Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn nhà nước ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.35 KB, 10 trang )

TIỂU LUẬN CAO HỌC: MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
NGUỒN VỐN NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM

1


1. Tình hình đầu tư từ nguồn vốn nhà nước
a) Quy mô đầu tư từ nguồn vốn nhà nước:
Thực tế trong những năm qua cho thấy, nguồn vốn nhà nước huy
động cho đầu tư liên lục gia tăng và chiếm khoảng 30%GDP, đã và
đang đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội, tạo
động lực cho phát triển đất nước. Đầu tư từ nguồn vốn nhà nước luôn
duy trì tốc độ, quy mô phát triển khá cao trong vốn đầu tư phát triển
toàn xã hội, song đã có sự chậm lại trong những năm gần đây.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, nguồn vốn đầu tư nhà nước
liên tục tăng về quy mô nhưng có xu hướng giảm dần về tỷ trọng:
- Tính bình quân giai đoạn 2005-2014 vốn đầu tư khu vực nhà
nước là 303,295 nghìn tỷ đồng. Nếu như năm 2005 tổng vốn đầu tư
nhà nước chỉ đạt 161,635 nghìn tỷ đồng, đến năm 2014 đã lên đến
486,8 nghìn tỷ đồng (tăng lên 3,01 lần).
- Năm 2005 vốn đầu tư nhà nước chiếm 47,7% tổng vốn đầu tư
phát triển toàn xã hội, đến năm 2014 chỉ còn 39,9%. Tính chung giai
đoạn 2005-2014 vốn đầu tư nhà nước chiếm 39,48% tổng vốn đầu tư
phát triển toàn xã hội, giảm so với giai đoạn 2001 - 2010 là 45,7%
tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội.
Nguyên nhân nguồn vốn đầu tư nhà nước có xu hướng giảm dần
về tỷ trọng là một phần do thu hút nguồn tiết kiệm cho tăng trưởng từ
nước ngoài tăng sau khi gia nhập WTO và ảnh hưởng từ khủng hoảng
tài chính và suy giảm kinh tế thế giới những năm gần đây, cùng với
việc thực hiện tinh thần Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011,


Chính phủ thực hiện rà soát, cắt giảm, điều chuyển vốn đầu tư nhằm
sử dụng hiệu quả, chống thất thoát, lãnh phí và triển khai thực hiện
2


Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về
tăng cường quản lý đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và vốn
trái phiếu chính phủ.
b) Về cơ cấu nguồn vốn đầu tư nhà nước
Nguồn vốn ngân sách nhà nước luôn là nguồn vốn đầu tư quan
trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn vốn này được
sử dụng cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng, an
ninh, hỗ trợ các dự án của doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cần tham
gia của nhà nước, chi cho công tác lập và thực hiện các dự án quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây
dựng đô thị và nông thôn. Trong những năm gần đây, vốn đầu tư từ
ngân sách nhà nước luôn tăng và đứng đầu qua các năm, điều này
phản ánh thực tế gia tăng chi tiêu công của nhà nước cho đầu tư phát
triển kinh tế - xã hội. Tính chung giai đoạn 2005-2014, vốn đầu tư từ
ngân sách nhà nước chiếm khoảng 51% tổng vốn đầu tư của khu vực
nhà nước, mặc dù tăng giảm không đều (trong tổng vốn đầu tư của
khu vực nhà nước, vốn từ ngân sách nhà nước năm 2009 chiếm
64,3%, năm 2010 là 44,8%, năm 2011 là 52,1%, năm 2012 là 50,4%,
năm 2013 là 46,7%, năm 2014 là 42,7%). Về giá trị đầu tư, năm 2005
đầu tư từ ngân sách nhà nước là 87,932 nghìn tỷ đồng, đến năm 2014
là 207,7 nghìn tỷ đồng (tăng gấp 2,36 lần). Trong những năm tiếp theo
vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước có xu hướng tăng về giá trị tuyệt đối
nhưng giảm về tỷ lệ trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước ngày càng có vị trí
quan trọng trong chính sách đầu tư của nhà nước. Năm 2005 nguồn

vốn đầu tư này còn khiêm tốn là 35,975 nghìn tỷ đồng thì đến năm
3


2014 lên tới 198,2 nghìn tỷ đồng (tăng gấp lần 5,5 lần). Tỷ trọng vốn
tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước trong giai đoạn 2005-2010
bình quân chiếm 20,46% tổng đầu tư từ nguồn vốn nhà nước, nhưng
tính bình quân trong 4 năm gần đây đã lên tới 37,3% tổng đầu tư từ
nguồn vốn nhà nước. Tính riêng năm 2014, vốn tín dụng đầu tư phát
triển của nhà nước chiếm 40,7% tổng nguồn vốn nhà nước, đạt
16,23% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Nguồn vốn tín dụng
nhà nước trong thời gian qua đã được tập trung hỗ trợ cho các doanh
nghiệp thực hiện dự án đầu tư, hỗ trợ tín dụng xuất khẩu, xúc tiến đầu
tư, phát triển các ngành then chốt như đóng tàu, điện, nước … nhằm
góp phần nâng cao tiềm lực của doanh nghiệp, nâng cao khả năng
cạnh tranh của nền kinh tế. Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của
nhà nước cũng có tác dụng trong việc giảm đáng kể bao cấp vốn trực
tiếp của nhà nước. Bên cạnh đó, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà
nước còn phục vụ công tác quản lý và điều tiết kinh tế vĩ mô. Và hơn
hết, vốn đầu tư từ tín dụng nhà nước có tác dụng tích cực trong việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Cùng với quá trình đổi mới và mở cửa, hội nhập sâu rộng kinh tế quốc
tế, tín dụng đầu tư phát triển ngày càng đóng vai trò đáng kể trong
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước: Theo Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, thông thường nguồn vốn của doanh nghiệp nhà nước
đầu tư chiếm 14-15% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, chủ yếu là đầu tư
chiều sâu, mở rộng sản xuất, đối mới thiết bị, hiện đại hóa dây chuyền
công nghệ của doanh nghiệp. Tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực doanh
nghiệp nhà nước tuy có giảm trong những năm gần đây song vẫn là

4


nguồn vốn quan trọng. Bình quân giai đoạn 2005 - 2014, tổng vốn đầu
tư từ các tập đoàn, doanh nghiệp và tổng công ty Nhà nước chiếm
khoảng 19,2% vốn đầu tư của khu vực nhà nước. Nhờ đó, khu vực
doanh nghiệp nhà nước phát huy vai trò đầu tàu trong nhiều lĩnh vực,
nhiều ngành kinh tế quan trọng.
b) Hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn nhà nước
Trong những năm qua, nguồn vốn nhà nước huy động cho đầu tư
liên tục tăng góp phần tạo nên sự chuyển biến quan trọng về cơ sở vật
chất kỹ thuật, thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng
năng lực sản xuất, cải thiện văn minh đô thị, đóng góp quyết định vào
phát triển kinh tế xã hội và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Các công trình giao thông then chốt của nền kinh tế như đường
bộ, sân bay, bến cảng, đường sắt, công trình thủy lợi được nâng cấp và
làm mới; các công trình điện, thông tin liên lạc, các khu đô thị, khu
công nghiệp, các bệnh viện, trường học, công trình văn hóa thể thao
được cải tạo và xây dựng đã giúp cải thiện, nâng cao mức sống của
nhân dân, làm thay đổi diện mạo cả đô thị và nông thôn.
Tuy nhiên, cùng với các kết quả đạt được, trong những năm qua
đầu tư công còn bộ lộc nhiều hạn chế, yếu kém, dẫn đến tình trạng
lãng phí, thất thoát vốn, …Theo báo cáo của Chính phủ, tổng số nợ
xây dựng cơ bản nguồn vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính
phủ của cả nước đến ngày 30/6/2014 là 44.594 tỷ đồng của 18.376 dự
án, trong đó của địa phương chiếm 87% tổng số nợ xây dựng cơ bản.
Nhiều dự án, công trình xây dựng, hoàn thành nhưng chưa khai thác
một cách hiệu quả, gây lãng phí. Vẫn còn nhiều công trình đầu tư quá
hoành tráng, gây lãng phí tiền của nhân dân và nhà nước. Việc đầu tư
5



xây dựng không theo quy hoạch, kế hoạch, nếu có thì ở tầm ngắn hạn,
không có tầm chiến lược dài hạn, xây rồi đập, đập rồi xây, có công
trình xây xong sử dụng không hết công năng, không phát huy được tác
dụng, có công trình xây rồi bỏ hoang.
Minh chứng rõ nét nhất cho yếu kém trong đầu tư từ nguồn vốn
nhà nước là vụ án kinh tế Tập đoàn Vinashin, là vụ án kinh tế lớn nhất
hiện nay tại Việt Nam, với thất thoát hàng chục nghìn tỷ VND. Theo
ước tính, thất thoát từ đầu tư của Vinashin gấp 3 lần tổng mức đầu tư
cho các dự án xóa đói giảm nghèo trong cả nước, gấp 4 lần gói kích
cầu của Chính phủ nhằm giải cứu kinh tế trong khủng hoảng kinh tế
năm 2008. Mặc dù, đến nay Chính phủ đã tái cơ cấu lại Vinashin song
những hậu quả nặng nề về kinh tế vẫn còn tồn tại. Nợ công tăng cao,
tiền lương trong khu vực công bị trì hoãn không cải thiện từ năm
2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm do một phần nguồn vốn
không được tiếp tục cho đầu tư phát triển mới. Dư âm Vinashin tiếp
tục là những điểm nóng trong nghị trường Quốc hội khóa XIII, kỳ họp
thứ 9 năm 2015.
Xét về tổng thể thì thì đầu tư toàn xã hội nói chung hay đầu tư
của nhà nước còn chưa xứng với tiềm năng. Theo số liệu thống kê, chỉ
số ICOR của Việt Nam từ mức 3,3 giai đoạn 1991 – 1995 đã tăng lên
7,04 trong giai đoạn 2001-2005 và mức 6,18 trong giai đoạn 20062010. Nhờ vào các biện pháp tái cơ cấu đầu tư, tập trung và nâng cao
hiệu quả đầu tư, hệ số ICOR trong hai năm 2011-2012 đã giảm đáng
kể, đạt mức 4,6. Trong bối cảnh hiệu quả kinh tế thấp nói chung của
hoạt động đầu tư toàn xã hội, hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn nhà nước
ở mức kém nhất: Trong giai đoạn 2000 – 2010, hệ số ICOR của đầu tư
6



từ nguồn vốn nhà nước lên tới 7,85 so với con số 3,54 của khu vực tư
nhân và 7,56 của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Thực tế trong những năm gần đây, kinh tế quốc tế có nhiều biến
động nên ảnh hưởng nhiều đến hoạt động đầu tư phát triển trong nước,
đặc biệt là ảnh hưởng từ khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế
thế giới vẫn còn nhiều tác động tiêu cực đến nền kinh tế trong nước;
nhưng những yếu kém trong đầu tư từ nguồn vốn nhà nước vẫn chủ
yếu do các nguyên nhân chủ quan liên quan đến cơ chế chính sách
kinh tế và đầu tư phát triển cùng với những khuyết điểm trong quản lý
điều hành.

7


2. Một số giải pháp trong thời gian tới
Thời gian gần đây, Chính phủ đã nỗ lực để chấn chỉnh lại hoạt
động đầu tư công từ việc ban hành Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày
15/10/2011 về tăng cường quản lý đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà
nước và vốn trái phiếu chính phủ. Việc tuân thủ quy trình đầu tư, cân
đối khả năng vốn và quy mô xác định điểm dừng kỹ thuật, không
khởi công công trình khi chưa rõ nguồn vốn... đã giúp vốn đầu tư
GDP giảm từ 36,4% năm 2011, còn 33% năm 2012, 30,4% năm 2013
và 30,1% năm 2014. Hiệu quả đầu tư công đã có bước cải thiện, hạn
chế được tình trạng phân tán, dàn trải, đã cắt giảm, đình hoãn, giãn
tiến độ nhiều công trình chưa thật sự cần thiết.
Trong thời gian tới, để có thể triển khai và quản lý có hiệu quả
nguồn vốn đầu tư công, Chính phủ cần tập trung chỉ đạo quyết liệt các
bộ ngành thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật về tái cơ cấu đầu
tư công: Việc ban hành khung pháp lý liên quan lĩnh vực đầu tư công

còn chậm, Luật Đầu tư công chỉ mới ban hành gần đây. Các luật có
liên quan khác như Luật đầu tư (sửa đổi), Luật quy hoạch và một số
luật khác chưa được thông qua đã gây khó khăn trong quá trình tổ
chức thực hiện. Một số chính sách trong quản lý đầu tư công còn có
những chồng chéo, mang tính giải quyết tình thế. Chỉ thị số 1792/CTTTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ chỉ mới điều chỉnh
nguồn vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốn trái phiếu Chính phủ,
phạm vi điều chỉnh, mức độ triển khai chưa nhiều. Do vậy, trước mắt
ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành các luật có liên quan. Xây
dựng, triển khai đề án tổng thể tái cơ cấu đầu tư công để xác định lộ
8


trình, bước đi cụ thể, nhằm tạo thuận lợi cho công tác quản lý, điều
hành.
Thứ hai, nghiên cứu cơ chế mở rộng các hình thức đầu tư để huy
động các nguồn vốn từ khu vực tư nhân. Khuyến khích tư nhân tham
gia đầu tư phát triển hạ tầng, phát triển các ngành lĩnh vực có lợi thế.
Thứ ba, xây dựng một cơ chế cụ thể để thực hiện chuyển đổi các
dự án đầu tư dở dang từ ngân sách nhà nước đối với các dự án có khả
năng sinh lời sang tiếp tục đầu tư bằng nguồn vốn tư nhân, thông qua
các hình thức bán, chuyển nhượng công trình, coi phần đầu tư của
ngân sách là phần góp vốn của nhà nước trong các dự án này. Trường
hợp các nhà đầu tư tư nhân không tham gia thì mới thực hiện đầu tư
công.
Thứ bốn, kế hoạch đầu tư trung hạn của Luật đầu tư công, ngoài
các tiêu chí áp dụng chung cần xem xét, tính toán đến đặc thù của
từng địa phương nhất là các tiêu chí về tỷ lệ số xã, thôn, bản vùng cao,
biên giới, hải đảo, tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ độ che phủ rừng cho phù hợp.
Thứ năm, Hiện nay, nợ đọng xây dựng cơ bản còn lớn, trong lúc
nguồn ngân sách khó khăn, cần nghiên cứu cơ chế để khuyến khích

những địa phương có điều kiện được phát hành trái phiếu để thanh
toán các khoản nợ hỗ trợ cho các dự án xây dựng dở dang.
Thứ sáu, bảo đảm đầu tư công ở mức hợp lý trên cơ sở tối đa
hiệu quả phân bổ nguồn lực, tập trung vào các dự án cần thiết, cấp
bách trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn và những
ngành nghề tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước.
9


Thứ bảy, việc triển khai và quản lý đầu tư công cần phải tuân thủ
các quy chuẩn về trình tự, thủ tục về đầu tư công, thực hiện đấu thầu
công khai, minh bạch, tuyên dương những tập cá nhân có thành tích
tốt, đồng thời xử nghiêm khắc các vi phạm trong đầu tư công.
Thứ tám, tăng cường kỷ cương phân cấp đầu tư công. Quyết định
đầu tư phải trên cơ sở cân đối và bố trí được nguồn vốn, áp dụng các
chế tài nhằm nâng cao hiệu quả dự án đầu tư, tránh sai sót, rủi ro ngay
từ chủ trương đầu tư. Nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác giám sát
các dự án đầu tư nhà nước thông qua việc tăng cường vai trò giám sát
của Quốc hội, công tác kiểm toán các dự án đầu tư công cũng như cơ
chế giám sát của người dân và các tổ chức xã hội đối với hoạt động
đầu tư công.

10



×