Tải bản đầy đủ (.pptx) (16 trang)

Quản lý hành chính nhà nước trong khoa học công nghệ ở việt nam hiện nay (bản chỉnh sửa)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (671.66 KB, 16 trang )

Chuyên đề: Quản lý hành chính nhà nước trong
k h o a h ọ c – c ô n g n g h ệ ở Vi ệ t N a m h i ệ n n a y

Nhóm thực hiện: Nhóm 3
GVHD: thầy Vũ Văn Tuấn


Bố cục

I.
II.

Đặt vấn đề
Nội dung
1. Định nghĩa
2. Đặc điểm
3. Tiêu chuẩn trong quản lý hành chính nhà nước về
4. Một số vấn đề yếu kém trong quản lý KH – CN

III. Kết luận
IV. Tài liệu tham khảo

KH – CN


I. Đặt vấn đề
Vấn đề về quản lý hành chính trong khoa học công nghệ (KH – CN) có rất nhiều nội dung: hoạt động KH – CN; phát triển tiềm
lực KH - CN; sở hữu trí tuệ; tiêu chuẩn đo lường chất lượng; năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân; quản lý Nhà nước các
dịch vụ công trong lĩnh vực KH - CN…
Nhưng tất cả các đối tượng được quản lý trên đều là yếu tố thúc đẩy, duy trì, giúp nhà nước kiểm soát và giữ công bằng, minh
bạch cho 1 đối tượng duy nhất: hoạt động KH - CN. Đây cũng là vấn đề được đặt lên hàng đầu trong quản lý, là hình thức mà qua


đó sản phẩm KH – CN được hình thành; là trung tâm để các đối tượng được quản lý khác xoay quanh, đảm bảo lợi ích tốt nhất cho
tất cả các bên tham gia hoạt động KH - CN
Nhóm chỉ tiếp cận vấn đề thuộc về tính chất chung của KH – CN và quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay để thấy
được sự chênh lệch mang tính bản chất – là cái khung bao quanh mà trong đó hoạt động KH – CN được diễn ra; tìm hiểu xem quản
lý hành chính có bao quát hết các tính chất nội hàm của hoạt động, nghiên cứu KH – CN hay không, thông qua các tiêu chuẩn trong
quản lý hành chính nhà nước đối với KH – CN.


II. Nội dung
1.Định nghĩa
a) Quan niệm về quản lý hành chính nhà nước trong KH – CN
Quản lý hành chính Nhà nước về khoa học – công nghệ là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước
trên cơ sở pháp luật đối với hoạt động khoa học - công nghệ, do các cơ quan trong hệ thống hành chính Nhà nước từ trung ương đến
cơ sở tiến hành nhằm thực hiện những mục tiêu, chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước về vấn đề khoa học công nghệ.
b) Khái niệm về hoạt động KH – CN và các khái niệm liên quan
Hoạt động KH – CN: là hoạt động có hệ thống liên quan tới sản xuất, nâng cao, truyền bá, ứng dụng tri thức khoa học và kinh tế
trong mọi lĩnh vực gồm khoa học tự nhiên, y học, nông nghiệp, xã hội và nhân văn, …
Nghiên cứu khoa học: là việc tìm tòi, khám phá bản chất sự vật gồm tự nhiên, xã hội, con người để thỏa mãn nhu cầu nhận
thức sáng tạo => tác động trở lại => biến đổi sự vật một cách có mục đích.
Hoạt động nghiên cứu khoa học: là chuỗi hoạt động có tính sáng tạo, hệ thống từ nghiên cứu cơ bản đến ứng dụng, triển khai
gồm 4 thuộc tính là sáng tạo, mới , sử dụng phương pháp khoa học, tri thức mới.


2. Đặc điểm của QLHCNN, KH- CN
Quản lý hành chính Nhà nước ở VN

KH- CN

Hoạt động quản lý hành chính nhà nước có tính chấp hành và điều hành:


Tính mới: Chưa có trước đó

+Tính chấp hành thể  hiện  ở  mục đích QLHCNN:đảm bảo thực hiện trên thực tế các văn bản pháp
luật của các cơ quan quyền lực NN.
+Tính điều hành QLHCNN thể hiện ở chỗ: để đảm bảo
 cho các văn bản pháp luật của các cơ quan quyền lực 
nhà nước được thực hiện trên thực tế.

Quản lý HCNN là hoạt động mang quyền lực NN:
+Quyền lực nhà nước trong quản lý hành chính nhà nước trước hết thể hiện qua phương tiện cơ bả
n là văn bản quản lý hành chính nhà nước .
+ Quyền lực nhà nước còn thể hiện trong việc các chủ thể
có quyền tiến hành những hoạt động cần thiết để bảo
 đảm thực  hiện ý chí nhà nước: biện pháp về tổ chức, về kinh
tế, tuyên truyền giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế … 

Tính tin cậy: do được kiểm chứng


quyền năng hành pháp.

-Tính thông tin: Thông qua các sản phẩm khoa học
-Tính khách quan

Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động có có tính thống nhất và được

- Tính rủi ro: Do giả thiết, nhà nghiên cứu, phương tiện,...

Quản lý hành chính NN là hoạt động được tiến hành bởi những chỉ thể có


tổ chức chặt chẽ.

Là hoạt động mang tính liên tục

- Tính cá nhân của nhà nghiên cứu: Tài năng, cá tính.

-Tính trễ áp dụng
- Tính phi kinh tế


3. Tiêu chuẩn trong quản lý hành chính nhà nước về KH – CN
* Vấn đề được cho là gốc gác của toàn bộ ý tưởng về quản lý nghiên cứu khoa học: đánh giá nghiên cứu khoa học
như thế nào ?
+
Nghiệm thu đề tài mang nặng cảm tính, chưa có chuẩn cụ thể.
+
Việc xét điểm đánh giá luận văn cũng không dựa trên những tiêu chuẩn cụ thể, mà chỉ thảo luận một cách cảm tính trong hội
đồng => diễn ra tình trạng lạm phát luận văn xuất sắc.
+
Để xét phong chức danh giáo sư, phó giáo sư, các hội đồng sử dụng thang điểm quy ước để đánh giá các công trình khoa
học (VD: 1 bài báo khoa học: 1 điểm; 1 cuốn sách: 4 điểm…)
=>
Việc không tuân thủ các tiêu chuẩn gây nên các yếu tố mang tính tâm lý, xã hội (sự áp đảo của 1 bộ phận hội đồng thẩm
định, sự vị nể trong đánh giá,…)
Để tính các khoản thu hồi cho các dự án sản xuất thử thử nghiệm, các chủ nhiệm đề tài tính toán “hiệu quả kinh tế” mà dự
án sản xuất thử thử nghiệm mang lại => Hiệu quả kinh tế bị nhìn nhận lệch lạc.
Hiện nay, đề tài “cấp nhà nước” được tính điểm cao hơn đề tài “cấp bộ”; Đề tài “cấp bộ” được tính điểm cao hơn đề tài “cấp
cơ sở”; Còn những sáng tạo khoa học “cấp cá nhân” thì không có chỗ đứng nào trong thứ bậc hành chính này. Tiêu chuẩn này sai ở
chỗ, đề tài của các cấp thường nhằm giải quyết một nhu cầu thực tế (về công nghệ, kinh tế hoặc xã hội) của cấp đó, không nhất
thiết yêu cầu trình độ khoa học cao. (Vũ Cao Đàm, Tiếp tục tiến trình cải cách chính sách và khoa học công nghệ ở nước ta)



Ví dụ: Nguyên tắc quản lý đề tài nghiên cứu cấp trường tại trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Chỉ trong nguyên tắc quản lý dưới đây chúng ta có thể thấy một số bất cập:
Đề tài cấp trường được phân cấp cho các đơn vị, căn cứ vào lượng kinh phí hằng năm và hướng phát
triển của Trường; Lãnh đạo các đơn vị có trách nhiệm xét thành lập và tổ chức Hội đồng xét chọn, kiểm tra
giám sát và đánh giá kết quả nghiệm thu đề tài.
Đề tài cấp trường được Hiệu trưởng ký và ra quyết định phê duyệt thuyết minh và giao cho tổ chức, cá
nhân thực hiện.
Các cá nhân đăng ký làm chủ nhiệm là cán bộ có trình độ từ đại học trở lên, có chuyên môn phù
hợp với lĩnh vực nghiên cứu của đề tài. (Lưu ý:- Tiến sỹ, Phó Giáo sư trở lên không được tham gia xét chọn
đề tài cấp Trường)
Mỗi đề tài chỉ được phép 01 chủ trì và 03 người tham gia; không có TS hoặc đồng chủ nhiệm và phó
chủ nhiệm, mỗi cá nhân chỉ được chủ nhiệm 1 đề tài cấp trường trong cùng một thời gian và đã nghiệm thu đề
tài/dự án các cấp được giao trong thời gian trước.
Thời gian thực hiện đề tài cấp trường không quá 12 tháng tính từ khi được phê duyệt và cấp kinh
phí thực hiện (Đối với chuyên ngành Kinh tế - Sư phạm và Xã hội kinh phí tối thiểu 20 triệu đồng/đề tài và
chuyên ngành về kỹ thuật tối thiểu 30 triệu đồng/đề tài)


=>

Chưa thấy trường phân loại ra nghiên cứu nào trong giai đoạn triển khai, nghiên cứu nào trong giai đoạn ứng dụng,…

Trong khi việc chưa thống nhất tiêu chuẩn cho việc xác định giá trị của nghiên cứu thì việc giới hạn thời gian ở đây cũng chỉ là hệ lụy.
Đề tài xã hội thường sẽ có nhiều phát sinh về tài chính hơn trong quá trình điều tra, việc khai báo tình hình hoạt động thường xuyên để
nhà trường cấp kinh phí sẽ rất rườm rà, gây khó khăn cho người nghiên cứu. (Quy trình cụ thể quản lý đề tài cấp trường, phòng Khoa học và Công nghệ, trường
Đại học Nông nghiệp Hà Nội)

=>


Chưa nói đến những vấn đề xã hội tiêu cực khác: Đó là người ta phải chạy xô đi tìm kiếm đề tài cấp càng cao càng tốt và

sao lãng những tìm tòi khoa học đích thực mà một nền khoa học cần phải đạt được. Từ đây dẫn đến một điều khác nguy hại hơn, là
các nhà nghiên cứu mất thói quen tự nghiên cứu, phát triển tư tưởng chờ đợi những chỗ dựa ở đề tài các cấp. (Vũ Cao Đàm, Tiếp tục tiến trình cải
cách chính sách và khoa học công nghệ ở nước ta)

=>

Đọc những điều kiện này, chúng ta có thể thấy một yêu cầu rất cao cho các ứng viên, làm cho cơ quan tài trợ yên tâm là đã

“chọn đúng được mặt” để mà “gửi vàng”. Tuy nhiên nếu suy nghĩ sâu một chút thì chúng ta lại nhận ra một khía cạnh đáng suy nghĩ
khác, đó là nếu cứ theo tiêu chí này, thì những người thuộc giới trẻ chưa có công trình công bố ở đâu, chưa có bằng tiến sỹ và hàm
giáo sư và phó giáo sư, … thì dù có tư tưởng khoa học hay đến mấy cũng cứ xin đứng chầu rìa…

(Vũ Cao Đàm, isos.gov.vn)


4. Một số vấn đề yếu kém trong quản lý KH - CN
Từ những nhận định trên có thể thấy vấn đề tiêu chuẩn còn mang nặng tính hành chính, chưa được xây
dựng hoàn chỉnh dựa trên đặc trưng của hoạt động KH – CN; chưa xây dựng trên định hướng kinh tế thị trường;
chưa tiếp thu được các tiêu chuẩn quốc tế tiên tiến.
Hậu quả đến từ vấn đề xác định tiêu chuẩn không phù hợp (với thực tế bối cảnh chung lẫn trong đặc
trưng KH – CN) là rất đa dạng, dẫn đến những lệch lạc trong áp dụng và triển khai sau này.
Sau đây là một số vấn đề yếu kém cần giải quyết mà Bộ KH – CN đã thống kê mà có ảnh hưởng tới việc
quản lý ở mọi cấp độ hành chính (theo Thực trạng khoa học công nghệ Việt Nam, Hoạt động khao học và công
nghệ - Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, Bộ Khoa học và Công nghệ (www.most.gov.vn), ngày truy cập
4/12/2009)



Quản lý cán bộ theo chế độ công chức không phù hợp với hoạt động KH - CN
VD: Trong nguyên tắc quản lý đề tài cấp trường ở trên, có thực sự phải tuân thủ việc phải “có chuyên môn phù hợp với
lĩnh vực nghiên cứu của đề tài”?
Có một thực tế được thầy Vũ Cao Đàm tổng hợp và nhận xét về vấn đề quản lý đào tạo tín chỉ của ta: “… ở các
nước người ta mở rất rộng cửa cho sự di động xã hội (social mobility) giữa các ngành khoa học. Trong một công trình
nghiên cứu của mình, Đào Thanh Trường, chủ nhiệm Bộ môn Quản lý KH&CN của Trường đại học KHXH&NV,
ĐHQGHN đã đưa ra được một thống kê thú vị của Hàn Quốc, sự di động xã hội trong khoa học xã hội là 35%, trong
khi trong khoa học tự nhiên chỉ là 5%. Xét theo quan điểm khoa học luận (Theory of science), thì sự di động xã hội
trong khoa học chính là con đường mở ra những ngành khoa học mới. Suy ra: khống chế quá chặt chẽ “mã ngành đào
tạo” chính là ngăn chặn sự di động xã hội trong khoa học, nói cách khác, đó là một cách kìm hãm sự phát triển khoa
học.” (Bàn về hội nhập khoa học, Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội, số 216, 2009, tr 31, 32)
Tất nhiên, với một đề tài cấp trường đã được xác định cụ thể phạm vi, phương pháp, nội dung nghiên cứu thì việc
có chuyên môn phù hợp là cần thiết. Nhưng đối với một đề tài xã hội rộng lớn, có giá trị nâng cao tri thức, một công
việc như làm chính trị đòi hỏi có kiến thức khoa học xã hội uyên thâm, nhiều lĩnh vực… thì liệu có thể áp dụng tiêu
chuẩn trên?


Cơ chế quản lý tài chính và thị trường KH – CN chậm phát triển
Có thể xuất phát từ một số nguyên nhân sau:

-

Thứ nhất, bản thân nhu cầu đầu tư cho KH&CN của các doanh nghiệp chưa lớn. Việt Nam chủ trương áp dụng mô hình tăng
trưởng kinh tế theo chiều rộng, trong đó các ngành cần nhiều vốn, lao động được chú trọng => Lợi thế cạnh tranh được tạo dựng
nên từ chi phí lao động thấp chứ không phải chất lượng sản phẩm.

-

Thứ hai, khách quan hơn, một trong những nguyên nhân dẫn đến việc các doanh nghiệp Việt Nam chưa đầu tư mạnh cho
KH&CN liên quan đến trình độ phát triển của nền kinh tế và quy mô của doanh nghiệp, cho dù có nhu cầu đi chăng nữa. Theo

Bộ trưởng bộ KH – CN Nguyễn Quân, nguồn tài chính cho KH-CN của Việt Nam năm 2012 chỉ là 700 triệu USD – chiếm 2% ngân
sách nhà nước (trong khi chỉ riêng Tập đoàn Samsung của Hàn Quốc đã chi hơn 1 tỷ USD cho công nghệ)

Bên cạnh đó cũng có những doanh nghiệp coi trọng đầu tư nghiên cứu KH – CN như Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) năm
2010 đã thành lập Viện nghiên cứu riêng, theo mô hình của các tập đoàn lớn trên thế giới. Viettel đã trích 10% lợi nhuận trước thuế cho
Quỹ Phát triển KH-CN, tương đương với 2.500 tỷ đồng (Đầu tư cho khoa học - công nghệ: Hướng đi bền vững của doanh nghiệp, tạp chí Tài chính, cập nhật vào tháng
11, 2013)


Thứ ba, trên thực tế, mặc dù có một số doanh nghiệp có nhu cầu mua công nghệ mới trên thị trường, nhưng khả năng
đáp ứng của các doanh nghiệp KH&CN trong nước còn hạn chế (cả về trình độ KH – CN của công cụ sản xuất lẫn con người).
Mặt khác, do đầu tư vào phát triển KH&CN là lĩnh vực đầu tư có mức độ rủi ro cao, trong khi mức độ bảo vệ quyền sở
hữu trí tuệ tại Việt Nam lại thấp, các doanh nghiệp KH&CN của Việt Nam chưa nhận được đủ khuyến khích để đầu tư phát triển những
công nghệ mới, bởi khả năng thành công không cao. (Nguyễn Hồng Sơn, Cơ chế tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ ở Việt Nam: Một số hạn chế và giải pháp
hoàn thiện, trang tin tức sự kiện, trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, cập nhật vào 10/2012)

Nhưng để đánh giá xem rủi ro như thế nào lại quay lại câu chuyện về bất cập trong tiêu chuẩn quản lý hành chính nhà nước về
KH - CN


Các tổ chức KH – CN chưa có được quyền đầy đủ tự chủ về kế hoạch
Việc điều tiết của nhà nước là không thể thiếu trong bất kỳ một lĩnh vực nào của xã hội, nhất là với vấn đề khoa học công nghệ
đã trở thành quốc sách hàng đầu.
Nhưng, như đã nói ở trên, với đặc trưng tìm tòi, sáng tạo của hoạt động, nghiên cứu khoa học công nghệ thì việc nhà nước giao
các kế hoạch, kinh phí, nghiệm thu các đề tài chưa phù hợp và chưa theo tiêu chuẩn quốc tế.
Vấn đề tự chủ kế hoạch sẽ kéo theo tự chủ một phần về tài chính và nguồn nhân lực cho đề tài.
Ví dụ nếu không kêu gọi được đầu tư vào đề tài xã hội mà chỉ có đầu tư 20 triệu từ phía ngân sách nhà trường thì trong quá
trình nghiên cứu sẽ gặp rất nhiều trở ngại trong việc thu thập thông tin và đáp ứng các nhu cầu tối thiểu trong quá trình nghiên cứu. Hệ
lụy tất yếu sẽ xảy ra là chỉ với 12 tháng thực hiện đề tài thì dù có chưa tìm ra được một sản phẩm chất lượng thì cũng phải đảm bảo về
số lượng hoặc cố mô tả cho kết quả nghiên cứu để đáp ứng được một số cam kết trong hợp đồng khi nhà trường cấp kinh phí.



III. Kết luận
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, việc ứng dụng tri thức khoa học- công nghệ là rất quan trọng đối
với việc đưa Việt Nam sánh vai với sự phát triển của nhân loại. Để làm được việc đó, tất yếu đòi hỏi có sự quản
lý hiệu quả của Nhà nước. Một biểu hiện rõ nét trong việc đưa vai trò quản lý hành chính của Nhà nước vào
trong khoa học- công nghệ đó là Luật sở hữu trí tuệ, nhằm đảm bảo quyền sở hữu tối thiểu của mọi chủ thể đối
với sản phảm khoa học- công nghệ được Pháp luật bảo vệ.
Tuy nhiên, một hoạt động quan trọng như quản lý hành chính Nhà nước trong khoa học- công nghệ ở Việt
Nam cũng không tránh khỏi những hạn chế, yếu kém nhất định xuất phát từ nhiều nguyên nhân kể cả chủ quan,
lẫn khách quan mà cần thiết phải có sự điều chỉnh hợp lý, hiệu quả từ các cấp lãnh đạo Nhà nước trong lĩnh vực
quản lý hành chính đối với khoa hoc- công nghệ.


IV. Tài liệu tham khảo
1.

Vũ Cao Đàm, Tiếp tục tiến trình cải cách chính sách và khoa học công nghệ ở nước ta, CSDL PICMS Thông tin hỏi – đáp phục
vụ DBQH của Phòng thông tin, trung tâm Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội.

2.
3.

Nguyên tắc quản lý đề tài nghiên cứu cấp trường tại trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Đề tài cấp trường (hua.edu.vn).

4.

Bàn về hội nhập khoa học, Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội, số 216, 2009, tr 31, 32

Thực trạng khoa học công nghệ Việt Nam, Hoạt động khao học và công nghệ - Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, Bộ Khoa học

và Công nghệ (www.most.gov.vn), ngày truy cập 4/12/2009.

5.
6.

Vũ Cao Đàm, Đánh giá nghiên cứu khoa học?, Tạp chí Tia sáng, truy cập ngày 13/4/2012.

7.

Nguyễn Hồng Sơn, Cơ chế tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ ở Việt Nam: Một số hạn chế và
giải pháp hoàn thiện, trang tin tức sự kiện, trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, cập nhật vào
10/2012.

Đầu tư cho khoa học - công nghệ: Hướng đi bền vững của doanh nghiệp, tạp chí Tài chính, cập nhật vào
tháng 11, 2013.



×