Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Hoàn thiện công tác kế toán thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan thành phố Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (787.98 KB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGÔ THÙY TRANG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ
XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng – Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGÔ THÙY TRANG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ
XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành : Kế toán
Mã số

: 60.34.30

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. TRƯƠNG BÁ THANH



Đà Nẵng – Năm 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Ngô Thùy Trang


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................... 2
5. Bố cục đề tài....................................................................................... 2
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu............................................................. 3
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC
KẾ TOÁN THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA HẢI QUAN ....................... 7
1.1. KHÁI QUÁT VỀ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU............... 7
1.1.1. Khái niệm hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu................................... 7
1.1.2. Phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu..................................... 7
1.1.3. Các loại thuế và thu khác do cơ quan Hải quan thu đối với hàng
hóa xuất nhập khẩu ...............................................................................10
1.1.4. Nguyên tắc khai thuế và tính thuế ..............................................15
1.2. VAI TRÒ CỦA KẾ TOÁN THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA HẢI

QUAN..............................................................................................................16
1.2.1. Đối với cơ quan Hải quan ...........................................................16
1.2.2. Đối với cộng đồng doanh nghiệp................................................17
1.3. NỘI DUNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA
HẢI QUAN .....................................................................................................18
1.3.1. Hệ thống chứng từ kế toán..........................................................18
1.3.2. Hệ thống tài khoản kế toán .........................................................21
1.3.3. Hệ thống sổ kế toán.....................................................................22
1.3.4. Hệ thống báo cáo kế toán............................................................23
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................25


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ XUẤT
NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TP ĐÀ NẴNG................................26
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ XUẤT NHẬP
KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TP ĐÀ NẴNG...............................................26
2.1.1. Giới thiệu Cục Hải quan TP Đà Nẵng ........................................26
2.1.2. Mô hình tổ chức kế toán thuế của Cục .......................................28
2.1.3. Nhiệm vụ của bộ phận kế toán thuế............................................29
2.1.4. Nhân sự làm công tác kế toán thuế .............................................30
2.1.5. Phần mềm kế toán thuế xuất nhập khẩu .....................................31
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU
TẠI CỤC HẢI QUAN TP ĐÀ NẴNG ...........................................................32
2.2.1. Khảo sát thực trạng công tác kế toán thuế xuất nhập khẩu ........32
2.2.2. Hệ thống chứng từ kế toán và tài khoản kế toán ........................36
2.2.3. Lập báo cáo kế toán ....................................................................38
2.2.4. Thực hiện các nghiệp vụ của bộ phận kế toán............................40
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ XUẤT
NHẬP KHẨU..................................................................................................47
2.3.1. Đánh giá chung ...........................................................................47

2.3.2. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế......................................................49
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................51
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TP ĐÀ NẴNG.......52
3.1. CĂN CỨ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ XUẤT NHẬP
KHẨU..............................................................................................................52
3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ XUẤT
NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TP ĐÀ NẴNG...................................55
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống chứng từ và hồ sơ kế toán .........................55


3.2.2. Hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán .......................................57
3.2.3. Hoàn thiện các nghiệp vụ của bộ phận kế toán ..........................66
3.2.4. Tổ chức triển khai các hình thức thanh toán tiền thuế trong Hệ
thống VNACCS/VCIS ..........................................................................70
3.2.5. Hoàn thiện Chương trình Kế toán thuế KTT559 ........................74
3.2.6. Tổ chức nhân sự làm công tác kế toán thuế................................76
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ .............................................................................77
3.3.1. Đối với Tổng cục Hải quan.........................................................77
3.3.2. Đối với Bộ Tài chính ..................................................................78
3.3.3. Đối với Cục Hải quan Tp Đà Nẵng ............................................79
3.3.4. Đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động xuất nhập khẩu..............79
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................80
KẾT LUẬN ....................................................................................................81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................82
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Số hiệu

Tên bảng

bảng

Trang

2.1

Số lượng cán bộ kế toán thuế tại các Chi cục

30

2.2

Tổng hợp kết quả khảo sát

33

2.3

Các báo cáo và thời hạn báo cáo

39

2.4

Dữ liệu thu nộp thuế qua Kho bạc năm 2012


42

2.5

Số liệu công tác lập và giao dự toán thu Ngân sách Nhà

44

nước
3.1

Các chứng từ không còn sử dụng, được sửa đổi, bổ sung,

55

chứng từ mới
3.2

Chi tiết các tài khoản bổ sung.

58


DANH MỤC BẢNG HÌNH VẼ
Số hiệu

Tên hình

hình


Trang

2.1

Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán thuế

29

3.1

Trao đổi thông tin giữa Hệ thống VNACCS/VCIS và

53

KTT559
3.2

Quy trình thanh toán theo hình thức nộp trực tiếp

70

3.3

Quy trình thanh toán theo hình thức hạn mức ngân hàng

71

trả thuế thay
3.4


Quy trình thanh toán theo hình thức bảo lãnh riêng

72

3.5

Quy trình thanh toán theo hình thức bảo lãnh chung

73


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đối với một quốc gia đang phát triển, trong đó phần lớn nguồn chi
Ngân sách Nhà nước đều từ nguồn thu thuế như nước ta thì các cơ quan quản
lý thuế (cơ quan Thuế, cơ quan Hải quan) có vai trò hết sức quan trọng trong
việc thực hiện nhiệm vụ thu Ngân sách Nhà nước hàng năm.
Đóng góp từ 20%-30% vào nguồn thu Ngân sách Nhà nước trong
những năm qua, ngành Hải quan mặc dù thực hiện chức năng quản lý nhà
nước đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện xuất nhập cảnh nhưng
luôn xem công tác quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, chống thất
thu Ngân sách Nhà nước là nhiệm vụ trọng tâm của ngành. Để thực hiện tốt
công tác quản lý thuế thì việc tổ chức kế toán thuế trong nội bộ Hải quan luôn
được quan tâm chú trọng. Việc cập nhật, theo dõi, báo cáo số liệu thuế xuất
nhập khẩu cũng như thực hiện các nghiệp vụ thu nộp thuế, đôn đốc thu hồi nợ
thuế…của bộ phận kế toán thuế đã giúp cho hoạt động quản lý của Hải quan
được thực hiện thông suốt và hiệu quả, góp phần tạo điều kiện cho doanh
nghiệp làm thủ tục hải quan, thúc đẩy phát triển hoạt động xuất nhập khẩu và

đóng góp vào nguồn thu cho ngân sách quốc gia.
Cục Hải quan Tp Đà Nẵng là đơn vị Hải quan lớn nhất Miền trung Tây
nguyên và là một trong 8 đơn vị Hải quan lớn của cả nước. Trung bình từ
2011-2013, với kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 2 tỷ USD/năm, Cục quản
lý số thu nộp Ngân sách Nhà nước khoảng 2.500 tỷ đồng/năm, chiếm tỷ trọng
25% - 30% nguồn thu của Thành phố. Để quản lý tốt các nguồn thu, đòi hỏi
việc quản lý thuế của Cục phải không ngừng được hoàn thiện. Công tác kế
toán thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan là một mảng nghiệp vụ phục vụ
đắc lực cho các bộ phận từ khâu làm thủ tục thông quan đến khâu kiểm tra sau


2
thông quan. Vì vậy, việc hoàn thiện công tác kế toán thuế xuất nhập khẩu sẽ
giúp Cục Hải quan nâng cao hiệu quả hoạt động theo phương châm “Chuyên
nghiệp – Minh bạch - Hiệu quả” của ngành, góp phần làm tăng mức độ hài
lòng của cộng đồng doanh nghiệp đối với công tác quản lý nhà nước về Hải
quan trên địa bàn thành phố.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Từ những cơ sở lý luận về công tác kế toán thuế và thu khác của cơ
quan Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, đề tài nghiên cứu tình
hình áp dụng thực tế công tác kế toán thuế xuất nhập khẩu tại một đơn vị Hải
quan điển hình là Cục Hải quan Tp Đà Nẵng. Từ đó tác giả nhận định những
ưu điểm, hiệu quả cần tiếp tục phát huy; đồng thời cũng đưa ra những tồn tại,
hạn chế và đề xuất biện pháp khắc phục, hoàn thiện.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: kế toán thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các
khoản thu khác tại Cục Hải quan Tp Đà Nẵng.
- Phạm vi nghiên cứu: thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
đăng ký làm thủ tục hải quan qua Cục Hải quan Tp Đà Nẵng.
4. Phương pháp nghiên cứu

Dựa trên cơ sở phương pháp chuyên gia, tác giả trao đổi với các cán bộ
công chức làm công việc kế toán thuế và các bộ phận có liên quan trong đơn vị,
kết hợp với các phương pháp mô tả, phân tích tỷ lệ, đối chiếu so sánh và tổng
hợp để phân tích thực trạng công tác kế toán thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải
quan Tp Đà Nẵng.
5. Bố cục đề tài
Nội dung của đề tài gồm 3 chương như sau:
- Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về công tác kế toán thuế
xuất nhập khẩu của Hải quan.


3
- Chương 2: Thực trạng công tác kế toán thuế xuất nhập khẩu tại Cục
Hải quan Tp Đà Nẵng.
- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán thuế xuất nhập khẩu
tại Cục Hải quan Tp Đà Nẵng.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trong cấu trúc hệ thống thuế ở mỗi quốc gia, các loại thuế và các
khoản thu khác đối với hàng hóa xuất nhập khẩu như: thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt… là những sắc thuế có
ý nghĩa quan trọng, vừa là nguồn thu Ngân sách Nhà nước, vừa là công cụ để
điều tiết sản xuất trong nước, đồng thời cũng là đòn bẩy thúc đẩy kinh tế
trong nước và thương mại quốc tế phát triển.
Ở nước ta, để phát huy vai trò của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Nhà
nước đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành. Văn
bản có giá trị pháp lý cao nhất hiện nay quy định về thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu chính là Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được Quốc hội thông qua
ngày 14/6/2005, tiếp đó là hàng loạt các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi
hành Luật.
Cùng với sự ra đời của Luật kế toán năm 2003, nhiều văn bản, giáo

trình về kế toán thuế xuất nhập khẩu cũng xuất hiện. Tuy nhiên, đa số là
hướng dẫn, đánh giá về công tác kế toán thuế xuất nhập khẩu trong nội bộ
doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, chưa có đề tài nghiên cứu nào về
kế toán thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của cơ quan
Hải quan.
Đối với ngành Hải quan, để quản lý số thu nộp Ngân sách Nhà nước
hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm đòi hỏi phải có hệ thống quản lý thu chuyên
nghiệp và hiệu quả từ văn bản pháp lý đến chương trình phần mềm. Sau sự ra
đời của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật bổ sung một số điều của


4
Luật Hải quan năm 2005, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 32/2006/TTBTC ngày 10/4/2006 hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thuế và thu khác đối với
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của ngành Hải quan. Tiếp đó là Thông tư
121/2007/TT-BTC ngày 17/10/2007 sửa đổi, bổ sung Thông tư 32/2006/TTBTC. Các Thông tư này đã hướng dẫn cụ thể phương pháp hạch toán kế toán
đối với các khoản thu của ngành Hải quan
Năm 2007, sự ra đời của Luật Quản lý thuế đã nâng cao vai trò công tác
quản lý thuế. Để thực hiện tốt nhiệm vụ thu Ngân sách Nhà nước, chống thất
thu thuế, tăng cường công tác quản lý thuế, ngành Hải quan đã đổi mới hoạt
động quản lý ở nhiều khâu nghiệp vụ, trong đó có nghiệp vụ kế toán thuế xuất
nhập khẩu. Ngành đã thực hiện tốt Dự án Hiện đại hóa thu Ngân sách Nhà
nước của Bộ Tài chính, phối hợp thu với các ngân hàng thương mại theo
phương thức điện tử, cài đặt nâng cấp phần mềm quản lý kế toán thuế và các
phần mềm khác. Cục Hải quan Tp Đà Nẵng nơi tác giả đang công tác, hiện
đang triển khai tích cực các nghiệp vụ kế toán thuế xuất nhập khẩu của ngành
Hải quan. Tác giả đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán thuế xuất
nhập khẩu tại Cục Hải quan Tp Đà Nẵng” nhằm nghiên cứu chuyên sâu nội
dung này với mục đích đánh giá, phân tích thực trạng để từ đó có giải pháp
hoàn thiện công tác kế toán thuế xuất nhập khẩu tại đơn vị. Trong quá trình
nghiên cứu đề tài, tác giả đã tham khảo các tài liệu sau:

* Các văn bản pháp quy:
- Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 26/6/2001 và Luật số
42/2005/QH11 ngày 14/6/2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan;
- Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày
14/6/2005;


5
- Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH10 ngày 29/11/2006; Luật số
21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản
lý thuế.
- Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều Luật Hải quan về thủ tục Hải quan, kiểm tra,
giám sát hải quan;
- Thông tư số 194/2010/TT-BTC 06/12/2010 của Bộ Tài Chính hướng
dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra và giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
- Thông tư 32/2006/TT-BTC ngày 10/4/2006 hướng dẫn kế toán nghiệp vụ
thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của ngành Hải quan;
- Thông tư 121/2007/TT-BTC ngày 17/10/2007 sửa đổi, bổ sung Thông
tư 32/2006/TT-BTC;
* Các tài liệu khác:
Bên cạnh việc nghiên cứu các văn bản pháp quy trên, trong quá trình
thực hiện đề tài, tác giả đã tham khảo các tài liệu sau:
- Luận văn thạc sĩ “Tăng cường công tác kiểm soát thuế xuất nhập
khẩu tại Cục Hải quan Tp Đà Nẵng”; Hồ Thị Nguyệt; GS.TS. Trương Bá
Thanh hướng dẫn. Luận văn đã nêu lên những hạn chế từ thực trạng kiểm soát
thuế xuất nhập khẩu của Cục Hải quan Tp Đà Nẵng trong đó có nguyên nhân
từ các quy định chưa phù hợp về chính sách thuế (quy định xoá nợ thuế, ân
hạn thuế, ưu đãi đầu tư, quản lý rủi ro). Qua đó tác giả đã đề xuất các giải

pháp để hoàn thiện công tác kiểm soát thuế, góp phần chống thất thu thuế,
tăng số thu cho Ngân sách Nhà nước.
- Luận văn thạc sĩ “Pháp luật thuế xuất nhập khẩu trong điều kiện Việt
Nam thực thi WTO”; Ngô Khánh Phượng; TS. Nguyễn Văn Tuyến hướng dẫn.
Luận văn đã phân tích thực trạng thuế xuất nhập khẩu trong điều kiện Việt


6
Nam thực thi WTO, đánh giá mức độ phù hợp của các quy định pháp luật đó
với thực tiễn hoạt động thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam, mức độ tương thích
và phù hợp với các cam kết WTO. Luận văn cũng đưa ra những đề xuất, kiến
nghị sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật của Việt Nam hiện nay.
- Tài liệu “Bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán thuế đối với hàng hóa xuất nhập
khẩu” của Trung tâm Đào tạo bồi dưỡng công chức Hải quan (nay là Trường
Hải quan Việt Nam) năm 2008. Tài liệu hướng dẫn cách hạch toán và nhập liệu
và thao tác trên phần mềm kế toán thuế KTT559 của Tổng cục Hải quan;
- Tài liệu “Hội nghị chống thất thu thuế năm 2012” của ngành Hải quan:
tài liệu tập hợp các báo cáo tham luận của các Cục Hải quan địa phương trong
việc chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động chống thất thu thuế cho ngân sách. Tài
liệu đã nêu lên thực trạng công tác quản lý thuế của các Cục Hải quan và đưa ra
nhưng giải pháp chống thất thu thuế cần thực hiện.
- Các báo cáo đánh giá tổng kết của ngành Hải quan năm 2010, 2011, 2012:
các báo cáo đã đưa ra kết quả hoạt động hàng năm, phân tích nguyên nhân tồn tại,
hạn chế và phương hướng hoạt động của năm đến.
- Website Hải quan Việt Nam: .
Trên cơ sở lý luận về nghiệp vụ kế toán thuế và thu khác đối với hàng
hóa xuất nhập khẩu và thực tiễn áp dụng tại Cục Hải quan Tp Đà Nẵng, tác
giả đã đưa ra kết quả nghiên cứu của mình; đồng thời mong muốn nhận được
nhiều góp ý của quý thầy cô và các anh chị học viên, các đồng nghiệp để hoàn
thiện nghiên cứu.



7
CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC KẾ
TOÁN THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA HẢI QUAN
1.1. KHÁI QUÁT VỀ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
1.1.1. Khái niệm hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Khái niệm về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được quy định tại Luật
Thương mại, theo đó:
“Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt
Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là
khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam
từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi
là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”.
- Theo Luật Hải quan thì: “Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm tất
cả động sản có mã số và tên gọi theo quy định của pháp luật được xuất khẩu,
nhập khẩu hoặc lưu giữ trong địa bàn hoạt động hải quan”.
1.1.2. Phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
a. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mậu dịch
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mậu dịch là hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu nằm trong danh sách các mặt hàng được phép xuất khẩu, nhập khẩu với
mục đích kinh doanh mua bán, sản xuất…Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
mậu dịch bao gồm các loại hình xuất khẩu, nhập khẩu sau:
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa: Là
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu với mục đích thương mại thông thường, có
hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương hợp
đồng, có hóa đơn thương mại, vận tải đơn…Trong nhiều trường hợp, hàng



8
hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu theo quy
định của pháp luật.
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công với
thương nhân nước ngoài: là những nguyên liệu gia công do bên gia công nhập
khẩu để sản xuất thành sản phẩm hoàn chỉnh xuất khẩu, đảm bảo yêu cầu của
bên đặt gia công.
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu để
sản xuất hàng xuất khẩu: hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình này là
nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất thành sản phẩm xuất khẩu.
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất: là hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất, được làm thủ tục hải
quan tại Chi cục Hải quan quản lý doanh nghiệp chế xuất.
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư: là hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu để tạo tài sản cố định, phục vụ sản xuất của dự án được
ưu đãi đầu tư.
- Hàng hóa kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất;
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ: là hàng hóa do thương nhân
Việt Nam xuất khẩu cho thương nhân nước ngoài nhưng thương nhân nước
ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa cho thương nhân Việt Nam khác.
- Hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại; Hàng hóa đã nhập khẩu
nhưng phải xuất trả;
Hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại bao gồm: hàng hóa trả lại để
sửa chữa, tái chế; để tiêu thụ nội địa; để tiêu hủy tại Việt Nam; trả lại để xuất
cho đối tác nước ngoài khác.
Hàng hóa đã nhập khẩu nhưng phải xuất trả bao gồm: xuất trả lại cho
chủ hàng, xuất trả cho đối tác nước ngoài khác.
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu:



9
+ Hàng hóa xuất khẩu chuyển cửa khẩu là hàng hóa xuất khẩu đang chịu
sự kiểm tra, giám sát hải quan, được vận chuyển từ địa điểm làm thủ tục hải
quan ngoài cửa khẩu, địa điểm kiểm tra hàng hóa ở nội địa đến cửa khẩu xuất.
+ Hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu là hàng hóa nhập khẩu đang
chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan, được vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến
địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, địa điểm kiểm tra hàng hóa ở
nội địa.
- Hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan: là hàng hóa được đưa vào kho
ngoại quan để chờ xuất khẩu sang nước thứ ba hoặc nhập khẩu vào Việt Nam.
Kho ngoại quan là kho lưu giữ hàng hóa đã làm thủ tục hải quan được
gửi để chờ xuất khẩu hoặc lưu giữ hàng hóa từ nước ngoài đưa vào gửi để chờ
xuất ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam.
b. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch
Là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại,
bao gồm:
- Quà biếu, tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài gửi cho tổ chức, cá
nhân Việt Nam; của tổ chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho tổ chức, cá nhân ở
nước ngoài;
- Hàng hóa của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt
Nam và những người làm việc tại các cơ quan, tổ chức này;
- Hàng hóa viện trợ nhân đạo;
- Hàng hóa tạm nhập khẩu, tạm xuất khẩu của những cá nhân được Nhà
nước Việt Nam cho miễn thuế;
- Hàng mẫu không thanh toán;
- Dụng cụ nghề nghiệp, phương tiện làm việc tạm xuất, tạm nhập có
thời hạn của cơ quan, tổ chức, của người xuất cảnh, nhập cảnh;
- Tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân;



10
- Hành lý cá nhân của người nhập cảnh gửi theo vận đơn, hàng hóa
mang theo người của người nhập cảnh vượt tiêu chuẩn miễn thuế;
- Hàng hóa phi mậu dịch khác.
1.1.3. Các loại thuế và thu khác do cơ quan Hải quan thu đối với
hàng hóa xuất nhập khẩu
a. Thuế xuất khẩu
Thuế xuất khẩu là loại thuế đánh vào hàng hóa xuất khẩu ra nước
ngoài. Loại thuế này chủ yếu nhằm mục đích hạn chế hàng hóa xuất khẩu.
Thông thường việc đánh thuế cao vào mặt hàng xuất khẩu thể hiện Nhà nước
không khuyến khích xuất khẩu để bảo đảm cân đối cung cầu trong nước. Ở
nước ta, nhằm khuyến khích xuất khẩu thì hầu hết các mặt hàng xuất khẩu
đều không chịu thuế hoặc có mức thuế suất 0%. Các mặt hàng chịu thuế xuất
khẩu chủ yếu là khóang sản, tài nguyên thiên nhiên với mức thuế suất áp dụng
từ 5%-30%.
b. Thuế nhập khẩu
Thuế nhập khẩu là loại thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu từ nước
ngoài vào. Nó thực hiện cả chức năng bảo hộ lẫn chức năng tài chính. Thuế
suất thuế nhập khẩu khác nhau đối với từng mặt hàng cụ thể, được quy định
tại Biểu thuế xuất nhập khẩu hàng năm do Bộ Tài chính ban hành. Chính sách
thuế nhập khẩu thường luôn thay đổi để phù hợp với tình hình kinh tế, thể
hiện ở các quy định miễn, giảm thuế, không thu thuế… của Chính phủ.
Những mặt hàng chịu thuế nhập khẩu cao thường là ô tô, xe máy, rượu, bia,
thuốc lá, máy điều hoà…với mục đích hạn chế nhập khẩu.
Theo Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì đối tượng chịu thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu bao gồm: Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu,
biên giới Việt Nam; Hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi
thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.



11
Đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu gồm các trường hợp:
- Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên
giới Việt Nam , hàng hóa chuyển khẩu theo quy định của Chính phủ;
- Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;
- Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài, hàng hóa nhập
khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế
quan, hàng hóa đưa từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;
- Hàng hóa là phần dầu khí thuộc thuế tài nguyên của Nhà nước khi
xuất khẩu
c. Thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu, đánh vào một số hàng hóa,
dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế theo qui định của Luật Thuế tiêu thụ đặc
biệt. Thuế được cấu thành trong giá cả hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu
dùng chịu khi mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ.
Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bao gồm các loại hàng hóa và dịch vụ:
- Hàng hóa: Thuốc lá điếu, xì gà; Rượu; Bia; Xe ô tô; Xe mô tô; Tàu
bay, du thuyền; Xăng các loại; Điều hoà nhiệt độ; Bài lá; Vàng mã, hàng mã.
- Dịch vụ: Kinh doanh vũ trường; Kinh doanh mát-xa (massage), ka-raô-kê (karaoke); Kinh doanh ca-si-nô (casino); trò chơi điện tử có thưởng bao
gồm trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot), máy sờ-lot (slot) và các loại máy
tương tự; Kinh doanh đặt cược; Kinh doanh gôn (golf) bao gồm bán thẻ hội
viên, vé chơi gôn; Kinh doanh xổ số.
Ở nước ta, những mặt hàng xuất nhập khẩu có thuế suất thuế tiêu thụ
đặc biệt lớn như: thuốc lá (65%), rượu (25%-45%), bia (45%-50%), xe ô tô
(10%-45%), xe máy (20%), xăng (10%) là những mặt hàng có kim ngạch xuất
nhập khẩu lớn, số thu nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước chiếm tỷ trọng cao.



12
d. Thuế bảo vệ môi trường
Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng
hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường. Đây là loại thuế mới được
áp dụng từ đầu năm 2012. Theo Quốc hội, việc ban hành Luật Thuế này là
cần thiết nhằm tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ, ổn định, điều chỉnh toàn diện
các hành vi tác động tiêu cực đến môi trường.
Đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường bao gồm: Xăng, dầu, mỡ nhờn;
Than đá; Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC); Túi ni lông thuộc
diện chịu thuế; Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng; Thuốc trừ mối
thuộc loại hạn chế sử dụng; Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử
dụng; Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng.
Mức thuế bảo vệ môi trường được áp dụng là mức thuế tuyệt đối, được
quy định bằng số tiền tính trên một đơn vị hàng hóa chịu thuế.
e. Thuế tự vệ chống bán phá giá, chống trợ cấp, chống phân biệt đối
xử trong nhập khẩu hàng hóa
Biện pháp về thuế để tự vệ là biện pháp được áp dụng đối với một loại
hàng hóa nhất định được nhập khẩu quá mức vào Việt Nam nhằm ngăn ngừa
hoặc hạn chế thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước. Nếu hàng
hóa nhập khẩu quá mức vào việt Nam, có sự trợ cấp, được bán phá giá hoặc có
sự phân biệt đối xử đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thì sẽ bị áp dụng
một trong các biện pháp như:
- Tăng mức thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu quá mức vào
Việt Nam theo quy định của pháp luật về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước
ngoài vào Việt Nam ;
- Thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào
Việt Nam theo quy định của pháp luật về chống bán phá giá hàng hóa nhập
khẩu vào Việt Nam ;



13
- Thuế chống trợ cấp đối với hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt
Nam theo quy định của pháp luật về chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào
Việt Nam ;
- Thuế chống phân biệt đối xử đối với hàng hóa được nhập khẩu vào
Việt Nam có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ mà ở đó có sự
phân biệt đối xử về thuế nhập khẩu hoặc có biện pháp phân biệt đối xử khác
theo quy định của pháp luật về đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong
thương mại quốc tế.
f. Thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu, đánh trên phần tăng thêm
của hàng hóa dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu
dùng. Thuế giá trị gia tăng do ngành Hải quan quản lý không áp dụng đối với
hàng hóa xuất khẩu, chỉ áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu. Các mặt hàng
nhập khẩu chịu thuế và mức thuế suất thuế giá trị gia tăng được quy định tại
Luật Thuế giá trị gia tăng và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành.
Trong cơ cấu số thu của ngành Hải quan, loại thuế này chiếm tỷ trọng lớn
nhất vì phần lớn các mặt hàng nhập khẩu đều chịu thuế giá trị gia tăng.
Đối với hàng hóa nhập khẩu, đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng
bao gồm các trường hợp sau:
- Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa
chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ
chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.
- Xuất bản, nhập khẩu, phát hành báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành,
sách chính trị, sách giáo khoa, giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách khoa
học - kỹ thuật, sách in bằng chữ dân tộc thiểu số và tranh, ảnh, áp phích tuyên
truyền cổ động, kể cả dưới dạng băng hoặc đĩa ghi tiếng, ghi hình, dữ liệu
điện tử; in tiền.



14
- Máy móc, thiết bị, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được
cần nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát
triển công nghệ; máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải
chuyên dùng và vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập
khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt;
tàu bay, dàn khoan, tàu thủy thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần
nhập khẩu tạo tài sản cố định của doanh nghiệp, thuê của nước ngoài sử dụng
cho sản xuất, kinh doanh và để cho thuê.
- Hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp viện trợ nhân đạo, viện trợ
không hoàn lại; quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; quà biếu, quà tặng cho
cá nhân tại Việt Nam theo mức quy định của Chính phủ; đồ dùng của tổ chức,
cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao; hàng mang theo
người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế.
- Hàng hóa, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc
tế để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam.
- Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm
nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu
nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất,
gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài; hàng hóa, dịch vụ được mua
bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan
với nhau.
- Vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng chưa được chế tác thành sản phẩm
mỹ nghệ, đồ trang sức hay sản phẩm khác.
g. Tiền chậm nộp thuế, phạt vi phạm hành chính
- Tiền chậm nộp thuế: được áp dụng trong trường hợp người nộp thuế



15
có hành vi chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định và bị xử phạt 0,05%
mỗi ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp đối với số ngày chậm nộp chưa quá
90 ngày. Trường hợp số ngày chậm nộp quá 90 ngày thì số tiền chậm nộp
thuế là 0,07%/ngày.
- Phạt vi phạm hành chính: là việc xử phạt đối với các hành vi: Vi
phạm các thủ tục thuế; khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng
số tiền thuế được hoàn; trốn thuế, gian lận thuế.
+ Đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng
số tiền thuế được hoàn thì ngoài việc nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp theo
quy định, người nộp thuế còn bị xử phạt từ 10% - 20% số tiền thuế khai thiếu.
+ Người nộp thuế có hành vi trốn thuế, gian lận thuế thì phải nộp đủ số
tiền thuế theo quy định và bị phạt từ một đến ba lần số tiền thuế trốn.
h. Lệ phí hải quan
Lệ phí hải quan bao gồm lệ phí thủ tục và lệ phí quá cảnh, được thu
theo từng tờ khai xuất nhập khẩu với mức thu quy định: Lệ phí làm thủ tục
20.000đ/tờ khai, lệ phí quá cảnh: 200.000đ/tờ khai.
Việc nộp lệ phí hải quan có thể được nộp theo tháng: trong thời gian 10
ngày đầu của tháng tiếp theo phải nộp hết số tiền lệ phí của tháng trước hoặc
thực hiện nộp lệ phí hải quan bằng hình thức gián tem trực tiếp lên tờ khai.
Theo quy định, nguồn thu này không nộp vào Ngân sách Nhà nước. Cơ
quan Hải quan được sử dụng toàn bộ tiền thu lệ phí trong lĩnh vực hải quan để
trang trải chi phí cho việc thực hiện công việc, dịch vụ thu lệ phí và để thanh
toán cho các khoản chi nội bộ của ngành.
1.1.4. Nguyên tắc khai thuế và tính thuế
Khi thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, người nộp thuế làm thủ
tục mở tờ khai tại cơ quan Hải quan. Người nộp thuế phải kê khai chính xác,
trung thực, đầy đủ các nội dung trên tờ khai, tự xác định mã số hàng hóa, thuế



16
suất và tự tính thuế; đồng thời phải nộp tiền thuế đầy đủ, đúng thời hạn quy
định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ
của hồ sơ.
Trường hợp sau khi đã kê khai với cơ quan Hải quan, người nộp thuế
phát hiện có sai sót ảnh hưởng đến số thuế phải nộp thì thực hiện khai bổ
sung. Việc khai bổ sung được thực hiện trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ
ngày đăng ký tờ khai hải quan nhưng trước khi cơ quan hải quan thực hiện
kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế. Khi thực hiện khai
bổ sung, người nộp thuế không bị xử phạt vi phạm hành chính thuế, thiếu
thuế, trốn thuế.
Trường hợp cơ quan Hải quan kiểm tra và phát hiện có sai sót thì sẽ
ban hành quyết định ấn định thuế, điều chỉnh số thuế phải nộp theo từng tờ
khai và thông báo cho người nộp thuế biết; đồng thời sẽ thực hiện xử phạt vi
phạm hành chính đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp
hoặc tăng số tiền thuế được hoàn và các hành vi trốn thuế, gian lận thuế của
người nộp thuế.
1.2. VAI TRÒ CỦA KẾ TOÁN THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA HẢI
QUAN
1.2.1. Đối với cơ quan Hải quan
Công tác kế toán thuế xuất nhập khẩu có vai trò lớn đối với ngành Hải
quan, thể hiện ở thông tin do kế toán cung cấp:
- Các thông tin về số thuế xuất nhập khẩu như số thu thuế, số nợ, số
miễn, giảm, hoàn, gia hạn… theo từng doanh nghiệp, từng tờ khai hải quan là
cơ sở để:
+ Cơ quan Hải quan đánh giá doanh nghiệp về tình hình hoạt động xuất
nhập khẩu, mức độ đóng góp vào Ngân sách Nhà nước, phân tích đánh giá rủi
ro... Từ đó Hải quan sẽ có biện pháp kiểm soát các rủi ro và chống thất thu



17
Ngân sách Nhà nước đối với từng doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
+ Bên cạnh đó, việc làm thủ tục hải quan cũng dựa vào các thông tin
này để quyết định ân hạn thuế, thông quan cho các lô hàng xuất nhập khẩu
tiếp theo. Trường hợp doanh nghiệp không có nợ quá hạn, có hoạt động xuất
nhập khẩu liên tục trong vòng một năm, chưa bị Cục xử phạt vi phạm hành
chính thì khi đăng ký tờ khai, hệ thống sẽ tổng hợp các thông tin và phân
luồng xanh (miễn kiểm tra thực tế hàng hóa và tự động thông quan hàng).
- Thông tin do bộ phận kế toán cung cấp cũng là cơ sở để từng đơn vị
Hải quan (Cục, Chi cục), từng địa phương cũng như toàn ngành Hải quan
phân tích, đánh giá tình hình quản lý Nhà nước trong lĩnh vực hải quan. Qua
đó, phát hiện được những tồn tại, bất cập về chế độ chính sách thuế, những
thuận lợi, khó khăn của doanh nghiệp xuất nhập khẩu và của cơ quan Hải
quan để đề xuất báo cáo cơ quan cấp trên điều chỉnh, bổ sung các văn bản
quản lý kịp thời và hiệu quả.
1.2.2. Đối với cộng đồng doanh nghiệp
- Trong việc làm thủ tục hải quan: Mặc dù công tác kế toán thuế xuất
nhập khẩu được thực hiện trong nội bộ ngành Hải quan nhưng lại có ảnh
hưởng lớn đến việc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp làm thủ tục xuất
nhập khẩu. Việc theo dõi và cập nhật kịp thời các thông tin thu nộp thuế, nợ
thuế trong hệ thống hải quan sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu thời gian thông
quan hàng. Chẳng hạn: Một doanh nghiệp có thể làm thủ tục hải quan ở nhiều
cửa khẩu trên toàn quốc. Nếu doanh nghiệp đang nợ thuế quá hạn của các lô
hàng trước thì sẽ không được ân hạn thuế cho lô hàng đang làm thủ tục. Trong
thực tế có nhiều trường hợp doanh nhiệp đã nộp thuế rồi nhưng trên hệ thống
quản lý của ngành Hải quan vẫn còn treo nợ và phải làm thủ tục xác nhận đã
hết nợ. Việc này sẽ mất thêm nhiều thời gian và chi phí lưu kho, lưu bãi đối
với hàng hóa của doanh nghiệp.



×