PHẦN I: ĐĂT VẤN ĐỀ
1. Lý do chon đề tài:
Hiện nay nhiều học sinh thành tích học tập rất tốt, nhưng kỹ năng sống rất
thấp, điều đó được thể hiện: trong giao tiếp , hợp tác khi làm việc nhóm, sống ích
kỷ, vô tâm, thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân.v.v...những vấn đề đó đang
là những cản trở lớn cho sự phát triển và hình thành nhân cách của một bộ phận
thanh thiếu niên, khiến không ít các bậc cha mẹ phải phiền lòng vì con, đặc biệt
trong một xã hội phát triển năng động như hiện nay.
Nhiều vị phụ huynh lo lắng trước tình trạng con của mình thiếu tự tin, luôn
tỏ ra rụt rè khi có cơ hội thể hiện mình trước đám đông hoặc các em
không biết cách xử lý tình huống dù các tình huống rất đơn giản. Một số học sinh
có lối sống khép kín với thực tại, đắm chìm trong thế giới ảo của Internet của thế
giới game,... mà quên đi và đánh mất những cơ hội kết bạn, thể hiện những khả
năng tiềm ẩn của mình, lo sợ rụt rè khi tiếp xúc với cộng đồng, xã hội.
Tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng khi các nhóm trẻ xấu luôn lấy
sức mạnh cơ bắp hoặc đám đông để bắt nạt, ức hiếp các trẻ hiền lành, ngoan
ngoãn, ít nói....do đó kỹ năng tự bảo vệ mình cũng cần được coi trọng.
Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thực sự có tác dụng tốt đến việc giáo dục
đạo đức học sinh trong nhà trường không những giúp cho các em có được những ki
năng ứng xử, giao tiếp mà còn tạo thành thói quen phân tích đánh giá tình hình,
thói quen vươn lên xử lý tình huống một cách hợp lí. Khác với các phương pháp
trước trong việc giáo dục đạo đức học sinh là khoảng cách giữa thầy và trò khi các
em mắc lỗi thương các thầy, cô giáo hay dùng hình thức trách phạt, kỷ luật mà ít
khi lắng nghe các em giải bày... Nay với việc chú trong rèn kỹ năng sống cho học
sinh mà đòi hỏi cần có sự ân cần chỉ bảo, phân tích, nghe các em nói lên những suy
nghi, dẫn đến việc làm chưa phù hợp với chuẩn đạo đức người học sinh. Việc giáo
dục đạo đức, hình thành các kỹ năng sống tối thiểu của các em đã được lồng ghép
trong các chương trình học tập, được tích hợp trong các bộ môn và còn được trải
nghiệm qua thực tế cho nên gây được hứng thú cho các em trong việc tu dưỡng đạo
đức, hướng thiện và nâng cao được năng lực học tập, sáng tạo. Từ đó, các em có
nhận thức đúng đắn trong việc thực hiện nội qui, qui định của nhà trường và tự
giác thực hiện.
2. Mục đích nghiên cứu:
Giáo dục ki năng sống là một trong những nội dung, nhiệm vụ quan trọng
trong chương trình giáo dục hiện nay nhằm cụ thể những quan điểm, đường lối
chính sách của Đảng và nhà nước về đổi mới phương pháp giáo dục trong thời kì
hội nhập. Đặc biệt là phong trào: " xây dựng trường học thân thiện,học sinh tích
cực" của ngành giáo dục.
Chính vì vậy, việc đưa ra các giải pháp nhằm giáo dục ki năng sống cho học
sinh là vấn đề cần được quan tâm đúng mức nhằm góp phần trang bị cho học sinh
những kiến thức, kỹ năng sống và phát triển trong một môi trường phát triển bền
vững.
Đề tài : “Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở thông qua
hoạt động ngoại khóa tập thể” nhằm:
- Tìm ra nội dung, hình thức tổ chức giáo dục ki năng sống trong trường
Trung học cơ sở “THCS” theo khung chương trình chung của Bộ giáo dục và Đào
tạo đạt hiệu quả cao nhất, đồng thời phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế xã hội
ở địa phương, thực tế của nhà trường.
- Đề ra các giải pháp nhằm thực hiện chương trình giáo dục ki năng sống có
hiệu quả trong nhà trường Trung học cơ sở.
- Đổi mới hình thức và phương pháp tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể ngoại
khóa một cách hiệu quả, thu hút được nhiều học sinh tham gia.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Việc giáo dục kỹ năng sống cần được tiến hành ở mọi cấp học, tùy theo lứa
tuổi, giới tính ... chúng ta cần có những vấn đề khác nhau để đưa vào nội dung
giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh.
Các hoạt động giáo dục ki năng sống xoay quanh các hoạt động ngoài giờ lên
lớp trong nhà trường.
Phạm vi đề tài này mới chỉ giới hạn tại lứa tuổi học sinh THCS ở trường chúng
tôi và các trường lân cận như: Trường THCS Lăng Thành, Trường THCS Tân
Thành, Trường THCS Hồ Tông Thốc.
4. Thời gian nghiên cứu:
Từ năm học 2015 - 2016 dến năm học 2016 -2017
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Tập huấn cho giáo viên chủ nhiệm,
- Tập huấn cho học sinh là nòng cốt ( Ban cán sự lớp và ban chỉ huy liên đội )
- Trực tiếp tổ chức một số hoạt động ngoại khóa tập thể như: Thể dục thể
thao, trò chơi dân gian, hướng nghiệp, ngoài giờ lên lớp.....
6. Sáng kiến đã góp phần nâng cao chất lượng quản lý dạy và học trong nhà
trường.
- Đáp ứng được mục tiêu giáo dục toàn diện theo chương trình đào tạo của bộ
giáo dục và đào tạo đó là giúp các em học để biết, học để làm, học để tồn tại và học
để chung sống. Tăng cường được chất lượng giáo dục ở mọi linh vực và khẳng
định rằng mọi học sinh nhận thức được mục tiêu học tập, phấn đấu vươn lên nắm
tri thức. Thúc đẩy được những hoạt động mang tính xã hội, phát huy được những
2
nhân tố tích cực, hạn chế được những nhân tố tiêu cực đáp ứng tốt cho phong trào
xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực tạo ra môi trường giáo dục lành
mạnh, trong sạch trong nhà trường.
- Qua việc rèn luyện ki năng sống cho học sinh đã làm cho các em đổi mới
phương pháp học tập của mình. Từ đó giúp các em có khả năng học tập tốt hơn,
các tư duy hoạt động của các em được phát triển, các em biết lập luận, tự tin nắm
kiến thức và giải quyết các tình huống trong học tập.
- Thông qua sáng kiến kinh nghiệm rèn kỹ năng sống tính tự giác, tự quản của
tập thể lớp, nhóm học sinh ngày càng tốt hơn, gắn bó với nhau, giúp nhau học tập,
rèn luyện đạo đức trong nhà trường.
PHẦN II: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1. Khái niệm về kỹ năng sống:
Kỹ năng sống chính là năng lực của mỗi người giúp giải quyết những nhu
cầu và thách thức của cuộc sống một cách có hiệu quả.
(*) Theo WHO (1993) Kỹ năng sống là “Năng lực tâm lý xã hội là khả năng
ứng phó một cách có hiệu quả với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống. Đó
cũng là khả năng của một cá nhân để duy trì một trạng thái khoẻ mạnh về mặt
tinh thần, biểu hiện qua hành vi phù hợp và tích cực khi tương tác với người khác,
với nền văn hóa và môi trường xung quanh. Năng lực tâm lý xã hội có vai trò quan
trọng trong việc phát huy sức khoẻ theo nghia rộng nhất về mặt thể chất, tinh thần
và xã hội. Kỹ năng sống là khả năng thể hiện, thực thi năng lực tâm lý xã hội
này”.
(*) Theo UNICEF, giáo dục dựa trên Kỹ năng sống cơ bản là sự thay đổi trong
hành vi hay một sự phát triển hành vi nhằm tạo sự cân bằng giữa kiến thức, thái độ
và hành vi. Ngắn gọn nhất đó là khả năng chuyển đổi kiến thức (phải làm gì) và
thái độ (ta đang nghi gì, cảm xúc như thế nào, hay tin tưởng vào giá trị nào) thành
hành động (làm gì và làm như thế nào).
(*): trích dẫn trong sách Kỹ năng sống cho tuổi vị thành niên – tác giả Nguyễn
Thị Oanh – Nhà xuất bản Trẻ
Hiểu một cách đơn giản thì kỹ năng sống là năng lực của mỗi người giúp giải
quyết những nhu cầu và thách thức của cuộc sống một cách có hiệu quả (cách sống
tích cực trong xã hội hiện đại).
Về bản chất thì rèn luyện kỹ năng sống là quá trình đưa nhận thức (qua kiến
thức và thái độ) thành hành động (hành vi tích cực)
Có nhiều cách để phân loại kỹ năng sống:
3
2. Phân loại kỹ năng sống:
2.1. Phân loại kỹ năng sống dựa vào môi trường sống:
+ Kỹ năng sống tại trường học
+ Kỹ năng sống tại gia đình
+ Kỹ năng sống tại nơi làm việc
2.2. Phân loại kỹ năng sống dựa vào các lĩnh vực tâm lý:
+Kỹ năng nhận thức: Kỹ năng ra quyết định, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ
năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy tích cực, kỹ năng tư duy có phê phán…
+Kỹ năng xã hội: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng làm
việc nhóm, kỹ năng từ chối, kỹ năng quyết đoán, kỹ năng hợp tác, kỹ năng xây
dựng và duy trì các mối quan hệ liên cá nhân, kỹ năng vận động…
+Kỹ năng quản lý bản thân: Kỹ năng chế ngự stress; kỹ năng làm chủ
cảm xúc tình cảm; kỹ năng nâng cao nội lực kiểm soát…
Việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là việc làm không mới vì từ xa xưa
cha ông ta đã đúc kết “Tiên học lễ, hậu học văn” nhưng do sức ép lớn về chương
trình; về điểm số, hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau nó đã bị giảm nhẹ hoặc xao
nhoãng. Đứng trước thực tế xã hội những năm gần đây Bộ giáo dục và đào tạo đã
nhận thấy việc giáo dục (rèn luyện) kỹ năng sống cho học sinh là việc cấp bách ở
mọi bậc học .
Có hàng trăm kỹ năng sống khác nhau. Tuỳ theo hoàn cảnh, môi trường
sống, điều kiện sống mà người ta cần dạy cho trẻ em những kỹ năng thiết yếu khác
nhau.
II. CƠ SỠ THỰC TIỄN
Xã hội ngày càng phát triển thế giới đang bước vào kỷ nguyên mới - Kỷ
nguyên của khoa học, công nghệ và những tiến bộ vượt bậc mang lại cho loài
người những lợi ích hữu dụng. Nhưng cũng vì thế con người phải đối mặt với
những thách thức to lớn từ môi trường thiên nhiên, xã hội và đặc biệt mối quan hệ
xã hội giữa người với người. Với những thay đổi đó , xã hội nói chung, ngành giáo
dục nói riêng đang từng ngày phải đối mặt với những thách thức và cần phải có
những thay đổi để phù hợp với những mục tiêu và hoàn cảnh mới, yêu cầu xã hội
đòi hỏi phải đào tạo ra những con người có tri thức khoa học, vừa có kỹ năng làm
việc, nhưng cũng phải có thái độ, hành vi tích cực trước những sự thay đôi của môi
trường thiên nhiên, môi trường xã hội. Với những chuyển biến kinh tế, xã hội quá
nhanh chóng đã hạn chế phần nào chức năng của gia đình với những giáo dục đạo
đức truyền thống. Những biến đổi về kinh tế, xã hội đã đem lại cho lứa tuổi thiêu
niên quá nhiều thử thách, phân vân trước sự lựa chon con đường phát triển bản
thân.
4
Bước vào tuổi thiếu niên, trong độ tuổi đi học THCS các em bắt đầu muốn tự
mình xem xét các sự việc, không muốn sự can thiệp của người khác, kể cả bố mẹ.
Sự phát triển của “tự ý thức” đòi hỏi thiếu niên luôn muốn thoát khỏi mối quan hệ
phụ thuộc trước kia để trở thành cá thể độc lập... Nhưng giữa những mong muốn
mang tính chủ quan, cá nhân và những thách thức cuộc sống đôi lúc không có sự
tương ứng nên các em rơi vào trạng thái có thái độ phản kháng bằng các hính thức
như lì lợm, lạnh nhạt,... bất hợp tác thậm trí còn tỏ thái độ bất cần đời.
Thực tế cho thấy những năm gần đây tình trạng thanh thiếu niên, đặc biệt là các
em ở độ tuổi trung học cơ sở, phạm pháp ngày càng gia tăng với các mức độ ngày
càng nghiêm trọng. Với độ tuổi học sinh trung học cơ sở về mặt phát triển tâm,
sinh lý các em dễ rơi vào tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật ảnh hưởng rất xấu cho
môi trường học đường và xã hội. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này,
nhưng một trong những nguyên nhân chính là học sinh ngày càng thiếu kỹ năng
sống cần thiết để hòa nhập với môi trường phát triển nhanh chóng.
Đã có nhiều trung tâm rèn kỹ năng sống cho học sinh được thành lập nhằm
giúp các em học sinh tập trải nghiệm trong tình huống gia đình để hình thành một
số kỹ năng sống cho các em. Mặt khác ngành giáo dục và đào tạo đã và đang có
những định hướng tích cực để đưa việc rèn kỹ năng sống vào giảng dạy trong từng
cấp học nhằm định hướng những giá trị và tạo lập hành vi phù hợp với từng lứa
tuổi. Chính vì thế việc rèn kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường THCS là
hết sức cần thiết và quan trọng và phải có hương đi đúng đắn. Đây là một linh vực
khoa học còn khá mới mẻ trong trường THCS đòi hỏi những người làm công tác
giáo dục trong các nhà trường cần phải quan tâm chú ý để xây dựng , đào tạo thế
hệ trẻ trở thành người “có đức, có tài”.
III.THỰC TRẠNG:
1. Một số nhận định về kỷ năng sống của học sinh THCS hiện nay.
Như chúng ta đã biết tổ chức Văn hoá - Khoa học - Giáo dục của Liên hiệp
quốc (UNESCO) đã đưa ra 4 trụ cột của việc học tập ở thế kỉ XXI đó là: Học để
biết ( learn to know), học để làm ( learn to do), học để cùng chung sống (learn to
live toghether) và học để tự khẳng định bản thân (learn to be).
Khái niệm học cũng như mục tiêu của sự học là rất rộng. Tuy nhiên, với chương
trình, nội dung và phương pháp học ở nhà trường hiện nay của chúng ta, trẻ em chủ
yếu là học được nhiều kiến thức (học để biết). Còn việc học để biết làm (biết hành
động), học cách để chung sống và đặc biệt là học để tự khẳng định … còn nhiều
hạn chế.
Không chỉ trẻ em, mà cả người trưởng thành cũng cần có những kỹ năng sống
thiết yếu. Việc học kỹ năng sống không bao giờ là muộn và phải được học suốt đời,
dưới nhiều hình thức khác nhau.
5
Trong hàng trăm kỹ năng sống cần thiết đối với trẻ em, chúng ta cần lựa chọn
những kỹ năng sống nào phù hợp để hướng dẫn các em là điều không dễ. Cũng cần
nói thêm rằng kỹ năng sống chỉ hình thành thông qua rèn luyện, không ai có thể
dạy kỹ năng sống trong một vài buổi học. Các lớp học kỹ năng sống thực chất là
dạy các em nhìn nhận vấn đề, gợi mở để các em suy nghi và cung cấp cho các em
một số cách thức rèn luyện trong cuộc sống.
Trong những năm gần đây, Bộ giáo dục và đào tạo đã đưa nội dung giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh vào chỉ thị về nhiệm vụ năm học. Tuy nhiên, chương trình
giáo dục ki năng sống chỉ thông qua việc giảng dạy theo phương pháp tích hợp
vào các môn học, hiệu quả của việc giảng dạy lồng ghép vẫn chưa cao trong khi
môn học ki năng sống vẫn chưa được đưa vào chương trình như một môn học
chính khóa.
Từ thực tế hiện nay chúng tôi nhận thấy rằng :"Giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh lứa tuổi THCS thông qua hoạt động ngoại khóa tập thể" cho các em
học sinh là góp phần bổ sung sự thiếu hụt những điều mà các em còn ít được dạy ở
nhà trường, ở gia đình. Qua đó nhằm góp phần giáo dục cho các em trở thành
những con người phát triển toàn diện, năng động, sáng tạo hòa nhập cùng cộng
đồng, và có ích cho xã hội.
2. Những vấn đề được đề cập tới trong sáng kiến kinh nghiệm này.
Thực hiện nhiệm vụ năm học với chủ đề kỳ cương - chất lượng việc giáo dục
đào tạo học sinh trở thành con người toàn diện, với phong trào “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực”, việc rèn ki năng sống cho học sinh là hết sức
quan trọng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục đồng thời tạo nên thế hệ tương
lai cho đất nước, với yêu cầu xã hội ngày càng phát triển mãnh mẽ cả về kinh tế và
quan hệ xã hội.
Thông qua việc làm của bản thân, của các đông nghiệp, đề tài này nhăm đúc rút
ra một số kinh nghiệm trong việc rèn kỹ năng sống cho học sinh từ đó đưa ra một
số giải pháp mang tính khả thi trong việc rèn kỹ năng sống cho học sinh THCS.
Đây chính là nội dung chính mà đề tài quan tâm.
Thông qua những việc làm thiết thực cụ thể tác động đến học sinh cụ thể trong
việc giúp các em về kỹ năng sống mà đúc rút kinh nghiệm đề xuất các giải pháp về
rèn ki năng sống cho học sinh THCS với mong muốn việc rèn ki năng sống cho
học sinh ngày càng có hiệu quả tốt hơn đáp ứng được trong việc giáo dục toàn diện
cho học sinh.
Với mục đích nghiên cứu các nhóm ki năng:
- Nhóm ki năng nhận thức:
+ Nhận thức bản thân.
+ Xác định điểm mạnh, điểm yếu cho bản thân.
6
+ Xây dựng kế hoạch cho bản thân.
+ Khắc phục khó khăn để đạt được mục tiêu.
+ Rèn ki năng tư duy tích cực và sáng tạo.
- Nhóm ki năng xã hội:
+ Ki năng giao tiếp bằng ngôn ngữ.
+ Ki năng giao tiếp không lời.
+ Ki năng thuyết trình và nói trước đám đông.
+ Ki năng từ chối.
+ Ki năng diễn đạt cảm xúc và phản hồi.
+ Ki năng hợp tác.
+ Ki năng làm việc nhóm.
+ Ki năng vận động và gây ảnh hưởng.
+ Ki năng ra quyết định.
- Nhóm ki năng quản lí bản thân.
+ Ki năng làm chủ cảm xúc.
+ Ki năng vượt qua lo lắng, sợ hãi.
+ Ki năng khắc phục tức giận.
+ Ki năng quản lý thời gian, nghỉ ngơi tích cực, giải trí lành mạnh.
Với sự chia nhóm các ki năng trên mà chúng ta đưa ra những giải pháp thiết
thực phù hợp với thực tiễn, đặc điểm học sinh của từng địa phương, mà tiến hành
việc rèn ki năng sống cho các em mới đạt được kết quả cao.
Rèn ki năng sống cho học sinh, đây là một vấn đề mới với thời gian thực hiện
nghiên cứu đề tài không nhiều chắc chắn cần được bổ sung nhiều hơn nữa thì đề
tài mới mang lại hiệu quả cao.
VI. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1. Tổ chức tập huấn cho giáo viên :
Trong 2 năm thực hiện, chúng tôi đã tổ chức nhiều lớp tập huấn cho giáo viên
và trực tiếp giảng dạy về phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lứa tuổi
THCS.Với phương pháp cùng tham gia, ban đầu các em còn e dè và ngại tham gia,
nhưng sau một thời gian ngắn làm quen các em tham gia rất sôi nổi, nhiệt tình.
Qua việc tập huấn còn giúp cho các giáo viên có những phương pháp và cách
thức tổ chức rèn kỹ năng sống cho học sinh, biết thiết kế và lập kế hoạch bài giảng
cho việc giảng dạy tại các nhà trường.
2. Nghiên cứu lí luận:
7
Thu thập những tài liệu liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu để nắm chắc cơ sở
lí luận cho việc rèn ki năng sống đối với học sinh THCS về các mặt tâm lí, tình
hình xã hội và sự thực hiện nghia vụ, quyền lợi đối với học sinh THCS.
Nghiên cứu thực tiễn tình hình ở từng địa phương, việc rèn luyện ki năng sống
học sinh trong các giờ học, giờ chơi, các buổi hoạt động ngoại khóa, đi thực tế,
sinh hoạt ngoài giờ, tổ chức các trò chơi dân gian... để tìm ra các giải pháp tác
động vào học sinh giúp các em hình thành các nhóm nhận thức.
3. Điều tra kĩ năng sống của học sinh THCS tại địa phương và một số học
sinh của các trường THCS lân cận trong huyện yên Thành.
Bằng những câu hỏi trắc nghiệm về các hành vi và chỉ yêu cầu nhận thức đánh
dấu các hành vi cho là đúng, sai thông qua đó giúp các em hình thành những kỹ
năng tối thiểu trong nhận thức phạm trù đạo đức , từ đó hình thành cho các em
những thói quen cần thiết hằng ngày như thói quen thực hiện nề nếp, chào hỏi,
giúp bạn ...Việc làm này chúng ta có thể tiến hành ngay trong các tiết dạy trên lớp ,
giờ sinh hoạt lớp với các câu hỏi phù hợp,
Bằng giao tiếp nói chuyện xem các em nhận thức các nhóm ki năng sống đã nêu
ở trên. Từ đó tìm giải pháp thích hợp giúp các em có được ki năng sống tốt hơn.
Dùng phiếu điều tra để tổng hợp, đánh giá, so sánh việc xử lí các tình huống của
học sinh.Từ đó phân ra các nhóm đối tượng và đưa ra giải pháp cho từng nhóm
một cách thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả rèn ki năng sống cho các nhóm đối
tượng.
4. Quan sát, tiếp xúc, giúp đỡ, tư vấn học sinh rèn kỹ năng sống
Qua quá trình quan sát học sinh ngoại khóa ngoài giờ lên lớp, trong các tiết học
đặc biệt giờ ra chơi và các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp, các buổi giao lưu văn
hóa, văn nghệ... giáo dục giới tính để tìm ra các ki năng sống còn thiếu hoặc chưa
đầy đủ sai lệch của học sinh. Từ đó giúp các em điều chỉnh lại hành vi sửa chữa
thói quen không tốt, giải quyết các tình huống nảy sinh một cách đúng đắn. Với
phương pháp này các thầy, cô phải tạo ra được uy tín, tình cảm thân thiện với học
sinh, tạo cho em niềm tin, và trở thành người tư vấn tin cậy của các em qua đó giúp
các em khẳng định bản thân dám nghi, dám làm, dám đấu tranh với sai trái của các
bạn và có kỹ năng chia sẻ niền vui, nỗi buồn, sự thành công của mình và của bạn.
5. Trải nghiệm
Tổ chức cho các em hoạt động cộng đồng, sinh hoạt và làm việc theo nhóm, đi
thực tiễn tìm hiểu cuộc sống của người lao động để hình thành và rèn ki năng sống
cho học sinh biết kết hợp trong làm việc, nhận thức đầy đủ về lao động, yêu quí
người lao động. Từ đó có đạo đức tốt trong cộng đồng dân cư. Các em được trực
tiếp tham gia các buổi lao động công ích, Vệ sinh trường lớp, thấy được ý nghia
của việc mình làm cho lớp, cho khu dân cư từ đó hình thành cho các em kỹ năng
lao động nhóm, sự cố gắng vươn lên hoàn thành công việc một cách có trách
8
nhiệm với tập thể, với nhóm. Giúp các em có kỹ năng về làm việc, kỹ năng hợp tác
làm việc, kỹ năng làm việc nhóm được nâng lên. Việc tổ chức cho học sinh trải
nghiệm cuộc sống, về vùng nông thôn, thăm làng nghề đã tạo điều kiện cho các em
rèn kỹ năng về mặt xã hội. Với việc tổ chức cho học sinh các trò chơi, thăm quan,
đi dã ngoại, thi thể dục thể thao trong nhà trường, trong đó các em được giữ vai
trò chủ đạo đã giúp các em phát huy được tính tích cực, tự chủ, tự giác và phát biểu
những ý kiến của riêng mình mà các em qua tâm.
6. Tổ chức cho học sinh thực hành kĩ năng sống
Thông qua các tiết học trên lớp với chương trình giáo dục trong nhà trường tùy
theo từng môn, từng bài mà tổ chức cho các em hoạt động ngay tại trong lớp, ngay
trong tiết học giải quyết tình huống giúp các em tự nêu lên ki năng để xử lý các
kiến thức trên lớp. Thông qua đó mà liên hệ các tình huống tương tự mà các em đã
gặp ở cuộc sống hằng ngày. Qua việc lồng ghép giáo dục ki năng sống trong các
tiết dạy, ý thức học tập của các em có chuyển biến rõ rệt. Ki năng ghi chép, đọc,
phân tích, giải quyết kiến thức một cách chủ động, sáng tạo đã được phát triển.
7. Một số hình ảnh ngoại khóa nhằm giáo dục kỷ năng sống cho các em
*Giáo dục cho học sinh hiểu về truyền thống “ Uống nước, nhớ nguồn”
Từ bao đời nay dân tộc ta có nhiều truyền thống tốt đẹp như “ Đền ơn đáp nghia”,
“ Uống nước, nhớ nguồn” đã thấm sâu vào mỗi người dân Việt Nam. Qua truyền
thống này chúng ta biết ơn những người đã ngã xuống, những người đã cống hiến
xương máu, chiến đấu anh dũng bảo vệ hòa bình độc lập cho dân tộc ngày nay.
Trong những năm gần đây vấn đề giáo dục đạo đức học sinh được đặt lên hàng
đầu và luôn nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Trong đó đặc biệt là việc giáo
dục truyền thống “ Uống nước, nhớ nguồn” được đẩy mạnh hơn.
9
* Ngoại khóa về trường học Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn
Trong mỗi chúng ta đều mong muốn được học tập và làm việc trong một môi
trường xanh, sạch, đẹp và an toàn. Nó tạo ra một môi trường học tập sinh hoạt và
vui chơi an toàn thú vị, hấp dẫn, giúp thầy và trò càng thêm yêu trường, mến lớp.
Ngôi trường sạch, đẹp không những để lại dấu ấn tốt đẹp trong lòng mỗi người, nó
còn có ý nghia giáo dục với mỗi chúng ta, hình thành ý thức thói quen tốt, góp
phần và bảo vệ môi trường.
* Ngoại khóa gúp các em nhận thức về sự biến đổi khí hậu
Giáo dục cho học sinh bước đầu nhận biết được một số nguyên nhân gây biến
đổi khí hậu; các dạng thiên tai thường xảy ra nơi sinh sống.
Các em biết mình phải nghe lời người lớn và làm theo những gì người lớn hướng
dẫn để ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai.
10
Các em biết một số việc cần phải làm để tránh nguy hiểm cho bản thân như: né
tránh nguy hiểm, biêt chỗ an toàn ở khu vực đang sinh sống, biết cách cầu
cứu, nhớ tên bố, mẹ, số điện thoại cần thiết.
Các em bước đầu có khả năng phối hợp, giúp đỡ các bạn để tránh nguy hiểm, ứng
phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh khi thiên tai xảy ra.
* Noại khóa Giáo dục nhân cách học sinh thông qua lao động trong nhà trường
Giáo dục lao động là một trong 11 nguyên tắc của giáo dục có ý nghia quan
trọng trong việc hình thành nhân cách người học. Bỏ qua, hoặc xem nhẹ nguyên
tắc này đồng nghia với việc các nhà trường không hoàn thành mục tiêu giáo dục
toàn diện.
Từ rất lâu, các nhà trường dù ở cấp nào đi nữa ngoài rèn đạo đức, cung cấp tri
thức cho học sinh thì một yếu tố rất quan trọng đó là luôn coi lao động là việc làm
cần thiết để giáo dục toàn diện học sinh. Ngoài giờ học, hàng tuần, học sinh phải
tham gia lao động, vệ sinh trường lớp, vệ sinh nơi công cộng và tham gia lao động
công ích ở địa phương. Có như vậy, với sự tiến hành thường xuyên và có kế hoạch
của các nhà trường sẽ giúp ích rất lớn vào việc hình thành đức tính yêu lao động ở
trẻ, giúp các em hiểu và có trách nhiệm với bản thân, cuộc sống…
11
* Ngoại khóa Thể dục thể thao trong các ngày lễ hàng năm
Thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, trong những năm
qua, cùng với hoạt động học tập, phong trào thể dục – thể thao (TDTT) của nhà
trường thông qua các chương trình giờ học chính khoá, các hoạt động TDTT ngoại
khoá đã kết hợp hài hoà hiệu quả và có bước phát triển. Nhà trường đã quan tâm
đến hoạt động TDTT, tạo sân chơi bổ ích cho học sinh để giúp các em thư giãn sau
những giờ học căng thẳng, nâng cao thể lực, hoạn thiện về nhân cách đóng góp cho
phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Hàng
năm, phong trào TDTT của nhà trường được tổ chức sôi nổi, thu hút đông đảo học
sinh tham gia, góp phần tích cực vào việc giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ phát triển
toàn diện, xây dựng nếp sống văn hoá tươi vui lành mạnh trong nhà trường, bước
đầu phát huy tác dụng tích cực của nhà trường vào đời sống xã hội. Mục đích của
12
việc thực hiện phong trào TDTT là động viên phong trào luyện tập TDTT trong
học sinh, tuyển chọn được những mầm non có năng khiếu để bồi dưỡng xây dựng
đội ngũ vận động viên ưu tú nòng cốt cho nhà trường và cho địa phương. Vào các
dịp lễ lớn trong năm, nhà trường đều tổ chức thi đấu TDTT, chính qua hoạt động
này trường đã tuyển chọn được những vận động viên xuất sắc để tham dự các kỳ
thi hội khỏe phù đổng cấp huyện, cấp tỉnh.
13
*
Các hội thi nghi thức đội và tuyên truyền cổ động
14
V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HIỆN:
15
Trong quá trình thực hiện, chúng tôi xác định rằng kỹ năng sống không phải là
những gì quá cao siêu, phức tạp. Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bao gồm
những nội dung hết sức đơn giản, rất gần gũi với các em, đây là những kiến thức
tối thiểu để các em có thể tự lập trong học tập, vui chơi giải trí và sinh hoạt thường
ngày.
Với phương châm: "Học mà chơi, chơi mà học" giúp các em thoải mái, hứng thú
trong học tập.Chúng ta cần tổ chức lớp theo hướng thân thiện, lớp ngồi theo vòng
tròn, hoặc hình chữ U (chỉ cần ghế ngồi, không nên để bàn sẽ tạo khoảng cách và
khó tổ chức các hoạt động tập thể) ; có thể tổ chức trong phòng học hoặc ngoài sân
trường hay dưới một thảm cỏ khi đi du lịch, tham quan...v.v. để tạo điều kiên cho
các em tham gia trò chơi, giao lưu giữa học sinh với học sinh, giữa giáo viên và
học sinh, giữa học sinh với giáo viên.
Để tạo được không khí vui vẻ với sự hiếu động của các em và đáp ứng cho nội
dung yêu cầu bài dạy, người giáo viên còn phải biết tổ chức các trò chơi trong hoạt
động tập thể, các trò chơi dân gian, hoặc các trò chơi gắn với bài học mang ý nghia
giáo dục.
Tuy nhiên việc giáo dục kỹ năng sống cần phải có quy trình, có thời gian và theo
kiểu “mưa dầm thấm đất”, chứ không thể có kết quả ngay trong một thời gian
ngắn.
Qua việc đưa giáo dục kỹ năng sống vào các hoạt động ngoại khóa tập thể chúng
tôi đã bước đầu giúp đỡ học sinh rèn luyện một số kỹ năng cơ bản như:
+Kỹ năng ra quyết định, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng giải quyết vấn đề,
kỹ năng tư duy tích cực, kỹ năng tư duy có phê phán…
+Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng từ
chối, kỹ năng quyết đoán, kỹ năng hợp tác, kỹ năng xây dựng và duy trì các mối
quan hệ liên cá nhân, kỹ năng vận động…
+ kỹ năng làm chủ cảm xúc tình cảm; kỹ năng nâng cao nội lực kiểm soát…
+Kỹ năng tự bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng chống đuối nước và tai nạn
thương tích.....
Trên cơ sở nắm bắt được tình hình học sinh với những thói quen không lành
mạnh do địa bàn dân cư sinh sống. Thông qua các câu hỏi cho học sinh trả lời về
nhận thức cách ứng xử trong gia đình, nề nếp của mỗi gia đình, thông qua cách
phát ngôn cửa miệng, qua việc nói chuyện tiếp xúc thì thấy rằng ở địa phương
thường hay nói bậy, chửi thề, nhiều gia đình mải việc làm ăn không có người lớn ở
nhà cho nên dẫn đến việc các em phát ngôn tự do, trống không là rất lớn. Với việc
đánh giá học sinh còn nhiều thiếu sót trong kỹ năng cư xử, sinh hoạt hàng ngày,
nhà trường đã tích cực chỉ đạo các đồng chí giáo viên trong toàn trường giáo dục
học sinh thông qua các giờ lên lớp chính khóa lồng ghép các chương trình giáo dục
ngoại khóa để giúp các em bỏ thói quen xấu, rèn kỹ năng ứng xử giao tiếp sao cho
16
có văn hóa. Công việc này nhà trường đã tiến hành thường xuyên liên tục ở mọi
nơi mọi lúc khi thấy các em có hành vi nói năng không phù hợp ở mọi nơi mọi lúc
đều được các thầy cô nhắc nhở phân tích do đó học sinh đã ngoan hơn việc nói tục
nói bậy được chấm dứt không còn hiện tượng chửi thề trong nhà trường. Thông
qua các hoạt động ngoại khóa đi thực tế phù hợp với tâm sinh lý học sinh, qua
việc sinh hoạt nhóm tập thể đã giúp các em nhận thức được bản thân tự đánh giá
được điểm mạnh, điểm yếu của mình và có hướng phấn đấu để sửa chữa, nhiều em
đã từ học sinh trung bình trở thành học sinh khá, nhiều em từ mang tính tự kỷ đã
dần dần hòa nhập được cộng đồng một số học sinh chưa ngoan đã có ý thức tu
dưỡng hơn.
Thông qua sự giao việc cho các em, hình thành kỹ năng làm việc theo nhóm để
tạo cơ hội cho các em khắc phục khó khăn làm việc đạt hiệu quả và đạt được mục
tiêu của công việc. Thông qua những việc làm đó các em được trao đổi với bạn bè
thầy cô được phát biểu ý kiến của mình, được đề đạt phương án giải quyết công
việc mà khả năng tư duy của các em.
Đối với học sinh THCS với tâm sinh lý đang phát triển sự nhận thức về xã hội
còn nhiều vấn đề cần phải quan tâm để giúp các em hiểu thêm về xã hội nhà trường
đã chú trọng vấn đề rèn kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ, lời nói và giao tiếp
không lời bằng ánh mắt cử chỉ. Thông qua các hoạt động xã hội như: tham gia các
phong trào “Xanh – Sạch – Đẹp”, chăm sóc di tích lịch sử, di tích văn hóa, các
phong trào của khu dân cư như: vệ sinh đường phố, phong trào ba sạch, hay tiếp
xúc với người lớn, với các cuộc hội thảo. Thông qua việc hoạt động ngoài giờ lên
lớp các phong trào thi đua của đội của nhà trường, các trò chơi dân gian mà giúp
các em có được kỹ năng thuyết trình nói trước đám đông. Bằng những trò chơi đối
đáp nhanh trong các giờ sinh hoạt tập thể làm cho các em phải suy nghi vận động
và phải ra quyết định, phải đồng ý hay không đồng ý, từ chối hay hợp tác một cách
nhanh nhẹn và dứt khoát. Thông qua sự phân công chịu trách nhiệm của trưởng
nhóm của thành viên trong nhóm để các em thể hiện vai trò của bản thân.
Công tác giáo dục thể chất của nhà trường cũng hết sức quan trọng trong việc
rèn ki năng sống cho bản thân. Việc thực hiện dạy thể dục trong nhà trường, tổ
chức các trò chơi, các cuộc thi thể dục thể thao, học tập ngoại khóa đã có tác động
mạnh mẽ đến việc hình thành các ki năng vận động khéo léo, kìm nén bản thân và
ý tưởng vươn lên đạt được kết quả tốt hơn đồng thời hình thành cho các em ki
năng quản lý thời gian biết cách thư giãn nghỉ ngơi phù hợp mang lại hiệu quả cao
trong cuộc sống. Qua các hoạt động về thẩm mi, tổ chức học hát, học hát dân ca
Nghệ An hay các cuộc thi vẽ sáng tác tranh theo các chủ để…đã giúp học sinh
nhận thức đầy đủ về văn hóa bản sắc dân tộc, có lòng nêu cao tinh thần truyền
thống, có ý thức giữ được bản sắc văn hóa Việt Nam. Việc hướng nghiệp nghề cho
học sinh được các em hứng thú tìm hiểu nghề truyền thống của dân tộc. Kết hợp
với việc trải nghiệm thăm các làng nghề truyền thống và thông qua chương trình
hướng nghiệp nghề mà tạo cho em những ý tưởng, ước mơ cho tương lai. Từ đó
17
hình thành bước đầu ki năng xây dựng kế hoạch cuộc đời và đặt mục tiêu phấn
đấu, rèn luyện trong học tập cũng như tu dưỡng về mặt đạo đức. Nhà trường đã
chú trọng tạo điều kiện thuận lợi để các em tham gia các hoạt động xã hội, cộng
đồng. Tiếp cận với những hoạt động truyền thống lễ hội của địa phương để giáo
dục ý thức truyền thống cách mạng và tính gắn bó cộng đồng hình thành nên nhân
cách tương thân, tương ái hướng thiện. Biết thông cảm với hoản cảnh, điều kiện
của ngưởi khác. Đồng thời biết giúp đỡ những người gặp khó khăn một cách vui
vẻ.
PHẦN III: KẾT LUẬN
Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động ngoại khóa tập thể trong các trường
học trên dịa bàn huyện Yên Thành đã được các nhà trường quan tâm, được các
thầy cô tham gia nhiệt tình, các em học sinh tích cực tham gia.Tuy nhiên kết quả
vẫn còn khiêm tốn, nhưng những kết quả đã đạt được đã khẳng định rằng giáo dục
kỹ năng sống là một điều cần thiết, phương pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua
hoạt động ngoại khóa tập thể cần được tiếp tục phát huy và nhân rộng.
Bởi lẽ, mục đích của giáo dục là giúp các em trở thành những người con ngoan,
trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ, giúp các em ngày càng hoàn thiện mình,
ứng phó linh hoạt với các tình huống trong cuộc sống, góp phần vào công tác giáo
dục toàn diện của nhà trường.
Để đề tài: " Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS thông qua hoạt
động ngoại khóa tập thể" có hiệu quả chúng ta cần có sự quan tâm chỉ đạo cụ thể
của Ban giám hiệu nhà trường, sự đồng thuận của gia đình và xã hội và đặc biệt là
sự tận tâm với nghề, thương yêu học sinh của đội ngũ thầy, cô giáo trực tiếp gảng
dạy, điều quan trọng nhất phải có sự nhiệt tình và hy sinh thầm lặng của các thầy
cô giáo tổng phụ trách đội mới áp dụng thành công đề tài này.
Phương pháp giáo dục kỹ năng sống được thực hiện ngoài giờ chính khóa , vì
vậy vai trò của giáo viên phải được nâng cao; có lòng nhiệt huyết, luôn sáng tạo;
có khả năng tổ chức, các nội dung giáo dục kỹ năng sống linh hoạt, đa dạng cuốn
hút được nhiều em tham gia .Tạo điều kiện tốt nhất để cho học sinh được hoạt
động trong lớp qua từng giờ học, qua từng buổi sinh hoạt, hãy để cho học sinh cơ
hội tự giải quyết vấn đề, cơ hội làm việc theo nhóm, hãy hướng dẫn cho học sinh
liên hệ nội dung bài học với cuộc sống thực tế, ứng dụng kiến thức đã học để giải
quyết những vấn đề thường gặp trong cuộc sống.
Mục tiêu giáo dục không những chỉ giảng dạy kiến thức cho học sinh mà còn
giúp học sinh cách tự học và sáng tạo, tự giải quyết vấn đề trong cuộc sống, phát
huy sức mạnh trong nhóm, tăng cường sự hợp tác khi giải quyết vấn đề.
Đối với học sinh, chúng ta phải cho các em hiểu rằng, việc học tập và rèn luyện
của các em hôm nay là giúp các em có đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để
vững vàng bước trên con đường tương lai tươi đẹp./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
18
1. Tài liệu tập huấn về kỹ năng sống của - Thạc si Tâm lý Đinh Đoàn (2009)
2. Kỹ năng sống dành cho bạn trẻ.
3. Giáo dục gia trị sống và kỹ năng sống cho học sinh THCS-NXB Đại học QG Hà
Nội
4. Tài liệu tập huấn về kỹ năng sống cho trẻ em từ 8 đến 14 tuổi (2009)
5. Kỹ năng quản lý lớp học có hiệu quả-NXB Đại học QG Hà Nội
6. Phương pháp dạy tích hợp bộ môn đạo đức trong trường trung học-NXB Đại
Học QG Hà Nội
7. Tài liệu giáo dục giới tính : Cẩm nang nữ sinh THCS-NXB Giáo dục Việt Nam
8. Hướng dẫn và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh THCS- NXB Giáo dục Việt
Nam
9. Các sách báo, tư liệu Internet liên quan đến đề tài.
MỤC LỤC
19
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trang 1
1. Lí do chọn đề tài
Trang 1
2. Mục đích nghiên cứu
Trang 1
3. Đối tượng nghiên cứu
Trang 2
4. Thời gian nghiên cứu
Trang 2
5. Phương pháp nghiên cứu
Trang 2
6. Sáng kiến đã góp phần nâng cao chất lượng quản lý dạy và học
Trang 2
PHẦN II: NỘI DUNG
Trang 3
I. Cơ sở lý luận
Trang 3
1. Khái niệm về kỹ năng sống
Trang 3
2. Phân loại kỹ năng sống
Trang 3
II. Cơ sỡ thực tiễn
Trang 4
III. Thực trạng
Trang 5
1. Một số nhận định về kỷ năng sống của học sinh THCS hiện nay
Trang 6
2. Những vấn đề được đề cập tới trong sáng kiến kinh nghiệm này
Trang 6
IV. Biện pháp thực hiện
Trang 7
1. Tổ chức tập huấn cho giáo viên
Trang 7
2. Nghiên cứu lí luận
Trang 7
3. Điều tra ki năng sống của học sinh THCS tại địa phương và một
số học sinh của các trường THCS lân cận trong huyện yên Thành.
Trang 7
4. Quan sát, tiếp xúc, giúp đỡ, tư vấn học sinh rèn kỹ năng sống
Trang 8
5. Trải nghiệm
Trang 8
6. Tổ chức cho học sinh thực hành ki năng sống
Trang 8
7. Một số hình ảnh ngoại khóa nhằm giáo dục kỷ năng sống
Trang 9
V. Kết quả nghiên cứu và thực hiện
Trang 14
PHẦN III: KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo
Trang 18
Trang 19
PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN YÊN THÀNH
20
TRƯỜNG THCS MÃ THÀNH
GIÁO DỤC KỶ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THCS
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA TẬP THỂ
Tác giả : Trần văn Duẩn
Linh vực: Đội TNTP Hồ Chí Minh
Năm thực hiện: 2015 - 2017
Số điện thoại: 01685789117
Yên Thành, tháng 5 năm 2017
PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN YÊN THÀNH
21
GIÁO DỤC KỶ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THCS
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA TẬP THỂ
LĨNH VỰC: ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH
NĂM THỰC HIỆN: 2015 - 2017
Yên Thành, tháng 5 năm 2017
22
23