Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Pháp luật về chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật ở việt nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.41 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

ĐỖ QUỐC BẢO

PHÁP LUẬT VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO
NGƢỜI KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

ĐỖ QUỐC BẢO

PHÁP LUẬT VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO
NGƢỜI KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành : Luật kinh tế
Mã số

: 60 38 01 07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Thúy Nga

Hà nội – 2016


[


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các
số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung
thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo
vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

ĐỖ QUỐC BẢO


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
2. Tình hình nghiên cứu
3. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
4.2. Phạm vi nghiên cứu
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận

5.2 Phương pháp nghiên cứu
6. Kết cầu của luận văn
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE
CHO NGƢỜI KHUYẾT TẬT
1.1. Sự cần thiết phải chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm người khuyết tật
1.1.2. Phân loại khuyết tật
1.1.3. Ý nghĩa chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật
1.2. Pháp luật về chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật
1.2.1. Khái niệm pháp luật về chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật
1.2.2. Nguyên tắc pháp luật về chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật
1.2.3. Nội dung pháp luật về chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật
1.2.4. Vai trò của pháp luật về chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật
1.3. Kinh nghiệm một số nước về chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật và gợi
mở cho Việt Nam
1.3.1. Nhật Bản
1.3.2. Trung Quốc
1.3.3. Hoa Kỳ
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE
CHO NGƢỜI KHUYẾT TẬT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH Ở VIỆT NAM
2.1. Thực trạng quy định pháp luật về chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật
2.1.1. Thực trạng quy định pháp luật
2.1.2. Những hạn chế trong quy định pháp luật về chăm sóc sức khỏe cho người
khuyết tật
2.1.3. Thương binh và các chính sách về thương binh
2.2. Thực trạng thực thi pháp luật về chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật
2.2.1. Chăm sóc sức khỏe ban đầu
2.2.2. Khám bệnh, chữa bệnh


1
2
4
4
8
10
10
11
11
11
11
11
11
11
12
13
13
13
18
20
23
23
25
28
37
39
39
40
42
43

45
45
45
48
51
53
53
58


2.2.3. Chỉnh hình, phục hồi chức năng
2.2.4. Xử lý vi phạm trong chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN
THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP
LUẬT VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO NGƢỜI KHUYẾT TẬT Ở VIỆT
NAM
3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về chăm sóc sức khỏe cho người khuyết
tật ở Việt Nam
3.1.1. Thể chế hóa các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về chăm sóc
sức khỏe cho người khuyết tật
3.1.2. Bảo đảm pháp luật về chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật phù hợp với
công ước quốc tế về người khuyết tật mà Việt Nam tham gia ký
3.1.3. Đẩy mạnh và nâng cao việc chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật bằng
biện pháp ngoài y tế
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về chăm sóc sức khỏe cho
người khuyết tật tại Việt Nam
3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật
3.2.2. Nâng cao nhận thức về khuyết tật và người khuyết tật
3.2.3. Xã hội hóa hoạt động chăm sóc sức khỏe cho ngươi khuyết tật

3.2.4. Tạo điều kiện nhân lực, vật lực cho hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người
khuyết tật
3.3. Một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện
pháp luật về chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

61
64
67
69

69
69
71
72
73
73
75
79
80
84
86
88
89


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Sức khỏe là vốn quý nhất của con người và toàn xã hội, bởi vậy mà vấn đề làm thế
nào để có một sức khỏe tốt, không có bệnh tật, đảm bảo sống lâu, sống khỏe, sống có ích
cho xã hội là mong muốn của tất cả mọi người. Vì thế mà nhu cầu chăm sóc sức khỏe là
nhu cầu quan trọng và tất yếu của con người, điều đó càng cần được quan tâm với đối
người khuyết tật. Do người khuyết tật là những người có những khiếm khuyết về mặt thể
chất hoặc tinh thần nên những khiếm khuyết này gây ra suy giảm đáng kể và lâu dài đến
khả năng thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày khiến họ gặp nhiều khó khăn hơn
trong việc chăm sóc cho bản thân mình so với người bình thường. Cần phải tạo điều kiện
để họ vượt qua những khó khăn về tật hay bệnh mới có thể giúp họ hướng tới những cơ
hội khác một cách lâu dài. Chính vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật là
vấn đề cần được quan tâm trong xã hội ngày nay.
Chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật mang một truyền thống nhân đạo to
lớn.Người khuyết tật luôn nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Cương lĩnh
xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (tháng 6 năm 1991) đã khẳng định
“Chính sách xã hội bảo đảm và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của
mọi thành viên trong xã hội về ăn, ở, đi lại, học tập, nghỉ ngơi, chữa bệnh… Chăm lo đời
sống những người già cả, neo đơn, tàn tật, mất sức lao động và mồ côi”. Nghị quyết Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ VI chỉ rõ “Từng bước xây dựng chính sách bảo trợ xã hội đối
với toàn dân theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, mở rộng và phát triển
sự nghiệp bảo trợ xã hội, tạo lập nhiều hệ thống và hình thức bảo trợ xã hội cho những
người gặp khó khăn. Nghiên cứu bổ sung chính sách, chế độ bảo trợ xã hội phù hợp với
quá trình đổi mới và cơ chế quản lý kinh tế, quản lý xã hội”.
Hiến pháp các năm 1946, 1959, 1992 đều khẳng định người khuyết tật là công
dân, được hưởng đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ công dân, được chung hưởng thành quả xã
hội. Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001) khẳng định “Nhà nước và xã hội tạo điều
kiện cho trẻ em khuyết tật được học văn hóa và học nghề phù hợp (Điều 59), “Người già,
người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa được Nhà nước và xã hội giúp đỡ” (Điều


67). Hiến pháp 2013 quy định “Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng

phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội, có chính sách trợ giúp người cao tuổi,
người khuyết tật, người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn khác” (Điều 59), “Nhà
nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và
vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên sử dụng, phát triển nhân tài;
tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học văn hoá và học nghề” (Điều
61).
Thể chế hóa các quan điểm của Đảng, quy định của Hiến pháp, nhiều văn bản
pháp luật đã được ban hành đặc biệt là Luật Người khuyết tật được Quốc hội thông qua
năm 2010 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2011, bao gồm 10 chương, 53 điều
trong đó có chương III với nội dung “Chăm sóc sức khỏe” đã tạo hành lang pháp lý đối
với vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật bảo đảm quyền lợi của người khuyết
tật về chăm sóc sức khỏe.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Luật Người khuyết tật nói chung và pháp luật
về chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật nói riêng nảy sinh nhiều bất cập. Hệ thống
văn bản pháp luật thiếu thống nhất. Có nhiều nội dung văn bản pháp luật quy định nhưng
không thực hiện được. Ví dụ, vấn đề quy định ưu đãi đối với các doanh nghiệp sử dụng
từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật được hưởng ưu đãi (Điều 3 thông tư
26/2012 TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2012 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội),
thực chất nhiều năm qua không có doanh nghiệp nào đạt được con số này. Hay việc tiếp
cận kỹ thuật tin học, phương tiện, công trình giao thông, công trình kiến trúc có lẽ còn lâu
mới đạt được lộ trình mà Luật Người khuyết tật năm 2010 đề ra tại Điều 40.
Để Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Công ước về quyền của người
khuyết tật, Quốc hội khoá XIII đã phê chuẩn Công ước tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2014).
Từ góc độ pháp lý, có thể nhận thấy được một số công việc quan trọng đã và đang đặt ra
với những thuận lợi, khó khăn, thách thức nhất định, từ đó cũng gợi mở việc tìm kiếm
hướng giải quyết phù hợp. Đặc biệt là công tác rà soát, chỉ rõ những điểm còn chưa thống
nhất giữa quan điểm, đường lối, chính sách chung của Đảng, Nhà nước về người khuyết
tật với các quy định cụ thể của pháp luật về người khuyết tật; chỉ rõ những điểm chưa



thống nhất giữa các lĩnh vực pháp luật chuyên ngành với Luật Người khuyết tật, làm cơ
sở cho việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về người khuyết tật. Theo nghiên cứu,
có thể thấy các quy định và tinh thần chung của Công ước hoàn toàn phù hợp với các
nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam trong việc chăm sóc, bảo vệ người khuyết tật.
Một số quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam thể hiện sự quan tâm, trợ giúp người
khuyết tật cao hơn so với quy định của Công ước. Tuy vậy, một số nguyên tắc và quy
định nêu trong Công ước lại chưa được khẳng định đầy đủ trong hệ thống pháp luật Việt
Nam trên quan điểm tiếp cận toàn diện các quyền con người của người khuyết tật như:
quyền bình đẳng, tiếp cận tư pháp, tiếp cận đời sống chính trị, cộng đồng, văn hoá, giải
trí... Công ước có những quy định cao hơn pháp luật Việt Nam, đặc biệt là về quyền giáo
dục, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, giải trí, tiếp cận tư pháp, tham gia các hoạt
động chính trị và cộng đồng. Vì vậy, khi đã phê chuẩn Công ước, trách nhiệm của Việt
Nam là cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng bảo đảm, bảo vệ đầy đủ,
toàn diện, thống nhất các quyền của người khuyết tật theo quy định của Công ước.
Qua đó cũng có thể đánh giá được những thuận lợi và khó khăn cần phải giải
quyết trong việc thực thi nghĩa vụ thành viên công ước. Thuận lợi lớn nhất là dân tộc Việt
Nam vốn có truyền thống nhân ái, thương yêu đùm bọc, trợ giúp, nâng đỡ người khuyết
tật. Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm chăm lo phát triển các quyền con người nói
chung, trong đó có quyền của người khuyết tật. Hiến pháp mới đặt cơ sở chính trị - pháp
lý vững chắc cho sự nghiệp bảo đảm và phát triển các quyền con người, quyền công dân,
trong đó có các quyền của người khuyết tật. Với tư cách là thành viên Liên Hợp Quốc,
thành viên Hội đồng nhân quyền thế giới, Việt Nam cam kết mạnh mẽ việc bảo đảm thực
thi các quyền con người, quyền của người khuyết tật. Công tác chăm sóc, hỗ trợ người
khuyết tật vươn lên hoà nhập cuộc sống cộng đồng trong thời gian qua ở Việt Nam đã thu
được nhiều kết quả khả quan, cuộc sống của nhiều người khuyết tật đã được cải thiện…
Tất cả những yếu tố đó tạo thành điều kiện thuận lợi căn bản cho việc phê chuẩn và triển
khai thực thi nghĩa vụ của quốc gia thành viên Công ước. Nhưng bên cạnh những thuận
lợi cơ bản nêu trên, chúng ta cũng phải đối mặt với không ít khó khăn. Trước hết, đó là
nhận thức chung của người khuyết tật, của xã hội về quyền con người nói chung, về vấn



đề khuyết tật và quyền của người khuyết tật (quan điểm tư duy dựa trên quyền con người)
vẫn còn là vấn đề khá mới mẻ, phần đông người Việt Nam chưa quen với quan điểm tiếp
cận này, thậm chí cả chính người khuyết tật cũng chưa thật sự hiểu biết, nắm bắt và tự ý
thức được các quyền của mình. Tiếp đến, kiểu tư duy bao cấp vẫn còn dai dẳng, nhiều
người vẫn quan niệm mọi gánh nặng, các nguồn lực đổ dồn hết lên vai ngân sách Nhà
nước mà chưa thấy được tiềm năng to lớn ở ngay chính xã hội. Cũng từ đó, nhà thiết kế
chính sách pháp luật dễ từ chối việc bảo đảm quyền cho người khuyết tật theo tinh thần
Công ước. Trong khi thực sự thì quyền là giá trị chung, không phụ thuộc vào việc công
nhận hay không công nhận nhưng việc thực thi bảo đảm quyền bằng pháp luật quốc gia
lại có ý nghĩa thực tế vô cùng quan trọng, nếu không thì quyền của người khuyết tật
không thể được hiện thực hoá.
Nước ta là một thành viên tham gia vào công ước Liên Hợp Quốc về quyền của
người khuyết tật, việc hoàn thiện thể chế pháp luật về người khuyết tật nói chung, pháp
luật chăm sóc sức khỏe người khuyết tật nói riêng là vấn đề hết sức quan trọng trong giai
đoạn hiện nay. Hơn nữa việc thực hiện tốt pháp luật chăm sóc sức khỏe người khuyết tật
còn góp phần to lớn vào chính sách an sinh xã hội của đất nước.
Nhằm giải quyết các vấn đề chăm sóc sức khỏe người khuyết tật một cách có hệ
thống, hiệu quả, tôi chọn đề tài “Pháp luật về chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật ở
Việt Nam” với mong muốn góp phần vào việc nâng cao ý nghĩa cuộc sống xã hội nói
chung và người khuyết tật nói riêng.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề thực hiện pháp luật về người khuyết tật liên quan đến nhiều Bộ, ngành,
nhiều cấp chính quyền, nhiều lĩnh vực do vậy trong quá trình tổ chức và thực hiện pháp
luật cũng như thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước, nhiệm vụ nghiên cứu
khoa học của các cơ quan trong bộ máy nhà nước đã có một số công trình khoa học
nghiên cứu liên quan đến vấn đề này. Cụ thể
Nguyễn Thị Báo (2009), Luận án tiến sỹ Luật học “Pháp luật về quyền của người
khuyết tật ở Việt Nam hiện nay: thực trạng và giải pháp hoàn thiện” Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Quyền của người khuyết tật là mối quan tâm không



chỉ của riêng một quốc gia nào. Tôn trọng và bảo đảm quyền của người khuyết tật là vấn
đề mang ý nghĩa nhân đạo, từ thiện, đồng thời còn mang ý nghĩa kinh tế, xã hội và pháp
lý. Nội dung luận án phân tích thực trạng pháp luật về quyền của người khuyết tật ở Việt
Nam hiện nay trên các phương diện dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá; nêu bật
những ưu điểm, hạn chế cơ bản và nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế đó; trên cơ
sở đó, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền của người khuyết tật ở Việt
Nam hiện nay.
Hà Thị Lan (2014), Luận văn thạc sĩ luật học đề tài “Bảo vệ quyền của người
khuyết tật trong pháp luật lao động Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” khoa Luật – Đại
học Quốc gia Hà Nội. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là tìm ra những ưu điểm cũng
như những hạn chế, bất cập của pháp luật lao động Việt Nam và những vướng mắc trên
thực tế để có thể đưa ra những phương hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật cũng
như tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật lao động về bảo vệ quyền của người khuyết
tật trên thực tế. Việc nghiên cứu đề tài có nhiệm vụ giải quyết những vấn đề sau: (1) Làm
rõ một số vấn đề lý luận về bảo vệ quyền của người khuyết tật mà trong đó tập trung vào
các biện pháp bảo vệ quyền của người khuyết tật; (2) Đánh giá thực trạng các quy định
của pháp luật lao động về bảo vệ quyền của người khuyết tật và thực tiễn thực hiện;


TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Tài liệu tiếng Việt:
1. Nguyễn Thị Báo (2009), Luận án tiến sỹ Luật học “Pháp luật về quyền của người
khuyết tật ở Việt Nam hiện nay: thực trạng và giải pháp hoàn thiện” Học viện chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
2. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2015), Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện
Luật người khuyết tật và Đề án trợ giúp người khuyết tật tháng 11 năm 2015.
3. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2015), Báo cáo đánh giá tình hình triển khai
thực hiện Luật người khuyết tháng 11 năm 2015.
4. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2015) Báo cáo tình hình thực hiện Đề án trợ
giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 – 2015 tháng 11 năm 2015.

5. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2015), Báo cáo Hội nghị giao ban các đơn vị
chỉnh hình, điều dưỡng – phục hồi chức năng ngành Lao động – Thương binh và Xã hội
năm 2015.
6. Bộ Y tế (2011), Báo cáo Hội nghị chuyên đề tiêm chủng mở rộng năm 2011.
7. Bộ Y tế (2015), Báo cáo kết quả thực hiện Luật người khuyết tật và Đề án trợ giúp
người khuyết tật giai đoạn 2012 – 2015 tháng 7 năm 2015.
8. Hà Đình Bốn (2010), Đề cương tuyên truyền Luật người khuyết tật, Bộ lao động
thương binh – xã hội.
9. GS.TS. Trương Việt Dũng (chủ biên), TS. Nguyễn Duy Luật (2007), Tổ chức và quản
lý y tế, NXB Y học.
10. Hà Thị Lan (2014), Luận văn thạc sĩ luật học đề tài “Bảo vệ quyền của người khuyết
tật trong pháp luật lao động Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” khoa Luật – Đại học
Quốc gia Hà Nội.
11. Liên Hợp Quốc, Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2006.
12. Luật Bảo vệ Người khuyết tật nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 1990 sửa đổi bổ
sung năm 2008.
13. Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội - Báo cáo Hội nghị giao ban các đơn vị
chỉnh hình, điều dưỡng – phục hồi chức năng năm 2015.


14. Nghị Quyết số 84/2014/QH13 về việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về
quyền của người khuyết tật.
15. PGS.TS. Trần Trọng Hải (chủ biến) (2010), Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng,
NXB Giáo dục.
16. Tổ chức lao động quốc tế, Công ước số 159 về phục hồi chức năng lao động và việc
làm cho người khuyết tật năm 1983.
17. Văn phòng tổ chức lao động quốc tế (2010), Hướng tới cơ hội việc làm bình đẳng cho
người khuyết tật thông qua hệ thống pháp luật năm 2010.
18. Vụ pháp chế, Bộ lao động, thương binh và xã hội phối hợp với các bộ, ngành liên
quan (2009), Báo cáo rà soát, só sánh, đánh giá những quy định của pháp luật Việt Nam

về người khuyết tật với Công ước về quyền của người khuyết tật của Liên hợp quốc, hoàn
thành vào tháng 7/2009.
* Tài liệu tiếng Anh:
19. Law of the people’s Republic of China on the Protection of Disabled persons 1990.
20. Persons with disabilities – California Department of Justice, November 2003 with
Sections revised April 2006.
21. Report of the International conference on Primary health care Alma-ata, USSR, 6-12
September 1978.
22. Republic Act No. 7277 – Providing for the rehabilitation, self – development and self
– reliance of disable person and their integration into the mainstream of society and for
other purposes.
23. The Americans with Disabilities Act of 1990.
24. The Basic Law for Persons with Disabilities - Law number 84 of 21 May 1970 (Last
amended in June 2004) Japan.
25. The Disability Discrimination Act 1995 (DDA 1995) of the Parliament of the United
Kingdom.
26. UN Department of Public Information (2006).
27. World Health Organization(2003), Global Health Report of the 2003.



×