BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
NGUYỄN LIÊN MINH
HOÀN THIỆN QUY TRÌNH
THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DD&CN
Hà Nội - 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
NGUYỄN LIÊN MINH
KHÓA: 2013-2015
HOÀN THIỆN QUY TRÌNH
THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình DD&CN
Mã số: 60.58.02.08
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng công trình DD&CN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ ANH DŨNG
Hà Nội - 2015
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và
Khoa Sau đại học đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt chương trình cao
học và bản luận văn tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn khoa học TS. Lê Anh
Dũng đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành bản
luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn các giảng viên của trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
và Khoa Sau đại học đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận văn tốt nghiệp tại Trường.
Xin chân thành cảm ơn Ban kế hoạch và Đầu tư, cơ quan Bảo hiểm xã hội
Việt Nam cùng các đồng nghiệp đã giúp đỡ và cung cấp các tài liệu cần thiết trong
suốt quá trình nghiên cứu luận văn tốt nghiệp của tôi.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, các học viên lớp
CH2013X2 và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành bản luận văn
này./.
Học viên: Nguyễn Liên Minh
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập
của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu Luận văn là trung thực và có
nguồn gốc rõ ràng./.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Liên Minh
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu
Nguyên nghĩa
BHXH
Bảo hiểm xã hội
BHYT
Bảo hiểm y tế
BCĐT
Báo cáo đầu tư
CNTT
Công nghệ thông tin
CTCC
Công trình công cộng
DAĐT
Dự án đầu tư
ĐTXD
Đầu tư xây dựng
KHĐT
Kế hoạch và đầu tư
KT - XH
Kinh tế - xã hội
QLDA
Quản lý dự án
TP
Thành phố
TW
Trung ương
UBND
Uỷ ban nhân dân
XDCB
Xây dựng cơ bản
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng
Trang
Bảng 1.1. Số lượng dự án thực hiện giai đoạn 2012-2014
8
Bảng 1.2. Thời gian quy định thẩm định dự án
17
Bảng 2.1. Nội dung thẩm định dự án đầu tư phân theo nhóm yếu tố
nhóm
64
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Tên sơ đồ, biểu đồ
Trang
Hình 1.1. Sơ đồ thực hiện dự án đầu tư
12
Hình 1.2. Sơ đồ quy trình thẩm định dự án tại Bảo hiểm xã hội Việt
13
Nam
Hình 1.3. cơ cấu tổ chức thẩm định tại Ban QLDA-CTCC
39
sở Xây dựng Bắc Ninh
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức thẩm định dự án đầu tư
71
Hình 2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định
74
dự án đầu tư.
Hình 3.1. Sơ đồ quy trình lập, thẩm định và phê duyệt chủ
97
trương đầu tư dự án tại BHXH Việt Nam
Hình 3.2. Sơ đồ hoàn thiện quy trình thẩm định dự án tại BHXH
Việt Nam
100
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các sơ đồ, biểu đồ
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Lý do chọn đề tài: .................................................................................................... 1
Mục đích nghiên cứu: .............................................................................................. 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:........................................................................... 3
Phương pháp nghiên cứu: ........................................................................................ 3
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:................................................................. 3
Cấu trúc luận văn..................................................................................................... 4
NỘI DUNG ............................................................................................................ 5
Chương 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM. ......................................... 5
1.1. Tổng quan về quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Bảo hiểm xã hội Việt
Nam ........................................................................................................................ 5
1.1.1. Giới thiệu về Ban Kế hoạch và Đầu tư Bảo hiểm xã hội Việt Nam..............................5
1.1.2. Các quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng của Ngành ...........................................7
1.1.3. Tình hình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình ..............................................8
1.1.4. Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng của ngành Bảo hiểm xã hội.................. 11
1.2. Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng tại Bảo hiểm xã
hội Việt Nam .........................................................................................................12
1.2.1. Quy trình tiếp nhận hồ sơ và thẩm định dự án đầu tư của Bảo hiểm xã hội Việt
Nam ...................................................................................................................................................................... 12
1.2.2. Nội dung thẩm định dự án đầu tư xây dựng....................................................................... 15
1.2.3. Thời gian thẩm định dự án đầu tư xây dựng ...................................................................... 17
1.2.4. Phương pháp thẩm định dự án đầu tư xây dựng............................................................... 17
1.3. Đánh giá công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng tại Bảo hiểm xã hội
Việt Nam ...............................................................................................................18
1.3.1. Những kết quả đạt được ........................................................................................................... 18
1.3.2. Những tồn tại, hạn chế trong công tác thẩm định............................................................. 21
1.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế ............................................................................ 30
1.4. Đánh giá chung về công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng tại Bảo
hiểm xã hội Việt Nam ...........................................................................................37
1.5. Giới thiệu quy trình thẩm định dự án đầu tư tại ban Quản lý dự án
Công trình công cộng - Sở Xây dựng Bắc Ninh ..................................................38
1.5.1. Tổ chức công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng tại Ban QLDA-CTCC........... 38
1.5.2. Quy trình thẩm định một dự án đầu tư xây dựng ............................................................ 40
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG. ..................................................................................................................44
2.1. Dự án đầu tư xây dựng .............................................................................44
2.1.1. Khái niệm dự án đầu tư xây dựng ........................................................................................ 44
2.1.2. Vai trò của đầu tư xây dựng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội .............................. 45
2.1.3. Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng................................................................................... 46
2.1.4. Phân loại dự án và quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng ........................ 46
2.2. Cơ sở pháp lý ............................................................................................49
2.2.1. Các văn bản Luật, Nghị định, Thông tư hướng dẫn ........................................................ 49
2.2.2. Các văn bản liên quan đến công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của ngành
Bảo hiểm xã hội ............................................................................................................................................... .. 50
2.2.3. Những tác động của một số Luật và Quyết định của Chính phủ đến công tác thẩm
định dự án đầu tư xây dựng công trình ....................................................................................................... 50
2.3. Cơ sở khoa học .........................................................................................60
2.3.1. Khái quát chung và mục đích thẩm định dự án đầu tư xây dựng ................................ 60
2.3.2. Vai trò và ý nghĩa của thẩm định dự án đầu tư xây dựng ............................................. 61
2.3.3. Yêu cầu của thẩm định dự án đầu tư xây dựng ................................................................. 62
2.3.4. Nội dung thẩm định dự án đầu tư xây dựng....................................................................... 63
2.3.5. Phương pháp thẩm định dự án đầu tư xây dựng............................................................... 65
2.3.6. Thông tin phục vụ công tác thẩm định dự án..................................................................... 69
2.3.7. Quy trình thực hiện thẩm định dự án.................................................................................... 70
2.3.8. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư xây dựng công
trình ...................................................................................................................................................................... 72
2.4. Đánh giá chung .........................................................................................76
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH
THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT
NAM ....................................................................................................................77
3.1. Cơ sở để đưa ra các giải pháp ..................................................................77
3.1.1. Quy hoạch xây dựng trụ sở làm việc của ngành Bảo hiểm xã hội đến năm 2020,
tầm nhìn năm 2030. .......................................................................................................................................... 77
3.1.2. Quan điểm về thẩm định dự án đầu tư xây dựng ............................................................. 81
3.1.3. Mục tiêu......................................................................................................................................... 84
3.2.4. Định hướng công tác thẩm định dự án đầu tư ................................................................... 84
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quy trình thẩm định dự án đầu tư xây
dựng tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam .....................................................................84
3.2.1. Giải pháp về thu nhập và xử lý thông tin. ........................................................................... 84
3.2.2. Giải pháp về phương pháp thẩm định dự án đầu tư......................................................... 86
3.2.3. Về căn cứ và phương tiện thẩm định.................................................................................... 88
3.2.4. Giải pháp hoàn thiện về nội dung thẩm định dự án đầu tư ............................................ 89
3.2.5. Hoàn thiện về cơ chế, chính sách .......................................................................................... 92
3.2.6. Giải pháp hoàn thiện về tổ chức thẩm định ........................................................................ 93
3.2.7. Quy trình thẩm định và phê duyệt chủ trương đầu tư dự án ......................................... 96
3.2.8. Hoàn thiện quy trình thẩm định dự án đầu tư xây dựng................................................. 99
3.2.9. Các giải pháp khác ................................................................................................................... 103
KẾT LUẬN .........................................................................................................106
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................
PHỤ LỤC.................................................................................................................
1
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Thực hiện cải cách trong lĩnh vực Bảo hiểm xã hội, từ năm 1995 Bảo hiểm
xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ đã được thành lập theo Nghị định số
19/CP ngày 16/02/1995 của Chính phủ, trên cơ sở thống nhất các tổ chức Bảo hiểm
xã hội ở Trung ương và địa phương thuộc hệ thống Lao động - Thương binh và Xã
hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Từ khi thành lập đến nay, cùng với việc kiện toàn, củng cố tổ chức bộ máy;
đào tạo nhân lực nhằm hoàn thành nhiệm vụ chính trị được Chính phủ giao, ngành
Bảo hiểm xã hội đã triển khai đầu tư cơ sở vật chất cho trong toàn ngành, trong đó
có đầu tư xây dựng cơ bản.
Hiện nay nhu cầu đầu tư xây dựng là rất lớn, nhưng trên thực tế, quá trình
quản lý, chất lượng và hiệu quả quản lý các dự án đầu tư xây dựng là rất hạn chế và
gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là công tác thẩm định các dự án đầu tư xây dựng. Tình
trạng đó có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là do sự
chưa hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý, quy trình quản lý chưa chặt chẽ, tính
chuyên nghiệp hoá chưa cao và chất lượng đội ngũ cán bộ trong công tác quản lý
các dự án xây dựng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của việc quản lý đầu tư và xây dựng
là thực hiện tốt công tác chuẩn bị đầu tư, trong đó có việc lập, thẩm định và phê
duyệt dự án đầu tư. Lập dự án là công việc đầu tiên có ý nghĩa rất quan trọng trong
giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Hồ sơ dự án hợp lệ và đảm bảo yêu cầu chất lượng là cơ
sở để thẩm định và ra quyết định đầu tư. Đây là những công việc được tiến hành
trong giai đoạn đầu của chu trình dự án nhằm hình thành dự án.
Để thực hiện được tốt và hiệu quả nhiệm vụ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất
của ngành Bảo hiểm xã hội thì công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng có vai trò
hết sức quan trọng giúp lãnh đạo Ngành ra những quyết định đầu tư hợp lý, hiệu
quả.
2
Là một chuyên viên của Ban Kế hoạch và Đầu tư, tham mưu cho lãnh đạo
ngành Bảo hiểm xã hội trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, mặc dù thời gian
công tác chưa lâu nhưng tác giả cũng đã nắm bắt được mô hình quản lý các dự án
đầu tư xây dựng của Ngành nói chung và quy trình thẩm định một dự án đầu tư xây
dựng công trình nói riêng. Qua thực tế công tác, tác giả nhận thấy, mặc dù Ban
KHĐT đã xây dựng quy trình thẩm định dự án đầu tư của Ngành nhưng quy trình
này còn nhiều hạn chế cần khắc phục, bổ sung và hoàn thiện. Đặc biệt là thiếu chặt
chẽ trong việc kết nối giữa các đơn vị liên quan thực hiện dự án, công tác tổ chức,
phân công nhân sự tại phòng Thẩm định dự án chưa thật hợp lý dẫn đến thời gian
thẩm định dự án kéo dài, gây ra nhiều khó khăn cho chủ đầu tư trong việc triển khai
các bước tiếp theo dẫn đến làm giảm hiệu quả đầu tư các dự án.
Mặt khác, trong thời gian gần đây Quốc hội đã thông qua một số luật mới
liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng như: Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng, Luật
đầu tư công, ... đồng thời Chính phủ và các bộ, ngành cũng đã ban hành các quy
định mới về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản có tác động không nhỏ đến công tác
quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nói chung và của ngành Bảo hiểm xã hội
nói riêng. Do đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu về công tác thẩm định các thủ tục triển
khai dự án đầu tư xây dựng công trình trên phương diện khoa học và các quy định
mới nhằm hoàn thiện hơn công tác thẩm định, tham mưu cho cấp quyết định đầu tư
của ngành Bảo hiểm xã hội nên tác giả chọn đề tài: “Hoàn thiện Quy trình thẩm
định dự án đầu tư xây dựng tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam” để nghiên cứu với
mong muốn xây dựng một quy trình thẩm định các thủ tục triển khai dự án đầu tư
xây dựng đầy đủ, hoàn chỉnh, phù hợp với các quy định của pháp luật và mục tiêu
đầu tư, phát triển của ngành Bảo hiểm xã hội.
Mục đích nghiên cứu:
- Phân tích những tồn tại, bất cập của công tác thẩm định dự án đầu tư xây
dựng công trình và những nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quy trình thẩm định dự
án đầu tư xây dựng tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
3
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu:
Các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn phân bổ hằng năm
của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu:
Quy trình thẩm định dự án của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nghiên cứu theo đối tượng và phạm vi nghiên cứu như
đã chọn, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
- Phân tích hệ thống: kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn liên quan
đến chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp thống kê kết hợp với khảo sát thực tế.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp chuyên gia, tham khảo các công trình nghiên cứu khoa học đã
có kết hợp với kinh nghiệm của bản thân.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Ý nghĩa khoa học:
Hệ thống hoá và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quy trình thực hiện, tác
nghiệp đáp ứng nâng cao chất lượng công tác quản lý các dự án xây dựng cơ bản ở
Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Làm rõ, đưa ra các đặc điểm của công tác quản lý dự án nói chung và công
tác thẩm định dự án nói riêng, những nhân tố ảnh hưởng, các điều kiện để thẩm định
các dự án đầu tư xây dựng công trình tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, làm rõ sự cần thiết phải thiết kế quy
trình, hoàn thiện công tác tác nghiệp nhằm mục tiêu kiểm soát, hoạch định và quản
lý các dự án đầu tư Công trình xây dựng trong điều kiện chính sách đầu tư hiện nay
và định hướng phát triển mô hình hoạt động của hệ thống Quản lý các dự án xây
dựng cơ bản tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
4
- Cơ sở thực tiễn:
Phân tích và đánh giá thực trạng Quy thẩm định dự án đầu tư xây dựng công
trình tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam từ bối cảnh của công tác hoạch định, thẩm định,
tổ chức thực hiện, quy trình tác nghiệp giữa các bộ phận chức năng, đảm bảo nội
dung, phương pháp và các quy định pháp luật. Đưa ra những tồn tại trong công tác
thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công trình tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam và
nguyên nhân của những tồn tại đó.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn: luận văn đề xuất một số giải pháp trực tiếp
đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các đơn vị liên quan từ hoàn thiện về nhận
thức đến tổ chức áp dụng thực hiện, nội dung, phương pháp, quy trình để công tác
thẩm định dự án đầu tư xây dựng của ngành Bảo hiểm xã hội hoàn thiện hơn và phù
hợp với các quy định của pháp luật.
Cấu trúc luận văn
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG: gồm 03 chương:
Chương 1: Thực trạng công tác thẩm định các dự án đầu tư xây dựng tại Bảo
hiểm xã hội Việt Nam.
Chương 2: Cơ sở lý luận về thẩm định dự án đầu tư xây dựng.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện Quy trình thẩm định dự án đầu
tư xây dựng tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
106
KẾT LUẬN
Trong những năm qua tại BHXH Việt Nam, công tác thẩm định dự án đầu tư
đã có nhiều cố gắng trên mọi phương diện như hoàn thiện văn bản quy định, đào tạo
đội ngũ cán bộ chuyên môn cũng như hoàn thiện về hệ thống tổ chức thẩm định dự
án. Công tác thẩm định đã đóng góp tích cực vào việc lựa chọn và ra quyết định đầu
tư của Ngành, góp phần từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất, hệ thống trụ sở làm
việc của hệ thống BHXH.
Tuy vậy, thực tế hiện nay khối lượng các dự án được đầu tư trong hệ thống
ngày càng lớn, chất lượng công tác quản lý dự án đòi hỏi ngày càng cao, thêm vào
đó việc Nhà nước thời gian qua đã ban hành mới các bộ luật và văn bản quy phạm
pháp luật liên quan đến lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản theo hướng tăng cường
hơn nữa công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Do đó, công tác
thẩm định dự án đầu tư tại BHXH Việt Nam còn bộc lộ một số thiếu sót cần phải
được tiếp tục hoàn thiện để nâng cao chất lượng các hoạt động trong lĩnh vực này.
Với những kết quả đạt được thông qua thực hiện đề tài “Hoàn thiện quy
trình thẩm định dự án đầu tư xây dựng tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam” luận văn
đã có những đóng góp chủ yếu sau đây:
(1) Trên cơ sở hệ thống hoá những quan niệm về thẩm định dự án đầu tư do
các tổ chức và các nhà nghiên cứu đưa ra, luận văn đã xây dựng khái niệm khoa
học, làm rõ bản chất, vai trò của công tác thẩm định dự án đầu tư để ra quyết định
đầu tư. Luận văn đã phân tích, làm rõ sự cần thiết phải tiến hành thẩm định dự án
đầu tư, mục tiêu, yêu cầu và nội dung thẩm định dự án đầu tư.
(2) Luận án trình bày có cơ sở khoa học những vấn đề lý luận cơ bản về công
tác thẩm định dự án đầu tư tại BHXH Việt Nam trong điều kiện hiện nay. Luận án
đã làm rõ những nhân tố ảnh hưởng cũng như các điều kiện để thẩm định dự án đầu
tư có chất lượng. Đây là những căn cứ quan trọng để đánh giá thực trạng và đề xuất
các giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng tại BHXH Việt
Nam.
(3) Qua phân tích, đánh giá thực trạng công tác thẩm định dự án đầu luận văn
đã đưa ra những tồn tại trong công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng tại BHXH
Việt Nam thời gian qua, đó là: Căn cứ để thực hiện công tác thẩm định còn chưa
107
đầy đủ và thiếu đồng bộ; sự phối hợp trong tổ chức thẩm định dự án chưa hợp lý,
hiệu quả; Trình độ của đội ngũ cán bộ và phương tiện thẩm định chưa đáp ứng yêu
cầu; Vai trò của công tác kiểm soát chất lượng thẩm định còn yếu kém; Nội dung
thẩm định chưa đầy đủ, còn nhiều điểm bất cập; Phương pháp thẩm định còn đơn
giản, truyền thống; Thời gian thẩm định còn kéo dài.
(4) Luận văn đã tập trung phân tích nguyên nhân của những hạn chế trong
công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng, bao gồm: Cơ chế quản lý và các chính
sách có liên quan; Sự phối hợp trong tổ chức thực hiện thẩm định dự án; Quy định
thời gian giải quyết hồ sơ; Đội ngũ cán bộ thẩm định dự án, Thu thập và xử lý thông
tin cùng một số nguyên nhân khác.
(5) Trên cơ sở lý luận khoa học về công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng
tại BHXH Việt Nam cùng với những phân tích, đánh giá thực trạng, luận văn đã đề
xuất những giải pháp hoàn thiện quy trình thẩm định dự án đầu tư trong thời gian
tới.
(6) Những giải pháp hoàn thiện quy trình thẩm định dự án đầu tư xây dựng
tại BHXH Việt Nam với nội dung chủ yếu sau:
- Giải pháp về thu thập và xử lý thông tin: Thiết lập hệ thống thông tin và
đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời cho công tác thẩm định
Tăng cường đầu tư đổi mới hệ thống trang thiết bị, thông tin liên lạc theo hướng
hiện đại, áp dụng những kỹ thuật phân tích, tính toán mới để truy cập, xử lý thông
tin kịp thời, chính xác và có hiệu quả, đưa các chương trình phần mềm tin học ứng
dụng vào phương pháp thẩm định để nâng cao chất lượng của các kết quả thẩm
định.
- Giải pháp về phương pháp thẩm định dự án: theo hướng lựa chọn các
phương pháp thẩm định phù hợp với từng nội dung. Sử dụng các phương pháp cần
đưa ra những phân tích, đánh giá định lượng. Tăng cường việc áp dụng các phương
pháp hiện đại như dự báo, phân tích rủi ro để nâng cao tính chuẩn xác của các kết
quả.
- Về căn cứ và phương tiện thẩm định: Kiện toàn hệ thống văn bản quy định
của Ngành trong lĩnh vực xây dựng cơ bản; Cập nhật và phổ biến cho cán bộ thực
108
hiện những thay đổi về cơ chế chính sách có liên quan, về hệ thống các tiêu chuẩn
định mức, các quy định của nhà nước trong từng nội dung của dự án.
- Giải pháp hoàn thiện về nội dung thẩm định dự án theo hướng thẩm định
đầy đủ và kỹ lưỡng trên tất cả các nội dung, đặc biệt đối với những nội dung có tính
rủi ro lớn, phương thức tổ chức quản lý thực hiện dự án, đảm bảo phù hợp với
những quy định mới ban hành của Nhà nước.
- Hoàn thiện về tổ chức thẩm định dự án đầu tư trên cơ sở tăng cường sự
phối hợp giữa các đơn vị liên quan; tổ chức lại Phòng thẩm định dự án; cải tiến
quy trình tổ chức thẩm định dự án; nâng cao vai trò của kiểm soát chất lượng
thẩm định; nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ thẩm định; kiện toàn
và củng cố lại hệ thống thông tin.
- Các giải pháp khác có liên quan như nâng cao chất lượng công tác lập dự
án, tăng cường mối liên hệ với các tổ chức bên ngoài như tổ chức tư vấn, các cơ
quan quản lý nhà nước theo chức năng, chính quyền địa phương.
Trên đây là những kết quả nghiên cứu đạt được của luận văn. Những ý kiến
đề xuất trong luận văn chỉ là những đóng góp nhỏ trong các biện pháp tổng thể
nhằm hoàn thiện quy trình thẩm định dự án đầu tư xây dựng. Do còn những hạn chế
về thời gian thực hiện, về trình độ nhận thức, hiểu biết thực tiễn nên chắc chắn luận
văn còn nhiều thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những đóng góp của các thầy,
cô giáo, các nhà khoa học để có cơ hội hoàn thiện hơn kiến thức của mình.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới TS. Lê Anh Dũng,
người đã trực tiếp hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn, tới các thầy cô, đồng
nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2013), Quyết định số 26/QĐ-BHXH ngày 08/01/2013
của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định về quản lý và thực hiện dự
án đầu tư xây dựng công trình trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Hà Nội.
2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2014), Ban Kế hoạch và Đầu tư, Báo cáo tổng kết
công tác năm 2014 và phương hướng nhiệm vụ năm 2015, Hà Nội.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Vụ Thẩm định và giám sát đầu tư (2003), Chuyên đề Lập
và thẩm định dự án đầu tư, Hà Nội.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2014), Tài liệu Hội nghị ngành Kế hoạch và Đầu tư,
tháng 8/2014, Hà Nội.
5. Chính phủ (2004), Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 về
Quản lý chất lượng Công trình xây dựng.
6. Chính phủ (2007), Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2007 về
quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
7. Chính phủ (2009), Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 2 năm 2009 về
Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
8. Chính phủ (2009), Nghị định số : 83/2009/NĐ-CP 15 tháng 10 năm 2009 về sửa
đổi, bổ sung một số điều nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009
của chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
9. Chính phủ (2009), Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày ngày 14 tháng 12 năm
2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
10. Chính phủ (2013), Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013
của Chính phủ về việc quản lý chất lượng công trình xây dựng.
11. Chính phủ (2014), Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày ngày 26 tháng 06 năm
2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đấu thầu về lựa
chọn nhà thầu.
12. Chính phủ (2014), Nghị định 05/NĐ-CP ngày 17/01/2014, Quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.
13. Lê Anh Dũng (2015), Lập kế hoạch và quản lý dự án đầu tư xây dựng, sách
chuyên khảo, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
14. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội.
15. Nguyễn Thị Đoan (2010), Hoàn thiện công tác thẩm định dự án xây dựng tại
Ban QLDA-CTCC Sở xây dựng Bắc Ninh, Chuyên đề tốt nghiệp, Đại học Kinh tế
quốc dân, Hà Nội.
16. Đinh Thế Hiển (2002), Lập và thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư, Nxb
Thống Kê, Hà Nội.
17. Lưu Thị Hương (2004), Thẩm định tài chính dự án, Nxb Tài Chính, Hà Nội.
18. Trần Thị Mai Hương (2007), Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư
thuộc các tổng công ty xây dựng trong điều kiện phân cấp quản lý đầu tư hiện nay,
Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
19. Trần Thị Mai Hương (2003), ”Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư”,
Tạp chí Xây dựng.
20. Đinh văn Khiêm, Nguyễn Văn Các, Đỗ Tất Lượng, Trần Văn Mùi (2009), Giáo
trình kinh tế xây dựng, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
21. Nguyễn Bạch Nguyệt (2000), Lập và Quản lý dự án đầu tư, Nxb Thống kê, Hà
Nội.
22. Nguyễn Bạch Nguyệt, Từ Quang Phương (2002), Kinh tế đầu tư, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
23. Từ Quang Phương (2005), Quản lý dự án đầu tư, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
24. Quốc hội (2003), Luật Xây dựng , Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội.
25. Quốc hội (2005), Luật Đầu tư , Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội.
26. Quốc hội (2005), Luật Nhà ở ngày 29 tháng 11, năm 2005.
27. Quốc hội (2013), Luật Đất đai năm 2013.
28. Quốc hội (2013), Luật Đấu thầu năm 2013.
29. Quốc hội (2014), Luật Xây dựng (sửa đổi).
30. Quốc hội (2014), Luật Đầu tư công.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC I: Ví dụ báo cáo thẩm định dự án đầu tư xây dựng.
I. Thông tin chính của dự án:
1. Tên dự án: Trụ sở Bảo hiểm xã hội tỉnh Khánh Hòa.
2. Chủ đầu tư: Bảo hiểm xã hội tỉnh Khánh Hòa.
3. Địa điểm xây dựng: Thành phố Nha Trang - tỉnh Khánh Hòa.
4. Diện tích sử dụng đất: 1.231 m2.
II. Căn cứ pháp lý của hồ sơ trình thẩm định phê duyệt:
1. Tổ chức tư vấn lập dự án đầu tư: Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế A.
2. Chủ nhiệm lập dự án đầu tư: KTS. Tạ Quang B.
3. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng: Quy chuẩn tiêu chuẩn hiện hành của
Việt Nam.
4. Hồ sơ dự án trình thẩm định:
- Tờ trình số 20/TTr-BHXH ngày 22/10/2014 của Bảo hiểm xã hội tỉnh
Khánh Hòa về việc thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình trụ sở Bảo hiểm xã
hội tỉnh Khánh Hòa;
- Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Thiết kế cơ sở công trình, gồm thuyết minh và các bản vẽ thiết kế cơ sở;
- Các hồ sơ liên quan theo quy định.
5. Các văn bản pháp lý liên quan:
- Quyết định số: 359/QĐ-BHXH ngày 11/02/2010 của Tổng giám đốc Bảo
hiểm xã hội Việt Nam, về việc: Phân cấp và uỷ quyền trong quản lý đầu tư xây
dựng công trình của ngành Bảo hiểm xã hội;
- Quyết định số: 26/QĐ-BHXH ngày 18/01/2014 của Tổng giám đốc Bảo
hiểm xã hội Việt Nam, về quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình trong
hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Quyết định số: 319/QĐ-BHXH ngày 28/03/2012 của Tổng giám đốc Bảo
hiểm xã hội Việt Nam, về ban hành thiết kế mẫu mạng nội bộ, mạng diện rộng của
BHXH cấp tỉnh và BHXH cấp huyện ngành Bảo hiểm xã hội;
- Quyết định số 445/QĐ-BHXH ngày 11/05/2012 của Tổng giám đốc Bảo
hiểm xã hội Việt Nam, về việc: Phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Bảo
hiểm xã hội giai đoạn 2011 - 2020;
- Văn bản số 7876/BTC-QLCS ngày 13/06/2012 của Bộ Tài chính (phụ lục
kèm theo) về việc: Thỏa thuận diện tích đặc thù phục vụ công tác của ngành Bảo
hiểm xã hội;
- Văn bản số: /BHXH-KHTC ngày / /2013 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam,
về việc chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng trụ sở BHXH tỉnh Khánh Hòa;
- Quyết định số: 798/QĐ-BHXH ngày 18/7/2014 của Tổng giám đốc Bảo
hiểm xã hội Việt Nam về việc phê duyệt danh mục dự án đầu tư ngành BHXH năm
2015;
- Quyết định số: 798/QĐ-UBND ngày 03/4/2014 của UBND tỉnh Khánh Hòa
về việc thu hồi và giao nhà đất số 05 Huỳnh Thúc Kháng;
- Văn bản số: 2296/SXD-KTQH ngày 03/10/2014 của Sở Xây dựng tỉnh
Khánh Hòa thống nhất các chỉ tiêu kiến trúc quy hoạch cho công trình Trụ sở Bảo
hiểm xã hội tỉnh Khánh Hòa;
- Các quy định hiện hành của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về Quản lý
dự án đầu tư Xây dựng công trình.
III. Tóm tắt những nội dung chính của dự án:
1. Mục tiêu đầu tư xây dựng: Đầu tư xây mới trụ sở để đáp ứng được yêu cầu
làm việc của một trụ sở cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.
2. Nội dung và quy mô đầu tư xây dựng chủ yếu:
- Xây mới nhà làm việc 13 tầng (11 tầng làm việc+1 tầng trệt+1 tầng áp mái)
với tổng diện tích sàn 6.684m2, nhà khung kết cấu bê tông cốt thép toàn khối, móng
cọc, tường bao che xây gạch, nền lát gạch Granite nhân tạo; hệ thống vách kính, cửa
đi cửa sổ sử dụng cửa nhựa lõi thép; hệ thống cấp điện, nước, chống mối; hệ thống
PCCC; hệ thống điều hòa bán trung tâm; thang máy; hạng mục mạng máy tính và
trang thiết bị văn phòng hoàn chỉnh đồng bộ.
- Hạ tầng và các hạng mục phụ trợ bao gồm: Nhà thường trực; sân, bồn hoa;
cổng, tường rào; trạm biến áp, máy phát điện dự phòng; điện chiếu sáng ngoài nhà;
thoát nước ngoài nhà; bể nước ngầm, bể PCCC, bể phốt.
3. Phương án xây dựng (thiết kế cơ sở) gồm các nội dung:
a) Quy hoạch tổng mặt bằng:
Căn cứ vị trí và diện tích khu đất xây dựng; căn cứ quy mô công trình; hệ
thống giao thông và sự liên hệ của công trình với các công trình lân cận giải pháp
thiết kế tổng mặt bằng như sau:
- Lấy nhà làm việc là công trình chính và tuyến đường đô thị phía trước khu
đất làm cơ sở và định hướng để phát triển mặt bằng tổng thể theo chiều sâu.
- Nhà làm việc: Kích thước lựa chọn 15,8m x 32,0m được bố trí mặt đứng
chính quay về hướng Tây Nam.Khoảng lùi Cách chỉ giới đường đỏ 11m (Tính từ
bậc sảnh).
- Khoảng sân trước, bên và sau Nhà làm việc được đổ bê tông, có bố trí bồn
hoa cây cảnh và trồng cây bóng mát.
- Diện tích đất còn lại được bố trí chủ yếu là đất cây xanh nhằm tạo không
gian xanh cho tổng thể khu vực và điều hoà, cải thiện vi khí hậu môi trường cho
CBVC làm việc trong Trụ sở.
- Công trình xây dựng tuân thủ theo quy định về chỉ giới xây dựng; khoảng
lùi, tầng cao và màu sắc bề mặt.
- Cây xanh bồn hoa được bố trí tập trung và phân tán, xen kẽ trong công
trình, kết hợp với cây xanh của đường phố tạo nên cảnh quan và cải thiện môi
trường đô thị.
b) Nhà làm việc.
Hình thức kiến trúc:
Căn cứ nhu cầu và định hướng phát triển của ngành BHXH, xu thế chung về
sử dụng không gian của các Trụ sở, Văn phòng làm việc hiện đại, đủ diện tích làm
việc cho cán bộ viên chức của BHXH tỉnh Khánh Hòa và các đối tượng đến giao
dịch, làm việc đồng thời hài hoà với kiến trúc của các công trình lân cận, giải pháp
kiến trúc công trình nhà làm việc được lựa chọn như sau:
Hình thức kiến trúc được lựa chọn là kiến trúc cách tân, gồm các thức cột
điển hình cho kiến trúc công sở truyền thống. Công trình được thiết kế mặt đứng đối
xứng qua khối sảnh, có nghiên cứu chi tiết cho phù hợp với điều kiện khí hậu và
cảnh quan kiến trúc, quy hoạc chung của thành phố Nha Trang, phù hợp với quy mô
và chức năng các công trình cấp tỉnh của ngành Bảo hiểm xã hội.
Công trình được thiết kế 11 tầng làm việc + 01 tầng trệt. Phần đế: Trệt tầng
1, tầng 2 được xử lý ốp đá Granít tự nhiên thành khối tạo cảm giác khối đế được
nâng cao, bề thế. Các tầng trên được sơn bằng sơn chống kiềm chuyên sử dụng cho
các vùng có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, màu sắc được phối hài hoà với màu sắc
khối đế, vật liệu sử dụng cho các diện của và vật liệu lợp mái tạo cho công trình
thành một thể thống nhất.
Bố cục mặt bằng và quy mô diện tích Nhà làm việc:
- Sảnh chính được bố trí ở khu vực trung tâm gồm bậc sảnh cho người đi bộ
và mái đón.
- Giao thông ngang trong nhà được thiết kế là hành lang giữa, chiều rộng 2,4
m (Trục - Trục) đảm bảo rộng rãi, đi lại thuận tiện và đảm bảo an toàn và các quy
định hiện hành về thoát người, khi có sự cố cháy nổ đồng thời có tác dụng lấy sáng
và thông gió cho toàn bộ các phòng làm việc trên tầng.
- Giao thông đứng bằng 02 thang máy tải trọng nâng 700kg 12 điểm dừng,
phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế nhà cao tầng, đồng thời đem lại sự tiện nghi và hữu
dụng cho công trình. Ngoài thang máy, nhà làm việc còn được bố trí 01 thang bộ, vị
trí ngay tại khu vực sảnh (sát thang máy) và 01 thang bộ có chức năng thoát hiểm ở
cuối hành lang.
- Các phòng làm việc được bố cục chặt chẽ, thiết kế rộng, thông thoáng theo
dây chuyền công năng của ngành BHXH (có tham khảo ý kiến của BHXH tỉnh
Khánh Hòa).
- Diện tích các phòng làm việc và không gian chức năng được thiết kế có số
liệu được thống kê cụ thể trong bảng sau:
Bảng chỉ tiêu Kiến trúc - Kỹ thuật hạng mục Nhà làm việc
1
Diện tích xây dựng
554,00
m2
2
Tổng diện tích sàn
6.060,00
m2
3
Tổng diện tích sàn làm việc
5.050,00
m2
Tổng diện tích làm việc
2.245,30
m2
100,80
m2
1.372,20
m2
Diện tích để xe tại tầng trệt + tầng 1
697,40
m2
Diện tích đặc thù của Ngành
218,50
m2
Diện tích hội nghị, hội trường
224,00
m2
Diện tích cầu thang
565,20
m2
Diện tích kết cầu và hộp kỹ thuật
636,60
m2
Diện tích công cộng và kỹ thuật
Diện tích phụ trợ và phục vụ
4
Số tầng cao
Chiều cao công trình
12
Tầng
43,500
m
Tầng trệt
3,000
m
Tầng 1
3,000
m
Tầng 2
3,600
m
Tầng 3 đến tầng 10
3,400
m
Tầng 11
4,300
m
Tum thang
2,400
m
Vật liệu thiết kế và sử dụng trong công trình:
Cùng với việc bố cục hình khối và không gian kiến trúc thì vật liệu hoàn
thiện cũng góp một phần rất quan trọng tạo nên hiệu quả kiến trúc và công năng sử