Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Quy hoạch xây dựng để bảo tồn và phát huy danh thắng yên tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.27 MB, 103 trang )

1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử (gọi tắt là Khu di tích Yên Tử) là
nơi Vua Trần Nhân Tông tu hành và lập nên Thiền phái Trúc Lâm sau khi quyết
định nhường ngôi cho con. Suốt hơn nửa Thiên niên kỉ kể từ khi Vua Trần Nhân
Tông tìm đến Vùng núi này, Yên Tử đã trải qua nhiều thăng trầm trong xây dựng và
phát triển song ngày càng khẳng định vai trò và vị thế[1].
Nằm trên tuyến du lịch Hà nội – Hạ Long, Yên tử là một điểm dừng chân
hấp dẫn trên tuyến Côn Minh – Lào Cai- Hà nội - Quảng Ninh. Là một trung tâm
Phật Giáo lớn của cả nước, có nhiều giá trị văn hoá lịch sử, có cảnh quan thiên
nhiên đẹp, Yên Tử là một điểm nhấn quan trọng trong hệ thống du lịch văn hoá tín
ngưỡng của vùng Hà Nội đồng thời có nhiều cơ hội liên kết với các loại hình du lịch
khác trong vùng Thủ đô. Khu di tích lịch sử danh thắng Yên Tử được Nhà nước xếp
hạng là di tích lịch sử văn hóa và danh thắng cấp Quốc Gia từ năm 1974[22].
Tuy nhiên trong phát triển kinh tế xã hội, phát triển đô thị, và khu vực xung
quanh di tích do thiếu sự kiểm soát chặt chẽ nên đã và đang làm biến đổi khung
cảnh danh thắng theo chiều hướng xấu và giảm đi giá trị cảnh quan khu di tích.
Hình thức kiến trúc các công trình xây dựng mới theo phong cách hiện đại, không
hài hòa với cảnh quan thiên nhiên và công trình di tích lịch sử.
Các hoạt động phát triển kinh tế như khai thác than, khai thác lâm sản, đã
làm mất đi nhiều cảnh quan sinh thái vốn là đặc trưng rất riêng biệt của cảnh quan
linh thiêng của vùng núi Yên Tử.
Trong nhiều năm qua do điều kiện khách quan và chủ quan, kinh phí dành
cho đầu tư nâng cấp, phát triển hạ tầng kỹ thuật, trùng tu các công trình di tích,
Tôn tạo cảnh quan thiên nhiên rất hạn chế đã làm giảm đi giá trị, sự hấp dẫn
cũng như khả năng khai thác di tích phục vụ du lịch.
Những thực trạng nêu trên đang là thách thức trong bảo vệ di tích Yên Tử
trước các mục tiêu: “phát triển kinh tế xã hội” với “ bảo tồn khai thác và phát triển



2

bền vững, mối liên kết vùng”.Nhằm định hướng tổ chức không gian các khu chức
năng, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, quản lý quá trình xây dựng và ngăn chặn sự xâm
hại của các yếu tố tiêu cực, ảnh hưởng đến các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể,
nhằm phát huy giá trị lịch sử văn hóa của khu di tích thành điểm du lịch tâm linh và
trở thành một trong những vùng trọng điểm trong định hướng phát triển du lịch của
cả nước thì việc đề xuất các giải pháp quy hoạch xây dựng để bảo tồn và phát huy
giá trị của quần thể di tích lịch sử danh thắng Yên Tử là rất cần thiết, là cơ sở quan
trọng và là bước đi đầu tiên.
2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng giá trị di sản, cảnh quan khu di tích
- Xác định những thách thức trong tổ chức phát triển không gian khu di tích
trong giai đoạn tới.
- Đề xuất các giải pháp quy hoạch để bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di
tích lịch sử, cảnh quan thiên nhiên môi trường sinh thái khu di tích danh thắng Yên
Tử.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Quần thể khu di tích kiến trúc, văn hóa, lịch sử và danh thắng Yên Tử để đề
xuất các giải pháp quy hoạch bảo tồn, khai thác hiệu quả và phát huy thế mạnh của
toàn khu, góp phần phát triển nền kinh tế xã hội.
b. Phạm vi nghiên cứu
Khu di tích - danh thắng Yên Tử thuộc thành phố Uông Bí và huyện Đông
Triều tỉnh Quảng Ninh.
Qui mô khu di tích lịch sử - văn hoá - danh thắng Yên Tử có diện tích
2.686,5ha
Tổng diện tích tự nhiên khu nghiên cứu khoảng: 9.295 ha;
Ranh giới được xác định như sau:

+ Phía Bắc giáp khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, Sơn Động, Bắc Giang;


3

Hình 0.1: Bản đồ ranh giới nghiên cứu[22]
+ Phía Nam giáp xã Phương Đông;
+ Phía Tây giáp xã Hồng Thái Đông và xã Tràng Lương, huyện Đông Triều;
+ Phía Đông giáp khu vực than Thùng xã Thượng Yên Công, TX Uông Bí.
4. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá lại hiện trạng trên cơ sở quan điểm mới gắn kết với phát huy yếu
tố quốc tế.
- Tổng hợp các tư liệu để đề xuất tìm những tiềm năng thách thức mới
- Đề xuất phân vùng chức năng
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu thu thập thông tin: Thu thập từ các nguồn
như sở Xây dựng, Bộ Xây dựng, các Viện chuyên ngành về các phạm trù liên quan,
các số liệu thống kê tổng hợp, chủ trương và các chính sách liên quan nội dung
nghiên cứu nhằm xác định vấn đề nghiên cứu, phục vụ bàn luận kết quả nghiên cứu,
phân tích và tổng hợp để đưa ra những đề xuất có thể áp dụng và mở rộng.


4

Phương pháp khảo sát hiện trạng và nghiên cứu khu di tích Yên Tử: Là
phương pháp cơ bản, phổ biến để tiếp cận thực tế, thu thập tài liệu hiện trạng làm cơ
sở cho việc đánh giá và đưa ra các giải pháp kiến nghị một cách khoa học và hợp lý.
Phương pháp phối hợp nghiên cứu:Kết hợp nghiên cứu với các chuyên gia tư
vấn chuyên ngành khác về địa điểm nghiên cứu nhằm đưa ra những định hướng cơ
bản.

Phương pháp đối chiếu so sánh: Đối chiếu so sánh giữa thực trạng, nhu cầu,
và những đề xuất.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận và kiến nghị luận văn có 3 chương
Chương I: Thực trạng công tác quy hoạch, bảo tồn và khai thác di tích
kiến trúc văn hóa - lịch sử.
Chương II: Cơ sở khoa học của việc quy hoạch bảo tồn và phát huy giá
trị khu di tích danh thắng Yên Tử
Chương III: Giải pháp quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích
danh thắng Yên Tử


5

SƠ ĐỒ CẤU TRÚC LUẬN VĂN
GIẢI PHÁP QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐỂ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ KHU
DI TÍCH LỊCH SỬ - DANH THẮNG YÊN TỬ
- TỈNH QUẢNG NINH
PHẦN MỞ ĐẦU

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUY HOẠCH, BẢO TỒN VÀ KHAI THÁC KHU DI
TÍCH LỊCH SỬ DANH THẮNG YÊN TỬ

1.1. TỔNG QUAN CÔNG TÁC
QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐỂ BẢO
TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CÁC
DI TÍCH KIẾN TRÚC VĂN HÓA –


1.2. THỰC TRẠNG KHAI THÁC
PHÁT TRIỂN KHU DI TÍCH
DANH THẮNG YÊN TỬ

1.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG

CHƯƠNG II
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐỂ BẢO TỒN VÀ
PHÁT HUY GIÁ TRỊ KHU DI TÍCH DANH THẮNG YÊN TỬ

2.1. KHÁI NIỆM
KHOA
HỌC,THUẬT
NGỮ

2.2. CÁC CƠ
SỞ KHOA
HỌC VÀ PHÁP


2.3. CÁC YẾU
TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN BẢO TỒN
VÀ PHÁT HUY
GIÁ TRỊ KHU DI
TÍCH

2.4. ĐỊNH
HƯỚNG VÀ

CÁC DỰ
BÁO PHÁT
TRIỂN

2.5. KINH NGHIỆM
VỀ QUY HOẠCH XÂY
DỰNG ĐỂ BẢO TỒN
VÀ PHÁT HUY GIÁ
TRỊ KHU DI TÍCH
CỦA NƯỚC NGOÀI
VÀ TRONG NƯỚC

CHƯƠNG III
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐỂ BẢO TỒN VÀ
PHÁT HUY GIÁ TRỊ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ DANH THẮNG YÊN TỬ

3.1. CÁC
QUAN ĐIỂM
VÀ MỤC
TIÊU

3.2. ĐỊNH
HƯỚNG
QUY
HOẠCH
XÂY DỰNG

3.3. HỆ
THỐNG CÁC
GIẢI PHÁP


ĐÁNH GIÁ CHUNG

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

3.4. CÁC GIẢI
PHÁP QUẢN


3.5. SỰ THAM
GIA CỘNG
ĐỒNG


6

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: Thực trạng về công tác quy hoạch xây dựng bảo tồn và phát huy
giá trị khu di tích lịch sử - danh thắng Yên Tử
1.1. Khái niệm khoa học, thuật ngữ
Các thuật ngữ và khái niệm dùng trong luận văn (theo Luật Di sản Văn hóa
số 28/2001/QH10 được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2001)
- Di sản tự nhiên: là các di tích tự nhiên được tạo thành bởi các cấu trúc hình
thể và sinh vật hoặc bởi các nhóm cấu trúc như vậy, có một giá trị đặc biệt về
phương diện thẩm mỹ hoặc khoa học; các cấu trúc địa chất học và địa lý tự nhiên và
các khu vực có ranh giới đã được xác định là nơi cư trú của các giống động vật có
nguy cơ bị tiêu diệt, có giá trị đặc biệt về phương diện khoa học và bảo tồn; các
cảnh vật tự nhiên hoặc các khu vực tự nhiên có ranh giới đã được xác định cụ thể,
có giá trị đặc biệt về phương diện khoa học, bảo tồn hoặc vẻ đẹp thiên nhiên.

- Di sản văn hóa phi vật thể: là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng,
truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng
nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn
xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống,
tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống
dân tộc và những tri thức dân gian khác.
- Di sản văn hóa vật thể: là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo
vật quốc gia.
- Di tích lịch sử - văn hóa: là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật,
bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
- Cảnh quan: là không gian chứa đựng vật thể nhân tạo, thiên nhiên và
những hiện tượng xảy ra trong quá trình tác động giữa chúng với nhau và giữa
chúng với bên ngoài.
- Thiết kế cảnh quan :là hoạt động sáng tạo môi trường vật chất –


7

không gian bao quanh con người đáp ứng nhu cầu sử dụng, vệ sinh và thẩm
mỹ.
- Cảnh quan di tích :là là nơi diễn ra các sự kiện có ý nghĩa lịch sử, là
cảnh quan có các công trình kiến trúc được xếp hạng di tích.
- Phục hồi di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh : là hoạt động
nhằm phục hưng lại di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đã bị huỷ hoại
trên cơ sở các cứ liệu khoa học vềdi tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đó.
- Bảo tồn di tích :là những hoạt động chuyên môn nhằm đảm bảo sự tồn tại
lâu dài, ổn định của di tích (không làm thay đổi hình dạng) để có thể sử dụng và
phát huy các giá trị của chúng.

- Tôn tạo di tích :là hoạt động nhằm tăng cường khả năng sử dụng và phát
huy giá trị di tích nhưng vẫn đảm bảo tính nguyên vẹn, sự hài hoà của di tích với
cảnh quan lịch sử .
- Quy hoạch bảo tồn :là quy hoạch xây dựng trên cơ sở tuân theo các nguyên
tắc bảo vệ di tích.
- Các khu vực bảo vệ di tích: bao gồm
+ Khu vực bảo vệ I: gồm di tích và vùng được xác định là yếu tố gốc cấu
thành di tích, phải được bảo vệ nguyên trạng (tiến hành các hoạt động tu bổ, trùng
tu, phục chế…không làm biến dạng di tích).
+ Khu vực bảo vệ II: là vùng bao quanh khu vực I của di tích, có thể xây
dựng những công trình phục vụ cho việc phát huy giá trị di tích nhưng không làm
ảnh hưởng tới kiến trúc, cảnh quan thiên nhiên và môi trường sinh thái của di tích.
Các công trình có thể được xây dựng trong khu vực này như nhà trưng bày bổ sung
(xây dựng riêng hoặc có thể sử dụng một phần diện tích của di tích), tượng đài, bia
kỷ niệm, vườn, công viên, bãi đỗ xe, đường thăm
quan, khu dịch vụ công cộng (quầy dịchvụ văn hoá, ăn uống, y tế, vệ sinh
công cộng), hệ thống cấp, thoát nước, điện chiếu sáng, thông tin liên lạc.
- Tài nguyên du lịch: là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử
- văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác


8

có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành
các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.
- Khu du lịch: là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên
du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng
của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường.
- Tuyến du lịch: là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung
cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ,

đường hàng không.
1.2. Tổng quan công tác quy hoạch xây dựng bảo tồn và phát huy giá trị các di
tích kiến trúc văn hóa - lịch sử
1.2.1. Công tác quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị các di tích kiến trúc văn hóa –
lịch sử với phát triển kinh tế.
Việt Nam là nước có quá trình phát triển lịch sử và là cái nôi văn hóa của
khu vực Đông Nam Á. Trải qua nhiều biến động nhưng Việt Nam vẫn giữ được nét
văn hóa riêng.
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Nhà nước luôn có định hướng khai
thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, truyền thống văn hóa lịch sử với những định
hướng nổi bật:
- Bảo tồn phát triển danh lam thắng cảnh luôn có ý nghĩa chiến lược với mỗi
quốc gia.
- Quảng bá giá trị di sản, khai thác tiềm năng di sản
- Phát triển các đặc khu du lịch. Mỗi địa điểm cần xác định các đặc trưng từng
vùng để tạo sức hút.
Phát triển kinh tế, khai thác các di tích kiến trúc - văn hóa - lịch sử phải gắn với bảo
vệ môi trường di tích và bản thân di tích .
1.2.2. Quy hoạch xây dựng bảo tồn và phát huy giá trị các di tích kiến trúc văn hóa –
lịch sử ở Việt Nam và trên thế giới.


9

a. Tại Việt Nam
Quy hoạch xây dựng bảo tồn đã được chú trọng phát triển từ giai đoạn ngay
sau thống nhất đất nước . Đã có hẳn những định hướng phát triển. Tuy nhiên di sản
đang chịu sức ép của chiến tranh, kinh tế thị trường, của công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và đô thị hóa. Việc biến sức ép đó ngược trở lại, tạo đà phát triển cho các khu di
tích kiến trúc văn hóa, lịch sử là thách thức đối với phát triển và quản lý. Một số vấn

đề nẩy sinh cần được giải quyết:
Mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển, quá trình đô thị hóa mạnh mẽ với yêu cầu
bảo vệ các di sản văn hóa – thiên nhiên.
-Mâu thuẫn giữa nhu cầu thực tiễn của bảo tồn với khả năng đầu tư kinh phí
hạn hẹp của Nhà nước.
Bảo tồn các di sản văn hóa – thiên nhiên ở nước ta đang trong tình trạng báo
động, thậm chí có nguy cơ bị hư hại và mất mát. Các di tích đến nay chưa được phát
hiện đầy đủ, do đó chưa được đặt dưới sự quản lý của luật pháp. Tình trạng xuống
cấp còn phổ biến, các hiện tượng vi phạm, phá hoại di tích vẫn chưa chấm dứt; công
tác bảo tồn, trùng tu, quản lý và khai thác chưa đáp ứng được tình hình thực tế của
di sản và các yêu cầu do xã hội đưa ra trong thời kỳ mới.
Trong những năm vừa qua, một số địa phương đã triển khai công tác lập quy hoạch
bảo tồn và tôn tạo các di sản văn hóa – thiên nhiên và thực hiện theo quy hoạch rất
có hiệu quả, góp phần khai thác các di tích tốt hơn, đồng thời bảo tồn được các di
sản cũng như nâng cao được nhận thức của cộng đồng. Đó là quy hoạch bảo tồn và
phát huy các giá trị di sản vịnh Hạ Long đến năm 2020; quy hoạch bảo tồn và phát
huy giá trị khu di tích cố đô Huế; quy hoạch bảo tồn và khai thác khu di tích đô thị
cổ Hội An; quy chế đô thị Sa Pa năm 2004; quy hoạch bảo tồn khu di tích Cổ Loa
Hà Nội, quy hoạch bảo tồn phát huy giá trị khu trung tâm Hoàng Thành Thăng
Long Hà Nội


10

b. Nước ngoài
Cũng như ở Việt Nam, việc bảo tồn các di tích lịch sử - văn hoá ở các nước
khác trên thế giới cũng gặp phải những khó khăn, mâu thuẫn giữa phát triển với bảo
tồn. Mỗi nước có một chính sách, quan điểm và nguyên tắc quy hoạch bảo tồn di
tích khác nhau.Trong những năm 90 (thế kỷ XX) thế giới đã có sự chuyển biến đáng
chú ý trong quan điểm của các tổ chức quan trọng như Ngân hàng thế giới về di sản.

Thay vì quan niệm bảo vệ di sản là một cản trở đối với phát triển thì hiện nay, hai
khái niệm này được công nhận là có thể cùng đi đôi với nhau để đem lại những
chương trình có hiệu quả cao hơn nhằm nâng cao điều kiện sống ở các nước đang
phát triển và trên phạm vi toàn thế giới.
Với những kinh nghiệm của nước ngoài thì Việt Nam đã tham gia và cam kết
thực hiện:
- Hiến chương về trùng tu di tích lịch sử năm 1931.
- Hiến chương Venice: hiến chương quốc tế về bảo tồn và trùng tu di tích và
di chỉ 1964.
- Hiến chương Burra về bảo vệ và quản lý địa điểm có di sản văn hóa 1979.
- Hiến chương Washinton bảo vệ thành phố và đô thị lịch sử 1978.
- Nguyên tắc về giáo dục, đào tạo về bảo vệ di tích cụm công trình và di chỉ
1993.
- Văn kiện Nara về tính xác thực 1994.
Đây là cơ sở để nâng tầm công tác bảo tồn trong giai đoạn hội nhập hiện nay.
Qua nghiên cứu công tác bảo tồn của nước ngoài cho thấy để đạt được thành
công trong lĩnh vực bảo tồn di tích, nhìn chung các nước đều phải có kế hoạch, quy
hoạch cụ thể. Chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, quản lý cùng với sự tham gia, phối
hợp của nhiều thành phần, nhất là có sự nhiệt tình ủng hộ và tham gia của cộng
đồng. Đó cũng là những kinh nghiệm quý giá có thể áp dụng đối với Việt Nam và
có thể cân nhắc đối với khu di tích và danh thắng Yên Tử.


11

1.3.Thực trạng phát triển khu di tích danh thắng Yên Tử
1.3.1. Lịch sử ra đời và phát triển
Yên Tử, ngày xưa được gọi là Tượng Sơn (núi Voi) có lẽ bởi hình dáng núi giống
như một con voi khổng lồ. Sử sách cũ lại gọi Yên Tử là Bạch Vân sơn (núi mây
trắng) phủ trên đỉnh núi. Có tài liệu còn ghi là Tổ Sơn (có lẽ là núi cao nhất trong

khu vực).
Gần 1000 năm trước, sử sách đã ghi lại rằng, Yên Tử được coi là "phúc địa thứ 4
của Giao Châu". Nhiều tài liệu cũ đều thống nhất ghi nhận "Năm Tự Ðức thứ 3, núi
Yên Tử được liệt vào hàng danh sơn, chép trong điển thờ”.
Phải chăng, chính sự linh thiêng huyền bí ấy mà từ xưa các tín đồ đạo phật Việt
Nam đã đến Yên Tử dựng am cỏ cầu kinh niệm Phật. Cũng vì thế mà từ thế kỷ thứ
10, đạo sĩ An Kỳ Sinh (Yên Kỳ Sinh) đã đến nơi này tu hành và đắc đạo. Những
năm sau đó, nhiều thế hệ tăng ni phật tử Việt Nam tiếp tục tìm đến Yên Tử tu hành,
xây dựng chùa tháp và nhiều công trình khác.
Ðặc biệt, từ thời Trần đã đầu tư xây dựngYên Tử thành khu quần thể kiến trúc chùa
tháp có qui mô lớn. Khởi đầu là ông Trần Cảnh (vua Trần Thái Tông) đến Yên Tử
tháng 4 năm Bính Thân (1236). Sau đó, Trần Nhân Tông (Trần Khâm)- ông vua anh
hùng của 2 cuộc kháng chiến đại thắng quân Nguyên-Mông (1285-1288) mang lại
thanh bình cho đất nước, vào lúc triều đại đang hưng thịnh vẫn nhường ngôi cho
con để yên tâm nghiên cứu đạo Phật và tìm đến Yên Tử tu hành.
Năm 1299 (cách đây hơn 700 năm), Trần Nhân Tông đã xây dựng nên dòng Thiền
Trúc Lâm bằng cả một hệ thống lý thuyết và hành động gắn đạo với đời. Ông được
coi là vị Sư Tổ thứ nhất của Phật phái Trúc Lâm mang Phật danh Ðiều Ngự Giác
Hoàng. Kế tục sự nghiệp của ông là Sư Tổ Pháp Loa và Huyền Quang Tôn Giả. Cả
3 vị được gọi chung là Trúc Lâm Tam Tổ. Từ đó, Yên Tử trở thành kinh đô tư
tưởng của Phật phái Trúc Lâm, đánh dấu sự phát triển triết học và tư tưởng của dân
tộc Việt Nam trong các thế kỷ 12, 13, 14. Gắn liền với lịch sử phát triển dòng thiền
Trúc Lâm tại Yên Tử là việc xây dựng và hình thành một quần thể các công trình
kiến trúc gồm 11 chùa và hàng trăm am, tháp, mộ, bia, tượng. Quần thể kiến trúc đồ


12

sộ này được đặt trong một tổng thể cảnh quan hùng vĩ, thơ mộng trải dài gần 20km
tạo thành Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử mang tầm quốc gia.

Không biết lễ hội Yên Tử được hình thành từ bao giờ, chỉ biết rằng, từ thế kỷ 17-18,
trên đỉnh Yên Tử, ở độ cao 1.068m đã hiện diện một ngôi chùa (Thiên Trúc Tự) mái
lợp ngói đồng, trong chùa có 2 tượng đồng, cạnh chùa là một phiến đá lớn bằng
phẳng được gọi là Bàn cờ Tiên cùng với một chữ Phật khốt lớn khắc vào vách đá...
Tất cả đều nói lên sự linh thiêng, huyền bí và sức cuốn hút kỳ diệu của Yên Tử.
Hiện nay, chùa cũ không còn và đã được làm lại bằng đồng vào tháng 11/2007. [1]
Hàng năm, Lễ hội Yên Tử được tổ chức từ ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch và
kéo dài trong 3 tháng mùa xuân. Sau phần nghi lễ long trọng được chính quyền địa
phương tổ chức dưới chân núi Yên Tử là cuộc hành hương của hàng vạn người đến
với đỉnh cao nhất của Yên Tử-chùa Ðông. Ðường lên đỉnh Yên Tử uốn lượn, gập
ghềnh, luồn dưới những bóng cây đại thụ, xuyên qua những vạt rừng thông, trúc..
Với thời gian trung bình 3 giờ leo núi mới có thể đến được chùa Ðồng. Đường lên
đỉnh Yên Tử là một cuộc thử thách đức tính, kiểm chứng lòng thành với Phật. Ðến
được chùa Ðồng, những tín đồ của Phật có cảm giác mãn nguyện như đến được cội
nguồn cõi Phật. Dường như nơi đây là chốn đào viên để Tiên, Phật đánh cờ, luận
đàm kinh pháp, truyền cho các bậc hiền triết của trần gian.
Rải đều trên các cung bậc của hành trình Hội xuân Yên Tử là những cụm kiến trúc
chùa, bia, am, tháp... Lúc náu mình trong rừng cổ nguyên sinh, khi phô bày giữa
không gian thoáng đãng, nhiều lúc ẩn hiện trong mây, huyền ảo như trong chuyện
cổ tích, vừa quyến rũ du khách, vừa khích lệ tinh thần chinh phục. Ðến đỉnh Yên Tử
du khách có cảm giác như lên tới cổng trời cưỡi mây nhìn xuống hạ giới. Phóng tầm
mắt ra phía đông là Vịnh Hạ Long mênh mông với hàng ngàn đảo đá nhấp nhô như
chuỗi ngọc. Nhìn về phía Nam là TP. Hải Phòng với dòng sông Ðá Bạc, Bạch Ðằng
lững lờ như một dải sa tanh lấp lánh. Trông về Tây là đồng bằng trù phú Hải
Dương, Bắc Ninh, còn phía Băc điệp trùng rừng núi... Tất cả gợi lên niềm phấn
khích tự hào, lâng lâng trong niềm vui chiến thắng và chinh phục. Vào dịp lễ hội,
trong dòng người thập phương đổ về Yên Tử, có nhiều người hành hương tìm đến


13


cõi Phật để thể hiện đức tin, cầu lộc, cầu tài. Có những người đến Yên Tử để
ngưỡng cảm ý chí thông tuệ và đức độ thanh cao của các bậc cha ông. Có người về
Yên Tử để du xuân, vãn cảnh, thưởng ngoạn không khí thanh bình. Nam nữ thanh
niên đi Yên Tử để khám phá, chinh phục non cao Yên Tử. Nhiều Việt kiều về nước
tìm dến Yên Tử đắm mình trong những giá trị nhân văn, tinh hoa dân tộc. Rất nhiều
khách nước ngoài đã biết đến Yên Tử như một điểm hấp dẫn du lịch tâm linh, lịch
sử, văn hóa và sinh thái.
Bất kỳ ai đến với lễ hội Yên Tử, nhất là đến được chùa Ðồng đều cảm thấy choáng
ngợp bởi sự kỳ vĩ của thiên nhiên. Những giá trị tinh thần, văn hoá của tổ tiên; sự
dâng hiến tinh khiết, trong hoa lá...Ðâu phải vô tình mà Yên Tử làm nơi hành đạo.
1.3.2. Vị trí, điều kiện tự nhiên khu vực Yên Tử

Hình 1.1: Sơ đồ vị trí và mối quan hệ liên vùng[22]


14

a.Vị trí, ranh giới
Khu di tích Yên Tử có toạ độ địa lý:
- Từ 21 05’ đến 21 09’ vĩ độ Bắc;
- Từ 106 43’ đến 106 45’ kinh độ Đông.
Qui mô khu di tích lịch sử - văn hoá - danh thắng Yên Tử là: 2.686,5ha
Tổng diện tích tự nhiên khu vực nghiên cứu khoảng: 9.295 ha;
- Ranh giới được xác định như sau:
+ Phía Bắc giáp khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, Sơn Động, Bắc Giang;
+ Phía Nam giáp xã Phương Đông;
+ Phía Tây giáp xã Hồng Thái Đông và xã Tràng Lương, huyện Đông Triều;
+ Phía Đông giáp khu vực than Thùng xã Thượng Yên Công, TX Uông
Bí.[22]

b. Địa hình, địa mạo

Hình 1.2: Địa hình, độ cao các đỉnh núi chính khu di tích Yên Tử [22]


15

Khu vực Yên Tử được bao bởi hệ giông chính Yên Tử về phía Bắc từ đỉnh
660m đến đỉnh 908m và hai giông phụ theo hướng Bắc nam gồm:
- Phía Tây từ đỉnh 660m về suối Vàng Tân.
- Phía Nam gồm các hệ thuỷ suối Vàng Tân, Giải Oan, Bãi Dâu.
- Phía Đông từ đỉnh 908m về suối Bãi Dâu.
Ba hệ thống này ôm gọn hai hệ thuỷ suối Vàng Tân và suối Giải Oan. Có
đỉnh Yên Tử cao nhất (+1.068m)
Địa hình ở đây bị chia cắt mạnh, độ dốc trung bình 20 25 . Đất trong khu
vực Yên Tử có những đặc tính tơi xốp, dễ thoát nước, khả năng dính kết kém, dễ bị
xói mòn rửa trôi;Tình trạng địa chất vỏ kiến tạo của Yên Tử là không ổn định.
Khu di tích Yên Tử trải theo cao độ 1.068m đến +1,2m. Thấp dần từ Bắc
xuống Nam.
c.Khí hậu, thuỷ văn
Khí hậu
Yên Tử có khí hậu đa dạng, phức tạp vừa mang tính chất khí hậu miền núi
vừa mang tính chất khí hậu miền duyên hải. Nhiệt độ trung bình năm 22,20C.
Chế độ mưa: Tổng lượng mưa trung bình năm là 1.600 mm, cao nhất là 2.200
mm, thấp nhất 1.200 mm.
Chế độ gió: Có hai hướng gió thịnh hành là Đông Nam thổi vào mùa hè và
Đông Bắc vào mùa đông.
Độ ẩm không khí: Trung bình năm 81%, cao nhất 89,3%, thấp nhất 50,8%.
Khu di tích Yên Tử chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu Đông Bắc Bắc bộ
mang nét đặc trưng nóng ẩm, mưa nhiều về mùa hè, hanh khô kéo dài về mùa đông.

Với đặc điểm khí hậu như vậy, Uông Bí có điều kiện tương đối thuận lợi để phát
triển sản xuất. Tuy nhiên với lượng mưa bão tập trung, địa hình dốc là những
nguyên nhân chính gây nên các hiện tượng xói mòn, úng lụt, ảnh hưởng bất lợi đến
phát triển kinh tế, xã hội của khu di tích Yên Tử nói chung.
Thuỷ văn


16

Trong khu di tích Yên Tử có 3 hệ thuỷ chính đều bắt nguồn từ dãy Yên Tử
là: hệ suối Vàng Tân, hệ suối Giải
Oan và hệ suối Bãi Dâu.

1.3.3. Hiện trạng dân số, đất đai, hạ
tầng xã hội.
a. Hiện trạng dân số, khách
du lịch.
Hiện trạng dân cư.
Khu di tích Yên Tử nằm chủ
yếu trên địa bàn xã Thượng Yên
Công và xã Phương Đông thuộc thị
xã Uông Bí.
Dân số Xã Thượng Yên
Công là 4.382 người. Xã Thượng
Yên Công có 996 hộ. Dân số toàn
xã Phương Đông là 10.624 người,
dân số nằm trong khu vực nghiên

Hình 1.3: Hiện trạng dân cư[22]


cứu khoảng 6.375 người. Ngoài dân địa phương, trong khu vực di tích còn có một
số đơn vị bộ đội đóng quân và 5 đơn vị khai thác mỏ than.
Điều kiện kinh tế
Vì là hai xã miền núi có nhiều dân tộc thiểu số cư trú cùng sinh sống, do đó
nền kinh tế phát triển thấp với cơ cấu khá đơn giản chủ yếu dựa vào nông nghiệp,
lâm nghiệp và một số hoạt động khác.
Hiện nay nguồn tài nguyên rừng ngày càng được quản lý chặt chẽ, nên đời
sống của nông dân cũng gặp rất nhiều khó khăn. Nhà nước và chính quyền địa
phương cũng như Trung tâm quản lý di tích đã cố gắng tìm nhiều biện pháp giúp
nhân dân xóa đói giảm nghèo qua các công việc dịch vụ, thương mại trong khu di


17

tích, chính việc tạo điều kiện cho người dân trong khu vực tăng thêm nguồn thu
nhập, giảm áp lực lên tài nguyên thiên nhiên của khu di tích Yên Tử.
Hiện trạng khách du lịch.
Theo báo cáo của Thị xã Uông Bí, lượng khách đến Yên Tử trong năm 2009
đã đạt gần 2 triệu khách.
Đánh giá :
- Lượng khách tăng đột biến vào các năm gần đây ( từ 1,2-2,0 triệu
khách/năm)
- Khách đến tập trung cao vào mùa lễ hội (chiếm 80 90% lượng khách cả
năm), từ tháng 2 đến tháng 4 (từ tháng giêng đến tháng 3 âm lịch).
b. Hiện trạng sử dụng đất.
Tổng diện tích theo phạm vi nghiên cứu là 2.686,0 ha, trong đó :
- Diện tích có rừng là 2.145ha chiếm 80% diện tích, trong đó rừng tự nhiên
(l.736ha) chiếm 80,9% diện tích có rừng và chiếm 64,6% diện tích tự nhiên.
- Diện tích đất không có rừng: 331ha chỉ chiếm 12,3% diện tích tự nhiên.
- Diện tích đất kinh doanh sản xuất nông nghiệp 131,0ha chiếm 4,9% diện

tích .
- Diện tích đất khác (đất xây dựng, thổ cư, sông suối, đường...) là 79,0ha
chiếm 2,8% diện tích .
c. Hiện trạng hạ tầng xã hội.
Hiện trạng các cơ sở dịch vụ:
Trong khu vực Yên Tử tập chung chủ yếu tại khu bến xe Giải Oan bao gồm
một số điểm dịch vụ ăn nghỉ, giải khát, bán hàng lưu niệm, chủ yếu do tư nhân đầu
tư. Xây dựng từ 1-2 tầng bằng vật liệu như: Tôn, khung sắt, bê tông cốt thép chất
lượng xấu gây ảnh hưởng cảnh quan chung.
Hiện trạng nhà ở:
Nhà ở trong khu vực di tích Yên Tử chủ yếu tập trung thành 2 khu vực chính
là khu vực dọc theo đường từ Dốc Đỏ đến chùa Suối Tắm và khu vực Năm Mẫu.
Kiến trúc theo kiểu tự phát không có các yếu tố kiến trúc truyền thống.


18

Chất lượng công trình thấp . chủ yếu là nhà bán kiên cố , một số khu vực có
nhà cao từ 2-3 tầng
. Hiện trạng các công trình xã hội.
Trong khu vực chủ yếu là các công trình như UBND, chợ, trạm y tế, trường
PTCS của xã Thượng Yên Công, Phương Đông quy mô đất khoảng 2-3ha về cơ bản
đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhân dân trong khu vực, tuy nhiên chất lượng còn xấu
do xây dựng đã lâu chưa được nâng cấp cải tạo.
d. Các hoạt động đang khai thác trong khu di tích

Hình 1.4: Một số hình ảnh trong ngày hội tại Yên Tử
(nguồn: thực địa năm 2010)
Khai thác du lịch, lễ hội
Đi cùng với hoạt động du lịch và lễ hội là những nhu cầu rất lớn của du

khách về các điều kiện hạ tầng, cơ sở vật chất, điều kiện lưu trú, các tiện ích phục
vụ du lịch… Khi lượng khách càng đông, đặc biệt là vào các tháng cao điểm thì


19

việc tổ chức dịch vụ và quản lý gặp nhiều khó khăn, nhiều vấn đề bức xúc cần được
giải quyết:
- Mạng lưới dịch vụ còn yếu và thiếu. Do địa hình hiểm trở, các khu dịch vụ
hiện nay chủ yếu nằm đan xen gần các điểm di tích gây nên tình trạng quá tải, mất
mỹ quan. Khu dịch vụ bến xe tổ chức không gian chưa hợp lý, san gạt địa hình lớn,
phá vỡ cảnh quan tự nhiên. Mặc dù một số điểm dịch vụ tại các nhà ga cáp treo
được tổ chức tương đối tốt song chưa có sự phối hợp giữa các không gian dịch vụ
cơ động và khu dịch vụ cố định nhằm khắc phục tính thời vụ của du lịch lễ hội.
- Tổ chức quản lý môi trường gặp khó khăn. Lượng khách cao điểm vào 3 tháng đầu
năm chiếm 90% tổng lượng khách cả năm. Số lượng rác thải ra mỗi ngày khoảng
80m3. Như vậy chỉ tính trong 3 tháng khai hội, số lượng rác cần xử lý là 80m3 x 90
ngày = 720m3. Các điểm nhà vệ sinh công cộng xây dựng tạm bợ.
Các hoạt động nghiên cứu khoa học
Hàng năm, Yên Tử thu hút nhiều học sinh, sinh viên, các nhà nghiên cứu lâm
nghiệp, sinh thái, địa chất, văn hoá, lịch sử, mỹ thuật, kiến trúc, khảo cổ… đến tham
quan thực tế và nghiên cứu. Những giá trị có tại Yên Tử đã biến nơi đây thành một
bảo tàng sống lưu giữ những tư liệu quý về văn hoá lịch sử và tự nhiên.
Khai thác than
Trong khu vực di tích trước đây có 3 đơn vị khai thác than lộ vỉa. Hàng ngày
ở đây lấy ra khoảng 500 tấn than, chưa kể hàng ngàn tấn đất đá các loại bị đào xối,
đã ảnh hưởng rất lớn tới môi trường và cảnh quan nơi đây.
Trên đỉnh núi trước chùa Suối Tắm có hai mỏ than đang khai thác. Đó là mỏ
than Đồng Vông thuộc địa bàn huyện Đông Triều, được khai thác từ đầu năm 2006.
Đường vận chuyển than không đi qua di tích, nhưng nằm gần Chùa Suối Tắm.

Ngoài cảnh quan di tích bị ảnh hưởng, bụi và khói than cũng tác động xấu đến vùng
đệm của di tích.
e. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật
Hệ thống giao thông


20

Giao thông đối ngoại:
-Đường sắt
Tuyến đường sắt quốc gia: có khổ rộng
1,435m chạy từ Kép - Bãi Cháy qua Thị xã theo
hướng Đông - Tây với chiều dài 14km, song song
với quốc lộ 18A.
-Đường bộ
Hệ thống giao thông đối ngoại
- Quốc lộ 18A là trục đường quan trọng với
tổng chiều dài qua thị xã Uông Bí là 16,2km, mặt
đường nhựa rộng từ 9-12m, lề hai bên 18m.
- Tuyến quốc lộ 18B dài 15km, rộng 3-5m,
nhìn chung chất lượng xấu không đảm bảo thuận
lợi cho giao lưu đi lại và phát triển du lịch dịch
vụ.
- Tuyến quốc lộ 10 từ Bí Chợ - cầu Đá Bạc, dài

Hình1.5: Hệ thống giao
thông chính khu vựcYênTử

6km, mặt đường rộng 12m, rải nhựa chất lượng


(nguồn: tác giả)

tốt đảm bảo giao lưu thuận lợi giữa Uông Bí với
các tỉnh Nam Định, Thái Bình và TP Hải Phòng.
- Đường trong khu di tích
Là đường đi bộ. Gồm 2 loại hình chính:
- Tuyến đường Dốc Đỏ - bến xe Giải Oan mới được đầu tư nâng cấp cải tạo
hoàn thành năm 2008 bằng nguồn vốn phát triển du lịch. Tổng chiều dài 16km. Mặt
cắt : 7 9m. Chất lượng tốt.
- Đường nội vi di tích: phương tiện đi bộ và cáp treo.
- Đường nội vi di tích gồm các phân đoạn:
+ Bến xe - Chùa Giải Oan: dài 330m. Chất lượng xấu, cần nâng cấp cải tạo
+ Chùa Giải Oan - Tháp Tổ: dài 1250m. Đường đất kết hợp bậc lát đá tự
nhiên rộng 2,5m 3m. Chất lượng tốt (đầu tư mới năm 2007 - 2008)


21

+ Tháp Tổ - chùa Một Mái: dài 600m. Chất lượng tốt (đầu tư mới năm 2007
- 2008)
+ Chùa Một Mái – chùa Bảo Sái: dài 800m. Chất lượng xấu. Đây là đoạn
tuyến bám theo địa hình tự nhiên, độ dốc lớn (40 50o), địa hình hiểm trở, cần có
thiết kế cải tạo nâng cấp đặc biệt.
+ Chùa Bảo Sái – tượng An Kỳ Sinh: dài 600m, là tuyến đường đá tự nhiên
xen lẫn cải tạo nâng cấp. Chất lượng trung bình.
+ Tượng An Kỳ sinh – chùa Đồng: dài 800m bám theo triền núi tự nhiên.
Đoạn đường này đã được nâng cấp cải tạo nhưng do lượng người tập trung lớn nên
địa hình tự nhiên bị phá vỡ nhiều.
+ Chùa Hoa Yên - chùa Vân Tiêu - tượng An Kỳ Sinh: dài 1.200m. Độ dốc
lớn (40 50 ). Đang được đầu tư nâng cấp.

+ Tuyến đường Đông Tây vào các điểm am Hoa, am Dược chưa được đầu
tư khôi phục cải tạo.
- Hệ thống tuyến cáp treo
+ Tuyến 1 (chùa Giải Oan – chùa Hoa Yên): 1,2km.
Công suất: 2.500 người/h (mới cải tạo, nâng cấp năm 2009)
+ Tuyến 2 (chùa Hoa Yên - tượng An Kỳ Sinh): 1km.
Công suất: 1.800 người/h (đã đưa vào khai thác từ năm 2008)
-Bãi đỗ xe
+ Quy mô bến xe Giải Oan: 6ha. Ngày cao điểm: 2.000 3.000 xe ô tô các
loại ; 6000 8000 xe máy. Sức chứa quá tải, gây ách tắc trong dịp lễ hội.
+ Điểm đỗ xe Chùa Trình: đang được cải tạo với quy mô 3.000m2.
+ Điểm đỗ xe tại Thiền Viện: đã được xây dựng với quy mô 5.000m2.
+ Các điểm đỗ xe chùa Suối Tắm, Cầm Thực mới có mặt bằng, quy mô
nhỏ.
Nhận xét

- Mở rộng, quy hoạch các bến bãi, bảo vệ cảnh quan hai bên đường.


22

- Tăng cường thêm hệ thống biển báo, thiết bị an toàn giao thông.
- Hệ

thống giao thông cáp treo cần tăng công suất và bảo dưỡng thường

xuyên để đảm bảo an toàn.

- Hệ thống đường hành hương cần mở rộng, nâng cấp. Tăng cường thiết bị
hỗ trợ an toàn cho du khách.


- Hệ thống cầu, cống có kiến trúc chưa phù hợp với cảnh quan khu vực, cần
được nghiên cứu thiết kế chi tiết.
Các hạ tầng kỹ thuật khác
*Thoát nước mưa
- Toàn bộ khu vực nghiên cứu có 3 hệ thống suối chính dốc từ Bắc xuống
Nam. Do lưu vực phân tán nên không có hiện tượng lũ quét, úng ngập cục bộ. Một
số khu vực cống qua đường nhỏ, gây ảnh hưởng thoát lũ.
- Hệ thống thoát nước mặt trên tuyến đường từ Dốc Đỏ đến bến xe Giải Oan
đã được đầu tư mới theo dự án đường.
- Hệ thống thoát nước mặt tại các điểm di tích và trên tuyến hành hương
chưa được đầu tư.
- Hệ thống kè ta luy ven đường chưa được xây dựng nên thường gây sạt lở.
*Hệ thống cấp nước
- Khu vực ngoại vi: Tại Dốc Đỏ sử dụng nước cấp qua hệ thống của thị xã
Uông Bí. Các khu vực khác sử dụng nước ngầm khoan cục bộ và nước mặt tại các
suối, hồ.
- Khu vực nội vi: Các điểm di tích, khu kinh doanh và quản lý sử dụng chủ
yếu nguồn nước mưa và nước suối. Vào mùa khô, nguồn nước kém phải chuyên
chở nước từ thị xã vào cung cấp cho khu nội vi.
Nhận xét:
+ Chưa có hệ thống cung cấp nước đồng bộ.
+ Nguồn nước chất lượng chưa tốt, chưa được kiểm soát


23

+ Cần xây dựng các hệ thống hồ phục vụ cấp nước cho phòng hoả và tưới
tiêu.
*Hệ thống cấp điện

Toàn bộ khu vực nghiên cứu đang sử dụng mạng điện chung của Thị xã qua
đường dây 35kV cấp từ Vàng Danh sang.
Khu vực nội vi, nguồn điện cấp qua các trạm 35/22kV tại khu vực bến xe
Giải Oan, công suất 120kVA từ Năm Mẫu vào. Ngoài ra còn một số tuyến cấp cho
khu vực bộ đội và nhà ga cáp treo.
Nhận xét
- Lưới điện và nguồn cấp điện quá cũ, không đảm bảo công suất.
- Hệ thống chiếu sáng chưa được đầu tư đồng bộ, thiếu tính thẩm mỹ, ảnh
hưởng đến an toàn cho du khách.
*Hệ thống thoát nước bẩn vệ sinh môi trường
- Hệ thống thoát nước bẩn:
+ Trong khu vực dân cư chưa được đầu tư, chủ yếu tự chảy theo tự nhiên,
thoát ra sông suối, ruộng gây ô nhiễm nghiêm trọng.
+Trong khu vực nội vi, một số khu vực đã có nhà vệ sinh công cộng, sử dụng
bể phốt qua đường ống tự ngấm vào lòng đất song hệ thống này chưa phổ biến, thu
gom còn chưa triệt để nên vẫn còn ô nhiễm.
- Hệ thống thu gom và xử lý rác:
+ Tại các điểm di tích và trên tuyến đường hành hương đã có hệ thống thùng
rác công cộng, được thu gom hàng ngày vận chuyển đến bãi tập kết để chuyển về
khu xử lý rác của thị xã.
+Tại các điểm dân cư nông thôn vẫn còn các điểm đổ rác tự phát gây ô
nhiễm môi trường.
Nhận xét
- Do khu vực di tích nằm trên vùng rộng lớn, khối lượng rác thải lớn lại tập
trung vào các ngày cao điểm, việc ý thức người dân chưa cao, thiếu bãi rác trung
chuyển nên việc thu gom rác gặp nhiều khó khăn.


24


- Hệ thống nhà vệ sinh công cộng cần được bổ sung trên tuyến, tại các khu
vực tập trung đông người và cần có biện pháp xử lý môi trường.
1.3.4. Thực trạng về tổ chức không gian và kiến trúc cảnh quan khu di tích danh
thắng Yên Tử.
a. Thực trạng kiến trúc cảnh quan
* Thực trạng các điểm di tích
Khu di tích Yên Tử nằm trong cánh cung núi trùng điệp của khu Đông Bắc,
đỉnh núi Yên Tử có chùa Đồng ở độ cao 1.068 m so với mặt nước biển. Từ xưa, núi
rừng Yên Tử đã nổi tiếng là nơi ngoạn mục và được liệt vào Danh sơn đất Việt.
Hiện nay được biết đến với một quần thể gồm 11 chùa và hàng trăm am, tháp,
tượng, mộ bia, trải dài trên 18km từ Dốc Đỏ đến đỉnh Chùa Đồng.[22]
Di tích Yên Tử được chia thành hai vùng: vùng ngoại vi và vùng nội vi di tích


25

Hình 1.6: Khu vực vùng ngoại vi
và vùng nội vi(nguồn: tác giả)


×