Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SKKN Tích hợp kiến thức môn Hóa học lớp 10 và môn kiến thức Công nghệ lớp 12 trong bài dạy học Vật lí lớp 11: “Dòng điện trong chất bán dẫn”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.99 KB, 14 trang )

1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Kiến thức vật lý đã, đang và sẽ có nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực của đời
sống. Vì vậy, yêu cầu của việc dạy học vật lý phải gắn với thực tiễn, khơi gợi hứng
thú học tập cho HS, giúp HS tự tìm lấy được kiến thức cho mình. Để làm được điều
đó, ngồi việc cải cách nội dung chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp
dạy học thì giáo viên cịn phải tích hợp các kiến thức của các môn học liên quan, để
làm sao dạy học trên lớp gắn với thực tế nhiều hơn, HS có thể rèn luyện kỹ năng
thông qua giải quyết các vấn đề liên quan, thông qua việc ứng dụng kiến thức vật lý
vào thực tiễn.
Dạy học tích hợp là một xu hướng của lí luận dạy học và được nhiều nước
trên thế giới thực hiện. Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt
động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích
hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”. Theo từ điển Giáo dục học:
“Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của
cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”.
Trong tiếng Anh, tích hợp được viết là “integration” một từ gốc Latin (integer) có
nghĩa là “whole” hay “tồn bộ, tồn thể”. Có nghĩa là sự phối hợp các hoạt động
khác nhau, các thành phần khác nhau của một hệ thống để bảo đảm sự hài hòa chức
năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống ấy.Trong dạy học các bộ môn, tích hợp
được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác
nhau thành một “môn học” mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những
nội dung vốn có của mơn học. Ví dụ: lồng ghép nội dung giáo dục về tài nguyên và
môi trường biển, thông các môn học Địa lí, Lịch sử, GDCD,... xây dựng mơn học
tích hợp từ các mơn học truyền thống.
Bài dạy tích hợp là đơn vị học tập nhỏ nhất có khả năng hình thành ở học
sinh cả kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết để giải quyết 1 công việc hoặc một
phần cơng việc chun mơn cụ thể, góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề
của học sinh. Khi xây dựng bài dạy theo quan điểm tích hợp, người giáo viên khơng
chỉ chú trọng nội dung kiến thức tích hợp mà còn phải xây dựng một hệ thống hoạt
động, thao tác tương ứng nhằm tổ chức, dẫn dắt người học từng bước thực hiện để


1


hình thành năng lực. Bài dạy theo quan điểm tích hợp phải là một giờ học hoạt động
phức hợp đòi hỏi sự tích hợp các kiến thức, kỹ năng chuyên mơn để giải quyết tình
huống. Trong q trình nghiên cứu để giảng dạy và tham gia các cuộc thi dạy học
theo chủ đề tích hợp, sáng tạo, thực hiện dạy học theo chủ đề, chủ điểm có nội dung
liên quan đến nhiều môn học và gắn liền với thực tiễn, tôi nhận thấy rằng: Kiến
thức của học sinh được học ở các mơn học khác nhau có sự lặp lại; những mơn học
liên quan với nhau lại chưa có sự liên hệ chặt chẽ, logic để cùng giải quyết các tình
huống xảy ra trong dạy học và giải quyết các vấn đề của thực tiễn. Do đó học sinh
chưa có một cách nhìn tổng quan, logic của vấn đề, chưa kích thích sự sáng tạo tìm
tịi của học sinh nhằm đem lại kết quả thiết thực cho cuộc sống. Mặt khác một thực
trạng vẫn tồn tại hiện nay ở các trường trung học phổ thông là việc dạy và học vẫn
chịu tác động nặng nề của việc thi cử. Học để thi, dạy để thi đua có thành tích thi cử
tốt nhất. Do đó giáo viên chưa quan tâm nhiều đến việc giúp học sinh vận dụng kiến
thức đã học vào ứng dụng thực tiễn; lí thuyết chưa đi đơi với thực hành. Vậy câu
hỏi đặt ra là làm thế nào để học sinh u thích mơn học, biết vận dụng lí thuyết để
giải quyết các vấn đề thực tiễn, hiểu được các ứng dụng của thực tiễn trên cơ sở
kiến thức đã được học. Để làm được điều đó địi hỏi mỗi giáo viên trong q trình
giảng dạy khơng chỉ tìm hiểu, nghiên cứu kiến thức mơn học của mình mà cịn phải
tìm tịi kiến thức mơn học khác, biết xâu chuổi kiến thức đó thành một hệ thống tạo
nên các chủ đề, chủ điểm có nội dung liên quan đến nhiều môn học và gắn liền với
thực tiễn.
Xuất phát từ mục đích đó tơi đã xây dựng dự án dạy học: Tích hợp kiến thức
mơn Hóa học lớp 10 và môn kiến thức Công nghệ lớp 12 trong bài dạy học Vật lí
lớp 11: “Dịng điện trong chất bán dẫn”
1.2. Phạm vi áp dụng của đề tài
Dự án dạy học: Tích hợp kiến thức mơn Hóa học lớp 10 và môn kiến thức
Công nghệ lớp 12 trong bài dạy học Vật lí lớp 11: “Dịng điện trong chất bán dẫn”

áp dụng để giảng dạy cho học sinh khối 11. Dự án dạy học trên đã được áp dụng để
dạy thử nghiệm cho lớp 11B1.
- Đặc điểm học sinh lớp 11B1:
2


+ Đa số học sinh chọn thi khối A và A1 nên học tốt các mơn tự nhiên như Tốn, Lý,
Hóa, Tin, Cơng nghệ.
+ HS có ý thức học tập tốt, sáng tạo, ham tìm tịi.
+ Trong lớp có nhiều em thi học sinh giỏi mơnVật lý, Hóa học, Tin học
+ Nhà trường có bố trí thêm một tuần có một tiết tự chọn nâng cao môn Vật lý
dành cho lớp 11B1
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Thực trạng của đề tài
Bán dẫn và ứng dụng của chất bán dẫn có vai trò quan trọng trong thực tiễn
cuộc sống, hiểu được kiến thức về chất bán dẫn giúp học sinh giải quyết được nhiều
vấn đề trong thực tiễn có liên quan. Kiến thức về bán dẫn học sinh được học ở lớp
10 mơn Hóa học, ở lớp 11 mơn Vật lí và được lặp lại ở lớp 12 môn Công nghệ với
các nội dung như sau: Mơn Hố học giúp học sinh nắm được cấu tạo, cấu hình
êlectron của các nguyên tử bán dẫn khơng đi sâu tìm hiểu đến bản chất dịng điện
trong chất bán dẫn. Mơn Vật lí giúp học sinh nắm được bản chất dòng điện trong
chất bán dẫn mà không làm rõ cấu tạo của chất bán dẫn. Môn Công nghệ lại làm rõ
các ứng dụng của chất bán dẫn trong việc chế tạo các linh kiện điện tử. Như vậy
kiến thức về bán dẫn mà học sinh đã học có sự lặp lại nhưng chưa có sự logic chặt
chẽ với nhau, chưa xây dựng được các nội dung liên quan thành hệ thống để giúp
học sinh dễ dàng tiếp thu hơn và hiểu sâu sắc bản chất của vấn đề hơn, từ đó giúp
học sinh vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Do
đó học sinh chưa có một cách nhìn tổng quan, logic về bán dẫn và ứng dụng, chưa
kích thích sự sáng tạo tìm tịi của học sinh nhằm đem lại kết quả cao trong học tập.
Từ thực trạng đó tơi đã nghiên cứu kiến thức cấu tạo chất bán dẫn ở mơn Hóa

học 10, ứng dụng của chất bán dẫn trong việc chế tạo các linh kiện điện tử ở môn
Công nghệ 12 kết hợp với Dịng điện trong chất bán dẫn ở mơn Vật lí để xây dựng
dự án dạy học: Tích hợp kiến thức mơn Hóa học lớp 10 và mơn kiến thức Cơng
nghệ lớp 12 trong bài dạy học Vật lí lớp 11: “Dòng điện trong chất bán dẫn” với các
nội dung liên quan chặt chẽ với nhau giúp học sinh hiểu được bản chất của chất bán
dẫn và ứng dụng của chất bán dẫn vào thực tiễn cuộc sống.
2.2 . Nội dung của đề tài
3


2.2.1. Xây dựng dự án dạy học: Tích hợp kiến thức mơn Hóa học lớp 10 và
mơn kiến thức Cơng nghệ lớp 12 trong bài dạy học Vật lí lớp 11: “Dòng điện
trong chất bán dẫn”
Xuất phát từ thực trạng trên, qua thời gian dài nghiên cứu dạy học theo chủ
đề tích hợp liên quan tới nhiều mơn học gắn liền với thực tiễn, tôi đã xây dựng dự
án dạy học: Tích hợp kiến thức mơn Hóa học lớp 10 và môn kiến thức Công nghệ
lớp 12 trong bài dạy học Vật lí lớp 11: “Dịng điện trong chất bán dẫn”
Cụ thể: Dựa vào kiến thức của các môn học:
Môn Vật lý:
- Đặc điểm về tính dẫn điện của bán dẫn
- Nêu được bản chất dòng điện trong bán dẫn loại p và loại n
- Mô tả được cấu tạo và tính chất chỉnh lưu của lớp chuyển tiếp p-n
- Giải thích được tính chất chỉnh lưu của lớp tiếp xúc p-n
Mơn Hóa học:
- Ngun tắc sắp xếp các ngun tố trong bảng hệ thống tuần hoàn
- Cấu tạo bảng tuần hồn
- Cấu hình êlectron của các ngun tử bán dẫn.
Môn Công nghệ:
- Mô tả được nguyên tắc cấu tạo và công dụng của điôt bán dẫn
- Mô tả được nguyên tắc cấu tạo và công dụng của tranzito

tôi đã hệ thống và xây dựng dự án với các nội dung như sau:
Nội dung 1: Tìm hiểu chất bán dẫn và tính chất chất bán dẫn.
Nội dung 2: Bản chất dòng điện trong chất bán dẫn tinh khiết.
Nội dung 3: Tìm hiểu chất bán dẫn loại n và bán dẫn loại p. Nghiên cứu tạp chất
cho (đôno) và tạp chất nhận (axepto).
Nội dung 4: Kiểm tra sự vận dụng của học sinh sau khi học dự án.
Các nội dung trên được thể hiện cụ thể và rõ ràng ở trong giáo án của dự án
dạy học mà tôi đã thiết kế như sau: (Thời gian thực hiện dự án: 1 tiết và trình chiếu
bằng power point)

4


GIÁO ÁN BÀI DẠY HỌC VẬT LÍ 11 CƠ BẢN: “DÒNG ĐIỆN TRONG
CHẤT BÁN DẪN (Tiết 1)” THIẾT KẾ THEO HƯỚNG TÍCH HỢP MƠN
HĨA HỌC 10 VÀ CƠNG NGHỆ LỚP 12
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Môn Vật lý:
- Đặc điểm về tính dẫn điện của bán dẫn
- Nêu được bản chất dòng điện trong bán dẫn loại p và loại n
- Mơ tả được cấu tạo và tính chất chỉnh lưu của lớp chuyển tiếp p-n
- Giải thích được tính chất chỉnh lưu của lớp tiếp xúc p-n
Mơn Hóa học:
- Ngun tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hồn
- Cấu tạo bảng tuần hồn
- Cấu hình êlectron của các nguyên tử bán dẫn.
Môn Công nghệ:
- Mô tả được nguyên tắc cấu tạo và công dụng của điôt bán dẫn
- Mô tả được nguyên tắc cấu tạo và công dụng của tranzito

2. Kĩ năng
- Rèn luyện các kĩ năng vật lí về:
+ Giải thích được sự hình thành của các êlectron tự do và lỗ trống trong chất bán
dẫn.
+ Vẽ được sơ đồ mạch chỉnh lưu dòng điện dùng điơt và giải thích được tác dụng
chỉnh lưu của mạch này.
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng các kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề trong
thực tiễn học tập và cuộc sống của học sinh.
3. Thái độ
- Qua các kiên thức vật lí, hóa học và cơng nghệ, học sinh lĩnh hội được các em có
thêm hứng thú và đam mê về vật liệu bán dẫn, linh kiện bán dẫn nói riêng và những
kiến thức về khoa học kỹ thuật nói chung. Từ đó các em có ý thức sáng tạo trong kỹ
thuật.

5


- Có ý thức vận dụng kiến thức liên mơn trong học tập và vận dụng kiến thức vào
thức tiễn.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Chuẩn bị các phiếu học tập.
- Các linh kiện bán dẫn: điôt bán dẫn, tranzito,… và hình ảnh cấu tạo và hoạt động
của các linh kiện bán dẫn.
- Những hình ảnh về ứng dụng của cơng nghệ bán dẫn
- Bảng tuần hồn các ngun tố hóa học phóng to
2. Học sinh
- Đọc trước bài mới và tìm hiểu thêm các kiến thức tự tế liên quan đến bài học
(SGK Vật lý lớp 11, Bảng tuần hoàn các ngun tố hóa học, SGK Cơng nghệ 12)
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

- Thảo luân theo nhóm hai học sinh.
- Phương dạy học nêu vấn đề.
D. LÊN LỚP
I. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Câu hỏi:
1. Nêu bản chất dòng điện trong chất khí
Học sinh trả lời lên bảng trả lời câu hỏi
2. Kể tên một vài ứng dụng của dòng điện
trong chất khí. Làm thế nào để hàn điện
bằng hồ quang điện ?
II. Bài mới
Hoạt động 1: Đặt vấn đề và tìm hiểu chất bán dẫn và tính chất (7 phút)
Hoạt động của GV và HS

Kiến thức vật lý 11

Kiến thức hóa học
10 và cơng nghệ 12
được tích hợp

- GV giới thiệu: Hiện nay một số
nước trên thế giới có nền kỹ thuật
điện tử rất phát triển và hiện đại:
như Mỹ, Trung Quốc, Nga,…gồm
các lĩnh vực viễn thông, thông tin,
công nghệ điện tử,…

- HS: Lắng nghe.

DÒNG ĐIỆN TRONG
CHẤT BÁN DẪN (Tiết 1)
I. Chất bán dẫn và tính chất
1. Khái niệm chất bán dẫn.
Bán dẫn là chất trung gian
giữa kim loại và điện môi
như gemani, silic.

Chất bán dẫn là các
chất như gemani và
silic (Công nghệ 12)
Những biểu hiện
quan trọng của chất

6


- GV: Em đã biết vì sao người ta
nói “ Cả thế giới có trong máy tính
của bạn” và chiếu side hình ảnh
Ram và chipset máy tính,
Mainboard máy tính, các linh kiện
điện tử và Đèn led,
- HS: Theo dõi và quan sát một số
hình ảnh về Ram và chipset máy
tính, Mainboard máy tính, Đèn led,

- GV giới thiệu các thiết bị trên đều

được làm từ chất bán dẫn và yêu
cầu HS đọc sách giáo khoa để tìm
hiểu chất bán dẫn và tính chất.
- HS đọc SGK để tìm hiểu chất bán
dẫn.
- GV nêu câu hỏi về chất bán dẫn
và chiếu side về thang điện trở suất
của bán dẫn.

2. Tính chất của chất bán
dẫn.
- Điện trở suất của chất bán
dẫn có giá trị trung gian
giữa Kim loại và điện môi.
- Sự phụ thuộc của điện trở
suất của Bán dẫn và Kim
loại vào nhiệt độ là ngược
nhau.
- Điện trở suất của bán dẫn
giảm khi pha thêm tạp chất,
bị chiếu sáng và tác dụng
của tác nhân ion hóa.

bán dẫn.
- Ở nhiệt độ thấp
điện trở suất của
chất bán dẫn siêu
tinh khiết rất lớn,
khi nhiệt độ tăng
điện trở suất giảm

nhanh.
- Điện trở suất của
của chất bán dẫn phụ
thuộc vào nồng độ
tạp chất.

- Điện trở suất của
chất bán dẫn giảm
khi bị chiếu sáng
hoặc bị tác dụng của
tác nhân ion hóa.
(Cơng nghệ 12)
Hoạt động 2: Tìm hiểu bản chất dòng điện trong chất bán dẫn tinh khiết (18
phút)

Hoạt động của GV và HS
- GV Xét mẫu Si tinh khiết dựa trên
cấu hình e hãy nêu cấu trúc liên kết
các nguyên tử Si và GV trình chiếu
side về bảng tuần hồn các ngun
tố hóa học cho học sinh dựa trên
cấu hình e của Si để phân tích

Kiến thức hóa học
Kiến thức vật lý 11
10 và cơng nghệ 12
được tích hợp
II. Hạt tải điện trong chất Dựa vào cấu hình
bán dẫn. Bán dẫn loại n và êlectron của Si để
bán dẫn loại p.

xác định liên kết
1. Bản chất dòng điện trong giữa các nguyên tử
chất bán dẫn.
Si với nhau (Hóa
học 10)

- HS: Thảo luận theo nhóm để phân
tích
- GV: Dựa trên cấu trúc và liên kết
hóa trị của Si tinh khiết và dao
động nhiệt của các nút mạng hãy
tìm hiểu sự xuất hiện của các e tự
do khi nhiệt độ cao.

7


- HS: Thảo luận theo nhóm để phân Dịng điện trong chất bán
dẫn là dịng các êlectron
tích.
dẫn chuyển động ngược
- GV: Trình chiếu side về Mơ hình chiều điện trường và dòng
mạng tinh thể Silic tinh khiết và các lỗ trống chuyển động
hướng dẫn HS tìm hiểu để các nhóm cùng chiều điện trường.
trình bày và sau đó kết luận về
êlectron và lỗ trống. Yêu cầu HS đưa
ra bản chất dịng điện trong chất bán
dẫn tinh khiết.
GV: Trình chiếu side chuyển động
của êlectron và lỗ trống khi chưa có

ur
ur
E ngồi và có E ngồi, rồi mơ phỏng
bản chất dịng điện trong chất bán
dẫn.
HS: Ghi nhớ bản chất dòng điện
trong chất bán dẫn tinh khiết.
Hoạt động 3: Tìm hiểu chất bán dẫn loại n và bán dẫn loại p. Nghiên cứu tạp
chất cho (đôno) và tạp chất nhận (axepto (8 phút)
Hoạt động của GV và HS
- GV đặt vấn đề trên thực tế, người
ta chủ động trộn tạp chất vào Si
tinh khiết để có bán dẫn ngay cả ở
nhiệt độ thường.
- HS: Lắng nghe
- GV: Giả sử trong mạng tinh thể
Silic có lẫn một ngun tử phơtpho
(P). Xét cấu trúc liên kết hóa trị
giữa nguyên tử Si và P.
- HS: Xác định cấu hình e của
nguyên tử Si và P.
- GV: Trong liên kết giữa Si và P thì
nguyên tử nào thừa êlectron ? Trong
mẫu bán dẫn lúc này hạt mang điện

Kiến thức hóa học
Kiến thức vật lý 11
10 và cơng nghệ 12
được tích hợp
II. Hạt tải điện trong chất Dựa vào cấu hình

bán dẫn. Bán dẫn loại n và êlectron của Si và P
bán dẫn loại p.
để xác định liên kết
2. Bán dẫn loại n và bán giữa Si và P (Hóa
dẫn loại p.
học 10)
Bán dẫn loại n là bán dẫn có
số electron nhiều hơn số lỗ
trống.
+ Tạp chất P (phơtpho có 5e
hóa trị) pha vào Si:
- P sau khi liên kết với Si
làm chất bán dẫn thừa ra vô
số êlectron. P gọi là tạp chất
cho.
- Chất bán dẫn Si có pha tạp
P gọi là bán dẫn loại n, hạt
mang điện chủ yếu là
êlectron.
8


là hạt gì ?
-HS: Trả lời.
-GV: Trình chiếu side về Bảng hệ
thống tuần hồn và mơ hình mạng
tinh thể bán dẫn có pha tạp chất
phơtpho. Dẫn dắt để đi đến kết luận
về bán dẫn loại n. Phân tích trong
liên kết hóa trị với Si thì P thừa 1

êlectron và trở thành êlectron dẫn nên
nguyên tử P cho tinh thể 1 êlectron
nên tạp chất P gọi là tạp chất cho
(đôno).

Dựa vào cấu hình
êlectron của Si và P
để xác định liên kết
giữa Si và B (Hóa
học 10)

Bán dẫn loại p là bán dẫn có
HS: Quan sát và ghi nhớ kết luận về số lỗ trống nhiều hơn số
bán dẫn n và tạp chất cho (đơno).
êlectron.
+ Tạp chất B (Bo có 3e hóa
- GV: Giả sử trong mạng tinh thể trị) pha vào Si:
Silic có lẫn một nguyên tử Bo (B). - B thiếu êlectron để tạo cặp
Xét cấu trúc liên kết giữa nguyên liên kết với Si. B lấy
êlectron của Si khác và để
tử Si và P.
lại lỗ trống. B gọi là tạp
- HS: Xác định cấu hình e của chất nhận.
nguyên tử Si và B.
- Chất bán dẫn Si có pha tạp
B gọi là bán dẫn loại p, hạt
- GV: Trong liên kết giữa Si và B thì mang điện chủ yếu là lỗ
nguyên tử nào thiếu êlectron ? Trong trống.
mẫu bán dẫn lúc này hạt mang điện
là hạt gì ?

HS: Trả lời.
- GV: Trình chiếu side về Bảng hệ
thống tuần hồn và mơ hình mạng
tinh thể bán dẫn có pha tạp chất Bo.
Dẫn dắt để đi đến kết luận về bán dẫn
loại p. Phân tích trong liên kết hóa trị
với Si thì B thiếu 1 êlectron nên lấy
1êlectron của nguyên tử Si bên cạnh,
nguyên tử B nhận 1 êlectron nên tạp
chất B gọi tạp chất nhận (axepto).

9


HS: Quan sát và ghi nhớ kết luận về
bán dẫn p và tạp chất nhận (axepto).
Hoạt động 4: Củng cố (4phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Đưa ra một số bài tập trắc nghiệm để củng - Trả lời các bài tập trắc nghiệm.
cố kiến thức của bài (chiếu side)
III. Hướng dẫn học ở nhà (3 phút)
- Trên cơ sở cấu hình của Si, P, Bo và liên kết hóa trị của nguyên tử Si (hóa học10)
để nắm rõ hơn bài học.
- Đọc trước mục III, IV và V ở sách giáo khoa để tìm hiểu ứng dụng của chất bán
dẫn.
- Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các linh kiện bán dẫn ở Bài 4 Linh
kiện bán dẫn và IC (Công nghệ 12) và có thể tham khảo các side về linh kiện bán
dẫn và ứng dụng trong kỷ thuật (bài giảng của tiết 1).
- Đọc trước mục A bài thực hành 18 trang 108.

- Bài tập về nhà:
+ Xem câu 1, 3, 6 Sách giáo khoa.
+ Bài tập thực hành vận dụng kiến thức liên môn: Xây dựng phương án thực hành
lắp một mạch mạ đồng cho một tấm sắt từ nguồn điện xoay chiều. Mổi tổ lắp một
mạch.
2.2.2. Phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh
 Các tiêu chi kiểm tra đánh giá kêt quả học tập của học sinh sau
- Kiến thức:
+ Các kiến thức môn vật lý được học sinh lĩnh hội trong tiết học
+ Các kiến thức hóa học và cơng nghệ được giáo viên tích hợp vào tiết dạy vật lí
- Kĩ năng:
+ Các kĩ năng mơn vật lí, hóa học, cơng nghệ được giáo viên hướng dẫn cho học
sinh trong tiết hoc.

10


+ Học sinh biết vận dụng các kiến thức môn Vật lý, Hóa học, Cơng nghệ cùng với
các mơn học khác để giải quyết các vấn đề mình bắt gặp trong học tập và cuộc sống
+ Các kĩ năng làm việc theo nhóm của học sinh.
- Thái độ:
+ Học sinh có ý thức tự giác, tích cực, sáng tạo trong học tập. Bản thân học sinh
ln ln tìm tịi cái mới trong quá trình học tập của bản thân.
+ Qua các kiên thức Vật lí, Hóa học và Cơng nghệ mà học sinh lĩnh hội được các
em có thêm hứng thú và đam mê về vật liệu và linh kiện bán dẫn nói riêng và những
kiến thức về khoa học kỹ thuật nói chung. Từ đó các em có ý thức sáng tạo trong kỹ
thuật, vươn lên trong học tập để xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh sánh vai
với các cường quốc năm châu.
 Hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Kiểm tra bài cũ

- Kiểm tra 15 phút
- Xây dựng phương án thực hành lắp một mạch mạ đồng cho một tấm sắt từ nguồn
điện xoay chiều.
2.2.3. Kết quả đạt được của các nhóm sau khi hồn thành dự án
Để đánh giá tính khả thi của dự án trên giáo viên đã triển khai dự án này ở lớp
11B1. Giáo viên cho làm bài kiểm tra 15p và bài thu hoạch xây dựng phương án
thực hành lắp một mạch mạ đồng cho một tấm sắt từ nguồn điện xoay chiều ở lớp
11B1 (lớp thực hiện dự án) và lớp 11B2 (lớp không thực hiện dự án). Nhằm kiểm
tra đánh giá kiến thức và kĩ năng học sinh thông qua bài dạy học. Kết quả đạt được
như sau:
KÕt qu¶ kiĨm tra
Líp

Tổng
số

<5

5 đến 6,5

6,5 đến < 8

8 đến 10

SL

%

SL


%

SL

%

SL

17,
7

21

46,7

16

12

26,7

9

11B

45

0

0,0


8

11B
2

45

5

11,1

19

42,
2
11

Ghi chó

%
Lớp thực
35,6 hiện dự án
20,0

Lớp không
thực hiện


dự án

3. PHẦN KẾT LUẬN
3.1. Ý nghĩa của đề tài
Qua kết quả ta thấy:
- Giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học: Dòng điện trong chất bán dẫn ở Vật lí
lớp 11 và các ứng dụng của chất bán dẫn trong cuộc sống.
- Nắm kiến thức một cách nhìn tổng thể , có hệ thống, có lơgic của kiến thức ở
trường THPT. Không những thế trong dự án dạy học này tôi đã đổi mới phương
pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng khả năng vận dụng lí
thuyết đã được học để giải quyết các bài toán thực tiễn, khả năng tự học, tự tìm hiểu
của học sinh ở nhà qua các tài liệu tham khảo, qua internet,...
- HS có kiến thức mơn Cơng nghệ về linh kiện bán dẫn để học ở chương trình 12,
và ơn tập lại ngun tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn, cấu
tạo bảng tuần hồn và viết cấu hình electron của các ngun tố thơng qua việc sử
dụng bảng tuần hồn các ngun tố hóa học.
- Rèn luyện tính tự học của học sinh, giúp các em biết vận dụng các kiến thức liên
mơn để phân tích, xử lí, tổng hợp các kiến thức từ thực tế cuộc sống để có thể có
được các đơn vị kiến thức mới dành cho bản thân. Điều này có ý nghĩa vơ cùng
quan trọng bởi xã hội ngày càng phát triển xã hội bùng nổ thông tin và con người
cần phải biết chắt lọc, thu thập thơng tin và hình thành kĩ năng của con người thế kỷ
21. Xa hơn nữa các em trong quá trình học tập suy nghĩ vận dụng kiến thức liên
môn để giải quyết vấn đề các em gặp phải trong thực tiễn.
- Dạy học theo dự án tích hợp nhiều mơn học và áp dụng vào thực tiễn cuộc sống
giúp học sinh hiểu biết hơn về Vật lý và cuộc sống. Từ đó giúp học sinh hứng thú
hơn với bộ mơn Vật lý.
3.2. Kiến nghị, đề xuất
Qua đề tài tôi nhận thấy dạy học tích hợp là một xu hướng tích cực được
nhiều nước trên thế giới thực hiện đã có hiệu quả. Dạy học tích hợp với các chủ đề,
chủ điểm có liên quan nhiều mơn học và gắn liền với thực tiễn giúp giảm bớt sự
trùng lặp kiến thức ở nhiều môn học, vận dụng kiến thức được học để giải thích các
12



vấn đề của thực tiễn cuộc sống ; đồng thời với hình thức đánh giá kiến thức mà tơi
đã đưa ra ở trên phát huy được tính tích cực của học sinh, học sinh được chủ động
suy nghĩ, hình thành và rèn được nhiều kĩ năng mới như tìm kiếm thơng tin, trình
bày, thảo luận,... Để khuyến khích giáo viên sáng tạo, thiết kế các bài dạy học theo
chủ đề, chủ điểm liên quan đến nhiều môn học và gắn liền với thực tiễn ở các
trường trung học phổ thông theo tơi:
+ Các cơ quan quản lí giáo dục cần quan tâm chỉ đạo, tổ chức các cuộc thi để thu
hút giáo viên và học sinh tham gia.
+ Nhà trường triển khai các buổi bồi dưỡng chuyên môn chung cho một số bộ mơn
như: Lí – Hố; Lí – Cơng nghệ; Hoá – Sinh; Văn – Sử; Văn – GDCD,... cùng thảo
luận để đưa ra các dự án dạy học thích hợp.
+ Nhà trường tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất để giáo viên và học sinh hoàn
thành các dự án của mình.
+ Mỗi giáo viên cần dành nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu không những
kiến thức của bộ mơn mình giảng dạy mà cả kiến thức của các bộ mơn khác từ đó
xây dựng các dự án dạy học tích hợp thiết thực.
Với những vấn đề đã làm được, đề tài trên đạt Khuyến khích cuộc thi: Dạy
học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học của Bộ Giáo dục và Đào tạo
năm học 2012 - 2013.

TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Lương Duyên Bình (Tổng Chủ biên), Vũ Quang (Chủ biên), Nguyễn Xuân Chi,
Bùi Quang Hân, Đoàn Duy Hinh (2007), Vật lý 11, NXB Giáo dục, Hà Nội.
13


2. Lương Duyên Bình (Tổng Chủ biên), Vũ Quang (Chủ biên), Nguyễn Xuân Chi,
Bùi Quang Hân, Đoàn Duy Hinh (2007), Sách Giáo viên vật lý 11, NXB Giáo

dục, Hà Nội.
3. Lương Duyên Bình, Vũ Quang (Đồng Chủ biên), Nguyễn Xuân Chi, Bùi Quang
Hân, Đoàn Duy Hinh (2007), Bài tập vật lý 11, NXB Giáo dục, Hà Nội.
4. Đào Thị Hồng (2013), Ý nghĩa của dạy học theo quan điểm tích hợp, Viện NCSP
- Trường ĐHSP Hà Nội.
5. Nguyễn Thế Khôi (Tổng chủ biên), Nguyễn Phúc Thuần (Chủ biên), Nguyễn
Ngọc Hưng, Vũ Thanh Khiết, Phạm Xuân Quế, Phạm Đình Thiết, Nguyễn
Trần Trác (2009), Vật lý 11 nâng cao, NXB Giáo dục, Hà Nội.
6. Nguyễn Thế Khôi (Tổng chủ biên), Nguyễn Phúc Thuần (Chủ biên), Nguyễn Ngọc
Hưng, Vũ Thanh Khiết, Phạm Xuân Quế, Phạm Đình Thiết, Nguyễn Trần Trác
(2009), Sách giáo viên Vật lý 11 nâng cao, NXB Giáo dục, Hà Nội.
7. Nguyễn Văn Khơi (Chủ biên), Đặng Văn Đào, Đồn Nhân Lộ, Trần Minh Sơ,
Trần Văn Thịnh (2007), Công nghệ 12, NXB Giáo dục, Hà Nội.
8. Nguyễn Văn Khôi (Chủ biên), Đặng Văn Đào, Đoàn Nhân Lộ, Trần Minh Sơ, Trần
Văn Thịnh (2007), Sách giáo viên Công nghệ 12, NXB Giáo dục, Hà Nội.
9. Lê Xuân Trọng (Tổng chủ biên kiêm Chủ biên), Từ Ngọc Ánh, Lê Mậu Quyền,
Phan Xuân Thái (2007), Hóa học 10 nâng cao, NXB Giáo dục, Hà Nội.
10. Lê Xuân Trọng (Tổng chủ biên kiêm Chủ biên), Từ Ngọc Ánh, Lê Mậu Quyền,
Phan Xuân Thái (2007), Sách giáo viên Hóa học 10 nâng cao, NXB Giáo dục,
Hà Nội.
11. Nguyễn Xuân Trường (Tổng chủ biên kiêm Chủ biên), Nguyễn Đức Chuy, Lê
Mậu Quyền, Lê Xuân Trọng (2007), Hóa học 10, NXB Giáo dục, Hà Nội.
12. Nguyễn Xuân Trường (Tổng chủ biên kiêm Chủ biên), Nguyễn Đức Chuy, Lê
Mậu Quyền, Lê Xuân Trọng (2007), Sách giáo viên Hóa học 10, NXB Giáo
dục, Hà Nội.

14




×