PHÁT TRI Ể
NNĂ
NG L Ự
C NGH ỀNGHI Ệ
P CHO ĐỘI NG ŨGIÁO VIÊN TR Ẻ
THEO HÌNH TH Ứ
C HỌ
C TẬ
PTẠ
I CH ỖTHÔNG QUA M Ạ
NG INTERNET
TS. Nguyễn Thị Kim Dung
Viện NCSP – ĐHSP Hà Nội
CN. Đỗ Thị Thuận
THPT Hợp Thanh - Mỹ Đức - TP Hà Nội
Bài báo đăng trên Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Phát triển đội ngũ
nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo – Đại học
Huế, 18/3/2017, Tr. 78-86
MỞ ĐẦU
Giáo viên trẻ là những người vừa mới bước vào nghề, vào thế giới
công việc trong môi trường sư phạm. Đây là bước chuyển đổi phức
tạp, có tính chất bước ngoặt trong cuộc đời của các em, nhất là
trong một hai năm đầu. Đó là việc thay đổi các mối quan hệ xã hội,
từ quan hệ bạn bè đơn giản sang các mối quan hệ với nhiều đối
tượng khác nhau, học sinh, đồng nghiệp, cha mẹ học sinh…, có
tính tế nhị, phức tạp hơn. Đó là sự thay đổi vị trí, vai trò, chuyển từ
là người học sang người dạy, từ việc chỉ chịu trách nhiệm với việc
học của mình sang người chịu trách nhiệm về việc học của nhiều
học sinh, từ chỗ hoạt động chủ yếu là mang tính lý thuyết sang
hoạt động thực hành, thực tiễn đa dạng…; tức là họ phải chịu trách
nhiệm thực hiện các hoạt động sư phạm tại nơi làm việc, trách
nhiệm với chất lượng giáo dục học sinh. Tất cả những điều này gây
nên những khó khăn không nhỏ cho giáo viên khi mới bước vào
hoạt động nghề nghiệp. Bên cạnh đó, xu hướng hiện nay cho rằng
đào tạo giáo viên trong trường sư phạm chỉ là đào tạo ban đầu, quá
trình đào tạo sẽ tiếp diễn trong suốt cuộc đời người giáo viên. Chính
1
vì thế, rất cần có một hình thức giúp giáo viên nói chung và giáo
viên trẻ nói riêng có thể học tập suốt đời nhằm nâng cao trình độ
chuyên môn và phát triển năng lực nghề nghiệp. Học tập tại chỗ,
tại nhà trường phổ thông thông qua mạng internet là một giải pháp
đáp ứng được những yêu cầu bồi dưỡng giáo viên hiện nay một
cách hiệu quả nhất.
NỘI DUNG
1. Sự cần thiết phải phát triển năng lực nghề nghiệp cho
đội ngũ giáo viên trẻ theo hình thức học tập tại chỗ thông
qua mạng internet
1.1. Thực trạng bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp
cho giáo viên ở Việt Nam còn nhiều bất cập
Trong những năm qua, việc bồi dưỡng thường xuyên giáo viên phổ
thông được tổ chức định kì với các bước: (1) Tập huấn giáo viên
cốt cán tại trung ương; (2) Giáo viên cốt cán tập huấn đại trà cho
giáo viên ở cơ sở. Trong cả hai bước này, hình thức bồi dưỡng giáo
viên tại các lớp tập huấn là hình thức cơ bản. Như vậy, giáo viên
trẻ thường không được tham dự các lớp tập huấn trực tiếp từ các
chuyên gia của Bộ mà từ giáo viên cốt cán tập huấn lại. Rất nhiều
nội dung được chuyển tải trong mỗi đợt tập huấn với thời lượng có
hạn nên khó tránh khỏi việc các giáo viên tham dự tập huấn
không lĩnh hội được đầy đủ các nội dung. Và điều này dễ dẫn đến
tình trạng “tam sao thất bản” khi tập huấn lại cho các giáo viên
khác, trong đó có giáo viên trẻ và đôi khi còn có thể tập huấn
không chính xác các nội dung mà họ tiếp thu được. Theo đánh giá
của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bên cạnh những kết quả đáng khích
lệ đã đạt được, công tác bồi dưỡng giáo viên trong các chu kỳ này
cũng bộc lộnhiều hạn chế, bất cập, nhất là về chất lượng bồi
2
dưỡng giáo viên từ các lớp tập huấn giáo viên cốt cán ở trung
ương đến các lớp bồi dưỡng đại trà cho giáo viên tạicác địa
phương [1].
Nội dung bồi dưỡng thường bị áp đặt, định trước mà không xuất
phát từ nhu cầu, điều kiện thực tế của giáo viên nên tính ứng dụng
của chương trình đối với giáo viên là khá hạn chế, đã xảy ra tình
trạng một thời gian ngắn sau bồi dưỡng, các kỹ năng, kiến thức
được tập huấn bị rơi vào lãng quên hoặc ít có điều kiện áp
dụng [4]. Và đối với giáo viên trẻ - những người mới bước vào
nghề, các nội dung bồi dưỡng đại trà chung cho tất cả mọi giáo
viên sẽ khác xa so với nhu cầu và thực tế những khó khăn mà giáo
viên trẻ gặp phải trong quá trình dạy học – giáo dục ở nhà trường.
Chính vì vậy, rất cần những nội dung bồi dưỡng riêng, chuyên sâu
dành cho giáo viên trẻ để giúp họ nhanh chóng thích nghi với nhà
trường phổ thông và đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn giáo dục.
Để khắc phục những thiếu sót, tồn tại trong việc bồi dưỡng phát
triển năng lực giáo viên và với sự phát triển của công nghệ thông
tin và internet hiện nay, các trường phổ thông ở Việt Nam cũng đã
được nối mạng đầy đủ thì một giải pháp cần thiết và có tính khả
thi cao là bồi dưỡng giáo viên theo hình thức học tập tại chỗ thông
qua mạng internet. Điều này không phải là mới vì trên thế giới,
phương thức này đã được áp dụng từ lâu cả trong đào tạo và bồi
dưỡng giáo viên [8]. Còn ở Việt Nam trong mấy năm gần đây, Bộ
Giáo dục và Đào tạo cũng đã bước đầu đưa hình thức bồi dưỡng
này vào triển khai.
1.2. Ý nghĩa của việc phát triển năng lực nghề nghiệp cho
giáo viên trẻ theo hình thức học tập tại chỗ thông qua
mạng internet
3
Nhiều nghiên cứu trên thế giới (Ravenscroft, Schmidt, Cook &
Bradley, 2012; Haythornthwaite, 2009; Cope & Kalantzis, 2009;
Meriam, 2001; Lieberman & Mace, 2010) đã chỉ ra rằng việc phát
triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên
thông qua mạng
internet tạo cơ hội cho người học được chia sẻ kiến thức và học
tập lẫn nhau mặc dù họ ở xa nhau. Việc học tập mang tính mở,
linh hoạt, có sự tham gia của người học là chính giáo viên thông
qua việc sử dụng các phương tiện truyền thông và internet. Vì thế
giáo viên trở thành những người học tích cực và tự điều khiển, tự
quyết định học cái gì phụ thuộc vào nhu cầu của mình và kết nối
với những người có thể giúp họ giải quyết những vấn đề cụ thể
[6].
Phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên trẻ theo hình thức
học tập tại chỗ thông qua mạng internet đặc biệt có ý nghĩa bởi vì
họ có thể tiếp cận trực tiếp với chuyên gia và tạo ra các tương tác
đa chiều, không bị ngăn cách về mặt thời gian và không gian. Họ
được học hỏi đầy đủ và tận gốc những nội dung bồi dưỡng, họ
được trao đổi, chia sẻ về chuyên môn, nghiệp vụ với những giáo
viên có kinh nghiệm và với nhau - những người cùng trải nghiệm
những khó khăn, vướng mắc của những năm đầu đứng lớp. Bên
cạnh đó, việc tham gia hàng ngày tại nơi làm việc là nguồn học
tập không chính thức rất lớn (informal learning resourses) đối với
giáo viên trẻ khi mà họ nhận được sự hỗ trợ và phản hồi từ các
đồng nghiệp giúp họ tự tin hơn, gắn kết với nhà trường, với nghề
nghiệp hơn… Hình thức phát triển nghề nghiệp này vừa đáp ứng
được nhu cầu cá nhân, vừa đáp ứng được nhu cầu tập thể và như
vậy giúp cho các giáo viên trẻ kiến tạo các quá trình học tập sao
cho thích ứng với những thay đổi xã hội trong bầu không khí cởi
mở và cộng tác [6,7].
4
Đối với giáo viên trẻ, những vấn đề liên quan đến năng lực nghề
nghiệp chỉ có thể phát triển nâng cao thông qua hình thức học tập
tại chỗ, tại lớp học, trường học nơi họ giảng dạy. Bởi vì, chỉ có
những trải nghiệm thực tế với những học sinh đa dạng, với các
điều kiện, môi trường giảng dạy rất khác nhau, giáo viên mới phát
hiện ra những vấn đề của bản thân và từ đó mới có nhu cầu học
tập và có điều kiện để áp dụng ngay những điều học được vào
thực tế lớp học. Bên cạnh đó, những vấn đề mà giáo viên trẻ gặp
khó khăn trong những năm đầu đứng lớp thường là những vấn đề
chỉ nảy sinh từ chính hoạt động thực tiễn trong lớp học, ở nhà
trường phổ thông [3]. Thông qua hình thức phát triển nghề nghiệp
này, các giáo viên trẻ sẽ nhận được những chia sẻ kinh nghiệm và
phản hồi từ thực tiễn, hỏi và được nghe các câu trả lời cụ thể, kịp
thời và thấy ngay hiệu quả tác động, cũng như nhận được những
động viên, khích lệ tinh thần – điều vô cùng quan trọng với những
giáo viên mới vào nghề [6].
2. Mục đích của giải pháp phát triển năng lực nghề nghiệp
cho giáo viên trẻ tại chỗ thông qua mạng internet
Phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên trẻ thông
qua mạng internet bao gồm cả học tập chính thức (formal
professional
development)
và
không
chính
thức
(informal
professional development) nhằm:
-
Xây dựng hệ thống bồi dưỡng mở về nội dung và đối
tượng tham gia; liên tục về thời gian và cập nhật những kiến
thức chuyên môn và nghiệp vụ. Mọi giáo viên có thể chia sẻ
những kinh nghiệm của mình với đồng nghiệp, với giáo viên
trẻ;
-
Đáp ứng những nhu cầu bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của
mọi giáo viên phổ thông nhất là đối với giáo viên trẻ - những
5
người đang và sẽ gặp phải nhiều thách thức, khó khăn trong
những năm đầu bước vào nghề, vào môi trường nhà trường
phổ thông;
-
Tạo môi trường học tập thuận lợi cho giáo viên trẻ khi họ
được trực tiếp tham gia vào chương trình bồi dưỡng, được
“gặp” các chuyên gia, những giáo viên có kinh nghiệm và
những giáo viên trẻ khác, được chia sẻ cả những kinh nghiệm,
những ý tưởng, sáng kiến của chính mình;
-
Kích thích, khuyến khích các giáo viên trở thành những
người học tích cực, chủ động với quá trình phát triển nâng cao
năng lực nghề nghiệp của mình.
3. Các biện pháp thực hiện
3.1. Khai thác, sử dụng mạng “Trường học kết nối” của Bộ
Giáo dục và Đào tạo
Bắt đầu từ năm học 2013-2014 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã
xây dựng trang web chuyên biệt về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên
qua mạng với tên gọi là “Trường học kết nối” tại địa chỉ
website . Mục đích của trang web
này là [2]:
-
Tổ chức và quản lí các hoạt động đào tạo, tập huấn, bồi
dưỡng giáo viên qua mạng; hỗ trợ và theo dõi hoạt động sinh
hoạt tổ/nhóm chuyên môn trong các trường phổ thông, trung
tâm giáo dục thường xuyên (sau đây gọi chung là trường phổ
thông) về đổi mới chương trình, nội dung, hình thức, phương
pháp, kĩ thuật dạy học và kiểm tra, đánh giá; tạo môi trường
chia sẻ, thảo luận, hỗ trợ lẫn nhau giữa các trường phổ thông
trên phạm vi toàn quốc; tổ chức các hoạt động học tập và hỗ
trợ hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh qua mạng;
6
-
Quá trình tập huấn, bồi dưỡng và sinh hoạt chuyên môn
của giáo viên qua mạng được thực hiện thường xuyên, liên tục
nhằm hỗ trợ trực tiếp quá trình dạy học của giáo viên theo tinh
thần “bồi dưỡng tại công việc”.
-
Hoạt động học tập, bồi dưỡng và sinh hoạt chuyên môn
của giáo viên, học sinh qua mạng phải được tổ chức và quản lí
chặt chẽ từ Bộ Giáo dục và Đào tạo – Sở Giáo dục và Đào tạo –
Nhà trường – Tổ/nhóm chuyên môn – Giáo viên – Học sinh trên
nguyên tắc quản lí được chất lượng và hiệu quả tập huấn, bồi
dưỡng đến từng giáo viên, học sinh.
Hiện nay, về cơ bản các giáo viên đều có thể sử dụng tài khoản
của mạng “Trường học kết nối” () để
cùng sinh hoạt chuyên môn cũng như tổ chức dạy học. Sau khi
đăng nhập vào lớp học với tài khoản của học viên, người học có
thể theo dõi thông tin và tương tác với khóa học theo các nhóm
chức năng sau:
-
Nhận thông báo, tin tức về khóa học;
-
Tham gia học tập;
-
Tự làm và nộp các bài tập trắc nghiệm liên quan;
-
Làm và nộp bài thi cuối khóa ở dạng viết luận;
-
Tham gia thảo luận, góp ý trên diễn đàn.
Để việc khai thác, sử dụng trang mạng này tại chỗ (tại chính
trường phổ thông nơi giáo viên giảng dạy) có hiệu quả và thiết
thực trong phát triển nghề nghiệp giáo viên nói chung và giáo viên
trẻ thì Ban giám hiệu trường phổ thông cần có kế hoạch chi tiết
chung cho toàn trường và cho từng tổ bộ môn, từng giáo viên về
thời gian, hình thức, nội dung khai thác và đánh giá; các hoạt động
chủ yếu, nhiệm vụ của tổ/nhóm, của từng cá nhân… Ban giám
7
hiệu nên cử một phó hiệu trưởng phụ trách, có kiểm tra, giám sát,
đánh giá việc thực hiện, động viên, khích lệ giáo viên khai thác, sử
dụng, chia sẻ… các kiến thức, bài học thu được từ trang web này.
3.2. Xây dựng chương trình bồi dưỡng mở và liên tục cập
nhật, gắn với nhu cầu thực tế của giáo viên
Trong việc xây dựng chương trình bồi dưỡng để giáo viên có
thể học liên tục trong quá trình lao động nghề nghiệp của họ
có những nguyên lý cơ bản có thể tóm tắtnhư sau:
- Đảm bảo tính liên tục của đào tạo/ bồi dưỡng và kiến thức
chuyên môn, nghiệp vụ được cập nhật;
- Kế hoạch và phương pháp giáo dục, dạy học đáp ứng nhu
cầu đổi mới của ngành giáo dục để giáo viên có thể thích ứng
được với mọi sự thay đổi và tiến bộtrong nghề nghiệp của họ;
- Phát huy tối đa mọi phương tiện, thoát khỏi giới hạn của các
hình thức bồi dưỡng truyền thống cũng như sự hạn hẹp về
hình thức tổ chức;
-
Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa giáo viên, nhà trườn
g và các bên có liên quan. Mặc dù có nhiều cách để tiến hành
bồi dưỡng theo nhu cầu của mỗi giáo viên và chúng có những
đặc điểm riêng, nhưng các chương trình bồi dưỡng phải tuân
theonhững nguyên lý trên. Các khóa học online phù hợp với
những nguyên lý trên hơn cả vì tính liên tục, sự tiến bộ của nó,
sự chấp nhận của xã hội, huy động được nhiềuphương tiện
chuyển tải thông tin và sự kết hợp với nhiều bên liên quan.
Tất cả những điều đó làm cho các khóa học online đóng vai
trò quan trọng trong việc thiết lập một chương trình bồi dưỡng
mở và liên tục [4]. Bên cạnh đó, mỗi khóa học cũng có thể
dành riêng cho từng loại đối tượng giáo viên khác nhau nhằm
đáp ứng những nhu cầu cơ bản của từng nhóm giáo viên, ví dụ
8
như khóa học dành cho giáo viên cốt cán, khóa học dành cho
giáo viên tập sự, khóa học dành cho giáo viên trẻ, khóa học
dành cho các giáo viên dạy trẻ em dân tộc thiểu số… Cách
làm này đáp ứng được các điều kiện đặc thù của từng nhóm
giáo viên trong việc hỗ trợ họ tự học,tự bồi dưỡng, hỗ trợ họ
tham gia thảo luận trong nhóm giáo viên có cùng nhu cầu và
cùng giải quyết những khó khăn mà họ gặp phải trong thực tế
giảng dạy.
Nội dung bồi dưỡng giáo viên phải có tính ứng dụng thực tế, xuất
phát từ đề xuất của người học chứ không phải được xác định trước,
bị áp đặt từ trên xuống của các cấp quản lý, khiến cho công tác bồi
dưỡng mang tính hình thức, bắt buộc và kém hiệu quả. Bên cạnh
đó, chương trình bồi dưỡng phải giúp người học có nhiều cơ hội
thực hành và vận dụng tốt những kiến thức đã học vào thực tế
giảng dạy, giúp cho việc dạy và học đạt chất lượng cao hơn. Macia
& Gacia (2016) đã tổng quan 99 nghiên cứu có liên quan đến phát
triển nghề nghiệp giáo viên thông qua mạng trực tuyến cho thấy
những lĩnh vực nội dung được nhiều giáo viên thảo luận là: các vấn
đề giáo dục chung, giảng dạy ngôn ngữ, công nghệ trong giáo dục,
giảng dạy các môn khoa học, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học
và giáo dục học sinh có nhu cầu đặc biệt [6].
Điều này đặc biệt quan trọng đối với giáo viên trẻ nếu họ được
tiếp cận với những nội dung bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu thực tế và
giải quyết các khó khăn về chuyên môn, nghiệp vụ mà họ gặp
phải. Các nghiên cứu về những khó khăn mà giáo viên trẻ gặp
phải trong những năm đầu đứng lớp ở trường phổ thông cho thấy
nổi lên là những vấn đề liên quan đến quản lí lớp học. Đó là: Giải
quyết các tình huống sư phạm; xử lí các vấn đề về kỉ luật học sinh;
bao quát lớp; phân bổ và quản lí thời gian, thu hút sự tham gia
9
của học sinh vào giờ học …[3]. Chính vì vậy, các nội dung bồi
dưỡng cần hướng vào những vấn đề trên nhằm giúp cho giáo viên
trẻ nhanh chóng hòa nhập với môi trường nhà trường và đáp ứng
các yêu cầu về dạy học – giáo dục học sinh…
3.3. Đa dạng hóa các hình thức học tập phát triển năng lực
nghề nghiệp cho giáo viên trẻ tại chỗ thông qua mạng
internet
Ưu thế nổi bật của giáo viên trẻ là khả năng sử dụng công nghệ
thông tin và tiếp cận, sử dụng các mạng xã hội để trao đổi thông
tin liên lạc với nhau như email, facebook, twitter… Vì thế, các hình
thức học qua mạng thông tin trực tuyến cần đa dạng: có thể là
những mạng trực tuyến do các cơ quan quản lí thiết kế và xây
dựng chung ở cấp độ quốc gia và địa phương ví dụ như mạng
“Trường học kết nối”, có thể là những hộp thư điện tử, website của
trường hoặc sử dụng các trang mạng xã hội như facebook,
twitter… Hay nói cách khác đó là những hình thức học tập chính
thức (formal learning) và học tập không chính thức (informal
learning) [5]. Macia và Gacia (2016) đã tổng quan 99 nghiên cứu
có liên quan đến phát triển nghề nghiệp giáo viên thông qua mạng
trực tuyến cho thấy các hình thức chủ yếu được giáo viên sử dụng
là trang mạng Wiki[1], email nhóm, các trang mạng xã hội và một
số phương tiện công nghệ truyền thông khác.
Mỗi nhà trường có thể sử dụng website của trường để tạo diễn đàn
cho giáo viên trong trường chia sẻ những kinh nghiệm hay trong
dạy học – giáo dục hoặc tải các bài viết theo chuyên đề của các
tác giả có uy tín, các nhà nghiên cứu về giáo dục…; hoặc xây dựng
chung một hộp thư điện tử cho các giáo viên trong toàn trường
hoặc theo tổ chuyên môn, hoặc riêng cho giáo viên trẻ với Ban
giám hiệu… nhằm khuyến khích, tạo điều kiện để họ trao đổi, chia
10
sẻ trực tiếp những vấn đề mà họ đang gặp khó khăn, những sáng
kiến hay, những ý tưởng mới, những sưu tầm họ thu thập được
bằng hình ảnh (video) hoặc những bài viết… Bên cạnh đó, các
trường cũng cần xây dựng những nhóm giáo viên có kinh nghiệm
(GV cốt cán) ở từng lĩnh vực khác nhau để hỗ trợ giáo viên trẻ
thông qua mạng thông tin trực tuyến…
4. Các điều kiện thực hiện giải pháp
4.1. Các điều kiện chủ quan
(i) Nhu cầu, động cơ phát triển năng lực nghề nghiệp của các giáo
viên trẻ
Giáo viên nói chung và giáo viên trẻ có vai trò quyết định trong
việc phát triển năng lực nghề nghiệp của mình. Nghiên cứu của
Hodkinson và Hodkinson (2004) đã chỉ ra rằng ngay cùng chính
sách và cùng hình thức, nội dung bồi dưỡng cho giáo viên trong
một trường nhưng mỗi giáo viên lại tiếp nhận nó khác nhau và tác
động đến việc phát triển nghề nghiệp cũng khác nhau. Nghiên cứu
của Fuller và đồng nghiệp (2006) cũng cho thấy niềm tin, sự hiểu
biết, các kĩ năng và thái độ với cuộc sống, với công việc cũng như
nhu cầu và quan niệm về việc học của giáo viên tác động đến việc
học tập của họ [5]. Cùng một cơ hội, môi trường học tập như nhau
nhưng giáo viên có thể tích cực, tận dụng các cơ hội học tập nhưng
có giáo viên lại thờ ơ, bỏ qua. Điều này phụ thuộc vào nhu cầu, thái
độ của mỗi giáo viên.
(ii) Năng lực sử dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội của giáo
viên
Phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên thông qua mạng
internet có hiệu quả đòi hỏi mỗi giáo viên phải có khả năng ứng
dụng công nghệ thông tin vào việc khai thác, quản lý, xử lý và sử
dụng có trách nhiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin,
11
phù hợp với quá trình dạy và học, với nhu cầu học tập của bản
thân. Đó là: Năng lực sử dụng máy tính và các phần mềm thông
dụng; Năng lực khai thác, tra cứu, sử dụng các nguồn tài nguyên
thông tin; Năng lực dạy học trên diễn đàn, chia sẻ tài nguyên, bài
giảng lên website…
4.2. Các điều kiện khách quan
(i) Nhận thức của cán bộ quản lí các cấp về sự cần thiết phải phát
triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên trẻ
Giáo viên trẻ là những người vừa mới bước vào nghề, vào môi
trường giảng dạy là trường phổ thông với rất nhiều những khó
khăn, trở ngại trong việc đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn giáo
dục. Họ rất cần sự quan tâm, chỉ đạo, tạo điều kiện hỗ trợ từ các
cấp quản lí về thời gian, về chuyên môn nghiệp vụ… bằng những
chính sách cụ thể, bằng các hoạt động bồi dưỡng chuyên biệt,
dành riêng cho giáo viên trẻ đáp ứng nhu cầu và giải quyết những
khó khăn thực tế mà họ gặp phải.
(ii) Văn hóa học tập, chia sẻ trong mỗi nhà trường (bao gồm cả sự
khích lệ, động viên, tạo điều kiện của ban giám hiệu)
Nghiên cứu của Hodkinson và Hodkinson (2004) đã chỉ ra rằng nhà
trường có ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập của giáo viên nhất là
giáo viên trẻ [5]. Các mối quan hệ hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau là
yếu tố ảnh hưởng đến việc thúc đẩy các cơ hội học tập cho giáo
viên. Bên cạnh đó, các yếu tố khác như văn hóa học tập, sự sẵn
sàng chia sẻ cũng có ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập của giáo
viên nói chung và giáo viên trẻ.
Nghiên cứu của Elliot (2007) cho thấy một môi trường nhà trường
tích cực, trong đó các thành viên luôn hỗ trợ, cộng tác cùng nhau,
ban giám hiệu tạo điều kiện, động viên, khích lệ giáo viên học tập
nâng cao trình độ ngay tại trường hoặc ngoài trường… có mối quan
12
hệ chặt chẽ với kết quả học tập phát triển năng lực nghề nghiệp
của giáo viên [5].
(iii) Hạ tầng công nghệ thông tin, mạng internet
Đây là điều kiện tiên quyết tác động đến việc phát triển năng lực
nghề nghiệp cho giáo viên tại chỗ thông qua mạng internet. Cơ sở
hạ tầng công nghệ thông tin không tốt, mạng internet kém sẽ ảnh
hưởng không nhỏ đến hiệu quả quá trình học tập của giáo viên
thông qua mạng trực tuyến.
KẾT LUẬN
Giáo viên trẻ khi tham gia vào hoạt động nghề nghiệp là nhà
trường phổ thông với tư cách là những nhà giáo phải thực hiện đầy
đủ các vai trò, nhiệm vụ, chức năng như các giáo viên khác. Họ
gặp rất nhiều khó khăn và rất cần sự hỗ trợ, giúp đỡ, chia sẻ của
đồng nghiệp để giúp họ nhanh chóng hòa nhập với nhà trường phổ
thông, với các hoạt động nghề nghiệp đa dạng và phong phú.
Những hoạt động chia sẻ, giúp đỡ đó cần được chính thức hóa và
phải trở thành hoạt động thường xuyên với sự tận dụng tối đa của
công nghệ thông tin và internet để giáo viên trẻ có thể học hỏi mọi
nơi, mọi lúc. Điều này rất cần sự ủng hộ, sự quản lí, chỉ đạo của
các cấp quản lí và của chính các giáo viên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009). Báo cáo tổng kết bồi dưỡng
thường xuyên giáo viên mầm non, phổ t hông chu kỳ II, III, Kỷ
yếu Hội thảo tổng kết công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo
viên mầm non, phổ thông.
[2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012). Tài liệu tập huấn qua
mạng
13
[3]. Nguyễn Thị Kim Dung (2016). Thực trạng năng lực sư
phạm của đội ngũ giáo viên trẻ trong bối cảnh đổi mới giáo dục
phổ thông. Kỉ yếu Hội thảo quốc tế “Phát triển đội ngũ giáo
viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông”, Hà Nội
ngày 9 Th12 năm 2016
[4]. Nguyễn Thị Thu Thủy (2009). Một số vấn đề về phương
thức bồi dưỡng thường xuyên giáo viên phổ thông. Kỷ yếu Hội
thảo tổng kết công tác bồi dưỡngthường xuyên giáo viên mầm
non, phổ thông.
[5]. Atwal, K. (2013). Theories of workplace learning in
relation
to
teacher
professional
learning
in
UK primary
schools, Research in Teacher Education, 3,(2), October, 22-27.
[6]. Macià, M. & Gacia, I. (2016). Informal online communities
and networks as a source of teacher professional development:
A review. Teaching and Teacher Education, 55, 291-307.
[7]. Hrastinski, S. (2008). What is online learner participatio
n? A literature
review. Computer
& Education, 51(4), 1755-
1765.
[8]. Tang, S.Y.F. & Choi, P.L. (2009). Teachers’ profession
al lives andontinuing professional development in changing ti
mes. Educational Review, 61(1),1-18.
Tóm tắt
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng giáo viên trẻ (GVT)- những người
vừa mới bước vào nghề giáo, gặp rất nhiều khó khăn trong việc
thích ứng với các hoạt động thực tiễn ở trường phổ thông. Có
14
nhiều nguyên nhân của những khó khăn đó, nhưng một trong
những nguyên nhân quan trọng là do năng lực nghề nghiệp của
giáo viên còn nhiều hạn chế. Họ rất cần sự hỗ trợ, chia sẻ, giúp đỡ
của đồng nghiệp để phát triển năng lực nghề nghiệp, trong khi
cùng lúc vẫn thực hiện các nhiệm vụ được giao của nhà trường .
Và một trong những giải pháp quan trọng là bồi dưỡng tại chỗ
thông qua sử dụng mạng internet. Bài viết đi sâu phân tích làm rõ
lí do vì sao phải phát triển năng lực nghề nghiệp cho GVT; những
ưu điểm, lợi ích của phát triển năng lực cho GVT tại chỗ thông qua
mạng internet; các biện pháp và điều kiện cụ thể để thực hiện giải
pháp.
Từ khóa: Phát triển, năng lực nghề nghiệp, giáo viên trẻ, học tập
tại chỗ, internet
Abstract
Many research has shown that beginning teachers – who just have
go into the profession, faced many challenges in adapting to the
practical activities in school. There are many causes of these
challenges, but one important reason is the limitation of their
professional competency. They need the support, share and help
from colleagues to develop professional competency, while at the
same time still carry out their tasks assigned by the school. And
one of the main solutions is developing competency in place
through the use of the internet. The article is in-depth analysed to
clarify the need to develop professional competency for beginning
teachers;
the
advantages
of
professional
competency
development in place through internet; the specific methods and
conditions to implement this solution.
Keywords:Development,
professional
teacher, learning in place, internet
15
competency,
beginning
16