Tải bản đầy đủ (.docx) (91 trang)

luận văn tinh thần phật giáo trong ca từ của trịnh công sơn nhìn từ góc độ ngôn ngữ học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (662.83 KB, 91 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Trong nghiên cứu từ vựng - ngữ nghĩa của một ngôn ngữ, việc tìm
hiểu các từ ngữ được liên kết với nhau nhờ có một hoặc một số thành tố nghĩa
chung đã được xem là một hướng nghiên cứu có ý nghĩa đặc biệt. Một mặt,
nó giúp hiểu rõ những đặc trưng và quan hệ mang tính hệ thống về cơ cấu
nghĩa, về sự phát triển nghĩa của các từ ngữ trong từ vựng và cách định danh
sự vật hiện tượng của ngôn ngữ đang xét. Mặt khác nó giúp hiểu được phần
nào quan hệ giữa hiện thực và lối tri nhận, cách liên tưởng của cộng đồng
người nói, qua việc định danh hay sự ghi nhận bằng phương tiện ngôn ngữ,
đối với các sự vật hiện tượng của hiện thực này.
1.2. Việt Nam có nhiều tôn giáo khác nhau, trong đó Phật giáo là tôn

giáo có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến đời sống xã hội từ nhiều thế kỉ. Phật
giáo có ảnh hưởng sâu rộng đến Việt Nam, trong hàng nghìn năm lịch sử.
Theo thống kê của Ban tôn giáo Chính phủ Việt Nam, năm 2009 có 6.802.318
tín đồ Phật giáo. Ảnh hưởng của những văn bản mang tinh thần Phật giáo cần
được nghiên cứu để thấy giá trị và đánh giá được sức lan tỏa của tinh thần ấy
ra cộng đồng. Nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ nhà Phật trong tiếng Việt sẽ
góp phần tìm hiểu sâu sắc hơn về vị trí, vai trò Phật giáo trong đời sống hàng
ngày và trong văn học nghệ thuật cũng như sự ảnh hưởng ngôn ngữ nhà Phật
trong tiếng Việt.
1.3. Ca từ Trịnh Công Sơn là một hiện tượng đặc biệt: hội tụ và truyền

tải những tinh hoa của Phật giáo - triết học - nghệ thuật, của chân - thiện - mĩ
trong đất nước có hàng triệu tín đồ Phật giáo.
Tinh thần trong các ca từ của Trịnh Công Sơn đã xóa nhòa các ranh
giới mang tính xã hội giữa các nhóm cộng đồng trong xã hội. Người nghe
1



nhạc Trịnh rất đông đảo về số lượng, có sự kế tiếp bởi nhiều thế hệ và đặc biệt
là ít bị chi phối bởi ranh giới trình độ văn hóa, dân trí hay thị hiếu thẩm mĩ.
Sáng tác của ông đến được với mọi đối tượng người nghe trong và ngoài
nước. Có thể khẳng định, một trong những nội dung tinh thần hiện hữu một
cách phổ biến và sâu sắc nhất trong các ca từ của Trịnh Công Sơn là tinh thần
Phật giáo.
Trịnh Công Sơn vốn dĩ là một Phật tử quy y từ khi còn nhỏ tuổi. Phật
pháp được tác giả tri nhận một các tự nhiên tựa như hơi thở trong cuộc sống,
trở thành thế giới quan trong cuộc đời và sự nghiệp sáng tác. Sự tiếp thu Phật
pháp trong thời gian dài kết hợp với bản tính yêu thích triết học đã khiến sáng
tác của ông trở thành một cuộc hội ngộ đầy viên mãn của: tôn giáo - triết học
- nghệ thuật.
Ca từ của Trịnh Công Sơn có sự lan tỏa đặc biệt hơn so với nhiều tác
giả khác. Đặc biệt ở chỗ, nhiều sáng tác của nhạc sĩ mang màu sắc Phật giáo.
Triết lí nhà Phật vốn đã hiện hữu ở một bộ phận không nhỏ của Tiếng Việt,
trong quá trình phát triển. Trong quá trình phát triển của ngôn ngữ nói chung
và tiếng Việt nói riêng, mối quan hệ tương tác và gắn bó mật thiết giữa ngôn
ngữ và Phật giáo luôn là điều kiện để cho cả hai lĩnh vực trên phát triển. Ngôn
ngữ là phương tiện cơ bản để truyền đạt giáo lý. Ngược lại, một bộ phận
không nhỏ ngôn từ nhà Phật đã làm phong phú thêm tiếng Việt. Những thuật
ngữ vốn có gốc Phạn, gốc Hán trở nên quen thuộc trong tiếng Việt thông qua
con đường phiên âm, dịch nghĩa…Vì vậy, việc đi sâu nghiên cứu tinh thần
Phật giáo trong ca từ của Trịnh Công Sơn không chỉ làm rõ đặc trưng phong
cách ngôn ngữ nghệ thuật của tác giả mà còn cho thấy mối quan hệ giữa tiếng
Việt và Phật giáo trong quá trình phát triển.
Trên thực tế, ca từ của Trịnh Công Sơn đã trở thành đối tượng nghiên
cứu của nhiều đề tài khoa học. Trong đó, các đề tài triển khai theo hướng

2



hướng tiếp cận của ngôn ngữ học cũng rất phong phú. Tuy nhiên, chưa có đề
tài nào đi sâu nghiên cứu chi tiết về tinh thần Phật giáo trong ca từ của Trịnh
Công Sơn.
Nghiên cứu này cần thiết vì không những tinh thần Phật giáo trong ca
từ Trịnh Công Sơn ảnh hưởng đến đông đảo công chúng thưởng thức nghệ
thuật. Tinh thần trong ca từ của Trịnh Công Sơn vượt ra khỏi phạm vi âm
nhạc trở thành nét đẹp tôn giáo văn hóa.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Những nghiên cứu trong nƣớc
Sự nghiệp sáng tác của Trịnh Công Sơn đã trở thành một hiện tượng
đặc biệt không chỉ trong lịch sử âm nhạc mà còn trong toàn bộ đời sống văn
hóa và nghệ thuật của Việt Nam. Các sáng tác của Trịnh Công Sơn đã trở
thành đối tượng nghiên cứu của nhiều đề tài, theo nhiều hướng tiếp cận khác
nhau.
Sau khi Trịnh Công Sơn qua đời, nhiều cuốn sách về nhạc sĩ ra mắt bạn
đọc như: Hoàng Phủ Ngọc Tường (2001), Trịnh Công Sơn người hát rong qua
nhiều thế hệ, Nxb Trẻ. Trong cuốn sách, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã
chỉ ra quan niệm sống “siêu hình học” của Trịnh Công Sơn. Đó là: niềm yêu
đời tha thiết nhưng đan xen nỗi tuyệt vọng đớn đau. Đến đây thì mọi sự đã
ngã ngũ, rằng tình ca Trịnh Công Sơn chính là siêu hình học. Điều mà tác giả
Hoàng Phủ Ngọc Tường gọi tên là “siêu hình học” có mối liên hệ sâu sắc đến
nền tảng thế giới quan tôn giáo mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã thấm nhuần.
Tác giả Lê Minh Quốc (2006), Trịnh Công Sơn - rơi lệ ru người, Nxb
Phụ nữ - cuốn sách tập trung làm nổi bật đề tài về người phụ nữ, đặc biệt là
người mẹ trong các sáng tác của Trịnh Công Sơn. Tác giả đã phản ánh sắc sảo
về thế giới quan trong sáng tác của của nhạc sĩ họ Trịnh: đó là sự lựa chọn
cách sống hết mình và nhìn nhận cuộc đời với tính nhị nguyên bao gồm
những cặp phạm trù đối lập sống-chết; vui-buồn; hạnh phúc-đau khổ.



3


Các tác giả Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Thụy Kha, Đoàn Tử Huyến
(2002), Một Cõi Trịnh Công Sơn, Nxb Thuận Hóa và Trung tâm văn hóa
ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội - đây là một hợp 51 bài viết bài viết có giá trị.
Trong bài viết của mình, tác giả Phạm Duy đánh giá nhạc Trịnh đẹp như tranh
trừu tượng. Quỳnh Giao tìm thấy những hình tượng ẩn chứa tính siêu thực
trong ca từ Trịnh Công Sơn. Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo khẳng định: ca từ của
Trịnh Công Sơn giàu chất thơ, tính triết lí về tình yêu và thân phận con người.
Tựu trung, nhiều tác giả, trong nhận định của mình đã chỉ ra những
cách biểu đạt ngôn ngữ đặc biệt của Trịnh Công Sơn so với ca từ của nhiều
nhạc sĩ khác. Khái quát những nhận định trên, một tinh thần tôn giáo hiện lên
rõ nét hơn cả trong nội dung các sáng tác của Trịnh Công Sơn mà các tác giả
của tập sách đã miêu tả bằng những cụm từ như: “trừu tượng”, “siêu thực”,
“thân phận”, “cát bụi”, “những khó hiểu” của ngôn ngữ.
Nghiên cứu về sự nghiệp sáng tác của Trịnh Công Sơn theo hướng tiếp
cận ngôn ngữ học, cho tới hiện nay, cũng đã có rất nhiều đề tài như:
Tác giả Bửu Ý (2003) với cuốn Trịnh Công Sơn nhạc sĩ thiên tài, Nxb
trẻ - cuốn sách đã điểm lại từng chặng đời của Trịnh Công Sơn và phân tích
nghệ thuật trong một số ca từ của ông.
Lê Thu Hiền (2007), Quan niệm nhân sinh trong ca từ của Trịnh Công
Sơn, Luận văn thạc sĩ ngữ văn, Trường ĐHSP Hà Nội; Nguyễn Thị Thanh
Huyền (2009), Ẩn dụ tri nhận, mô hình ẩn dụ cấu trúc trên cứ liệu ca từ Trịnh
Công Sơn, Luận văn thạc sĩ ngữ văn, Trường ĐHKHXH và NV Tp. HCM.
Một số công trình khác như Nguyễn Thị Hồng Sanh (2009), Biện pháp
so sánh trong ca từ Trịnh Công Sơn, luận văn thạc sĩ, ĐHSP Huế….
Tác giả Bích Hạnh (2009) Biểu tượng trọng ca từ Trịnh Công Sơn, Nxb
Khoa học Xã hội. Cuốn sách nghiên cứu chuyên sâu về ngôn ngữ bằng việc


4


chỉ ra ý nghĩa của các biểu tượng đá, nắng, lời ru, tiếng súng, vườn, con
đường… trong ca từ của Trịnh Công Sơn.
2.2. Những nghiên cứu ở nƣớc ngoài
Các nghiên cứu ở nước ngoài cũng được tiến hành theo nhiều hướng
tiếp cận khác nhau như: Luận văn cao học với đề tài Những bài hát phản
chiến của Trịnh Công Sơn (1991) của tác giả Yoshii Michiko được bảo vệ tại
đại học Paris 7 đã chứng minh những bài hát phản chiến của Trịnh Công Sơn
là những kiệt tác về âm nhạc.
Một số tác giả đã quan tâm đến vấn đề tư tưởng Phật giáo trong ca từ
của Trịnh Công Sơn như: Bùi Vĩnh Phúc (2008), Trịnh Công Sơn – ngôn
ngữ và những ám ảnh nghệ thuật, Nxb trẻ. Cuốn sách được viết tại Mĩ. Tác giả
Bùi Vĩnh Phúc đã đi sâu phản ánh ám ảnh nghệ thuật trong sáng tác của Trịnh
Công Sơn. Trong những ám ảnh đó, thời gian – một phạm trù đặc biệt quan
trọng trong Phật giáo được tác giả khảo sát kỹ lưỡng với những tính chất như:
thời gian phai tàn, tiếc nuối, trông ngóng, hướng về thiên thu, thời gian thực
tại.
Đáng chú ý là cuốn Trịnh Công Sơn Bob Dylan như trăng và nguyệt
(2012) của Jonh Schafer, giáo sư dạy bộ môn văn học đối chiếu tại đại học
Humboldt, California, Mĩ. Điều đáng lưu ý là nhân vật được so sánh là Bob
Dylan, ca sĩ, nhạc sĩ đã được trao tặng giải nobel văn học 2016. Tác giả Jonh
Schafer đã so sánh những bài hát chịu ảnh hưởng bởi Ki- tô giáo của Dylan
với những bài hát chịu ảnh hưởng Phật giáo của Trịnh Công Sơn.
Tóm lại, lịch sử nghiên cứu về các đề tài về Trịnh Công Sơn rất phong
phú, đa dạng. Tuy nhiên, hướng đi sâu tìm hiểu chi tiết những sự thể hiện ảnh
hưởng của Phật giáo qua ngôn ngữ trong phần lời bài hát của tác giả thì còn là
một vấn đề chưa được tìm hiểu sâu sắc. Tuy nhiên, có thể xem những nghiên

cứu trên đây là những gợi ý để chúng tôi triển khai đề tài Tinh thần Phật giáo
trong ca từ của Trịnh Công Sơn nhìn từ góc độ ngôn ngữ học.


5


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: chỉ ra tinh thần Phật giáo được thể hiện trong
ca từ Trịnh Công Sơn. Từ đó góp phần lí giải sự ảnh hưởng của Phật giáo đến
ngôn ngữ nghệ thuật và hiệu quả truyền tải Phật pháp bằng ngôn ngữ
nghệ thuật.
Kết quả luận văn cho thấy một phần đặc điểm phong cách ngôn ngữ
nghệ thuật và giá trị biểu đạt văn bản ngôn ngữ nghệ thuật của Trịnh
Công Sơn.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Tổng hợp tình hình nghiên cứu và các cơ sở lí thuyết, thực tiễn của đề
tài. Khảo sát các từ ngữ, cấu trúc diễn ngôn có liên quan đến tinh thần
Phật giáo.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: từ ngữ, diễn ngôn mang tinh thần Phật giáo
trong ca khúc của Trịnh Công Sơn.
- Phạm vi: 111 bài hát thuộc tuyển tập ca khúc Trịnh Công Sơn của
Nhà xuất bản Thời đại, năm 2015 và văn bản ca tư lưu trữ tại website của Hội
văn hóa Trịnh Công Sơn />5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp miêu tả:
- Phương pháp miêu tả được sử dụng để khảo sát đặc điểm, phân loại từ
ngữ có màu sắc Phật giáo với từ ngữ không mang màu sắc Phật giáo.
- Phương pháp miêu tả được dùng để mô hình hóa một số đơn vị ngôn
ngữ trong ca khúc.

5.2. Thủ pháp thống kê, phân loại: được sử dụng để thống kê, đánh
giá mức độ, tần xuất của ngôn ngữ chịu ảnh hưởng Phật giáo.

6


5.3. Phƣơng pháp phân tích thành tố nghĩa: được sử dụng để làm rõ
nét đặc trưng của từng từ ngữ, ngữ cảnh, văn cảnh và sự vận động của ngôn từ
được sử dụng.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Về lí luận
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể đóng góp cho lí thuyết về từ
vựng, ngữ nghĩa và phong cách học, cụ thể là phong cách ngôn ngữ
nghệ thuật.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng đóng góp cho những lí thuyết về
mối quan hệ giữa Phật giáo và ngôn ngữ học. Cụ thể là mối liên hệ hai chiều
chặt chẽ giữa tôn giáo và ngôn ngữ trong quá trình phát triển.
6.2. Về thực tiễn
- Kết quả của luận văn góp phần chỉ ra những quan niệm về thế giới
quan tôn giáo trong sáng tác của Trịnh Công Sơn.
- Kết quả của luận văn cũng góp phần chỉ ra một trong những đặc điểm
phong các ngôn ngữ nghệ thuật trong sáng tác ca khúc của Trịnh Công Sơn.
Từ đó, luận văn góp phần giúp công chúng yêu âm nhạc của nhạc sĩ hiểu sâu
sắc hơn giá trị nhân văn trong ca khúc của ông.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, luận văn gồm:
Chương 1. Cơ sở lí thuyết và thực tiễn
Chương 2. Các từ ngữ mang tinh thần
Phật giáo trong ca từ Trịnh Công Sơn Chương 3.Giá trị biểu đạt của ngôn
ngữ mang tinh thần Phật giáo trong

ca từ Trịnh Công Sơn


7


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí thuyết
1.1.1. Cơ sở ngôn ngữ học
1.1.1.1. Những quan niệm về từ trong tiếng Việt
Cho đến hiện nay, trên thế giới có nhiều quan niệm khác nhau về từ.
Các nghiên cứu đưa ra trên 300 khái niệm về từ. Quan niệm về từ trong tiếng
Việt cũng khá phong phú. Bởi lẽ, tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập, có đặc điểm
loại hình khác biệt so với các ngôn ngữ hòa kết. Cũng theo đó, các nhà nghiên
cứu đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về từ trong tiếng Việt theo hai khuynh
hướng chính:
Khuynh hướng thứ nhất, các nhà nghiên cứu cho rằng: từ tiếng Việt
trùng với âm tiết (hay tiếng). Các đại diện tiêu biểu cho khuynh hướng này là:
Cao Xuân Hạo, Nguyễn Thiện Giáp. Cao Xuân Hạo cho rằng: “Chúng ta hiểu
tính đa dạng về tên gọi mà các tác giả khác nhau đã đề nghị cho đơn vị khác
thường đó của các ngôn ngữ đơn lập là: tiết vị, hình tiết, từ tiết, đơn tiết hoặc
đơn giản là từ. Thực ra, nó chính là âm, hình vị hoặc từ và tất cả là đồng thời.
Nếu chúng ta so sánh với các ngôn ngữ châu Âu về cơ cấu xoay quanh ba
trục, được tạo thành bởi các đơn vị là âm vị, hình vị và từ, thì cơ cấu của tiếng
Việt hầu như là sự kết hợp ba trục đó thành một trục duy nhất, âm tiết” [8,
tr.18]. Nguyễn Thiện Giáp quan niệm: “Từ của tiếng Việt là một chỉnh thể
nhỏ nhất có ý nghĩa, dùng để cấu tạo câu nói; nó có hình thức của một âm tiết,
một khối viết liền” [8, tr.168].
Trong khuynh hướng thứ hai, các nhà nghiên cứu cho rằng: từ tiếng

Việt không hoàn toàn trùng âm tiết. Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê
quan niệm: “Từ là âm có nghĩa, dùng trong ngôn ngữ để diễn đạt một ý đơn

8


giản nhất, nghĩa là ý không thể phân tích ra được” [8, tr.18]. Theo Đỗ Hữu
Châu, từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết “cố định, bất biến, có một
ý nghĩa nhất định, nằm trong một phương thức (hoặc kiểu cấu tạo) nhất định,
tuân theo những kiểu đặc điểm ngữ pháp nhất định, lớn nhất trong từ vựng và
nhỏ nhất để tạo câu” [12, tr.14].
Tóm lại, do đứng từ nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau, và cách quan
niệm khác nhau về hình vị, âm tiết (tiếng) và từ trong ngôn ngữ dẫn đến cách
chọn đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt của các tác giả khác nhau. Theo đó, quan
niệm về từ và cách xác định các kiểu cấu tạo từ cũng khác nhau. Cho đến nay,
quan niệm có tính dung hòa, phổ biến được nhiều người tán đồng và được sử
dụng trong chương trình giảng dạy cấp học phổ thông là ý kiến của các tác giả
thuộc khuynh hướng thứ hai. Vì vậy, tác giả của luận văn này cũng chọn lí
thuyết về từ thuộc khuynh hướng thứ hai.
Trên cơ sở lí thuyết về từ, các tác giả đưa ra quan niệm về từ vựng
“được hiểu là tập hợp tất cả các từ và đơn vị tương đương với từ trong ngôn
ngữ. Đơn vị tương đương với từ là những cụm từ cố định, cái mà người ta vẫn
hay gọi là các thành ngữ, quán ngữ” [15, tr. 130]. Theo đó, nghĩa của từ “ là
những liên hệ được xác lập trong nhận thức của chúng ta giữa những cái mà
nó (từ) chỉ ra (những cái mà nó làm tín hiệu cho). Từ có liên hệ với nhiều
nhân tố, nhiều hiện tượng” [15, tr. 166]. Nghĩa của từ thường không chỉ bao
hàm một thành phần nghĩa mà gồm các thành phần nghĩa biểu vật và nghĩa
biểu niệm.
Nghĩa biểu vật (denotative meaning): “Là liên hệ giữa từ với sự vật
(hoặc hiện tượng, thuộc tính, hành động…) mà nó chỉ ra. Bản thân sự vật,

hiện tượng, thuộc tính, hành động… đó, người ta gọi là biểu vật hay cái biểu
vật (denotat). Biểu vật có thể hiện thực hoặc phi hiện thực, hữu hình hay vô
hình, có bản chất vật chất hoặc phi vật chất.

9


Nghĩa biểu niệm (significative meaning): là liên hệ giữa từ với ý (hoặc
ý nghĩa, ý niệm – signification – nếu chúng ta không cần phân biệt nghiêm
ngặt mấy tên gọi này). Cái ý đó, người ta gọi là cái biểu niệm hoặc biểu niệm
(sự phản ánh các thuộc tính của biểu vật vào trong ý thức của con người)”
[15, tr. 167].
Ngoài hai thành phần nghĩa trên đây, khi xác định nghĩa của từ, người
ta còn phân biệt hai thành phần nghĩa nữa. Đó là nghĩa ngữ dụng và nghĩa cấu
trúc. Trong đó, nghĩa ngữ dụng: “là mối liên hệ giữa từ với thái độ chủ quan,
cảm xúc của người nói” [15, tr. 167]. Trong nghiên cứu ngôn ngữ, hướng đi
sâu tìm hiểu nghĩa ngữ dụng chính là: “nghiên cứu những quan hệ ngôn ngữ
và ngữ cảnh đã được ngữ pháp hoá hoặc mã hoá trong cấu trúc của ngôn ngữ”
[Levinson, 1983-9. dẫn theo 17]. Hoặc theo A.M.Diller – F.Récanati đó là
hướng nghiên cứu “việc dùng ngôn ngữ trong diễn từ và các chỉ hiệu đặc thù
trong ngôn ngữ” [A.M.Diller – F.Récanati, 1979. dẫn theo 17].
Trên thực tế, khi nghiên cứu ngôn ngữ trong mối quan hệ với ngữ cảnh,
ngữ cảnh đóng vai trò “là một nhân tố trong việc xác định nội dung mệnh đề
cho hiện dạng của những phát ngôn thành phẩm cụ thể, trong những tình
huống phát ngôn khác nhau” [37, tr. 277]. Nhưng rõ ràng trong thực tế, ngữ
cảnh là một nhân tố quan trọng đến mức theo G. Yule: “ý nghĩa của ngữ cảnh,
nghiên cứu việc người ta có thể thông báo nhiều hơn điều được nói như thế
nào, nghiên cứu những biểu hiện của những khoảng cách tương đối.”
[G.Yule, 1996. dẫn theo 13]. Trong việc xác định ý nghĩa của ngôn ngữ, từ
trước đến nay quan niệm ngữ cảnh của một từ “là chuỗi từ kết hợp với nó

hoặc bao xung quanh nó, đủ để làm cho nó được cụ thể hoá và hoàn toàn xác
định về nghĩa” [15, tr. 178] đã trở nên quen thuộc và được dùng phổ biến.
Nghĩa cấu trúc: “là mối quan hệ giữa từ với các từ khác trong hệ thống
từ vựng. Quan hệ giữa từ này với từ khác thể hiện trên hai trục: trục đối vị và

10


trục ngữ đoạn. Quan hệ trên trục đối vị cho ta xác định được giá trị của từ,
khu biệt từ này với từ khác, còn quan hệ trên trục ngữ đoạn cho ta xác định
được ngữ trị (valence) – khả năng kết hợp – của từ” [15, tr. 167]. Như vậy để
có căn cứ xác định nghĩa của từ phải đặt từ vào trong văn bản/ diễn ngôn để
xem xét khả năng kết hợp của từ trong cấu trúc ngữ pháp nói chung và trong
mỗi quan hệ với các từ ngữ khác thuộc ngữ đoạn. Tuỳ vào ngữ cảnh mà câu
nói được hiểu theo nghĩa nào, hiệu quả tác động đến người nghe ra sao, đồng
thời ngữ cảnh sẽ quy định giải mã câu nói.
1.1.1.2. Quan niệm về từ loại trong tiếng Việt
Phương thức cấu tạo từ là “cách thức mà ngôn ngữ học tác động vào
hình vị để cho ta các từ” [12, tr.25]. Theo Đỗ Hữu Châu, “tiếng Việt sử dụng
ba phương thức: từ hoá hình vị, ghép hình vị và láy hình vị” [12, tr.25].
“Từ hoá hình vị là phương thức tạo từ tác động vào bản thân một hình
vị làm cho nó có những đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa của từ, biến hình vị
thành từ mà không thêm bớt gì cả vào hình thức của nó. Những từ như: nhà,
xe, áo, người, phanh, mì chính, lốp (xe đạp) là những từ hình thành do sự từ
hoá các hình vị nhà, xe, áo, người, phanh, mì chính, v.v…” [12, tr.25]. Sau
này giáo sư Hoàng Văn Hành đã tiếp thu ý kiến của giáo sư Đỗ Hữu Châu và
định nghĩa: “Từ hoá hình vị là quá trình cấu tạo từ mà trong đó hình vị được
cấp những đặc trưng nào đó về ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp theo những
quy tắc nhất định để thành từ đơn” [35, tr.21]. Sự tồn tại khái niệm “từ ghép”
trong tiếng Việt, theo ngôn ngữ học truyền thống, như là một tất yếu và được

hầu hết các nhà Việt ngữ học công nhận và trở thành một đối tượng nghiên
cứu của các nhà Việt ngữ học trong và ngoài nước. Theo Diệp Quang Ban từ
ghép là từ chứa hai (hoặc hơn hai) hình vị và trong đó nhìn chung không có
hiện tượng “hoà phối ngữ âm tạo nghĩa” [4, tr.48]. Cùng quan điểm với Diệp

11


Quang Ban, tác giả Đỗ Việt Hùng cho rằng “từ ghép là những từ được tạo ra
theo phương thức ghép hình vị” [19, tr.31 - 32].
Từ ghép bao gồm từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập. Trong đó, từ
ghép chính phụ bao gồm các hình vị được kí hiệu AB – A là hình vị chính, B
là hình vị phụ. Từ ghép chính phụ có tính phân nghĩa. Từ ghép đẳng lập (kí
hiệu các hình vị là AB) có tính hợp nghĩa.
1.1.1.3. Quan niệm về thuật ngữ
Mỗi môn khoa học, kĩ thuật đều có một hệ thống thuật ngữ của mình.
Tuy nhiên, đó không phải là những từ vựng biệt lập mà chúng là những bộ
phận riêng trong từ vựng của một ngôn ngữ thống nhất. Các tác giả Mai Ngọc
Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến cho rằng: thuật ngữ “là những từ
ngữ làm tên gọi cho các khái niệm, các đối tượng được xác định một cách
chặt chẽ, chuẩn xác trong mỗi ngành, mỗi lĩnh vực khoa học chuyên môn”
[15, tr. 210]. Thuật ngữ luôn luôn biểu thị khái niệm được xác định trong một
ngành khoa học và lệ thuộc vào hệ thống khái niệm của ngành đó. Hà Quang
Năng cho rằng thuật ngữ “ khác với từ phổ thông là từ được nhận thức thông
qua hình thái bên ngoài của mình, thì ở thuật ngữ, nội dung của nó được đưa
lên hàng đầu” [52]. Việc phân tách thuật ngữ ra thành bình diện nội dung và
bình diện thể hiện là một cách phân biệt thuật ngữ với từ phổ thông: “bình
diên nội dung của thuật ngữ - đó là thuật ngữ - khái niệm, còn bình diện thể
hiện - đó là thuật ngữ - từ. Tính hai mặt trong bản chất của thuật ngữ làm nó
khác với từ bình thường mà thường ở đó ta nói tới sự thống nhất giữa bình

diện nội dung và bình diện thể hiện” [52]. Cũng theo đó, tác giả Hà Quang
Năng xác định: “Tính định danh cao nhất và khả năng lớn nhất tham gia vào
việc định danh thuật ngữ là các danh từ. Thuật ngữ còn có thể là tính từ, động
từ, trạng từ, nhưng khả năng định danh của chúng thấp hơn nhiều. Cần phải
phân biệt động từ, tính từ, trạng từ, trong khuôn khổ các văn bản chuyên

12


ngành và các hình thái mà ở đó thuật ngữ có thể được đưa vào từ điển” [52].
Bên cạnh đó, việc đặt thuật ngữ trong hệ thống là cần thiết để xác định ý
nghĩa: “Ý nghĩa chính xác của thuật ngữ - khái niệm chỉ có thể được hiểu rõ
trong hệ thống thuật ngữ của trường thuật ngữ đó” [52]. Hệ thống thuật ngữ
Phật giáo cũng là một trong những bộ phận từ ngữ quan trọng trong tiếng
Việt, được dùng phổ biến hiện nay.
1.1.1.4. Quan niệm về đoản ngữ
Trong cách kết hợp từ ngữ, các thành tố kết hợp với nhau tạo ra các tổ
hợp tự do. Các tổ hợp này được Nguyễn Tài Cẩn phân chia thành ba loại: liên
hợp, mệnh đề và đoản ngữ, dựa trên số lượng từ trung tâm trong các tổ hợp
đó. Theo tác giả, đoản ngữ là “tổ hợp gồm một trung tâm nối liền với các
thành tố phụ bằng quan hệ chính phụ” [7, tr. 150]. Trong thực tế sử dụng ngôn
ngữ tổ hợp loại này vẫn được gọi là ngữ. Theo đó, Nguyễn Tài Cẩn chỉ ra đặc
điểm của đoản ngữ: “Nó gồm một thành tố trung tâm và một hay một số thành
tố phụ quây quần xung quanh trung tâm đó để bổ sung thêm một số chi tiết
thứ yếu về mặt ý nghĩa” [7, tr. 150]. Trong so sánh giữa toàn đoản ngữ với từ
trung tâm, nếu đứng tự do đơn lẻ, Nguyễn Tài Cẩn cho rằng “toàn đoản ngữ
có tổ chức phức tạp hơn, có ý nghĩa đầy đủ hơn một mình trung tâm, nhưng
nó vẫn giữ được đặc trưng ngữ pháp của trung tâm” [7, tr. 151]. “Trung tâm
thuộc vào loại từ nào thì toàn đoản ngữ cũng vẫn giữ các đặc trưng của từ loại
đó. Vì vậy có thể căn cứ vào trung tâm để phân loại đoản ngữ thành đoản ngữ

danh từ (danh ngữ), đoản ngữ động từ, tính từ (động, tính ngữ) v..v...” [7,
tr.151]. Về chức vụ ngữ pháp của đoản ngữ (danh, động, tính…ngữ), tác giả
Nguyễn Tài Cẩn cho rằng “trung tâm có thể giữ một chức vụ gì trong một tổ
hợp khác thì hoàn toàn đoản ngữ thường thường cũng có thể đảm nhiệm được
chức vụ đó” [7, tr.151].

13


1.1.1.5. Đặc điểm cấu trúc của từ ngữ Phật giáo tiếng Việt
Từ ngữ Phật giáo phần lớn là từ ngữ vay mượn, sao phỏng, dịch nghĩa
từ ngôn ngữ nước ngoài mà nhiều nhất là từ tiếng Hán, và một số từ trong
tiếng Phạn. Do vậy, khi tìm hiểu đặc điểm từ ngữ Phật giáo trong tiếng Việt
cần phân loại theo nguồn gốc. Theo tác giả Vương Dĩnh (Wang Ying):
“Trong tiếng Hán tùy theo các cách dịch khác nhau mà từ ngữ Phật giáo được
chia thành ba loại: từ phiên âm, từ dịch nghĩa và từ hỗn hợp. Trong tiếng Việt,
từ ngữ Phật giáo cũng được vay mượn hoàn toàn từ ba loại này trong từ ngữ
Phật giáo tiếng Hán” [20, tr. 62]. Trong đó, từ phiên âm “được vay mượn cả
âm và nghĩa từ ngữ trong tiếng Phạn, trong Phật điển. Tiếng Hán chỉ có tác
dụng để ghi âm, chứ không có liên quan đến ngữ nghĩa của từ” [20, tr. 62].
Nguồn gốc từ phiên âm đã lí giải những trường hợp nghĩa không phân tích
được trong những từ như: bồ tát, bồ đề, bát nhã, cà sa, kiếp, Phật, sát na
….Cũng theo Vương Dĩnh, từ có nguồn gốc hỗn hợp “do hai bộ phận cấu tạo:
một là từ tố Phạn, một là từ tố Hán” [20, tr. 63]. Tác giả dẫn các ví dụ: thiền
môn, a di đà kinh…Trường hợp thứ ba, theo Vương Dĩnh đó là từ tiếng Hán
bao gồm từ dịch nghĩa và từ tiếng Hán Phật hóa. “Trong tiếng Hán, từ dịch
nghĩa và từ tiếng Hán Phật hóa là hai loại từ khác nhau, từ dịch nghĩa là theo
phương thức cấu tạo của tiếng Hán và sử dụng những từ tố đã có trong tiếng
Hán để cấu tạo thành một từ mới. Từ tiếng Hán Phật hóa là sử dụng tiếng Hán
cũ để biểu hiện ý nghĩa Phật giáo. Nhưng khi được vay mượn vào tiếng Việt,

từ dịch nghĩa và từ tiếng Hán Phật hóa có điểm chung đó là từ tiếng Hán”[20,
tr. 64], ví dụ một số từ như: duyên khởi, bát giới…
Đối với bộ phận từ ngữ Phật giáo Hán Việt Việt tạo “không phải là
những từ ngữ vay mượn hoàn toàn từ từ tiếng Hán, mà là do người Việt sử
dụng từ tố Hán Việt để sáng tạo ra theo phương thức cấu tạo từ tiếng Việt”
[20, tr. 65]. Theo đó, tác giả Vương Dĩnh dẫn các ví dụ: ác tăng, duyên kiếp,

14


cửa Bồ đề, tòa sen… Bộ phận từ ngữ Phật giáo thuần Việt “là những từ ngữ
được cấu tạo do một hoặc hai từ tố thuần Việt cấu tạo thành, một bộ phận của
nhóm từ này có thể tìm thấy từ với nghĩa tương đương trong tiếng Hán, số còn
lại thì không” [20, tr. 65], ví dụ: chùa, ăn chay… Cách phân loại từ ngữ Phật
giáo theo nguồn gốc trên đây là căn cứ để khảo sát từ ngữ Phật giáo trong ca
từ của Trịnh Công Sơn.
1.1.1.6. Quan niệm về diễn ngôn và phân tích diễn ngôn
Quan niệm về diễn ngôn
Cho đến hiện nay, các ngành khoa học có rất nhiều quan điểm khác
nhau về diễn ngôn. Tuy nhiên, nhìn chung cách hiểu về diễn ngôn theo quan
niệm của Guy Cook (1989) là cách tiếp cận đã trở nên phổ biến trong phân
tích diễn ngôn. Theo đó, “diễn ngôn là những chuỗi ngôn ngữ được nhận biết
là trọn nghĩa, được hợp nhất lại và có mục đích. Những hiện tượng thuộc về
nghĩa logic (xét trong quan hệ với tình huống bên ngoài) và chức năng (ý định
hay mục đích của người phát ) có quan hệ đến tài liệu đó thuộc về diễn ngôn.
Những trường hợp giải thích các từ ngữ bằng mối quan hệ của chúng với tình
huống vật lí và xã hội bên ngoài văn bản, và việc tìm hiểu ý định của người
phát cũng thuộc về diễn ngôn, và được thực hiện như một phần quan trọng
trong phân tích diễn ngôn (phân tích văn bản cũng là một bộ phận trong phân
tích diễn ngôn)” [5, tr. 215].

Quan niệm về phân tích diễn ngôn
Phân tích diễn ngôn: “là đường hướng tiếp cận tài liệu ngôn ngữ nói và
viết bậc trên câu (diễn ngôn/ văn bản) từ tính đa diện hiện thực của nó, bao
gồm các mặt ngôn từ và ngữ cảnh tình huống, với các mặt hữu quan thể hiện
trong khái niệm ngôn vực (register) mà nội dung hết sức phong phú và đa
dạng (gồm các hiện tượng thuộc thể loại và phong cách chức năng, phong
cách cá nhân, cho đến các hiện tượng xã hội, văn hóa, dân tộc)” [5, tr. 258].

15


Trong định nghĩa trên các yếu tố được đặt trong mối quan hệ với nhau: Tài
liệu ngôn ngữ nói và viết bậc trên câu được đặt trong tính đa diện của hiện
thực và được tiếp cận nghiên cứu bằng phương pháp phân tích. Trong đó, Yếu
tố thứ nhất liên quan đến các dạng tồn tại của ngôn ngữ .Yếu tố thứ hai có nội
dung phong phú, gồm những yếu tố nhỏ hơn như ý nghĩa của các từ ngữ trong
văn bản/ diễn ngôn xét trong quan hệ giữa chúng với nhau (ngữ cảnh trong
văn bản), và trong quan hệ với ngữ cảnh bên ngoài, bao gồm cả các hiện
tượng thuộc liên kết và cả quan niệm về trường (field) và thức (mode).
“Trường (field), là sự kiện tổng quát trong đó diễn ngôn/ văn bản hành
chức, cùng với tính chủ động có mục đích của người nói/ người viết, gồm cả
đề tài – chủ đề, nói vắn tắt, trường là tính chủ động xã hội được thực hiện;
Thức (mode), là chức năng của văn bản trong sự kiện hữu quan, gồm nói và
viết, ứng khẩu và có chuẩn bị, các thể loại của diễn ngôn/ văn bản, các phép
tu từ v..v... , nói vắn tắt, thức là vai trò của ngôn ngữ trong tình huống....” [5,
tr. 259]. Các yếu tố trên tạo ra một cách tiếp cận để hiểu (lí giải) cách sử dụng
ngôn ngữ trong thực tế.
1.1.2. Cơ sở về văn hóa nghệ thuật và tôn giáo
Quan niệm về ca từ: ca từ “bao gồm toàn bộ phần ngôn ngữ văn học
trong âm nhạc bắt đầu từ cái nhỏ nhất: tên gọi tác phẩm, tiêu đề…, cho đến

cái lớn nhất: kịch bản nhạc cảnh, nhạc kịch…, và dừng lại ở thể thơ được phổ
nhạc” [3, tr. 3].
Những vấn đề liên quan đến tinh thần Phật giáo
1/ Thế giới quan Phật giáo
Trong kiến giải về sự tồn tại của thế giới, Phật giáo không thừa nhận sự
hiện hữu của tự thân vật chất. Tất cả mọi tồn tại, hiện hữu tri giác được chỉ là
ảo ảnh. Điều đó được thể hiện trong quan niệm về không tính. Không, hư vô,

16


hư không…là sự tồn tại mang tính tuyệt đối. Đó là tính chất chân thật nhất và
vĩnh viễn của mọi tồn tại.
Tuy nhiên, mọi tồn tại lại luôn trong quá trình vận động, biến đổi
không ngừng nghỉ. Quá trình đó được đề cập trong nội dung luật vô thường.
Tất cả là vô thường là một trong ba nguyên lý căn bản của Phật giáo (vô
thường, vô ngã và niết – bàn tịch tịnh). Ba nguyên lý này dựa trên toàn bộ cấu
trúc của đạo Phật: Phật giáo Nguyên thủy, Phật giáo Tiểu thừa và Phật
giáo Đại thừa…Theo đó, “Không có sự tồn tại mà chỉ có sự xứng hợp duy
nhất, mỗi trạng thái riêng biệt của chúng sinh không xảy ra cùng một lúc
mà sinh diệt liên tục. Tất cả các pháp bao gồm con người, sự vật… chúng ta
tìm thấy hình thái và đặc tính riêng biệt của chúng để cấu thành một vật thể.
Hơn nữa, trong mỗi cá nhân không có sự tương phản về mối liên
quan của vạn vật, các yếu tố hợp thành nó là sự thay đổi thường hằng và
không bao giờ giống nhau, vì hai sự vật sinh diệt tiếp liền nhau” [36]. Phật
giáo cho rằng Sát na vô thường là: “Chỉ trong một khoảnh khắc một sát – na
có đủ bốn tướng sinh, trụ dị diệt, chuyển biến vô thường” [27, tr. 1062].
Sinh diệt vô thường là sự vô thường nhanh chóng trong từng ý niệm.
Nó thay đổi hoàn toàn, cái mà xảy ra bên trong bất cứ một chúng sinh nào hay
một sự vật nào, ngoài sự tập hợp của các pháp thì xuất hiện sự sinh diệt ngay

lúc đó. Như vậy, mỗi người, mỗi vật luôn luôn thay đổi và không bao giờ
giống nhau, vì hai sự kiện hoạt động tiếp nối nhau. Triết học Phật giáo gọi đó
là “sinh diệt vô thường”. Nguyên lý này được giải thích theo quan điểm Phật
giáo là bất cứ sự thay đổi nào của vạn vật đều sinh diệt không ngừng trong
từng khoảnh khắc. “Một ngày 24 giờ có 6.499.99.980.000.000 sát-na
(kṣaṇas); tập hợp năm uẩn (skandhas) sinh diệt trong từng sát-na. Ngay cả
cuộc sống của một chúng sinh cũng vậy chỉ kéo dài trong giai đoạn rất ngắn

17


trong một ý niệm và khi ý niệm đó dừng lại thì sự sống cũng dừng lại. Như
vậy, chúng sinh trong quá khứ đã sống mà không sống” [36].
2/ Nhân sinh quan Phật giáo
Theo quan niệm Phật giáo, con người giống như vạn pháp khác đến từ
hư vô, hiện hình trong sắc tướng một cách giả tạm ở trần thế, trong thời gian
ngắn ngủi một kiếp người. Kiếp người tuân theo luật vô thường, liên tục quá
trình biến đổi: Sinh – trụ - dị - diệt, Sinh – lão – bệnh – tử. Sự biến đổi một
cách nhanh chóng khiến kiếp người trở về với dạng thức vĩnh hằng của vật
chất. Đó là hư vô. Quy luật này đi ngược lại với mong muốn thường xuyên
của con người là bất tử, an lạc, an bình…Vậy nên, chính luật vô thường là căn
nguyên của mọi khổ đau trong nhân thế.
“Khổ”, trong quan niệm Phật giáo, được lí giải bởi từ duhkha “là một
từ tiếng Phạn gồm hai từ ghép lại là: duh và kha. Kha có nghĩa là cái lỗ tròn ở
giữa bánh xe dùng để đưa cái trục xe vào đó. Duh có nghĩa là: bất ổn, bất an,
rối loạn” [54]. Như vậy duhkha không phải chỉ giản dị có nghĩa là những
khổ đau thuộc thân xác, khổ đau chủ yếu bởi trạng thái không toại nguyện,
thường xuyên cảm thấy “bất an”, “bất ổn”, “rối loạn” trong những thay đổi
nhanh chóng, thường hằng của cuộc đời. Những thay đổi đó chính là sự thể
hiện của luật vô thường. Vì thế, cách hiểu về khổ đau - duhkha rộng hơn “là

bất toại nguyện thì phải được hiểu đầy đủ với 4 nghĩa: Khổ, Vô thường,
Không và Vô ngã - đây là 4 Pháp ấn quan trọng của Phật giáo” [54]. Phật giáo
phân chia khổ thành nhiều loại, dựa trên các nguyên nhân gây nên nỗi khổ.
Trong đó “bát khổ” chỉ ra những nguyên nhân phổ biến như: Sinh khổ, lão
khổ, bệnh khổ, tử khổ, ái biệt ly khổ, oán tăng hội khổ, cầu bất đắc khổ, ngũ
thịnh ấm khổ.

18


Thế giới quan và nhân sinh quan Phật giáo bao gồm nhiều quan niệm
khác như giáo lí duyên khởi, vô ngã, giải thoát...Tổng thể nội dung các quan
niệm này đều có mối liên quan mật thiết với nhau.
1.2. Vài nét về cuộc đời, sự nghiệp của Trịnh Công Sơn
Trịnh Công Sơn (28 tháng 2 năm 1939 – 1 tháng 4 năm 2001) được coi
là một trong những nhạc sĩ lớn nhất của âm nhạc đại chúng, Tân nhạc Việt
Nam với nhiều tác phẩm rất phổ biến. Hiện nay chưa có thống kê chính xác
về số tác phẩm để lại của ông (ước đoán con số không dưới 600 ca khúc). Tuy
nhiên “số ca khúc của ông được biết đến rộng rãi là 236 ca khúc (cả lời và
nhạc). Nhạc của Trịnh Công Sơn được nhiều ca sĩ thể hiện, nhưng thành công
hơn cả là Khánh Ly” [50, tr. 8].
Ông sinh tại cao nguyên Lạc Giao (xã Lạc Giao - hiện nay là phường
Thống Nhất, Ban Mê Thuột), tỉnh Đắk Lắk nhưng lúc nhỏ sống ở quê làng
Minh Hương, tổng Vĩnh Tri, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Lúc
nhỏ ông theo học các trường Lycée Français và Providence ở Huế, sau
vào Sài Gòn theo học triết học trường Tây Lycée Jean Jacques Rousseau Sài
Gòn và tốt nghiệp tú tài tại đây. Năm 1957, khi 18 tuổi, ông bị một tai nạn,
khi đang tập judo với người em trai, ông bị thương nặng ở ngực, suýt chết và
phải nằm liệt giường gần hai năm tại Huế. Thời gian nằm bệnh, ông đọc nhiều
sách về triết học, văn học, tìm hiểu dân ca. Ông từng thổ lộ: "Khi rời khỏi

giường bệnh, trong tôi đã có một niềm đam mê khác – âm nhạc. Nói như vậy
hình như không chính xác, có thể những điều mơ ước, khát khao đó đã ẩn
chứa từ trong phần sâu kín của tiềm thức bỗng được đánh thức, trỗi dậy" [59,
tr. 98].
Tác phẩm được công bố đầu tiên của ông là Ướt mi, do nhà xuất bản
An Phú in năm 1959 và qua giọng ca Thanh Thúy. Năm 1961 vì muốn tránh
thi hành nghĩa vụ quân sự nên ông thi và theo học ngành Tâm lý giáo dục trẻ

19


em tại trường Sư phạm Quy Nhơn. Sau khi tốt nghiệp ông dạy tại một trường
tiểu học ở Bảo Lộc, Lâm Đồng. Tên tuổi của ông được nhiều người biết đến
hơn từ khi ông cùng ca sĩ Khánh Ly hát tại Quán Văn từ cuối năm 1966.
Trong những năm sau đó, nhạc của ông được phổ biến và được nhiều ca sĩ
trình diễn, đặc biệt là Khánh Ly.
Một số bài hát của Trịnh Công Sơn đã đến với công chúng Nhật Bản
năm 1970 như Diễm Xưa (do Khánh Ly biểu diễn bằng cả tiếng Nhật và tiếng
Việt), Ca dao Mẹ, Ngủ đi con. Năm 1972, ông đoạt giải thưởng Đĩa Vàng
(phát hành trên 2 triệu đĩa) ở Nhật Bản với bài Ngủ đi con , trong Ca khúc da
vàng, qua tiếng hát của ca sĩ Khánh Ly. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có tên trong
Từ điển bách khoa Pháp.
Sau năm 1975, Trịnh Công Sơn làm việc tại Hội Âm nhạc Thành phố
Hồ Chí Minh, tạp chí Sóng nhạc. Từ đầu thập niên 1980, ông bắt đầu sáng tác
lại các ca khúc như Thành phố mùa xuân, Em ở nông trường em ra biên giới,
Huyền thoại Mẹ...
Ông mất tại Thành phố Hồ Chí Minh 1 tháng 4 năm 2001. Hàng ngàn
người đã đến viếng ông. Nhạc sĩ được an táng tại Nghĩa trang Gò Dưa, Bình
Dương. Từ đó hàng năm giới hâm mộ đều lấy ngày này làm ngày tưởng niệm.
Năm 2004, ông được trao Giải thưởng Âm nhạc hòa bình thế giới.

Cuộc đời và sự nghiệp âm nhạc của Trịnh Công Sơn gắn bó sâu sắc với
Phật giáo. Trịnh Công Sơn cũng đã quy y với Hòa thượng chùa Phổ Quang và
có pháp danh là Nguyên Thọ. “Nguyên là suối nguồn, Thọ là trao truyền,
được trao truyền từ suối nguồn. Trao truyền cái gì? Trao truyền lòng nhân ái,
từ bi và dũng cảm” [18].
Trịnh Công Sơn khi còn trẻ đã luôn ám ảnh bởi cái chết nên âm nhạc
của ông mang trong đó một sự mất mát của những số phận con người. Ông
cũng ảnh hưởng bởi Phật giáo và chủ nghĩa siêu thực của phương Tây. Trịnh

20


Công Sơn từng khẳng định “Huế và Đạo Phật ảnh hưởng sâu đậm trên tình
cảm thời thơ ấu của tôi” [60, tr. 540]. Nhạc sĩ ý thức sâu sắc điểm gặp gỡ giữa
triết học Phật giáo và chủ nghĩa hiện sinh của phương Tây. Trịnh Công Sơn
cho rằng: “Hiện sinh chân chính không phải là xấu. Mình cho rằng bậc
thượng thừa của hiện sinh chính là ông Phật. Tại vì Phật dạy ta phải thức tỉnh
trong từng sát – na của cuộc sống. Thực tình, khi con người mà thức tỉnh
trong từng sát na một thì chủ nghĩa hiện sinh không là gì cả. Người này sống
bình tĩnh trong từng sát na chứ không phải sống theo đời thường theo kiểu
hiện sinh sống vội sống vàng” [60, tr. 526].
1.3. Tiểu kết
Trong chương 1, luận văn đã trình bày những vấn đề cơ bản về lí thuyết
và thực tiễn. Đó là cơ sở lí luận cho đề tài, bao gồm:
Cơ sở ngôn ngữ học: trong mục này, chúng tôi vận dụng những lí
thuyết về từ ngữ - từ, từ vựng, ngữ nghĩa của từ, ngữ cảnh, từ loại, thuật ngữ,
đoản ngữ (danh ngữ, động ngữ, tính ngữ) diễn ngôn và phân tích diễn ngôn...
để làm cơ sở khoa học để triển khai đề tài của luận văn.
Cơ sở về văn hóa nghệ thuật và tôn giáo: trong mục này, luận văn trình
bày quan niệm về ca từ và tổng hợp về thế giới quan, nhân sinh quan Phật

giáo bao gồm những quan niệm về bản chất của thế giới vật chất và con người
như: vô thường, hư không, khổ...
Luận văn cũng điểm lại những dấu mốc quan trọng trong cuộc đời, sự
nghiệp của Trịnh Công Sơn. Bằng việc thống kê tư liệu, chúng tôi chỉ ra sự
ảnh hưởng của Phật giáo đối với Trịnh Công Sơn.

21


Chƣơng 2
CÁC TỪ NGỮ MANG TINH THẦN PHẬT GIÁO
TRONG CA TỪ TRỊNH CÔNG SƠN
2.1. Đặc điểm và cấu tạo các từ ngữ thể hiện tinh thần Phật giáo
2.1.1. Từ loại
Các từ ngữ mang tinh thần Phật giáo xuất hiện nhiều lần trong các ca
khúc khác nhau của Trịnh Công Sơn. Trong 111 ca khúc được khảo sát của
luận văn, kết quả cho thấy nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sử dụng nhiều danh từ
nhất, 17 từ: hồn, linh hồn, kiếp, tiền thân, tiền kiếp….Trong đó, những danh
từ có gốc Phạn đã trở nên quen thuộc trong từ vựng tiếng Việt như: kiếp,
Phật, bồ đề. Một số danh từ được dùng phổ biến trong ngôn ngữ phổ thông
như: bờ, cõi vốn được dịch nghĩa tương đương từ các thuật ngữ gốc Hán của
Phật giáo như: giới, ngạn.
Số lượng động từ và tính từ ít hơn so với danh từ. Tác giả sử dụng 6
động từ: hóa kiếp, ăn năn, đầu thai, viên thành; 5 tính từ: hư không, hư vô, vô
thường, từ bi, không.
Trường hợp từ không được đưa vào sử dụng trong các ngữ cảnh khác
nhau. Trong một số ngữ cảnh, từ không là một danh từ, ví dụ:
Còn hai con mắt, một con khóc người
Con mắt còn lại nhìn đời là không
(Con mắt còn lại)

Trong ngữ cảnh khác, từ không lại là một tính từ, ví dụ:
Xin đứng yên trong chiều treo tình trên chiếc đinh không
(Tình xót xa vừa)

22


×