho Khánh Hoà nhiều lợi thế để phát triển
kinh tế - xã hội. Tỉnh có các cảng biển Nha Trang, Cam Ranh, Ba Ngòi, Hòn
Khói và cảng trung chuyển container quốc tế Vân Phong đang xây dựng; sân
bay Cam Ranh đã nâng cấp thành sân bay quốc tế, có thể đón các máy bay
Boeing và Airbus tải trọng lớn cất và hạ cánh, ...

Khánh Hoà nằm ở giữa hai thành phố lớn là thành phố Hồ Chí Minh và
Đà Nẵng, là trung tâm hai vùng kinh tế trọng điểm của nước ta. Nha Trang cách
thành phố Hồ Chí Minh 400 km; cách Đà Nẵng 500 km. Yếu tố này vừa là lợi
thế trong giao lưu kinh tế, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và thu hút vốn
đầu tư, song nó cũng là một thách thức lớn đối với Khánh Hoà trong điều kiện
cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thu hút chất xám, chiếm lĩnh thị
trường trong vùng.
Vị trí địa lý như trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho Khánh Hoà phát triển


QHSD đất tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020 và KHSD đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015)

11

sản xuất hàng hoá và mở rộng giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh trong cả
nước và quốc tế.
1.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình tỉnh Khánh Hoà khá phức tạp, phía Tây là sườn Đông của dãy
Trường Sơn Nam và phía Đông là biển Đông. Địa hình thấp dần từ Tây sang
Đông với đa dạng địa hình như núi, đồi, đồng bằng, vùng ven biển. Hơn 67%
diện tích của tỉnh là đồi núi, trong đó có đến 25 đỉnh núi cao trên 1.000 m tạo
thành các vòng cung chắn gió từ phía Bắc đến phía Tây bao quanh các vùng
đồng bằng nhỏ, hẹp ven biển tại các huyện Vạn Ninh, Ninh Hoà, Diên Khánh,
Cam Ranh. Do địa hình dốc, bị chia cắt nhiều nên gây nhiều khó khăn cho việc
hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung với quy mô lớn.
Địa hình tỉnh khánh Hoà chia làm các dạng sau:
- Địa hình núi cao, có độ cao trên 1.000 m: Bao gồm những dãy núi cao
độ dốc lớn bao bọc toàn bộ phía Tây của tỉnh. Độ dốc phổ biến từ cấp IV đến
cấp VIII. Vùng địa hình này có diện tích khoảng 196.140 ha, chiếm 37,59% tổng
DTTN toàn tỉnh. Do địa hình cao, dốc, mức độ chia cắt mạnh nên quá trình

khoanh nuôi và trồng mới rừng trên vùng địa hình này gặp rất nhiều khó khăn.
- Địa hình núi trung bình, có độ cao 500 - 1.000 m: Phân bố kế tiếp địa
hình núi cao. Tập trung nhiều ở huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Vạn Ninh.
Vùng địa hình này có diện tích khoảng 78.722 ha, chiếm 15,09% tổng DTTN
toàn tỉnh. Vùng địa hình này tuy có độ dốc trung bình nhưng công tác trồng mới
và khoanh nuôi tái sinh rừng cũng gặp rất nhiều khó khăn do điều kiện thổ
nhưỡng chủ yếu là đá lẫn và đá lộ đầu.
- Địa hình núi thấp, có độ cao 100 - 500 m: Dạng địa hình này có độ che
phủ thấp do đa số diện tích là đất trống đồi núi trọc quá trình xói mòn rửa trôi
diễn ra mạnh, đất có đá lẫn và đá lộ đầu nhiều, tầng trung bình và mỏng. Ở dạng
địa hình này nhiều nơi là những dải núi đá tập trung khai thác làm vật liệu xây
dựng (mỏ đá Tân Dân, Ninh Ích, ,...). Vùng địa hình này có diện tích 99.726,48
ha, chiếm 19,12% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
- Địa hình đồi thoải, có độ cao từ 50 đến 100 m: Đây là dạng địa hình
chuyển tiếp giữa đồng bằng và núi cao. Địa hình chia cắt nhẹ, gồm các đồi gò
lượn sóng. Vùng địa hình này có diện tích 69.048 ha, chiếm 13,26% tổng diện
tích tự nhiên toàn tỉnh.
- Địa hình đồng bằng: Địa hình bằng phẳng xen kẽ có các gò, đồi rải rác.
Độ dốc nhỏ, hướng dốc từ Tây sang Đông. Đất đai chủ yếu là các loại đất phù sa
chưa biến đổi hoặc biến đổi mạnh, độ phì nhiêu khá. Đây là vùng đất trù phú và
thuận lợi nhất cho sản xuất nông nghiệp và đời sống. Vùng địa hình này có diện
tích 78.129 ha, chiếm 14,97% tổng DTTN toàn tỉnh.
Nhìn chung địa hình Khánh Hoà khá thuận lợi cho việc phát triển kinh tế
tổng hợp Nông - Lâm - Ngư nghiệp - Du lịch song cũng gây không ít khó khăn
trong việc khai thác sử dụng đất vào sản xuất nông - lâm nghiệp. Địa hình cũng
là yếu tố quan trọng phân chia toàn tỉnh thành các vùng sinh thái mang những
nét đặc trưng khác biệt có tác động trực tiếp đến việc sử dụng đất cho phát triển
kinh tế - xã hội của từng vùng.



QHSD đất tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020 và KHSD đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015)

12

1.1.3. Khí hậu
a. Đặc điểm các yếu tố khí hậu
Khí hậu Khánh Hòa vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa,
vừa mang tính chất của khí hậu đại dương nên tương đối ôn hòa. Nhiệt độ trung
bình năm là 26 0C. Tổng nhiệt độ khoảng 9.500 - 9.800 0C , ánh sáng dồi dào, số
giờ nắng trung bình năm từ 2.600 - 2.700 giờ. Độ ẩm không khí trung bình năm
đạt từ 76-79 % và chênh lệch giữa các tháng trong năm thấp. Mùa hè không bị
oi bức, mùa đông không quá lạnh. Do có những vùng núi cao trên 1.000m như
Hòn Bà, nên có các đặc trưng của khí hậu nhiệt đới vùng núi cao, ôn hòa mát mẻ
quanh năm, không có các hiện tượng thời tiết đặc biệt như gió nóng, sương
muối.. ... Ở những tiểu vùng khí hậu này, sương mù thường xuất hiện vào lúc
sáng sớm và chiều tối cuối tháng 7 và 8, mức độ không dày đặc, tan nhanh đã
tăng thêm vẻ huyền ảo của tự nhiên, thuận lợi cho việc phát triển du lịch nghỉ
dưỡng, du lịch leo núi và trồng các loại cây có nguồn gốc ôn đới.
Lượng mưa trung bình năm trên dưới 2.000 mm, trong đó vùng đồng bằng
ven biển phổ biến là 1.000-1.200 mm, còn khu vực huyện Khánh Sơn lại lên tới
2.400 mm. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 và tập trung đến 70- 80% lượng
mưa cả năm. Ở khu vực Nha Trang mùa mưa chỉ kéo dài trong 2 tháng, các
tháng còn lại nắng ấm, rất thuận lợi để kéo dài mùa du lịch.
Những đặc điểm khí hậu, thời tiết Khánh Hòa rất thuận lợi cho tham quan
du lịch biển, nhất là từ tháng 1 đến tháng 8; ánh sáng nhiều là điều kiện tốt cho
cây cối sinh trưởng nói riêng và phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung. Song
cũng cần chú ý đến các hiện tượng bất lợi như lũ lụt về mùa mưa, khô hạn về
mùa khô, gió Tây nóng và gió Tu Bông ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, đặc biệt
vào mùa trổ bông, ra hoa của cây trồng.
b. Phân vùng khí hậu

Theo tài liệu đặc điểm khí hậu, thuỷ văn tỉnh Khánh Hoà (Sở KH & CN 2004), toàn tỉnh Khánh Hoà được phân thành 3 vùng khí hậu thuỷ văn chính như
sau :
- Vùng I : Vùng khí hậu ven biển. Vùng này bao gồm các đảo, bán đảo mà
đại diện tiêu biểu về các đặc trưng khí hậu của vùng này là quần đảo Trường Sa.
- Vùng II : Khí hậu vùng đồng bằng và ven biển xen kẽ đồi, núi thấp.
Đây là vùng địa hình cao dưới 200 m, tương đối bằng phẳng, xen kẽ gò
đồi và núi. Lớp phủ thực vật chủ yếu là lúa, cây công nghiệp ngắn ngày, rừng
trồng và cây phân tán.
Dọc theo phương vĩ tuyến, do vị trí địa lý và địa hình, các đặc trưng khí
hậu thuỷ văn có khác biệt tương đối nên vùng này được chia ra thành 3 tiểu
vùng khí hậu chính.
+ Tiểu vùng khí hậu Vạn Ninh - Ninh Hoà
+ Tiểu vùng khí hậu Diên Khánh - Nha Trang
+ Tiểu vùng khí hậu Cam Ranh
- Vùng III : Khí hậu vùng núi.


QHSD đất tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020 và KHSD đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015)

13

Đây là vùng núi cao trên 200 m, độ dốc lớn, lớp phủ thực vật chủ yếu là
rừng và đồi trọc. Do điều kiện phía Bắc và phía Nam có sự khác biệt, vùng này
cũng được chia thành 02 tiểu vùng khí hậu chính.
+ Tiểu vùng vòng cung núi phía Bắc: Là giới hạn phía Bắc của tỉnh, phân
định bởi đường đỉnh của dãy núi Vọng Phu - Đèo Cả, mà cũng chính là nơi phát
sinh gió Tu Bông.
+ Tiểu vùng vòng cung núi phía Tây Nam: Đặc trưng cơ bản vùng này có
thể xem như ranh giới giữa vùng có mùa mưa chính vào thời kỳ gió mùa mùa
Hè và mùa mưa chính vào thời kỳ đầu gió mùa mùa Đông.

Là tỉnh có nền khí hậu tương đối ôn hòa nên có điều kiện rất thuận lợi để
phát triển du lịch, nhất là du lịch biển. Đặc điểm này cũng đồng nghĩa với việc
mở rộng và phát triển các khu du lịch, khu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng tại
Khánh Hòa là rất cần thiết. Có thể nói yếu tố khí hậu có ảnh hưởng sâu sắc đến
quá trình sử dụng đất sản xuất kinh doanh hiện tại cũng như định hướng sử dụng
đất của tỉnh trong tương lai.
c. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tác động đến việc sử dụng đất
Trong những năm qua ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã gây ảnh hưởng
rất lớn đến đời sống và sản xuất của nhân dân. Khí hậu trái đất nóng lên đã làm
cho thời tiết, khí hậu không còn diễn biến theo quy luật có thể dự báo trước mà
luôn diễn ra bất thường không thể lường trước để đối phó được với các hiện
tượng khí hậu cực đoan như: bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn gây lũ lụt, nắng
nóng gây hạn hán, rét đậm, nước biển đang dâng cao dần lên.
Theo dự báo của các nhà khoa học trên thế giới thì các thành quả đã và
đang đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, tài nguyên
thiên nhiên không thể bù đắp được những tổn thất do tác động của biến đổi khí
hậu nếu chúng ta không có các hành động hợp tác tích cực và hiệu quả ngay từ
bây giờ giữa các nước trên thế giới. Về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu thì Việt
Nam là 1 trong 5 nước trên thế giới (cùng với Pakistan, Inđônêxia, Ốtxtrâylia,
Hà Lan) sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi nước biển dâng cao 0,5-2 m so với
hiện nay do biến đổi khí hậu làm trái đất nóng lên (làm tăng cường độ xuất hiện
các cơn bão nhiệt đới; gây lụt lội, nước biển dâng cao làm ngập đất canh tác,
khu dân cư vùng ven biển và ở 2 đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long; gây
nhiễm mặn do nước biển xâm lấn,…). Các cánh rừng tự nhiên cũng như rừng
trồng được nhận định đóng vai trò quan trọng trong các biện pháp thích ứng và
giảm thiểu thiệt hại từ biến đổi khí hậu.
Theo các nhà khoa học dự báo, với nền nhiệt độ cao hơn 2,5 0 C thì khả
năng nước biển sẽ dâng lên tới 2 m trong vòng 100 năm tới.
Theo cảnh báo của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), đến năm 2050 sẽ
có khoảng 8,4 triệu người Việt Nam thiếu nước ngọt do biến đổi khí hậu; bởi vì

Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu,
đồng thời hàng triệu ha đất bị ngập với hàng chục triệu dân mất nhà cửa do nước
biển dâng cao, trong khi số dân sống ở nông thôn chiếm tới 73% dân số của cả
nước, nên tình trạng đói nghèo có thể tăng 21-35%.


QHSD đất tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020 và KHSD đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015)

14

Những tác động của biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng
đến thuỷ lợi, cấp thoát nước ở thành thị và nông thôn, biểu hiện khá rõ là trong
những năm gần đây vào những tháng mùa mưa dòng chảy của sông Mêkông
tăng 41% ở đầu nguồn, nhưng đến mùa khô giảm tới 24% và trên 70% diện tích
của đồng bằng sông Cửu Long bị xâm nhập mặn với nồng độ lớn hơn 4 g/lit.
Còn dòng chảy mùa kiệt ở sông Hồng giảm 19%, mực nước lũ có thể đạt cao
trình + 13,24 m, xấp xỉ cao trình đê hiện nay là + 13,40 m. Có nghĩa là khả năng
lũ trong mùa mưa và cạn kiệt trong mùa khô đều trở lên khắc nghiệt hơn.
Nước biển dâng lên 1 m sẽ làm ngập 0,3-0,5 triệu ha đất tại đồng bằng
sông Hồng, khoảng 0,4 triệu ha ở Duyên Hải miền Trung và 1,5-2 triệu ha ở
ĐBSCL, đồng thời đe doạ sự an toàn của hệ thống đê sông, đê biển.
Vì vậy Việt Nam cần phải tiến hành đồng bộ các chương trình: chương
trình giảm nhẹ được triển khai dài hạn cùng với các chương trình ứng phó, thích
ứng cấp bách, phân chia theo các giai đoạn và đề ra các nhiệm vụ trọng tâm.
Trong đó, cấp bách nhất là phải sớm có đánh giá mới về các kịch bản biến đổi
khí hậu, làm tiền đề xem xét, điều chỉnh các quy hoạch xây dựng, các dự án giao
thông, di dân., đê biển, xây dựng công nghiệp,.. đặc biệt là hai dự án lớn về cải
tạo, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi ĐBSH và ĐBSCL – hai vựa lúa chính của đất
nước.
Đối với tỉnh Khánh Hoà thì biến đổi khí hậu đã gây ra hạn hán năm 2005

và lũ lụt năm 2009 và lớn nhất là mùa mưa năm 2010. Từ ngày 29/10 đến
04/11/2010 (7 ngày): Từ Bình Định đến Ninh Thuận đã có mưa lớn trên 150-200
mm/ngày đã gây ra lụt lội nghiêm trọng tại tỉnh Khánh Hoà. Đường tàu hoả và
QL1A bị ngập làm giao thông bị gián đoạn: Ngập 2 km trên QL1A tại xã Cam
Thành Bắc (Cam Lâm), Cam Tân, TT Cam Đức, Cam Thịnh Đông; ngập đoạn
đường sắt vào TP Nha Trang. Lũ lụt đã gây sạt lở đất làm ách tắc tuyến giao
thông Nha Trang đi sân bay Cam Ranh và tỉnh lộ 2 Khánh Hoà đi Đà Lạt ,...
Phần lớn TP Nha Trang, Diên Khánh, Cam Lâm, Ninh Hoà, Vạn Ninh bị ngập
sâu 1-2 m, đặc biệt các xã Vĩnh Trung, Vĩnh Thái, Phước Đồng, khu vực phía
Tây phường Phước Hải, nhà dân bị ngập sâu khoảng 1,0 - 1,2 m, đồng ruộng bị
ngập sâu 1,5 - 2,5 m; đường giao thông nông thôn ngập sâu từ 0,8 - 1,0 m,…;
gây hư hỏng đường giao thông, các công trình thuỷ lợi; gây thiệt hại lớn về sản
xuất nông nghiệp, tài sản và đời sống của nhân dân.
Cuối tháng 3/2011 mưa trái mùa và thời tiết lạnh đã diễn ra trên diện rộng
dải ven biển tỉnh Khánh Hoà, điều mà trước đây hầu như không có đã làm ảnh
hưởng đến năng suất lúa vụ đông xuân.
Hiện nay các vùng đất trồng lúa nước vùng đồng bằng ven biển của tỉnh
có độ cao dưới 1,0 m so với mặt nước biển như các xã: Ninh Giang, Ninh Hòa
(TX Ninh Hòa). Các vùng đất nuôi trồng thuỷ sản ven biển có độ cao 1,0-1,5 m
so với mặt nước biển. Một số khu dân cư ven biển, ven cửa sông Cái Nha Trang
có độ cao 1,5-2,0 m so với mặt nước biển. Còn đại bộ phận diện tích đất trồng
lúa nước vùng đồng bằng và khu dân cư đều có độ cao trên 2 m so với mặt biển.
Biến đổi khí hậu làm gia tăng tần suất và cường độ thiên tai như bão, lũ,
hạn hán, mưa lớn, nắng nóng... và có thể trở thành thảm họa, gây rủi ro lớn cho


QHSD đất tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020 và KHSD đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015)

15


phát triển kinh tế, xã hội hoặc xóa đi những thành quả nhiều năm của sự phát
triển. Sự gia tăng của các hiện tượng khí hậu cực đoan và thiên tai, cả về tần số,
cường độ và độ bất thường do BĐKH là mối đe dọa thường xuyên, trước mắt và
lâu dài đối với tất cả các lĩnh vực, các vùng và các cộng đồng. Bão, lũ lụt, hạn
hán, mưa lớn, nắng nóng, gió lốc là thiên tai xảy ra hàng năm ở nhiều vùng gây
thiệt hại cho sản xuất và đời sống.
Biến đổi khí hậu có thể dẫn đến 5 nguy cơ lớn: Giảm năng suất nông
nghiệp; gia tăng tình trạng thiếu nước; thời tiết cực đoan gia tăng; các hệ sinh
thái tan vỡ và bệnh tật gia tăng.
Các kịch bản nước biển dâng cho Việt Nam được tính toán theo kịch bản
phát thải thấp nhất (B1), kịch bản phát thải trung bình (B2) và kịch bản phát thải
cao nhất (A1FI).
Kết quả tính toán theo các kịch bản phát thải thấp, trung bình và cao cho
thấy vào giữa thế kỷ 21 mực nước biển có thể dâng thêm 28 đến 33 cm và đến
cuối thế kỷ 21 mực nước biển dâng thêm từ 65 đến 100 cm so với thời kỳ 1980
– 1999.
Biểu 1. Dự báo mực nước biển dâng (cm) so với thời kỳ 1980-1999
Kịch bản

Các mốc thời gian của thế kỷ 21
2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100

Thấp (B1)

11

17

23


28

35

42

50

57

65

Trung bình (B2)

12

17

23

30

37

46

54

64


75

Cao (A1FI)

12

17

24

33

44

57

71

86

100

Nguồn: Phân viện Khí thượng thủy văn và Môi trường phía Nam

Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng lớn đến việc nuôi trồng thủy sản của tỉnh
theo hướng hẹp dần do nước bị nhiễm mặn khi nước biển dâng và điều kiện
sống thích nghi bị thay đổi. Môi trường sống thay đổi trong đó nhiệt độ, độ mặn
gia tăng sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống thủy sinh theo hướng thu hẹp,
giảm sản lượng làm cho hoạt động đánh bắt thủy hải sản khó khăn, nguồn sống
của người dân nghèo bị suy giảm. Ngoài ra, biến đổi khí hậu và gia tăng nhiệt độ

tạo điều kiện cho mực nước biển nâng dần lên, đẩy quá trình xâm nhập mặn sâu
vào nội địa. Việc xâm nhập mặn đã làm biến đổi hệ sinh thái vùng vốn ổn định
nhiều năm trước đây và kết quả là ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của dân cư.
Như vậy trong 10-20 năm tới nếu nước biển dâng cao thêm khoảng 0,120,17 m thì mức độ ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân trên địa bàn
tỉnh Khánh Hoà cũng không bị ảnh hưởng lớn. Tuy nhiên, từ dự báo mực nước
biển dâng như vậy, để việc sự dụng đất có hiệu quả, bền vững, không bị ảnh
hưởng bởi biến đổi khí hậu sau này thì chúng ta phải có chiến lược đầu tư thích
hợp ngay từ hôm nay. Cụ thể:
- Khi thi công xây dựng các khu dân cư mới và các công trình công cộng
trên địa bàn tỉnh phải đổ đất san nền ở mức +3,0 m so với mặt biển để tránh
ngập sau này.


QHSD đất tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020 và KHSD đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015)

16

- Các khu vực có thể bị ngập sâu thì có phương án chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, vật nuôi cho phù hợp (vùng trồng lúa có địa hình thấp trũng thì chuyển
sang nuôi trồng thuỷ sản), vùng đang nuôi trồng thuỷ sản thì xây dựng đê, kè
ven biển, nâng cao bờ ao nuôi tôm,...
- Bảo vệ tài nguyên rừng hiện có và đẩy mạnh công tác trồng mới và
khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên để tăng độ che phủ, cải tạo khí hậu, điều tiết
dòng chảy mùa mưa để hạn chế ngập lụt; nhất là trồng phục hồi lại rừng ngập
mặn ven biển Ninh Hoà, Vạn Ninh.
- Xây dựng hệ thống thoát nước các đô thị mới và cải tạo các đô thị cũ để
hạn chế ngập lụt trong mùa mưa lũ.
- Xây dựng các hồ chứa nước và xây dựng kế hoạch xả lũ cho sát với tình
hình thực tế của từng năm.
Điều đó cho thấy sự biến đổi khí hậu đã có ảnh hưởng lớn đến đất nước

ta, đến vùng Duyên hải Nam trung Bộ, trong đó có tỉnh Khánh Hoà. Vì vậy để
hạn chế ảnh hưởng của biến đổi khí hậu thì mọi quốc gia phải có trách nhiệm
thực hiện các biện pháp để hạn chế sự nóng lên của trái đất. Đối với Việt Nam
nói chung và tỉnh Khánh Hoà nói riêng thì vấn đề bảo vệ và phát triển tài
nguyên rừng vẫn là biện pháp quan trọng hàng đầu để hạn chế ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu đến sản xuất và đời sống. Tỉnh Khánh Hoà đã có kế hoạch chi 11
tỷ đồng cho kế hoạch 2011-2015 để điều tra, nghiên cứu, đánh giá tác động của
biến đổi khí hậu đối với sản xuất và đời sống trên toàn tỉnh, nhất là vùng ven biển.
1.1.4. Thuỷ văn, thuỷ triều
a. Hệ thống sông ngòi
Dãy Trường Sơn thuộc địa phận Khánh Hòa chạy gần sát biển. Do vậy
các sông suối chảy qua tỉnh đều ngắn và dốc. Mặt khác ở vùng núi cao có lượng
mưa lớn nên đã tạo ra một mạng lưới sông khá phong phú. Khánh Hòa có 3 hệ
thống sông lớn, đó là: sông Cái Nha Trang, sông Cái Ninh Hoà, sông Tô Hạp và
hàng chục sông suối nhỏ độc lập. Nhìn chung mạng lưới sông ngòi tương đối
dày đặc nhưng phân bố không đều, vùng núi cao có mật độ lưới sông dày
khoảng 1 km/km2, vùng thấp và đồng bằng ven biển có mật độ lưới sông mỏng
hơn khoảng 0,6 km/km2. Do đặc điểm địa hình nên sông, suối ở đây nhìn chung
ngắn, lòng sông hẹp và dốc với độ dốc trung bình khoảng 5 0/oo và thường cạn
kiệt vào mùa khô.
Các hệ thống sông lớn trong tỉnh:
+ Sông Cái Nha Trang: bắt nguồn từ đỉnh ChưTgô cao 1.475 m giáp tỉnh
Đắc Lắc, chảy qua huyện Khánh Vĩnh, Diên Khánh, TP Nha Trang và đổ ra cửa
Hà Ra - Nha Trang. Lượng mưa bình quân trong lưu vực 1.700 mm/năm. Sông
có lưu lượng bình quân 55,7m3/giây, lưu lượng mùa kiệt là 7,32m3/giây. Đây là
con sông lớn nhất và lượng nước dồi dào nhất của tỉnh. Gắn liền sông Cái Nha
Trang là đồng bằng Diên Khánh- Nha Trang. Hiện nay trên sông này và các phụ
lưu đã xây dựng trạm bơm Cầu Đôi, một số trạm bơm nhỏ và hồ chứa Suối Dầu,
hồ Láng Nhớt, hồ Am Chúa; xây dựng nhà máy thuỷ điện trên sông Giang
(Khánh Vĩnh) và sẽ xây dựng thuỷ điện trên sông Chò, hồ sông Chò 1 (Khánh



QHSD đất tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020 và KHSD đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015)

17

Vĩnh) cung cấp điện cho sinh hoạt, công nghiệp và nước tưới cho cây trồng, cho
sinh hoạt.
Sông có tổng diện tích lưu vực: 1.732 km2, chiều dài 84 km. Sông Cái
Nha Trang có những phụ lưu chính sau:
- Sông Khế nhập lưu bờ phải có diện tích lưu vực: 75,4 km2
- Sông Giang nhập lưu bờ trái có Flv = 186 km2
- Sông Cầu nhập lưu bờ phải có Flv = 190 km2
- Sông Chò dài 74 km, nhập lưu bờ trái có Flv = 555 km2
- Suối Dầu nhập lưu bờ phải có Flv = 272 km2 , đã xây dựng hồ suối
Dầu với diện tích tưới thiết kế 3.700 ha và cấp nước công nghiệp cho khu công
nghiệp Suối Dầu, Suối Hiệp với lượng nước cấp 9,5.106 m3 .
+ Sông Cái Ninh Hoà: bắt nguồn từ đỉnh Chư Hu, cao 1300 m phía Tây
bắc tỉnh giáp với tỉnh Đắc Lắc và đổ ra đầm Nha Phu. Lượng mưa bình quân
trong lưu vực 1.700 mm/năm. Lưu lượng bình quân 23,9 m3/giây, lưu lượng
mùa kiệt là 0,6 m3/giây. Gắn liền với sông Cái Ninh Hoà là đồng bằng Ninh
Hoà. Sông Cái Ninh Hoà có tiềm năng lớn về thuỷ điện và hiện nay đã xây dựng
nhà máy thuỷ điện Ea KrôngRu. Ở thượng lưu đã xây dựng hồ chứa nước Đá
Bàn, hồ Suối Trầu và một số đập dâng nước tưới cho cánh đồng lúa Ninh Hoà
(lớn nhất tỉnh) và cung cấp nước cho sản xuất công nghiệp và sinh hoạt.
Sông Cái Ninh Hoà hay còn gọi là sông Dinh, tổng diện tích lưu vực 916
2
km với chiều dài 53 km. Sông Cái Ninh Hoà có các phụ lưu sau:
- Sông Đá Bàn là phụ lưu bên trái của sông cái Ninh Hoà, có chiều dài
sông là 37 km với Flv = 358 km2.

- Sông Bông nhập lưu bờ phải có Flv = 61,6 km2
- Sông Trầu nhập lưu bờ phải có Flv = 65 km2
- Sông Lốt nhập lưu bờ trái có Flv = 358 km2
+ Sông Tô Hạp: Sông Tô Hạp bắt nguồn từ vùng núi cao của huyện
Khánh Sơn chảy sang tỉnh Ninh Thuận, phần thượng nguồn sông nằm trong địa
bàn tỉnh Khánh Hoà có chiều dài 23 km với diện tích lưu vực là 300 km2.
Ngoài các sông chính trên, còn những sông ngắn độc lập như sau:
- Sông Cạn (Vạn Ninh) có diện tích lưu vực là 86 km2, chiều rộng bình
quân lưu vực là 6,1 km đổ ra biển Hải Triều, với chiều dài 14 km sông có nước
quanh năm.
- Sông Đồng Điền (Vạn Ninh) có diện tích lưu vực 113 km2 dài 18 km,
chiều rộng bình quân lưu vực là 6,3 km đổ ra biển tại xã Vạn Thắng.
- Sông Hiền Lương (Vạn Ninh) có diện tích lưu vực là 154 km2, chiều
rộng bình quân lưu vực là 8,6 km, dài 18 km, sông có nước quanh năm.
- Suối Thượng (Cam Lâm) có chiều dài 22 km với Flv = 142 km2 , đã xây
dựng hồ Cam Ranh với năng lực tưới thiết kế 2.300 ha, trong đó tưới 700 ha
phía Bắc, tưới 1.600 ha phía Nam và cấp nước sinh hoạt cho 70.000 dân.


QHSD đất tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020 và KHSD đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015)

18

- Suối Hành (Cam Ranh) có Flv = 185 km2 , đã xây dựng hồ suối Hành có
năng lực tưới thiết kế 950 ha, trong đó tự chảy 700 ha.
- Sông Cạn dài 20 km (Cam Ranh) có Flv = 88 km2, bắt nguồn từ huyện
Bác Ái tỉnh Ninh Thuận đổ ra vịnh Cam Ranh.
- Suối Tà Rục (Cam Lâm, Cam Ranh) có chiều dài 23 km với Flv = 173
2
km , đã khởi công xây dựng hồ chứa nước Tà Rục (ngày 6/8/2010) với với năng

lực tưới thiết kế 1.750 ha và cấp nước cho khu công nghiệp Nam Cam Ranh, cấp
nước sinh hoạt cho nhân dân.
Biểu 2. Đặc trưng hình thái các sông lớn
Flv
(km2)

Lsông
(km)

Độ cao
trung bình
lưu vực
(m)

Độ rộng
bình quân
lưu vực
(km)

Mật độ
lưới sông
(km/km2)

Hệ số
uốn
khúc

1 Sông Cái Ninh Hoà

916


53

342

19.7

0,61

1,4

2 Sông Cái Nha Trang

1.732

84

548

22.8

0,82

1,38

300

23

T

T

Tên sông

3 Sông Tô Hạp

13

Nguồn:- QH Thuỷ lợi tỉnh Khánh Hoà đến năm 2015.
- Quyết định số 1989/QĐ-TTg ngày 01/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

b. Đặc điểm thủy văn
Dòng chảy năm của các sông suối trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà có sự biến
động theo không gian và thời gian. Theo không gian, dòng chảy năm có sự phân
bố không đều giữa các vùng trong tỉnh. Môđun dòng chảy ở vùng núi và sườn
đón gió có giá trị lớn hơn ở vùng đồng bằng ven biển từ 3 đến 4 lần.
Về thời gian, dòng chảy cũng có sự phân bố không đều theo năm. Mùa lũ
bắt đầu từ tháng IX đến tháng XII có lượng dòng chảy chiếm từ 70÷75% lượng
dòng chảy trong cả năm. Đối với năm nhiều nước, tỉ lệ này tăng lên khoảng
80÷85%, còn năm ít nước chỉ còn 40% ÷ 45%. Mùa cạn kéo dài 9 tháng từ tháng
I đến tháng IX, lượng dòng chảy chỉ chiếm 25 ÷ 30% lượng dòng chảy năm.
Tại trạm thuỷ văn Đồng Trăng, năm 1996 là năm có lượng dòng chảy năm
lớn nhất trong tài liệu từ 1983÷1998 lớn gấp ba lần năm 1987 là năm có lượng
dòng chảy năm nhỏ nhất. Điều đó chứng tỏ sự phân bố lượng mưa giữa các mùa
trong năm, cũng như giữa năm này với năm khác có sự biến động tương đối lớn.
Căn cứ vào tài liệu thực đo tại Đồng Trăng cho thấy lượng dòng chảy khá
phong phú với môđuyn dòng chảy bình quân nhiều năm đạt 50-55 l/s/km2. Dòng
chảy năm trung bình nhiều năm trên sông Cái Nha Trang tại Đồng Trăng với
diện tích lưu vực F= 1244 km2 đạt 64,6 m3/s tương ứng với mô số dòng chảy là
51,9 l/s/km2 và tổng lượng dòng chảy 2,04 tỷ m3 nước.

Nếu tính cho toàn lưu vực sông Cái Nha Trang với diện tích lưu vực 1.732
2
km , lưu lượng dòng chảy là 79 m3/s tương ứng với mô số là 41,6 l/s/km2 và
tổng lượng dòng chảy năm là 2,5 tỷ m3 .


QHSD đất tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020 và KHSD đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015)

19

Lưu vực sông Cái Ninh Hoà với diện tích lưu vực 916 km2, có lưu lượng
dòng chảy năm là 30,4 m3/s, tương ứng với mô số là 35,7 l/s/km2 và tổng lượng
dòng chảy năm là 0,96 tỷ m3 .
c. Thuỷ triều
Thuỷ triều ở biển tỉnh Khánh Hoà mang tính chất nhật triều không đều.
Biển Khánh Hoà có thuỷ triều thấp, biên độ dao động từ 2-2,50 m. Dọc theo bờ
biển, vịnh Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh chủ yếu là đất cát trắng, cồn cát
vàng, đồi thấp nên ít bị ảnh hưởng của sóng và thuỷ triều. Một số vùng đất ven
biển đã được khai thác làm hồ nuôi tôm, sản xuất muối; khả năng xâm nhập mặn
không lớn nên ít ảnh hưởng đến đất sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên về mùa
khô do dòng chảy kiệt thấp nên có năm khả năng xâm nhập mặn vào sâu 7-10
km trên sông Cái Nha Trang.
Vào mùa mưa lớn hàng năm hoặc những năm có bão, tỉnh Khánh Hoà
thường chịu ảnh hưởng nặng của lũ lụt trên ba hệ thống sông lớn, gây ngập lụt
nghiêm trọng ở hầu hết các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh như năm 2009 và
2010. Trong những năm tới việc đầu tư xây dựng hồ chứa nước Tà Rục, hồ sông
Cạn, Sông Chò 1, Đồng Điền,... thì vấn đề ngập lụt sẽ được kiểm soát tốt hơn.
1.2. Các nguồn tài nguyên
1.2.1. Tài nguyên đất
Trên cơ sở tài liệu điều tra, phân loại đất toàn tỉnh trước đây và điều tra,

bổ sung phân loại đất năm 2004 tỉnh Khánh Hoà do Phân viện QH & TKNN
miền Trung thực hiện và kết quả thống kê đất đai năm 2010 cho thấy :
Tổng DTTN toàn tỉnh là 521.765,48 ha (kể cả quần đảo Trường Sa 49.630
ha). Phần diện tích đất liền thuộc 8 huyện, thị và TP. Nha Trang với diện tích
472.135,48 ha. Trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 được chia thành 9 nhóm với 20 đơn vị
đất.
Chi tiết các nhóm, đơn vị đất và diện tích các nhóm đất như sau:
Biểu 2b. Các nhóm đất và loại đất tỉnh Khánh Hoà
ST
T
I
1
II
2
3
4
III
5
IV
6
7
8

Tên đất


hiệu

NHÓM CỒN CÁT VÀ ĐẤT CÁT BIỂN


C

Đất cát biển

C

NHÓM ĐẤT MẶN

M

Đất mặn sú vẹt đước
Đất mặn nhiều
Đất mặn ít và trung bình

Mm

NHÓM ĐẤT PHÈN

S
Sp2
M
P

Đất phèn tiềm tàng sâu, mặn
NHÓM ĐẤT PHÙ SA

Đất phù sa được bồi chua
Đất phù sa không được bồi chua
Đất phù sa gley


Mn
M

Pbc
Pc
Pg

Diện tích
(ha)
18.350
18.350
8.239
1.549
674
6.016
920
920
33.056
541
9.243
15.540

Tỷ lệ
(%)
3,89
1,75

0,19
7,00



QHSD đất tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020 và KHSD đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015)
9
10
VI
11
12
IX
13
14
15
16
17
X
18
XII
19
XII
I
20

Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng
Đất phù sa ngòi suối
NHÓM ĐẤT XÁM VÀ BẠC MÀU

Đất xám trên phù sa cổ
Đất xám trên trên Macma acid và đá cát
NHÓM ĐẤT ĐỎ VÀNG

Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất

Đất vàng đỏ trên đá macma axit
Đất vàng nhạt trên đá cát
Đất nâu vàng trên phù sa cổ
Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước

Pf
Py
X;
B
X
Xa

2.481
5.251
25.332
3.838
21.494

5,37

63,72

F
Fs

20

300.850
50.516


Fa

239.264
1.833
Fp
5.395
Fl
3.842
H
NHÓM ĐẤT MÙN VÀNG ĐỎ TRÊN NÚI
57.743 12,23
Ha
Đất mùn vàng đỏ trên đá Macma axit
57.743
D
0,61
NHÓM ĐẤT THUNG LŨNG
2.881
D
Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ
2.881
E
3,32
NHÓM ĐẤT XÓI MÒN TRƠ SỎI ĐÁ
15.683,
E
Đất xói mòn trơ sỏi đá
48 98,08
15.683,
Cộng

48
463.054
1,92
9.081
IX
Sông suối và MNCD, …
,48
Tổng diện tích điều tra
472.135
Diện tích không điều tra (huyện đảo Trường
49.630 100,0
,48
0
Sa)
521.765
Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh
,48 Hoà; chi
Nguồn : Phân viện QH & TKNN miền Trung, Sở TN-MT tỉnh Khánh
521472.
tiết xem phụ biểu 01, 01b.
135,48
Fq

a. Nhóm bãi cát, cồn cát và đất cát biển
- Diện tích: 18.350 ha, chiếm 3,89% tổng diện tích điều tra của tỉnh.
- Phân bố: ở các huyện, thành phố ven biển từ Vạn Ninh đến Cam Ranh;
địa hình khá bằng phẳng, tập trung thành các khu vực lớn tại các huyện Vạn
Ninh 5.871 ha (bán đảo Vân Phong) và huyện Cam Lâm 425 (xã Cam Hải
Đông), TP Cam Ranh 9.265 ha (bán đảo Cam Ranh), TX Ninh Hòa 1.366 ha, TP
Nha Trang 1.423 ha. Một số cồn cát trắng, vàng có hàm lượng Silic cao thuận

lợi cho sản xuất thuỷ tinh cao cấp, phân bố dọc ven biển và đang khai thác xuất
khẩu tại Đầm Môn - xã Vạn Thạnh (Vạn Ninh), Cam Hải Đông (Cam Lâm).
- Hướng sử dụng: sử dụng chủ yếu cho xây dựng khu dân cư, trồng dừa,
nuôi trồng thuỷ sản, làm muối, trồng rừng phi lao; trồng các loại cây hoa màu
như đậu đỗ các loại, khoai lang, ... nhưng phải chú ý bón nhiều phân hữu cơ, các
loại phân khoáng.
Một số cồn cát trắng có hàm lượng Silic cao thuận lợi cho sản xuất thuỷ
tinh cao cấp.
b. Nhóm đất mặn
- Diện tích: tổng diện tích 8.239 ha, chiếm 1,35% diện tích điều tra toàn
tỉnh. Nhóm đất này gồm 3 loại đất (đất mặn sú vẹt đước 1.549 ha tập trung chủ


QHSD đất tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020 và KHSD đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015)

21

yếu ở Ninh Hoà, đất mặn nhiều 674 ha tập trung chủ yếu ở Cam Ranh, Ninh
Hoà, đất mặn ít và trung bình 6.016 ha tập trung ở Ninh Hoà, Nha Trang, Cam
Ranh và Vạn Ninh).
- Phân bố: vùng ven biển huyện Vạn Ninh 777 ha, TX Ninh Hòa 3.875
ha, TP Nha Trang 1.678 ha, TP Cam Ranh 1.622 ha, ...
- Hướng sử dụng : Đất có thể sử dụng để trồng cói, lúa nước (có tưới)
hoặc nuôi trồng thủy sản, làm muối. Tuy nhiên biện pháp thủy lợi và phân bón
phải được coi trọng.
c. Nhóm đất phèn
- Diện tích: 920 ha, chiếm 0,19% diện tích điều tra toàn tỉnh.
- Phân bố: ở vùng ven biển thuộc TX Ninh Hòa 342 ha, TP Nha Trang 578 ha.
- Hướng sử dụng: Đất có thể sử dụng để trồng rừng ngập mặn ven biển
hoặc nuôi trồng thủy sản, làm muối. Tuy nhiên biện pháp thủy lợi và cải tạo đất

phải được coi trọng.
d. Nhóm đất phù sa
- Diện tích: 33.056 ha, chiếm 7,00% diện tích điều tra toàn tỉnh.
- Phân bố: Phân bố tập trung ở các vùng đồng bằng huyện Vạn Ninh,
Ninh Hoà, Diên Khánh, Nha Trang của các cửa sông lớn (sông Cái Nha Trang,
Ninh Hoà,...). Trong đó: tại huyện Vạn Ninh 5.217 ha, TX Ninh Hòa 10.125 ha,
Diên Khánh 9.272 ha, TP Nha Trang 1.416 ha, TP Cam Ranh 1.144 ha, huyện
Cam Lâm 3.195 ha, Khánh Vĩnh 1.075 ha, ….
Nhóm đất phù sa chia thành 5 loại đất là:
Đất phù sa được bồi chua có 541 ha (tập trung chủ yếu ở Khánh Sơn (295
ha), Ninh Hoà (98 ha), ...
Đất phù sa không được bồi chua có 9.243 ha (tập trung chủ yếu ở Diên
Khánh (2.400 ha), Ninh Hoà (2.981 ha), Vạn Ninh (1.165 ha), ...
Đất phù sa Gley có 15.540 ha (tập trung chủ yếu ở Diên Khánh (4.865
ha), Ninh Hoà (4.506 ha), Vạn Ninh (3.536 ha), ...
Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng có 2.481 ha (tập trung chủ yếu ở
Ninh Hoà (1.224 ha), Diên Khánh (873 ha), ...
Đất phù sa ngòi suối có 5.251 ha (tập trung chủ yếu ở Ninh Hoà (1.316
ha), Khánh Vĩnh (1.075 ha), Diên Khánh (1.037 ha), ...
- Hướng sử dụng: Đây là nhóm đất tốt nhất cho sản xuất nông nghiệp,
thích hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau như các loại rau, đậu đỗ, lúa nước,
ngô, khoai lang và các loại cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày và cây ăn quả.
Điều kiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng rất thuận lợi trên nhóm đất này vì phần
lớn diện tích được tưới nước chủ động. Hiện nay nhóm đất này đã được khai
thác triệt để vào sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là trồng lúa nước, rau màu, cây
công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả.
e. Nhóm đất xám và bạc màu
- Diện tích: có 25.332 ha, chiếm 5,37% diện tích điều tra của tỉnh.



QHSD đất tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020 và KHSD đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015)

22

- Phân bố: Đất xám được phân bố ở tất cả các huyện trên nhiều dạng địa
hình khác nhau từ đồng bằng ven biển, các thềm phù sa cổ bằng phẳng lượn
sóng. Trong đó phân bố chủ yếu ở TP Cam Ranh và phía Tây TX. Ninh Hoà trên
địa hình bằng hoặc lượn sóng, độ dốc nhỏ.
Nhóm đất này có 2 loại đất: Đất xám trên phù sa cổ có 3.838 ha (tập trung
ở Cam Lâm 1.972 ha, Cam Ranh 942 ha, ...). Đất xám trên đá macma axít và đá
cát có 21.494 ha (tập trung ở Ninh Hoà 8.249 ha, Cam Ranh 3.066 ha, Cam Lâm
3.682 ha, Diên Khánh 2.430 ha, ...).
- Hướng sử dụng : Nhóm đất này thích hợp trồng màu, cây công nghiệp
ngắn ngày và dài ngày. Hiện nay hầu hết loại đất xám trên đá granít được sử
dụng trồng mía; một ít đất được trồng hoa màu khác như sắn, khoai lang. Nói
chung nhóm đất này có tiềm năng không lớn nhưng nhờ địa hình thuận lợi cho
việc canh tác, khả năng cung cấp nước và có độ dày tầng đất khá nên được khai
thác khá triệt để vào sản xuất nông nghiệp.
f. Nhóm đất đỏ vàng
- Diện tích: có 300.850 ha, chiếm 63,72% diện tích điều tra của tỉnh.
- Phân bố: Đất đỏ vàng được phân bố ở tất cả các địa phương trong tỉnh,
tập trung nhiều ở Khánh Vĩnh 80.668 ha, Ninh Hoà 80.165 ha, Cam Lâm 36.864
ha, Vạn Ninh 34.419 ha. Phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi, độ dốc trên 8 độ.
Những vùng đất có độ dốc < 15 độ, tầng dày > 50 cm chiếm tỷ lệ rất ít (chiếm
16,62%) trong nhóm này. Hiện nay những vùng đất khá bằng gần các khu dân
cư đã được khai thác trồng mía, đào lộn hột, cây ăn quả, hoa màu,... Những vùng
đất có độ cao 100 - 400 m trồng rừng; trên 600 m chủ yếu là rừng tự nhiên.
Nhóm đất đỏ vàng chia thành 5 loại đất là:
Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất có 50.516 ha (tập trung chủ yếu ở
Khánh Vĩnh (24.053 ha), Ninh Hoà (11.736 ha), Khánh Sơn (7.118 ha), ...

Đất vàng đỏ trên đá macma axít có 239.264 ha (tập trung chủ yếu ở Ninh
Hoà (59.102 ha), Khánh Vĩnh (56.615 ha), Cam Lâm (36.531 ha), Vạn Ninh
(32.057 ha), ...
Đất vàng nhạt trên đá cát có 1.833 ha (tập trung chủ yếu ở Diên Khánh
(1.117 ha), Ninh Hoà (668 ha), ...
Đất nâu vàng trên phù sa cổ có 5.395 ha (tập trung chủ yếu ở Ninh Hoà
(5.386 ha), ...
Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước có 3.842 ha (tập trung chủ yếu ở
Ninh Hoà (3.273 ha), ...
- Hướng sử dụng: So với các loại đất đỏ vàng khác, đất đỏ vàng trên đá
sét và biến chất, đất nâu vàng trên phù sa cổ có độ phì khá hơn, nhất là tỷ lệ chất
hữu cơ; đá lẫn ít hơn; đa số loại đất này được phân bố ở vùng gò đồi nên việc sử
dụng có nhiều thuận lợi. Đất đỏ vàng trên đá macma axít (Fa) thường phân bố ở
địa hình cao, độ dốc lớn nên khả năng sử dụng vào mục đích nông nghiệp rất
hạn chế. Ở những vùng đất đã sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp có độ
dốc cấp IV nên chuyển đổi sang trồng rừng. Đất phân bố ở những địa hình thấp


QHSD đất tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020 và KHSD đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015)

23

và ít dốc hơn có thể sử dụng vào sản xuất nông nghiệp như trồng điều hay cây
ăn quả các loại. Sử dụng đất này vấn đề đặt lên hàng đầu là chống xói mòn; loại
đất này chủ yếu dùng cho mục đích lâm nghiệp.
g. Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi
- Diện tích: có 57.743 ha chiếm 12,23% tổng diện tích điều tra của tỉnh.
- Phân bố: ở các vùng núi cao thuộc Khánh Vĩnh (36.653 ha), Ninh hòa
(11.470 ha); Vạn ninh (4.805 ha); Khánh sơn (6.100 ha); Vạn Ninh (4.838 ha).
- Hướng sử dụng: Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi phân bố ở độ cao trên

900 m nên chỉ dùng cho mục đích lâm nghiệp là chính.
h. Nhóm đất thung lũng
- Diện tích: có 2.881 ha, chiếm 0,61% tổng diện tích điều tra của tỉnh.
- Phân bố: Tập trung chủ yếu ở Ninh hòa (1.131ha); Khánh Vĩnh (659 ha), ...
- Hướng sử dụng: Nhìn chung đất có độ phì tương đối khá, đất chua, nằm
ở địa hình thấp trũng khó thoát nước. Chủ yếu được sử dụng trồng cây hàng năm
như lúa màu, cây lương thực.
i. Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá
- Diện tích: có 15.683,48 ha, chiếm 3,32 % tổng diện tích điều tra của
tỉnh; phần lớn là các núi đá Granit, phân bố gần đường QL1A thuộc Nha Trang,
Ninh Hoà, Vạn Ninh, Cam Ranh, Cam Lâm, Diên Khánh, ... dễ khai thác sản
xuất vật liệu xây dựng.
k. Các loại đất khác (sông suối & MNCD, ...) : 9.081 ha, chiếm 1,92%
tổng diện tích điều tra của tỉnh.
1.2.2. Tài nguyên nước
a. Nước mặt : Do các hệ thống suối, hồ chứa và kênh tưới thuộc hệ thống
các hồ, đập dâng cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt.
Khánh Hòa có mạng lưới sông khá dày (0,6 -1 km/km2), nhưng sông
ngắn, dốc, lại nằm trong vùng mưa vừa, trong khi đó tổn thất do bốc hơi lớn,
lượng mưa lại tập trung chủ yếu vào 4 tháng mùa mưa (chiếm tới 70- 80% lượng
mưa cả năm) và có ít hồ chứa nên mùa khô thường bị thiếu nước tưới cho cây
trồng, nhất là các huyện Vạn Ninh, Cam Ranh, Khánh Vĩnh. Ngoài ra do diện
tích rừng đầu nguồn bị khai thác nhiều nên mùa khô mực nước các sông thấp,
khó khai thác phục vụ sản xuất và cấp nước sinh hoạt, công nghiệp. Do vậy, khi
khai thác nguồn nước mặt phải chú ý điều hoà giữa các vùng và sử dụng một
cách tiết kiệm. Trong xây dựng và quản lý khai thác, chú ý liên kết các loại công
trình hồ chứa, đập dâng, trạm bơm để tận dụng tối đa nguồn nước tự nhiên. Phải
xử lý nước thải công nghiệp để sử dụng cho sản xuất nông nghiệp. Hệ thống
sông suối ở Khánh Hoà đa số thường bị nhiễm mặn vào mùa khô, đặc biệt là hệ
thống sông Cái Nha Trang. Có năm nước mặn xâm nhập qua cửa sông tới 7-10

km gây khó khăn rất lớn tới sản xuất và đời sống của nhân dân, đặc biệt là nước
sinh hoạt của nhân dân TP. Nha Trang.
Trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà có một số lưu vực sông, suối có thể xây
dựng các hồ chứa nước để mở rộng diện tích cây trồng được tưới và cung cấp


QHSD đất tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020 và KHSD đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015)

24

nước cho công nghiệp và sinh hoạt. Theo dự án điều chỉnh quy hoạch thuỷ lợi
toàn tỉnh, trong những năm tới trên địa bàn tỉnh sẽ xây dựng thêm các hồ chứa
lớn như : hồ sông Chò 1 (Khánh Vĩnh), hồ Đồng Điền (Vạn Ninh), hồ sông Cạn
(Cam Ranh), ... để khai thác nguồn nước mặt phát triển sản xuất nông nghiệp
phục vụ thâm canh & tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng; cung cấp nước sinh
hoạt cho nhân dân,; cấp nước cho các khu công nghiệp, du lịch và cải tạo môi
trường,...
b. Nước ngầm: Theo kết quả điều tra của Liên đoàn Quy hoạch và Điều
tra tài nguyên nước miền Trung, tổng lượng khai thác nước ngầm khoảng
489.571 m3/ngày. Theo kết quả quan trắc và khảo sát của Sở Thuỷ lợi Phú
Khánh cũ, các vùng đồng bằng ven biển của Khánh Hoà phần lớn có mực nước
ngầm xuất hiện ở độ sâu > 4 m chiếm 44%; từ 0,5-1 m chiếm 10,2%; 1-2 m
chiếm 24,9% và từ 2-4 m chiếm khoảng 20,9% diện tích khảo sát.
Nhìn chung trữ lượng nước ngầm Khánh Hoà không lớn, tuy nhiên vẫn có
thể khai thác cung cấp một phần nhu cầu cho sinh hoạt và sản xuất. Một số nơi ở
Ninh Hoà, Diên Khánh, Cam Ranh đã khai thác nước ngầm phục vụ sản xuất
nông nghiệp.
1.2.3. Tài nguyên rừng
Theo kết quả thống kê đất đai ngày 01/01/2011, tỉnh Khánh Hoà có
214.966,72 ha đất lâm nghiệp chiếm 41,20% DTTN toàn tỉnh (nếu tính phần đất

liền thì chiếm 45,53%), trong đó 46,17% là rừng sản xuất, 46,28% rừng phòng
hộ và 7,55% rừng đặc dụng. Trữ lượng gỗ gần 20 triệu m3 (trong đó rừng trồng
có gần 1 triệu m3), trữ lượng tre, nứa, lồ ô trên 40 triệu cây. Trong đất lâm
nghiệp có rừng thì diện tích rừng tự nhiên có 157.820,59 ha, đất rừng trồng có
41.397,63 ha, đất rừng có độ che phủ chiếm 38,18%; còn lại là đất trồng mới
rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên. Rừng sản xuất chủ yếu là rừng trung
bình và rừng nghèo. Rừng phòng hộ còn nhiều diện tích rừng giàu ở khu vực núi
cao, đầu nguồn sông lớn tại các huyện Khánh Vĩnh, Khánh Sơn và TX Ninh
Hoà. Đất lâm nghiệp toàn tỉnh chiếm 45,53% DTTN toàn tỉnh, lớn nhất là
Khánh Vĩnh (74,71%), Khánh Sơn (57,54%), Cam Lâm (50%) các huyện còn lại
đều dưới mức bình quân của tỉnh; thấp nhất là Cam Ranh (5,82%), Nha Trang
(10,96%).
Rừng là một thế mạnh của tỉnh Khánh Hòa, song việc khai thác gỗ những
năm qua đã làm tài nguyên rừng ngày càng giảm đi. Tổng khối lượng gỗ tròn
khai thác 5 năm 2006-2010 gần 200.000 m3 (bình quân gần 39.000 m3/năm).
Cùng với việc mất rừng là sự suy giảm các cây lâm đặc sản qúy như Pơ mu, cây
gió, nhựa thông, song mây, lá buông .... Việc suy giảm diện tích rừng đã dẫn đến
sự suy giảm cân bằng sinh thái, gây xói mòn đất, nguồn nước các con sông của
tỉnh bị cạn kiệt đến mức báo động về mùa khô; nguồn nước sinh hoạt của dân cư
ở Vạn Ninh, Ninh Hòa, Cam Ranh trong mấy năm gần đây bị thiếu hụt nghiêm
trọng.
Do đó, những năm tới phải khai thác rừng hợp lý, đẩy mạnh tu bổ cải tạo
rừng tự nhiên, tăng cường trồng rừng, tăng độ che phủ, bảo vệ môi trường sinh thái.
1.2.4. Tài nguyên biển


QHSD đất tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020 và KHSD đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015)

25


Các tài nguyên biển có khả năng khai thác trong thời gian tới là tiềm năng
kinh tế cảng biển, du lịch, khai thác hải sản và nuôi trồng thủy sản ven biển.
Bờ biển Khánh Hòa dài trên 200 km, có nhiều điều kiện thuận lợi hình
thành các cảng hàng hoá, thương mại và quốc phòng. Ngoài các cảng Cam
Ranh, Ba Ngòi, Nha Trang, Hòn Khói, hiện nay đang xây dựng cảng trung
chuyển quốc tế Vân Phong. Sự phát triển kinh tế cảng biển sẽ kéo theo một loạt
các ngành dịch vụ khác phát triển.
Tỉnh Khánh Hoà có 3 vịnh là Vân Phong, Nha Trang và Cam Ranh; trong
đó vịnh Nha Trang đã được thế giới xếp hạng là một trong 29 vịnh đẹp nhất thế
giới. Dọc bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp; các đảo lớn, nhỏ có nhiều cảnh quan
thiên nhiên còn mang tính hoang dã, có khả năng xây dựng thành các khu du
lịch, vui chơi, giải trí để phát triển ngành du lịch.
Dọc bờ biển Khánh Hòa có rất nhiều bãi tắm như bãi biển Nha Trang nằm
ngay trung tâm thành phố, có chiều dài gần 10 km; bãi Tiên nằm về phía Bắc
thành phố; Dốc Lết thuộc Ninh Hòa có chiều dài 4 km; Đại Lãnh (Vạn Ninh)
chiều dài 2 km, bãi Dài (Cam Lâm và Cam Ranh) có chiều dài trên 10 km.
Ngoài ra dọc bờ biển còn tập trung nhiều đảo lớn, nhỏ có khả năng tổ chức du
lịch, săn bắn dưới nước, vui chơi giải trí trên các đảo. Đặc biệt đảo hòn Tre là
đảo lớn đã xây dựng khu du lịch nổi tiếng Vinpearl Land, quanh đảo có nhiều
bãi tắm đẹp như bãi Trũ - đầm Già, bãi Tre, Bích Đầm... .. Với cảnh quan thiên
nhiên ưu đãi, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, khí hậu lý tưởng cho mùa du lịch
kéo dài gắn với nhiều di tích lịch sử và công trình văn hoá như: Tháp Bà, thành
Diên Khánh, biệt thự Bảo Đại, chùa Long Sơn, mộ Yersin, đền Trần Quý Cáp,
... Khánh Hòa đã trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước,
rất hấp dẫn, lôi cuốn khách du lịch trong và ngoài nước, đặc biệt là với hình thức
du lịch biển.
Trữ lượng hải sản thuộc vùng biển Khánh Hòa ước khoảng 150 nghìn tấn,
trong đó chủ yếu là cá nổi (70%). Khả năng khai thác cho phép hàng năm
khoảng 65-80 nghìn tấn. Nguồn lợi biển phân bố không đều, tập trung phần lớn
ở ngư trường ngoài khơi và ngư trường ngoài tỉnh từ Quảng Nam - Đà Nẵng đến

vịnh Thái Lan. Việc khai thác xa bờ chủ yếu phải bằng phương tiện tầu lớn, có
phương tiện bảo quản và sản xuất dài ngày. Đặc biệt, cần khai thác ngư trường
quanh quần đảo Trường Sa, vừa nhằm mục đích phát triển kinh tế, vừa góp phần
đảm bảo an ninh quốc phòng.
Ngoài các hải sản như cá, mực và các loại ốc, biển Khánh Hòa còn là nơi
trú ngụ các loài chim yến tại các đảo trên biển, hàng năm cho phép khai thác
khoảng 2.000 kg yến sào. Đây là một đặc sản quý mà không phải tỉnh nào trong
nước cũng có thể có được. Nó không chỉ góp phần cho xuất khẩu, mà còn là
nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp chế biến dược liệu bổ dưỡng cao cấp.
Biển của Khánh Hòa còn có ý nghĩa với việc sản xuất muối. Nước biển có
nồng độ mặn tương đối cao, thuận lợi cho việc sản xuất muối tập trung và các
sản phẩm muối, nhất là muối công nghiệp.
1.2.5. Tài nguyên khoáng sản


×