VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN CÔNG THANH AN
CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN
ĐIỆN TỬ TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
HA NỘI, năm 2017
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN CÔNG THANH AN
CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN
ĐIỆN TỬ TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành
: Chính sách công
Mã số
: 60.34.04.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN ĐÌNH HẢO
HA NỘI, năm 2017
LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của Học viện Khoa học xã hội và sự đồng ý của thầy
giáo hướng dẫn PGS.TS. Trần Đình Hảo, tôi đã thực hiện đề tài luận văn “Chính
sách xây dựng chính quyền điện tử từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng”
Trước tiên tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS. Trần Đình Hảo,
Khoa Chính sách công, đã tận tâm, nhiệt tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận văn thạc sỹ này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của lãnh đạo và đồng nghiệp phòng
Công nghệ thông tin-Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Đà Nẵng đã quan
tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất,
song trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu, chắc hẳn sẽ không tránh khỏi những
thiếu sót. Kính mong các thầy cô và các bạn bổ sung, đóng góp ý kiến cho đề tài
nghiên cứu của tôi được hoàn thiện hơn.
Trân trọng cảm ơn !
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của
tôi; các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận văn
Nguyễn Công Thanh An
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ VÀ
CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ Ở ĐỊA PHƯƠNG ... 9
1.1. Khái niệm về Chính phủ điện tử và Chính sách xây dựng Chính quyền điện tử
ở địa phương .......................................................................................................... 9
1.2. Vấn đề Chính sách xây dựng Chính phủ điện tử và Chính quyền điện tử ở địa
phương ................................................................................................................. 13
1.3. Mục tiêu, giải pháp và công cụ chính sách xây dựng Chính quyền điện tử ở
địa phương ........................................................................................................... 19
1.4. Chủ thể chính sách chính sách xây dựng Chính quyền điện tử ..................... 23
1.5. Thể chế chính sách của CPĐT và Chính sách xây dựng Chính quyền điện tử ở
địa phương ............................................................................................................ 24
1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách xây dựng CPĐT và CQĐT ở địa
phương ................................................................................................................. 26
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG
CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ........................... 33
2.1. Tổng quan tình hình phát triển chính phủ điện tử ở Việt Nam ...................... 33
2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách xây dựng CQĐT tại thành phố Đà
Nẵng ................................................................................................................... 45
2.3. Đánh giá chung thực trạng Chính sách xây dựng CQĐT thành phố Đà Nẵng .56
2.4. Đánh giá thực trạng Chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng theo mô hình
phát triển CPĐT Gartner ...................................................................................... 64
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG
CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ..... 67
3.1. Xu hướng phát triển CPĐT trên thế giới và định hướng ở Việt Nam ............ 67
3.2. Quan điểm, mục tiêu, định hướng hoàn thiện chính sách xây dựng CQĐT của
thành phố Đà Nẵng .............................................................................................. 72
3.3. Các giải pháp hoàn thiện chính sách xây dựng Chính quyền điện tử tại thành
phố Đà Nẵng ........................................................................................................ 73
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Giải thích
Access Point-AP
Điểm truy cập mạng không dây
Bộ TTTT
Bộ Thông tin và Truyền Thông
CSC
Chính sách công
CQĐT
Chính quyền điện tử
CQNN
Cơ quan nhà nước
CBCCVC
Cán bộ, công chức, viên chức
CNTT
Công nghệ thông tin
CPĐT
Chính phủ điện tử
CSDL
Cơ sở dữ liệu
CBCC
Cán bộ, công chức
CCHC
Cải cách hành chính
CNTT
Công nghệ thông tin
CNTT&TT
Công nghệ thông tin và Truyền thông
Da Nang Data Center
Trung tâm dữ liệu Đà Nẵng
EGDI-E-Government
Development Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của
Index
Liên Hợp Quốc.
EDI-Electronic Data Interchange
Trao đổi dữ liệu điện tử
G2G-Government to Government
Trao đổi giữa cơ quan nhà nước với nhau
G2B-Government to Bussiness
G2C-Government to Citizens
G2E-Government to Employees
Trao đổi giữa cơ quan nhà nước với
doanh nghiệp
Trao đổi giữa cơ quan nhà nước với
người dân
Trao đổi giữa cơ quan nhà nước và cán
bộ, công chức, viên chức.
HTTT
Hệ thống thông tin
HĐND
Hội đồng nhân dân
LGSP-Local Government Service Platform
Nền tảng tích hợp, chia sẻ cấp Bộ, tỉnh
Từ viết tắt
Logistics
Giải thích
Lĩnh vực tối ưu hóa dịch vụ vận
chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến
tay người tiêu dùng
ICT index
ICT-Information and Communication
Technologies
ID- Identification
ITU-International Telecommunication
Union
Chỉ số sẵn sàng về ứng dụng CNTT
Công nghệ thông tin và truyền thông
Số định danh trên mạng
Liên hiệp Viễn thông Quốc tế
Intranet
Mạng chia sẽ, trao đổi thông tin nội bộ
MAN- Metropolitan area network
Hệ thống mạng đô thị
NGSP-National Govern- ment Service Hệ thống kết nối, liên thông các HTTT
Plat- form
ở Trung ương và địa phương
NSNN
Ngân sách nhà nước
ODA- Official Development Assistance
Vốn hỗ trợ phát triển chính thức
OEC - Organization for Economic
Cooperation and Development
Over The Top-OTT
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
Giải pháp cung cấp nội dung cho người
sử dụng dựa trên nền tảng Internet
PDA-Personal Digital Assistant
Thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ cá nhân
BTS-Base Transceiver Station
Trạm thu phát sóng di động
TTHC
Thủ tục hành chính
UNPAN-United Nations Public
Mạng trực tuyến về hành chính công và
Administration Network
tài chính của Liên Hợp Quốc
ƯDCNTT
Ứng dụng công nghệ thông tin
UBND
Ủy ban nhân dân
WB-World Bank
Ngân hàng thế giới
WEF-World Economic Forum
Diễn đàn Kinh tế thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
Tên bảng
bảng
2.1.
Tổng hợp số lượng và mức độ của dịch vụ công trực tuyến
Trang
41
của Việt Nam từ 2009 đến 2013
DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
Tên hình
hình
Trang
1.1.
Các giai đoạn của CPĐT theo mô hình của Gartner
16
2.1.
Tỷ lệ máy tính/Cán bộ nhân viên
34
2.2.
Tỷ lệ triển khai hệ thống một cửa điện tử địa phương
34
2.3.
Dịch vụ công trực tuyến
35
2.4.
Mức độ tra cứu thông tin của doanh nghiệp trên các website
42
của cơ quan nhà nước
2.5.
Tình hình sử dụng các dịch vụ công trực tuyến năm 2014
42
2.6.
Đánh giá của doanh nghiệp về lợi ích của dịch vụ công trực
43
tuyến tại địa phương
2.7.
Kiến trúc tổng thể CQĐT thành phố Đà Nẵng
54
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cùng với quá trình toàn cầu hóa đang
tác động mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện đến mọi mặt trong đời sống chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội trên toàn thế giới, đang tạo ra cơ hội cho những biến đổi cơ bản
và những thành công to lớn. Nhiều nước trên thế giới đã nắm bắt được cơ hội ứng
dụng CNTT&TT, phát huy thế mạnh, tăng cường năng lực kinh tế xã hội tạo ra
những biến đổi vượt bậc đưa đất nước tiến mạnh lên phía trước. Một trong những
ứng dụng mạnh mẽ và thành công của CNTT&TT là Chính phủ điện tử.
“Chính phủ điện tử là Chính phủ ứng dụng công nghệ thông tin và truyền
thông để hoạt động hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân tốt hơn”.
Chính phủ điện tử ứng dụng CNTT&TT, cùng với quá trình đổi mới tổ chức,
phương thức quản lý, quy trình điều hành, làm cho chính phủ hoạt động hiệu lực,
hiệu quả hơn, minh bạch hơn, phục vụ nhân dân tốt hơn và phát huy dân chủ mạnh
mẽ hơn. Chính phủ điện tử đang trở thành mô hình phổ biến đối với nhiều quốc gia,
cung cấp dịch vụ, thông tin trực tuyến cho mọi người dân, doanh nghiệp một cách
nhanh chóng, tiết kiệm, thuận lợi hơn ở khắp mọi nơi, mọi lúc.
Nhận thức được vai trò và xu thế phát triển tất yếu của Chính phủ điện tử,
Đảng và Chính phủ Việt Nam đang thực hiện mạnh mẽ Chương trình cải cách hành
chính giai đoạn 2010-2020, hiện đại hóa cơ quan Chính phủ, triển khai thực hiện
các quá trình tin học hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng một Chính phủ
thực sự của dân, do dân và vì dân với năng lực cạnh tranh và hội nhập ngày càng
cao, từng bước xóa bỏ quan liêu, tham nhũng, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy
phát triển kinh tế-xã hội.
Quá trình xây dựng Chính phủ điện tử là một quá trình lâu dài, kế hoạch tổng
thể phát triển Chính phủ điện tử Việt Nam đến năm 2010 là kế hoạch tổng thể đầu
tiên nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng về xây dựng Chính phủ
điện tử trong Chiến lược phát triển CNTT&TT đến năm 2010 và định hướng đến
1
năm 2020, xây dựng các nền tảng quan trọng để thực hiện thành công Chính phủ
điện tử ở Việt Nam.
Đà Nẵng là một trong những địa phương đi đầu về xây dựng Chính phủ điện
tử ở Việt Nam, ngày 22/7/2014, UBND thành phố Đà Nẵng đã tổ chức khánh thành
đưa vào sử dụng Hệ thống thông tin chính quyền điện tử thành phố gồm: hệ thống
hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông; hệ thống các ứng dụng; các chính sách
về lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông và nguồn nhân lực công nghệ thông
tin và truyền thông Đà Nẵng.
Việc đưa vào sử dụng Hệ thống thông tin chính quyền điện tử đã hỗ trợ đắc
lực cho việc vận hành toàn bộ bộ máy Chính quyền của Thành phố Đà Nẵng một
cách đồng bộ, nâng cao hiệu quả. Đây chính là công cụ để gắn kết người dân và tổ
chức, doanh nghiệp với hệ thống chính quyền thành phố; tạo môi trường thuận lợi
cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp giao tiếp với chính quyền, hưởng lợi từ các
dịch vụ công do chính quyền cung cấp và cũng để người dân, tổ chức, doanh nghiệp
thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của mình. Bên cạnh đó, Hệ thống còn thúc đẩy cải
cách hành chính nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu và lợi ích của người dân, tổ chức,
doanh nghiệp; giúp lãnh đạo các cấp nắm bắt, xử lý thông tin nhanh và chính xác;
hỗ trợ tích cực công tác quản lý và điều hành công việc, giảm thiểu thời gian, tiết
kiệm chi phí, minh bạch hóa quy trình và thủ tục hành chính của cơ quan quản lý
nhà nước… Với những kết quả đạt được trong việc triển khai Chính quyền điện tử,
thành phố Đà Nẵng đã được Chính phủ công nhận kết quả thành công và nhân rộng
mô hình này ra các địa phương, cơ quan trong cả nước tại Nghị quyết 01/NQ-CP
ngày 03/01/2015 của Chính phủ, trong đó, chỉ đạo Bộ Thông tin và Truyền thông
“trên cơ sở thành công của mô hình thí điểm Chính quyền điện tử tại Đà Nẵng, tổ
chức nhân rộng ra các địa phương và Bộ, cơ quan trong cả nước”.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác xây dựng, phát triển Chính
quyền điện tử thành phố còn gặp một số tồn tại và hạn chế. Quy trình thủ tục hành
chính của các cơ quan quản lý nhà nước thành phố Đà Nẵng chịu ảnh hưởng bởi các
quy trình, quy phạm được thống nhất theo quy định chung của cả nước. Do đó, vẫn
2
tồn tại những vướng mắc mang tính lịch sử trong các quy định về hành chính, gây
cản trở công tác ứng dụng CNTT-TT trong cải cách hành chính. Tuy đã hình thành
nền tảng ứng dụng Chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng, nhưng một trong
những khiếm khuyết là hệ thống này chưa thể kết nối với các hệ thống ứng dụng
CNTT ngành dọc do các bộ, ngành Trung ương triển khai trong các lĩnh vực như
Thuế, Hải quan, Bảo hiểm xã hội, Kế hoạch đầu tư, Tài nguyên môi trường,…. Đây
là những lĩnh vực có giao dịch thường xuyên với người dân và doanh nghiệp, có tác
động hết sức quan trọng đến sự nhìn nhận, mức độ hài lòng của người dân và doanh
nghiệp đối với bộ máy hành chính nhà nước. Việc hình thành quá nhiều cơ sở dữ
liệu độc lập của các sở, ban, ngành, các quận huyện gây khó khăn trọng việc quy
hoạch, tổ chức và quản lý dữ liệu tập trung, chưa có một chế tài quy định việc các
cơ quan phải theo một quy chuẩn về kiến trúc kỹ thuật khi thực hiện mô hình Chính
quyền điện tử; Việc đảm bảo an ninh mạng cho Hệ thống Chính quyền điện tử thành
phố chưa được hoàn thiện, chưa có nhiều chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực an toàn,
an ninh thông tin; Công tác kiểm tra, giám sát đánh giá chất lượng của Hệ thống
Chính quyền điện tử thành phố chưa có tính hệ thống.
Để có một nhìn nhận tổng quát toàn bộ Chính sách phát triển Chính phủ điện
tử ở Việt Nam và quá trình triển khai thực hiện Chính quyền điện tử ở thành phố Đà
Nẵng từ đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện công tác xây dựng Chính quyền điện
tử góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Bộ máy hành chính thành phố Đà
Nẵng, học viên chọn đề tài nghiên cứu “Chính sách xây dựng Chính quyền điện tử
từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Các công trình trong nước
- Đề tài 1: Chính phủ điện tử và việc triển khai ở Việt nam
Tác giả: Tiến sỹ Mai Anh, Chủ tịch Hội Tin học &Viễn thông Hà Nội GĐ
Trung tâm Tin học Bộ Khoa học Công nghệ. Trình bày tại Bộ Nông nghiệp
&PTNN, ngày 16-08-2005. Đề tài nêu rõ được 2 vấn đề cốt yếu của CPĐT và việc
triển khai ở Việt Nam:
3
+ Vấn đề 1: Các dịch vụ chính phủ trực tuyến. Trước đây các cơ quan chính
phủ cung cấp dịch vụ cho dân chúng tại trụ sở của mình, thì nay, nhờ vào CNTT,
các trung tâm dịch vụ trực tuyến được thiết lập, hoặc là ngay trong trụ sở cơ quan
chính phủ hoặc gần với dân.
+ Vấn đề 2: Tác nghiệp chính phủ trực tuyến là việc số hoá, hay điện tử hoá
bản thân các hoạt động trong chính phủ, giữa các cơ quan chính phủ các cấp từ
trung ương đến địa phương. Việc quản lý lưu trữ công văn tài liệu trên nền công
nghệ Web, các biểu báo thống kê điện tử và việc sử dụng mạng máy tính, Internet
để nâng cao hiệu quả các tác nghiệp của bản thân bộ máy chính phủ.
Đề tài mới chỉ nêu được sự cần thiết của việc áp dụng CPĐT vào dịch vụ công
trực tuyến chưa đưa ra được giải pháp quản lý cũng như kiểm soát tất cả các dịch
vụ, hoạt động quản lý điều hành của chính phủ trực tuyến.
- Đề tài 2: Xây dựng chính phủ điện tử ở Việt Nam - của Trần Thị Liên, Khóa
Anh 5 K38B 1 Trường đại học Ngoại Thương Hà Nội.
Đề tài đã đề xuất xây dựng mô hình giao dịch trong CPĐT, mô hình tập trung
vào 4 đối tượng khách hàng chính: Người dân, Cộng đồng doanh nghiệp, Các công
chức chính phủ và các cơ quan chính phủ. Mô hình tập trung vào các giao dịch giữa
các đối tượng trên và cải thiện các mối quan hệ này.
Đề tài mới dừng lại ở mức độ nghiên cứu chứ chưa thể xây dựng được một hệ
thống hoàn chỉnh.
- Tập bài giảng Học phần Chính phủ điện tử, Khoa Thương mại điện tử
Trường Đại học Thương mại Hà Nội.
Tập bài giảng đã đề cập khá toàn diện các vấn đề lý luận về CPĐT (Các vấn
đề lý luận chung về CPĐT, Ứng dụng CPĐT trong lĩnh vực quản lý nhà nước, cung
cấp dịch vụ công, mua sắm chính phủ, vấn đề dân chủ và một số vấn đề khác của
CPĐT, chiến lược triển khai CPĐT).
2.2. Các công trình ngoài nước
Trên thế giới đã có không ít các công trình, của các tổ chức và cá nhân, nghiên
cứu về CPĐT. Sau đây là một số công trình trong số đó:
4
- Arib-Veikko Anttiroiko (2008), Electronic Government: Concepts,
methodologies, tools and applications, Information Science Reference, Hershey,
NewYork.
- Kuno Schedler, Lukas Summermatter, Bernhard Schmidt (2004), Managing
the Electronic Government: From Vision to Practice, Information Age Publishing.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận về CPĐT, kinh nghiệm của một số
quốc gia thành công trong ứng dụng CPĐT cũng như của một số địa phương. Phân
tích xu hướng phát triển CPĐT ở các nước trên thế giới và ở Việt Nam, đánh giá
thực trạng CQĐT ở thành phố Đà Nẵng nhằm đưa ra những giải pháp hoàn thiện
chính sách xây dựng CQĐT ở thành phố Đà Nẵng. Tiến tới cải tiến quy trình làm
việc của các cơ quan hành chính thành phố Đà Nẵng thông qua nền hành chính điện
tử, cải thiện quan hệ với người dân, doanh nghiệp bằng công dân, doanh nghiệp
điện tử hướng đến xây dựng một xã hội tri thức trên nền tảng ứng dụng CNTT.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về Chính sách xây dựng
CPĐT và CQĐT ở địa phương bao gồm các cấp độ và các giai đoạn phát triển của
CPĐT. Xác định chủ thể, khách thể từ đó đề ra các mục tiêu, giải pháp, công cụ
chính sách xây dựng CQĐT ở địa phương.
Hai là, tổng quan tình hình phát triển chính phủ điện tử ở Việt Nam. Phân
tích, đánh giá thực trạng phát triển CQĐT của thành phố Đà Nẵng dựa trên các cấp
độ và giai đoạn phát triển CQĐT ở địa phương.
Ba là, Phân tích xu hướng phát triển CPĐT trên thế giới và ở Việt Nam. Đưa
ra các giải pháp hoàn thiện chính sách xây dựng CQĐT từ thực tiễn thành phố Đà
Nẵng.
4. Đối tượng, phạm vi, khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của chính sách xây
dựng Chính quyền điện tử tại thành phố Đà Nẵng nhằm phát huy một nền hành
chính minh bạch, hiệu lực, hiệu quả.
5
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt không gian: nghiên cứu được tiến hành tại các cơ quan hành chính
thành phố Đà Nẵng.
- Về mặt thời gian: Các số liệu, sự kiện được quan sát và thu thập trong thời
gian từ năm 2013 đến năm 2016.
4.3. Khách thể nghiên cứu
- Các cơ quan hành chính nhà nước đóng vai trò là hạt nhân trong việc
nghiên cứu về nền tảng xây dựng và phát triển CPĐT và CQĐT ở địa phương. Dựa
trên các nghiên cứu về quy trình làm việc của các cơ quan hành chính để làm nền
tảng cho việc đề ra các nhiệm vụ, mục tiêu và giải pháp hoàn thiện chính sách xây
dựng CQĐT ở địa phương.
- Thể chế chính sách với các cơ sở pháp lý được cụ thể hóa đảm bảo sự công
bằng cho tất cả các chủ thể tham gia vào quá trình phát triển CPĐT và CQĐT ở địa
phương.
- Người dân và doanh nghiệp điện tử là những yếu tố tác động đến quá trình
hoàn thiện chính sách xây dựng CQĐT ở địa phương.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn vận dụng cách tiếp cận đa ngành, liên ngành xã hội học và phương
pháp nghiên cứu chính sách công. Đó là cách tiếp cận quy phạm chính sách công về
chu trình chính sách từ hoạch định đến xây dựng, thực hiện và đánh giá chính sách
công có sự tham gia của các chủ thể chính sách. Lý thuyết chính sách công được soi
sáng qua thực tiễn của chính sách công giúp hình thành lý luận về chính sách
chuyên ngành.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: phương sử dụng dựa trên việc thu
thập các văn bản liên quan đến chủ trương và chính sách phát triển về CPĐT ở Việt
Nam. Các văn bản do UBND thành phố Đà Nẵng ban hành trong quá trình xây
dựng hình thành nên khung kiến trúc CQĐT thành phố Đà Nẵng. Đây là những văn
bản làm cơ sở cho việc đánh giá tình hình phát triển xây dựng CQĐT ở thành phố
6
Đà Nẵng, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện chính sách xây dựng CQĐT từ thực
tiễn thành phố Đà Nẵng.
- Phương pháp chuyên gia là phương pháp sử dụng trí tuệ của đội ngũ chuyên
gia để xem xét nhận định bản chất của đối tượng, tìm ra một giải pháp tối ưu. Đội ngũ
chuyên gia tham vấn là lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Đà Nẵng,
phòng Công nghệ thông tin thuộc Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Đà Nẵng.
Đội ngũ chuyên gia lựa chọn phỏng vấn dựa trên tiêu chí đã tham gia vào Tổ triển
khai đề án xây dựng CQĐT thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010-2015. Các nội dung
phỏng vấn liên quan đến các số liệu về cơ sở hạ tầng CNTT, ứng dụng và nhân lực
CNTT đã đạt được trong quá trình xây dựng khung kiến trúc CQĐT thành phố Đà
Nẵng; việc triển khai thực hiện Nghị Quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính
phủ về Chính phủ điện tử của thành phố Đà Nẵng.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: nghiên cứu, phân tích các số liệu từ
các văn bản về chính sách xây dựng CPĐT của Nhà nước; các tài liệu như “Sách
trắng về CNTT”, khung kiến trúc CQĐT thành phố Đà Nẵng. Tổng hợp là liên kết
từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tích tạo ra một hệ thống lý thuyết
mới đầy đủ và sâu sắc về đối tượng là chính sách xây dựng CQĐT ở địa phương.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Về mặt lý luận, luận văn góp phần hoàn thiện hơn khái niệm về CSC và
chính sách phát triển CQĐT hiện nay. Đồng thời luận văn tiếp tục xác định và làm
rõ những vấn đề cốt lõi trong chính sách phát triển CQĐT từ đó xây dựng những cơ
sở đánh giá và hoàn thiện chính sách phát triển CQĐT hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Về mặt thực tiễn, trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phát triển CQĐT tại thành phố Đà
Nẵng, tìm ra nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế, luận văn đã đưa ra những
đề xuất, khuyến nghị các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả hơn nữa chính sách
xây dựng Chính quyền điện tử trên địa bàn thành phố trong thời gian tới.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 3 chương như sau:
7
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển CPĐT và CQĐT địa
phương.
Chương 2: Thực trạng phát triển CQĐT tại thành phố Đà Nẵng.
Chương 3: Các đề xuất và giải pháp hoàn thiện chính sách xây dựng CQĐT từ
thực tiễn thành phố Đà Nẵng.
8
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ
VÀ CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ
Ở ĐỊA PHƯƠNG
1.1. Khái niệm về Chính phủ điện tử và Chính sách xây dựng Chính
quyền điện tử ở địa phương
Chính sách công được định nghĩa như sau: “Chính sách công là một tập hợp
các quyết định có liên quan của Đảng và Nhà nước nhằm lựa chọn mục tiêu, giải
pháp và công cụ chính sách thực hiện giải quyết các vấn đề chính sách theo mục
tiêu tổng kết đã xác định” [14, tr.5].
Bản chất chính sách công là thái độ chính trị của Đảng cầm quyền, là sự thể
chế hóa các định hướng phát triển đất nước được định ra trong các Nghị quyết của
Đảng và do các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước ban hành. Hiến pháp Việt
nam khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với Nhà nước và xã hội.
Đảng vạch ra cương lĩnh, chiến lược, các định hướng mục tiêu chính sách, đó chính
là căn cứ chỉ đạo để Nhà nước ban hành các chính sách cụ thể hóa đường lối chủ
trương đó và tổ chức thực hiện vào mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội với
mục đích cao nhất là sự phát triển đất nước mang lại lợi ích cho toàn thể nhân dân
với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, công bằng dân chủ và văn minh”.
Liên quan đến CPĐT, hiện nay, trên thế giới thuật ngữ CPĐT đã trở nên khá
quen thuộc, trên thực tế đã có khá nhiều nước xây dựng, đưa vào vận hành CPĐT.
Điều này trước hết, bắt nguồn từ nhận thức của các Chính phủ trong việc vận dụng
những thành tựu công nghệ hiện đại nhất vào việc đổi mới tổ chức và phương thức
quản lý, điều hành của chính phủ theo hướng nâng cao hiệu quả quản lý xã hội,
đồng thời tăng khả năng phục vụ công dân, đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của xã
hội dân chủ.
Thuật ngữ CPĐT được sử dụng chính thức tại Việt Nam từ sau "Hiệp định
9
khung ASEAN điện tử" mà Việt Nam tham gia được công bố, nhưng thuật ngữ đó
được định nghĩa và giải thích ở các nước khác nhau.
- Khái niệm CPĐT của các nước OEC: CPĐT là việc sử dụng CNTT&TT,
đặc biệt là Internet như là công cụ để đạt được một chính phủ tốt hơn.
- Khái niệm CPĐT theo WB: Chính phủ điện tử là việc các cơ quan chính
phủ sử dụng công nghệ thông tin (như các mạng diện rộng, Internet, và sử dụng
công nghệ di động) có khả năng chuyển đổi những liên hệ với người dân, các doanh
nghiệp và các tổ chức khác của chính phủ. Những công nghệ đó có thể phục vụ
những mục đích khác nhau: cung cấp dịch vụ chính phủ đến người dân tốt hơn, cải
thiện những tương tác giữa doanh nghiệp và cơ quan hành chính.
- Khái niệm CPĐT của Liên Hợp Quốc (UNPAN - Mạng trực tuyến về hành
chính công và tài chính của Liên Hợp Quốc): Chính phủ điện tử là việc áp dụng
CNTT&TT để chuyển đổi các mối quan hệ bên trong và bên ngoài của Chính phủ.
Còn có những định nghĩa khác nhau trong các tài liệu nói về CPĐT, mỗi định
nghĩa đều phản ánh hay nhấn mạnh một khía cạnh nào đó của CPĐT, nó phản ánh
CPĐT là cần thiết và đang trong quá trình phát triển.
Để đưa ra một khái niệm bao hàm đầy đủ nội dung, bản chất của khái niệm
CPĐT cần phải xác định rõ nội dung cơ bản của CPĐT là gì? Khái niệm CPĐT cơ
bản phải bao gồm các nội dung sau:
- CPĐT là tên gọi của một chính phủ mà đặc trưng cơ bản nhất, nổi bật nhất
là cơ cấu tổ chức và hoạt động của các cơ quan chính phủ nói riêng, của nhà nước
nói chung được “điện tử hóa“. Từ “chính phủ“ được hiểu là các cơ quan thực thi
công quyền ở nhiều cấp từ thấp đến cao, bao gồm cả phường-xã, quận-huyện, tỉnhthành phố, các sở, ban, ngành…cho tới cấp Chính phủ.
- CPĐT không đơn thuần là máy tính, mạng internet, mà là sự đổi mới toàn
diện các quan hệ (đặc biệt là các quan hệ giữa các cơ quan quản lý nhà nước với
công dân), các nguồn lực, các quy trình, phương thức hoạt động và bản thân nội
dung các hoạt động của chính phủ và ngay cả các quan niệm về các hoạt động đó.
- CPĐT là công nghệ tiên tiến và hữu hiệu nhất để thực hiện khái niệm “một
10
cửa’’ trong quản lý hành chính. CPĐT hiện diện như một Website của chính quyền
nhưng cấu trúc của nó được thiết kế để bộ máy quản lý nhà nước có thể cung cấp
các dịch vụ công theo nhu cầu của người dân và doanh nghiệp. Người sử dụng
không cần phải biết cơ quan nào, ở cấp nào sẽ cung cấp thông tin hay giải quyết yêu
cầu của mình.
Đó là nội dung bản chất của khái niệm CPĐT, khi nói đến CPĐT, trước hết
cần phải xét đến hai góc độ: Tình hình sử dụng Internet và CNTT&TT trong cơ
quan chính phủ; thứ hai, trong nghĩa rộng hơn đó là vai trò của các cơ quan chính
phủ trong lĩnh vực CNTT&TT phải được thống nhất.
CPĐT: Sự chuyển đổi từ trọng tâm ban, ngành → chính phủ → công dân, mô
hình lấy công dân làm trọng tâm. CPĐT không phải là mô hình tổ chức thay thế
chính phủ truyền thống, không phải là mục đích mà là phương tiện để giúp chính
phủ truyền thống hoạt động hiệu quả hơn, minh bạch hơn và hướng về nhân dân
nhiều hơn.
Chính phủ truyền thống hoạt động trên cơ sở lấy sở ban ngành làm trọng
tâm. Trên thực tế các sở, ban, ngành có thể kết nối với nhau để chia sẻ thông tin,
cùng phối hợp giao dịch một cách hiệu quả hơn với công dân, doanh nghiệp. Cách
tiếp cận lúc đó sẽ tập trung hơn vào người dân, bớt sự tập trung vào sở, ban, ngành
mà thực sự xem công dân và doanh nghiệp cần gì để từ đó cung cấp thông tin dịch
vụ cần thiết một cách nhanh chóng. Vì vậy, tính hiệu quả trong bộ máy vận hành
cũng như khả năng nhanh nhạy trong phục vụ người dân, doanh nghiệp chính là
động lực thực sự cho sự chuyển đổi từ môi trường trọng tâm là sở, ban, ngành sang
môi trường lấy chính phủ làm trọng tâm và phát triển tới môi trường lấy công dân
làm trọng tâm. Theo đó chính phủ sẽ chủ động hơn trong việc tiếp nhận sự phản hồi
thông tin về loại dịch vụ, thông tin doanh nghiệp cần để có thể hoạt động hiệu quả
hơn, cạnh tranh hơn.
Các dịch vụ của CPĐT thông thường bao gồm các nhóm dịch vụ: G2C Chính phủ cung cấp thông tin và dịch vụ cho người dân; G2B - Chính phủ cung cấp
thông tin và dịch vụ cho doanh nghiệp; G2G - Cung cấp thông tin và các dịch vụ
11
liên quan giữa các cơ quan Chính phủ với nhau; G2E - Chính phủ cung cấp các
thông tin và dịch vụ cho cán bộ, công chức, viên chức.
Trong quá trình triển khai CPĐT, đặc biệt tại các nước phát triển, lợi ích mà
CPĐT mang lại được thể hiện rất rõ, thậm chí có thể định lượng được. Điển hình
như tại Mỹ trung bình mỗi người dân tiết kiệm được 753 USD/năm từ việc truy cập
tới Cổng thông tin điện tử để tra cứu, tìm hiểu thông tin và thực hiện các giao dịch
với Chính phủ; tại Đài Loan khi ứng dụng hệ thống trao đổi văn bản điện tử đã giảm
chi phí gửi một văn bản xuống 10 lần (từ 01 USD xuống 0,1 USD), trung bình 01
năm số văn bản trao đổi khoảng 18 triệu bản, tiết kiệm được khoảng 16 triệu USD;
tại Đức, khi ứng dụng hệ thống mua sắm điện tử của các cơ quan Chính phủ đã làm
giảm giá mua từ 10-30%, chi phí giao dịch giảm 25-70%; tại Hàn Quốc, nhờ ứng
dụng các dịch vụ hải quan điện tử đã làm giảm thời gian thông quan đối với các mặt
hàng xuất khẩu từ 01 ngày hoặc hơn xuống còn khoảng 02 phút, đối với mặt hàng
nhập khẩu giảm từ 02 ngày hoặc hơn xuống còn khoảng 02 giờ.
Xuất phát từ những quan điểm trên có thể hiểu khái niệm CPĐT như sau:
CPĐT là sự ứng dụng CNTT và truyền thông để các cơ quan chính phủ đổi mới,
làm việc hiệu lực, hiệu quả và minh bạch hơn, cung cấp thông tin, dịch vụ công tốt
hơn cho người dân doanh nghiệp và các tổ chức; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi
hơn cho người dân thực hiện quyền dân chủ của mình trong việc tham gia quản lý
nhà nước.
Khái niệm “Chính phủ điện tử ” ngày càng được chấp nhận một cách rộng rãi
tại Việt Nam và trên thế giới. Đó là thước đo về sự đổi mới quản lý Nhà nước, thể
hiện sự vững mạnh của nền kinh tế của mỗi quốc gia.
Nhận thức được vai trò và xu thế phát triển tất yếu của CPĐT, trong thời gian
qua Đảng và Nhà nước đã và đang thực hiện mạnh mẽ chủ trương ứng dụng CNTT
nhằm cải cách hành chính, hiện đại hóa cơ quan Chính phủ, xây dựng một Chính
phủ hiệu lực, hiệu quả hơn, thực sự của dân, do dân và vì dân, nâng cao năng lực
cạnh tranh, tạo môi trường thuận lợi phát triển kinh tế-xã hội. Nhiều chương trình,
kế hoạch, đề án, dự án CNTT được triển khai rộng khắp trong CQNN các cấp, bước
12
đầu đạt được những kết quả quan trọng, tạo nền tảng phát triển CPĐT trong các giai
đoạn tiếp theo.
Trên cơ sở phân tích các đặc điểm của CSC, khái niệm CPĐT, chúng ta có
thể nhận thấy Chính sách xây dựng Chính quyền điện tử ở địa phương được hiểu
là”Chính sách xây dựng Chính quyền điện tử là một tập hợp các quyết định có liên
quan của Đảng và Nhà nước nhằm lựa chọn mục tiêu, giải pháp và công cụ để xây
dựng Chính quyền điện tử hướng tới một nền hành chính hiệu lực, hiệu quả, minh
bạch, cung cấp thông tin tốt cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp“ [14, tr5]
1.2. Vấn đề Chính sách xây dựng Chính phủ điện tử và Chính quyền
điện tử ở địa phương
1.2.1. Các cấp độ triển khai chính phủ điện tử
Từ nhiều năm nay các nước trên thế giới đều coi triển khai CPĐT là cuộc
cách mạng, người ta nói đến cuộc cách mạng “Cuộc cách mạng CPĐT”, tức là tác
động đến mối quan hệ trong nội tại các cơ quan chính phủ (G2G), nâng cao hiệu
quả hoạt động của bộ máy chính phủ các cấp và giảm chi ngân sách. Triển khai
CPĐT trải qua 4 cấp độ (hay mức độ) như sau:
Mức độ 1 - Đưa thông tin lên mạng: Xây dựng các trang thông tin điện tử
của các cơ quan của chính phủ. Tạo ra môi trường thông tin quản lý nhà nước thống
nhất trong toàn bộ hệ thống. Tất cả các cán bộ trong bộ máy nhà nước đều sử dụng
chung môi trường thông tin này.
Mức độ 2 - Trao đổi một chiều: Các cơ quan của chính phủ mở rộng khả
năng của các trang web sao cho người dân có thể truy cập trực tuyến tới các thông
tin của Chính phủ thông qua các trang web. Ngoài việc xem thông tin, lấy thông tin,
các tổ chức và người dân còn có thể tiếp xúc với các cơ quan chính phủ bằng thư
điện tử hoặc các phương tiện giao dịch điện tử khác. Giai đoạn này đòi hỏi tính sẵn
sàng của cả hai phía cơ quan chính phủ và các khách hàng (tổ chức, người dân có
nhu cầu).
Mức độ 3 - Trao đổi hai chiều: mọi người trong bộ máy nhà nước sử dụng
môi trường thông tin trên để phối hợp làm việc cùng với nhau, tương tác với nhau.
13
Lúc đầu quá trình này diễn ra trong nội bộ đơn vị, sau mở rộng dần giữa các đơn vị,
sở, ngành với nhau, và cuối cùng, trong toàn bộ bộ máy nhà nước từ trung ương đến
địa phương. Khi nào 70% trở lên kết quả hoạt động của bộ máy nhà nước được tạo
ra từ sự phối hợp tương tác giữa các cơ quan hữu quan thì hệ thống bắt đầu hoạt
động trong trạng thái CPĐT dưới góc độ kết nối.
Mức độ 4 - Tích hợp các dịch vụ trực tuyến trên một cổng dịch vụ: Việc
cung cấp các dịch vụ và quy trình vận hành của các cơ quan nhà nước được xem
xét, đổi mới. Thông tin và các dịch vụ nhà nước được cung cấp và tích hợp mạnh
mẽ vượt qua ranh giới các cơ quan, trung ương với địa phương, giữa các khu vực
(cơ quan chính phủ, tổ chức tư nhân, tổ chức phi chính phủ và cá nhân). Thông tin
và các dịch vụ được cung cấp một cách thích ứng theo từng nhu cầu riêng biệt của
khách hàng, phát huy tối đa cơ chế một cửa trên cổng giao tiếp điện tử của cơ quan
Chính phủ, tạo nên mối quan hệ gần gũi và hiệu quả giữa cơ quan chính phủ và
khách hàng.
Xây dựng CPĐT là một quá trình hình xoắn ốc mở rộng dần, trong đó 4 mức
độ trên gắn kết với nhau, tác động lên nhau và bổ sung lẫn nhau chứ không phải
tuần tự, xong mức độ này mới triển khai mức độ tiếp theo. Việc chuyển đổi CPĐT
không chỉ đơn thuần là chuyển đổi công nghệ mà là sự chuyển đổi mạnh mẽ về thiết
kế, vận hành và văn hóa của lĩnh vực công nhằm đáp ứng tốt hơn những yêu cầu
khách hàng và xu hướng của xã hội thông tin.
1.2.2. CPĐT ở trung ương và CQĐT ở địa phương
CPĐT trung ương là ứng dụng CNTT&TT để đổi mới, làm việc có hiệu lực,
hiệu quả và minh bạch hơn: cung cấp thông tin, dịch vụ tốt hơn cho chính quyền địa
phương, người dân, doanh nghiệp và các tổ chức. Giúp hoàn thành tốt hơn chức
năng nhiệm vụ của chính phủ trung ương.
CQĐT địa phương là ứng dụng CNTT&TT để đổi mới, làm việc có hiệu lực,
hiệu quả và minh bạch hơn, cung cấp thông tin, dịch vụ tốt hơn tới người dân,
doanh nghiệp và các tổ chức. Đảm bảo hoàn thành tốt hơn chức năng nhiệm vụ của
chính quyền địa phương.
14
1.2.3. Nội dung phát triển chính phủ điện tử và Chính quyền điện tử ở địa
phương
Việc phát triển Chính phủ điện tử tập trung vào các dịch vụ mà CPĐT cung
cấp, nói tới dịch vụ CPĐT là nói tới dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác
của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường
mạng. Dịch vụ công trực tuyến được cung cấp gắn chủ yếu với cổng thông tin điện
tử, chú trọng tới tính thuận tiện và hiệu quả xử lý công việc với sự hỗ trợ của các
công cụ và hệ thống CNTT.
Các dịch vụ công điện tử được phân chia thành bốn nhóm chính:
+ Hoạt động cấp các loại giấy phép, giấy đăng ký kinh doanh và chứng chỉ
hành nghề;
+ Hoạt động cấp các loại xác nhận, chứng thực;
+ Hoạt động thu các khoản đóng góp vào ngân sách và quỹ của nhà nước;
+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân và xử lý các vi phạm hành chính.
Dịch vụ công là hoạt động của cơ quan nhà nước có giao tiếp trực tiếp với
công dân, kể cả các tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp. Từ những việc như đăng ký
khai sinh, khai tử, làm biển xe máy đến nộp thuế, đăng ký kinh doanh, xin cấp giấy
phép,… đều là dịch vụ công. Trên thế giới, người ta đã thống kê được hàng trăm
các dịch vụ công.
Hiện nay, các dịch vụ công được triển khai ngày càng nhiều mặc dù còn gặp
nhiều khó khăn trong triển khai trực tuyến như: thói quen làm việc trên giấy tờ của
cán bộ công chức cũng như người dân.
Thông qua các cổng giao dịch điện tử của chính phủ người dân có thể dễ
dàng xem được các thông tin cần thiết, sử dụng được các dịch vụ công cơ bản như:
khai sinh, khai tử, đăng ký kết hôn và kê khai các biểu mẫu và các dịch vụ như giáo
dục, chăm sóc y tế, thông tin bệnh viện, thư viện, giải trí.
Cung cấp dịch vụ CPĐT cần được triển khai theo lộ trình từ ít tới nhiều, từ
các dịch vụ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó.
Việc cung ứng dịch vụ công chủ yếu thuộc về chính quyền địa phương.
15
Chính quyền địa phương giao dịch trực tiếp nhiều hơn với công dân, doanh nghiệp,
cung cấp các dịch vụ hành chính công trực tuyến tới người dân và doanh nghiệp là
chính.
Việc phát triển CPĐT trải qua một số giai đoạn khác nhau. Cứ qua từng giai
đoạn (thực hiện và duy trì) thì tính phức tạp lại tăng thêm, nhưng giá trị mà nó
mang lại cho người dân và doanh nghiệp cũng tăng lên (trong đó có phần tăng cho
Chính phủ qua việc có thể có thêm nguồn gián thu hay trực thu).
Một mô hình CPĐT đã được sử dụng rộng rãi do hãng tư vấn và nghiên cứu
Gartner1 xây dựng nên, chỉ ra bốn giai đoạn (hay thời kỳ) của quá trình phát triển
CPĐT.
Hình 1.1. Các giai đoạn của CPĐT theo mô hình của Gartner
Giai đoạn 1- Thông tin:
Cung cấp thông tin sử dụng CNTT&TT để tăng khả năng tiếp cận thông tin
của chính phủ.
Đây là cấp độ khởi đầu của triển khai CPĐT. Ở cấp độ này chính phủ sử
dụng CNTT&TT đưa các thông tin của chính phủ lên mạng:
- Các luật và văn bản dưới luật
Gartner là công ty nghiên cứu và tư vấn về CNTT hàng đầu thế giới được thành lập năm 1979, Trụ sở chính
đặt tại Stamford, Connecticut , Hoa Kỳ. Gartner hiện có 1.435 nhà nghiên cứu, chuyên gia tư vấn và khách
hàng tại 85 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới; tổ chức hơn 60 sự kiện lớn trên phạm vi toàn cầu.
1
16
- Các chính sách báo cáo và các văn kiện khác
- Các câu hỏi, trả lời thường gặp
- Các biểu mẫu
Giúp cho người dân và doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các thông tin của
chính phủ mà không cần phải trực tiếp tới các cơ quan quản lý nhà nước/các cơ
quan chính phủ.
Thông tin – Trong giai đoạn đầu, CPĐT có nghĩa là hiện diện trên trang web
và cung cấp cho công chúng các thông tin (thích hợp). Giá trị mang lại ở chỗ công
chúng có thể tiếp cận được thông tin của chính phủ, các quy trình trở nên minh bạch
hơn, qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ. Với G2G, các cơ quan chính phủ cũng có
thể trao đổi thông tin với nhau bằng các phương tiện điện tử, như Internet, hoặc
trong mạng nội bộ.
Giai đoạn 2- Tương tác:
Trong giai đoạn thứ hai, sự tương tác giữa chính phủ với công dân và doanh
nghiệp (G2C và G2B) được thông qua nhiều ứng dụng khác nhau. Người dân,
doanh nghiệp có thể trao đổi qua thư điện tử, sử dụng các công cụ tra cứu, tải xuống
các biểu mẫu và tài liệu. Các tương tác này giúp tiết kiệm thời gian. Thực tế, việc
tiếp nhận đơn từ có thể thực hiện trực tuyến 24 giờ trong ngày. Thông thường,
những động tác này chỉ có thể được thực hiện tại bàn tiếp dân trong giờ hành chính.
Về mặt nội bộ (G2G), các tổ chức của chính phủ sử dụng mạng LAN, intranet và
thư điện tử để liên lạc và trao đổi dữ liệu. Rõ ràng giai đoạn này chỉ có thể thực hiện
được khi đã thực hiện cải cách hành chính (với cơ chế một cửa điện tử, cơ chế một
cửa liên thông điện tử theo tinh thần Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22 tháng
6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ).
Giai đoạn 3 - Giao dịch:
Với giai đoạn thứ ba, tính phức tạp của công nghệ có tăng lên, nhưng giá trị
của khách hàng (trong G2C và G2B) cũng tăng. Các giao dịch hoàn chỉnh có thể
thực hiện mà không cần đi đến cơ quan hành chính. Có thể lấy ví dụ về các dịch vụ
trực tuyến như: Đăng ký thuế thu nhập, đăng ký thuế tài sản, gia hạn/cấp mới giấy
17