Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường từ thực tiễn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (430.13 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN BÁ LỘC

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC
TỪ THỰC TIỄN QUẬN LIÊN CHIỂU,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành : Chính sách công
Mã số
: 60.34.04.02

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI, năm 2017


Công trình được hoàn thành tại
Học viện Khoa học Xã hội

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. LƢU TRANG

Phản biện 1: .............................................................
Phản biện 2: ..............................................................

Luận văn sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận văn
thạc sĩ họp tại: Học viện khoa học xã hội ....... giờ ...... ngày ......
tháng ..... năm 2017.


Có thể tìm hiểu luận văn tại
Thư viện Học viện Khoa học Xã hội


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong toàn bộ các nhân tố quyết định sự phát triển của nền sản
xuất xã hội, thì nhân tố nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng và có
ý nghĩa quyết định. Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đẩy
mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang là vấn
đề trung tâm, là khâu đột phá và phải đi trước một bước như Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ XI, khẳng định ”Phát triển và nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một
đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng
dụng khoa học, công nghệ cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình
tăng trưởng và lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho sự
phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững” [6, tr.130]. Thực hiện
đường lối chủ trương của Đảng, Nhà nước ta đã hoạch định, ban hành
nhiều chính sách phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng, lẫn chất
lượng đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Quận Liên Chiểu là một trong những quận, huyện của thành
phố được thành lập khi thành phố Đà Nẵng trở thành đơn vị hành
chính trực thuộc Trung ương. Là quận có những điều kiện thuận lợi
để phát triển kinh tế - xã hội; điểm nhấn là 2 Khu công nghiệp Liên
Chiểu và Hòa Khánh với diện tích gần 800 nghìn ha và đang được
tiếp tục mở rộng, đây là nơi tập trung trên 200 nhà máy, xí nghiệp
công nghiệp lớn của Trung ương, thành phố cũng như các nhà đầu tư
trong và ngoài nước.
Bên cạnh điều kiện thuận lợi về phát triển về kinh tế-xã hội, vẫn

còn tồn tại, hạn chế đó là lao động thiếu việc làm, việc làm không ổn định,
tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, có hàng trăm hộ dân nghèo từ nơi
khác về Liên Chiểu định cư; lao động nhập cư… đã làm cho địa phương
1


thêm gánh nặng trong việc thực hiện an sinh xã hội và giải quyết việc làm
là thách thức hiện nay. Ngoài ra, còn nguyên nhân chủ quan khác như:
một bộ phận người lao động chưa biết cách định hướng làm ăn, thụ động,
lười lao động, chay ỳ, có trình độ học vấn thấp, không có nghề nghiệp, ít
có cơ hội tìm được việc làm tốt, ổn định.
Trước thực trạng như vậy, quận Liên Chiểu cần phải có chính
sách phù hợp, có hướng đột phá chiến lược; trên cơ sở nâng cao năng
lực cạnh tranh, tạo môi trường đầu tư thuận tiện; nâng cao tiềm lực
kinh tế - xã hội một cách vững chắc; tạo thêm chỗ làm mới và giải
quyết việc làm một cách ổn định, hiệu quả. Từ mục tiêu đó, cần có
chính sách cụ thể với lộ trình nhất định và những giải pháp thiết thực
có tính khả thi cao, giúp tạo sự ổn định xã hội, góp phần thực hiện tốt
chương trình giảm nghèo, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội trên
địa bàn quận.
Trước những yêu cầu của công cuộc đổi mới, đẩy mạnh sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, việc nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề vô cùng cấp thiết, có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài
“Chính sách phát triển nhân lực từ thực tiễn quận Liên Chiểu, thành
phố Đà Nẵng” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề nguồn nhân lực (NNL) và chính sách phát triển nguồn
nhân lực (PTNNL) đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu ở
nhiều khía cạnh khác nhau. Trong tất cả các nghiên cứu đã đề cập

đến thực trạng phát triển, quản lý và chính sách PTNNL Việt Nam
trong thời gian vừa qua và đề xuất những định hướng, giải pháp,
chính sách nhằm PTNNL Việt Nam trong những năm tiếp theo. Tuy
nhiên, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào về chính sách
PTNNL tại quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Vì vậy, việc
nghiên cứu đề tài: “Chính sách phát triển nhân lực từ thực tiễn quận
2


Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng” là một nghiên cứu có ý nghĩa về
mặt lý luận và thực tiễn cao.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về chính sách PTNNL nói
chung, đánh giá chính sách PTNNL tại quận Liên Chiểu, thành phố
Đà Nẵng trong những năm qua nói riêng, luận văn đề xuất các giải
pháp nhằm góp phần hoàn thiện việc thực hiện chính sách PTNNL tại
quận Liên Chiểu đến năm 2020.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, hệ thống hóa những vấn đề cơ bản, cơ sở lý luận về
chinh sách PTNNL, về đào tạo và sử dụng NNL trong quá trình phát
triển kinh tế - xã hội.
Hai là, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện chính sách
PTNNL trong quá trình phát triển KT – XH của quận Liên Chiểu:
Mục tiêu, giải pháp và công cụ, vai trò của các chủ thể tham gia thực
hiện chính sách; các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện
chính sách PTNNL tại quận Liên Chiểu. Từ đó rút ra những nhận xét
về thành công và những vấn đề cần nghiên cứu giải quyết, những yêu
cầu phải hoàn thiện chính sách đào tạolại, sử dụng và PTNNL của
quận Liên Chiểu trong những năm tiếp theo.

Ba là, đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách và thực hiện
chính sách PTNNL của quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và
thực tiễn thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn
quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian thuộc quận Liên Chiểu, thành phố Đà
3


Nẵng; phạm vi thời gian từ năm 2010 – 2015.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác –Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối,
chính sách của Đảng, Nhà nước ta về thực hiện chính sách phát triển
nguồn nhân lực.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng cách tiếp cận đa ngành, liên ngành xã hội
học và luận văn vận dụng triệt để phương pháp nghiên cứu chính
sách công. Đó là cách tiếp cận quy phạm chính sách công về chu
trình chính sách từ hoạch định đến xây dựng, thực hiện và đánh giá
chính sách công có sự tham gia của các chủ thể chính sách.
Luận văn tập trung sử dụng các phương pháp nghiên cứu tổng
hợp, thu thập số liệu, điều tra xã hội học. Ngoài ra còn sử dụng các
phương pháp khác, như phân tích, thống kê, phương pháp so sánh,
khái quát hóa.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài vận dụng, bổ sung lý thuyết khoa học chính sách công,
để làm rõ vấn đề khoa học và thực tiễn của chính sách phát triển
nguồn nhân lực.
Đề tài cung cấp những nghiên cứu, tư liệu, khảo sát thực tế tại
quận Liên Chiểu, qua đó góp phần làm phong phú thêm hệ thống lý
luận của khoa học chính sách công.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Qua thực tiễn nghiên cứu việc thực hiện chính sách PTNNL tại
quận Liên Chiểu đã chỉ ra được những khó khăn, hạn chế trong hoạch
định và thực thi chính sách, đồng thời kết quả nghiên cứu giúp cho
nhà đào tạo và người sử dụng lao động có sơ sở khoa học và thực tiễn
4


để vận dụng, điều chỉnh chính sách và tổ chức thực hiện chính sách
PTNNL tại quận Liên Chiểu một cách hiệu quả hơn.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn được bố cục theo ba chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận về chính sách phát triển nhân
lực ở Việt Nam và thành phố Đà Nẵng.
Chương 2. Thực trạng về thực hiện chính sách phát triển nhân
lực ở quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.
Chương 3. Giải pháp hoàn thiện chính sách và thực hiện chính
sách phát triển nguồn nhân lực từ thực tiễn quận Liên Chiểu, thành
phố Đà Nẵng.
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
NHÂN LỰC Ở VIỆT NAM VÀ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

1.1. Một số vấn đề về chính sách phát triển nguồn nhân lực
1.1.1. Các khái niệm nguồn nhân lực
- Khái niệm
Khái niệm “nguồn nhân lực” được sử dụng từ những năm 60
của thế kỷ XX ở nhiều nước phương Tây và một số nước châu Á, và
giờ đây khá thịnh hành trên thế giới dựa trên quan niệm mới về vai
trò, vị trí con người trong sự phát triển. Ở nước ta, khái niệm này
được sử dụng tương đối rộng rãi kể từ đầu thập niên 90 đến nay. Tìm
hiểu các nghiên cứu gần đây, quan niệm về NNL khá đa dạng, được
đề cập đến từ nhiều góc độ khác nhau.
- Phát triển nguồn nhân lực:
Phát triển nguồn nhân lực luôn gắn liền với sự hoàn thiện,
nâng cao chất lượng NNL; PTNNL là tổng thể các hình thức, phương
5


pháp, chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất
lượng từng người lao động, đáp ứng đòi hỏi về NNL cho sự phát triển
KT-XH của địa phương, của quốc gia trong từng giai đoạn phát triển.
PTNNL là phát triển cả mặt số lượng và chất lượng.
Phát triển nguồn nhân lực xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác
nhau. Trước hết là từ yêu cầu phát triển của xã hội, NNL xã hội ngày
càng tăng thì nhu cầu tiêu dùng của xã hội ngày càng lớn, phong phú
và đa dạng.
Phát triển nguồn nhân lực còn là một tất yếu do tiến trình phát
triển của nền sản xuất xã hội, đặc biệt là sự phát triển của cuộc cách
mạng khoa học và công nghệ (KH&CN), yêu cầu khoa học của tính
đồng bộ trong tiến trình phát triển. Đối với Việt Nam đang tiến hành
CNH, HĐH nền kinh tế, chất lượng NNL tăng lên không chỉ có ý
nghĩa để sử dụng các thành tựu mới của KH&CN mà còn có điều

kiện để sáng tạo ra các tư liệu lao động mới. Hơn thế trong quá trình
CNH, HĐH yêu cầu NNL phải có sự chuyển biến về chất từ lao động
thủ công sang lao động cơ khí và lao động trí tuệ.
1.1.2. Chính sách phát triển nguồn nhân lực
- Chính sách phát triển số lượng nguồn nhân lực
- Chính sách dân số:
- Tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động:
1.1.3. Giải pháp và công cụ chính sách phát triển nguồn
nhân lực
Các giải pháp chính sách phát triển nguồn nhân lực:
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước,
quan tâm của toàn xã hội đối với đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
Tăng cường chính sách khuyến khích phát triển nguồn nhân
lực
Xã hội hóa công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
Quy hoạch đầu tư phát triển mạng lưới đào tạo và dạy nghề
6


Các công cụ chính sách phát triển nguồn nhân lực:
1.1.4. Chủ thể chính sách phát triển nguồn nhân lực
Chính sách là công cụ được Nhà nước dùng để điều hành hoạt
động KT-XH. Vì vậy, chủ thể ban hành chính sách là Nhà nước, cụ
thể là các cơ quan có thẩm quyền trong bộ máy Nhà nước.
Chủ thể ban hành chính sách PTNNL gồm các cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền như: Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội,
Chính sách, Bộ Nội vụ, bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ
Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Lao
động – Thương binh và Xã hội. Ngoài ra các Bộ, cơ quan ngang bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ cũng ban hành các văn bản chính sách phục

vụ cho việc điều hành quản lý hoạt động của đơn vị mình. .
1.1.5. Thể chế chính sách phát triển nguồn nhân lực
Bảng 1.1. Môi trường thể chế chính sách đối với nguồn nhân lực
Hệ thống
thể chế

Chủ thể ban hành
Quốc hội; Ủy ban TV Quốc hội
Chính phủ

Cấp
Trung
ương

Cấp địa
phương

Bộ Nội vụ, Bộ LĐ-TB&XH, Bộ KH&CN,
Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Kế
hoạch & Đầu tư, Bộ Tài chính
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ có liên quan
HĐND các tỉnh, thành phố
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW
Các Sở: Nội vụ, KH&CN, LĐ-TB&XH,
GD&ĐT, Y tế, Tài chính, Kế hoạch-Đầu
tư… trực thuộc tỉnh

Thẩm quyền ban hành
- Luật, pháp lệnh, Nghị

quyết.
- Nghị định, Quyết
định, Nghị quyết
- Thông tư; Thông tư
liên tịch
- Quyết định
- Quyết định
- Thông tư
- Nghị quyết
- Quyết định
- Quyết định

1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực
Các yếu tố bên ngoài:
Các yếu tố bên trong:
1.1.7. Các tiêu chí đánh giá về phát triển nguồn nhân lực
Các tiêu chí đánh giá về phát triển số lượng nguồn nhân lực:
7


Các tiêu chí đánh giá về chất lượng nguồn nhân lực:
1.2. Chính sách phát triển nguồn nhân lực của Đảng, Nhà
nƣớc, thành phố Đà Nẵng và quận Liên Chiểu
1.2.1. Quan điểm, mục tiêu, chính sách phát triển nguồn
nhân lực của Đảng và Nhà nước
Quan điểm, mục tiêu của Đảng và Nhà nước
Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực
Chính sách phát triển nguồn nhân lực
Đào tạo toàn phần ở nước ngoài
Đào tạo theo mô hình liên kết

Quyền lợi của người được cử đi đào tạo
Khen thưởng
- Chính sách đào tạo nghề
- Chính sách thu hút, ưu đãi nguồn nhân lực chất lượng cao
- Chính sách tiền lương
1.2.2. Chính sách phát triển nhân lực của thành phố Đà
Nẵng và quận Liên Chiểu
Chính những chính sách trọng dụng nhân tài trở thành một
thương hiệu của thành phố trong 15 năm qua. Đà Nẵng cũng có được
đội ngũ công chức, phục vụ nhân dân hiệu quả, góp phần vào sự phát
triển của thành phố và chính quyền cũng tạo ra thói quen biết quý giá
nguồn nhân lực. Kể từ năm 2004, thành phố đã triển khai đề án đào
tạo nguồn nhân lực chất lượng cao (Đề án 922) với sự tham gia của
608 lượt người, trong đó có 385 học viên bậc đại học, 103 học viên
sau đại học và 102 học viên tham gia các khóa đào tạo bác sĩ, bác sĩ
nội trú. Dù vậy việc giữ chân người tài vẫn đang còn là vấn đề đáng
bàn. Khi thành phố bố trí công việc, đãi ngộ tốt thì những nhân tài
cũng suy nghĩ về việc gắn bó. Nhưng với ngững người tài, chỉ trọng
tín, trọng đãi và trọng tình chưa đủ, mà quan trọng nhất là trọng dụng
họ.
8


Để đưa thành phố ngày càng phát triển mạnh về kinh tế - xã
hội, Đà Nẵng đã ban hành những chính sách thiết thực, chú trọng đến
đầu tư phát triển nhân lực thông qua các Nghị quyết, Quyết định:
Nghị quyết số 25/2005/NQ-HĐND ngày 26 tháng 7 năm 2005
của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng khóa VII, Kỳ họp thứ 5
về thực hiện Chương trình xây dựng “Thành phố 3 có: Có nhà ở, có
việc làm, có nếp sống văn hóa - văn minh đô thị”;

Quyết định số 6016/2010/QĐ-UBND ngày 11 tháng 8 năm
2010 của UBND thành phố ban hành Kế hoạch đào tạo nghề cho lao
động nông thôn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020;
Quyết định số 22/2011/QĐ - UBND ngày 22 tháng 8 năm
2011của UBND thành phố ban hành quy định chính sách học nghề,
chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông
nghiệp, nông thôn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; nội dung chính
sách, hỗ trợ kinh phí học nghề ngắn hạn, dài hạn cho lao động nông
nghiệp, nông thôn có hộ khẩu thường trú tại Đà Nẵng, trong độ tuổi
lao động, có nhu cầu học nghề để giải quyết việc làm, chuyển đổi
ngành nghề, đủ điều kiện xét tuyển vào các khóa học nghề trình độ sơ
cấp.
Quyết định số 23/2011/QĐ - UBND ngày 22 tháng 8 năm
2011 của UBND thành phố ban hành quy định chính sách tiếp nhận
lao động vào đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng; hỗ trợ doanh nghiệp tiếp nhận lao động vào
đào tạo nghề và giải quyết việc làm, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa
và nhỏ được vay vốn từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm để mở rộng
quy mô sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động.
Quyết định số 24/2011/QĐ - UBND ngày 22 tháng 8 năm
2011 của UBND thành phố ban hành quy định chính sách hỗ trợ
nghề, giải quyết việc làm, ổn định đời sống đối với đối tượng di dời
giải tỏa, thu hồi đất sản xuất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
9


Quyết định số 25/2011/QĐ - UBND ngày 22 tháng 8 năm
2011 của UBND thành phố ban hành quy định chính sách hỗ trợ học
nghề trình độ sơ cấp nghề đối với lao động thuộc diện chính sách, xã
hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;

Quyết định số 40/2013/QĐ - UBND ngày 13 tháng 12 năm
2013 của UBND thành phố sửa đổi, bổ sung một số quy định chính
sách hỗ trợ học nghề trình độ sơ cấp nghề đối với lao động thuộc diện
chính sách, xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ban hành kèm
theo Quyết định số 25/2011/QĐ - UBND ngày 22 tháng 8 năm 2011
của UBND thành phố Đà Nẵng.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
NHÂN LỰC Ở QUẬN LIÊN CHIỂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. Vài nét về đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội ở quận
Liên Chiểu TP Đà Nẵng
2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên
2.1.2. Đặc điểm kinh tế
Trong những năm gần đây, kinh tế quận Liên Chiểu có sự tăng
trưởng ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng trên
30%/năm. Điều này được thể hiện qua bảng biểu sau:
Biểu 2.1. Giá trị sản xuất các ngành qua các năm (theo giá cố định 94)

Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
2007
2008
2009
2010
2011
9 tháng đầu năm 2012

NN-TS
18.053,95
26.002

16.514
18.592
14.701
9.930

CN-XD
535.258
672.275
1.360.000
1.657.191
2.050.725
1.801.132

TM-DV
147.970
199.450
260.760
340.000
475.000
521.250

Tổng
701.281,95
897.727
1.637.274
2.015.783
2.540.426
2.332.312

(Nguồn số liệu: Niên giám thống kê quận Liên Chiểu)


10


- Về dịch chuyển cơ cấu kinh tế

%

Biểu đồ cơ cấu các ngành kinh tế của quận Liên Chiểu
90,00
80,00
70,00
60,00
50,00
40,00
30,00
20,00
10,00
0,00

76,33

74,89

83,06

82,21

80,72


77,23
NN-TS
CN-XD

21,10
2,57
2007

22,22
2,90
2008

16,87

15,93
1,01

0,92

2009

2010
Năm

18,70
0,58
2011

22,35


TM-DV

0,43
9 tháng
đầu năm
2012

(Nguồn: Niên giám thống kê quận Liên Chiểu)
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu các ngành kinh tế của quận Liên Chiểu
giai đoạn 2007 – 2012
2.1.3. Đời sống, văn hóa – xã hội
2.2. Thực trạng nguồn nhân lực của quận Liên Chiểu
2.2.1. Quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực
Dân số và NNL là vấn đề có liên quan chặt chẽ với nhau, sự
thay đổi quy mô, tốc độ phát triển dân số sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
quy mô, tốc độ phát triển của NNL.Về dân số, NNL của quận Liên
Chiểu có sự thay đổi lớn qua các năm.
Biểu 2.2. Dân số, lao động và giải quyết việc làm qua các năm
TT
1

2

3
4
5
6

Đơn vị
tính

Dân số
Người
Trong đó nữ
Người
Tỷ lệ nữ
%
Dân số trong độ tuổi LĐ Người
Trong đó nữ
Người
Tỷ lệ nữ
%
Lực lượng lao động
Người
LĐ đã giải quyết VL
Người
Tỷ lệ thất nghiệp
%
Lao động đang làm việc Người
Cơ cấu theo ngành:
%
- Công nghiệp, xây dựng
%
- Thủy sản nông lâm
%
- Thương mại, dịch vụ
%
Chỉ tiêu

2011
142.577

72.565
50.89
103.377
51.699
50.01
40.317
6.087
4,6
38.463
100,00
31,8
16,7
51,5

Giai đoạn 2011 – 2015
2012
2013
2014
147.472 151.933 156.394
73.902
76.409
78.450
50.11
50.29
50.16
106.926 110.161 112.270
53.469
55.842
56.322
50.00

50.69
50.16
41.701
42.962
43.868
6.318
6.474
6.178
4,5
4,4
4,3
39.825
41.072
41.800
100,00
100,00
100,00
32,1
32,8
33,74
15,6
12,5
11,26
52,3
54,7
55

2015
160.933
81.050

50.36
114.070
57.050
50.01
44.487
6.000
4,2
42.619
100,00
34,6
10
55,4

(Nguồn số liệu: Niên giám thống kê quận Liên Chiểu)

11


Biểu 2.3. Biến động dân số của quận Liên Chiểu từ
năm 2010 đến năm 2015
Năm
Dân số TB (người)
Tỷ lệ sinh (%)
Tỷ lệ chết (%)
Tỷ lệ gia tăng tự nhiên (%)
Tỷ lệ tăng cơ học (%)
Tốc độ tăng DS (%)

2010
2011

142.577 147.472
15,38
12,33
2,87
2,34
12,51
9,99
19,05
19,54
6,35

2012
2013
2014
2015
136.737 151.933 156.394 160.933
10,43
12,1
13,18
12,58
2,84
2,48
2,78
2,43
7,59
9,62
10,4
10,15
18,64
19,72

20,06
19,85
5,19
4,27
3,43
1,48

(Nguồn số liệu: Niên giám thống kê quận Liên Chiểu)
Biểu 2.4. Dân số quận Liên Chiểu phân theo phường năm 2015
Dân số trung binh
(người)
160.933
44.952
30.329
48.547
18.581
16.149

Diện tích (Km2)
Tổng số
Hòa Minh
Hòa Khánh Nam
Hòa Khánh Bắc
Hòa Hiệp Nam
Hòa Hiệp Bắc

74,52
7,68
10,34
10,55

7,62
38,34

Mật độ dân số
(người/km2)
2.128
5.856
2.934
4.603
2.438
421

(Nguồn số liệu: Niên giám thống kê quận Liên Chiểu)
2.2.2. Chất lượng nguồn nhân lực
Chất lượng NNL và PTNNL hiện có là một trong những vấn
đề quan trọng nhất của quận Liên Chiểu, của quá trình sản xuất, nhất
là trong quá trình CNH, HĐH, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công
lao động xã hội. Phân tích chất lượng nguồn lao động trên các mặt:
Trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật, thu nhập, mức sống,
đời sống văn hóa tinh thần, cơ cấu đội ngũ lao động, phân bố nguồn
lao động, sử dụng nguồn lao động, sử dụng nhân tài … là những nhân
tố ảnh hưởng và đóng vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển
KT-XH của quận Liên Chiểu.
Thể lực nguồn nhân lực:
Nguồn nhân lực quận Liên Chiểu hiện nay còn kém cả về tầm
vóc và thể lực, một mặt do thể trạng chung của người châu Á, mặt
khác do sức khỏe trẻ em những năm trước đây của quận Liên Chiểu.
Quận Liên Chiểu vẫn còn hơn 4,2% trẻ em năm 2015 suy dinh

12



dưỡng, (được nêu trong biểu 2.5). Đây là nhân tố quan trọng gây ảnh
hưởng tiêu cực đến tầm vóc và thể lực lao động của nguồn lao động
quận Liên Chiểu hiện nay và trong tương lai.
Trình độ học vấn
Từ sau giải phóng, quận Liên Chiểu đã không ngừng phát huy
truyền thống hiếu học, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, lập nên
những thành tích mới đáp ứng nhu cầu của người học, xứng đáng là
một trong những trung tâm giáo dục và đào tạo của thành phố, đặc
biệt, sau hai mươi năm thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương và
quận Liên Chiểu được thành lập, ngành GD&ĐT quận luôn giữ vững
vị thế quan trọng và có những bước phát triển vượt bậc, góp phần
đóng góp vào việc phát triển kinh tế - xã hội của quận và thành phố.
Liên Chiểu là quận đầu tiên của thành phố được công nhận PCGD
THCS, đến năm 2005 đã hoàn thành phổ cập bậc trung học, năm
2006 hoàn thành công tác xóa mù chữ đến người cuối cùng của quận.
Biểu 2.6. Cơ cấu lao động chưa có việc làm theo trình độ chuyên
môn kỹ thuật (tính đến 31/12/2015)
Tổng số
TT

1

2

Trình độ

Số lượng
(người)

1.868

Tổng số
Chia theo CMKT
Chưa qua đào tạo
Đã qua đào tạo nghề
Trong đó:
CNKT có bằng nghề
THCN, cao đẳng trở lên
Chia theo trình độ văn hóa
Không biết chữ
Chưa tốt nghiệp tiểu học
Tốt nghiệp tiểu học
Tốt nghiệp THCS
Tốt nghiệp THPT

1.125
743
74
669
1.868
0
174
297
556
841

Tỷ lệ (%)
100
60,24

39,76
100
10
90
100
0
9,34
15,9
29,8
44,96

(Nguồn: Từ kết quả điều tra Cung - cầu lao động)
13


2.2.3. Thực trạng và cơ cấu sử dụng nguồn nhân lực
Số người đang làm việc trong các ngành kinh tế ở quận Liên
Chiểu ngày càng tăng. Năm 2010 là 38.463 người chiếm 26,97%
tổng dân số và chiếm 37,2% dân số trong độ tuổi lao động. Đến năm
2015 là 42.619 người chiếm 26,4% tổng dân số và chiếm 37,36% dân
số trong độ tuổi lao động, (nêu trong biểu 2.7). Điều này phản ánh
dân số trong độ tuổi lao động tham gia hoạt động kinh tế ngày càng
tăng.
Về thất nghiệp, thiếu việc làm ở quận Liên Chiểu qua các năm
có xu hướng giảm; Năm 2010 là 4,6% đến năm 2015 còn 4,2%, (nêu
trong biểu 2.2).
Cơ cấu sử dụng nguồn nhân lực
Biểu 2.7. Tình hình lao động đang làm việc trong nên kinh tế
Giai đoạn


Năm

2011
2012
2011 - 2015
2013
2014
2015
Tổng cộng

Tổng số lao động làm việc trong nền KT
Nông lâm
Công nghiệp
Thương mạiTổng số
ngư nghiệp
- Xây dựng
dịch vụ
6.424
12.231
19.808
38.463
6.214
12.783
20.828
39.825
4.584
13.678
22.810
41.072
4.707

14.103
22.990
41.800
4.234
14.746
23.610
42.619
26.163
67541
110.046
203.779

(Nguồn sô liệu: Niên giám thống kê quận Liên Chiểu)
2.3. Những thành công và hạn chế về việc thực hiện chính
sách phát triển nguồn nhân lực ở quận Liên Chiểu, thành phố Đà
Nẵng
2.3.1. Thành tựu
Trong những năm qua, các cấp ủy, tổ chức Đảng và đa số cán
bộ, công chức, người lao dộng trong quận đã nhận thức được ý nghĩa,
tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng NNL trước yêu cầu
CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Đảng bộ và chính quyền quận Liên
Chiểu luôn quan tâm đến chính sách an sinh xã hội, trong đó chính sách
phát triển nguồn nhân lực là một trong những chính sách cơ bản, vừa là
14


mục tiêu, là động lực để phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làmtăng thu
nhập để ổn định đời sống của nhân dân trên địa bàn quận.
Hằng năm, UBND quận đã chủ động xây dựng chương trình, kế
hoạch, phối hợp với các cơ sở đào tạo mở lớp đào tạo cho cán bộ,

công chức, dạy nghề cho người lao động, tạo được phong trào thi đua
học tập trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Chất lượng giáo dục và đào tạo được nâng lên. Tập trung phát
triển mạng lưới trường lớp. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục. Đội ngũ
giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đều đạt và vượt chuẩn về trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ.
Công tác đảm bảo an sinh xã hội được đặc biệt quan tâm bằng
nhiều giải pháp. Ưu tiên giải quyết kịp thời, đầy đủ các chế độ cho
gia đình chính sách, đối tượng xã hội. Công tác đền ơn đáp nghĩa
được thực hiện chu đáo, hiệu quả.
Văn hóa, thể dục, thể thao được mở rộng. Phong trào “Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và việc “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh” ngày càng đi vào chiều sâu đã góp phần
chăm lo đời sống tinh thần, giáo dục đạo đức, lối sống và nâng cao thể
chất, sức khỏe của NNL trong quận.
2.3.2. Hạn chế
Bên cạnh kết quả đạt được, công tác việc làm vẫn còn khó khăn,
hạn chế đó là:
Trên địa bàn quận đã thực hiện hàng trăm dự án giải tỏa đền bù,
hàng nghìn hộ dân phải di dời, trong đó số lao động thuộc diện này bị mất
việc làm; các hộ thu nhập thấp được tái định cư bằng đất đai, chung cư,
lao động nhập cư… tạo thêm gánh nặng trong giải quyết việc làm, đảm
bảo ASXH.
Một bộ phận dân nghèo, khó khăn chưa biết cách định hướng làm
ăn, thụ động, lười lao động, chay ỳ, trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước.
Từ năm 2008 đến nay tình hình kinh tế suy thoái, nhiều doanh
15


nghiệp trên địa bàn quận thu hẹp sản xuất, tinh giảm lao động, đó cũng là

một thách thức khách quan trong việc phát triển nguồn nhân lực.
Năng lực vận dụng kiến thức qua đào tạo trong nhà trường vào
cuộc sống còn hạn chế. Đa số người lao động sau khi tốt nghiệp ngành
nghề đào tạo chưa nhanh chóng thích ứng với thị trường, nhất là thị trường
lao động. Nguồn nhân lực chưa được chuẩn bị tốt theo yêu cầu của công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cơ cấu nhân lực về trình độ, nghề nghiệp mất
cân đối.
Chưa đẩy mạnh công tác xã hội hóa dạy nghề để khai thác các
nguồn nhân lực trong các thành phần kinh tế, đặc biệt là hệ dân lập tư
thục. Bên cạnh đó nhà nước cũng chưa có chính sách khuyến khích, ưu
đãi đối với các cơ sở dạy nghề tư nhân về miễn giảm thuế, về cấp và cho
thuê đất. Bên cạnh đó nhận thức của người lao động về trang bị nghề và
học nghề còn bất cập, không ít lao động chỉ trông chờ vào vận may để có
việc làm có thu nhập cao chứ không chủ động tự trang bị tay nghề tăng
thêm cơ hội làm việc ổn định. Mặc dù trên địa bàn quận có nhiều trung
tâm đào tạo nghề thuận lợi cho việc học nghề nhưng người lao động ít
quan tâm theo học.
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH VÀ THỰC
HIỆN HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN LỰC TỪ THỰC TIỄN QUẬN LIÊN CHIỂU, THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG
3.1. Phƣơng hƣớng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
quận Liên Chiểu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Trên cơ sở những thành tựu đạt được, với định hướng phát
triển từ đây đến năm 2020, tầm nhìn 2030 là “Tiếp tục xây dựng và
phát triển Liên Chiểu trở thành đô thị lớn phía Tây Bắc của thành
16



phố, là trọng điểm phát triển công nghiệp dịch vụ, du lịch, đầu mối
giao thông quan trọng; một trong những trung tâm giáo dục – đào
tạo, y tế, địa bàn giữ vị trí chiến lược về quốc phòng - an ninh”.
3.1.1. Những nhiệm vụ chủ yếu đến năm 2020
Tập trung phát triển dịch vụ, nhất là dịch vụ phụ trợ cho các
khu công nghiệp, công nghệ trên địa bàn.
Tập trung giải quyết việc làm, giảm nghèo.
Triển khai thực hiện có hiệu quả việc xây dựng nếp sống văn
hóa, văn minh đô thị, nâng cao chất lượng đời sống văn hóa tinh thần
cho nhân dân.
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, năng cao chất lượng
phục vụ nhân dân.
Tích cực xây dựng đội ngũ cán bộ đủ chuẩn, có tinh thần trách
nhiệm cao, có phẩm chất đạo đức, kỹ năng và nghiệp vụ đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ phát triển, [5, tr. 23-24].
3.1.2. Các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2020
Mục tiêu:
Xây dựng, PTNNL của quận đủ về số lượng, đảm bảo về chất
lượng, hợp lý về cơ cấu ngành nghê, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ
cấu lao động, phát triển KT-XH, đảm bảo quốc phòng an ninh, đẩy
mạnh CNH, HĐH; góp phần đưa Liên Chiểu ngày một phát triển theo
kịp xu thế chung của thành phố Đà Nẵng.
Chỉ tiêu:
Đại hội Đảng bộ quận Liên Chiểu khóa V, nhiệm kỳ 2015 –
2020 đề ra các mục tiêu cụ thể:
Cơ cấu kinh tế năm 2020: Công nghiệp 73,68% - Dịch vụ 26%
- Nông nghiệp 0,32%. Tốc độ tăng kinh tế bình quân 10%/năm.Tốc
độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm 10-15%.. Tốc độ tăng
giá trị thương mại – dịch vụ hàng năm tăng 20-25%.. Thu ngân sách
nhà nước hàng năm vượt dự toán được giao từ 5-10%; 100% tuyến

17


đường bê tông, kiệt hẻm được nâng cao, sửa chữa. Giải quyết việc
làm cho 6.000 lao động/năm. Giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn của
thành phố cuối năm 2020 còn 0%. Giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống còn
3,7%. Giữ vững an ninh chính trị và bảo đảm trật tự an toàn xã hội
trong mọi tình huống. Tỷ lệ phá án hình sự đối với trọng án 100%,
thường án 80-85%. Hàng năm có 80-85% hộ gia đình đạt chuẩn gia
đình văn hóa. Đến năm 2020 có 100% phường đạt chuẩn phường văn
minh đô thị. Gọi công dân nhập ngũ hàng năm đạt 100% chỉ tiêu và
đảm bảo về chất lượng. Đến cuối nhiệm kỳ có 100% cán bộ các
phòng, ban, ngành, đoàn thể đạt chuẩn theo quy định. Không có tổ
chức cơ sở đảng yếu, kém; hàng năm có trên 90% đảng viên hoàn
thành tốt nhiệm vụ. Kết nạp đảng 130 đến 150 đảng viên mỗi năm.
Phát triển 10-12 tổ chức đảng, 30-35 công đoàn cơ sở, 18-20 chi đoàn
thanh niên trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn, [5,
tr. 22-23].
3.2. Chính sách phát triển nguồn nhân lực quận Liên Chiểu
đến năm 2020
Mặc dù kinh tế quận Liên Chiểu tăng đều qua các năm nhưng
chưa thực sự bền vững, chưa phát huy hết mọi nguồn lực, đặc biệt là
nguồn nhân lực chất lượng cao. Với phương hướng, nhiệm vụ phát
triển kinh tế, xã hội quận Liên Chiểu đến năm 2020 tầm nhìn 2030
thì đòi hỏi khả thích ứng cao hơn của NNL cả về trình độ học vấn, trí
tuệ, năng lực sáng tạo, trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng nghề
nghiệp, thể lực cũng như phẩm chất tâm sinh lý, ý thức, lối sống, đạo
đức,… Kế thừa những chính sách phát triển NNL trước đây, quận
Liên Chiểu cần đưa ra những chính sách có tính bước ngoặt trong
điều kiện mới, thể hiện trên một số nội dung sau:

3.2.1. Quan điểm phát triển nguồn nhân lực
3.2.2. Những nhiệm vụ trọng tâm phát triển nguồn nhân lực
Thực hiện tốt công tác khảo sát, sựt báo, quy hoạch phát triển
18


nguồn nhân lực
Tiếp túc phát triển quy mô, nâng cao chất lượng giáo dục từ
bậc mầm non đến bậc phổ thông
Tập trung đào tạo nghề
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
trong hệ thống chính trị
Phát triển văn hóa, thể dục, thể thao, nâng cao đời sống tinh
thần, thể chất nguồn nhân lực
3.3. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển
nguồn nhân lực quận Liên Chiểu
Nguồn nhân lực của quận Liên Chiểu chưa đáp ứng được cho
sự phát triển KT-XH thành phố, chính sách phát triển NNL chưa
hoàn thiện. Trong quá trình thực hiện chính sách PTNNL, quận Liên
Chiểu cần điều chỉnh hoàn thiện chính sách PTNNL cụ thể sau:
3.3.1. Nhóm giải pháp về phát triển số lượng nguồn nhân lực
Gắn phát triển số lượng NNL với chuyển dịch cơ cấu lao động
theo ngành kinh tế. Để chú trọng hơn trong việc kiểm soát mức độ
phát triển số lượng NNL và khác phục tình trạng thiếu lao động đang
và sẽ tiếp tục diễn ra trong thời gian tới, khi quy hoạch trên cơ sở
điều tra lao động tại chỗ và tính toán cụ thể cơ cấu nghề cần thu hút
đầu tư, chọn những ngành nghề thu hút đầu tư phù hợp theo tình hình
thực thế địa phương.
Tiếp tục chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động theo hướng giảm
tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp sang khu vực

công nghiệp và dịch vụ.
Đối với đội ngũ lực lượng lao động có cần tạo điều kiện, môi
trường làm việc thuận lợi cho người lao động, việc đào tạo và đào tạo
lại cho người lao động thích nghi với sự phát triển của khoa học công
nghệ cảu kinh tế thị trường phải được tiến hành thường xuyên. Tổ
chức các hình thức thi đua động viên, khuyến khích nâng cao tay
19


nghề, năng lực chuyên môn và có chính sách khen thưởng hợp lí. Tạo
môi trường làm việc thông thoáng cho người lao động, nâng cao
trách nhiệm xã hội thông qua các hoạt động của các tổ chức đoàn thể
như Công đoàn, Đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động văn hóa, dã
ngoại, du lịch… Tổ chức y tế khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ,
công chức; nhất là những cán bộ, công chức mắc các bệnh nghề
nghiệp, giao lưu với các đơn vị, nâng cao sự hiểu biết, nâng cao đời
sống văn hóa tinh thần cho người lao động.
3.3.2. Nhóm giải pháp về đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân
lực, tuyển dụng, bố trí và sử dụng nguồn nhân lực
Về đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực
Nâng cao nhận thức của chính quyền các cấp, các ngành, trong
các doanh nghiệp, trong các gia đình và toàn xã hội, nhất là cho thanh
niên về nghề nghiệp nhằm định hướng lại giá trị xã hội nghề nghiệp,
nâng cao sự tôn vinh của xã hội đối với người thợ, đặc biệt là người
có tay nghề cao, chuyên môn kỹ thuật giỏi.
Về tuyển dụng, bố trí và sử dụng nguồn nhân lực:
Đổi mới toàn diện quy trình tuyển dụng cán bộ, công chức,
viên chức làm việc trong hệ thống chính trị từ quận đến cơ sở và các
cơ quan, đơn vị trực thuộc do quận quản lý, đảm bảo tuyển đước
người giỏi; đánh giá đúng năng lực, trình độ và giao việc đúng

chuyên môn.
3.3.3. Nhóm giải pháp nâng cao thể lực và trí lực cho nguồn
nhân lực
Giải pháp nâng cao thể lực:
Kiểm soát gia tăng dân số: tỷ lệ dân số tự nhiên của quận thời
gian qua vẫn còn cao (năm 2014 là 0,82%), để giảm tỷ lệ này cần
phải thực hiện tốt công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình.
Nhóm giải pháp nâng cao trí lực:
Nâng cao mạng lưới trường lớp, cũng cố và tăng cường cơ sở
20


vật chất thiết bị giáo dục hiện có. Trong đó cần chú trọng đầu tư phát
triển bậc mầm non, nhất là các vùng nông thôn xa trung tâm huyện,
xã … đây là đội ngũ kế cận để bổ sung lực lượng lao động cho huyện
trong tương lai. Triển khai Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và xây
dựng nhà công vụ cho giáo viên; hình thành hệ thống đơn vị công
nghệ thông tin các khối trong ngành GD&ĐT của quận…
Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, giữ vững thành quả phổ
cập thiểu học và xóa mù chữ đã có, tiến tới xây dựng đa số trường đạt
chuẩn quốc gia. Các trường được xây mới đảm bảo đạt chuẩn quốc
gia ngay từ đầu. Duy trì công tác xóa mù chữ, hoàn thành đạt chuẩn
phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và trung học cơ sở. Củng cố
và nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng
ở các xã, đẩy mạnh phong trào xã hội hóa giáo dục và công tác
khuyến học, khuyến tài, hỗ trợ phát triển học sinh tài năng, học sinh
nghèo vượt khó, học giỏi.
Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên:
Đánh giá đúng vai trò của đội ngũ giáo viên trong việc nâng
cao chất lượng giáo dục, chỉ khi đó mới phát huy khả năng của họ

đóng góp cho sự nghiệp giáo dục. Đồng thời làm tốt công tác tuyên
truyền, giáo dục làm cho nhân dân và toàn xã hội nhận thưc rõ vai trò
quan trọng của đội ngũ giáo viên trong việc nâng cao chất lượng giáo
dục.
Tiến hành rà soát thực trạng đội ngũ giáo viên trong toàn quận,
tạo điều kiện cho giáo viên đi học để nâng cao trình độ đạt chuẩn và
trên chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Công tác bồi dưỡng thường xuyên phải được quan tâm như:
Tham gia tập huận đầy đủ và có hiệu quả các lớp bồi dưỡng nghiệp
vụ, đi sâu vào việc đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công
nghệ thông tin trong giảng dạy, đổi mới kiểm tra đánh giá, Tổ chức
các phong trào hội giảng cấp trường, cấp quận, thông qua hội giảng
21


các giáo viên được trao đổi học tập kinh nghiệm.
Có chính sách tuyển chọn học sinh khá giỏi gửi đi đào tạo tại
các trường Đại học Sư phạm và chính sách thu hút con em quận đang
học tại các trường đại học về giảng dạy tại địa phương.
3.4. Một số giải pháp thực hiện hiệu quả chính sách phát
triển nguồn nhân lực ở quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng
Trên nguyên tắc và cơ sở chung về hoàn thiện thể chế chính
sách; quận Liên Chiểu cần bổ sung một số chính sách cụ thể sau:
Chính sách đầu tư và chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chính sách tài chính và sử dụng ngân sách cho phát triển
nguồn nhân lực
Chính sách việc làm, bảo hiểm, bảo trợ xã hội
Chính sách huy động nguồn lực trong xã hội cho phát triển
nguồn nhân lực
Chính sách đãi ngộ và thu hút nhân tài

KẾT LUẬN
Chính sách PTNNL có vai trò hết sức quan trọng trong sự
nghiệp phát triển KT-XH của đất nước. Đề tài luận văn “Chính sách
phát triển nhân lực từ thực tiễn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng”
đã vận dụng vấn đề lý luận chung về khoa học chính sách công để xây
dựng khái niệm chính sách PTNNL, hệ thống lý luận chính sách
PTNNL gồm có vấn đề chính sách, giải pháp và công cụ chính sách,
chủ thể, thể chế và các yếu tố tác động đến chính sách PTNNL. Đồng
thời, trong phần này, luận văn cũng nêu được quan điểm, chủ trương
cảu Đảng và Nhà nước, chính sách cụ thể của Nhà nước về PTNNL ở
Việt Nam hiện nay.
Qua nghiên cứu chính sách PTNNL từ thực tiễn quận Liên
Chiểu. Nhìn chung quận Liên Chiểu có nguồn nhân lực dồi dào, phát
triển nhanh về số lượng, quy mô, có truyền thống đoàn kết, cần cù,
22


chịu khó, năng động, sáng tạo, ham học hỏi là những điều kiện quan
trọng giúp cho Liên Chiểu có thể bức phá để phát triển quận một
cách mạnh mẽ trong tương lai. Tuy nhiên trước những yêu cầu phát
triển nhanh và bền vững của thành phố Đà Nẵng nói chung và quận
Liên Chiểu nói riêng, đặc biệt thực hiện chủ trương của thành phố đối
với quận Liên Chiểu đến năm 2030 là “Tiếp tục xây dựng và phát
triển Liên Chiểu trở thành đô thị lớn phía Tây Bắc của thành phố, là
trọng điểm phát triển công nghiệp dịch vụ, du lịch, đầu mối giao
thông quan trọng; một trong những trung tâm giáo dục – đào tạo, y
tế, địa bàn giữ vị trí chiến lược về quốc phòng - an ninh” thì chất
lượng NNL này còn không ít bất cập, hạn chế: chưa có công nghệ
cao thu hút lao động tri thức của quận, người lao động chuyển đổi
ngành nghề, không qua đào tạo khó kiếm được iệc làm và làm ra sản

phẩm chất lượng chưa cao, nguồn nhân lực chất lượng cao chưa đủ
mạnh để có thể tạo ra sự đột phá trong sự phát triển đặc biệt là phát
triển kinh tế. Việc phân tích đặc điểm, những thành tựu nổi bật cũng
như những hạn chế, bất cập của nguồn nhân lực tại quận Liên Chiểu
trong thời gian qua; luận văn đã tập trung phân tích chính sách hiện
hành về PTNNL để làm rõ vấn đề chính sách PTNNL tại quận Liên
Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Phân tích, chỉ ra những kết quả đạt được
và những hạn chế, thiếu hụt từ các chính sách PTNNL như: Chính
sách đào tạo, bồi dưỡng nhân lực; chính sách tuyển dụng, bổ nhiệm,
sử dụng nhân lực và chính sách tiền lương, khen thưởng, đãi ngộ
đang áp dụng tại quận Liên Chiểu. Đồng thời, bằng các luận cứ khoa
học để đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu, công cụ, giải pháp, chủ
thể và thể chế chính sách PTNNL tại quận Liên Chiểu từ năm 2010
đến nay.
Nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách
PTNNL của quận Liên Chiểu: Trên cơ sở thực trạng chính sách
PTNNL tại quận Liên Chiểu ở chương 2; tại chương 3 luận văn đã
23


×