Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Phát triển nhân lực ngành du lịch tỉnh Bắc Ninh (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 95 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THANH THỦY

PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH
TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành : QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số

: 60.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Trung Lương

HÀ NỘI, 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công
trình nào khác.
Học viên

Nguyễn Thanh Thủy


LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành tốt luận văn nghiên cứu với đề tài: “Phát triển nhân lực
ngành du lịch tỉnh Bắc Ninh” cùng với sự nỗ lực cố gắng của bản thân, em xin bày
tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Phạm Trung Lương đã tận tình hướng dẫn, giúp
đỡ em hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp.
Đồng thời em cũng xin cảm ơn các thầy, cô giáo Học viện Khoa học xã hội,
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội việt Nam, các thầy cô giáo phụ trách giảng dạy
chuyên ngành quản lý kinh tế; các anh chị đồng nghiệp, gia đình và các bạn đã tận
tình giúp đỡ, đóng góp ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành đề
tài luận văn này.
Mặc dù em đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu để hoàn thiện luận
văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng
góp tận tình của Quý thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Học viên

Nguyễn Thanh Thủy


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC
NGÀNH DU LỊCH ....................................................................................................9
1.1. Tổng quan về phát triển nhân lực ngành du lịch ................................................10
1.2. Nội dung phát triển nhân lực ngành du lịch .......................................................20
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch .................26
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH
TỈNH BẮC NINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ........................................30
2.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội và tình hình nhân lực ngành du lịch tỉnh
Bắc Ninh ....................................................................................................................30

2.2. Thực trạng nhân lực ngành du lịch tỉnh Bắc Ninh .............................................37
2.3. Thực trạng phát triển nhân lực ngành du lịch tỉnh Bắc Ninh .............................43
2.4. Đánh giá thực trạng ............................................................................................55
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC
NGÀNH DU LỊCH TỈNH BẮC NINH ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM
TIẾP THEO .............................................................................................................59
3.1. Quan điểm, mục tiêu và phương hướng phát triển nhân lực ngành du lịch tỉnh
Bắc Ninh trong thời gian tới......................................................................................59
3.2. Giải pháp hoàn thiện các nội dung phát triển nhân lực ngành du lịch của tỉnh
Bắc Ninh trong giai đoạn tới .....................................................................................64
3.3. Kiến nghị ............................................................................................................75
KẾT LUẬN ..............................................................................................................79


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TT

Viết tắt

Từ viết tắt

1

KH-CN

Khoa học - Công nghệ

2


KT-XH

Kinh tế - xã hội

3

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ
BẢNG

Trang

Bảng 2.1. Các di tích lịch sử tỉnh Bắc Ninh phân theo cấp di tích ...........................34
Bảng 2.2. Số lượt khách du lịch tại Bắc Ninh (ĐVT: Nghìn lượt người) .................35
Bảng 2.3. Doanh thu du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2012 - 2016 ..........................36
Bảng 2.4. Số lượng cơ sở lưu trú tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2012 - 2016...................37
Bảng 2.5. Nhân lực ngành du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2012 - 2016 .................38
Bảng 2.6. Danh sách các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ du lịch trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh ............................................................................................................38
Bảng 2.7. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân lực du lịch tỉnh Bắc Ninh giai
đoạn 2012 - 2016 .......................................................................................................39
Bảng 2.8. Kết quả đánh giá về công tác xây dựng và ban hành các văn bản quản lý
về phát triển nhân lực ngành du lịch tỉnh Bắc Ninh..................................................45
Bảng 2.9. Kết quả đánh giá về công tác phát triển nhân lực thông qua hoạt động đào
tạo, bồi dưỡng của tỉnh Bắc Ninh .............................................................................48
Bảng 2.10. Kết quả đánh giá các nghiệp vụ du lịch của nhân lực ngành du lịch tỉnh

Bắc Ninh thông qua Bộ tiêu chuẩn VTOS 2013 .......................................................51
Bảng 2.11. Kết quả đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến công tác phát triển nhân lực
ngành du lịch tỉnh Bắc Ninh......................................................................................54

BIỂU
Biểu 2.1. Tăng trưởng kinh tế tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2014 - 2016 .......................31
Biểu 2.2. So sánh sự ảnh hưởng của các yếu tố ........................................................54

HÌNH
Hình 2.1. Bản đổ hành chính tỉnh Bắc Ninh .............................................................30


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự phát triển của mỗi quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào tri thức khoa học công
nghệ, nhân lực và phát triển nhân lực, đây là một trong những vấn đề cốt lõi trong
chiến lược phát triển KT-XH. Phát triển du lịch nhanh và bền vững, thu hẹp dần
khoảng cách với những quốc gia có ngành du lịch phát triển trong bối cảnh hội nhập
quốc tế sâu và toàn diện là yêu cầu cấp bách đặt ra cho ngành du lịch Việt Nam.
Điều này chỉ có thể thực hiện được nếu chúng ta có đội ngũ lao động chất lượng
cao, số lượng đủ, cơ cấu hợp lý gồm đông đảo những nhà quản lý, những nhân viên
du lịch lành nghề, những nhà khoa học công nghệ du lịch tài năng, giỏi chuyên môn
nghiệp vụ, tháo vát và có trách nhiệm cao. Phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ
vừa cấp bách, vừa lâu dài quyết định tương lai phát triển của ngành du lịch. Như
chúng ta đã biết nguồn nhân lực du lịch ngày càng khẳng định vai trò quyết định sự
tăng trưởng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, trong đó có sự nghiệp phát triển
du lịch của đất nước, của khu vực và thế giới, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc
tế ngày càng sâu và toàn diện. Việc hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN vào ngày
31/12/2015 với sự di chuyển lao động tự do trong các nước ASEAN và việc thực
hiện thoả thuận thừa nhận lẫn nhau trong lĩnh vực du lịch (MRA-TP) đang tạo ra

những cơ hội nhưng đồng thời cũng là thách thức rất lớn trong việc di chuyển lao
động du lịch của cả nước.
Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng Bắc Bộ, có nhiều tuyến đường giao
thông quan trọng chạy qua. Ngoài ra, Bắc Ninh còn là cái nôi của phật giáo Việt
Nam và là trung tâm của các lễ hội truyền thống và là đất trăm nghề, đặc biệt dân ca
Quan họ Bắc Ninh, một loại hình nghệ thuật đặc sắc được UNESCO công nhận là
di sản văn hóa nhân loại. Vì thế, trong mấy năm gần đây, du lịch Bắc Ninh đã
không ngừng phát triển với những loại hình du lịch đặc sắc, hấp dẫn. Tuy nhiên, sự
phát triển và những đóng góp đó chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Do đó,
phải có đánh giá đầy đủ và có hệ thống, đề ra giải pháp phát triển ngành với các loại
hình độc đáo từ nguồn di tích lịch sử, lễ hội và làng nghề, để du lịch của tỉnh ngày
1


càng hiệu quả hơn, đáp ứng nhu cầu của du khách và tăng nguồn vốn tích lũy cho
việc phát triển kinh tế tỉnh Bắc Ninh.
Trong những năm gần đây, Du lịch Bắc Ninh có những bước tiến vững chắc
trên tất cả các mặt, nổi bật là đã gắn kết, bám sát những sự kiện chính trị, văn hóa,
thể thao lớn của tỉnh tạo thành những chuỗi hoạt động du lịch phong phú, đa dạng,
từng bước xây dựng thương hiệu cho du lịch Bắc Ninh trên bản đồ du lịch trong
nước và khu vực. Thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2020 và
tầm nhìn đến 2030, năm vừa qua, Bắc Ninh đã tập trung đầu tư xây dựng nâng cấp
kết cấu hạ tầng tại các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch; khởi công gói thầu số 2
hạng mục tu bổ, tôn tạo khu lăng mộ Cao Lỗ thuộc dự án đầu tư xây dựng công
trình tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử và du lịch văn hóa Cao Lỗ; hoàn chỉnh quy hoạch
và khởi công dự án khu du lịch văn hóa tâm linh chùa Dạm; hoàn thành một số hạng
mục chính trong dự án trùng tu, tôn tạo lăng và đền thờ Kinh Dương Vương… tạo
nền tảng thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực du lịch.
Bên cạnh đó, một trong những yếu tố để tạo ra sự phát triển, tăng trưởng hiện
nay đối với bất cứ ngành nào là vấn đề nhân lực. Du lịch cũng vậy, nhân lực không

chỉ có vai trò quyết định đối với sự phát triển du lịch mà còn góp phần quan trọng
vào việc thực hiện mục tiêu CNH, HĐH. Nhưng thực trạng phát triển nguồn nhân
lực du lịch Bắc Ninh còn nhiều hạn chế về cả quy mô lẫn chất lượng. Theo đánh giá
nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh, đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch
ở cấp huyện mới chỉ có từ 1 đến 2 người mà chủ yếu là kiêm nhiệm chuyên môn
nhiều lĩnh vực nên công tác tham mưu, quản lý nhà nước về du lịch còn yếu; 50%
lực lượng lao động tại các doanh nghiệp hoạt động du lịch chưa qua đào tạo về
nghiệp vụ du lịch. Đặc biệt, đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên tại những
điểm du lịch vẫn còn thiếu và yếu. Thực tế cho thấy, lực lượng lao động trong
ngành du lịch đã mỏng lại còn yếu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đây là
thách thức lớn đối với mục tiêu phát triển ngành công nghiệp không khói của tỉnh.
Xuất phát từ những lý do trên tác giả quyết định chọn đề tài: “Phát triển
nhân lực ngành du lịch tỉnh Bắc Ninh” làm luận văn tốt nghiệp cao học ngành

2


Quản lý kinh tế nhằm tìm hiểu thực trạng nhân lực du lịch của tỉnh Bắc Ninh, các
chính sách phát triển nhân lực ngành du lịch của tỉnh trong thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Trong thời gian qua, vấn đề phát triển nhân lực nói chung và phát triển nhân
lực ngành du lịch nói riêng được nhiều sự quan tâm và chú ý của các chuyên gia,
các nhà nghiên cứu. Qua tìm hiểu các công trình nghiên cứu khoa học cũng như các
báo cáo tác giả nhận thấy một số đề tài, bài viết điển hình có nội dung gần với đề tài
luận văn như:
Trần Sơn Hải (2010), Phát triển nhân lực ngành du lịch khu vực duyên hải
Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, Luận án Tiến sĩ Quản lý hành chính công, Học viện
Hành chính Quốc gia Việt Nam [11]. Tác giả luận án đã hệ thống hóa các vấn đề lý
luận liên quan đến công tác phát triển nhân lực ngành du lịch, phân loại các nhân
lực của ngành. Phân tích thực trạng phát triển nhân lực ngành du lịch thông qua các

dữ liệu sơ cấp thu thập được qua phỏng vấn điều tra. Từ đó, tác giả đã đề xuất các
nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện các chính sách phát triển nhân lực của ngành du
lịch trên địa bàn nghiên cứu.
Nguyễn Trường Lâm (2014), Phát triển nhân lực ngành du lịch tỉnh Quảng
Bình, Luận văn thạc sĩ kinh tế phát triển, Trường Đại học Đà Nẵng [17]. Tác giả
luận văn đã hệ thống hóa các cơ sở lí luận về phát triển nguồn nhân lực, nguồn nhân
lực du lịch tạo cơ sở khoa học cho việc phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân
lực trong ngành du lịch tỉnh Quảng Bình. Phân tích thực trạng phát triển nguồn
nhân lực ngành du lịch tỉnh Quảng Bình. Đề xuất các giải pháp phát triển nguồn
nhân lực ngành du lịch nhằm đáp ứng phát triển du lịch nói riêng và phát triển KTXH của tỉnh Quảng Bình nói chung .
Phạm Trung Lương (2016), Đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch trong
bối cảnh hội nhập, Hội thảo: Brexit và cộng đồng kinh tế ASEAN dưới góc nhìn
hội nhập, TP. HCM [18]. Để hội nhập quốc tế thành công, nhân lực ngành du lịch
phải được đào tạo với kỹ năng, trình độ chuyên nghiệp được thừa nhận rộng rãi; có
thể di chuyển và tìm được việc làm trong khu vực; vươn tới tham gia chủ động vào

3


quá trình phân công lao động quốc tế, đảm bảo cho du lịch Việt Nam có vị trí xứng
đáng trong chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch có chất lượng của khu vực và thế giới.
Nhân lực du lịch Việt Nam cần sẵn sàng tham gia vào quá trình phân công lao động
quốc tế trong hoạt động du lịch, trước hết là trong khu vực. Đào tạo du lịch phải
hướng tới tiêu chuẩn trình độ kỹ năng của khu vực và quốc tế và được thừa nhận.
Nguyễn Thế Phong (2010), Phát triển nguồn nhân lực trong các doanh
nghiệp Nhà nước kinh doanh nông sản khu vực phía Nam, Luận án Tiến sĩ, Đại học
Kinh tế TP HCM [21]. Theo tác giả Nguyễn Thế Phong thì phát triển nguồn nhân
lực trong doanh nghiệp là quá trình thực hiện tổng thể các chính sách và biện pháp
thu hút, duy trì và đào tạo nguồn nhân lực nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực trên cả ba phương diện thể lực, trí lực, tâm lực (đức lực); điều chỉnh

hợp lý quy mô, cơ cấu nguồn nhân lực một cách bền vững và hiệu quả. Nội dung
phát triển nguồn nhân lực bao gồm: hợp lý hóa quy mô, cơ cấu nguồn nhân lực và
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó, phát triển nguồn nhân lực về chất
lượng (thể lực, trí lực và tâm lực) là nội dung trọng yếu.
Hồ Thị Ánh Vân (2011), Đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch thành phố
Đà Nẵng đến năm 2015 và tầm nhìn 2020, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển,
Trường Đại học Đà Nẵng [34]. Tác giả luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận làm
nền tảng cho việc phân tích đánh giá thực trạng và xây dựng giải pháp đào tạo
nguồn nhân lực cho ngành du lịch. Chỉ ra thực trạng nguồn nhân lực và công tác
đào tạo nguồn nhân lực của ngành du lịch thành phố Đà Nẵng từ đó đánh giá những
ưu điểm và tồn tại kìm hãm việc đào tạo nguồn nhân lực của ngành du lịch thành
phố Đà Nẵng. Đề xuất hệ thống giải pháp đào tạo cho nguồn nhân lực ngành du lịch
thành phố Đà Nẵng đến năm 2015 và tầm nhìn 2020.
Ngoài ra tác giả tìm đọc và nghiên cứu môt số đề tài: Trần Thị Hà (2005),
Thực trạng và giải pháp phát triển nhân lực Du lịch Việt Nam [9]; Dương Đức
Khanh (2010), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Ninh Bình, Luận án tiến sĩ
Học viện hành chính [16]; Trần Thị Hạnh (2010), Phát triển nhân lực du lịch tỉnh
Quảng Ninh năm 2011 - 2015, Luận văn thạc sỹ Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân

4


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full

















×