Tải bản đầy đủ (.pdf) (200 trang)

Đảng bộ tỉnh thái bình lãnh đạo xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở từ năm 1997 đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 200 trang )

I HC QUC GIA H NI
TRNG I HC KHOA HC X HI V NHN VN
-----------***----------

NGUYN TH THU H

ĐảNG Bộ TNH THáI BìNH LãNH ĐạO XÂY DựNG
Hệ THốNG CHíNH TRị ở CƠ Sở Từ NĂM 1997 ĐếN NĂM 2010

LUN N TIN S LCH S

H NI - 2017


I HC QUC GIA H NI
TRNG I HC KHOA HC X HI V NHN VN
-----------***----------

NGUYN TH THU H

ĐảNG Bộ TNH THáI BìNH LãNH ĐạO XÂY DựNG
Hệ THốNG CHíNH TRị ở CƠ Sở Từ NĂM 1997 ĐếN NĂM 2010
Chuyờn ngnh: Lch s ng Cng sn Vit Nam
Mó s : 62 22 03 15

LUN N TIN S LCH S
NGI HNG DN KHOA HC:
PGS, TS. NGUYN NGC H

H NI - 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà
Các số liệu trong luận án là trung thực, bảo đảm tính
khách quan. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc, xuất xứ
rõ ràng.
Hà nội, ngày 25 tháng 8 năm 2017
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Thu Hà


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án ................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................. 3
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu .................................................... 3
5. Đóng góp của Luận án ................................................................................... 4
6. Kết cấu của Luận án ....................................................................................... 4
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN .............................................................................................................. 5
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu tiêu biểu .......................................... 5
1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở..... 5
1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng đối với hệ
thống chính trị ở cơ sở .................................................................................15
1.1.3. Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến Thái Bình và Đảng bộ tỉnh
Thái Bình đối với việc xây dựng hệ thống chính trị .......................................20
1.2. Nhận xét về những công trình nghiên cứu và những vấn đề luận án cần

tập trung giải quyết ..........................................................................................24
1.2.1. Những vấn đề các công trình nghiên cứu đã giải quyết ....................24
1.2.2. Những vấn đề mà luận án sẽ làm sáng tỏ ..........................................27
Chƣơng 2. CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI
BÌNH VỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở CƠ SỞ (1997-2001) ..30
2.1. Cơ sở hoạch định và nội dung chủ trương lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh .....30
2.1.1. Cơ sở hoạch định ................................................................................30
2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Bình ...........................................44
2.2. Sự triển khai chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình....................................50
2.2.1. Xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng thực sự là hạt nhân lãnh đạo
hệ thống chính trị ở cơ sở ............................................................................50


2.2.2. Tập trung xây dựng hệ thống chính quyền và đội ngũ cán bộ ở cơ sở ..56
2.2.3. Công tác Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ở cơ sở ..59
2.2.4. Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở ..................................................61
Tiểu kết chƣơng 2 ...............................................................................................65
Chƣơng 3. SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI BÌNH VỀ XÂY
DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở CƠ SỞ (2001-2010) ..............................66
3.1. Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở theo
tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa IX (2001-2005) ...............66
3.1.1. Quan điểm xây dựng HTCT ở cơ sở theo Nghị quyết Hội nghị Trung
ương 5 (khóa IX)..........................................................................................66
3.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Bình ...........................................70
3.1.3. Sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình .............................................73
3.2. Đảng bộ tỉnh Thái Bình tăng cường lãnh đạo thực hiện xây dựng hệ thống
chính trị ở cơ sở trong bối cảnh mới (2005-2010) ...........................................89
3.2.1. Yêu cầu tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình
trong xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở trên địa bàn tỉnh ........................89
3.2.2. Sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình .............................................97

Tiểu kết chƣơng 3. ............................................................................................110
Chƣơng 4. NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ...............................................112
4.1. Nhận xét ..................................................................................................112
4.1.1. Đảng bộ tỉnh Thái Bình đã quán triệt, vận dụng chủ trương, đường lối xây
dựng HTCT của Trung ương phù hợp với tình hình thực tế của địa phương ..112
4.1.2. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình, HTCT ở cơ sở được đổi
mới và từng bước hoàn thiện tạo nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội.......114
4.1.3. Trong quán triệt chủ trương của Đảng và chỉ đạo xây dựng HTCT ở
cơ sở đôi lúc còn có biểu hiện nóng vội, hình thức. ..................................121
4.2. Một số kinh nghiệm..................................................................................126


4.2.1. Nhận thức đúng về hệ thống chính trị cơ sở và vai trò của hệ thống
chính trị cơ sở.............................................................................................126
4.2.2. Nâng cao sự lãnh đạo của Đảng, vai trò của chính quyền, Mặt trận Tổ
quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đối với xây dựng hệ thống chính trị ở
cơ sở ...........................................................................................................130
4.2.3. Đào tạo đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ xây dựng hệ thống chính trị ở
cơ sở ...........................................................................................................133
4.2.4. Luôn phát huy vai trò của trưởng thôn gắn với việc thực hiện Quy
chế dân chủ ở cơ sở ....................................................................................136
4.2.5. Bài học về sự gần dân, dựa vào dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân .... 140
Tiểu kết chƣơng 4. ............................................................................................144
KẾT LUẬN .......................................................................................................145
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .................................................................................148
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................149
PHỤ LỤC ..........................................................................................................164



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BCH:

Ban Chấp hành

BCĐ:

Ban Chỉ đạo

BTV:

Ban Thường vụ

BTVTU:

Ban Thường vụ Tỉnh ủy

CSNT:

Cơ sở nông thôn

ĐA:

Đề án

HTCT:

Hệ thống chính trị


HĐND:

Hội đồng nhân dân

NCS:

Nghiên cứu sinh

NQTƯ:

Nghị quyết Trung ương

NXB:

Nhà xuất bản

UBND:

Ủy ban nhân dân

XHCN:

Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hệ thống chính trị cơ sở là “toàn bộ các thiết chế chính trị như tổ chức
Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân được tổ chức và hoạt động theo
những nguyên tắc nhất định và gắn bó hữu cơ với nhau nhằm thực hiện sự lãnh

đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và phát huy quyền dân chủ của nhân dân
ở cơ sở”[150; tr.10]. Hệ thống chính trị ở cơ sở có vai trò rất quan trọng trong
việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước, tăng cường đoàn kết nhân dân, phát huy quyền làm chủ
của dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống
của cộng đồng dân cư. Khi công cuộc đổi mới ngày càng đi vào chiều sâu, Đảng
ta chủ trương hướng mạnh vào cơ sở, xây dựng HTCT mạnh từ cơ sở, đề cao các
sáng kiến và tính chủ động từ cơ sở. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991, Đảng ta khẳng định: Toàn bộ hệ
thống chính trị ở nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và từng bước
hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.
Tiếp nối tinh thần đó, tại Hội nghị Trung ương 5 (khoá IX), Đảng ta đã ra Nghị
quyết về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở xã, phường,
thị trấn”; Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (9-2006) đặc biệt coi
trọng đổi mới hệ thống chính trị cơ sở, nhất là ở cơ sở nông thôn (xã, thị trấn).
Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trong sạch, vững mạnh, có hiệu lực và hiệu
quả cao đang là một yêu cầu bức thiết ở nước ta hiện nay. Cơ sở và hệ thống
chính trị ở cơ sở nông thôn chính là xã và mắt khâu trung tâm cần đột phá trong
chỉnh đốn và đổi mới hệ thống chính trị cơ sở là chính quyền cấp xã, bao gồm
Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã và các đoàn thể chính trị - xã hội.
Những năm qua, thực hiện sự nghiệp đổi mới của Đảng, hệ thống chính trị ở cơ
sở tỉnh Thái Bình từng bước được củng cố, hoàn thiện, bước đầu phát huy quyền làm
chủ của nhân dân, thực hiện nghiêm túc, thực chất Quy chế dân chủ ở cơ sở. Tuy
nhiên, trong những năm gần đây, hệ thống chính trị cơ sở trên địa bàn tỉnh Thái Bình
đứng trước những khó khăn, thách thức không nhỏ: hệ thống tổ chức vẫn chưa ổn
1


định; mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành hệ thống chính trị ở đây còn nhiều bất
cập; các tổ chức còn lúng túng trong hình thức tổ chức và phương thức hoạt động…

Thái Bình còn là một trong những điểm nóng của cả nước khi năm 1997 tình hình
khiếu nại, tố cáo của nhân dân trong tỉnh diễn ra trên diện rộng. Những vấn đề nhân
dân khiếu kiện cơ bản là đúng và chính đáng nhưng Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Uỷ Ban
Nhân dân tỉnh chủ quan, chưa có biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể; tổ chức Đảng
các cấp không chủ động giải quyết dứt điểm tình hình, buông lỏng ngọn cờ đấu tranh
chống tham nhũng, để cho một số người lợi dụng việc chống tham nhũng kích động,
lôi kéo, đe doạ, ép buộc nhân dân đi khiếu kiện lên xã, huyện, tỉnh và Trung ương.
Tình hình diễn biến trở thành vấn đề chính trị nghiêm trọng, gây ra hậu quả nặng nề
về nhiều mặt, ảnh hưởng đến đoàn kết trong xã hội và nhân dân địa phương; làm suy
giảm lòng tin của nhân dân đối với cấp uỷ, chính quyền các cấp… Bài học đó cho
đến nay vẫn còn nhiều giá trị, đòi hỏi các cấp lãnh đạo phải xây dựng hệ thống chính
trị cơ sở một cách vững chắc, giải quyết có kết quả tình hình mất ổn định ở cơ sở; huy
động mọi nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp, nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng và thực hiện "xoá đói giảm nghèo",
nâng cao đời sống nhân dân. Đứng trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, việc hoàn thiện hệ thống chính trị cơ sở ở Thái Bình ngày càng trở nên
quan trọng và cấp thiết để đảm bảo sự ổn định, phát triển lâu bền của nông thôn Thái
Bình riêng và của đất nước nói chung.
Việc tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng, những vấn đề đặt ra và đưa ra những
giải pháp dưới góc độ nghiên cứu của chuyên ngành Lịch sử Đảng nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở trên địa bàn tỉnh Thái Bình là vấn
đề có tính lý luận và thực tiễn quan trọng. Với ý nghĩa đó, tác giả chọn đề tài:
“Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở từ năm
1997 đến năm 2010” làm Luận án Tiến sĩ Lịch sử Đảng.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1 Mục đích của luận án
Góp phần tái hiện sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình đối với việc xây
dựng hệ thống chính trị ở cơ sở từ năm 1997 đến năm 2010; qua đó chỉ rõ thành
tựu, nêu lên hạn chế và rút ra những kinh nghiệm lịch sử.
2



2.2 Nhiệm vụ của luận án
- Làm rõ những yếu tố tác động đến việc xây dựng hệ thống chính trị ở cơ
sở của Đảng bộ tỉnh Thái Bình.
- Hệ thống, khái quát những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng
Cộng sản Việt Nam và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về xây dựng hệ
thống chính trị ở cơ sở từ năm 1997 đến năm 2010.
- Làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình chỉ đạo thực hiện xây dựng hệ
thống chính trị ở cơ sở từ năm 1997 đến năm 2010.
- Nhận xét những ưu điểm, hạn chế và đúc rút những kinh nghiệm từ sự
lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình trong xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở
(1997-2010)
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Chủ trương và sự chỉ đạo thực hiện xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở của
Đảng bộ tỉnh Thái Bình từ năm 1997 đến năm 2010.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung khoa học: Luận án nghiên cứu những chủ trương, giải pháp,
biện pháp mà Đảng bộ tỉnh Thái Bình đề ra và thực hiện trong xây dựng hệ
thống chính trị ở cơ sở.
- Về phạm vi không gian: Nghiên cứu hệ thống chính trị ở cơ sở trên địa
bàn tỉnh Thái Bình (bao gồm 285 xã, phường, thị trấn).
- Về phạm vi thời gian: Từ năm 1997 đến năm 2010 (Năm 1997 là năm
xảy ra hiện tượng mất ổn định chính trị trên địa bàn tỉnh; năm 2010 được
chọn là năm kết thúc dựa theo nhiệm kỳ Đại hội của Đảng bộ tỉnh Thái Bình).
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn tư liệu
- Các Nghị quyết, Chỉ thị, báo cáo, kế hoạch, chương trình hành động
của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ, Đảng bộ tỉnh Thái Bình từ năm

1997 đến năm 2010 đã được xuất bản, lưu trữ tại các cơ quan Trung ương và
địa phương.
- Các công trình nghiên cứu về hệ thống chính trị, hệ thống chính trị cơ sở
đã được công bố của các cơ quan nghiên cứu có uy tín.
3


- Các bài nói, phỏng vấn của các đồng chí lãnh đạo tỉnh Thái Bình trong
vấn đề xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp luận sử học, luận án sử dụng chủ yếu các
phương pháp lịch sử, logic, phân tích, tổng hợp… Ngoài ra, luận án cũng sử
dụng phương pháp khác như so sánh, đối chiếu, thống kê… được vận dụng phù
hợp trong giải quyết những nội dung nghiên cứu cụ thể của luận án.
5. Đóng góp của Luận án
- Luận án là công trình nghiên cứu khoa học, góp phần hệ thống hoá quan
điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Thái Bình về lãnh đạo xây
dựng hệ thống chính trị cơ sở.
- Dựng lại một cách khách quan, khoa học quá trình lãnh đạo của Đảng
bộ tỉnh Thái Bình đối với việc xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở từ năm
1997 đến năm 2010; rút ra một số kinh nghiệm lịch sử có giá trị cho hiện tại.
- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cấp uỷ, chính quyền
trên địa bàn tỉnh về xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở.
6. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình đã công bố, danh mục
tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận án được kết cấu gồm 4 chương:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án
Chƣơng 2: Chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về
xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở (1997-2001)

Chƣơng 3: Sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về xây dựng hệ
thống chính trị ở cơ sở (2001-2010)
Chƣơng 4: Nhận xét và kinh nghiệm

4


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu tiêu biểu
Cơ sở là nơi chính quyền trong lòng dân. Đây là cấp thống nhất trong
các cấp độ quản lý của hệ thống chính quyền nhà nước nhưng lại là nền tảng
của chế độ chính trị và đời sống xã hội. Cơ sở không phải là cấp hoạch định
đường lối, chính sách nhưng lại là địa chỉ quan trọng cuối cùng và quyết định
mà mọi chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước
phải tìm đến và là cấp hành động, tổ chức hành động, đưa đường lối, nghị
quyết, chính sách vào cuộc sống. Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới,
xây dựng hệ thống chính trị cơ sở là một trong những nội dung quan trọng.
Cũng vì lẽ đó, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam, của Đảng bộ các tỉnh, thành trong cả nước với việc xây dựng hệ
thống chính trị ở cơ sở là một trong những vấn đề thu hút được sự quan tâm
đông đảo của các nhà khoa học, của giới nghiên cứu.
Bằng các phương pháp tiếp cận khác nhau, các công trình nghiên cứu về
xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở tập trung trong các sách chuyên khảo, các
luận án, các bài báo và đề tài nghiên cứu khoa học. Mỗi công trình có hướng
nghiên cứu cũng như cách tiếp cận riêng, trong luận án này NCS chọn cách tiếp
cận theo nội dung, chia thành những công trình nghiên cứu chung về HTCT cơ
sở và những công trình nghiên cứu liên quan đến sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam đối với việc xây dựng hệ thống chính trị cơ sở.

1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở
Đề cập đến vấn đề này, trước hết phải kể đến một số công trình tập trung
nghiên cứu về những vấn đề lý luận và thực tiễn của hệ thống chính trị ở cơ sở, tiêu
biểu như các nghiên cứu của: Hoàng Chí Bảo (2004): Cơ sở và hệ thống chính trị ở
5


cơ sở đối với ổn định và phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
(Tạp chí Xã hội học, số 3); Vũ Hoàng Công (2002, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia): Hệ thống chính trị cơ sở - Đặc điểm, xu hướng và giải pháp; Chu Văn Thành
(2004): Hệ thống chính trị cơ sở - Thực trạng và một số giải pháp đổi mới. Những
nghiên cứu này nêu lên những vấn đề lý luận cơ bản của hệ thống chính trị Việt
Nam nói chung và hệ thống chính trị cơ sở (cấp xã, phường, thị trấn) nói riêng; từ
đó rút ra những đặc điểm, những vấn đề bức xúc; thực trạng của hệ thống chính trị ở
cơ sở; từ đó kiến nghị những giải pháp cơ bản trong việc củng cố, nâng cao hiệu
quả; tăng cường sự ổn định của hệ thống chính trị cấp cơ sở theo định hướng xã hội
chủ nghĩa. Bài viết của Bùi Thế Đức (2004): Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất
lượng hệ thống chính trị ở cơ sở (Tạp chí Tư tưởng văn hóa, số 9) đã tập trung
nghiên cứu, ghi nhận những thành tựu đã đạt được trong xây dựng hệ thống chính
trị ở cơ sở và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của hệ thống chính
trị ở cơ sở; nghiên cứu của Nguyễn Huy Kiệm (2013): Thực trạng và giải pháp
nâng cao chất lượng, hiệu quả của hệ thống chính trị cơ sở đã trình bày thực trạng
của HTCTCS bao gồm: nội dung, phương thức hoạt động của tổ chức đảng; tổ chức
và hoạt động của chính quyền cơ sở; công tác mặt trận và các đoàn thể; công tác
xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở. Từ đó, đưa ra 6 giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng; hiệu quả của HTCTCS; công trình nghiên cứu của Hồ Thanh Khôi
(2015, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh): Nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng phát
huy dân chủ trong hệ thống chính trị ở cơ sở trình bày các vấn đề lý luận cách mạng
trong Đảng; đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng ở cơ sở; nâng cao chất lượng
sinh hoạt Đảng ở cơ sở cùng một số vấn đề về công tác hành chính - văn phòng cấp

uỷ và cấp trên cơ sở.
Nghiên cứu của Phan Xuân Sơn (2001): Các đoàn thể nhân dân ở cấp xã,
phường và một số vấn đề đổi mới hệ thống chính trị ở cơ sở (Kỷ yếu đề tài khoa
học về hệ thống chính trị ở cấp cơ sở, Hà Nộ) nêu những hoạt động của Hội Cựu
chiến binh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội
6


Nông dân... Đây là những đoàn thể thực hiện các chủ trương, nghị quyết của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ chính trị của địa
phương. Đổi mới hoạt động của các đoàn thể xã hội cũng là đổi mới hoạt động
cả hệ thống chính trị ở cơ sở; trong nghiên cứu: Chính quyền cấp cơ sở (xã) ở
nước ta hiện nay: thực trạng và giải pháp (Kỷ yếu Đề tài khoa học về hệ thống
chín trị ở cơ sở, Hà Nội,2001) của Đặng Đình Tân đã phân tích chức năng của
chính quyền cấp xã, vai trò của chính quyền cấp xã trong quản lý và phát triển xã
hội ở cấp cơ sở, từ đó đưa ra những biện pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của
chính quyền cấp xã nhằm nâng cao chất lượng quản lý phát triển xã hội ở cơ sở.
Tác giả Nguyễn Đức Hà có bài viết: Để nâng cao chất lượng hoạt động
của hệ thống chính trị cơ sở (Tạp chí Xây dựng Đảng, số 3-2004) trình bày
những chuyển biến rõ nét trong xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng ở nhiều
địa phương, đưa ra 7 giải pháp nhằm tiếp tục xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở
đảng, nâng cao chất lượng đảng viên gắn với đổi mới và nâng cao chất lượng
hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn; nghiên cứu của Vũ
Thị Thủy: Những khó khăn, bất cập và giải pháp xây dựng hệ thống chính trị cơ
sở, (Tạp chí Xây dựng Đảng, số 5-2013) đã khái quát về những chuyển biến tích
cực về nhận thức của cán bộ, đảng viên sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết
Trung ương 5 (khóa IX) Về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở
cơ sở xã, phường, thị trấn; đồng thời cũng nêu ra những vấn đề hạn chế, tồn tại;
nguyên nhân của hạn chế, vướng mắc trong xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở,
từ đó đưa ra 5 giải pháp và nhiệm vụ nhằm tiếp tục đổi mới và nâng cao chất

lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn.
Năm 2000, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn “Hệ thống
chính trị cấp cơ sở và dân chủ hoá đời sống xã hội nông thôn miền núi, vùng dân
tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta” do tác giả Nguyễn Quốc Phẩm
(chủ biên). Cuốn sách trình bày cô đọng và súc tích kết quả nghiên cứu của tác
7


giả về hệ thống chính trị cấp cơ sở; trình bày những đặc điểm về tự nhiên, kinh
tế, xã hội nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc;
tác giả chỉ ra sự liên quan và cần thiết trong việc xây dựng hệ thống chính trị cấp
cơ sở với dân chủ hóa đời sống xã hội nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số
các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta; công trình nghiên cứu của Hoàng Tùng, Hà
Đăng, Phạm Quang Nghị: Xây dựng hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ ở cơ sở
đã phân tích, đánh giá những mặt được và chưa được, nguyên nhân thành công
và những mặt hạn chế của hệ thống chính trị ở cơ sở, trên cơ sở đó đề xuất một
số giải pháp xây dựng hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ ở cơ sở.
Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Đức Ngọc (2009): Đổi mới hệ thống chính trị
cấp cơ sở vùng dân tộc Chăm ở nước ta hiện nay tiến hành phân tích thực trạng,
chỉ ra những thành tựu, hạn chế, yếu kém, xác định nguyên nhân những hạn chế
yếu kém đó trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị cấp cơ sở vùng dân
tộc Chăm, qua đó đề xuất phương án, giải pháp để đổi mới có hiệu quả hơn nữa
chất lượng hệ thống chính trị vùng dân tộc Chăm ở nước ta trong thời gian tới;
luận án Tiến sĩ của Nguyễn Hồng Lương (2006): Phát huy vai trò nhân tố chủ
quan trong hoạt động của hệ thống chính trị cấp cơ sở ở Bà Rịa - Vũng Tàu hiện
nay phân tích nhân tố chủ quan và vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở. Đánh
giá thực trạng việc phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong hoạt động của hệ thống
chính trị cấp cơ sở Bà Rịa Vũng Tàu. Đưa ra phương hướng chủ yếu nhằm phát
huy vai trò nhân tố chủ quan trong hoạt động của hệ thống chính trị cấp cơ sở Bà
Rịa Vũng Tàu.

Bài viết của Phạm Gia Khiêm (Tạp chí Cộng sản, số 9, 2000):Thực hiện
Quy chế dân chủ gắn với xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, trình bày sự cần
thiết phải gắn việc thực hiện Quy chế dân chủ với xây dựng hệ thống chính trị ở
cơ sở. Bài viết đưa ra 6 yêu cầu nhằm thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở gắn
với xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở; Trịnh Công Toàn với bài viết: Những
8


kết quả và kinh nghiệm trong thực hiện quy chế dân chủ gắn với xây dựng hệ
thống chính trị ở cơ sở của tỉnh Quảng Ninh (Tạp chí Lịch sử Đảng, số 8, 2004):
Kim Văn Tiêu với bài viết: Sơn La thực hiện quy chế dân chủ gắn với xây dựng
hệ thống chính trị ở cơ sở (Tạp chí Xây dựng Đảng, số 8, 2005) đã gắn việc thực
hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở với việc xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở và coi
đó là một yêu cầu quan trọng, cần thiết để xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở ở
Quảng Ninh và Sơn La.
Đề cập đến nhóm công trình nghiên cứu về xây dựng hệ thống chính trị ở
cơ sở nông thôn, trước hết phải kể đến công trình nghiên cứu của Hoàng Chí Bảo
(chủ biên), “Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay” (Nxb Chính
trị quốc gia, 2004) nêu quan điểm, lý luận và phương pháp nghiên cứu hệ thống
chính trị ở cơ sở; xem xét cơ sở và hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta
dưới góc nhìn lịch sử và lý luận; trình bày tổ chức và hoạt động của hệ thống
chính trị ở cơ sở nông thôn đồng thời đưa ra phương hướng, quan điểm và giải
pháp nhằm tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở
nông thôn; tác phẩm của Nguyễn Văn Sáu, Hồ Văn Thông: Thể chế dân chủ và
phát triển nông thôn Việt Nam hiện nay (Nxb Chính trị quốc gia, 2005) đề cập
đến vấn đề dân chủ và hệ thống chính trị ở Việt Nam trong tiến trình đổi mới;
các vấn đề về nông nghiệp, thể chế dân chủ với ổn định và phát triển nông thôn
Việt Nam, xây dựng chính quyền cấp xã và một số vấn đề lí luận, thực tiễn về
dân chủ hoá cơ sở nước ngoài; tác phẩm: Dân chủ và dân chủ ở cơ sở nông thôn
trong tíến trình đổi mới (Nxb Chính trị quốc gia, 2007) của Hoàng Chí Bảo trình

bày tầm quan trọng của dân chủ và dân chủ ở cơ sở, đặc biệt là dân chủ cơ sở ở
nông thôn nước ta hiện nay; những hạn chế, yếu kém trong quá trình thực hiện
dân chủ ở cơ sở thời gian qua và những giải pháp khắc phục; nghiên cứu của
Phan Quốc Anh (chủ biên), Lê Đình Khiên, Dương Thành Bắc: Một số tình hình
và giải pháp phòng ngừa giải quyết "điểm nóng" ở cơ sở nông thôn nước ta đã
tập trung nghiên cứu tình hình và nguyên nhân xảy ra "điểm nóng" ở cơ sở nông
9


thôn nước ta, những giải pháp cơ bản để phòng ngừa và giải quyết. Một số
chuyên đề về phòng ngừa giải quyết "điểm nóng" ở cơ sở nông thôn nước ta.
Luận án Phó Tiến sĩ khoa học của Lưu Minh Trị: Đổi mới và kiện toàn hệ
thống chính trị ở cơ sở nông thôn ngoại thành Hà Nội (cấp xã) trong giai đoạn
hiện nay; Luận văn Thạc sĩ của Đặng Thị Hiền (1993): Đổi mới kiện toàn hệ
thống chính trị cấp cơ sở nông thôn (thông qua khảo sát thực tế của tỉnh Tuyên
Quang) đều xác định rõ phương hướng, nội dung và những giải pháp đổi mới,
kiện toàn hệ thống chính trị ở đơn vị cơ sở nông thôn ngoại thành Hà Nội và một
số địa bàn cơ sở nông thôn của Tuyên Quang. Nghiên cứu hệ thống chính trị xã
hội chủ nghĩa, quá trình hình thành chính quyền cơ sở nông thôn và hệ thống
chính trị cấp xã; sự cần thiết phải đổi mới về tổ chức và phương thức hoạt động
của Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân trong hệ thống chính trị ở cơ
sở nông thôn ngoại thành Hà Nội và một số cơ sở nông thôn của Tuyên Quang;
Luận văn (Chính trị học) của Đặng Thu Hiền: “Hoàn thiện hệ thống chính trị ở
cơ sở nông thôn trên địa bàn tỉnh Kon Tum hiện nay” trình bày khái quát một
số vấn đề lý luận chung về hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn. Đồng thời,
làm rõ vai trò của cơ sở nông thôn và hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn.
Luận văn cũng phân tích thực trạng tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị
ở cơ sở nông thôn trên địa bàn tỉnh Kon Tum, trên cơ sở đó vạch ra những vấn
đề bức xúc cần giải quyết về tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ
sở nông thôn tỉnh Kon Tum hiện nay, đồng thời xác định rõ phương hướng cơ

bản và một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hệ thống chính trị ở cơ sở
nông thôn trên địa bàn tỉnh Kon Tum; luận án Tiến sĩ của Trịnh Thanh
Tâm(2012): Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là nữ của hệ thống chính trị các
xã ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay nghiên cứu việc xây dựng đội
ngũ cán bộ chủ chốt là nữ của hệ thống chính trị xã ở đồng bằng sông Hồng.
Khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt là nữ của hệ thống chính

10


trị xã ở đồng bằng sông Hồng từ năm 2001 đến nay. Đề xuất phương hướng và
các giải pháp đề xuất trong luận án có giá trị đến năm 2020.
Những nghiên cứu về chính quyền cấp xã trong thời gian qua cũng thu hút
nhiều nhà nghiên cứu, tiêu biểu là nghiên cứu của Thang Văn Phúc, Chu Văn
Thành (chủ biên), Dương Quang Tung: Chính quyền cấp xã và quản lý nhà nước
ở cấp xã; Nguyễn Thị Phượng với nghiên cứu Tổ chức và hoạt động của chính
quyền cấp xã hiện nay (Tạp chí Quản lý nhà nước, số 97, 2004) trình bày vị trí,
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền cấp xã. Trình
tự thủ tục, phương pháp giải quyết công việc hàng ngày, kinh nghiệm và cách
giải quyết đối với một số tình huống thường xảy ra trên địa bàn cơ sở; Luận án
Tiến sĩ (Luật học) của Đàm Bích Hiên: Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt
động của chính quyền cấp xã ở Việt Nam hiện nay nghiên cứu cơ sở lý luận và
thực tiễn của pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã từ đó đề
ra giải pháp hoàn thiện về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã trong
giai đoạn hiện nay;
Luận án Tiến sĩ (2008) của Mạc Minh Sản: Hoàn thiện pháp luật về cán
bộ, công chức chính quyền cấp xã đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tập trung vào nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lý
luận và thực trạng của pháp luật về cán bộ công chức chính quyền cấp xã để đưa
ra những quan điểm, phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện pháp

luật về cán bộ công chức chính quyền đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay; luận án Tiến sĩ (2008) của Nguyễn
Dương Hùng: Kiện toàn hệ thống chính trị ở xã nhằm thực hiện quyền làm chủ
của nhân dân vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay đã nghiên cứu lí luận và thực
tiễn quá trình kiện toàn hệ thống chính trị ở cấp xã vùng đồng bằng sông Hồng;
mối quan hệ giữa việc kiện toàn hệ thống chính trị ở cấp xã với việc phát huy

11


quyền làm chủ của nhân dân trong khu vực, từ đó đưa ra giải pháp để kiện toàn
hệ thống chính trị cấp xã vùng đồng bằng sông Hồng.
Năm 2003, các tác giả Nguyễn Văn Sáu, Hồ Văn Thông, Lưu Văn Sùng
viết cuốn: Thực hiện quy chế dân chủ và xây dựng chính quyền cấp xã ở nước ta
hiện nay (Nxb Chính trị Quốc gia) trình bày các kết quả khảo sát, nghiên cứu của
tập thể tiến hành ở nhiều địa phương trên cả ba miền của đất nước và có tham
khảo kinh nghiệm ở một số nước giúp bạn đọc có cách nhìn sinh động trong việc
thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và xây dựng chính quyền cấp xã; năm 2004,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn: Vị trí, vai trò của các đoàn thể xã
hội trong việc bảo đảm thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở phát huy quyền làm chủ
của nhân dân trình bày vị trí, vai trò và nhiệm vụ của Mặt trận tổ quốc Việt Nam,
Hội Liên hiệp phụ nữ, hội Nông dân, hội Cựu chiến binh và của Đoàn Thanh niên
trong công tác bảo đảm, phát huy quyền làm chủ của nhân dân;
Năm 1986, Nhà xuất bản Thông tin lý luận xuất bản cuốn: Đảng Cộng sản
Liên Xô trong hệ thống chính trị của xã hội Xô Viết: Những vấn đề phương pháp
luận nghiên cứu của tác giả V.la.Bônđarơ trình bày đặc tính và nội dung của mối
quan hệ giữa Đảng cộng sản Liên Xô và những bộ phận cấu thành khác trong hệ
thống chính trị; Đảng cộng sản Liên Xô và việc thực hiện quyền lực chính trị
trong xã hội XHCN và trong hệ thống quản lý xã hội; luận án của
LachaySiahVan (LATS Chính trị học): Đổi mới Hệ thống chính trị cấp cơ sở ở

nông thôn Lào hiện nay đã trình bày lý luận và thực tiễn hệ thống chính trị cấp
cơ sở ở nông thôn Lào. Thực trạng, quan điểm, giải pháp đổi mới hệ thống chính
trị cấp cơ sở ở nông thôn Lào hiện nay; luận án Tiến sĩ (Chính trị học, 2001) của
Sôm Lit Lước Kẹo: Đổi mới hệ thống chính trị cấp tỉnh ở nước cộng hòa dân
chủ nhân Lào trong giai đoạn hiện nay làm rõ thực trạng, nguyên nhân, hạn chế
trong hoạt động của hệ thống chính trị tỉnh, phương hướng hoàn thiện hình thức
tổ chức và hoạt động giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới hệ thống chính trị cấp tỉnh
12


của Lào hiện nay; luận án Tiến sĩ (Chính trị học, 2013) của Khămphăn Vông Pha
Chăn: Đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Cộng hoà Dân
chủ Nhân dân Lào hiện nay đã phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của
việc đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị ở Lào; đánh giá
thực trạng và nêu lên những vấn đề đặt ra, yêu cầu mới đối với việc đào tạo đội
ngũ cán bộ lãnh đạo ở Lào hiện nay; xác định quan điểm, phương hướng và đề
xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo đội
ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Lào trong những năm tới.
Tác giả Scott A. Fritzen có bài viết: Probing system limits:
Decentralisation and local political accountability in Vietnam (A revised version
is published in the Asia-Pacific Journal of Public Administration, 2006, 28(1) 124): Những giới hạn hệ thống thăm dò: Sự phân cấp và trách nhiệm chính trị địa
phương ở Việt Nam. Bài báo này đánh giá sự thay đổi về phân bố vai trò, trách
nhiệm và các nguồn thông qua các mức chính quyền hơn thập kỉ qua. Việt Nam
đang từng bước chuyển giao trách nhiệm hành chính và tải chính lớn hơn đối với
cấp tỉnh. Hơn thế nữa, Đảng Cộng sản đang cố gắng ngăn chặn tham nhũng địa
phương thông qua sáng kiến “dân chủ cơ sở”. Mặc dù những hoạt động đó hướng
về sự phân cấp, tuy vậy cần phải thận trọng bởi các vấn đề chính trị quan liêu của
chúng và các tác động tiềm ẩn về tình trạng đói nghèo. Ưu đãi cho bộ máy quan
liêu và những lãnh đạo địa phương đối với chuyển giao kiểm soát xuống còn yếu
hoặc không tồn tại trong cơ cấu quản lí, điều này tập trung vào quyền lực chính trị

và nhấn mạnh về các kiểm soát phân cấp,bộ phận ngành qua việc đưa ra quyết
định và nguồn lực. Các xu hướng phân cấp đang làm trầm trọng thêm năng lực
hành chính và tài chính yếu kém của các tỉnh nghèo hơn, đồng thời có nguy cơ
làm tăng khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Vai trò chủ động hơn về phía
Trung ương trong việc phân bổ lại các nguồn, cung cấp hỗ trợ kĩ thuật và xây
dựng các khung chính sách thuận lợi sẽ rất quan trọng nếu sự phân cấp góp phần
cải thiện kinh tế xã hội ở những vùng nghèo nhất của Việt Nam.
13


Luận án Tiến sĩ của Phan Thị Lan Hương: Reforming local government in
Viet Nam, Lesson learned from Japan (Phan Thi Lan Huong, Nagoya University,
LL.D. (Comparative Law) Special Program in Law and Political Science 20092012 (Cải cách chính quyền địa phương ở Việt Nam - Bài học từ Nhật Bản) gồm
180 trang chia thành 5 chương. Chương I: Các khái niệm nghiên cứu và mối
quan hệ của nó với sự phân cấp và sự quản lí địa phương tốt; chương II: Lịch sử
của chính quyền địa phương và quá trình cải các ở Việt nam; chương III: Các
khung pháp lí của các mối quan hệ địa phương – trung ương; chương IV: Điểm
yếu của chính quyền địa phương với 3 điểm yếu: Hệ thống cồng kềnh; sự phân
công chức năng không rõ ràng: giữa cấp huyện và cấp xã, sự chồng chéo về chức
năng giữa các cơ quan chuyên ngành; việc thực hiện yếu của cấp xã: ( có đưa ra
ví dụ về Thái Bình năm 1997): đưa ra bảng về những khó khăn đối với việc thực
hiện “dân chủ cơ sở” ở Thái Bình (8 xã): khó khăn liên quan đến chính quyền và
những khó khăn liên quan đến nhân dân; chương V: Hướng tới chính quyền địa
phương mạnh và có trách nhiệm ở Việt Nam: nêu các kinh nghiệm của Nhật Bản
trong thúc đẩy quá trình phân cấp; sự cần thiết phải tổ chức lại hệ thống chính
quyền địa phương; làm mạnh chính quyền địa phương và vấn đề nâng cao trách
nhiệm của chính quyền địa phương.
Bài viết theo đường link:
/>y_4.pdf: Vietnam: A country study, trong chương 4: government and polictics
(50 trang), trong đó 23 trang đầu nói về sự phát triển của Đảng cộng sản việt

nam (Development of the Vietnamese Communist Party) ,tổ chức của Đảng
(Party Organization), Quốc hội và ủy ban trung ương (The Party Congress and
the Central Committee), các tổ chức đảng khác (Other Party Organizations), các
tổ chức mặt trận (Front Organizations), sơ đồ về tổ chức đảng cộng sản Việt
Nam, 1987, (Organization of the Vietnamese Communist Party, 1987), hệ thống
14


chính phủ (The System of Government) trong đó: sự phát triển của Hiến pháp,
Quốc hội, Nhà nước, Hội đồng bộ trưởng, Tòa án nhân dân, Viện kiểm soát nhân
dân,People's Courts and People's Organs of Control.
Một điều tra về Quy chế dân chủ ở cơ sở: Survey on Grassroots Democracy
Regulation - Implementation Situation and Organization Capacity of Social
Organizations in Thai Binh Province (DOHA and VUSTA of Thai Binh Province,
2009); Mobilizing Rural Institutions for Sustainable Livelihoods and Equitable
Development, Governance Institution - the case of the Grassroots Democracy
Steering Committee (CAP, IPSARD, 2008) (Điều tra về Qui chế dân chủ cơ sở Tình hình thực hiện và năng lực tổ chức của các tổ chức xã hội tỉnh Thái Bình (
DOHA and VUSTA của tỉnh Thái Bình, 2009) đã nêu thực trạng về tình hình thực
hiện Quy chế dân chủ ở tỉnh Thái Bình: việc thực hiện Quy chế dân chủ thời gian
qua góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững an ninh, trật tự
cơ sở, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở
đảng và chất lượng đảng viên. Bên cạnh những thành tựu đạt được, việc thực hiện
Quy chế dân chủ ở cơ sở vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu mong muốn, còn nhiều
yếu kém, khuyết điểm, nhiều nơi vẫn còn tình trạng quan liêu, mất dân chủ trong
các cơ quan lãnh đạo của Đảng, chính quyền và đoàn thể, với những biểu hiện của
sự xa dân, hách dịch, sống xa hoa, lãng phí…; nêu lên những thành tựu và hạn chế,
năng lực tổ chức của các tổ chức xã hội trong tỉnh Thái Bình.
1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng đối với hệ
thống chính trị ở cơ sở
Đề cập đến nhóm các công trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng Cộng

sản Việt Nam đối với hệ thống chính trị ở cơ sở trước hết phải kể đến cuốn sách của
Nguyễn Hữu Đồng (chủ biên): Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống
chính trị Việt Nam hiện nay (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2009). Cuốn sách
bước đầu nghiên cứu làm rõ đúng vị trí, vai trò, nhiệm vụ của Đảng và tổ chức chính
15


trị - xã hội trong hệ thống chính trị; chỉ rõ thực trạng hoạt động của Đảng và tổ chức
chính trị - xã hội; những vấn đề đang đặt ra trong tổ chức và hoạt động của Đảng,
các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam. Đồng thời, cuốn sách đề cập đến vấn đề đổi mới nội dung và phương thức
lãnh đạo của Đảng, nhằm đổi mới hệ thống chính trị, thực hiện tốt dân chủ hóa xã
hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Nhóm tác giả Nông Đức
Mạnh, Trần Đình Hoan, Chu Văn Thành với cuốn: Chủ trương, chính sách và quy
định của Đảng về xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở trong sạch, vững mạnh
(Nhà xuất bản Thông tấn, 2005). Đây là những tập hợp nhằm truyền đạt tinh thần nội
dung nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) và các văn bản hữu quan, nhằm đưa các
nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn của Đảng về xây dựng và củng cố hệ thống chính trị
của cơ sở đảng vào cuộc sống, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của cơ sở Đảng.
Cuốn sách trình bày quan điểm, đường lối của Đảng về xây dựng hệ thống chính trị
ở cơ sở; chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở; chủ trương, chính sách của
Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở và giới thiệu một số bài viết, bài nói của các
đồng chí lãnh đạo Đảng; các nhà khoa học về xây dựng hệ thống chính trị cơ sở;
năm 2005, Nhà xuất bản Sự thật xuất bản cuốn: Đảng Cộng sản Việt Nam trong hệ
thống chính trị của hai tác giả Trần Đình Huỳnh và Mạnh Quang Thắng trình bày về
hệ thống chính trị ở nước ta; vai trò, vị trí của Đảng cộng sản Việt Nam trong hệ
thống chính trị; mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước với các tổ chức chính trị xã hội
và việc đổi mới quan hệ giữa Đảng và các hệ thống chính trị trong nước; năm 2005,
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản cuốn: Một số vấn đề đổi mới
phương thức lãnh đạo của Đảng và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cấp cơ

sở do Phan Xuân Biên (chủ biên) tập hợp các bài viết phân tích phương thức lãnh
đạo của Đảng đối với chính quyền nhà nước; Việc đổi mới và nâng cao chất lượng
hệ thống chính trị tại cơ sở phường, xã, thị trấn.
Luận án Phó Tiến sĩ khoa học Lịch sử của Bùi Thị Hồng Tiến: Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt trong
16


hệ thống chính trị cấp cơ sở từ năm 1975 đến 1993 (Qua thực tế một số tỉnh
Nam Trung Bộ) đã làm sáng tỏ quá trình Đảng lãnh đạo, xây dựng đội ngũ cán
bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị cấp cơ sở ở một số tỉnh Nam Trung Bộ thời
kỳ trước và sau khi thực hiện chủ trương đổi mới, thông qua đó góp phần nghiên
cứu nhằm tiếp tục đổi mới công tác cán bộ để xây dựng hệ thống chính trị cấp cơ
sở vững mạnh; nghiên cứu của Hoàng Chí Bảo: “Đảng bộ xã lãnh đạo việc xây
dựng hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn hiện nay” (Tạp chí Lịch sử Đảng, số
2, 2005) đã đánh giá năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng,
đặc biệt là ở nông thôn; trình bày việc đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống
chính trị ở cơ sở nông thôn thì phải bắt đầu từ đổi mới và nâng cao chất lượng
của tổ chức Đảng. Yêu cầu và nội dung của việc đổi mới này bao gồm cả đổi
mới về quan niệm, nhận thức, tổ chức, phương pháp lãnh đạo, từ lãnh đạo đến
tuyên truyền, vận động; nhấn mạnh tầm quan trọng của cấp cơ sở, là nơi trực tiếp
tổ chức thực hiện nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Nghị quyết của cấp ủy cơ sở là nghị quyết để hành động và ngắn gọn, cụ thể,
thiết thực, sáng tạo, hiệu quả - đó là tinh thần của nghị quyết hành động.
Bài phỏng vấn của tác giả Thủy Huyền đối với đồng chí Nguyễn Ngọc
Lâm - Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương trên báo điện tử của Xây dựng đảng
(14/10/2013) về Đổi mới, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở đã
xoay quanh việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) với những kết
quả chủ yếu của việc đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của tổ chức đảng;
nâng cao hiệu lực của chính quyền cơ sở; đổi mới công tác hoạt động của Mặt

trận Tổ quốc và các đoàn thể; về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở; đổi
mới sự chỉ đạo của cấp trên; đưa ra những hạn chế trong việc thực hiện nghị
quyết Trung ương 5 (khóa IX): một số cấp ủy chưa quan tâm và chưa có biện
pháp chỉ đạo sát thực; chương trình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết nhiều nơi
còn thiếu cụ thể, hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã còn nặng về hình
thức…; qua đó, đồng chí Nguyễn Ngọc Lâm đưa ra 5 kinh nghiệm trong chỉ đạo
17


và thực hiện nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX); bài viết của Nguyễn Huy
Kiệm: Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở
trong giai đoạn hiện nay (Tạp chí Cộng sản, số 80-2013) đã xoay quanh việc
thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX, đánh giá về diện mạo của hệ thống
chính trị cơ sở sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX): sự
đổi mới về nội dung, phương thức lãnh đạo của tổ chức đảng; hoạt động của
chính quyền cơ sở; công tác của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể; công tác xây
dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt
động của hệ thống chính trị cơ sở trong giai đoạn hiện nay, tác giả đưa ra 6 giải
pháp cụ thể gắn với vị trí, chức năng của từng bộ phận cụ thể.
Các nghiên cứu về vai trò của tổ chức cơ sở Đảng ở nông thôn và tác động
của nó đối với việc xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở cũng đươc nhiều công
trình đề cập đến. Năm 1991, Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ đã tổ chức Hội thảo
khoa học về chính quyền cấp cơ sở. Hội thảo đã phân tích thực trạng chính
quyền cơ sở đồng thời đề ra một số phương hướng cải tiến xây dựng và hoàn
thiện chính quyền cơ sở. Tuy nhiên, các báo cáo khoa học mới tập trung phân
tích về vị trí, chức năng, nhiệm vụ chính quyền cấp cơ sở, còn chưa đề cập đến
vai trò của các chi bộ, đảng bộ cơ sở với chính quyền xã. Chu Hữu Quýnh
(1991) đề cập đến “Vai trò chính quyền cơ sở xã, thôn trong công cuộc xây dựng
nông thôn mới” (Tạp chí Cộng sản 3-1991); tác giả Lưu Minh Trị có nghiên cứu
“Về vai trò tổ chức cơ sở Đảng trong hệ thống chính trị tại cấp xã” (Tạp chí Xây

dựng Đảng 4-1992). Bài viết mới chỉ đề cập một số vấn đề mang tính khái quát ở
một số xã ngoại thành Hà Nội; Phan Đại Doãn và Nguyễn Quang Ngọc với tác
phẩm “Kinh nghiệm tổ chức quản lý nông thôn Việt Nam trong lịch sử” đề cập
đến vấn đề quản lý nông thôn trong một số thời kỳ lịch sử và hiện đại. Tuy
nhiên, tác phẩm chưa đề cập đến vấn đề Đảng bộ cơ sở lãnh đạo chính quyền cấp
xã; Đào Duy Quát và các nhà khoa học (1994) triển khai đề tài “Sự hình thành
và phát triển các quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về chính quyền cấp
18


×