Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Phân tích tác động của vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế của việt nam giai đoạn 1986 – 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.77 KB, 17 trang )

Tiểu luận kinh tế phát triển

LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, Việt Nam được đánh giá là nền kinh tế có tốc độ tăng
trưởng khá cao, tổng sản phẩm trong nước GDP tăng trung bình 7%/ năm giai đoạn 20002010. Có được thành tựu đó là nhờ quá trình chuyển đối kinh tế và nhiều những giải pháp
chính sách được đưa ra, trong đó có chính sách tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài FDI vào Việt Nam.
Không thể phủ nhận nhân tố vốn đóng một vai trò quan trọng trong tăng trưởng,
đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam bởi công nghệ còn lạc hậu
và lao động trình độ tay nghề thấp. Nhận thức được vấn đề này, Nhà nước đã thông qua
luật Đầu tư nước ngoài năm 1987, qua đó tạo môi trường pháp lý thuận lợi để thu hút tối
đa nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam cho mục tiêu phát triển kinh tế.
Trong hơn 20 năm giai đoạn 1986 - 2010, FDI đã có những ảnh hưởng nhất định
đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Cùng chung mối quan tâm về vấn đề này, nhóm
chung em chọn đề tài “Phân tích tác động của vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế của
Việt Nam giai đoạn 1986 – 2010” làm đề tài tiểu luận môn kinh tế phát triển, trong
khuôn khổ bài tiểu luận đề cập chủ yếu tới thực trạng và tác động của vốn FDI tới tăng
trưởng kinh tế thông qua mô hình kinh tế lượng. Bài tiểu luận gồm bốn phần:
-

Phần 1: Khái quát chung.
Phần 2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam và vai trò của khu vực có vốn

đầu tư nước ngoài với nền kinh tế.
- Phần 3: Mô hình kinh tế lượng chứng minh tác động của FDI tới tăng trưởng
-

kinh tế Việt Nam giai đoạn 1986 - 2010.
Phần 4: Cơ hội, thách thức và đề xuất giải pháp cho việc sử dụng vốn FDI hiệu quả.
Trong quá trình thực hiện, do kiến thức và vốn hiểu biết còn hạn chế nên bài viết


của chúng em không thể tránh những sai sót. Vì vậy, nhóm chúng em rất mong thầy và
các bạn đưa ra những nhận xét, đóng góp để bài tiểu luận đầy đủ và có được cái nhìn sâu
rộng, tổng quát hơn về vấn đề này.

1


Tiểu luận kinh tế phát triển

NỘI DUNG
I.

KHÁI QUÁT CHUNG

1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay
công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất kinh doanh. Cá nhân
hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này. Tổ chức
Thương mại thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở
một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện
quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường
hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh
doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và
các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty".
2. Tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội GDP hoặc tổng sản
lượng quốc gia GNP hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người PCI

trong một thời gian nhất định. Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền
kinh tế. Tuy vậy ở một số quốc gia, mức độ bất bình đẳng kinh tế tương đối cao nên mặc
dù thu nhập bình quân đầu người cao nhưng nhiều người dân vẫn sống trong tình trạng
nghèo khổ.
o Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products, GDP) hay tổng sản sản phẩm

trong nước là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản
xuất, tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định (thường là
một năm tài chính).

2


Tiểu luận kinh tế phát triển

o Tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Products, GNP) là giá trị tính bằng tiền của

tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân một nước trong một
thời gian nhất định (thường là một năm). Tổng sản phẩm quốc dân bằng tổng sản
phẩm quốc nội cộng với thu nhập ròng.
o Tổng sản phẩm bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc nội chia cho dân số. Tổng

thu nhập bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc gia chia cho dân số.
3. Mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế

Mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế là mối quan hệ hai chiều. Có rất
nhiều nghiên cứu định lượng chuyên sâu về mối quan hệ giữa vốn FDI và tăng trưởng
kinh tế tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, trong đó
có Việt Nam.
FDI đã và đang đóng một vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của các

nước đang phát triển trên thế giới. Tại các quốc gia có chính sách khuyến khích đầu tư
nước ngoài hợp lý, FDI không chỉ làm tăng cung về vốn đầu tư mà còn có vai trò thúc
đẩy chuyển giao công nghệ đặc biệt là thúc đẩy quá trình tích tụ vốn con người, một nhân
tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.
Ngược lại tăng trưởng kinh tế là một nhân tố quan trọng thu hút vốn đầu tư FDI.
FDI chỉ tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế khi hội tụ cơ bản các yếu tố như đầu tư
con người, công nghệ, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, và một thị trường tài chính
phát triển, cho thấy vốn đầu tư FDI phụ thuộc rất nhiều vào khả năng hấp thụ của nền
kinh tế. Đó cũng là một trong các nhân tố giải thích tại sao tác động của FDI đến tăng
trưởng kinh tế lại rất khác biệt giữa các quốc gia.
II. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM VÀ VAI TRÒ CỦA
KHU VỰC CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ

3


Tiểu luận kinh tế phát triển

1. Thực trạng và đặc điểm FDI tại Việt Nam giai đoạn 1988 – 2010

Các giai đoạn phát triển

1.1.

Kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 có hiệu lực, Việt Nam đã đạt được
kết quả khả quan trong thu hút luồng vốn FDI. Tính đến 31/12/2010, Việt Nam đã thu
hút được 13812 dự án với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 214,315 tỷ USD và tổng số vốn
thực hiện đat khoảng 77,945 tỷ USD. Tuy nhiên, luồng vốn đầu tư FDI hàng năm vào
Việt Nam diễn biến bất thường, không ổn định, đặc biệt là từ năm 2008 trở lại đây sau
khi Việt Nam đã đạt tới đỉnh cao thu hút FDI.

Đồ thị: Đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 1988-2010
Nguồn: Tổng Cục thống kê (2010)
Có thể phân chia quá trình thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong 15 năm qua thành
các giai đoạn chủ yếu sau:
Từ 1988 đến 1996: Trong giai đoạn này, vốn FDI đổ vào Việt Nam liên tục
tăng với tốc độ nhanh cả về số dự án, số vốn đăng ký mới tăng và đạt mức đỉnh điểm
gần 8,9 tỷ USD vào năm 1996. Kết quả này phần nào là do kỳ vọng của các nhà đầu
tư nước ngoài đối với một nền kinh tế mới mở cửa, có quy mô dân số khá lớn với trên
70 triệu người và thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng.
Từ năm 1997 đến 1999: Đặc trưng bởi sự giảm sút mạnh của dòng vốn FDI đổ
vào Việt Nam, chủ yếu do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á và do môi
trường đầu tư ở Việt Nam trở nên kém hấp dẫn hơn so với các nước trong khu vực,
nhất là Trung Quốc. Một nguyên nhân có thể là do Luật Đầu tư Nước ngoài sửa đổi năm
1996 đã giảm đi một số ưu đãi đối với nhà đầu tư nước ngoài. Vốn FDI đăng ký mới
giảm trung bình tới 24%/năm, trong khi vốn giải ngân giảm với tốc độ chậm hơn, trung
bình khoảng 14%, góp phần thay đổi sự tương quan giữa vốn giải ngân và vốn đăng ký.
Từ năm 1999 trở đi, vốn giải ngân luôn vượt vốn đăng ký mới.
Từ năm 2000 đến 2003: Vốn giải ngân có xu hướng tăng, nhưng với tốc độ

4


Tiểu luận kinh tế phát triển

chậm, trong khi vốn và số dự án đăng ký mới biến động thất thường. Năm 2002 được
ghi nhận là năm có số vốn đăng ký thấp nhất, nhưng số dự án cao nhất hay quy mô
vốn/dự án là thấp nhất.
Từ năm 2004 đến 2008 : Tổng vốn đăng ký tăng lên khá mạnh, đặc biệt là năm
2008 có tốc độ tăng trưởng FDI mạnh nhất với vốn đăng kí là 71726 triệu USD, cùng với
1557 dự án một phần là do kết quả của cải thiện môi trường đầu tư bằng việc sửa đổi,

bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài và do quá trình hội nhập kinh tế thế
giới mà điển hình là việc Việt Nam gia nhập vào WTO (năm 2007). Ngoài ra, Chính
phủ cho phép đầu tư gián tiếp vào 35 ngành, đồng thời mở cửa hơn một số ngành do
Nhà nước độc quyền nắm giữ trước đây như điện lực, bảo hiểm, ngân hàng, viễn thông
cho đầu tư nước ngoài và cho phép chuyển đổi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
sang công ty cổ phần.
Từ năm 2008 đến 2010: Vốn FDI đã bị giảm sút lớn cả về tổng số vốn và số dự
án đăng kí, từ tổng số vốn đăng kí là 71726 triệu USD (năm 2008) giảm xuống còn
19886,1 triệu USD (năm 2010). Mặc dù chính sách về FDI của Việt Nam cũng có nhiều
thay đổi đáng kể. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư nước ngoài cho rằng, mặc dù thay đổi
nhưng các quy định luật pháp của Việt Nam vẫn thiếu minh bạch, thiếu nhất quán,
hiệu lực thực thi pháp luật thấp. Những yếu tố này làm tăng chi phí đầu tư và kinh
doanh và làm cho môi trường đầu tư ở Việt Nam trở nên kém hấp dẫn hơn so với trước
và so với một số nước trong khu vực, nhất là so với Trung Quốc.
1.2.

Một số đặc điểm FDI của Việt Nam.
Về cơ cấu đầu tư theo ngành: Các dự án FDI chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công

nghiệp – xây dựng, góp phần không nhỏ vào quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hoá. Trong giai đoạn 2007 – 2010, FDI đầu tư vào công nghiệp – xây
dựng luôn ở mức cao trên 50%, chỉ riêng năm 2009 vốn đầu tư vào dịch vụ tăng mạnh lên
tới 77,02%. Nông nghiệp chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tỉ trọng, thường xuyên ở mức
dưới 1%, mức cao nhất là 11% năm 2008. Xu hướng những năm gần đây đầu tư FDI tăng
mạnh ở nhóm Bất động sản.

5


Tiểu luận kinh tế phát triển


Bảng: FDI theo ngành kinh tế giai đoạn 2007-2010.
(đơn vị: triệu USD)
Năm

Nông-lâm-ngư nghiệp
Số dự án

Vốn đăng kí

2007

16

58.6

2008

23

2009
2010

Công nghiệp - XD
Số dự án

Dịch vụ

Vốn đăng kí


Số dự án

Vốn đăng kí

1081

12147.7

447

9141.5

223.5

605

36239

543

27548.5

29

134.5

550

5175.7


629

17797.1

12

36.2

664

10763.6

561

9086.3

(nguồn: Tổng cục thống kê)
Về qui mô vốn trên một dự án: Trung bình quy mô vốn trên một dự án của Việt
Nam giai đoạn 1990 – 2010 ở vào mức 12,09 triệu USD, quy mô đầu tư này so với các
nước trên thế giới chỉ ở vào mức vừa và nhỏ. Song năm 2008 đánh dấu một năm nhiều kỉ
lục cho việc thu hút vốn FDI vào Việt Nam. Tính riêng trong năm 2008, rất nhiều siêu dự
án FDI quy mô vốn hàng tỷ USD đã đổ vào Việt Nam, khiến cho tổng số vốn đăng ký
tăng cao kỷ lục 71726 triệu USD tăng gấp hơn 3 lần so với năm 2007, và gấp hơn hai lần
so với con số của hai năm 2006 và 2007 cộng lại. Nguyên nhân có thể do sự nhìn nhận
lạc quan của quốc tế đối với môi trường đầu tư dài hạn ở Việt Nam. Tuy nhiên từ năm
2009 trở lại đây, vốn FDI đang có xu hướng giảm dần.

(nguồn: Tổng cục thống kê)
Về địa bàn đầu tư: Phần lớn các dự án FDI tập trung ở các đô thị lớn và các khu
công nghiệp tập trung, nơi có điều kiện hạ tầng cơ sở thuận lợi, nguồn lao động dồi dào

và có trình độ kỹ năng. Dẫn đầu cả nước năm 2010 là khu vực Bắc Trung Bộ và duyên
hải miền trung, vượt qua hai khu vực có hai đầu tàu kinh tế lớn là Đông Nam Bộ và Đồng
bằng sông Hồng.

6


Tiểu luận kinh tế phát triển

Về cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư: Trong giai đoạn đầu thu hút FDI vào Việt
Nam (1988 – 1990), liên doanh vẫn là hình thức đầu tư nước ngoài chủ yếu vào Việt
Nam, tiếp đến là hình thức hợp tác kinh doanh. Một trong những nguyên nhân là do trong
thời kỳ đầu thu hút FDI, các nhà đầu tư nước ngoài còn chưa am hiểu về môi trường đầu
tư của Việt Nam, về những thủ tục pháp lý cần thiết… vì thế họ lựa chọn hình thức liên
doanh để tìm hiểu thêm về môi trường đầu tư của Việt Nam thông qua các đối tác liên
doanh của mình.
Tuy nhiên gần đây doanh nghiệp có vốn 100% nước ngoài chiếm tỷ trọng cao do
nhà đầu tư đã hiểu thêm về chính sách, luật pháp và phong tục tập quán, cách thức hoạt
động kinh doanh ở Việt Nam, hơn nữa, thực tế khả năng của các bên đối tác Việt Nam
trong liên doanh thường yếu cả về vốn lẫn trình độ quản lý, dẫn đến hoạt động kinh
doanh kém hiệu quả.
Từ đó các đối tác nước ngoài có xu hướng rút dần ra khỏi liên doanh, thành lập
các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, đứng lên làm chủ toàn bộ doanh nghiệp mình bỏ
vốn đầu tư.
2. Vai trò của FDI đối với nền kinh tế Việt Nam.
2.1.
Vai trò của FDI tới đầu tư xã hội và tăng trưởng kinh tế.

Đối với các nền kinh tế đang phát triển, đầu tư nội địa vẫn chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng đầu tư xã hội. Tuy nhiên, vốn FDI vẫn giữ vai trò quan trọng trong thúc đầy và

duy trì tăng trưởng kinh tế. Việt Nam bước vào công cuộc đổi mới từ năm 1986 với xuất
phát điểm rất thấp, FDI được xem là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho đầu tư trong
nước, đáp ứng nhu cho đầu tư phát triển kinh tế. Vốn FDI vào Việt Nam chiếm tỷ trọng
lớn trong đầu tư xã hội những năm 1988-1996 (31% tổng vốn đầu tư năm 1994), do kỳ
vọng của các nhà đầu tư.

7


Tiểu luận kinh tế phát triển

Dưới tác động cuả kinh tế thế giới và chính sách trong nước, tỷ trọng vốn FDI
trong tổng đầu tư xã hội giai đoạn 1998-2004. Sự thay đổi trong chính sách đầu tư đã thu
hút vốn đầu FDI tăng từ năm 2005.
Đặc biệt, trong khủng hoảng kinh tế, tài chính thế giới từ năm 2007, tỷ trọng vốn
FDI trong tổng đầu tư tăng lên đáng kể (30.9% năm 2008). Sự tăng lên này một phần do
kỳ vọng cao đối với tăng trưởng GDP ở các nước đang phát triển từ đó tăng cơ hội cho
hoạt động đầu tư cùng với sự linh hoạt trong chính sách để đối phó với diễn biến kinh tế
đặc biệt là ở các nước Châu Á.
Nguồn: Tổng cục thống kê
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu
GDP. Từ 2% năm 1991, khu vực này đã chiếm 18.72% năm 2010. Khu vực có vốn FDI
luôn dẫn đầu về tốc độ tăng giá trị gia tăng so với các khu vực kinh tế khác và là khu vực
phát triển năng động nhất.
Vai trò của FDI trong nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp và xuất

2.2.

khẩu
Vốn FDI vào Việt Nam tập trung vào khu vực công nghiệp. Từ năm 1988-2010,

vốn FDI vào công nghiệp là 99559.9 triệu USD, chiếm khoảng 51.2% tổng số vốn FDI.
Nhờ có các dự án sử dụng vốn FDI, Việt Nam đã cải thiện được nhiều ngành kinh tế quan
trọng như thăm dò, khai thác dầu khí, bưu chính viễn thông, điện tử, xây dựng hạ tầng…
Trong những năm gần đây, vốn FDI vào các hoạt động lien quan đến kinh doanh tài sản
và dịch vụ tư vấn tăng lên nhanh chóng, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu vốn FDI vào
Việt Nam. Do sự tăng chi phí sản xuất ở Trung Quốc, hiện nay Việt Nam và một số nước
thành viên ASEAN đã thu hút được vốn FDI đầu tư vào các ngành sản xuất do chi phí sản
xuất rẻ.
Về xuất khẩu, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có sự phát triển với tốc độ nhanh
chóng trong trị giá xuất khẩu hàng hóa, năm 2010 đạt 39086.5 triệu USD, chiếm khoảng

8


Tiểu luận kinh tế phát triển

54.1% tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa cả nước. Sự tăng lên nhanh chóng này cho thấy vai
trò ngày càng quan trọng của vốn FDI tới xuất khẩu. Tuy FDI có tỷ trọng xuất khẩu cao
song giá trị xuất khẩu ròng của khu vực có vốn FDI không cao do các dự án FDI trong
công nghiệp vẫn chủ yếu sử dụng các dây chuyền lắp ráp có quy mô nhỏ và sử dụng
nguồn đầu vào từ nhập khẩu là chính.
2.3.

Vai trò của FDI đối với việc làm và cải thiện nguồn nhân lực
Năm 2010, Việt Nam có 1726.5 nghìn lao động làm việc trong khu vực có vốn đầu

tư nước ngoài. Mặc dù tỷ trọng lao động trong khu vực này có xu hướng tăng nhưng tới
nay chỉ chiếm khoảng 3.5% tổng số lao động cả nước. Điều này cho thấy FDI xuất hiện
chủ yếu trong các ngành tập trung vốn và sử dụng lao động có trình độ kỹ thuật công
nghệ cao. Số lao động này được tiếp cận với khoa học công nghệ hiện đại, có tính kỷ luật

cao, được học tập các phương thức lao động tiên tiến, được đào tạo chuyên nghiệp…
Trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, thu nhập trung bình của lao động cao gấp 2 lần
so với các doanh nghiệp cùng ngành một phần đánh giá chất lượng lao động khu vực này.
Hơn nữa, một số chuyên gia Việt Nam làm việc tại các doanh nghiệp FDI đã có thể thay
thế dần các chuyên gia nước ngoài trong việc đảm nhiệm các chức vụ quản lý các quy
trình công nghệ hiện đại. Rõ ràng, với sự đầu tư vốn FDI từ các nước có khoa học công
nghệ tiến bộ, chất lượng lao động trong các dự án sử dụng vốn FDI đã tăng lên đáng kể.
Bên cạnh số việc làm do FDI trực tiếp tạo ra, khu vực sử dụng vốn FDI còn gián
tiếp tạo việc làm trong ngành dịch vụ và có thể tạo thêm lao động trong ngành công
nghiệp phụ trợ trong nước trong điều kiện tồn tại mối quan hệ mua bán nguyên vật liệu
hoặc hàng hóa trung gian giữa các doanh nghiệp.
2.4.

Vai trò của FDI với nguồn thu ngân sách Nhà nước và các cân đối vĩ mô
Vốn FDI có vai trò quan trọng trong nguồn thu của ngân sách Nhà nước. Tỷ trọng

các khoản thu từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng, năm 2009
có tỷ trọng là 11.45%. Thu ngân sách từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong
năm 2000 là 4735 tỷ đồng, vào năm 2009 thu ngân sách từ khu vực này là 50659 tỷ đồng.

9


Tiểu luận kinh tế phát triển

Với những chính sách đầu tư của Nhà nước, các doanh nghiệp FDI được hưởng chính
sách khuyến khích của Chính phủ thông qua giảm thuế thu nhập trong những năm đầu
hoạt động. Cùng với đó, FDI đã góp phần quan trọng trong tăng thặng dư tài khoản vốn,
nhìn chung, góp phần cải thiện cán cân thanh toán.
III. SỬ DỤNG MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG GIẢI THÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG

CỦA FDI TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
1. Một số nghiên cứu về mô hình kinh tế lượng đã được sử dụng trên thế giới

Đánh giá tác động của FDI đến sự tăng trưởng của nước ta có thể sử dụng hai cách
là định tính, định lượng, hoặc cả hai phương pháp.
Nếu đánh giá theo phương pháp định tính, kết quả thu được chủ yếu mang tính
chất mô tả, còn tác động có thực sự xuất hiện hay không, và ở mức độ nào thì lại không
xác định được một cách rõ ràng. Đánh giá theo phương pháp định lượng khắc phục được
điểm yếu này dựa trên cơ sở áp dụng mô hình kinh tế lượng. Và ngày nay, mô hình kinh
tế lượng được sử dụng ngày càng phổ biến, và cụ thể hơn. Từ đó rút ra kết quả cụ thể hơn
và có ý nghĩa về mặt khoa học hơn.
Trong phân tích định lượng có thể dùng nhiều chỉ số và phương pháp khác nhau
tùy thuộc vào số liệu có được. Các nghiên cứu đánh giá về tác động của FDI đến tăng
trưởng kinh tế trên thế giới rất đa dạng và đưa ra nhiều kết luận không thống nhất về tác
động của FDI đến nền kinh tế.
Laura Alfan (2003) sử dụng phương pháp hồi quy với số liệu hỗn hợp (pannel
data), để khảo sát mối qua hệ giữa FDI đến năng suất lao động ở các ngành khác nhau
cho 47 nước trong giai đoạn 1981-1999. Nghiên cứu đi đến kết luận, FDI có tác động tích
cực tới tăng năng suất của doanh nghiệp ngành chế biến, nhưng đồng thời lại tác động
tiêu cực tới tăng trưởng của các ngành nông nghiệp và khai khoáng.
Nghiên cứu của Kokko (1994) chỉ ra mối qua hệ tương quan thuận chiều giữa FDI
và tăng trưởng kinh tế ở Mê-hi-cô.

10


Tiểu luận kinh tế phát triển

Tác động tích cực của FDI tới tăng trưởng cũng được kiểm định trong nghiên cứu
của Kumar và Pradhan (2002) sử dụng hỗn hợp số liệu của 107 nước đang phát triển

trong thời kỳ 1980-1999...
Nghiên cứu của Đoàn Ngọc Phúc (2003) phân tich thực trạng, những vấn đề đặt ra
và triển vọng của FDI vào VIệt Nam trong thời kỳ khảo sát 1988-2003. Tác giả cho rằng
tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào khu vực có vốn đàu tư nước ngoài.
Biến động cả khu vực này vì vậy ảnh hưởng trực tiếp đến tốc đọ tăng trưởng kinh tế của
đất nước. Đặc biệt FDI có tác động đáng kể đến sản lượng công nghiệp, bổ sung nguồn
vốn đầu tư phát triển, tạo thêm nhiều việc làm, thúc đẩy sản xuất hàng hóa, xuất khẩu, cải
thiện cán cân thanh toán và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
2. Mô hình đánh giá tác động

Tốc độ tăng trưởng kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác nhau. Ta có
thể nói tới vốn, công nghệ, nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế, …Do thời gian và khối
lượng kiến thức được học môn Kinh tế lượng là có giới hạn, nên nhóm tiểu luận sẽ đưa ra
mối quan tâm chính đó là mối quan hệ giữa vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế, được biểu
diễn qua mô hình kinh tế lượng đơn giản sau:
g t = f ( FDI t , FDIt −1 ,... )

Biến phụ thuộc

gt

biểu hiện cho tăng trưởng kinh tế, đo bằng tốc đọ GDP thực tế

trên đầu người và là hàm số của một loạt biến độc lập.
FDI t

là biến thể hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Tác động của các biến độc lập tới tăng trưởng kinh kế được thể hiện qua hệ số ước
lượng, dấu của chúng và mức ý nghĩa thống kê.

3. Kết quả đánh giá
∗ Mô hình ước lượng sau sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS. Để thỏa

mãn điều kiện chọn biến, công cụ giả thiết rằng biến độc lập

FDI t

có ảnh hưởng đến biến

giải thích nhưng không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi trong mô hình.

11


Tiểu luận kinh tế phát triển

LOG( GDP) = β1 + β 2 ∗ LOG( FDI )

Hàm hồi qui tổng thể:
Dependent Variable: LOG(GDP)
Sample: 1991 – 2010
Included observations: 20
Variable
Coefficient
C
5.085050
LOG(FDI)
R-squared
Durbin-Watson
stat


0.745937
0.882334
0.461553

Std. Error
0.659323

;

t-Statistic
7.712533

0.064206
11.61789
Mean dependent var
Prob(F-statistic)

α = 0.05

;

n = 20

Prob.
0.0000
0.0000
12.71748
0.000000


Substituted Coefficients:
=====================

LOG( GDP) = 5.085050306+ 0.7459369349∗ LOG( FDI )

Với mức ý nghĩa

α = 0.05

, nhận thấy:

P − Value ( F ) = 0,00000
P − Value ( T ) = 0,00000

β 2 = 0.745937 > 0

nên hàm hồi qui là phù hợp.

có ý nghĩa thống kê nên FDI có tác động tích cực dương đối

với GDP.
R 2 = 0,8823

Trong những năm 1991 – 2010, có đến 88.23% sự biến động của GDP
được giải thích bởi biến FDI.

Kết luận:
“FDI có tác động thuận chiếu đến sự tăng trưởng GDP của đất nước.”



Tác động trễ của FDI tới tăng trưởng kinh tế

Hàm hồi qui tổng thể:
LOG( GDPt ) = α + β ∗ LOG( FDI t ) + λ ∗ LOG( FDI t −1 ) + u t

;

n = 20; α = 0.05

Dependent Variable: LOG(GDP)
Sample(adjusted): 1992 2010
Included observations: 19 after adjusting endpoints
Variable
Coefficient
Std. Error
t-Statistic

Prob.

12


Tiểu luận kinh tế phát triển

C
0.842822
0.320376
2.630726
LOG(FDI)
0.154437

0.051004
3.027919
LOG(GDP(-1))
0.817089
0.057295
14.26115
R-squared
0.991370
Mean dependent var
Durbin-Watson
1.252307
Prob(F-statistic)
stat
LOG( GDPt ) = α + β ∗ LOG( FDI t ) + λ ∗ LOG( FDI t −1 ) + u t

0.0182
0.0080
0.0000
12.78296
0.000000

n
19
 d
 1,252307 
h = 1 − 
= 1 −
= 1,738

^

2
2
1 − 19 * 0,0572952
  


1 − nVar  λ 
 


uα / 2 = u 0,025 = 1,96; h < u 0,025 :


Mô hình không có tự tương quan bậc 1.
^

^

Ta có:

β=

Nhận thấy:

β0
^

1− λ

=


0,1544
= 0,8441
1 − 0,817089





β = 0,8441> β 0 = 0,1544

Tác động tích cực của FDI đến tốc độ tăng trưởng kinh tế có xu hướng tăng theo thời gian.
Qua mô hình kinh tế lượng, ta có thể nhận thấy là FDI ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng của
GDP những năm 1991 – 2010. Nhờ có vốn FDI đầu tư vào Việt Nam, tăng trưởng GDP đã được tăng lên
một cách tương đối rõ ràng từ năm này so với năm trước. Chính nhờ những chính sách hợp lý, sự ổn
định về mặt kinh tế, chính chị, … đã dần chiếm được niềm tin của các nhà đầu tư. Vì vậy, mà những năm
về sau, lượng FDI tăng lên một cách mạnh mẽ nhưng trong khoảng những năm 2008 trở lại đây. Đất
nước chúng ta, đang được định hướng một cách đúng đắn về việc sử dụng vốn FDI đầu tư vào nước nhà.
Điều đó được nói lên bởi, tác động tích cực của FDI đến tốc độ tăng trưởng kinh tế có xu hướng tăng
theo thời gian, năm này qua năm khác.

IV. CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
1. Cơ hội và thách thức
1.1.
Cơ hội

13


Tiểu luận kinh tế phát triển


Việt Nam được hưởng lợi nhờ làn sóng FDI dịch chuyển từ các nền kinh tế phát
triển sang các nền kinh tế đang nổi. Dòng vốn FDI dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt
Nam do chi phí nhân công ở Trung Quốc tăng lên. Việt Nam trở thành điểm đến của các
hoạt động chế tác dịch chuyển từ các phát triển hơn trong khu vực.
Các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là Nhật, đang chú ý trở lại thị trường Việt Nam.
Sau một thời gian đầu tư ồ ạt sang Trung Quốc, nhiều công ty đa quốc gia thấy rằng
không nên quá tập trung vào một thị trường mà cần phân tán một phần các cơ sở sản xuất
sang các nước khác để tránh rủi ro.
Thách thức

1.2.

Để có thể thu hút FDI vào các lĩnh vực công nghệ cao và tiến lên những bậc thang
cao hơn trong chuỗi giá trị sản xuất khu vực và toàn cầu, Việt Nam cần có chiến lược đào
tạo nguồn nhân lực trình độ cao nhằm đáp ứng yêu cầu các nhà đầu tư nước ngoài.
Việc dòng vốn FDI toàn cầu chuyển hướng sang tập trung vào lĩnh vực dịch vụ,
khiến cho Việt Nam khó khăn hơn trong việc thu hút được vốn đầu tư vào các lĩnh vực
chế tác, công nghệ cao và dài hạn.
Việt Nam cần thận trọng trước xu hướng đầu tư công nghệ thấp từ Trung Quốc.
Bởi lẽ giá nhân công đang tăng cao, và nền kinh tế phát triển mạnh mẽ khiến cho nước
Trung Quốc muốn đẩy các ngành công nghệ thấp sang các nước lân cận có nền kinh tế
đang phát triển, mà trong đó có Việt Nam. Điều này khiến cho chúng ta gián tiếp phải
chịu sự đầu tư về mặt công nghệ lạc hậu, cản trở những bước tiến của nền kinh tế trong
thời gian tới. Nhất là khi đang có sự tham gia của vốn đầu tư FDI, thì chúng ta cần nền
công nghệ tiên tiến hơn, để sản xuất.
Trình độ nguồn nhân lực sẽ là rào cản đối với Việt Nam trong việc thu hút FDI,
đặc biệt là các hoạt động đầu tư có công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng cao.
2. Đề xuất giải pháp


14


Tiểu luận kinh tế phát triển

o

Tiếp tục đổi mới tư duy và đổi mới cách tiếp cận trong xây dựng chính sách đầu tư
nước ngoài cho giai đoạn tới. Thực hiện các cam kết về hội nhập và điều chỉnh luật lệ
cho phù hợp với qui định và nguyên tắc cuả WTO sẽ ảnh hưởng tích cực tới thu hút
vốn FDI vào Việt Nam. Việc này, sẽ giúp chúng ta có thể cải thiện môi trường đầu từ,
nâng cao trình độ của lực lượng lao động, sẵn sàng tiếp nhận vốn FDI đầu tư vào Việt

o

Nam.
Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tăng sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài
để có thể cạnh tranh được với các nước trong khu vực về thu hút FDI. Tạo môi trường
kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Nhanh

chóng hoàn thiện thị trường các nhân tố sản xuất.
o Thực hiện các biện pháp hữu hiệu nhằm thu hút các công ty đa quốc gia lớn có tiềm
năng về công nghệ. Nhanh chóng cải cách các bộ máy tổ chức nhà nước nhằm tăng
năng lực của các tổ chức này, kể cả nhân lực sao cho đủ khả năng tiếp thu kiến thức
và tiến bộ công nghệ mới, triển khai thực hiện nhanh luật sở hữu trí tuệ và thực hiện
nghiêm túc quyền sở hữu trí tuệ và bảo hộ bản quyền theo thông lệ quốc tế, mặt luôn cập
nhập, phân tích và xử lý thông tin về các công ty lớn.
Để thu hút các công ty lớn có tiềm lực về công nghệ và khuyến khích chuyển giao công
nghệ, ngoài môi trường đầu tư chúng ta phải gây dựng được niềm tin cho các nhà đầu tư;
cũng như nên có những chính sách ưu đãi đầu tư thích hợp.


KẾT LUẬN
Trong gần 24 năm kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành, Việt Nam đã
đạt được những kết quả khá ấn tượng về thu hút nguồn vốn FDI. Cùng với sự gia
tăng của khu vực có vốn FDI, GDP cả nước cũng tăng trưởng nhanh và
thường xuyên ở mức cao. Với sự nỗ lực từ phía Chính phủ, nền kinh tế Việt Nam
luôn có sự khởi sắc và vươn lên ngay cả trong thời kì khủng hoảng kinh tế thế giới diễn
ra.
Thành quả trên đã gợi mở về mối quan hệ hai chiều giữa tăng trưởng kinh tế và đầu
tư trực tiếp nước ngoài. Qua những phân tích định tính và định lượng trên đây, có thể rút ra

15


Tiểu luận kinh tế phát triển

kết luận nguồn vốn đầu tư nước ngoài FDI vào Việt Nam có ảnh hưởng tích cực tới sự tăng
trưởng kinh tế trong thời kì 1986 – 2010. Tuy phải đối mặt với nhiều thách thức song sự tác
động tích cực này không chỉ diễn ra trên nhiều mặt mà còn có xu hướng tăng dần theo thời
gian.
Tuy nhiên, cho đến nay các kênh và cơ chế tác động của FDI tới tăng trưởng
hầu như vẫn chưa được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng. Trong khi đó, việc hiểu sâu và
đánh giá được tác động của FDI tới tăng trưởng có thể cung cấp một số căn cứ có ích
cho việc xây dựng chính sách nhằm tối đa hóa những lợi ích mà FDI có thể mang lại cho
Việt Nam.
Vì vậy trong những năm tới Việt Nam cần có những giải pháp tích cực để thu hút
nguồn vốn tiềm năng này góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước, nhằm mục
tiêu tăng trưởng kinh tế cao hơn nữa trong tương lai, đồng thòi các nhà hoạch định chính
sách cần quan tâm hơn tới việc sử dụng và giải ngân nguồn vốn FDI để việc sử dụng
nguồn vốn này có hiệu quả nhất, tránh lãng phí và thất thoát.


16


Tiểu luận kinh tế phát triển

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

TS. Vũ Thị Ngọc Phùng, 2008, Giáo trình kinh tế phát triển, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

2.

Đoàn Ngọc Phúc (2004), Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam – Thực trạng, những vấn đề
đặt ra và triển vọng, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 315/2004, Hà Nội, Việt Nam.

3.

Nguyễn Mại, 2004, “Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài FDI của Việt Nam: Thành quả và việc
hoàn thiện chính sách”. Tài liệu hội thảo quốc tế về “Việt Nam gia nhập WTO: Cơ hội và “Thách
thức” tháng 3/2004 tại Hà Nội. Dự án CIEM – DANIDA.

4.

Nguyen Thi Phuong Hoa, (2008) Foreign Direct Investment and its Contributions to Economic
Growth and Poverty Reduction in Viet Nam (1986 -2008), Peter Lang, Frankfurt am Main,
Germany.

5.


Tài liệu của Hội nghị toàn quốc lần thứ 9 (khóa IX) của Đảng Cộng Sản Việt Nam, 2004.

6.

Niêm giám thống kê các năm 2000 – 2004.

7.

UNCTAD. 2000. World Investment Report 2010.

8.

Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XVIII, 1996.

9.

Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, 2001.

10.

/>Website chính thức Tổng cục thống kê:

11.
12.

/>
17




×