Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Chính sách phát triển cán bộ, công chức phường từ thực tiễn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (530.23 KB, 82 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN VĂN ĐÔNG

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
PHƯỜNG TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT,
TỈNH BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI - 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN VĂN ĐÔNG

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
PHƯỜNG TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT,
TỈNH BÌNH DƯƠNG

Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 60 34 04 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


PGS. TS. HỒ VIỆT HẠNH

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản Luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ
ràng./.
Tác giả luận văn

NGUYỄN VĂN ĐÔNG


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT
TRIỂN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC PHƯỜNG............................................... 7
1.1. Khái niệm về cán bộ, công chức phường .................................................. 7
1.2. Đặc điểm của cán bộ, công chức cơ sở ..................................................... 9
1.3. Vị trí, vai trò của chính quyền cơ sở ....................................................... 10
1.4. Vị trí, vai trò của cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách
cơ sở ................................................................................................................ 11
1.5. Chính sách phát triển cán bộ, công chức phường .................................... 12
1.6. Yếu tố tác động đến chính sách phát triển cán bộ, công chức, người hoạt
động không chuyên trách phường ................................................................... 19
Chương 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CÁC PHƯỜNG THUỘC THÀNH PHỐ THỦ

DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG .............................................................. 23
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội Thủ Dầu Một, tỉnh Bình
Dương .............................................................................................................. 23
2.2. Các quy định về phát triển cán bộ, công chức cơ sở của thành phố Thủ
Dầu Một........................................................................................................... 24
2.3. Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên
trách các phường ............................................................................................. 25
2.4. Thực trạng thực hiện mục tiêu chính sách phát triển cán bộ, công chức cơ
sở ..................................................................................................................... 28
2.5. Thực trạng giải pháp chính sách phát triển cán bộ, công chức cơ sở của
thành phố ......................................................................................................... 30
Chương 3: QUAN ĐIỂM, CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH
SÁCH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC PHƯỜNG... 48


3.1. Quan điểm ................................................................................................ 48
3.2. Các giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển cán bộ công chức cơ sở . 50
KẾT LUẬN .................................................................................................... 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 74


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CB

Cán bộ

CC

Công chức


HTSX

Hoàn thành xuất sắc

HTT

Hoàn thành tốt

HTCHCNL

Hoàn thành còn hạn chế năng lực

KHT

Không hoàn thành

NHĐKCT

Người hoạt động không chuyên trách


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Số hiệu

Tên bảng

Trang


Kết quả tuyển dụng CB,CC,NHĐKCT trong giai đoạn 2012-

32

bảng
2.1

2016

2.2

Kết quả đánh giá CB, CC, NHĐKCT phường giai đoạn

37

2014-2016
2.3

Hỗ trợ đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã

41

theo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
3.1

Bảng đề xuất tiêu chí đánh giá

70



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với hệ thống chính quyền 4 cấp: Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, thì
chính quyền cấp cơ sở (cấp xã) luôn giữ một vị trí, vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng
trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của sự nghiệp công nghiệp, hoá hiện hoá
đất nước; có vai trò tác động trực tiếp đến người dân. Chính quyền cơ sở là nền tảng
của toàn bộ hệ thống chính quyền, là cấp gần dân nhất, trực tiếp thực hiện các
nhiệm vụ cụ thể của hoạt động nhà nước ở địa phương, đảm bảo cho chủ trương,
chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống.
Để chính quyền cơ sở thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình có hiệu lực,
hiểu quả đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong tình hình mới thì đòi hỏi
phải có đội ngũ cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có
trình độ, phẩm chất, năng lực. Đội ngũ cán bộ, công chức, người hoạt động không
chuyên trách cấp cơ sở là nhân tố quyết định chất lượng, hiệu quả hoạt động của
chính quyền cơ sở nói riêng và của hệ thống chính quyền nói chung. Chính vì vậy
việc nâng cao chất lượng chính quyền cơ sở luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm
mà đặc biệt là Đảng bộ và chính quyền thành phố Thủ Dầu Một.
Mặc dù Bộ Nội vụ, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành nhiều văn bản về cán
bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách (viết tắt CB,CC, NHĐKCT)
cấp cơ sở nhằm để chuẩn hoá, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức,
người hoạt động không chuyên trách. Tuy nhiên hiện nay đội ngũ này chưa đáp ứng
yêu cầu được đặt ra trong giai đoạn phát triển mới của thành phố Thủ Dầu Một – đô
thị loại II, phấn đấu là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Bình Dương. Điều này ảnh hưởng
trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của các phường thuộc thành phố, quan
trọng hơn là có thể làm giảm niềm tin của nhân dân vào chính quyền … Do đó việc
nâng cao chất lượng đội ngũ CB,CC,NHĐKCT là yêu cầu khách quan, trọng yếu và
thường xuyên trong công tác cán bộ của thành phố Thủ Dầu Một.

1



Trong suốt quá trình công tác, nghiên cứu, tìm hiểu, Tôi nhận thấy việc thực
hiện chính sách phát triển cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách
các phường trực thuộc còn nhiều tồn tại, bất cập, năng lực thực thi công vụ của đội
ngũ này còn chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra.
Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của chính quyền cơ sở trong quá trình
phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, trong đó đội ngũ cán bộ công chức cơ sở là
chủ thể của mọi hoạt động, có vai trò tích cực, quyết định đến toàn bộ quá trình.
Vấn đề khắc phục những tồn tại, hạn chế trong thực hiện chính sách, nâng cao chất
lượng cán bộ, công chức cấp cơ sở và hiệu quả hoạt động của chính quyền cơ sở
đáp ứng yêu cầu phát triển mới của thành phố Thủ Dầu Một là vấn đề cấp thiết đặt
ra đối với chính quyền thành phố. Chính vì vậy Tôi chọn đề tài “Chính sách phát
triển cán bộ, công chức phường từ thực tiễn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh
Bình Dương” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chính sách công.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Do tính chất và tầm quan trọng của chính quyền cơ sở, đội ngũ cán bộ, công
chức cơ sở trong nền hành chính Việt Nam nói chung nên có rất nhiều đề tài, công
trình nghiên cứu về phát triển cán bộ, công chức cơ sở (cấp xã) như:
“Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của PGS, TS
Nguyễn Phú Trọng và PGS, TS Trần Xuân Sầm, NXB Chính trị Quốc gia 2003. Tác
phẩm đã đưa ra một hệ thống các quan điểm, phương hướng và giải pháp nâng cao
chất lượng cán bộ công chức đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước.
Tác phẩm“Công chức và vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hiện
nay” (1998), NXB chính trị quốc gia, Hà Nội do Tô Tử Hạ chủ biên giới thiệu kinh
nghiệm xây dựng đội ngũ công chức của các nước trên thế giới và quá trình hình
thành, phát triển đội ngũ công chức nước ta từ sau cách mạng tháng Tám. Nội dung

2



cuốn sách giới thiệu những vấn đề chung về công chức và quản lý công chức như
tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng công chức trong đó đề cập đến đánh giá
công chức.
Giáo trình “Tổ chức nhân sự hành chính nhà nước”, NXB Khoa học kỹ thuật
Hà Nội (2010) của Học viện Hành chính đề cập tới những vấn đề cơ bản trong quản
lý nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực trong khu vực công.
“Những giải pháp nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức
cấp sơ sở ở thành phố Hồ Chí Minh” luận văn thạc sĩ quản lý hành chính công, Học
viện Hành chính Quốc gia, năm 2007.
“Một số giải pháp nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước
của chính quyền cơ sở thành phố Huế” Nguyễn Đăng Thanh, luận văn thạc sĩ quản
lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia, năm 2009.
“Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nước theo yêu cầu cải
cách hành chính nhà nước tỉnh Bình Phước hiện nay” luận văn thạc sĩ luật học
Và còn nhiều luận văn thạc sĩ khác nghiên cứu về xây dựng, nâng cao chất
lượng cán bộ công chức cấp cơ sở khác.
Những tài liệu nêu trên về cơ bản đã đóng góp những lý luận, thực tiễn, các
định hướng, giải pháp để phát triển cán bộ công chức cấp cơ sở. Tuy nhiên, cũng
chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện các vấn đề nêu trên, đặc biệt là về
chính sách phát triển cán bộ, công chức các phường từ thực tiễn một địa phương có
tốc độ đô thị hóa cao trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Vì vậy đề tài nghiên
cứu này sẽ không trùng lắp với các công trình đã công bố, mà sẽ bổ sung những vấn
đề mới. Tuy nhiên những tài liêu trên là cơ sở nền tảng chung, có giá trị rất quan
trọng trong thực hiện đề tài này.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

3



Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full
















×