Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Chính sách thu thút nguồn nhân lực chất lượng cao từ thực tiễn Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (725.42 KB, 90 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM THỊ THANH LÊ

CHÍNH SÁCH THU HÚT NGUỒN NHÂN LỰC
CHẤT LƢỢNG CAO TỪ THỰC TIỄN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 60 34 04 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN MINH PHƢƠNG

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là những nghiên cứu của cá nhân tôi.
Các kết quả được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được
công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Nội dung luận văn có sử dụng tài liệu tham khảo đều được trích dẫn
nguồn một cách đầy đủ và chính xác.

HỌC VIÊN


Phạm Thị Thanh Lê


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .................................................................................................................................. 1
Chƣơng 1. LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH THU HÚT NGUỒN NHÂN LỰC
CHẤT LƢỢNG CAO TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC ......................................... 8
1.1. Đặc điểm, vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao trong các trường đại học ......... 8
1.2. Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong trường đại học ..................17
1.3. Một số kinh nghiệm về chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong
các trường đại học hiện nay ....................................................................................................30
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THU HÚT NGUỒN
NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI 34
2.1. Thực trạng nguồn nhân lực của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội ................................34
2.2. Kết quả và hạn chế thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao
của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.......................................................................................36
2.3. Đánh giá chung về việc thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng
cao tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội ...................................................................................53
Chƣơng 3. QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU
HÚT NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI
HỌC Ở NƢỚC TA HIỆN NAY .........................................................................................58
3.1. Quan điểm hoàn thiện chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao tại các
trường đại học ..........................................................................................................................58
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao tại
các trường đại học....................................................................................................................62
KẾT LUẬN.............................................................................................................................75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................76



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt

Viết đầy đủ

BNV

: Bộ Nội vụ

CVTLTNN

: Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước

ĐVSNCL

: Đơn vị sự nghiệp công lập

TTLTQG

: Trung tâm Lưu trữ quốc gia

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Số hiệu bảng

Biểu đồ 2.1.

Tên bảng
Biểu đồ 2.1. Kết quả tuyển dụng đội ngũ giảng viên
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (2011-2016).............

Biểu đồ 2.2.

Số lượng viên chức tuyển dụng theo đối tượng
(2011-2016).............................................................

Biểu đồ 2.4.
Biểu đồ 2.5.

Kết quả đánh giá, phân loại viên chức năm 2015.......

Biểu đồ 2.6.

Kết quả đánh giá, phân loại viên chức năm 2016......

Biểu đồ 2.7.

Thực trạng số lượng công chức, viên chức cơ hữu
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội năm 2016.................

37

38
39
40


48

Số lượng đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Đại học
Nội vụ năm 2016.......................... .............................

Biểu đồ 2.9.

37

Số lượng viên chức tuyển dụng phân theo giới tính
(2011-2016) ...............................................................

Biểu đồ 2.8.

36

Số lượng viên chức tuyển dụng phân theo trình độ
đào tạo (2011-2016).................................................

Biểu đồ 2.3.

Trang

Trình độ Tiếng Anh của đội ngũ viên chức Trường
Đại học Nội vụ Hà Nội năm 2016..............................

50
50



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định đến sự phát triển của mỗi quốc
gia, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Nguồn nhân lực chất lượng
cao là những người lao động có kỹ năng, các nhà kinh doanh năng động và tài
ba, các nhà quản lý giỏi, các nhà khoa học và công nghệ xuất sắc, các nhà
lãnh đạo chính trị có tầm nhìn chiến lược và tư duy đổi mới vượt trội, họ là
những nhân tố quan trọng quyết định năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả
năng cạnh tranh của mọi nền kinh tế; quyết định vận mệnh của các dân tộc và
tương lai phát triển của nhân loại.
Nhận thức được tầm quan trọng này, những năm qua, Đảng và Nhà
nước ta luôn coi trọng việc xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, chính sách phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao vẫn còn những hạn chế: việc thu hút - đào tạo - bồi dưỡng chưa
được phối hợp đồng bộ, việc quản lý, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao
hạn chế, môi trường công tác chưa thuận lợi để phát huy năng lực của người
lao động, người lao động làm việc cầm chừng, thiếu tâm huyết, năng suất,
hiệu quả lao động thấp… Bởi thế, Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng
xác định một trong các mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát phát triển đất nước 5
năm (giai đoạn 2016-2020) là: “Thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách,
giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội” [11, tr.106].
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là cơ sở giáo dục đại học công lập trực
thuộc Bộ Nội vụ, được thành lập ngày 14/11/2011 trên cơ sở nâng cấp từ
Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội. Trường có chức năng nhiệm vụ tổ chức đào
tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ đại học, sau đại học trong lĩnh vực
công tác nội vụ và các ngành nghề khác có liên quan; hợp tác quốc tế; nghiên


1


cứu khoa học và triển khai áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội, góp phần đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ công chức,
viên chức ngành Nội vụ và đất nước nói chung. Chất lượng nguồn nhân lực
được đào tạo ở Trường Đại học Nội vụ khi được tuyển dụng sẽ ảnh hưởng
trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả của nền công vụ quốc gia… Do đó, chất
lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao của Trường
đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Trong những năm gần đây, mặc dù Đảng ủy - Ban Giám hiệu Nhà
trường đã chú trọng, quan tâm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao,
bước đầu đã thu được những thành tựu nhất định, nhưng do những nguyên
nhân chủ quan và khách quan, việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
vẫn còn hạn chế, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục đào tạo
của Nhà trường. Do đó, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là nhân tố
then chốt, quyết định đến chất lượng giáo dục đào tạo của Nhà trường. Đặc
biệt, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cạnh tranh trong giáo dục diễn ra
ngày càng mạnh mẽ, càng đòi hỏi các cơ sở giáo dục đại học càng phải quan
tâm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Bởi vậy, đề tài: “Chính sách thu thút nguồn nhân lực chất lượng cao
từ thực tiễn Trường Đại học Nội vụ Hà Nội” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm qua, việc thu hút, nguồn nhân lực chất lượng cao đã
được các nhà quản lý, các nhà khoa học tại các viện nghiên cứu, trung tâm, các
trường Đại học quan tâm nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau.
- Sách “Phát triển nguồn nhân lực ở một số nước, kinh nghiệm đào tạo
và phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay” do Nghiêm Đình Vì
đã khảo cứu đào tạo nguồn nhân lực ở các các nước phát triển hàng đầu như
Mỹ, Nhật Bản, Liên minh Châu Âu và các nền công nghiệp mới Châu Á. Ở

góc độ giáo dục đào tạo, các nước này tập trung phát triển nguồn nhân lực

2


trên các phương diện: Tăng cường đầu tư cho giáo dục; gắn kết chặt chẽ có
hiệu quả các cơ sở nghiên cứu khoa học, các trường học với doanh nghiệp;
tăng cường đầu tư, tạo mọi điều kiện thuận lợi để mọi người dân, mọi tổ
chức xã hội, mọi doanh nghiệp được tiếp cận, khai thác cơ sở hạ tầng thông
tin hiện đại.
- Sách “Từ chiến lược phát triển giáo dục đến chính sách phát triển
nguồn nhân lực“ đã tập hợp kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học và các
nhà quản lý ở nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau với mục tiêu thống nhất
quan điểm và chính sách về phát triển nguồn nhân lực; đồng thời đề xuất
một khung chính sách phát triển nguồn nhân lực nhằm triển khai thành công
các mục tiêu đề ra trong chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo.
- Sách “Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam“ do
Nguyễn Hữu Dũng chủ biên đã trình bày có tính hệ thống một số vấn đề lý
luận và thực tiễn liên quan đến phát triển, phân bố, sử dụng nguồn lực con
người trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta;
đồng thời đề xuất các chính sách và giải pháp phát triển, phân bố hợp lý và
sử dụng có hiệu quả nguồn lực con người trong phát triển kinh tế - xã hội ở
nước ta.
- Sách “ hát triển nguồn nh n lực đáp ứng y u cầu c ng nghiệp hoá
hiện đại hoá và hội nh p quốc tế do Vũ Văn Phúc và Nguyễn Duy Hùng
(đồng chủ biên làm sáng tỏ những tư tưởng, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí
Minh và Đảng ta về phát triển nguồn nhân lực; giới thiệu những kinh
nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số ngành trong nước và một số
nước, vùng lãnh thổ trên thế giới; phân tích thực trạng, những bất cập, thách
thức và đề xuất các giải pháp… phát triển nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay

- Sách “Phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, nhân tài, Một
kinh nghiệm của thế giới do Tạ Ngọc Tấn chủ biên đã phân tích sâu sắc
những vấn đề về nguồn nhân lực, nhân tài và phát triển giáo dục đào tạo, từ đó

3


rút ra được những kinh nghiệm trong việc thực hiện đổi mới căn bản toàn diện
giáo dục – đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhân tài cho đất nước.
- Sách “Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự
nghiệp chấn hưng đất nước do Nguyễn Văn Khánh đã phân tích nguồn lực trí
tuệ Việt Nam dưới nhiều góc độ, đánh giá thực trạng và chỉ rõ các hạn chế, từ
đó đề xuất một số giải pháp xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam
phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới.
- Sách “Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu
vực công ở nước ta hiện nay“ do Triệu Văn Cường – Nguyễn Minh Phương
chủ biên đã đem lại một cái nhìn tổng thể về chính sách thu hút nguồn nhân
lực chất lượng cao từ nhiều góc độ, từ đó rút ra được hệ thống giải pháp
mang tính toàn diện và đồng bộ trong hoàn thiện chính sách thu hút nguồn
nhân lực chất lượng cao trong khu vực công ở nước ta hiện nay.
- Bài viết “Đi vào thế kỷ XXI phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” do Phạm Minh Hạc (2003)
Tạp chí Lao động và Xã hội đã tóm tắt ngắn gọn hiện trạng nguồn nhân lực
chất lượng cao đồng thời chỉ ra những hạn chế còn tồn tại từ đó đề xuất
những giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao
trong dài hạn.
- Bài viết “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần phát
triển bền vững Việt Nam” do Chu Văn Cấp (2012) Tạp chí Cộng sản, (số
9/839) đã trực tiếp bàn về các vấn đề lý luận, thực tiễn cơ bản của việc phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần phát triển bền vững, đồng thời

đưa ra những kiến nghị và giải pháp phát triển nguồn nhân lực này.
- Công trình “Thực trạng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và
những nội dung cần nghiên cứu khi xây dựng Lu t Viên chức” do Nguyễn
Hải Thập đã đánh giá thực trạng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

4


khá toàn diện, đề xuất các nhiệm vụ phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục ở nước ta hiện nay.
- Công trình “Phát triển đội ngũ giảng vi n các trường đại học ở vùng
đồng bằng sông Cửu Long đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học” do
Nguyễn Văn Đệ đã đưa ra thực trạng về chất lượng đội ngũ giảng viên của
các trường đại học khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó đề ra các giải
pháp phát triển đội ngũ giảng viên của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
- Công trình “Phát triển nguồn nhân lực giảng vi n Trường Đại học
Lao động Xã hội“ do Nguyễn Thị Ánh Tuyết đã khái quát hóa những vấn đề
lý luận về phát triển nguồn nhân lực nói chung và đội ngũ giảng viên trong
các trường đại học nói riêng. Từ đó, đề tài đã phân tích và đánh giá thực
trạng nguồn nhân lực giảng viên trường Đại học Lao động –Xã hội; chỉ ra
ưu, nhược điểm, nguyên nhân của những hạn chế trong việc phát triển nguồn
nhân lực giảng viên của nhà trường và đề xuất những giải pháp.
Như vậy, vấn đề chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao tại
các cơ sở giáo dục đại học đã được nhiều công trình khoa học nghiên cứu,
tuy nhiên hiện chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về
chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao tại các trường đại học. Do
đó, việc nghiên cứu thực trạng, đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách thu
hút nguồn nhân lực chất lượng cao tại các trường Đại học ở nước ta không
trùng lặp với các công trình, đề tài đã có.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách
thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội,
luận văn đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thu
hút nguồn nhân lực chất lượng cao tại các trường đại học ở nước ta hiện nay.

5


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full
















×