Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Tìm hiểu quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cấp xã ở một đơn vị hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.94 KB, 36 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài tiểu luận này, trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn
TS. Tạ Quang Ngọc – giảng viên khoa Nhà nước & Pháp luật đã cung cấp cho
tôi những kiến thức quý báu về bộ môn Pháp luật về chính quyền địa phương.
Đồng thời cũng xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo Đảng uỷ - HĐND - UBND xã
Phong Vân, các ban ngành chuyên môn đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp những
thông tin cần thiết để tôi có thể hoàn thành được bài tiểu luận này
Vì thời gian tìm hiểu không nhiều, nhận thức của bản thân còn nhiều
hạn chế nên bài tiểu luận của tôi không thể tránh khỏi những sai sót, nhầm lẫn
nhất định. Chính vì vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý và chỉ dạy từ quý
thầy cô để bài tiểu luận của tôi được đầy đủ và hoàn thiện hơn nữa.
Xin chân thành cảm ơn !


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bài tiểu luận này là của riêng cá nhân tôi và được sự
hướng dẫn của TS. Tạ Quang Ngọc. Các nội dung tìm hiểu, kết quả trong bài
tiểu luận này là hoàn toàn trung thực. Tất cả tư liệu, số liệu phục vụ cho việc
phân tích, nhận xét, đánh giá đều được tôi tìm hiểu, tham khảo từ các nguồn
khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm về nội dung đề tài nghiên cứu khoa học của mình.


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1
2

UBND
HĐND


Uỷ ban nhân dân.
Hội đồng nhân dân..


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................1
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN !...................................................................1
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................3
MỤC LỤC........................................................................................................1
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu............................................................................................................ 2
3. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................................... 2
4. Phạm vi nghiên cứu của Tiểu luận......................................................................................... 2

CHƯƠNG 1......................................................................................................4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ
HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP XÃ................4
1.1. Cơ sở lý luận về chính quyền địa phương cấp xã................................................................4
1.1.1. Khái niệm chính quyền cấp xã......................................................................................... 4
1.1.2. Đặc điểm........................................................................................................................ 5
1.1.3. Vị trí, vai trò của chính quyền cấp xã trong bộ máy Nhà nước.........................................5
1.2. Quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cấp xã..............7
1.2.1. Hội đồng nhân dân cấp xã............................................................................................... 7
1.2.2. Uỷ ban nhân dân cấp xã.................................................................................................. 9

CHƯƠNG 2....................................................................................................12

THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC.......................12
VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ PHONG VÂN..................12
2.1. Tổng quan về xã Phong Vân, huyện Ba Vì.........................................................................12
1.2.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội.......................................................................................... 12
2.2. Quy định về tổ chức của chính quyền xã Phong Vân.........................................................14
2.2.1. Hội đồng nhân dân xã................................................................................................... 14
2.2.2. Uỷ ban nhân dân xã...................................................................................................... 16


2.3. Quy định về hoạt động của chính quyền xã Phong Vân....................................................17
2.3.1. Hoạt động của Hội đồng nhân dân xã............................................................................17
2.3.2. Hoạt động của UBND xã................................................................................................ 20

CHƯƠNG 3....................................................................................................27
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH
PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN
XÃ PHONG VÂN..........................................................................................27
3.1. Đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND xã.....................................................................27
3.2. Đổi mới tổ chức và hoạt động của UBND xã.....................................................................27
3.3. Nâng cao năng lực, tiến tới tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ xã..........................................28
3.4. Đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của tổ chức đảng và công tác mặt trận, các đoàn
thể nhân dân tại xã................................................................................................................................. 28

KẾT LUẬN....................................................................................................30
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................31


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tại điều 111 Hiến pháp năm 2013 đã quy định chính quyền địa phương

được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. Trong Luật tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày
19/6/2015 có quy định cụ thể 4 đơn vị hành chính của nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam bao gồm: Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (cấp
Tỉnh); Huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành
phố trực thuộc trung ương (cấp huyện); Xã, phường, thị trấn (cấp xã).
Xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) là chính quyền cấp thấp
nhất ở cơ sở, có lịch sử lâu đời ở nước ta. Đây là cấp chính quyền gần dân
nhất, có quan hệ trực tiếp đến từng người dân, là cầu nối chuyển tải mọi
chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào đời sống.
Chính quyền cấp xã là nơi trực tiếp thực hiện nhiệm vụ cụ thể quản lý
hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng,
kinh tế, văn hóa, xã hội ở cơ sở, đảm bảo các chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống, nâng cao mọi mặt đời sống
của nhân dân.
Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức chính quyền địa phương năm
2015 đã có hiệu lực thi hành, tuy nhiên trên thực tế, hoạt động của chính
quyền cấp xã vẫn chưa được chuyên sâu, thiếu ổn định do chưa có quy định
cụ thể về thể chế tổ chức và hoạt động của riêng từng đơn vị hoặc đã có
quy định nhưng chưa được áp dụng triệt để vào thực tế. Trong công tác
quản lý của chính quyền địa phương nói chung, chính quyền xã nói riêng,
chưa làm rõ được mối quan hệ giữa sự lãnh đạo,chỉ đạo của tổ chức Đảng với
thực hành quản lý của chính quyền và sự giám sát, phản biện của hội đồng

1


nhân dân và các tổ chức xã hội ở xã; nhất là giữa quản lý của chính quyền xã
với việc bảo đảm truyền thống tự quản của các thôn,làng.
Đây là những nguyên nhân căn bản dẫn tới những bất cập trong công

tác quản lý của chính quyền xã thời gian qua, đề ra yêu cầu đổi mới, hoàn
thiện tổ chức hoạt động của chính quyền xã trong điều kiện triển khai thực
hiện Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015.
Nhận thức được tầm quan trọng của chính quyền địa phương cấp xã
trong hệ thống chính trị nước ta. Em xin lựa chọn đề tài: “ Tìm hiểu quy định
pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cấp xã ở một
đơn vị hành chính” để làm bài tiểu luận của mình. Trong đó sẽ đi sâu tìm hiểu
các quy định pháp luật về tổ chức hoạt động của chính quyền địa phương cụ
thể là xã Phong Vân, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu vấn đề này để nhằm thấy được những quy định pháp luật về
tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, mà cụ thể ở đây là những quy
định về tổ chức và hoạt động của HĐND và UBND xã Phong Vân, huyện Ba
Vì, thành phố Hà Nội
3. Đối tượng nghiên cứu
Tiểu luận tập trung tìm hiểu, nghiên cứu những quy định về cơ cấu tổ
chức và hoạt động của chính quyền địa phương theo Luật định, cũng như
những quy định cụ thể về cơ cấu tổ chức và hoạt động của chính quyền xã
Phong Vân.
4. Phạm vi nghiên cứu của Tiểu luận
Phạm vi không gian nghiên cứu: HĐND và UBND xã Phong Vân,
huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
Phạm vi thời gian nghiên cứu: năm 2016-2017

2


5. Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: điều tra xã
hội học, phân tích, tổng hợp, so sánh và tìm hiểu các tài liệu, văn bản Quy

định về Chính quyền địa phương.
6. Bố cục của Tiểu luận
Ngoài Lời mở đầu, Kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bài tiểu
luận bao gồm 3 chương lớn:
Chương 1: Cơ sở lý luận và quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động
của chính quyền địa phương cấp xã
Chương 2: Thực trạng quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của
chính quyền xã Phong Vân.
Chương 3: Một số giải pháp tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật
về tổ chức và hoạt động của chính quyền xã Phong Vân.

3


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ
HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP XÃ
1.1. Cơ sở lý luận về chính quyền địa phương cấp xã
1.1.1. Khái niệm chính quyền cấp xã
Chính quyền cấp xã là cấp chính quyền gần dân nhất, là cầu nối trực
tiếp giữa hệ thống chính quyền cấp trên với nhân dân, hàng ngày tiếp xúc,
nắm bắt và phản ánh tâm tư nguyện vọng của nhân dân. Cấp xã có vai trò rất
quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn
dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năng phát triển
kinh tế- xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư.
Chính quyền được hiểu là bộ máy điều khiển, quản lý công việc của
nhà nước và hoạt động của nó mang tính chất quyền lực của Nhà nước, bằng
phương thức tác động của Nhà nước. Cấp xã là đơn vị cấp dưới cùng, vì thế
Chính quyền cấp xã chỉ bao gồm HĐND và UBND. Qua đó có thể hiểu, chính

quyền cấp xã là một cấp cuối cùng trong hệ thống chính quyền 4 cấp của Việt
Nam, là nơi trực tiếp thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà
nước, các mục tiêu kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng ở cơ sở, thực
hiện việc quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn.
=> Từ những phân tích trên đây, có thể nêu khái quát khái niệm chính
quyền cấp xã như sau: Chính quyền cấp xã bao gồm HĐND và UBND là cấp
thấp nhất trong hệ thống chính quyền 4 cấp ở Việt Nam, thực hiện quyền lực
nhà nước ở địa phương, có chức năng thay mặt nhân dân địa phương, căn cứ
vào nguyện vọng của nhân dân địa phương, quyết định và tổ chức thực hiện
những vấn đề có liên quan đến phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh,

4


quốc phòng và đời sống của nhân dân địa phương, theo Hiến pháp, pháp luật
và các mệnh lệnh, quyết định của cấp trên.
1.1.2. Đặc điểm
Chính quyền cấp xã có những đặc điểm sau:
Chính quyền cấp xã có HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa
phương và UBND do HĐND bầu ra là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ
quan hành chính nhà nước ở địa phương. Vì thế, chính quyền cấp xã là cấp
trực tiếp thực hiện nhiệm vụ cụ thể về quản lý hành chính nhà nước trên các
lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng ở cơ sở, là cầu nối trực
tiếp giữa nhà nước và nhân dân, xử lý trực tiếp, kịp thời những yêu cầu hàng
ngày của nhân dân.
Chính quyền cấp xã khác với chính quyền cấp tỉnh, cấp huyện: Tổ chức
bộ máy chính quyền cấp xã chỉ bao gồm cơ quan quyền lực nhà nước là
HĐND là cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân ở địa
phương và UBND là cơ quan chấp hành của HĐND và là cơ quan hành chính
nhà nước ở địa phương, không có các cơ quan tư pháp: Viện kiểm sát nhân

dân và Tòa án nhân dân và không có các cơ quan tổ chức chuyên môn như
các phòng ban.
Chính quyền phường xã có chức năng, thẩm quyền gắn liền với việc
thực hiện phương châm “ dân biết dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, đồng thời
là cơ sở bảo đảm cho việc thực hiện phương châm này một cách có hiệu quả.
Chính quyền cấp xã là nơi phát huy tính tự quản của cộng đồng dân cư,
là nơi trực tiếp vận động và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân.
1.1.3. Vị trí, vai trò của chính quyền cấp xã trong bộ máy Nhà
nước
Chính quyền cấp xã có vị trí, vai trò rất quan trọng trong công cuộc
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt là trong thời kỳ đẩy mạnh

5


CNH, HĐH đất nước hiện nay. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định cấp xã là
gần dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi việc
đều xong xuôi. Vị trí và vai trò của chính quyền cấp xã được thể hiện ở những
nội dung sau đây:
Chính quyền cấp xã là nơi trực tiếp tổ chức và thực hiện đường lối,
chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống. Thực tiễn
cho thấy có hệ thống đường lối, chính sách pháp luật đúng đắn, khoa học
nhưng ở đó chính quyền cấp xã hoạt động yếu kém thì đường lối, chính sách,
pháp luật chưa thực sự đi vào cuộc sống, chưa phát huy được sức mạnh của
mình; ở đâu chính quyền cấp xã hoạt động có hiệu quả thì ở đó đường lối,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước được thực thi nghiêm minh,
chính trị ổn định, kinh tế - xã hội phát triển, đời sống nhân dân ngày càng
được nâng cao. Chính quyền cấp xã là nơi thể nghiệm chính xác đường lối,
chính sách pháp luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Chính quyền cấp xã là cấp quản lý các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá,

xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn cơ sở. Hiệu quả hoạt động của chính
quyền cấp xã là cơ sở quan trọng để đánh giá hiệu lực, hiệu quả hoạt động
trong cả bộ máy nhà nước.
Chính quyền cấp xã là cấp chính quyền trực tiếp với dân, gần dân, sát
dân nhất, là cấp chính quyền giải quyết và chăm lo mọi mặt đời sống nhân
dân, trực tiếp nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của nhân dân.
Chính quyền cấp xã là cấp hướng dẫn, giám sát các hoạt động tự quản
của nhân dân nhằm tạo điều kiện cho nhân dân phát huy mọi khả năng phát
triển kinh tế - xã hội. Đây là nét đặc thù của chính quyền cấp xã, so với các
cấp chính quyền khác.
Chính quyền cấp xã là "cầu nối" giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.
Chính quyền cấp xã là cấp trực tiếp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đường lối,

6


chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước cho nhân dân hiểu và thực hiện
đường lối, chính sách, pháp luật đó và chính quyền cấp xã là cấp nắm bắt tâm tư,
nguyện vọng, ý chí của nhân dân để phản ánh với cấp liên quan.
Cấp xã là nơi lưu giữ các giá trị văn hoá truyền thống, phong tục tập
quán tiến bộ của dân tộc Việt Nam. Chính quyền cấp xã có vai trò rất quan
trọng trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, xây dựng khối đại đoàn kết
toàn dân, xây dựng đời sống văn hoá mới, đặc biệt là ở vùng nông thôn.
1.2. Quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền
địa phương cấp xã
1.2.1. Hội đồng nhân dân cấp xã
a. về cơ cấu tổ chức
Tại điều 32 Luật tổ chức chính quyền địa phương đã quy định chi tiết
về cơ cấu tổ chức của HĐND cấp xã, cụ thể như sau:
Hội đồng nhân dân xã gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở

xã bầu ra. Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân xã được thực
hiện theo nguyên tắc sau đây:
Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có từ một nghìn dân trở xuống được
bầu mười lăm đại biểu;
Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có trên một nghìn dân đến hai nghìn
dân được bầu hai mươi đại biểu;
Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có trên hai nghìn dân đến ba nghìn
dân được bầu hai mươi lăm đại biểu; có trên ba nghìn dân thì cứ thêm một
nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi
lăm đại biểu;
Xã không thuộc quy định tại các điểm a, b và c khoản này có từ bốn
nghìn dân trở xuống được bầu hai mươi lăm đại biểu; có trên bốn nghìn dân

7


thì cứ thêm hai nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không
quá ba mươi lăm đại biểu.
Thường trực Hội đồng nhân dân xã gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân,
một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã là
đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.
Hội đồng nhân dân xã thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế - xã hội.
Ban của Hội đồng nhân dân xã gồm có Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và
các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân xã do Hội
đồng nhân dân xã quyết định. Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên
của các Ban của Hội đồng nhân dân xã hoạt động kiêm nhiệm.
b. Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND xã được quy định tại Điều
33 Luật Tổ chức chính quyền địa phương, cụ thể là:
Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của

Hội đồng nhân dân xã.
Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng,
chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan
liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản
của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản,
các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn xã.
Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch
Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân xã;
bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban
nhân dân và các Ủy viên Ủy ban nhân dân xã.
Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu,
chi ngân sách xã; điều chỉnh dự toán ngân sách xã trong trường hợp cần thiết;

8


phê chuẩn quyết toán ngân sách xã. Quyết định chủ trương đầu tư chương
trình, dự án của xã trong phạm vi được phân quyền.
Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực
hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã; giám sát hoạt động của Thường
trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng nhân
dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân
cùng cấp.
Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do
Hội đồng nhân dân xã bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật này.
Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân xã và chấp nhận việc đại biểu
Hội đồng nhân dân xã xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu.
Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân
dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.
1.2.2. Uỷ ban nhân dân cấp xã

a. về cơ cấu, tổ chức
Theo điều 34 Luật Tổ chức chính quyền địa phương, cơ cấu tổ chức của
UBND xã bao gồm:
Ủy ban nhân dân xã gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ trách
quân sự, Ủy viên phụ trách công an.
Ủy ban nhân dân xã loại I có không quá hai Phó Chủ tịch; xã loại II và
loại III có một Phó Chủ tịch.
Người đứng đầu Ủy ban nhân dân cấp xã là Chủ tịch UBND, về danh
nghĩa, do HĐND của xã, thị trấn hay phường đó bầu ra bằng hình thức bỏ
phiếu kín. UBND xã, phường hay thị trấn hoạt động theo hình thức chuyên
trách.
Bộ máy giúp việc của UBND cấp xã gồm có 7 chức danh: Công an,
quân sự, kế toán, văn phòng, tư pháp - hộ tịch, văn hóa - xã hội, địa chính.

9


Mỗi chức danh tùy vào tình hình thực tế địa phương mà bố trí số lượng biên
chế phù hợp.
b. về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
Chức năng nhiệm vụ quyền hạn của UBND xã được quy định tại Điều
35 và Điều 36 Luật Tổ chức chính quyền địa phương:
Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân xã quyết định các nội dung quy
định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 33 của Luật này và tổ chức thực hiện các
nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã.
Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương.
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân
cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân xã.
Trong đó, Chủ tịch UBND xã – người đứng đầu cơ quan được quy định
nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể là:

Lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, các thành viên
Ủy ban nhân dân xã;
Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc
thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên,
của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã; thực hiện các nhiệm vụ về
quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống
tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu,
tham nhũng; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ
chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi
ích hợp pháp khác của công dân; thực hiện các biện pháp quản lý dân cư trên
địa bàn xã theo quy định của pháp luật;
Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện
làm việc và ngân sách nhà nước được giao theo quy định của pháp luật;

10


Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân
theo quy định của pháp luật;
Ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy,
nổ; áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp
trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên
địa bàn xã theo quy định của pháp luật;
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân
cấp, ủy quyền.

11



Chương 2
THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC
VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ PHONG VÂN
2.1. Tổng quan về xã Phong Vân, huyện Ba Vì
1.2.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội
Xã Phong Vân là một xã bán sơn địa nằm ở ven sông đà, hiện tại có hai
thôn, và 11 xóm, có tổng diện tích đất tự nhiên 480,54ha, số nhân khẩu 7441
trên 1842 hộ.
Về việc lãnh đạo, chỉ đạo các xóm có 11 ban chi uỷ trực tiếp 11 đồng
chí bí thư chi bộ, có đủ chi hội trưởng các ngành đoàn thể, tổ chức chính trị.
Cùng thời điểm này, UBND xã Phong Vân đã phối hợp với Đảng Ủy xã thực
hiện Đề án 06/ĐA-TU của Ban Thường vụ Thành ủy về "kiện toàn, sắp xếp,
tổ chức Đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị trên địa bàn dân cư, tổ
dân phố, thôn, xóm ở xã, phường, thị trấn thuộc thành phố Hà Nội" đến nay
đã cơ bản hoàn thành việc chia tách, sáp nhập thôn và đảng bộ cơ sở.
Xã có địa lý giáp danh với 03 xã Thái hoà, Cổ Đô, Phú Đông, một phần
giáp sông Đà, sông Thao. Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người là
290m2, đất trật người đông nguồn thu nhập chính từ sản xuất nông nghiệp.
Trong thời gian gần đây, xã Phong Vân đã được chọn là một trong
những xã thí điểm trên địa bàn thành phố thực hiện Quyết định số 800/QĐTTg của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt chương trình muc tiêu quốc gia về
xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020. Trong đó, trọng tâm là công
tác dồn điền đổi thửa đã cơ bản hoàn thành và đến hết năm 2016, qua đánh
giá của các phòng ban của Huyện, xã Phong vân đã được công nhận là xã
Nông thôn mới với 17 tiêu chí đã đạt và 02 tiêu chí cơ bản đạt.

12


Đảng bộ và nhân dân có truyền thống lịch sử vẻ vang trong suốt quá

trình dựng nước và giữ nước đã được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu
cao quý Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân. Đặc biệt là trong những năm
gần đây có nhiều sự chuyển biến, đổi mới rõ rệt về mọi mặt như xây dựng con
người mẫu mực, thanh lịch, văn minh đảm bảo môi trường xanh, sạch đẹp, gia
đình văn hoá, làng văn hoá, tất cả cán bộ, đảng viên, viên chức cùng nhân dân
địa phương luôn đoàn kết nêu cao tinh thần trách nhiệm trong sạch giữ gìn
bản sắc văn hoá dân tộc, nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng cũng như
phát huy vai trò trách nhiệm, năng động sáng tạo, nhiệt tình tâm huyết trong
công việc, được cấp uỷ Đảng, Chính quyền cùng nhân dân giao phó đạt kết
quả cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đổi mới hiện nay, góp phần cùng làm giầu
quê hương, đất nước, giữ vững sự ổn định về chính trị, kinh tế được phát
triển.
Năm 2016, Tổng giá trị thu nhập ước đạt 240 tỷ 332 triệu 611 ngàn
đồng. cơ cấu kinh tế là: Nông lâm thủy sản đạt 51tỷ 840 triệu 675 ngàn chiếm
21.6%; Tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, xây dựng ước đạt 117 tỷ
531 triệu 336 ngàn chiếm 48.9%. Nhóm lao động và xã hội đạt 70 tỷ 960 triệu
600 ngàn chiếm 29.5%. Tổng thu nhập bình quân ước đạt 31triệu 635 ngàn
đồng/người/năm.
Thuận lợi
Phong vân là đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, có đảng
bộ nhiều năm liên tục vững mạnh. Có sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cấp
uỷ Đảng, Chính quyền địa phương luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, trí tuệ,
năng động, sáng tạo trong việc lãnh đạo chỉ đạo điều hành các ban ngành
đoàn thể, vai trò tham mưu tích cực của cán bộ, công chức, viên chức trong
công tác tổ chức và thực hiện cùng nhân dân địa phương trong xã thực hiện
tốt chủ trương đường lối của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, các

13



quy định của địa phương như quán triệt chỉ thị, nghị quyết của cấp trên và cấp
mình, cụ thể hoá chỉ thị nghị quyết đó đi vào hoạt động sát thực đem lại hiệu
quả cao trong thực hiện.
Khó khăn
Phong Vân là một xã đồi gò, đường xá đi lại còn gặp nhiều khó khăn,
nhân dân chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, thu nhập bình quân đầu người
còn thấp.
Bên cạnh những thuận lợi, khó khăn song cơ bản được sự quan tâm chỉ
đạo của Huyện uỷ - HĐND - UBND, các ban ngành chức năng của huyện Ba
vì, sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Thường vụ Đảng uỷ, UBND, sự phối hợp
của các Ban ngành đoàn thể với tinh thần quyết tâm khắc phục vượt mọi khó
khăn. Cán bộ và nhân dân xã Phong vân đã từng bước nâng cao ý thức trách
nhiệm với nhiệm vụ được phân công, đoàn kết thống nhất trong bộ máy, phối
hợp chặt chẽ với MTTQ và các ngành đoàn thể, tập trung cùng lãnh đạo các
thôn, các xóm để triển khai đồng bộ các nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã
hội cho từng tháng, từng quý và từng năm. Đồng thời trong chỉ đạo, điều hành
đặc biệt quan tâm, trú trọng đến những vấn đề mà Đảng bộ và nhân dân trong
xã mong muốn được Uỷ ban nhân dân xã sớm giải quyết để nhằm ổn định
chính trị và không ngừng phát triển kinh tế theo hướng bền vững.
2.2. Quy định về tổ chức của chính quyền xã Phong Vân
2.2.1. Hội đồng nhân dân xã
HĐND xã Phong Vân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương,
gồm có 25 đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri trên địa bàn Xã bầu ra.
Cơ cấu tổ chức của HĐND xã Phong Vân khoá XX nhiệm kỳ 2016 –
2021 được tổ chức theo căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm
2015, bao gồm
- 01 Chủ tịch HĐND

14



- 01 Phó chủ tịch HĐND.
- Ban Kinh tế - Xã Hội.
- Ban Pháp chế.
- Các tổ Đại biểu HĐND.
Danh sách Đại biểu HĐND xã Phong Vân khóa XX
Nhiệm kỳ 2016-2021
STT

Họ và tên

Chức vụ

1

Hoàng Văn Bạo

Trưởng thôn TP1

2

Ngô Văn Cường

Công an viên thường trực

3

Ngô Văn Chình

Phó thôn VH


4

Hoàng Văn Đông

Trưởng thôn TP3

5

Lê Văn Đông

ĐUV - CHT Quân sự xã

6

Lê Mạnh Hà

Trưởng thôn TP2

7

Nguyễn Thị Hạnh

Bí thư chi bộ thôn TP3

8

Ngô Văn Hiển

Phó chủ nhiệm HTX NN


9

Nguyễn Huy Hoàng

Phó BT Đảng ủy - CT UBND xã

10

Bùi Xuân Hồng

Phó thôn TP1

11

Lê Mạnh Hùng

ĐUV - Trưởng Công an xã

12

Đinh Công Khả

Trưởng KS Qũy TDND xã

13

Lê Thị Loan

Phó thôn TP3


14

Ngô Văn Lực

Làm ruộng

15

Ngô Đức Phú

Phó thôn VH

15


16

Vũ Thị Quyên

Phó BT TT Đảng ủy - CT HĐND xã

17

Đào Thị Hồng Thanh

ĐUV - CT Hội Nông dân xã

18


Đỗ Xuân Thành

Trạm trưởng

19

Đào Thị Thống

Trưởng thôn VH

20

Ngô Huy Thông

Trưởng KS HTXNN

21

Trương Thị Hương Thơ

ĐUV - Cán bộ môi trường

22

Nguyễn Thị Tuyết Thu

ĐUV - Phó HT trường Tiểu học Phong Vân

23


Đào Văn Thưởng

24

Bùi Thị Tính

25

Đào Công Tuân

Trạm Y tế xã

UV BTV Đảng ủy - Phó CT UBND xã
ĐUV - Bí thư Đoàn xã
Chi hội Trưởng CCB thôn VH

2.2.2. Uỷ ban nhân dân xã
UBND xã Phong Vân là cơ quan quản lý hành chính thẩm quyền
chung, là cơ quan chấp hành của HĐND Xã, do HĐND Xã bầu ra thực hiện
chức năng quản lý về mọi mặt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Hiện nay, cơ cấu tổ chức của UBND xã Phong Vân cũng được xây
dựng theo căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, bao gồm:
- 01 Chủ tịch UBND

- ông: Nguyễn Huy Hoàng

- 01 Phó chủ tịch UBND

- ông: Đào Văn Thưởng


16


- Các Ủy viên Ủy ban.
- Các công chức chuyên môn:
Văn phòng – Thống kê;
Tư pháp – Hộ tịch
Văn hoá - Xã hội;
Địa chính;
Tài chính Kế toán;
Chỉ huy trưởng Quân sự;
Trưởng Công an;
- Ngoài ra còn có các cán bộ không chuyên trách xã, các Trưởng,
Phó thôn.
2.3. Quy định về hoạt động của chính quyền xã Phong Vân
2.3.1. Hoạt động của Hội đồng nhân dân xã
Nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả trong
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn; đảm bảo sự chủ động, thống nhất trong hoạt
động của HĐND xã, ngày 15/9/2016, HĐND xã Phong Vân đã ban hành Nghị
quyết số 12/NQ-HĐND kèm theo Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân
xã Phong Vân khoá XX nhiệm kỳ 2016 – 2021. Qua đó quy định nội dung
hoạt động của HĐND xã trong nhiệm kỳ mới, cụ thể là:
Hội đồng nhân dân xã Phong Vân hoạt động theo chế độ hội nghị và
quyết định theo đa số.
* Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã:
Hội đồng nhân dân xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Điều 33
Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và các quy định pháp luật
khác có liên quan.
Hội đồng nhân dân xã thực hiện hoạt động giám sát theo Luật Hoạt
động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015.


17


Hội đồng nhân dân xã thực hiện việc tiếp công dân theo quy định của
Luật Tiếp công dân.
* Kỳ họp Hội đồng nhân dân xã:
Hội đồng nhân dân xã tổ chức các kỳ họp thường lệ mỗi năm 2 lần vào
giữa năm và cuối năm. Trường hợp cần thiết và đảm bảo các điều kiện theo
quy định của pháp luật thì tổ chức họp bất thường.
Việc triệu tập, chủ tọa, điều hành các hoạt động tại kỳ họp Hội đồng
nhân dân xã thực hiện theo quy định từ Điều 79 đến Điều 92 Luật Tổ chức
chính quyền địa phương.
Tại kỳ họp Hội đồng nhân dân, việc chất vấn và trả lời chất vấn thực
hiện theo Điều 96 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Điều 60 Luật
hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Đại biểu Hội đồng nhân dân xã phải tham dự đầy đủ thời gian chương
trình kỳ họp; vắng mặt phải được Chủ tọa kỳ họp đồng ý.
Đại biểu Hội đồng nhân dân xã, đại biểu khách mời đến dự kỳ họp Hội
đồng nhân dân mặc trang phục theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân
dân xã (riêng đại biểu HĐND xã phải đeo phù hiệu đại biểu); ngồi đúng vị trí
do Văn phòng HĐND-UBND xã sắp xếp.
Vị trí chỗ ngồi của đại biểu Hội đồng nhân dân xã được sắp xếp theo tổ
đại biểu và luân phiên thay đổi ở các kỳ họp.
* Thảo luận tổ trong các kỳ họp Hội đồng nhân dân xã:
Việc thảo luận tổ trong các kỳ họp Hội đồng nhân dân xã được thực
hiện theo cách thức sau:
Chủ tọa kỳ họp quyết định tổ chức các tổ, nhóm để thảo luận các nội
dung trình tại kỳ họp. Mỗi tổ bao gồm các đại biểu thuộc Tổ đại biểu theo
Nghị quyết số 02/NQ-HĐND ngày 28/6/2016 của Thường trực Hội đồng

nhân dân xã và các đại biểu khách mời nhưng không quá 15 người/tổ.

18


Tổ trưởng Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân xã đồng thời là tổ trưởng tổ
thảo luận, tổ trưởng cử thư ký phiên thảo luận tổ trong số đại biểu HĐND xã
thuộc tổ.
Tổ trưởng điều hành thảo luận, mỗi đại biểu có thể phát biểu nhiều lần,
mỗi lần không quá 10 phút.
Trước khi kết thúc thảo luận tổ 30 phút, Tổ trưởng tổng kết nội dung
các thành viên thảo luận, góp ý.
Tổ trưởng thay mặt tổ báo cáo nội dung ý kiến thảo luận, góp ý của tổ
với Chủ tọa kỳ họp sau phiên họp thảo luận tổ và gửi biên bản thảo luận tổ
cho thư ký kỳ họ p tổng hợp trình tại kỳ họp.
* Gửi văn bản phục vụ kỳ họp:
Toàn bộ nội dung phục vụ kỳ họp được gửi trước 07 ngày đến các đại
biểu HĐND xã, các đại biểu chủ động nghiên cứu kỹ tài liệu để thảo luận tại
kỳ họp.
* Chuẩn bị kỳ họp Hội đồng nhân dân xã:
Thường trực Hội đồng nhân dân xã phối hợp với Ủy ban nhân dân xã,
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã chuẩn bị nội dung trình kỳ họp Hội
đồng nhân dân xã.
Các Ban của Hội đồng nhân dân xã tham gia chuẩn bị nội dung kỳ họp
liên quan đến lĩnh vực phụ trách.
Văn phòng HĐND-UBND xã đảm bảo các điều kiện phục vụ kỳ họp và
làm nhiệm vụ thư ký kỳ họp.
* Hoạt động sau kỳ họp Hội đồng nhân dân xã:
Văn phòng HĐND-UBND xã phối hợp với Tổ Thư ký kỳ họp hoàn
chỉnh các nghị quyết (không phải là văn bản quy phạm pháp luật), báo cáo,

biên bản của kỳ họp trình Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã ký chứng thực và
phát hành theo Điều 86 Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

19


Đối với các nghị quyết là văn bản quy phạm pháp luật thì Ban của Hội
đồng nhân dân xã được phân công thẩm tra nghị quyết chủ trì, phối hợp với
cơ quan, tổ chức trình, Ban Tư pháp giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị
quyết (theo Điều137 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 19
tháng 6 năm 2015); sau khi nghị quyết được Hội đồng nhân dân xã thông qua,
tiếp tục phối hợp với Văn phòng HĐND-UBND xã hoàn chỉnh về thể thức, kỹ
thuật văn bản, trình Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã ký chứng thực.
Dự thảo nghị quyết trước khi trình Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã ký
chứng thực phải có ý kiến tham gia của Phó Chủ tịch, Trưởng ban được giao
thẩm tra nghị quyết đó.
Các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân xã tổ chức cho đại biểu thuộc tổ
tiếp xúc cử tri để báo cáo với cử tri về kết quả kỳ họp, phổ biến và giải thích
các nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã.
Tùy tình hình cụ thể, Thường trực Hội đồng nhân dân xã tổ chức họp
liên tịch với Ủy ban nhân dân và các cơ quan liên quan để đánh giá rút kinh
nghiệm việc tổ chức, chuẩn bị và phục vụ kỳ họp.
2.3.2. Hoạt động của UBND xã
Ngày 22/7/2016, Uỷ ban nhân dân xã Phong Vân đã ban hành Quyết
định số 46/2016/QĐ-UBND về việc ban hành Quy chế làm việc của UBND
xã khoá XX nhiệm kỳ 2016 – 2021. Trong đó quy định nguyên tắc hoạt động
và trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của UBND xã.
* Về nguyên tắc hoạt động:
UBND xã làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò
của tập thể, đề cao trách nhiệm của cá nhân và tinh thần chủ động, sáng tạo

của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Uỷ viên UBND. Mỗi việc chỉ được giao một
người phụ trách và chịu trách nhiệm chính. Mỗi thành viên UBND xã chịu
trách nhiệm cá nhân về lĩnh vực được phân công.

20


×