Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.67 KB, 21 trang )

MỤC LỤC:

I. Đặt vấn đề
II. Nội dung chính: Bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành
niên hiện nay

1. Khái niệm
1.1 Khái niệm bạo lực
1.2

Khái niệm bạo lực học đường

2. Phân loại
3. Thực trạng
4. Nguyên nhân
4.1 Nguyên nhân từ bản thân học sinh
4.2 Nguyên nhân từ phía gia đình
4.3 Nguyên nhân từ phía nhà trường
4.4

Nguyên nhân từ phía xã hội

5. Hệ quả
5.1 Ảnh hưởng đến bản thân học sinh
5.2 Ảnh hưởng đến gia đình
5.3 Ảnh hưởng đến nhà trường
5.4 Ảnh hưởng đến xã hội
6. Giải pháp


III.


I.

Kết luận

Đặt vấn đề:

Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước, là người sẽ
góp phần xây dựng quê hương đất nước giàu mạnh trong
tương lai. Chính vì vậy mà giáo dục luôn là quốc sách
hàng đầu của mỗi quốc gia. Tuy nhiên thực tế đáng buồn
hiện nay là sự suy thoái đạo đức ở giới trẻ đang ngày một
gia tăng và trở thành vấn nạn của toàn xã hội. Ta có thể
thấy rõ được điều này qua tình trạng bạo lực học đường.
Tuy mức độ khác nhau nhưng cả thành thị và nông thôn,
cả đồng bằng và miền núi đều đã xảy ra những vụ liên
quan đến bạo lực học đường.
Bạo lực học đường không phải là một vấn đề mới mẻ
nhưng thời gian gần đây mới bùng phát một cách mạnh
mẽ, mức độ và tính chất của hành vi này ngày càng nguy
hiểm. Bạo lực học đường đang trở thành mối lo ngại của
ngành giáo dục, cha mẹ, học sinh và toàn xã hội.
Bạo lực học đường tác động trực tiếp đến tinh thần, thái
độ học tập của học sinh và việc giảng dạy của thầy cô
giáo.Có thể nói, bạo lực học đường không phải là vấn đề
của riêng quốc gia nào mà đã trở thành vấn nạn của toàn
cầu.
Vậy chẳng lẽ chúng ta ngồi nhìn đạo đức con em mình
ngày càng đi xuống, đánh đập lẫn nhau trong nhà
trường… Cho nên chúng ta cần tìm ra nguyên nhân của
hiện tượng này, tìm ra những biện pháp có hiệu quả để

khắc phục triệt để tình trạng bạo lực học đường.



II.

NỘI DUNG CHÍNH:

1.Khái niệm:
1.1 Khái niệm bạo lực:
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về bạo lực. Dưới góc độ
Xã hội học thì khái niệm bạo lực được hiểu rộng hơn.
Bạo lực là việc sử dụng vũ lực để gây thương tích cho
người hoặc tài sản. Bạo lực có thể gây ra đau đớn về thể
chất và tinh thần cho người trực tiếp gây ra các hành vi
bạo lực cũng như cho người bị hại. Cá nhân, gia đình,
trường học, nơi làm việc, cộng đồng, xã hội và môi trường
- Tất cả đều có thể bị tổn thương do bạo lực gây ra.
Bạo lực là một phương thức hành xử trong các mối quan
hệ xã hội và tồn tại từ rất lâu trong lịch sử. Với bản chất
như vậy thì bạo lực cũng có thể là những hình thức chém
giết, đánh đập, hành hạ nhau về mặt thể xác nhưng cũng
có thể là trấn áp, đe dọa, gây sức ép về mặt tâm lý và
tinh thần.
1.2 Khái niệm bạo lực học đường:
Bạo lực học đường: là một dạng thức của bạo lực trong xã
hội. Nó là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp
công lý, đạo lý, xúc phạm, trấn áp người khác ( có thể
dùng lời nói, hành động có hoặc không có vũ khí…) gây
nên những tổn thương tinh thần và thể xác ở phạm vi các

mối quan hệ trong trường học ( giữa học sinh - học sinh,
giáo viên – học sinh ).
2.Phân loại bạo lực học đường:


Có 3 loại bạo lực học đường:
Bạo lực về thể xác: Là hành động sử dụng vũ lực,
đánh đập, ... gây ra thương tích cho đối tượng bị bạo
lực và có thể dẫn đến những hậu quả xấu hơn
Bạo lực về tinh thần: la mắng, chửi bới, im lặng
không nói chuyện trong thời gian dài...
Bạo lực về ngôn ngữ: Là những lời nói lăng mạ, mắng
nhiếc, hạ thấp bản thân của người khác.
Hình thức thực hiện:
Chửi thề, nói xấu, chia rẽ bè phái, miệt thị.
Nhắn tin hoặc gửi thư uy hiếp, bắt nạt, trấn lột đồ đạc
hoặc tiền bạc.
Uy hiếp bằng hình ảnh, thông tin mang tính chất bạo
lực, đồi trụy trên mạng Internet.
Dùng vũ lực như tát, đá, đấm, đánh, giật tóc, lột quần
áo, …
Quay video clip các hành vi bạo lực và đưa lên mạng
Internet. Các phương tiện sử dụng như: Dao, mã tấu, giày
dép, sách vở, bút, kiếm, ống sắt, dao lam, mạng internet,
điện thoại di động.


3.Thực trạng:
Tình trạng bạo lực trong trường học đã và đang diễn ra
phổ biến trên khắp thế giới ở tất cả những cấp học, lớp

học khác nhau. Bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở học
sinh nam mà còn cả ở học sinh nữ; không chỉ giữa học
sinh với học sinh mà còn có bạo lực giữa học sinh với giáo
viên.
Tại Việt Nam, số liệu được Bộ Giáo dục và đào tạo (GDĐT) đưa ra gần đây nhất, trong một năm học, toàn quốc
xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và
ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày). Cũng theo thống kê
của Bộ GD-ĐT, cứ khoảng trên 5.200 học sinh (HS) thì có
một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 HS thì có một em bị
buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường
có học sinh đánh nhau ... Bạo lực học đường đã trở thành
mối quan tâm của rất nhiều gia đình, các nhà trường và là
nỗi trăn trở của toàn xã hội bởi hậu quả nghiêm trọng mà
nó gây ra.


Một cuộc khảo sát do khoa Xã hội học, trường ĐHKH
XHNV (ĐHQG HN) thực hiện vào năm 2008 tại 2 trường
THPT thuộc quận Đống Đa (Hà Nội) về tình trạng bạo lực
nữ sinh đã cho thấy nhiều kết quả đáng lo ngại. Cụ thể,
có đến 96,7% số học sinh trong mẫu được hỏi cho rằng, ở
trường các em có xảy ra hiện tượng nữ sinh đánh nhau.
Mức độ bạo lực trong nữ sinh là 44,7% rất thường xuyên;
38% thường xuyên; và 17,3% không thường xuyên.Kết
quả khảo sát cũng cho con số đáng lo khi có tới 64% các
em nữ được hỏi thừa nhận là đã từng có hành vi đánh
nhau với các bạn khác. Đáng chú ý, hầu hết những
chuyện đánh nhau lần đầu tiên đều diễn ra trong khuôn
viên trường học, và những lần đánh nhau tiếp theo thì đa
số lại diễn ra ngoài trường học.

Với sự phát triển của công nghệ thông tin, với xu hướng
giáo dục mới, sự vô cảm của người lớn, chưa có biện pháp
chế tài các dịch vụ mạng để phát tán các video clip về
bạo lực học đường.
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) tuổi vị thành niên nằm
trong độ tuổi từ 10 đến 18 tuổi. Đây là lứa tuổi dễ xảy ra
hiện tượng khủng hoảng phát triển tâm lý: tò mò, manh
động, muốn thử sức, ứng xử có xu hướng chống đối, hung
hăng. Chưa hoàn thiện về hành vi và nhận thức nên luôn
muốn “khẳng định” cái tôi trưởng thành của bản thân.
Nhu cầu khẳng định của các em trong lứa tuổi này rất
cao, lòng tự trọng và danh dự của bản thân dễ bị tổn
thương.
4.Nguyên nhân:


Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường ở
tuổi vị thành niên. Nhưng theo như phân tích và tìm hiểu,
nhóm chúng tôi đã xác lập được những nguyên nhân cơ
bản nhất dẫn đến hành vi có bạo lực. Trước tiên phải kể
đến là nguyên nhân:
4.1 Nguyên nhân từ bản thân học sinh:
Đây là nguyên nhân chủ quan và cũng là nguyên nhân
quan trọng nhất. Vì giai đoạn này là giai đoạn trẻ dễ xảy
ra hiện tượng khủng hoảng phát triển tâm lý. Nhu cầu
khẳng định cái tôi của các em trong lứa tuổi này rất cao
(khẳng định quyền lực của mình đối với người khác), lòng
tự trọng và danh dự bản thân dễ bị tổn thương. Hành vi
và nhận thức chưa được hoàn thiện.
Áp dụng thuyết:

Để giải thích cho nguyên nhân này nhóm chúng tôi áp
dụng lý thuyết xung đột xã hội.
Khái niệm xung đột xã hội: Là các quan hệ xã hội và quá
trình xã hội. Xung đột xã hội xuất hiện khi hai hay nhiều
cá nhân hoặc nhóm có quyền lợi đối lập nhau trong cách
giải quyết một vấn đề nhất định nào đó.


Theo Hope: Tham vọng, quyền lực và tư lợi là bản chất cơ
bản chứa đựng hành động xung đột của con người. Ta có
thể hiểu như sau: Trong mỗi con người đều có hai thứ
không muốn và không cho phép người khác xâm phạm.
Đó là quyền lợi và danh dự của bản thân. Chủ thể sẽ làm
mọi thứ để bảo vệ và xây dựng quyền lợi, danh dự của
mình. Nếu người khác cố tình xâm phạm hoặc làm ảnh
hưởng đến hai yếu tố này, chủ thể sẽ phản kháng gây ra
xung đột với đối tượng. (Theo giáo trình Lý thuyết Xã hội
học, th.s Vũ Thị Thùy Dung)
Ở đây, học sinh đang trong lứa tuổi muốn khẳng định và
thể hiện mình. Vì vậy, chỉ cần những xích mích nhỏ,
những ý kiến mà các em cho rằng ảnh hưởng đến quyền
lợi của mình, hoặc sự bất hòa trong giao tiếp khiến các
em thấy mình không được tôn trọng đều dễ dàng đẩy các
em tới hành vi xung đột với bạn bè. Nếu lòng tự trọng và
khả năng hành động của chủ thể càng cao thì xung đột
xảy ra càng lớn. Nhóm chúng tôi đã nghiên cứu một
trường hợp cụ thể để làm rõ hơn trách nhiệm của cá
nhân, học sinh trong việc xảy ra bạo lực học đường.



Trường hợp nữ sinh bị đánh hội đồng ở Trà Vinh. Trên đây
là đoạn clip ghi lại cảnh một nhóm nữ sinh và một nam
sinh lao vào đánh hội đồng một nữ sinh khác. Clip này
được xác nhận quay tại trường THCS Lý Tự Trọng, Thành
phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh. Nguyên nhân dẫn đến việc nữ
sinh này bị đánh là do không làm theo yêu cầu của bạn
lớp trưởng (Ban đầu, là yêu cầu đi mua đồ, tiếp sau đó là
yêu cầu đánh một bạn khác trong lớp. Hai yêu cầu này
bạn nữ kia đều không thực hiên). Áp dụng thuyết xung
đột của Hope ta có thể dễ dàng nhận thấy như sau: Trong
suy nghĩ của mọi người và đặc biệt là các em học sinh thì
lớp trưởng là người nắm quyền điều hành, quản lý lớp, chỉ
đạo (điều khiển) các thành viên trong lớp. Đặc biệt trong
giai đoạn đang phát triển tâm lý, bạn lớp trưởng cho rằng
mình hoàn toàn có quyền yêu cầu bạn nữ kia làm những
việc trên. Nhưng bạn ấy lại không làm, với địa vị của một
lớp trưởng, em học sinh này cảm thấy quyền lực của bản
thân bị xem thường, danh dự của bản thân bị tổn hại.
Chính điều này đã dẫn đến hành vi bị bạo lực của em đối
với bạn.
Phân tích sâu hơn ta sẽ thấy, ở đây, ngoài hành động
xung đột của lớp trưởng với bạn nữ này, một số bạn khác
cũng lao vào đánh bạn này cùng lớp trưởng. Hiện tượng
này cũng có thể được giải thích bằng thuyết xung đột như
sau:


Theo nội dung của thuyết xung đột về cấu trúc quyền lực,
các nhà xã hội học hiện đại cho rằng: Quyền lực chính là
“phương tiện” của hành động xung đột. Muốn thực hiện

hành vi xung đột cũng cần phải có quyền lực. Ngoài ra
điều kiện để có hành động xung đột là đương sự, có lý do
khách quan để giải thích cho hành vi xung đột của mình
và nhận được sự ủng hộ của mọi người xung quanh (Theo
lý thuyết Xã hội học hiện đại, Th.s Vũ Thị Thùy Dung).
Trong ví dụ trên, lớp trưởng đã dùng quyền lực của mình
lôi kéo các bạn khác. Đồng thời, đưa ra lí do khách quan
rằng bạn nữ kia không tôn trọng mình, bạn ấy thật quá
đáng… Nó tác động vào tâm lý của các bạn khác, khiến
cho các bạn khác đồng cảm và ủng hộ, cùng thực hiện
hành vi xung đột với mình.
4.2 Nguyên nhân từ phía gia đình:
Đó là khi cha mẹ ít quan tâm, không dành nhiều thời gain
quan tâm chăm sóc con cái, bạo lực gia đình… Những
điều này góp phần không nhỏ khiến trẻ có hành động bạo
lực.
Áp dụng thuyết xung đột xã hội:
Trật tự xã hội và rối loạn xã hội: “Rối loạn xảy ra khi các
cá nhân ở vị trí nhất định của cấu trúc xã hội không thực
hiện tốt chức năng của mình (Nguồn: Giáo trình lý thuyết
Xã hội học hiện đại).


Gia đình là một cấu trúc xã hội, trong đó, cha mẹ có
nhiệm vụ dạy dỗ, giáo dục, làm gương và tao ra một môi
trường trong sạch cho trẻ sống và phát triển. Thế nhưng,
cha mẹ lại không làm tốt nhiệm vụ của mình dẫn đến con
trẻ cảm thấy bị bỏ rơi, thiếu thốn tình cảm. Hành vi bạo
lực của cha mẹ sẽ hình thành những tính cách tiêu cực ở
trẻ như tính lì lợm, lì đòn, hay trả thù,… Từ đó những đứa

trẻ ở trong cấu trúc xã hội ấy sẽ bị ảnh hưởng và nảy sinh
hành vi bạo lực.
4.3 Nguyên nhân từ phía nhà trường:
Nhiều trường học còn nặng nề về giáo dục kiến thức văn
hóa thay vì nhiệm vụ giáo dục con người. Ngoài gia đình,
nhà trường là nơi trẻ sinh hoạt thường xuyên nhất. Vì vậy,
việc quản lý không chặt chẽ từ phía nhà trường, sự thiếu
quan tâm, theo dõi của giáo viên phụ trách lớp học, chưa
có nhiều giải pháp xử lý kịp thời đúng đắn… Chính những
điều này khiến tình trạng bạo lực học đường dễ nãy sinh
và phát triển nhanh chóng.
Áp dụng thuyết cấu trúc chức năng của Talcot Parsons:


Tiền đề thứ tư, trật tự về mặt cấu trúc chức năng: “Một bộ
phận trong hệ thống có ảnh hưởng đến bộ phận khác kể
cả về hình thức lẫn tính chất của hoạt động theo chức
năng”. Theo tiền đề này ta thấy: Nếu nhà trường có sự
quản lý chặt chẽ, giáo viên có sự quan tâm, theo dõi lớp
một cách sát sao, chế tài của nhà trường đủ mạnh. Đồng
thời có những biện pháp tích cực, hiệu quả khi xảy ra bạo
lực học đường thì tình trạng bạo lực học đường trong
phạm vi nhà trường sẽ giảm đi. Tuy nhiên, ở đây, trong
quá trình tìm hiểu chúng tôi nhận thấy rằng khi có bạo lực
học đường xảy ra chế tài của nhà trường chưa đủ mạnh
để xử lý, giáo viên đôi khi còn coi nhẹ. Chính những điều
này khiến tình trạng bạo lực học đường ngày càng trở nên
nghiêm trọng.
Ví dụ như trường hợp nữ sinh cấp 3 túm tóc, đánh cô giáo
ngay trên bục giảng do bị ghi vào sổ đầu bài vào ngày 231-2015 vừa qua. (Báo giáo dục online). Áp dụng thuyết

xung đột xã hội, chiến tranh và tiến tới xung đột toàn
cầu: Nếu các thành viên của tổ chức không thừa nhận
hoặc ít thừa nhận quyền lực của tổ chức mình, khi đó tổ
chức thường gây một áp lực đủ mạnh để buộc cá nhân
phải duy trì trật tự của tổ chức đó. Trong trường hợp tổ
chức không đủ mạnh để gây áp lực đối với các thành viên
thì khả năng rối loạn tổ chức khó tránh khỏi. Ở đây, nữ
sinh kia đã tỏ ra xem thường quyền lực của giáo viên đối
với học sinh, không thực hiện nghĩa vụ của một học sinh.
Vì vậy, cô giáo đã ghi tên em vào sổ đầu bài để răn đe và
cảnh cáo. Nhưng hành động của cô giáo không đủ mạnh
để gây áp lực đối với em học sinh dẫn đến em học sinh
này phản kháng lại bằng cách đánh cô giáo gây ra tình
trạng rối loạn học đường.



4.4 Nguyên nhân từ phía xã hội:
Những đồ chơi, truyện tranh, những bộ phim, clip, trò chơi
điện tử, phim ảnh mang tính chất bạo lực. Chúng xuất
hiện ồ ạt trên các phương tiện truyền thông mà không hề
có sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan chức năng. Điều
này tác động đến tâm lý, nhận thức hành vi của trẻ. Nó
khiến bạo lực học đường gia tăng, xảy ra không chỉ ở
trong phạm vi nhà trường mà còn ngoài xã hội.
Áp dụng thuyết xung đột xã hội, ta thấy:
Ở đây, đó là sự xung đột về mặt giá trị. Trong khi gia
đình, nhà trường và xã hội luôn cố gắng hướng các em
đến những giá trị nhân văn. Thì những phim ảnh, trò chơi
điện tử tràn lan, không kiểm soát lại hình thành trong

nhận thức của trẻ những giá trị khác (cụ thể ở đây là giá
trị của xung đột: Dùng bạo lực để giải quyết vấn đề…).
Mà những giá trị này thì đa dạng phong phú và dễ thẩm
thấu vào các em hơn so với những giá trị nhân văn được
giáo dục một cách khá khô khan.
5 Hệ quả:
5.1 Ảnh hưởng đến bản thân học sinh:
Trong nhiều vụ bạo lực được nói tới không ít những vụ bạo
lực đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng về thể xác. Từ
những vết bầm tím đến những vết thương phải vào bệnh
viện điều trị. Tồi tệ hơn khi không ít vụ bạo lực đã cướp đi
sinh mạng của những học sinh vô tội để lại sự thiệt thòi,
đau đớn cho gia đình.


Những đứa trẻ bị bạo lực, nhất là bạo lực về tinh thần,
bạo lực về ngôn ngữ thường cảm thấy tổn thương, chán
nản, lo âu, cô đơn, suy sụp, … Thậm chí, tình trạng này có
thể kéo dài suốt cuộc đời. Các em không dám ra ngoài
chơi hoặc đến trường, không thể tập trung vào học hành.
Ở đây, ta có thể áp dụng lý thuyết tương tác ba ngôi của
H.Mead để thấy được điều này rất nguy hiểm. Nó khiến
cho đứa trẻ sợ hãi, lầm lì, ít nói. Điều này thể hiện qua cái
“Me” của trẻ, Bạo lực học đường sẽ khiến cái “Me” của trẻ
nhận thức về đôi tay hay xã hội bị sai lệch và dẫn đến cái
“Me” không ổn.
Bạo lực học đường không chỉ ảnh hưởng đến người bị
đánh mà người đánh cũng phải gánh hậu quả. Người bị
đánh không những ảnh hưởng về mặt sức khỏe mà tâm lý
cũng trở nên lo lắng, căng thẳng, sợ hãi, học sinh không

thể học tập với kết quả tốt nhất có thể. Thậm chí, sự căng
thẳng quá mức về mặt tâm lý có thể buộc học sinh kết
thúc việc học của mình. Người đánh có thể vì gây ra hành
vi bạo lực mà phải nhận kỷ luật đuổi học. Từ đó, tương lai
của các em rẽ sang một bước ngoặt khác không mấy khả
quan.
5.2 Ảnh hưởng đến gia đình
Những hành vi bạo lực học đường của học sinh sẽ không
thể làm cho các bậc phụ huynh vừa lòng.
Nếu con đánh nhau với bạn, bị nhà trường xử phạt, bị cha
mẹ nạn nhân lên tiếng thì cách xử lý phổ biến nhất được
các bậc cha mẹ lựa chọn là chửi mắng, trách móc, thậm
chí là đánh đập con mình. Điều đó đồng nghĩa với việc họ
gieo thêm vào đứa con của mình nỗi bực tức và làm nảy
sinh mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái.


Không những thế nếu những hành vi bạo lực của học sinh
để lại hậu quả nghiêm trọng về mặt thể xác thì gia đình
phải mất thêm một khoản tài chính lớn để giải quyết hậu
quả. Đó là chưa kể, gần đây có những vụ bạo lực học
đường đã dẫn tới những cái chết thương tâm của những
em học sinh vô tội. Nỗi đau đó đối với bất cứ gia đình nào
cũng không thể bù đắp được.
=> Trước thực trạng bạo lực học đường trở nên nghiêm
trọng thì sự lo lắng của các bậc phụ huynh càng được đẩy
lên cao. Không chỉ lo lắng cho việc học mà còn lo lắng
cho sự an toàn của con cái, lo lắng cho tương lai và cả
tính mạng của con mình.
5.3 Ảnh hưởng đến nhà trường:

Hành vi bạo lực không chỉ tác động xấu đến nạn nhân mà
còn khiến không khí trường học trở nên nặng nề, căng
thẳng với nỗi sợ hãi, bất an luôn bao trùm. Một khi quá áp
lực con người sẽ phản kháng. Ở đây ta có thể áp dụng
thuyết lệch chuẩn xã hội của Meston để thấy rằng, khi
học sinh cảm nhận nhà trường không thể bảo vệ học sinh
khỏi bạo lực học đường. Một khi tiêu chí văn hóa, tiêu chí
xã hội không đáp ứng được mục tiêu và khả năng bảo vệ
bản thân học sinh. Sẽ dẫn đến học sinh có những hành vi
lệch chuẩn. Ví dụ như trở thành kẻ gây ra bạo lực học
đường để tự bảo vệ bản thân mình.


Ở đây, không thể quên nói tới những hành vi bạo lực của
giáo viên làm cho môi trường giáo dục ở nhà trường mất
đi tính quy phạm, uy tín, danh dự người giáo viên bị hạ
thấp và tất nhiên hiệu quả dạy học sẽ không thể đạt được
như mong đợi. Đó là chưa kể, những hành vi bạo lực của
giáo viên có thể làm cho học sinh có cảm giác lo lắng và
chán nản khi đến tiết học.
5.4 Ảnh hưởng đến xã hội:
Sự bất ổn của gia đình và nhà trường do bạo lực học
đường gây ra cũng là một trong những nguyên nhân
mất trật tự xã hội.
Những vụ bạo lực học đường không chỉ xảy ra trong
khuôn viên nhà trường mà phần lớn còn xảy ra ở bên
ngoài nhà trường. Nó có sự tham gia của cả những
người ngoài, vì thế sự mất trật tự xã hội mà nó gây ra
không phải là nhỏ. Nếu không có những biện pháp
ngăn chặn thì sự “ô nhiễm môi trường xã hội” này sẽ

ngày càng lan rộng và ảnh hưởng đến đời sống, văn
hóa xã hội của cả một quốc gia. Ở đây ta có thể áp
dụng thuyết tương tác biểu tượng để thấy rằng nếu
bạo lực học đường ngày càng xảy ra ở nhiều nơi với
cường độ hung bạo hơn trước. Nó hoàn toàn xâm
nhập và trở thành một biểu tượng của học đường. Ví
dụ như sách bút là biểu tượng của học đường, nhưng
nếu tình trạng bạo lực không ngừng gia tăng như
hiện nay thì một ngày nào đó nấm đấm, dao, kéo, …
Chúng ta chẳng ai muốn nhìn điều xảy ra. Vì vậy hãy
chung tay cùng nhau ngăn chặn bạo lực học đường.


=>Có thể thấy rằng hậu quả của hành vi bạo lực học
đường đang ngày càng hiển hiện trong đời sống của học
sinh, gia đình, nhà trường và xã hội, nó là hồi chuông
cảnh báo cho những ai thực sự quan tâm đến thế hệ trẻ
và tương lai của đất nước, sẽ còn tốn nhiều thời gian,
công sức, của cải để chúng ta giải quyết vấn nạn bạo lực
học đường.

6 Giải pháp:
Ở đây, nhóm chúng tôi chỉ đưa ra một số đề suất cơ bản
và có khả năng thực hiện nhất. Vì sự thay đổi trong tâm
sinh lý của các em học sinh, việc muốn thể hiện và khẳng
định mình trong giai đoạn vị thành niên là nguyên nhân
chính dẫn đến bạo lực học đường. Do ở lứa tuổi này các
em chưa đủ khả năng nhận thức và điều chỉnh hành vi
của bản thân. Mà nguyên nhân này cần được khắc phục
và điều chỉnh, rèn luyện bởi môi trường sống và học tập.

Cần phải trải qua thời gian để định hình nhân cách và
trưởng thành. Để khắc phục nguyên nhân này, thì cần sự
tác động của gia đình, nhà trường và xã hội. Vì vậy ở đây
nhóm chúng tôi chỉ đưa ra giải pháp về phía gia đình, nhà
trường và xã hội:
Cần phải quan tâm, theo dõi sát sao giúp các em định
hướng về nhận thức, tạo ra một môi trường phát triển
lành mạnh cho các em.


Áp dụng thuyết cấu trúc – chức năng của Parson, định đề
6 về chức năng: “ Nếu những xung đột trong hệ thống có
nguy cơ gây rối loạn chức năng thì hệ thống phải có khả
năng kiểm soát và hạn chế kịp thời”. Trước khi hành động,
chủ thể luôn phát ra những tín hiệu. Nghĩa là, trước khi có
hành động bạo lực trẻ sẽ có những biểu hiện cho thấy trẻ
có xu hướng bạo lực. Dù nó chưa đủ lớn nhưng gia đình,
nhà trường và xã hội phải nắm bắt những tín hiệu nhỏ
nhất thì mới có khả năng kiểm soát và hạn chế được rối
loạn và hậu quả của nó.
Xây dựng hệ thống chế tài nghiêm minh, chặt chẽ, bảo vệ
và giáo dục các em tránh khỏi những ảnh hưởng xấu, lệch
chuẩn.
Áp dụng thuyết cấu trúc chức năng của Parson, định đề 5
về chức năng: “Hệ thống phải có khả năng kiểm soát tới
mức tối thiểu những hành vi gây rối loạn chức năng
(quyền được thực hiện chức năng của chủ thể hành động
không thực hiện được bởi hành vi đó).
Như vậy, hệ thống chế tài hay các hình thức kỷ luật đối
với các hành vi sai trái của trẻ phải hết sức chặt chẽ từ

gai đình cho tới xã hội. Nó phải có khả năng kiểm soát
đến mức trẻ muốn thực hiện hành vi đó cũng không được,
chế tài mạnh tới mức tối đa, không có kẻ hở. Vì một hệ
thống chế tài đủ mạnh như vậy mới có khả năng răn đe
và ngăn chặn khi trẻ có hành động lệch chuẩn.
III. KẾT LUẬN:


Có thể thấy rằng, hậu quả của hành vi bạo lực học đường
đang ngày càng hiển hiện trong đời sống tâm lý của học
sinh, của gia đình, của nhà trường và xã hội, nó là hồi
chuông cảnh báo cho những ai thực sự quan tâm đến thế
hệ trẻ và tương lai của đất nước, sẽ còn tốn nhiều thời
gian, công sức, của cải để chúng ta giải quyết vấn nạn
bạo lực học đường. Tuy nhiên, để làm được điều đó cần
phải có nhận thức đúng đắn về tình trạng bạo lực học
đường, một quyết tâm cao độ đánh tan vấn nạn bạo lực
học đường, của toàn ngành giáo dục, của các cấp liên
ngành, của các lực lượng liên quan, của gia đình, nhà
trường, của giáo viên và học sinh.



×