ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI CUỐI KÌ MÔN SINH LÝ THẦN KINH
Câu 1:
-
Hưng phấn : trạng thái hđ của tbao TK khi có tác nhân kích thích tác động
vào nó
VD: Khi ta ngủ -> nghe tiếng chuông đồng hồ kêu -> não bộ đang ở trạng
thái ức chế -> hưng phấn -> tỉnh
-
Ức chế: Trạng thái hđ của nơron nhằm làm giảm hoặc mất hưng phấn
VD: Khi hệ TK làm việc quá sức -> các nơron TK rơi vào trạng thái Ức chế
-> gây cảm giác buồn ngủ -> Ngủ
-
Phản xạ: là p/ứng của cơ thể, trả lời các tác nhân kích thích của môi trường
qua hệ TK
VD: Khi nghe tiếng còi xe, ta giật mình quay lại
-
Cung pxa: Là đường đi của phản xạ trong cơ thể qua hệ TK
VD: (hình vẽ)
-
Hành vi: là Tổ hợp của các pxa có đkiện.
VD: Hành vi đi săn : tìm kiếm con mồi, giương súng, bắn
-
Hđộng TK cấp thấp : là hđ TK chỉ huy các hệ cơ quan trong cơ thể nhằm
duy trì sự sống của cơ thể, giúp cơ thể thích ứng với môi trường.(pxa k
đkiện)
VD: tiết nước bọt, mồ hôi
-
HĐ TK cấp cao: Là những hđộng có liên quan đến tinh thần, tâm lý như
cảm giác, tri giác, cảm xúc, trí nhớ, tư duy do vỏ bán cầu đại não chỉ huy.
VD: giáo tiếp, cười nói…..
Câu 2: Nêu học thuyết pxa có đkiện của Pavlov:
-
Thí nghiệm:
+ Đối tượng : chó nhà
+ 3 khâu : cho chó ăn -> chó tiết nước bọt
Bật đèn -> cho chó ăn -> tiết nước bọt (lặp lại nhiều làn)
Bật đèn -> chó tiết nước bọt
-
Giải thích:
Khi chúng ta bật đèn, ánh sáng tác động vào mắt làm cho trung khu thị giác
trên vỏ não hưng phấn. Khi cho chó ăn, trung khu tiết nước bọt hưng phấn,
hưng phấn của trung khu này mạnh hơn hưng phấn của trung khu thị giác.
Vì vậy, nó hấp dẫn trung khu thị giác về phía nó đồng thời cũng lan tỏa
hưng phấn ngược lại.
Sau nhiều lần, đường liên hệ TK tạm thời được hình thành giữa trung khu
thị giác và tiết nước bọt, nên chỉ cần bật đèn và k cho chó ăn chó vẫn tiết
nước bọt.
-
Thuyết pxa của Pavlov được xdựng trên 3 nguyên tắc:
+ Nguyên tắc quyết định tính: Kích thích và phản xạ có mối liên hệ nhân
quả, tính chât của kích thích quyết định tính chất phản xa. Các kích thích có
cùng tính chất trong những điều kiện giống nhau gây pxa giống nhau và
ngược lại.
+ Nguyên tắc cấu trúc:
• Vỏ bán cầu đại não là trung khu TK điều khiển pxa có đkiện
• Cơ sở vật chất của phản xạ có đk là đường liên hệ TK tạm thời
trên vỏ não
• Hành vi là tập hợp của các pxa có đk do nhiều trung khu trên vỏ
não điều khiển
VD: Hành vi của đứa trẻ khi ăn do nhiều nhiều trung khu trong vỏ
não điều khiển Do nhiều trung khu trên vỏ não điều khiển
(trung khu vị giác, trung khu vận động..) -> xuất hiện phản xạ có
điều kiện -> hình thành các dây TK tạm thời trên vỏ não -> hành
vi
+ Nguyên tắc phân tích và tổng hợp: Để trả lời các tác nhân kích thích về
môi trường trong não bộ luôn hình thành 2 quá trìh đối lập nhau : Phân tích
và tổng hợp
• Phân tích : là quá trình chia sự vật ra thành các chi tiết cụ thể và
lưu thông tin vào trong não
• Tổng hợp: là quá trình liên kết các chi tiết trên thành hình ảnh cụ
thể, trên cở sở đó não trả lời các kích thích.
VD: Khi nhìn thấy lá cờ, ta phân tích thành các chi tiết : màu sắc,
hình dạng…=> từ đó tổgn hợp thành hình ảnh 1 lá cờ hoàn chỉnh.
-
Đánh giá:
+ Đưa ra khái niệm pxa có đkiện và đường liên hệ TK tạm thời trên vỏ não
được xem là phát minh vĩ đại ở TK XX, đặt cơ sở nền tảg cho SLHTKCC
+ Pxa có đkiện là cơ sở sinh lý để hình thành hành vi và tâm lý con ngừoi và
do não bộ điều khiển. Đây là cơ sở khoa học để tiếp tục đi sâu vào nghiên
cứu hành vi
Câu 3: Thuyết hệ thống của Anokhin (thuyết hình thành hành vi)
• Nội dung:
- Theo Pavlov, hành vi của con người và đvât bậc cao được hình thành
dựa trên pxa có đkiện nhưng theo Anokhin thì qtrình hthanh hành vi
của người và đvât bậc cao k phải 1 chuỗi pxa có đkiện mà được hình
thành theo hệ thống chức năng của não bộ.
- “Thuyết hệ thống chức năng”
- Nội dung thuyết Anokhin gồm 3 gđoạn
+ Gđoạn 1: tổng hợp hướng tâm:
Thông qua các giác quan, thông tin từ môi trường được truyền
tới não bộ, lưu giữ trong não bộ
+ Gđoạn 2: hệ thống, phân tích và hình thành ctrình hành động
Căn cứ vào các thông tin từ gđoạn tổng hợp hướng tâm và mục
đích đặt ra, não bộ đưa ra 1 chương trình hđộng nhằm đạt
mđích. Sau khi ctrình được thiết kế, sẽ chuyển đến cơ quan thực
hiện
+ Gđoạn 3: hthành kquả và thông tin ngược chiều
Dựa trên ctrình hđộng, các cơ quan thực hiện sẽ hđộng theo bản
thiết kế. Trong qtrình t/hiện, luôn có thông tin ngược chiều
truyền tới não, não đchỉnh hđộng. lược bỏ những hđộng thừa
đến khi hđộng diễn ra hiệu quả nhất.
VD: Sự hình thành hành vi mở chốt cửa của con khỉ khi bị nhốt trong
lồng (thu thập thông tin = các giác quan “Gđ1” => phân tích các động
tác để sử dụng, đưa ra chương trình hđộng “Gđ2” => hình thành các
động tác, pxa hợp lý, chính xác “Gđ3”)
• Cơ sở vật chất của thuyết hành vi
Hệ thống dảm bảo trạng thái
tổ chức lưới
thức tỉnh của não bộ
Hệ thống cấu trúc
Hệ thống thu thập thông tin
Lưu trữ thông tin
Hệ thống hình thành
các thùy đỉnh,
thải dương, chẩm
Thùy trán
Chương trình hđộng
Câu 4: Trình bày đặc điểm cấu tạo bán cầu đại não người
- Nơron:
+ Hình dạng : hình sao, tháp, thoi
+ Kích thước : từ vài micromet đến hàng chục micromet
+ Cấu tạo: 3 phần
• sợi gai(có kích thước ngắn, màu trắng, có cnăng dẫn xung
động thần kinh về thân nơron k có chiều ngược lại. 1 nơron có 1
hoặc nhiều sợi gai)
• Sợi trục(1 nơron chỉ có 1 sợi trục, có kích thước lớn, bao
xung quanh sợ trục là 1 lớp Mielin màu trắng, có tác dụng cách
điện giúp xung động TK k bị hao mòn trong quá trình lan truyền,
Nvu: dẫn xung động TK ra khỏi thân nơron)
• Thân nơron( kích thước lớn, mỗi 1 thân nơron chứa 1 nhân.
Trong nguyên sinh chất của nơron chưa thể nip vì vậy thân nơron
có màu xám- tổng hợp protein)
+ phân loại : Dựa vào cnăng sinh lý TK của nơron, chia nơron thành 3
lọai
• Nơron cảm giác (cnăng ptich và tổng hợp cho ra cảm giác)
• Nơron trung gian “liên hợp” (cố cnăng truyền xung động
TK từ nơron này sang nơron #)
• Nơron vận động (cnăng ptich, tổng hợp, đưa ra lệnh vận
động và truyền đến cơ qan điều hành “cơ-tuyến”)
+ Chức năng: tiếp nhận kích thích của môi trường, ptich và tổng hợp
các kích thích và trả lời kích thích dưới dạng hoạt động phản xạ.
- Synap
Các nơron trong hệ TK tiếp nối nhau qua Synap
Synap gồm 3 phần:
+ màng trước Synap: đây là màng cuối cùng của 1 nơron thứ 1
+ khe sinap:
+ màng sau synap: thường là màng đuoi gai hoặc thân nơron hoặc
màng tế bào cơ, tế bào tuyến
Synap Có chức năng truyền xung động TK từ Tbào TK sang
TK, Tbào cơ sang Tbào tuyến.
- Đặc điểm cấu tạo
+ Trọng lượng não người : so sánh ở 1 số đvât bậc cao: bò = 500g, ngựa=
650g, tinh tinh = 370g, Golila=400g…người VN nam = 1286g, nữ =
1260g) => sự phát triển trí tuệ k tỷ lệ thuận với trọng lượng não
+ Mô tả: Bán cầu đại não người gồm 2 nửa bán cầu :phải, trái nằm trong
hộp sọ. Mỗi nửa bán cầu có cấu trúc tương tự nhau.
+ Cấu tạo: chất xám (do thân nơron tạo nên, nằm bên ngoài bán cầu tạo
thành lớp vỏ bán cầu não, chiều dày từ 1,5 -> 3mm do 100 tỷ nơron tạo
nên và các nơron phân bố không đều trên vỏ bán cầu đại não, vùng nào hđ
mạnh nơron TK tập trung nhiều hơn và ngược lại. Lớp vỏ chất xám bán
cầu đại não gồm 6 lớp tế bào : I -> VI, nơron chủ yếu trong các lớp này là
hình tháp, hình sao, các lớp phân bố không đều nhau giữa các vùng TK.
VD: họa sĩ (lớp IV của thùy chẩm phát triển mạnh)
Nhạc sĩ (lớp IV của thùy thái dương phát triển mạnh)
Theo Brodman, toàn bộ vỏ chất xám được chia thành 52
vùng khác nhau với những chức năng sinh lý khác nhau.
Diện tích chất xám khoảng 1700-2000cm2 => bề mặt não có nhiều nếp
nhăn và khúc cuộn. Não càng nhiều nếp nhăn, Snão càng lớn, trí tuệ càng
cao.
+ Thùy đỉnh (tập trung các TK cảm giác): vị giác(ngọt, mặn, đắng, chua),
xúc giác
+ Thùy thái dương: tập trung các nơron cảm giác của trung khu TK : khứu
giác (thơm, thối, cay, hắc, khét), chức năng ngôn ngữ, Vùng hiểu tiếng
nói, vùng hiểu chữ viết: ptích ta hiểu được tiếng nói, chữ viết.
+ Thùy chẩm: thị giác (hình ảnh, màu sắc: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím)
+ Thùy trán: tập trung các nơron vân động, hình thành các vùng TK vận
động theo ý muốn con người. có 2 vùng vđộng ngôn ngữ (vđ nói “bsi ng
Pháp Broca”, vđ viết
Chất trắng: Do sợi trục và đuôi gai tạo tập trung thành dây TK, dây TK
tập hợp thành bó TK (bao Mielin). Giữa 2 bán cầu não được nối với nhau
bởi các bó dây TK liên hợp (Thể Chai). Giữa các vùng TK trên não nối vs
nhau bằng các bó dây TK, từ 2 nửa bán cầu não có các bó dây TK đi
xuống cơ thể nhưng bắt chéo, các dây TK bán cầu não phải chỉ đi sang
não trái và ngược lại (Nửa bán cầu não phải, người bên trái bị liệt)
Câu 5: Nêu chức năng cảm giác, vận động, ngôn ngữ
- Chức năng cảm giác : thùy đỉnh, thùy thái dương, thùy
chẩm. Có cảm giác khi có tác nhân kích thích.
+ Một bộ phận cho chức năng cảm giác do vỏ bán cầu
đại não điều khiển gồm 3 phần : Các giác quan (5 giác
quan), Các dây TK dẫn truyền (dây TK hướng tâm –
đuôi gai, ly tâm – sợi trục), Các vùng TK TW (cảm giác
cấp I “cảm giác sơ khai ban đầu”, cấp II “qtrình ptich và
tổng hợp cao hơn, cho cảm giác đầy đủ, chính xác”, cấp
III”vùng cảm giác cao cấp, ptch tổng hợp tinh vi”)
+ Chức năng cảm giác thính giác : do thùy thái dương cảm nhận.
Gồm 3 phần : tai, dây dẫn truyền thính giác, vùng TK thính giác vùng
thái dương (vùng thính giác cấp I, cấp II, cấp III)
Khi âm thanh đến tai, quá trình sinh lỹ diễn ra như sau: kích thích tác
động vào tai, theo dây TK thính giác truyền về vùng thính giác cấp I ở
thùy Thái dương, vùng này phân tích sơ khai cho ta nghe được âm
thanh. Khi vùng ptich cấp I ở nửa bán cầu phải bị hỏng, ta điếc tai trái
và ngược lại. Sau đó xung động TK từ vùng thính giác cấp I truyền
sang vùg thính giác cấp II gần đó. Tại đây, vùng này ptich, tổng hợp
cao hơn, cho chúng ta cảm nhận tương đối đầy đủ về âm thanh (cường
độ âm thanh, biên độ, tần số). Sau đó xung động TK được chuyển đến
vùng thính giác cấp III, tại đây có qtrinh ptich cao cấp tinh vi, cho ta
hiểu 1 cách đầy đủ, chính xác về âm thanh, ý nghĩa của âm thanh. Từ
đó hình thành cảm xúc về âm thanh.
-Chức năng vận động: Do vỏ bán cầu đại não ờ Thùy Trán
+ Vận động khôg theo ý muốn: Là vận động của các hệ cơ quan trong
cơ thể (hệ tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp, tiết niệu..)
VD: - Hđộng không theo ý muốn(pxa không điều kiện-bản năng) : quá
trình tiết nước bọt, tiết dịch tiêu hóa, cử động co bóp dạ dày, nhu động
ruột, hđộng tim, hiện tượng co giãn mạch máu… Do các vùng TK
dứơi vỏ não điều khiển (hạch tủy, tủy sống, ão giữa, não trung gian)
- Hđộng theo ý muốn (pxa có dkiện): vđộng có ý thức ta điều
khiển được như đi, chạy, nhảy, hđ thể thao, nghệ thuật, hđộng lao
động…Do hệ cơ xương cảm nhận dưới sự chỉ huy của sự vận động của
Thùy Trán.
- Chức năng ngôn ngữ:
4 vùng: + vùng vđộng ngôn ngữ (vđộng nói, vđộng viết) nằm ở thùy Trán
có cnăng chỉ huy việc nói và viết của con người Nếu vùng này bị tổn
thương thì chức năng nói và viết khó thực hiện.
VD: thuận tay trái -> vùng vận động viết bán cầu đại não phải phát triển.
+ vùng hiểu tiếng nói và hiểu chữ viết, nằm ở thùy thái dương tiếp giáp
thùy chẩm: ptich và (+) ngôn ngữ cho hiểu đc tiếng nói và chữ viết. Nếu
vùng này bị tổn thương, cta nghe được nhưng k hiểu gì, đọc được nhưng k
hiểu gì.
Câu 6: Đặc điểm của phản xạ không điều kiện
- KN: là những phản xạ sinh ra đã có, không cần luyện tập dạy dỗ.
VD: 1 đứa trẻ khi sinh ra đã có ngay hđ bú, mút -> phản xạ không điều
kiện
- Đặc điểm:
+ Có tính bẩm sinh, di truyền: bẩm sinh (sinh ra đã có) di truyền (từ
thế hệ này sang thế hệ khác)
VD: phản xạ tiết nước bọt khi ăn, toát mồ hôi khi trời nóng..
+ Có tính đặc trưng theo loài: mỗi loài có các phản xạ k điều kiện khác
nhau riêng theo loài đó.
VD: chim đẻ trứng, ấp trứng..
+ Bền vững, tồn tại suốt cuộc đời của cá thể
VD: phản xạ co dãn mạch máu khi gặp nóng lạnh, …
+ Phản xạ không điều kiện chỉ hình thành khi tác nhân kích thích tác
động vào trường thụ cảm tương ứng. Do trường thụ cảm ít, nên số
lượng phản xạ không điều kiện ít.
VD: ánh sáng tđ vào mắt -> nheo mắt,…
+ Trung khu thần kinh cảu phản xạ không điều kiện là các vùng dưới
vỏ não: hành tủy(ho, nôn, hắt hơi), tủy sống(trung khu tiểu tiện), não
giữa, não trung gian…
Phân loại:
+ Pxa k điều kiện về dinh dưỡng :tiết nước bọt, tiết dịch tiêu hóa, nhu
động ruột, qtrinh tiêu hóa hấp thụ thức ăn..
+ Pxa k đkien tự vê: là những pxa thích ứng với mtrường sống: toát
mồ hôi tỏa nhiệt, co giãn mạch máu, nôn hắt hơi thải chất độc…
+ Pxa k đk về sinh sản: rụng trứng, động dục..
Tập hợp các pxa k đkiện hình thành các bản năng, t/hiện ra bên
ngoài là hành vi bản năng
- Ý nghĩa:
+ Pxa k đk giúp duy trì sự sống
+ Giúp thích ứng mtrg sốg
+ Giúp duy trì nòi giống
Câu 7: Đặc điểm của pxa có điều kiện
- Khái niệm: Là những pxa do luyện tập, dạy dỗ hình thành.
- Đặc điểm :
+ Có tính cá thể, chỉ những cá thể được luyện tập, dạy dỗ mới được
+ Pxa có đkiện có thể thành lập với bất kỳ kích thích nào.
VD: khi cho chó ăn có thể kích thích p/ứng của chó bằng hình ảnh, âm
thanh, giờ giấc…
+ Pxa có dk phong phú.
+ Có độ bền vững không cao.
Sau khi p/xa có đk hình thành nếu k thường xuyên củng cố sẽ
mất đi
Độ bền vững của pxa có đk phụ thuộc vào cường độ kích thích
(kthich mạnh pxa nhanh và bền vững ( VD: Trong giảng bài nếu
giảng viên tạo ấn tượng mạnh thì sẽ lam SV nhớ lâu hơn)
Phụ thuộc vào tác nhân kích thích : Các pxa có đk tự nhiên(do
môi trường tác động: chửi tục.. ) thì có độ bền vững cao hơn
pxa có đk nhân tạo(do con người dạy dỗ)
Pxa có đh tự nhiên bền vững hơn pxa có
đk nhân tạo.
Độ bền vững của pxa có đk còn phụ thuộc vào trạg thái tâm sinh
lý con người
Sinh lý khỏe khoắn dễ thành lập pxa có điều kiện
VD: Sau 1 giấc ngủ ngon ta dễ tiếp thu bài hơn
Độ bề vững phản xạ có đk phụ tuộc trạng thái của việc phát
triển tư duy.
VD: Ở lứa tuổi mầm non, Nơron phát triển chưa hoàn thiện
thành lập pxa có đk và độ bền vững của pxa có đk thấp
người trưởng thành thành lập hành động có pxa tốt hơn
- Ý nghĩa:
+ Giúp cơ thể duy trì sự sống, các pxa có : nhai, nuốt
+ Giúp cơ thể thích ứng mtrường sống : thích ứng biến đổi khí hậu,
thích ứng đkiện giao thông,
+ Pxa có đk giúp thành lập các thói quen, hành vi tốt trong cs và có thể
áp dụg trong chăn nuôi, y học, giáo dục.
+ Là cơ sở hình thành tư duy trừu tượng của co người nhận thức đc
các sự vật, htg Tgiới, áp dụng các quy luật của TNXH, sáng chế ra các
công cụ phục vụ đs con người.
Câu 8: Cơ chế pxa có đkiện theo quan đểm Pavlov
Trung khu Tk thị giác ---đường lhe TK tạm thời--> Trung khu TK tiết nước bọt
Ánh đèn mắt
Lưỡi thức ăn
nước bọt
- Bật đèn 2s cho chó ăn chó tiết nước bọt, lặp lại nhiều lần hình
thành pxa có đk => Bật đèn k cho chó ăn vẫn tiết nước bọt.
Cơ chế: Bật đèn, ánh sáng mắt, xung động TK theo dây TK thị giác
trung khi thị giác trên vỏ não vùng này hưng phấn, lan tỏa sang
vùng xquanh.
Cho chó ăn, thức ăn lưỡi, xung động TK theo dây TK vị
giác trung khu tiết nước bọt trên vỏ não vùg này hưng phấn lan
tỏa sang vùng xquanh.
Hưng phấn Tkhu tiết nước bọt > hưng phấn TKTK thị giác.
Qtrình sinh lý xảy ra, TKTK tiết nước bọt hấp dẫn TKTK thị giác về
phía nó. Lặp lại nhiều lần hình thành đường Liên hệ TK tạm thời
bật đèn , không cho chó ăn, chó vẫn tiết nước bọt.
Quan điểm của Pavlov là hình thành pxa có đkiện, là hình thành
đường liên hệ TK tạm thời giữa các vùg TK trên vỏ não
Hưng phấn của đường liên hệ TK tạm thời truyền theo 1 chiều nhất
định, k có chiều ngược lại
Đường lhệ TK tạm thời là đường lhệ giữa chức năng TK k phải hình
thành dây TK mới, nó có thể mất đi nếu pxa k được củng cố thường
xuyên
Câu 9: Điều kiện hình thành phản xạ có đkiện
Cần 4 điều kiện :
- Dựa trên pxa k đkiện hoặc pxa có đkiện có trước
+ Sở dĩ như vậy vì sự hình thành pxa có đkiện là hinh thành đường liên hệ
TK tạm thời trên vỏ não. Vì vậy, phải có ít nhất 2 trung khu TK hưng phấn.
+ Trong giáo dục, để hình thành các pxa có đkiệ, ngta cũng dựa vào các pxa
có trước. Vì vậy cần phải giáo dục từ thâp đến cao, cụ thể đến trừu tượng,
đơn giản đến phức tạp
VD: để thành lập thói quen, nề nếp tốt cho con cần phải bắt đầu từ khi còn
bé.
- Tác nhân kích thích vô quan và tác động trước.
+ Kích thích vô quan là các kích thích không ảnh hưởng tới đời sống và sức
khỏe của cơ thể. Kích thích đó phải tác động trước
VD: Trong thí nghiệp Pavlov, khi bật đèn và cho chó ăn, tác nhân ánh đèn là
tác nhân kích thích vô quan (không ảnh hưởng đến sức khỏe của con chó) và
phải tác động trước kích thích cho chó ăn mới hình thành nên phản xạ .
- Lặp lại nhiều lần mới thành lập được đường liên hệ TK tạm thời trên vỏ não
VD: Chó Pavlov
- Não bộ tỉnh táo và hoạt động sinh lý bình thường
+ Khi não bộ bị dị tật, thiếu Oxi, khi ngủ…não bộ không tiếp nhận và xử lý
thông tin nên không hthành phản xạ có đkiện. Vì vậy, để hình thành phản xạ
có đkiện thì não bộ phải tỉnh táo và hoạt động sly bình thường.
Câu 10: Trình bày ức chế ngoài
- Khái niệm: ức chế xhiện mà tác nhân ức chê nằm ngoài phản xạ
- Phân loại: UC ngoại lai, UC vượt hạn
+ UC ngoại lai:
• UC ngoại lai xuất hiện : nguyên nhân là kích thích nằm ngoài cung
phản xạ tạo nên.
VD: 1 đứa trẻ đang hát có 1 người mang đồ chơi đến, đứa dừng hát,
phản xạ hát bị ức chế -> UC ngoại lai
• Đặc điểm:
Mang tính bẩm sinh và có ở các cá thể
UC chỉ xuất hiện khi kích thích ngoại lai tác động vào lúc phản xạ
đang diễn ra.
Nguyên nhân: Khi có 1 kích thích mới tác động vào cơ thể, thì 1
vùng TK mới hưng phấn, hưng phấn này làm cho vùng TK đang
hưng phấn trước đó bị ức chế và làm tắt phản xạ.
Sự xuất hiện UC ngoại lai phụ thuộc vào độ bền vững của phản
xạ. Pxa bền vững thì khó xhiện UC ngoại lai và ngược lại
VD: Ôn thi kỹ, vào thi k hồi hộp và làm được bài
UC ngoại lái dễ xuât hiện với kích thích mới và lạ. Khi kích thích
k mới và lạ nữa thì khó hình thành UC ngoại lai.
VD: trong thi đấu thể thao, ngta thường cho vđviên đến làm
quen với sân bãi, làm giảm tính mới và lạ. Từ đó tăng khả năng thi
đấu
UC ngoại lai xảy ra với cả pxa có và k điều kiện
VD: Đứa trẻ khóc, có đồ chơi kích thích -> ngừng khóc
Đang chơi có người gọi thì ngừng chơi
•
Ý nghĩa:
Đây là cơ sở sinh lý của quá trình thay đổi sự chú ý của con
người. Nhờ đó chúng ta có phản ứng, thích ứng với môi trường sống
Được ứng dụng trong hoạt động giáo dục và các hoạt động khác
của con người: Để tăng hiệu quả công việc, ngừoi ta hạn chế tối đa
các kích thích ngoại lai từ môi trường.
+ UC vượt hạn:
•
Khái niệm: Là loại ức chế chỉ xuất hiện khi kích thích có
cường độ quá lớn, tần số cao, tgian dài gây nên.
VD: Tgian học quá lâu => k muốn học
•
Đặc điểm:
Mang tính bẩm sinh và có ở các cá thể
Nguyên nhân : Nơron TK có giới hạn chịu đựng nhất định, do đó
nếu kích thích vượt ngưỡng về cường độ, tần số, tgian thì UC sẽ
xuất hiện bảo vệ nơron
UC vượt hạn phụ thuộc vào sự phát triển của nơron
và hệ TK
VD: Ngưỡng chịu đựng của trẻ em nhỏ hơn người lớn
UC vượt hạn có cả pxa k và có đkiện
VD: Trẻ em khóc, nổ lớn -> dừng khóc
Đang chơi nổi lớn -> dừng chơi
•
Ý nghĩa:
Đây la cơ sở sinh lý để bảo vệ nơron của hệ TK, tránh xa tác
nhân kích thích bất lợi từ môi trường.
Được ứng dụng trong GDục và 1 số hđộng khác của con người :
tránh xa các kích thích có cường độ quá cao, tần số lớn, tgian
dài, tăng hqua công viện
Câu 11: Đặc điểm UC trong
- Khái niệm : UC trong là UC được xuất hiện mà tác hân UC nằm trong cung
pxa có đkiện.
- Phân loại:
+ UC tắt :
• Khi pxa có đkiện được hình thành mà không được củng cố thì theo thời
gian sẽ mất dần và cuối cùng bị tắt
• Đặc điểm:
UC tắt mang tính cá thể : có ở cá thể này và k có ở cá thể #
Nguyên nhân: sở dĩ xuất hiện UC tắt vì pxa không thường xuyên
được củng cố làm đường liên hệ TK tạm thời mờ dần.
UC tắt phụ thuộc vào độ bền vững của pxa. Pxa càng bền vững
thì UC tắt k xảy ra.
Phụ thuộc vào tần số củng cố phản xạ, phản xạ được củng cố
thường xuyên thì k bị tắt
• Ý nghĩa:
Nhờ UC tắt mà các pxa có đkiện k có ý nghĩa với con ngừoi
được xóa bỏ. Não bộ thành lập các pxa có đkiện mới thích ứng
với môi trường sống
Được áp dụng trong GD và các hđộng # : muốn giữ được các
thói quen tốt thì thường xuyên củng cố và luyện tập
Là cơ sở Slý TK để dập tắt những tình cảm tiêu cực như đau
khổ, căm thù…
+ UC chậm:
• Khái niệm: Là UC được xuất hiện do tgian giữa kích thích có đkiện và
kích thích k điều kiện bị kéo dài.
• Đặc điểm:
UC chậm phụ thuộc vào cường độ kích thích, kích thích càng
mạnh càng khó trì hoãn hơn và ngược lại
Phụ thuộc vào sự phát triển của nơron và hệ TK
VD: Với trẻ em : UC chậm khó xảy ra hơn người lớn
Sự thể hiện UC chậm phụ thuộc vào loại hình TK, với những
người hưng phấn mạnh hơn UC thì UC chậm khó xảy ra, người ta
thường phản ứng tức thời với kích thích tác động còn với những
người hưng phấn = UC thì UC chậm dễ xảy ra, người ta thường
thận trọng, bình tĩnh hơn.
+ UC phân biệt
•
Khái niệm: UC pbiệt là loại UC xuất hiện do các kích thích cùng loại
với các tác nhân kích thích có đkiện, giúp cơ thể phân biệt các kích
thích gần giống nhau.
•
Đặc điểm:
Phụ thuộc vào sự phát triển của hệ TK. Ở trẻ em, UC phân biệt
khó xhiện hơn.
VD: Khó pbiẹt quả cam , quyts
Phụ thuộc vào sự rèn luyện của hệ TK
VD: Ca sĩ pbiệt cao độ nốt nhạc tốt hơn người bthg
• Ý nghĩa
Chúng ta nhận thức được 1 cách chính xác sự vật, hiện tượng để
có hành vi đúng và thích nghi với môi trường sống
VD: Giông báo hiệu trời sắp mưa. Giông đằng đông vừa trông
vừa chạy, giông đằng nam vừa làm vừa chơi
Là cơ sở sinh lý của quá trình ptích, so sánh các svat hiện tượng
để có khả năng nhận thức chính xác TG xung quanh.
+ UC có điều kiện
•
Khái niệm: là trường hợp đặc biệt của UC phân biệt
•
Ý nghĩa: Giúp con ngừoi pbiệt được các sự vật giống
nhau
Câu 12:
Câu 13: Quy luật lan tỏa, tập trung của hưng phấn và ức chế
- Khí 1 vùng TK trên vỏ não hưng phấn, hoặc UC nó có xu hướng lan tỏa
sang các vùng xung quanh, sau 1 thời gian sẽ tập trung lại nơi phát snh.
VD: 1 đứa trẻ ghe hát ru -> UC xuất hiện và lan tỏa ra các vùng xquanh ->
UC toàn bộ hệ TK trên vỏ não -> Ngủ
- Đặc điểm
+ Sự lan tỏa của hưng phấn, UC phu thuộc vào cường độ hưng phấn, UC
cường độ mạnh lan tỏa nhanh và ngược lại
+ Sự lan tỏa của hưng phấn, UC phụ thuộc vào hệ TK. Trẻ em có sự lan tỏa
và hưng phấn mạnh hơn người lớn.
+ Phụ thuộc vào kiểu hình hệ TK
+ Sự lan tỏa của hưgn phấn và UC không chỉ ở các vùng TK trên vỏ não mà
còn lan tỏa xuống các vùng TK dứoi vỏ não như ở não giữa, hành thủy.
- Ý nghĩa:
+ Là cơ sở quá trình hthành đường liên hệ TK tạm thời trên vỏ não
+ Nhờ sự lan tỏa, hưng phấn mà não bộ điều khiển, phối hợp hoạt động của
các cơ quan trong cơ thể, giúp cơ thể thích ứng moi trường sống.
+ Phối hợp hoạt động với các cơ quan trong cơ thể
+ Nhờ có sự lan tỏa hưng phấn mà con người có sự liên tưởng các sự việc
với nhau. Đây là quá trình liên tưởng trong Tlý
+ Nhờ sự tập trung của hưng phấn mà chúng ta có chú ý
+ Sự lan tỏa, tập trung của UC mà chúng ta có giấc ngủ , bị ngất đi.
+ Nhờ quá trình tập trung của UC mà chúng ta có quá trình chuyển từ ngủ
sang thức.
Câu 14: Quy luật cảm ứng qua lại
- Khái niệm: 1 quá trình TK xuất hiện trên vỏ não sẽ hình thành quá trình TK
đối lập xung quanh nó hoặc nối tiếp nó => là hiện tượng cảm ứng qua lại
- Phân loại(4 loại):
+ Cảm ứng đồng thời (cảm ứng không gian)
Cảm ứng âm tính đồng thời: Khi 1 vùng TK xuất hiện trạng thái hưng
phấn thì sẽ gây ra các vùng xung quanh nó trạng thái UC.
VD: Khi tập trung cao độ làm việc thì không nhận biết được những
việc đang xảy ra xung quanh.
Cảm ứng dương tính đồng thời: Khi 1 vùng TK ở trạng thái UC mạnh
thì sẽ gây ra các vùng xung quanh nó trạng thái hưng phấn.
VD: Khi trẻ em đang chơi mà bị cấm chơi, xuất hiện UC dẫn đến các
vùng xung quanh nó hưng phấn. Hình thành hành vi la hét, đập phá
của trẻ.
+ Cảm ứng nối tiếp:
Cảm ứng âm tính nối tiếp: Khi 1 vùng TK ở trạng thái hưng phấn, thì
sớm hay muộn sẽ trở về trạng thái UC.
VD: Khi chơi 1 trò chơi nào đó, lúc đầu hao hứng, lúc sau chán
Cảm ứng dương tính nối tiếp: Khi 1 vùng TK ở trạng thái UC, sớm
hay muộn cũng về trạng thái hưng phấn
VD: 1 con chó bị nhốt trong lồng lâu ngày (vùng vận động bị UC)
nếu được thả ra, nó sẽ chạy nhảy rất mạnh.
- Đặc điểm :
+ Hiện tượng cảm ứng trong não bộ phụ thuộc vào cường độ cảm ứng,
Cường độ càng mạnh càng dễ xảy ra cảm ứng.
+ Hiện tượng cảm ứng phụ thuộc vào sự phát triển của nơron và hệ TK. Ở
trẻ em khó xảy ra cảm ứng hơn người lớn.
- Ý nghĩa:
+ Là cơ sở sinh lý của sự tập trung chú ý của con ngừoi
+ Nhờ quá trình cảm ứng mà hạn chế sự lan tỏa của hưng phấn và UC, giúp
tiết kiệm năng lượng và vật chất của hệ TK bảo vệ hệ TK.
+ Nhờ hiện tương cảm ứng mà các quá trình TK tương tác lẫn nhau, làm
tăng hoặc giảm lẫn nhau.
Câu 15: Tính hệ thống trong hoạt động thần kinh cấp cao
- Nội dung:
+ Con người chịu nhiều kích thích khác nhau, não bộ không trả lời nhiều
kích thích riêng lẻ, các kích thích này được não bộ phân tích và tổng hợp
thành từng nhóm, từng bộ kích thích và trả lời dưới dạng chuỗi phản xạ có
điều kiện.
VD: Tỉnh dậy buổi sáng ta có 1 loạt phản xạ có điều kiện do nhiều kích
thích to nên. Chuỗi phản xạ được thực hiện :nghe chuông tỉnh dậy, tập TD,
rửa mặt, đánh răng…
+ Trong điều kiện môi trường sống không đổi, khi trả lời từng nhóm kích
thích đã hình thành nên định hình. Định hình là hệ thống phản xạ có điều
kiện được diễn ra theo hệ thống nhất định, tồn tại trong thời gian lâu dài.
Chỉ cần 1 kích thích xuất hiện thì chuỗi phản xạ xảy ra theo dây chuyền.
VD: Người thợ săn có định hình như : khi thấy con mồi (kích thích) sẽ
giương súng , tì vai, áp má, nín thở, bóp cò..
+ Trong điều kiện môi trường sống thay đổi, định hình có thể thay đổi 1 số
khâu. Sự thay đổi định hình này được gọi là định hình động lực.
VD: Người thợ săn tùy từng địa hình khác nhau sẽ có tư thế ngắm bắn khác
nhau.
- Ý nghĩa:
+ Nhờ hoạt động theo hệ thống của não bộ, trả lời theo từng nhóm, từng bộ
kích thích dứoi dạng chuỗi phản xạ có điều kiện giúp con người hoạt động
dễ dàng hơn
+ Là cơ sở sinh lý hình thành những thói quen, nề nếp, kỹ xảo trong cuộc
sống thích ứng môi trường sống.
Câu 16: Định hình động lực là gì?
+ Trong điều kiện môi trường sống không đổi, khi trả lời từng nhóm kích
thích đã hình thành nên định hình. Định hình là hệ thống phản xạ có điều
kiện được diễn ra theo hệ thống nhất định, tồn tại trong thời gian lâu dài.
Chỉ cần 1 kích thích xuất hiện thì chuỗi phản xạ xảy ra theo dây chuyền.
VD: Người thợ săn có định hình như : khi thấy con mồi (kích thích) sẽ
giương súng , tì vai, áp má, nín thở, bóp cò..
+ Trong điều kiện môi trường sống thay đổi, định hình có thể thay đổi 1 số
khâu. Sự thay đổi định hình này được gọi là định hình động lực.
VD: Người thợ săn tùy từng địa hình khác nhau sẽ có tư thế ngắm bắn khác
nhau.
- Ý nghĩa:
+ Nhờ hoạt động theo hệ thống của não bộ, trả lời theo từng nhóm, từng bộ
kích thích dứoi dạng chuỗi phản xạ có điều kiện giúp con người hoạt động
dễ dàng hơn
+ Là cơ sở sinh lý hình thành những thói quen, nề nếp, kỹ xảo trong cuộc
sống thích ứng môi trường sống.
Câu 17: Trình bày khái niệm tín hiệu
- Là các kích thích của môi trường khi tác động lên cơ thể người, nó báo
trước 1 sự vật hiện tượng nào đó sắp xảy ra.
VD: Khi cơ thể bị sốt, nhiệt độ cơ thể tăng là tín hiệu báo mắc bệnh
Câu 18: Hệ thống tín hiệu thứ nhât và hệ thống tín hiệu thứ hai
Vai trò sinh lý?
- Hệ thống tín hiệu: Là các kích thích từ môi trường khi tác động lên cơ
thể người, nó báo trước 1 sự vật, hiện tượng nào đó sắp xảy ra
VD: Khi nhiệt độ cơ thể tăng cao => tín hiệu mắc bệnh
Đi trên đường nhìn thấy đèn đỏ => tín hiệu báo dừng lại
Hệ thống tín hiệu thứ nhất:
+ Gồm :
• Các svat, htượng cụ thể của môi trường tự nhiên
Các kích thích thuộc tác nhân vật lý (nhiệt độ, as, âm thanh,
tdung dòng điện..)
Các tác nhân hóa học (hợp chất vô cơ, hữu cơ)
Các tác nhân sinh học (đvật, thực vật, vi sinh vật)
Các hiện tượng tự nhiên (mưa, mây, gió, sấm…)
• Các vật dụng, công cụ con ngừoi sáng tạo nên (nhà cửa, đèn báo
hiệu..)
+ Tạo ra những gì
• Tác động lên con người, đvât tạo nên phản xạ kđk và có đk
• Khi hệ thống tín hiệu thứ nhất dứoi dạng kích thích tac động lên cơ
thể thông qua giác quan truyền về hệ TK hình thành kích thích dứoi
dạng pxa kđk
VD: Con đỉa bị tác nhân kích thích pxa co người lại
Thời tiết nóng => thân nhiệt tăng cao => báo hiệu nhiệt cơ thể
tăng lên có thể mắc bệnh => thoát nhiệt
• Khi hệ thống tín hiệu thứ nhất dưới dạng kích thích tác động lên cơ
thể người hình thành đường liên hệ TK tạm thời trên vỏ não, xuất
hiện phản xạ có đkiện
VD: Nuôi đỉa trong 1 hộp, có vòng bao điện khi bật đèn => sau bật đèn
không cần cho dòng điện => đỉa co người lại
Bật đèn -> cho chó ăn -> chó tiết nước bọt => as đèn, thức ăn là hệ
thống tín hiệu thứ nhất.
- Vai trò:
+ Hệ thống tín hiệu thứ nhất hình thành tư duy cụ thể của người và
động vật. Đối với đvat bậc cao, đây là kênh thông tin duy nhất để đvât
nhận biết mtrường xquanh và hình thành tư duy cụ thể(tư duy bằng vật
cụ thể) để thích ứng với môi trường sống.
VD: Người ta dạy con khỉ 1 pxa có đkiện lấy sách trên giá sách, sau
đó ngta lấy tờ giấy đóng lại thành tập có kích thước, màu sắc giống
ban đầu đặt lên giá, con khỉ đã lấy tập giấy đó vì chúng nhầm tưởng
rằng đó là 1 cuốn sách tư duy con khỉ chỉ nhận biết qua màu sắc,
kích thước (tư duy cụ thể bằng hình ảnh) mà kbiết ndung bên trong.
VD: Trong 1 khu rừng có nhiều loài đvật sinh sống, có nhiều loại
đvật khi thấy gió, sấm chớp chúng nhận biết trời sắp mưa và đi tránh
mưa.
+ Nhờ hệ thống tín hiệu thứ 1 ta nhận biết được các sự vật xung quanh
mình, là cơ sở tạo thành tư duy trực quan ở người, giúp cơ thể thích ứng môi
trường sống
VD: Trẻ mẫu giáo, ngôn ngữ chưa phát triển vậy nên chỉ tư duy trực quan
Khi thấy sấm chớp biết trời mưa.
Hệ thống tín hiệu thứ hai gồm
- Theo Pavlov : hệ thống tín hiệu thứ 2 gồm tiếng nói, chữ viết và các đường
liên hệ TK tạm thời trên vỏ não do ngôn ngữ gây nên.
Câu 19: Các loại hình TK cấp cao ở người
1. Theo Pavlov: Dựa trên 3 tiêu chí (cường độ hưng phấn và UC, sự
cân bằng giữa hưng phấn và UC, sự linh hoạt của hưng phấn và
UC) chia ra 4 loại hình TK
- Hệ thần kinh mạnh – cân bằng – linh hoạt: Cường độ hưng phấn, UC đều
mạnh. 2 quá trình này cân bằng nhau, Quá trình chuyển giữa hưng phấn và
UC dễ dàng.
Biểu hiện : dễ ngủ, dễ tỉnh dậy, tỉnh thì tỉnh táo ngay, thông minh, dễ thành
lập phản xạ có điều kiện, tiếp thu nhanh, tính vui vẻ, nhiệt tình, dễ thích ứng
với môi trường sống… Là kiểu hình lý tưởng
- Hệ thần kinh mạnh – cân bằng – không linh hoạt: Cường độ hưng phấn, UC
mạnh, hưng phấn và UC khá cân bằng nhau. Nhưng quá trình chuyển từ
hưng phấn đến UC diễn ra khó khăn.
Biểu hiện: khó ngủ, khó tỉnh dậy, không tỉnh táo được ngay, thông minh
nhưng phản ứng chậm, có tính bảo thủ cao, rất kho thay đổi định hình thói
quen trong cuộc sống, kho thích nghi mtrường sống.
- Hệ thần kinh mạnh- cân bằng : Cường độ hưng phấn UC mạnh nhưng
không cân bằng nhau.
Biểu hiện: thông minh, tiếp thu nhanh, hiểu dộng, tính kiên trì kém
- Hệ thần kinh yếu : Cường độ, độ cân bằng, sự linh hoạt đều yếu
Biểu hiện: hoạt động TK chóng mỏi mệt, dễ kiệt sức, dễ bị UC ngoài , ủ rũ,
yếu đuối, không dám đối mặt với khó khăn.
Kết luận:
Câu 20: Khái niệm cảm xúc, trí nhớ
+ Cảm xúc là trạng thái chủ quan của con ngừoi đối với các kích thích từ môi
trường, là sự phản ánh vào não những rung động hiện thực
VD: Trong csống có những kích thích từ môi trường tác động vào cơ thể
chúng ta, gây ra các trạng thái như : vui mừng, thích thú, đau khổ, giận dữ
Những trạng thái đó đgl cảm xúc.
+ Trí nhớ là quá trình lưu trữ thông tin và tái hiện thông tin trong não
VD: Khi học 1 môn học thì kiến thức được lưu trữ trong não và khi cần ta
tái hiện lại.
Câu 21: Cơ chế sinh lý thần kinh của cảm xúc và trí nhớ dài hạn
Cảm xúc
- Cảm xúc là những quá trình TK trong hoạt động TK của não bộ
+ Khi kích thích từ môi trường tác động vào cơ thể người qua các giác quan
truyền về não bộ. Bằng quá trình hưng phấn và UC, não bộ tiến hành phân
tích và tổng hợp hình ảnh mang lại trong não hình thành nên cảm xúc
VD: Khi gặp 1 e bé khó khăn, hình ảnh tác động vào não, hoạt động TK của
não hình thành nên cảm xúc.
+ Bằng thực nghiệm,, ngừoi ta xác định được các thùy của vỏ não và các
vùng TK dứoi vỏ não là trung khi hình thành nên cảm xúc.
VD: Khi người ta kích thích 1 vùng thùy thái dương sẽ hình thành cảm xúc
khiếp sợ
Trí nhớ dài hạn
- Là loại trí nhớ được lưu trữ trong thời gian dài trong não tính bằng tháng,
năm, cả đời.
VD: Bài hát quốc ca được ngừoi dân nhớ cả đời
- Đăc điểm:
+ Thông tin lưu trữ trong não trong thời gian dài
+ Là thông tin lưu trữ trong não với số lượng lớn
+ Trong quá trình lưu trữ, cần sự tập trung chú ý
- Cơ sở sinh lý TK
+ Theo Pavlov, ngừoi cũng như động vật bậc cao. Để nhớ được bài học, lưu
trữ thông tin, quá trình này gắn liền với đường liên hệ TK tạm thời. Thời
gian tồn tại của đường liên hệ TK tạm thời cũng là thời gian tồn tại thông tin
trên não. Vì vậy để thông tin được lưu trữ, chúng ta phải thường xuyên củng
cố lại thông tin.
+ Theo cơ sở phân tử của trí nhớ dài hạn