Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đường ven hồ tây đoạn từ vườn hoa lý tự trọng đến đình trích sài, thành phố hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 38 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
------------------------------------------

ĐẶNG VIỆT HỒNG

QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TUYẾN ĐƯỜNG
VEN HỒ TÂY - ĐOẠN TỪ VƯỜN HOA LÝ TỰ TRỌNG
ĐẾN ĐÌNH TRÍCH SÀI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
------------------------------------------

ĐẶNG VIỆT HỒNG
KHÓA: 2013 - 2015

QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TUYẾN ĐƯỜNG
VEN HỒ TÂY - ĐOẠN TỪ VƯỜN HOA LÝ TỰ TRỌNG
ĐẾN ĐÌNH TRÍCH SÀI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06


LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS.TRƯƠNG VĂN QUẢNG

Hà Nội – 2015


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Kiến trúc Hà Nội,
Khoa Sau đại học trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã giúp tôi có kiến thức và hoàn
thành tốt Luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn khoa học
TS.Trương Văn Quảng đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện và
hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo của khoa sau đại học, các thầy cô
giáo trong trường đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu
trong suốt thời gian học tập và làm Luận văn tốt nghiệp tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã động viên giúp
đỡ tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt Luận văn tốt nghiệp này.
Dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện song do thời gian và khả năng thực
hiện có hạn nên Luận văn sẽ không tránh khỏi những hạn chế và sai sót, tôi rất
mong nhận được nhiều sự góp ý của các thầy cô và các bạn để những giải pháp,
kiến nghị, đề xuất trong Luận văn có thể áp dụng ngoài thực tiễn đạt kết quả cao.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đặng Việt Hồng


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập
của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có
nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đặng Việt Hồng


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các hình ảnh minh họa
Danh mục các hình vẽ sơ đồ

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Lý do chọn đề tài .......................................................................................................1
Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................2
Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................3
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................3
Cấu trúc luận văn ......................................................................................................6

NỘI DUNG....................................................................................................... 8
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KIẾN TRÚC
CẢNH QUAN TUYẾN ĐƯỜNG VEN HỒ TÂY – ĐOẠN TỪ VƯỜN
HOA LÝ TỰ TRỌNG ĐẾN ĐÌNH TRÍCH SÀI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 8
1.1 Khái quát quá trình hình thành Kiến trúc cảnh quan Hồ Tây và khu vực
nghiên cứu ..................................................................................................................8

1.1.1 Khái quát quá trình hình thành Kiến trúc cảnh quan Hồ Tây ............................8
1.1.2 Kiến trúc cảnh quan khu vực nghiên cứu.........................................................11
1.2 Thực trạng Kiến trúc cảnh quan địa bàn nghiên cứu ...................................13
1.2.1 Thực trạng về công trình kiến trúc, cây xanh và mặt nước..............................13
1.2.2 Hiện trạng về dân cư, lao động và sử dụng đất ................................................21


1.2.3 Thực trạng về hạ tầng kỹ thuật và tiện ích đô thị liên quan .............................23
1.3 Thực trạng công tác lập Quy hoạch và quản lý Kiến trúc cảnh quan khu
vực nghiên cứu .........................................................................................................28
1.3.1 Thực trạng công tác lập Quy hoạch và Thiết kế đô thị trên địa bàn ................28
1.3.2 Thực trạng công tác quản lý kiến trúc cảnh quan ............................................30
1.4 Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý kiến trúc cảnh quan khu
vực nghiên cứu .........................................................................................................37
1.5 Những nghiên cứu liên quan ............................................................................38
1.6 Các vấn đề tồn tại cần nghiên cứu ...................................................................40
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
TUYẾN ĐƯỜNG VEN HỒ TÂY – ĐOẠN TỪ VƯỜN HOA LÝ TỰ TRỌNG
ĐẾN ĐÌNH TRÍCH SÀI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ...............................................41
2.1 Cơ sở lý luận ......................................................................................................41
2.1.1 Cơ sở lý luận về tổ chức và quản lý Kiến trúc cảnh quan đô thị .....................41
2.1.2 Cơ sở lý luận về công tác bảo tồn, phát huy giá trị DTLS-VH đô thị .............49
2.1.3 Cơ sở lý luận về quản lý Kiến trúc cảnh quan đô thị tuyến đường [Nghị định
38]..............................................................................................................................50
2.1.4 Cơ sở lý luận về quản lý Kiến trúc cảnh quan đô thị có sự tham gia của cộng
đồng ...........................................................................................................................51
2.2 Cơ sở pháp lý .....................................................................................................52
2.2.1 Hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước ......................................................52
2.2.2 Các văn bản pháp lý của địa phương ...............................................................56
2.3 Các yếu tố tác động đến công tác quản lý Kiến trúc cảnh quan ...................56

2.3.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................................56
2.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................................57
2.3.3 Các giá trị Kiến trúc cảnh quan Hồ Tây và khu vực nghiên cứu trong cấu trúc
đô thị Hà Nội .............................................................................................................58


2.3.4 Định hướng Quy hoạch Kiến trúc cảnh quan khu vực nghiên cứu ..................62
2.3.5 Khoa học - công nghệ ......................................................................................63
2.4 Bài học kinh nghiệm trong nước và trên thế giới..........................................64
2.4.1 Kinh nghiệm trong nước ..................................................................................64
2.4.2 Kinh nghiệm trên thế giới ................................................................................64

CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH
QUAN TUYẾN ĐƯỜNG VEN HỒ TÂY – ĐOẠN TỪ VƯỜN HOA LÝ
TỰ TRỌNG ĐẾN ĐÌNH TRÍCH SÀI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI .............. 67
3.1 Quan điểm và nguyên tắc .................................................................................67
3.1.1 Quan điểm ........................................................................................................67
3.1.2 Nguyên tắc .......................................................................................................68
3.2 Giải pháp quản lý Kiến trúc cảnh quan truyến đường ven Hồ Tây – đoạn
từ vườn hoa Lý Tự Trọng đến đình Trích Sài......................................................68
3.2.1 Giải pháp quản lý theo phân vùng Kiến trúc cảnh quan ..................................68
3.2.2 Giải pháp quản lý các chỉ tiêu về quy hoạch....................................................75
3.2.3 Giải pháp quản lý các yếu tố đặc trưng Văn hóa lịch sử, cảnh quan môi trường
...................................................................................................................................76
3.2.4 Giải pháp quản lý các công trình kiến trúc nhà ở, vườn hoa, công viên, cây
xanh ...........................................................................................................................79
3.2.5 Giải pháp quản lý hạ tầng kỹ thuật liên quan ...................................................85
3.2.6 Giải pháp quản lý các hoạt động có nguy cơ tác động đến Kiến trúc cảnh quan
tuyến đường ven Hồ Tây ...........................................................................................88
3.2.7 Giải pháp quản lý thông qua công cụ GIS .......................................................91

3.3 Giải pháp tổ chức bộ máy quản lý và cơ chế chính sách ...............................91
3.3.1 Tổ chức bộ máy ................................................................................................91
3.3.2 Cơ chế chính sách ............................................................................................97
3.4 Giải pháp về nguồn vốn ....................................................................................97


3.4.1 Vốn Ngân sách nhà nước .................................................................................97
3.4.2 Vốn Xã hội hóa ................................................................................................98
3.5 Giải pháp quản lý có sự tham gia của cộng đồng ...........................................99

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 100
KẾT LUẬN .............................................................................................................100
KIẾN NGHỊ ............................................................................................................102

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
ANTT
BQL
DTLS-VH
KTCQ
QHCHN2030

Cụm từ viết tắt
An ninh trật tự
Ban quản lý
Di tích lịch sử - văn hóa

Kiến trúc cảnh quan
Quy hoạch chung xây dựng Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn
đến năm 2050

QHPK

Quy hoạch phân khu

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC HÌNH ẢNH MINH HỌA
Số hiệu hình
Hình 0.1
Hình 1.1

Tên hình
Sơ đồ vị trí tuyến đường nghiên cứu
Bản đồ vị trí Hồ Tây thời vua Lê Thánh Tông – vẽ lại từ bản đồ
Hồng Đức

Hình 1.2

Các công trình ven Hồ Tây thời kỳ phong kiến

Hình 1.3

Bản đồ vị trí Hồ Tây năm 1891


Hình 1.4

Bản đồ vị trí Hồ Tây năm 1986

Hình 1.5

Tuyến đường bao quanh bờ Hồ Tây

Hình 1.6

Quang cảnh các làng nghề truyền thống khu vực Hồ Tây xưa

Hình 1.7

Trường Bưởi ngày nay (Trường PTTH Chu Văn An)

Hình 1.8
Hình 1.9
Hình 1.10

Diện tích xây dựng tăng nhanh, không gian xanh tự nhiên dần
biến mất
Nhà lô phố san sát với nhiều kiểu dáng, màu sắc, chất liệu
Trước cửa chùa Sài (Tĩnh Lâu tự) là không gian sinh hoạt cộng
đồng rất được người dân khu vực xung quanh yêu thích

Hình 1.11

Sơ đồ vị trí phân đoạn hiện trạng cây xanh


Hình 1.12

Hệ thống cây bóng mát phát triển kém

Hình 1.13

Chất lượng cây tầng thấp kém

Hình 1.14

Hàng cây Bàng, Sanh cổ thụ trước cổng đình Trích Sài và cây
trong khuôn viên trường PTTH Chu Văn An

Hình 1.15

Hoạt động du thuyền gây ô nhiễm cho mặt nước Hồ Tây

Hình 1.16

Hệ thống giao thông nhánh của tuyến đường nghiên cứu

Hình 1.17

Sân đình Trích Sài và gầm cầu vượt Hoàng Hoa Thám được tận
dụng làm chỗ gửi xe qua đêm


Hình 1.18


Hình 1.19

Nút giao Văn Cao với đường Ven hồ chưa thi công xong được tận
dùng làm vị trí tập kết rác và hoạt động vớt rác trên hồ
Hoạt động kinh doanh tự phát lấn chiếm vỉa hè, vườn hoa, sân
chơi diễn ra cả ngày lẫn đêm

Hình 2.1

Chùa Trấn Quốc

Hình 2.2

Chùa Võng Thị trong lễ hội Phật Đản

Hình 2.3

Hội chùa Võng Thị

Hình 3.1

Sơ đồ vị trị khu vực 1

Hình 3.2

Sơ đồ vị trị khu vực 2

Hình 3.3

Sơ đồ vị trị khu vực 3

Sơ đồ chỉ tiêu sử dụng đất khu quy hoạch của khu vực nghiên cứu

Hình 3.4

(ô 06, 09 thuộc QHPK đô thị khu vực Hồ Tây và phụ cận (A6), tỷ
lệ 1/2000)

Hình 3.5
Hình 3.6
Hình 3.7

Vật liệu trang trí tấm UCO – chống nóng và lấy ánh sáng cho
công trình kiến trúc
Vật liệu trang trí gỗ nhân tạo
Một số hình ảnh minh họa cây trồng giàn đường phố và hình thức
bảo vệ cây trồng


DANH MỤC CÁC HÌNH VỄ SƠ ĐỒ
Số hiệu sơ đồ

Tên sơ đồ

Sơ đồ 1.1

Sơ đồ phân công công tác quản lý KTCQ tại khu vực nghiên cứu

Sơ đồ 2.1

Nội dung công tác quản lý KTCQ


Sơ đồ 3.1

Trình tự các bước thiết lập cơ sở dữ liệu trong quản lý cây xanh

Sơ đồ 3.2

Sơ đồ tổ chức bộ máy BQL Hồ Tây


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số hiệu bảng,

Tên bảng, biểu

biểu
Bảng 1.1

Bảng 1.2

Bảng 1.3

Đánh giá hiện trạng tầng cao các công trình kiến trúc tại các
phường Thụy Khuê và phường Bưởi
Đánh giá hiện trạng cây đường phố và vườn hoa
Thống kê dân số 3 năm gần đây phường Thụy Khuê và phưởng
Bưởi

Bảng 3.1


Phân công trách nhiệm đối với từng bộ phận quản lý

Bảng 3.2

Phân loại trình độ của lực lượng quản lý BQL Hồ Tây


1

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Khu vực Hồ Tây có ranh giới hành chính thuộc 8 phường của quận Tây Hồ,
với diện tích mặt nước tự nhiên lên tới 500ha, từ trước tới nay luôn được xem là
một không gian đặc sắc của Hà Nội bởi những yếu tố như cảnh quan tự nhiên đẹp –
rộng lớn, các giá trị truyền thống và di tích lịch sử - văn hóa (DTLS-VH) được bồi
đắp gìn giữ qua hàng ngàn năm, cùng với nhiều tiềm năng kinh tế đóng góp vào sự
phồn vinh của đô thị [18].
Hiện nay, Hồ Tây đang là một trong những khu vực có tốc độ đô thị hóa và
hoạt động khai thác kinh tế nóng nhất của Hà Nội; cụ thể là xuất hiện ngày càng
nhiều những công trình xây dựng có quy mô lớn nhỏ khác nhau, mật độ dân cư tập
trung cao, hình thức kinh tế tư nhân nhỏ và vừa ngày càng nở rộ. Các hoạt động này
đã và đang làm thay đổi mạnh mẽ cấu trúc không gian, hình ảnh và mỹ quan đô thị
của cả khu vực và đặc biệt ở vị trí giáp với mặt nước - trong đó biểu hiện rõ nhất ở
lĩnh vực Kiến trúc cảnh quan (KTCQ) đô thị. Bên cạnh hình ảnh của một đô thị hiện
đại và tiện ích là hình ảnh của sự quá tải về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đô thị;
bao gồm: sự không thống nhất, thiếu bản sắc của hoạt động xây dựng công trình, sự
thiếu trật tự của hoạt động kinh doanh tư nhân, tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi
trường, thiếu không gian xanh tự nhiên, cùng với việc vai trò của các DTLS-VH bị
lu mờ trong cấu trúc đô thị.
Qua các dẫn chứng đã trình bày, cho thấy công tác quản lý đô thị của khu vực

Hồ Tây rất cần đẩy mạnh hơn nữa, đảm bảo tổ chức hợp lý và đủ năng lực chuyên
môn để điều phối các hoạt động nói trên một cách hợp lý [40]. Có như vậy, sự phát
triển của khu vực Hồ Tây mới đảm bảo được tính bền vững và đồng thời có thể trở
thành động lực phát triển kinh tế cho Thủ đô Hà Nội theo đúng định hướng đặt ra ở
Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2050 (QHCHN 2030) [10].


2

Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn mang lại của công tác
quản lý đô thị nói chung và quản lý KTCQ nói riêng tại khu vực Hồ Tây, Luận văn
được hình thành với mong muốn sẽ bước đầu đáp ứng các yêu cầu cấp thiết cho sự
phát triển đô thị tại đây. Cụ thể đề tài: “Quản lý Kiến trúc cảnh quan tuyến đường
ven Hồ Tây – đoạn từ vườn hoa Lý Tự Trọng đến đình Trích Sài, thành phố Hà
Nội” nghiên cứu về công tác quản lý KTCQ của 01 khu vực xác định trong tổng
thể Hồ Tây – là khu vực tập hợp đầy đủ các vấn đề KTCQ đặc trưng mà khu vực
Hồ Tây đang gặp phải, như mật đô dân cư cao được tổ chức theo hình thức làng
xóm truyền thống, tập trung nhiều DTLS-VH, có hoạt động xây dựng công trình,
tình hình giao thông và kinh doanh phức tạp.

Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả KTCQ tuyến đường ven
Hồ Tây - đoạn từ vườn hoa Lý Tự Trọng đến đình Trích Sài, thành phố Hà Nội theo
quy định trong Quy hoạch; nhằm bảo vệ, khai thác và phát huy các tiềm năng sẵn có
cho chiến lược phát triển kinh tế của khu vực đô thị Hồ Tây.
- Góp phần xây dựng cơ sở lý luận trong công tác Quản lý đô thị và công tác
Quản lý KTCQ tuyến đường đô thị.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý KTCQ tuyến đường ven Hồ Tây –
đoạn từ vườn hoa Lý Tự Trọng đến đình Trích Sài, thành phố Hà Nội.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Tuyến đường từ vườn hoa Lý Tự Trọng đến đình Trích Sài (trải dài từ phía
Nam sang phía Tây Hồ Tây) gồm hai đoạn đường: đường Ven hồ Thụy Khuê và
đường Trích Sài thuộc phường Thụy Khuê và phường Bưởi, quận Tây Hồ, thành
phố Hà Nội, có chiều dài 3.9km.


3

- Giới hạn bởi các trục đường Lạc Long Quân, đường Thanh Niên và đường
Thuỵ Khuê.
- Ranh giới xác định: tính từ tim đường sang bên sang hai bên đường từ 50m
đến 100m

Hình 0.1- Sơ đồ vị trí tuyến đường nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin: Tập hợp nghiên cứu tài liệu, điều tra khảo
sát thực địa, phân tích đối chiếu, so sánh, phỏng vấn, xử lý tình huống, phương pháp
điều tra về cộng đồng xã hội.
- Phương pháp phân tích, suy luận: Bằng các kiến thức đã học, thực tế công
tác và lý luận logic để nghiên cứu vấn đề.
- Phương pháp tiếp cận: Tiếp cận logic, phân tích và tổng hợp, so sánh đối
chiếu, định tính và định lượng, tiếp cận hệ thống.
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia và cộng đồng.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
* Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần xây dựng phương pháp
luận quản lý KTCQ của đô thị trong quá trình đô thị hóa.



4

* Ý nghĩa thực tiễn: Áp dụng có hiệu quả các giải pháp quản lý được đề xuất
đối với công tác quản lý KTCQ đô thị tuyến đường ven Hồ Tây – đoạn từ vườn hoa
Lý Tự Trọng đến đình Trích Sài, thành phố Hà Nội.
Một số khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong luận văn
1. Đô thị hóa là hình thức chuyển đổi của các điểm dân cư một cách toàn diện
về mặt kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường xây dựng. Đây là hiện tượng nhập cư
vào đô thị làm cho đô thị tăng lên về số lượng và mở rộng không gian đô thị [1].
2. Cơ chế và Chính sách:
- Cơ chế về mặt pháp lý và chính thống thì không có khái niệm “cơ chế”. Tuy
nhiên, ở tài liệu khác có khái niệm “cơ chế là cách thức mà theo đó một quá trình
được thực hiện” [32]. Như vậy, khi nói đến trách nhiệm quản lý của bộ, ngành và
của người đứng đầu bộ, ngành là nói đến cách thức mà theo đó việc quản lý, điều
hành của bộ, ngành đó, của người đứng đầu thực hiện việc quản lý, điều hành, là
mối quan hệ, điều phối, phối hợp giữa các bộ, ngành liên quan, giữa bộ, ngành đó
với Chính phủ và các cơ quan công quyền cũng như với người dân.
- Chính sách là một quá trình hành động có mục đích mà một cá nhân hoặc
một nhóm theo đuổi một cách kiên định trong việc giải quyết vấn đề [33]. Chính
sách công là một kết hợp phức tạp những sự lựa chọn liên quan lẫn nhau, bao gồm
cả các quyết định không hành động, do các cơ quan Nhà nước hay các quan chức
Nhà nước đề ra [36].
3. Kiến trúc cảnh quan là hoạt động định hướng của con người tác động vào
môi trường nhân tạo để làm cân bằng mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố thiên
nhiên và nhân tạo, tạo nên sự tổng hòa giữa chúng. Đô thị hóa phát triển kéo theo sự
gia tăng đất xây dựng, đẩy dần thiên nhiên xa rời con người, gây nên sự rối loạn
sinh thái, ô nhiễm môi trường. Bởi vậy, KTCQ nghiên cứu tổng thể từ phạm vi vùng
miền đến giới hạn nhỏ hẹp của môi trường bao quanh con người có lợi cho sự sống,

phù hợp với sinh thái phát triển (eco-development) mang lại mối quan hệ tổng hòa
giữa thiên nhiên – con người – kiến trúc [19].


5

4. Quản lý Kiến trúc cảnh quan đô thị:
- Kiến trúc đô thị là tổ hợp các vật thể trong đô thị, bao gồm các công trình
kiến trúc, kỹ thuật, nghệ thuật, quảng cáo mà sự tồn tại, hình ảnh, kiểu dáng của
chúng chi phối hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị [19].
- Cảnh quan đô thị là không gian cụ thể có nhiều hướng quan sát ở trong đô thị
như không gian trước tổ hợp kiến trúc, quảng trường, đường phố, hè, đường đi bộ,
công viên, thảm thực vật, vườn cây, vườn hoa, gò đất, triền đất tự nhiên, mặt hồ,
mặt sông, kênh, rạch trong đô thị và không gian sử dụng chung thuộc đô thị [19].
- Quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị là một trong những nội dung của công tác
quản lý quy hoạch xây dựng đô thị góp phần tạo lập hình ảnh cấu trúc không gian
đô thị, kết hợp hài hòa giữa các thành phần thiên nhiên và nhân tạo của kiến trúc
cảnh quan nhằm xác lập trật tự đô thị và nâng cao chất lượng sống đô thị [14].
5. Quy định quản lý quy hoạch và kiến trúc đô thị gồm những quy định
quản lý không gian cho tổng thể đô thị và những quy định về cảnh quan, kiến trúc
đô thị cho các khu vực đô thị, đường phố và tuyến phố trong đô thị do Ủy ban nhân
dân các cấp ban hành theo yêu cầu quản lý [14].
6. Quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đường là toàn bộ các hoạt động quản
lý nhằm tạo lập các không gian công cộng, cảnh quan tuyến phố hài hòa và nâng cao
chất lượng môi trường đô thị; các công trình đảm bảo khoảng lùi theo quy định,
chiều cao công trình, khối đế công trình, mái nhà, chiều cao và độ vươn của ô văng
tầng 1, các phân vị đứng, ngang, độ đặc rỗng, bố trí cửa sổ, cửa đi về phía mặt phố
đảm bảo tính liên tục, hài hòa cho kiến trúc toàn tuyến [21].
7. Không gian mặt hồ là khoảng không gian phía trên mặt nước hồ có chiều
cao liên quan đến phạm vi quản lý quy hoạch xây dựng, giao thông, dịch vụ vui chơi

giải trí, du lịch và các hoạt động thể thao trên hồ [20].
8. Bảo tồn di sản đô thị:
- Di sản đô thị là những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của quá trình hình
thành và phát triển đô thị [23].


6

- Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật
quốc gia thuộc công trình, địa điểm có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học [23].
9. Cộng đồng là một hình thức đặc thù của tổ chức xã hội nhằm tập hợp sức
mạnh vật chất và trí tuệ của con người để cùng bảo vệ, tồn tại, phát triển vì những
mục tiêu và lợi ích chung, nhằm không ngừng hoàn thiện, nâng cao đời sống của
bản thân gắn với môi trường xã hội ngày càng tiến bộ [12].

Cấu trúc luận văn
Luận văn bao gồm 3 phần: Mở đầu, Nội dung, Kết luận & Kiến nghị. Chi tiết
là các tiểu mục theo quy định của Nhà trường với 3 chương của phần Nội dung như
sau:


7

Lý do chọn đề tài

MỞ ĐẦU

Mục đích nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Một số khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong luận văn

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Cấu trúc luận văn

CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KIẾN
TRÚC CẢNH QUAN TUYẾN ĐƯỜNG VEN HỒ TÂY –
ĐOẠN TỪ VƯỜN HOA LÝ TỰ TRỌNG ĐẾN ĐÌNH
TRÍCH SÀI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ KIẾN TRÚC
CẢNH QUAN TUYẾN ĐƯỜNG VEN HỒ TÂY – ĐOẠN TỪ
VƯỜN HOA LÝ TỰ TRỌNG ĐẾN ĐÌNH TRÍCH SÀI, THÀNH
PHỐ HÀ NỘI
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KIẾN TRÚC
CẢNH QUAN TUYẾN ĐƯỜNG VEN HỒ TÂY – ĐOẠN TỪ
VƯỜN HOA LÝ TỰ TRỌNG ĐẾN ĐÌNH TRÍCH SÀI, THÀNH
PHỐ HÀ NỘI

KẾT LUẬN

KIẾN NGHỊ


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện

– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


100

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Sau quá trình nghiên cứu hiện trạng và các giải pháp phục vụ cho công tác
quản lý KTCQ đô thị tại tuyến đường ven Hồ Tây – đoạn từ vườn hoa Lý Tự Trọng
tới đình Trích Sài, thành phố Hà Nội, có thể rút ra những kết luận cụ thể như sau:
- Công tác quản lý KTCQ đô thị đã được quan tâm và chú trọng đối với đoạn
đường nghiên cứu nói riêng và tuyến đường ven Hồ Tây nói chung, qua việc: thành
lập Ban quản lý riêng để quản lý (chưa có khu vực đô thị thuộc Nhà nước nào ở HN
có hình thức quản lý như khu vực nghiên cứu) – tạo nên tính chuyên sâu về vai trò
người quản lý, cũng như về trách nhiệm chuyên môn; ban hành Quy định về quản lý
Hồ Tây; triển khai QHPK đô thị khu vực Hồ Tây và phụ cận (A6), tỷ lệ 1/2000.
- Công tác quản lý đã dần cải thiện cảnh quan công cộng nói chung tại khu
vực nghiên cứu so với 06 năm trước đây (khi chưa có các chính sách và kế hoạch
hành động nêu trên). Các cải thiện cảnh quan rõ rệt chủ yếu nằm ở mảng công cộng:
cây xanh – khuôn viên vườn hoa, cảnh quan ven bờ kè Hồ, vệ sinh môi trường và
trật tự hè phố với các hình thức kinh doanh dịch vụ tư nhân, giao thông khá thuận
tiện.
- Tuy nhiên, công tác quản lý đô thị tại khu vực nghiên cứu vẫn tồn tại những
bất cập như sau và cần khắc phục sớm:
+ Lực lượng tham gia trong Ban quản lý Hồ Tây còn mỏng và yếu về năng

lực, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý trên một phạm vi rộng với tính
chất phức tạp và quan trọng như Hồ Tây.
+ Sự mâu thuẫn trong việc phân công trách nhiệm công tác quản lý kiến trúc
công trình của những công trình xây dựng nằm sát mép đường ven hồ - có tác động
trực tiếp tới cảnh quan chung, giữa Ban quản lý Hồ Tây và Phòng quản lý đô thị của
quận Tây Hồ.


101

+ Công tác quản lý phải đối mặt với nhu cầu ngày càng nóng về nơi ở, hoạt
động kinh tế, sử dụng tiện ích đô thị của người dân, cùng với các hệ quả vấn đề xã
hội đi theo. Bên cạnh đó, việc tập trung dân cư mật độ cao, ra đời nhiều hoạt động
kinh tế nhỏ tư nhân ngay trên tuyến đường đang chưa có biện pháp lâu dài hạn chế.
Công tác quản lý tại khu vực nghiên cứu hiện đang theo hướng xử lý tình huống,
chưa tạo được tính chủ động và định hướng.
Qua những kết luận về công tác quản lý KTCQ đô thị tại khu vực nghiên
cứu, có thể rút ra một số kết luận mang tính lý thuyết về công tác quản lý đô thị nói
chung trong phạm vi Việt Nam. Cụ thể như sau:
- Trong công tác quản lý đô thị, lấy gốc là các quy định luật pháp và các quy
hoạch chuyên ngành, luôn cần một bộ máy quản lý được tổ chức hợp lý có trình độ
chuyên môn cao để có thể nắm bắt và xử lý kịp thời các xu hướng thay đổi của tình
hình xã hội; đồng thời, xây dựng được kế hoạch định hướng phát triển cho khu vực
qua các thời điểm khác nhau.
- Sự tương tác hiệu quả giữa các đơn vị quản lý trực tiếp với nhau trong việc
quản lý đô thị tại một khu vực xác đinh luôn đóng vai trò quan trọng làm nên sự
phát triển bền vững và đúng đắn cho khu vực đó.
- Mỗi khu vực đô thị đều có những tính chất và đặc thù riêng về nhiều mặt
KTCQ, KTXH và điều kiện tự nhiên, do đó, công tác quản lý đô thị nói chung và
công tác quản lý KTCQ nói riêng, cần có những nghiên cứu chi tiết cho từng khu

vực để có giải pháp quản lý phù hợp.


102

KIẾN NGHỊ
Qua những kết luận nêu trên, một số kiến nghị xin được đưa ra nhằm giúp
cho công tác quản lý KTCQ đô thị tại khu vực nghiên cứu đạt thêm nhiều kết quả
tốt trong thực tế.
1. Thành phố Hà Nội cần sớm hoàn thiện QHPK đô thị khu vực Hồ Tây và
phụ cận (A6) và triển khai QHCT đối với từng khu vực của Hồ Tây nhằm giúp cho
các nhà quản lý đô thị tại khu vực có thể xây dựng kế hoạch quản lý dài hạn và chi
tiết tạo sự phát triển bền vững cho khu vực.
2. Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng Hà Nội, UBND thành phố Hà Nội kết hợp với
các ban ngành liên quan, các chuyên gia liên quan cần sớm ban hành các quy chuẩn,
tiêu chuẩn, hướng dẫn về thiết kế, nghiệm thu, các chỉ đãn kỹ thuật đồng bộ cho
việc quy hoach, quản lý các hạng mục có trong nội dung KTCQ (công trình xây
dựng, giao thông, cây xanh – vườn hoa – công viên, vệ sinh môi trường….)
3. Cần nâng cao hơn nữa vai trò cộng đồng dân cư trong công tác quản lý
KTCQ đô thị tại khu vực; đặc biệt đối với nhóm dân cư có hoạt động kinh tế tư
nhân và nhóm dân cư sở hữu công trình kiến trúc nhà ở trên tuyến đường.
4. Cần chú trọng nhiều hơn đến các hệ thống hạ tầng tiện ích liên quan như:
không gian sinh hoạt cộng đồng, vườn hoa – công viên, bãi đỗ xe, vệ sinh môi
trường mặt nước.
5. Tập trung giao trách nhiệm quản lý về một bộ phận xác đinh trong nội
dung quản lý KTCQ tại khu vực và thiết lập cơ quan giám sát độc lập; hạn chế công
tác quản lý chồng chéo thiếu hiệu quả.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. GS.TS. KTS Nguyễn Thế Bá (2007), Lý luận và thực tiễn quy hoạch xây
dựng đô thị ở trên Thế giới và Việt Nam, Dự án nâng cao năng lực quy hoạch
và quản lý môi trường đô thị.
2. PGS.TS. Nguyễn Chí Bền (2005), Bảo tồn di sản văn hóa vật thể Thăng
Long – Hà Nội, Những vấn đề phương pháp luận, Tạp chí Di sản Văn hóa số
4(13)
3. Chính phủ (1995), Về việc thành lập quận Tây Hồ thành phố Hà Nội, Nghị
định số 69/CP, ngày 28 tháng 10 năm 1995
4. Chính phủ (2010), Về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị,
Nghị định số 37/2010/NĐ-CP, Hà Nội.
5. Chính phủ (2010), Về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, Nghị
định số 38/2010/NĐ-CP, Hà Nội.
6. Bộ Xây dựng (2010), Hướng dẫn lập Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc
đô thị, Thông tư số 19/2010/TT-BXD, Hà Nội.
7. Bộ Xây dựng (2008), Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam 01:2008/BXD về quy
hoạch xây dựng, Hà Nội.
8. Bộ Xây dựng (2005), Hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị, Thông tư số
20/2005/TT-BXD, Hà Nội.
9. Đồ án Quy hoạch chi tiết quận Tây Hồ tỷ lệ 1/2000 đã được UBND Thành phố
Hà Nội phê duyệt tại quyết định số 47/2001/QĐ-UB, ngày 29/06/2001 (Phần
Quy hoạch sử dụng đất và giao thông); Quyết định số 1581/QĐ-UB, ngày
07/04/2009 (Phần Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật)
10. Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn
đến năm 2050 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại quyết định số
1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011
11. Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Hồ Tây và vùng phụ cân (A6), tỷ lệ 1/2000
đã đựoc UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt tại quyết định số 4177/QĐUBND ngày 08/08/2014



×