BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
TRẦN XUÂN TIẾP
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Chuyên ngành: LL&PPDH bộ môn Địa lý
Mã số: 62.14.01.11
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2017
Công trình được hoàn thành tại:
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Nguyễn Đức Vũ
2. PGS.TS Trần Đức Tuấn
Phản biện 1 : GS.TS Nguyễn Viết Thịnh
Trường ĐHSP Hà Nội
Phản biện 2 : PGS.TS Nguyễn Thị Tuyết Nga
Viện KHGD Việt Nam
Phản biện 3 : PGS.TS Dƣơng Quỳnh Phƣơng
Trường ĐHSP - Đại học Thái Nguyên
Luận án sẽ đƣợc bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp trƣờng
họp tại Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội
Vào hồi… .…giờ….ngày….tháng..…năm 2017
Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thư viện quốc gia Việt Nam
Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, việc đổi mới mục tiêu, phương pháp, nội dung và hình thức tổ
chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực (NL) và phẩm chất cho
học sinh (HS) là những nhiệm vụ quan trọng cần được thực hiện trong nhà
trường phổ thông.
Trong quá trình dạy học Địa lí việc tăng cường tổ chức cho HS thực
hiện các hoạt động ngoài giờ lên lớp (HĐNGLL) và các hoạt động trải
nghiệm là một trong những nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện. Các hoạt
động dạy học Địa lí trong nhà trường cần đáp ứng được các yêu cầu giúp
HS được chủ động, trực tiếp tham thực hiện các hoạt động học tập, tạo thói
quen tự học thường xuyên và tự học suốt đời.
Hiện nay tổ chức các HĐNGLL trong dạy học Địa lí 12 ở các trường
Trung học phổ thông (THPT) còn nhiều hạn chế. Trong số các nguyên
nhân cơ bản của tình hình trên phải kể đến các nguyên nhân như: Nhiều
giáo viên (GV) thiếu kiến thức và kỹ năng (KN) về tổ chức các HĐNGLL
và các hoạt động trải nghiệm trong quá trình dạy học Địa lí. Đa số HS
chưa quen học tập theo các hình thức học tập trải nghiệm, KN thực hiện
các HĐNGLL của HS còn nhiều hạn chế. Mặt khác, do chương trình môn
Địa lí hiện hành được xây dựng theo hướng tiếp cận nội dung nên thời
gian dành cho các HĐNGLL và các hoạt động trải nghiệm rất ít. Về mặt lí
luận chưa có các nghiên cứu cụ thể về tổ chức HĐNGLL trong dạy học
Địa lí 12 theo định hướng phát triển NL.
Xuất phát từ những lí do trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Tổ chức
hoạt động ngoài giờ lên lớp trong dạy học Địa lý 12 Trung học phổ
thông theo định hướng phát triển năng lực” để nghiên cứu.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
21. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được cách thức tổ chức HĐNGLL trong dạy học Địa lí lớp
12 nhằm đổi mới mục tiêu, nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức
HĐNGLL trong dạy học Địa lí 12 ở các trường THPT theo hướng phát
triển cho HS các NL chung và NL chuyên biệt môn Địa lí; góp phần nâng
cao chất lượng dạy học Địa lí trong nhà trường phổ thông.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, luận án tập trung
giải quyết các nhiệm vụ cơ bản:
- Nghiên cứu và xác lập cơ sở lí luận của việc tổ chức HĐNGLL trong
dạy học Địa lí 12 THPT theo định hướng phát triển NL.
2
- Khảo sát và đánh giá thực trạng và điều kiện của việc tổ chức
HĐNGLL trong dạy học Địa lí 12 THPT theo định hướng phát triển NL.
- Xác lập cách thức tổ chức HĐNGLL trong dạy học Địa lí 12 THPT
theo định hướng phát triển NL bao gồm các nhiệm vụ:
+ Xác định mục tiêu tổ chức HĐNGLL trong dạy học Địa lí 12 THPT
theo định hướng phát triển NL.
+ Xác lập các nguyên tắc tổ chức HĐNGLL trong dạy học Địa lí 12
THPT theo định hướng phát triển NL.
+ Xác lập quan điểm và quy trình trong tổ chức các HĐNGLL trong
dạy học Địa lí 12 THPT theo định hướng phát triển NL.
+ Thiết kế và tổ chức 4 HĐNGLL tiêu biểu trong dạy học Địa lí 12
theo định hướng phát triển NL.
- Tiến hành thực nghiệm (TN) sư phạm để chứng tỏ tính khả thi của tổ
chức HĐNGLL trong dạy học Địa lí lớp 12 THPT theo định hướng phát
triển NL.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Cách thức tổ chức HĐNGLL trong dạy học Địa lí 12 THPT theo định
hướng phát triển NL.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu tổ chức các HĐNGLL trong nội dung chương trình môn
Địa lí lớp 12 THPT chương trình chuẩn.
- Địa bàn tập trung nghiên cứu tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai, Tây Ninh và Tp. Hồ Chí Minh.
4. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
4.1. Các nghiên cứu về tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp trong các
nhà trường trên thế giới và Việt Nam
Các nghiên cứu đã đưa ra nhiều về khái niệm khác nhau về tổ chức
HĐNGLL trong nhà trường phổ thông dựa trên các cơ sở như: Ví trí, vai
trò, hình thức và đặc điểm của tổ chức HĐNGLL trong nhà trường phổ
thông. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đưa ra khái niệm đầy đủ về tổ
chức HĐNGLL trong nhà trường thể hiện rõ được đầy đủ vị trí, vai trò,
mục tiêu, nội dung, đặc trưng của tổ chức HĐNGLL theo định hướng phát
triển NL.
- Các nghiên cứu xác định vai trò của tổ chức HĐNGLL đối với việc
giáo dục học sinh trong nhà trường như sau: Các nghiên cứu đều thống
nhất tổ chức HĐNGLL có tầm quan trọng như: HĐNGLL là con đường
gắn lí thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành
3
động của HS, hình thành phát triển các phẩm chất nhân cách cho HS.
- Các nghiên cứu về tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp đối với việc
hình thành và phát triển các NL cho HS có những điểm chung như sau: Tổ
chức các HĐNGLL trong nhà trường luôn được xem là một hoạt động giáo
dục quan trọng để hình thành và phát triển cho HS các NL cần thiết. Xu
hướng phát triển Giáo dục của thế kỉ 21 đã đặt ra cho Giáo dục các quốc
gia trên thế giới nhiều thách thức đòi hỏi giáo dục không chỉ được thực
hiện trên lớp mà hướng tới việc giúp HS tự học thường xuyên và tự học
suốt đời.
- Các nghiên cứu xác định hình thức tổ chức của HĐNGLL trong nhà
trường như sau: Ở Xin-ga-po nội dung HĐNGLL được thực hiện trong 4
nhóm sau: Nhóm câu lạc bộ, nhóm nghệ thuật, nhóm thể thao và các trò
chơi và các nhóm đồng phục [2]. Ở Trung Quốc được thực hiện 5 hình
thức chính như: Loại hình thao tác thực tế, loại hình sáng tác văn nghệ,
loại hình vui chơi biểu diễn, loại hình nghiên cứu, điều tra, loại hình thảo
luận giao lưu. Ở Ô-xtrây-li-a HĐNGLL được thực hiện trong hai nhóm
hoạt động chính gồm: Hoạt động ngoại khóa và hoạt động ngoài trời [2],…
4.2. Các nghiên cứu về tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp trong dạy
học Địa lí ở các nhà trường trên thế giới và Việt Nam
- Các nghiên cứu đề cập khái niệm tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp
trong dạy học Địa lí như sau: Dựa trên các cơ sở bản chất và đặc điểm, địa
điểm học tập, vị trí, đặc trưng và cách thức tổ chức HĐNGLL dạy học Địa
lí để xác lập khái niệm. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đưa ra khái
niệm một cách đầy đủ về tổ chức HĐNGLL trong dạy học Địa lí theo định
hướng phát triển NL.
- Các nghiên cứu xác định tầm quan trọng của tổ chức HĐNGLL
trong dạy học Địa lí như sau: Tổ chức HĐNGLL trong dạy học Địa lí là
hoạt động trải nghiệm, là một trong 3 trụ cột của quá trình dạy học địa lí
(chủ đề địa lí, vấn đề giảng dạy, giáo dục và các hoạt động trải nghiệm
của HS).
- Các nghiên cứu xác định các hình thức tổ chức HĐNGLL trong dạy
học môn Địa lí tập chung vào các nội dung chính như: Tham quan, câu lạc
bộ địa lí, khảo sát địa phương, hình thức giúp đỡ riêng, tổ chức buổi liên
hoan văn nghệ, đọc kể chuyện địa lí, tổ chức triển lãm địa lí, tổ chức cắm
trại, du lịch,…
4
5. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Quan điểm nghiên cứu
Quan điểm hệ thống, Quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm,
Quan điểm phát triển năng lực học sinh, Quan điểm thực tiễn , Quan điểm
công nghệ dạy học
5.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích và tổng hợp, Phương pháp điều tra, Phương
pháp chuyên gia, Phương pháp quan sát, Phương pháp thực nghiệm,
Phương pháp thống kê toán học.
6. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu xác định được cách thức tổ chức HĐNGLL trong dạy học Địa lí
12 THPT thì sẽ đổi mới được mục tiêu, nội dung, hình thức và phương
pháp tổ chức HĐNGLL trong dạy học Địa lí 12 ở các trường THPT theo
hướng phát triển cho HS các NL chung và NL chuyên biệt môn Địa lí; góp
phần nâng cao chất lượng dạy học Địa lí trong nhà trường phổ thông.
7. Những điểm mới của luận án
- Hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tổ chức
HĐNGLL trong dạy học Địa lí 12 THPT theo định hướng phát triển NL.
- Xác định được mục tiêu và các nguyên tắc của việc tổ chức
HĐNGLL trong dạy học Địa lí 12 THPT theo định hướng phát triển NL.
- Xây dựng được quy trình tổ chức HĐNGLL trong dạy học Địa lí 12
THPT theo định hướng phát triển NL.
- Thiết kế và tổ chức được 04 HĐNGLL trong dạy học Địa lí theo
định hướng phát triển NL.
- Đã kiểm chứng được tính hiệu quả được tính khả thi của việc tổ
chức HĐNGLL trong dạy học Địa lí 12 THPT theo định hướng phát triển
NL qua TN sư phạm.
8. Cấu trúc luận án
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, Nội
dung kết quả nghiên cứu của luận án được thực hiện trong 3 chương.
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tổ chức hoạt động
ngoài giờ lên lớp trong dạy học Địa lí 12 Trung học phổ thông theo
định hƣớng phát triển năng lực.
Chương 2. Cách thức tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp trong
dạy học Địa lí 12 Trung học phổ thông theo định hƣớng phát triển
năng lực.
Chương 3. Thực nghiệm sƣ phạm
5
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT
ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO ĐỊNH HƢỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
1.1. Sự cần thiết phải đổi mới các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong
dạy học địa lí Trung học phổ thông
- Quá trình dạy học dạy học Địa lí trên lớp nhất thiết phải có những
thay đổi căn bản cụ thể như sau: Đổi mới nội dung dạy học Địa lí trên lớp
theo hướng tinh giản, hiện đại, coi trọng thực hành, vận dụng kiến thức địa
lí vào thực tiễn [75]. Đa dạng hóa các hình thức dạy học, chú ý đến công
tác độc lập học tập và tạo điều kiện cho HS được vận dụng các kiến thức địa
lí đã học vào thực tiễn [77]. Sử dụng hiệu quả các phương tiện dạy học,
tăng cường sử dụng các phương tiện CNTT và truyền thông hỗ trợ các hoạt
động học tập Địa lí cho HS.
- Tổ chức HĐNGLL trong dạy học Địa lí cần tập trung vào giải quyết
các vấn đề quan trọng sau: Xác định được vai trò của tổ chức HĐNGLL
trong dạy học Địa lí là môi trường quan trọng để HS thực hiện các hoạt
động trải nghiệm thực tiễn. Mục tiêu các HĐNGLL trong dạy học Địa lí
cần hướng tới việc hình thành NL và giá trị các cần thiết. Nội dung
HĐNGLL môn Địa lí gắn với các vấn đề thực tiễn cuộc sống, các vấn đề
ĐLĐP, các chủ đề giáo dục tích hợp trong chương trình môn Địa lí phổ
thông.
1.2. Quan niệm về tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp trong nhà
trƣờng phổ thông theo định hƣớng phát triển năng lực
1.2.1. Quan niệm về tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường
phổ thông
Tổ chức các HĐNGLL là hoạt động dạy học tiếp nối các hoạt động
dạy học trên lớp, là con đường giúp HS vận dụng các kiến thức đã học vào
thực tiễn, tạo ra sự thống nhất giữa nhận thức và hành động. Tổ chức
HĐNGLL là một trong những hoạt động giáo dục quan trọng trong nhà
trường phổ thông nhằm thực hiện được mục tiêu giáo dục toàn diện HS.
Trong luận án tác giả quan niệm tổ chức các HĐNGLL trong nhà
trường phổ thông như sau: Tổ chức HĐNGLL là một trong hai bộ phận
của quá trình giáo dục trong nhà trường phổ thông. HĐNGLL trong nhà
trường phổ thông là hoạt động Giáo dục trải nghiệm thực tiễn, giúp hình
thành và phát triển cho HS các NL và phẩm chất cần thiết.
6
1.2.2. Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp theo định hướng phát triển
năng lực
- Khái niệm năng lực: Trong luận án tác giả sử dụng định nghĩa về NL
của Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể được Bộ Giáo Dục và
Đào tạo công bố năm 2017, để vận dung và nghiên cứu “Năng lực là thuộc
tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học
tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, KN và
các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành
công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều
kiện cụ thể” [5, tr.32].
- Các NL chung cần hình thành phát triển cho học sinh trong tổ chức
hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường Trung học phổ thông như: NL tự học,
Năng lực giải quyết vấn đề, NL sáng tạo, NL hợp tác, NL học tập, tự học
với sự hỗ trợ của các hệ thống ứng dụng CNTT và truyền thông,…
- Các NL chuyên biệt môn Địa lí cần hình thành phát triển cho học sinh
trong tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp Địa lí như: NL tư duy tổng hợp
theo lãnh thổ, NL học tập tại thực địa, NL sử dụng bản đồ, NL sử dụng số
liệu thống kê, NL sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip,…
1.3. Quan niệm về tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp trong dạy học
địa lí trong trƣờng Trung học phổ thông
1.3.1. Khái niệm tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp trong dạy Địa lí
trong nhà trường phổ thông
Luận án quan niệm về tổ chức HĐNGLL trong dạy học Địa lí theo
định hướng phát triển NL như sau: Tổ chức HĐNGLL trong dạy học Địa lí
là tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động trải nghiệm phục vụ học tập,
tìm hiểu khoa học địa lí NGLL. Tổ chức HĐNGLL trong dạy học Địa lí
giúp HS mở rộng hiểu biết, phân tích, tổng hợp và vận dụng được các kiến
thức địa lí vào thực tiễn; rèn luyện các KN tư duy, KN hành động và các
KN địa lí cần thiết; tạo hứng thú học tập bộ môn, có thái độ tích cực trong
học tập và thể hiện được quan điểm của bản thân về các vấn đề Địa lí
được học.
1.3.2. Mục tiêu tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp trong dạy học Địa lí
Trung học phổ thông
Mục tiêu tổ chức HĐNGLL trong dạy học Địa lí THPT được xác định
trên cơ sở các mục tiêu như: Mục tiêu tổng quát (HS cần đạt được các NL
cần thiết) và mục tiêu cụ thể (HS cần đạt được kiến thức, KN và thái độ
HS cần thiết) trong quá trình tham gia thực hiện từng HĐNGLL Địa lí.
7
1.3.3. Xác định nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp trong dạy học Địa
lí Trung học phổ thông
Xác định nội dung HĐNGLL trong dạy học Địa lí THPT dựa vào các
căn cứ: Các nội dung được quy định trong chương trình môn Địa lí THPT
nhưng yêu cầu HS phải vận dụng kiến thức vào thực tiễn, các nội dung
Giáo dục tích hợp trong chương trình Địa lí THPT, các nội dung kiến thức
Địa lí THPT cần được mở rộng và các nội dung kiến thức liên môn; …
1.3.4. Các hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp trong dạy học Địa lí
Trung học phổ thông
Tổ HĐNGLL trong dạy học Địa lí THPT là tổ chức cho HS thực hiện
các hoạt động trải nghiệm phục vụ học tập, tìm hiểu khoa học Địa lí trong
nhà trường THPT. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, luận án xác định các
hình thức tổ chức HĐNGLL trong trong dạy học môn Địa lí bao gồm một số
hình thức sau: Tổ chức HĐNGLL trong dạy học Địa lí với sự hỗ trợ của
Website, Tổ chức HĐNGLL trong dạy học Địa lí với sự hỗ trợ của mạng xã
hội Facebook, tổ khảo sát điều tra địa phương theo chủ đề, tổ chức tham
quan địa lí, tổ chức câu lạc bộ địa lí, tổ chức HS học tập môn Địa lí ở nhà,…
1.3.5. Các đặc trưng của tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp trong dạy
học Địa lí Trung học phổ thông
Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp trong dạy học môn Địa lí THPT
có các đặc trưng sau: Tổ chức HĐNGLL trong dạy học Địa lí THPT là
hoạt động dạy học rất cần thiết để hình thành và phát triển cho HS các NL
cần thiết. HĐNGLL trong dạy học Địa lí THPT là hoạt động dạy học có
tính tích hợp về kiến thức, KN và nhiệm vụ học tập. HĐNGLL trong dạy
học Địa lí THPT có nhiệm vụ học tập mang tính thực tiễn cao. Học sinh
tham gia HĐNGLL môn Địa lí đòi hỏi tính độc lập, khả năng tự học cao.
1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến vấn đề tổ chức hoạt động ngoài giờ lên
lớp trong dạy học Địa lí 12 Trung học phổ thông
1.4.1. Định hướng và yêu cầu đổi mới mục tiêu chương trình Địa lí 12
Trung học phổ thông
Để thực hiện được các mục tiêu dạy học môn Địa lí lớp 12 theo định
hướng phát triển NL. Đòi hỏi việc thực hiện quá trình dạy học Địa lí lớp
12 THPT trong nhà trường cần có sự đổi mới toàn diện về mục tiêu, nôi
dung, hình thức và phương pháp dạy học. Tăng cường các HĐNGLL và
các hoạt động trải nghiệm thực tiễn. Sắp xếp lại nội dung chương trình,
xây dựng được các chủ đề, chuyên đề học tập gắn với nội dung chương
8
trình Địa lí 12 và ĐLĐP.
1.4.2. Đặc trưng nội dung của chương trình môn Địa lí 12 Trung học phổ
thông
Chương trình môn Địa lí lớp 12 là chương trình được tích hợp nhiều
chủ đề Giáo dục quan trọng như: Giáo dục môi trường, Giáo dục BĐKH,
Giáo dục di sản, Giáo dục hướng nghiệp, Giáo dục tài nguyên môi trường
biển đảo,…Tuy nhiên, thời gian học tập trên lớp có hạn rất khó để GV và
HS có để thực hiện các nhiệm vụ giáo dục này. Vì vậy, các chủ đề Giáo
dục trên cần được thực hiện thông qua các HĐNGLL Địa lí 12
1.4.3. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi và đặc điểm hoạt động học tập của học
sinh lớp 12
Học sinh lứa tuổi THPT, có khả tự chủ cao, HS có thể chủ động thực
hiện được nhiều hoạt động học tập khác nhau kể cả các hoạt động học tập
trên lớp và các HĐNGLL. Do đó, khi tổ chức quá trình dạy học địa lí, GV
phải phát huy được các thế mạnh về mặt tâm lí, đặc điểm hoạt động của
HS lứa tuổi này để thực hiện được mục tiêu giáo dục của môn học.
1.4.4. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến tổ chức hoạt động ngoài giờ lên
lớp trong dạy học Địa lí 12
Trong quá trình tổ chức HĐNGLL trong dạy học Địa lí ngoài các yếu
tố như nội dung, mục tiêu chương trình, đặc điểm tâm lí lứa tuổi và đặc
điểm hoạt động học tập còn có các yếu tố khác cần quan tâm như: Sự quan
tâm của Ban giám hiệu nhà trường, Tổ bộ môn và GV trực tiếp giảng dạy
môn Địa lí của các nhà trường. Các nhà trường cần trang bị các cơ sở vật
chất, dự trù và hỗ trợ kinh phí cho việc tổ chức HĐNGLL trong dạy học
học Địa lí. Các vấn đề như sắp xếp thời gian, kinh phí, cơ sở vật chất…
1.5. Thực trạng tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp trong dạy học Địa
lí 12 ở trƣơng Trung học phổ thông
Qua kết quả khảo sát điều tra về thực trạng tổ chức các HĐNGLL
trong dạy học Địa lí 12 ở các trường THPT, có thể thấy việc tổ chức các
HĐNGLL trong dạy học Địa lí 12 ở các trường THPT còn có những khó
khăn như:
- Đa số GV ít khi hoặc chưa bao giờ tổ chức các HĐNGLL trong dạy
học môn Địa lí lớp 12. Mặt khác, GV gặp nhiều khó khăn trong việc xác
định nội dung, mục tiêu, cách thức tổ chức các HĐNGLL, thiếu tài liệu
hướng dẫn,…
- Việc tổ chức các HĐNGLL trong dạy học Địa lí 12 chủ yếu được
9
thực hiện theo phương pháp truyền thống HS chưa phát huy được tính tích
cực, chủ động và phát triển được các NL cần thiết.
- Các KN học tập của HS còn nhiều hạn chế như: KN tổ chức, KN
hợp tác nhóm, KN thu thập xử lí thông tin, KN KSĐT, KN quan sát, nhận
xét, phân tích tổng hợp, so sánh và KN ứng dụng CNTT,…
- Thời gian học tập địa lí của HS chủ yếu được thực hiện trên lớp,
thời gian dành cho HS thực hiện các hoạt động trải nghiệm còn ít chưa đáp
ứng được yêu cầu của việc đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức
dạy học theo định hướng phát triển NL HS….
CHƢƠNG 2
CÁCH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12 THEO ĐỊNH HƢỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
2.1. Mục tiêu tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp trong dạy học
Địa lí 12 theo đỊnh hƣớng phát triển năng lực
Mục tiêu tổng quát của tổ chức HĐNGLL trong dạy học Địa lí lớp 12
là việc hình thành, phát triển được cho HS các NL chung và các NL
chuyên biệt môn Địa lí:
- Các NL chung: NL giải quyết vấn đề sáng tạo, NL hợp tác, Năng
lực tự học, NL học tập, tự học với sự hỗ trợ của các hệ thống ứng dụng
CNTT,…[5]
- Các NL chuyên biệt môn Địa lí: NL học tập tại thực địa:, NL sử
dụng bản đồ, NL sử dụng số liệu thống kê và NL sử dụng hình vẽ, tranh
ảnh, mô hình, video clip,…[4].
2.2. Các nguyên tắc của việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên
lớp trong dạy học Địa lí 12 theo định hƣớng phát triển năng lực
Tổ chức HĐNGLL trong dạy học Địa lí 12 theo định hướng phát triển
NL cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc đảm bảo tăng cường các hoạt động học tập và hoạt động
trải nghiệm sáng tạo nhằm phát triển các năng lực cần thiết cho HS.
- Nguyên tắc đảm bảo tính tích hợp trong mục tiêu, nội dung các hoạt
động ngoài giờ lên lớp.
- Nguyên tắc đảm bảo thầy là người thiết kế trò là người thi công.
- Nguyên tắc đảm bảo tính cân đối của việc tổ chức hoạt động ngoài
giờ lên lớp trong chương trình môn Địa lí 12.
2.3. Quy trình tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp trong dạy học
Địa lí 12 theo đỊnh hƣớng phát triển năng lực
10
2.3.1. Quan điểm thiết kế và tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp
trong dạy học Địa 12 Trung học phổ thông
Tổ chức các HĐNGLL trong dạy học Địa lí 12 được nghiên cứu là
một trong 2 bộ phận của quá trình dạy học Địa lí 12 theo hướng tiếp cận
năng lực. Các hoạt động dạy học này được thiết kế và tổ chức theo quan
điểm công nghệ dạy học. Thiết kế và tổ chức các HĐNGLL trong dạy học
Địa lí 12 theo quan điểm công nghệ dạy học sẽ xác định được một cách cụ
thể các yếu tố cấu thành cơ bản quá trình tổ chức một HĐNGLL trong dạy
học Địa lí 12 cụ thể về: Mục tiêu của từng HDNGLL trong dạy học Địa lí
12, các điều kiện đầu vào, quá trình tổ chức học sinh thực hiện HĐNGLL
Địa lí 12, sản phẩm cần đạt của từng HĐNGLL lên lớp Địa lí 12.
2.3.2. Quy trình tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp trong dạy học
Địa 12 Trung học phổ thông
Tổ chức HĐNGLL trong dạy học Địa lí 12 theo định hướng phát triển
NL HS được thiết kế theo quy trình Hình 2.1.
Hình 2.1. Sơ đồ quy trình tổ chức các HĐNGLL trong dạy học Địa lí 12
11
2.3.2.1. Giai đoạn 1. Chuẩn bị
Giai đoạn chuẩn bị tổ chức HĐNGLL trong dạy học Địa lí 12 được
thực hiện quan các bước như sau:
Bước 1. Lựa chọn chủ đề, hình thức học tập của HS và xác định mục
tiêu tổ chức HĐNGLL Địa lí 12.
Bước 2. Xác định nhiệm vụ và nội dung của chủ đề HĐNGLL Địa lí 12.
Bước 3. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết, xác định các tiêu chí đánh
giá kết quả hoạt động và lập kế hoạch thực hiện HĐNGLL Địa lí 12.
2.3.2.2. Giai đoạn 2. Tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động ngoài
giờ lên lớp Địa lí 12
Giai đoạn tổ chức cho học sinh thực hiện các HĐNGLL Địa lí 12
được thực hiện quan các bước như sau:
Bước 1. Giao nhiệm vụ và định hướng hoạt động thực hiện HĐNGLL
Địa lí 12.
Bước 3. Học sinh hoàn thiện và trình bày sản phẩm HĐNGLL Địa lí 12.
Bước 2. Tổ chức học sinh thực hiện các nhiệm vụ HĐNGLL Địa lí 12.
2.3.2. 3. Giai đoạn 3. Đánh giá kết quả hoạt động ngoài giờ lên lớp Địa lí 12
Đánh giá các kết quả hoạt động của HS trong quá trình tham gia thực
hiện HĐNGLL Địa lí 12 được tập chung vào các nội dung đánh giá theo
Bảng 2.4.
Bảng 2.4. Nội dung và công cụ đánh giá kết quả thực hiện HĐNGLL
của HS trong dạy học Địa lí lớp 12 THPT
Nội dung
Hoạt động chính
Công cụ sử
Kết quả
đánh giá
dụng
1. Đánh
Giáo viên quan sát, theo dõi Rubric đánh
Minh chứng về
giá quá
và đánh giá quá trình hoạt giá quá trình công tác chuẩn
trình
động của HS trong quá trình HĐNGLL
bị, quá trình
HĐNGLL thực hiện HĐNGLL Địa lí Địa lí 12 của tham gia và sản
Địa lí 12 12.
HS.
phẩm HĐNGLL
của HS
Địa lí 12.
2. Đánh
Giáo viên đánh giá các sản Rubric đánh
Kết quả đánh
giá sản
phẩm HĐNGLL Địa lí 12 giá sản phẩm giá sản phẩm
phẩm
như: Bài báo cáo, bài thực HĐNGLL
HĐNGLL Địa lí
HĐNGLL hành, bộ sưu tập tranh ảnh, Địa lí 12 của 12.
Địa lí 12 phóng sự điều tra, video HS.
của HS
Clip,…
3. Đánh
Giáo viên đánh giá các NL Rubric đánh
Kết quả đánh
giá NL
chung HS đạt được trong giá của NL
giá các NL
12
chung HS từng HĐNGLL trong dạy
đạt được học Địa lí 12 thông qua các
tiêu chí cụ thể.
4. Đánh
Giáo viên đánh giá các NL
giá NL
chuyên biệt môn Địa lí HS
chuyên
đạt được trong từng
biệt HS
HĐNGLL Địa lí 12 thông
đạt được qua các tiêu chí cụ thể.
chung
chung HS đạt
được
Rubric đánh
Kết quả đánh
giá của và NL giá NL chuyên
chuyên biệt
biệt HS đạt
môn Địa lí
được
2.4. Thiết kế một số hoạt động ngoài giờ lên lớp trong dạy học Địa lí 12
theo định hƣớng phát triển năng lực
2.4.1. Tổ chức khảo sát điều tra địa phương theo chủ đề
- Mục tiêu hoạt động: Giúp HS hình thành và phát triển được một số
NL chủ yếu như: NL giải quyết vấn đề, NL học tập tại thực địa,…
- Các điều kiện để tổ chức KSĐT địa phương theo chủ đề xác định
được các điều kiện sau: Tính cấp thiết của vấn đề cần KSĐT tại địa
phương, thời điểm thực hiện, xác định thời gian, địa điểm, phương tiện và
cơ sở vật chất và trang bị kiến thức, KN thực hiện KSĐT cho HS.
- Quy trình tổ chức KSĐT địa phương theo chủ đề được thực hiện qua
3 giai đoạn cụ thể như sau:
1. Giai đoạn 1. Chuẩn bị
Trong giai đoạn chuẩn bị GV và HS thực hiện theo các bước:
Bước 1. Lựa chọn chủ đề, hình thức học tập của HS và xác định mục
tiêu tổ chức KSĐT địa phương theo chủ đề.
Bước 3. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết, xác định các tiêu chí đánh
giá kết quả hoạt động và lập kế hoạch thực hiện KSĐT địa phương theo
chủ đề.
Bước 2. Xác định nhiệm vụ và nội dung của chủ đề KSĐT địa phương.
2. Giai đoạn 2. Tổ chức học sinh thực hiện KSĐT địa phương theo
chủ đề
Trong giai đoạn tổ chức hoạt động KSĐT được thực hiện theo các bước:
Bước 1. Giao nhiệm vụ và định hướng hoạt động thực hiện KSĐT địa
phương
Bước 3. HS hoàn thiện và trình bày sản phẩm hoạt động KSĐT địa
phương
Bước 2. Tổ chức học sinh thực hiện các nhiệm vụ KSĐT tại thực địa
13
3. Giai đoạn 3. Đánh giá kết quả KSĐT
Nội dung đánh giá kết quả hoạt động KSĐT địa phương theo chủ đề
của HS tập trung vào một số nội dung như sau: Đánh giá quá trình của HS
khi thực hiện hoạt động KSĐT địa phương theo chủ đề, đánh giá sản phẩm
hoạt động KSĐT địa phương theo chủ đề, đánh giá các NL giải quyết vấn
đề và NL học tập tại thực địa.
2.4.2. Tổ chức hoạt động tham quan trong dạy học Địa lí 12 theo định
hướng phát triển năng lực
- Mục tiêu hoạt động: Tổ chức tham quan trong dạy học Địa lí 12 giúp
HS hình thành và phát triển được một số NL như: NL tự học, NL học tập tại
thực địa, …
- Các điều kiện trong tổ chức tham quan trong dạy học Địa lí 12 theo
định hướng phát triển năng lực bao gồm: Tính cấp thiết của vấn đề cần
tham quan, thời điểm thực hiện, địa điểm, phương tiện, cơ sở vật chất và
Kiến thức, KN của HS cần có,…
- Quy trình tổ chức tham quan trong dạy học Địa lí 12 theo định
hướng phát triển NL được thực hiện qua 3 giai đoạn cụ thể như sau:
1. Giai đoạn 1. Chuẩn bị
Trong giai đoạn chuẩn bị GV và HS thực hiện theo các bước:
Bước 1. Lựa chọn chủ đề, hình thức học tập của HS và xác định mục
tiêu tổ chức tham quan.
Bước 2. Xác định nhiệm vụ và nội dung của chủ đề tham quan.
Bước 3. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết, xác định các tiêu chí đánh
giá kết quả hoạt động và lập kế hoạch hoạt động tham quan.
2. Giai đoạn 2: Tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động tham
quan
Trong giai đoạn tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động tham quan
được thực hiện theo các bước:
Bước 1. Giao nhiệm vụ và định hướng hoạt động thực hiện tham quan.
Bước 2. Tổ chức học sinh thực hiện các nhiệm vụ tham quan.
Bước 3. Học sinh hoàn thiện và trình bày sản phẩm hoạt động tham
quan.
3. Giai đoạn 3. Đánh giá kết quả tham quan
Đánh giá kết quả tham quan bao gồm các nội dung đánh như: Đánh
giá quá trình, đánh giá sản phẩm hoạt động, đánh giá các NL HS đạt được,
HS tự đánh giá và đánh giá kết quả nhận thức của HS.
14
2.4.3. Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp trong dạy học Địa lí 12 với sự
hỗ trợ của Website
- Mục tiêu hoạt động: Tổ chức HĐNGLL trong dạy học Địa lí lớp 12
với sự hỗ trợ của Website giúp HS hình thành và phát triển được một số
NL như: NL học tập, tự học với sự hỗ trợ của các hệ thống ứng dụng
CNTT và truyền thông, NL tự học,....
- Các điều kiện trong tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp Địa lí 12 với
sự hỗ trợ của Website: Xác định tính cấp thiết của chủ đề HĐNGLL cần
thực hiện, thời điểm thực hiện, xác định thời gian thực hiện, phương tiện tổ
chức HĐNGLL Địa lí 12, kiến thức và KN thực hiện HĐNGLL Địa lí lớp
12 với sự hỗ trợ của Website.
- Quy trình tổ chức tổ chức HĐNGLL trong dạy học Địa lí lớp 12 với
sự hỗ trợ của Website được thực hiện qua 3 giai đoạn cụ thể như sau:
1. Giai đoạn 1.Chuẩn bị
Trong giai đoạn này GV và HS thực hiện theo các bước:
Bước 1. Lựa chọn chủ đề, hình thức học tập của HS và xác định mục
tiêu tổ chức HĐNGLL Địa lí 12 với sự hỗ trợ của Website
Bước 2. Xác định nhiệm vụ và nội dung của chủ đề HĐNGLL Địa lí
12 với sự hỗ trợ của Website
Bước 3. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết, các tiêu chí đánh giá kết quả
hoạt động và lập kế hoạch HĐNGLL Địa lí 12 với sự hỗ trợ của Website
2. Giai đoạn 2: Tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ
HĐNGLL Địa lí 12 với sự hỗ trợ của Website
Trong giai đoạn tổ chức HS thực hiện HĐNGLL trong dạy học Địa lí
lớp 12 với sự hỗ trợ của Website thực hiện theo các bước:
Bước 1. Giao nhiệm vụ và định hướng hoạt động thực hiện HĐNGLL
Địa lí 12 với sự hỗ trợ của Website
Bước 2. Tổ chức học sinh thực hiện các nhiệm vụ HĐNGLL Địa lí 12
với sự hỗ trợ của Website.
Bước 3. HS hoàn thiện và trình bày sản phẩm HĐNGLL Địa lí 12 với
sự hỗ trợ của Website.
3. Giai đoạn 3. Đánh giá kết quả HĐNGLL trong dạy học Địa lí 12
với sự hỗ trợ của Website của HS
Đánh giá kết quả HĐNGLL của HS được tập trung vào các nội dung như:
- Đánh giá quá trình HĐNGLL của HS khi học tập trên Website.
- Đánh giá sản phẩm HĐNGLL.
15
- Đánh giá NL tự học của HS khi tham gia HĐNGLL Địa lí 12 với sự
hỗ trợ của Website.
- Đánh giá NL học tập, tự học với sự hỗ trợ của các hệ thống ứng dụng
CNTT và truyền thông của HS khi tham gia HĐNGLL Địa lí 12 với sự hỗ
trợ của Website.
2.4.4. Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp trong dạy học Địa lí 12 với sự
hỗ trợ mạng xã hội Facebook
- Mục tiêu hoạt động: Tổ chức HĐNGLL trong dạy học Địa lí 12 với
sự hỗ trợ của mạng xã hội Facebook giúp HS hình thành và phát triển được
một số NL như: NL học tập, tự học với sự hỗ trợ của các hệ thống ứng dụng
CNTT và truyền thông và NL tự học,…
- Các điều kiện của việc tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp trong dạy
Địa lí lớp 12 với sự hỗ trợ của mạng xã hội Facebook: Tính cấp thiết của
vấn đề cần tổ chức HĐNGLL trong dạy học Địa lí lớp 12, thời điểm thực
hiện, xác định thời gian, địa điểm, phương tiện và cơ sở vật chất và kiến
thức, KN của GV và HS.
- Quy trình tổ chức tổ chức HĐNGLL trong dạy học Địa lí 12 với sự hỗ
trợ của sự hỗ trợ của mạng xã hội Facebook được thực hiện qua 3 giai đoạn
cụ thể như sau:
1. Giai đoạn 1. Chuẩn bị
Trong giai đoạn này GV và HS thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1. Lựa chọn chủ đề, hình thức học tập của HS và xác định mục
tiêu tổ chức HĐNGLL Địa lí 12 với sự hỗ trợ của mạng xã hội Facebook
Bước 2. Xác định nhiệm vụ và nội dung của chủ đề HĐNGLL Địa lí
12 với sự hỗ trợ của mạng xã hội Facebook
Bước 3. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết, xác định các tiêu chí đánh
giá kết quả hoạt động và lập kế hoạch thực hiện HĐNGLL Địa lí 12 với sự
hỗ trợ của mạng xã hội Facebook
2. Giai đoạn 2. Tổ chức HS thực hiện các nhiệm vụ HĐNGLL Địa
lí 12 với sự hỗ trợ của mạng xã hội Facebook
Bước 1. Giao nhiệm vụ và định hướng hoạt động thực hiện HĐNGLL
Địa lí 12 trên mạng xã hội Facebook.
Bước 3. HS hoàn thiện và trình bày sản phẩm HĐNGLL Địa lí 12 với
sự hỗ trợ của của mạng xã hội Facebook.
Bước 2. Tổ chức học sinh thực hiện các nhiệm vụ HĐNGLL Địa lí 12
với sự hỗ trợ của mạng xã hội Facebook.
16
3. Giai đoạn 3. Đánh giá kết quả HĐNGLL trong dạy học Địa lí 12
với sự hỗ trợ của mạng xã hội Facebook
Việc đánh giá kết quả HS thực hiện HĐNGL trong dạy học Địa lí 12
với sự hỗ trợ của mạng xã hội Facebook tập trung vào một số nội dung
đánh giá như: Đánh giá quá trình, đánh giá sản phẩm hoạt động, đánh giá
các NL chung và NL chuyên biệt HS đạt được.
CHƢƠNG III
THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sƣ phạm
3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm
Chứng tỏ được việc tổ chức HĐNGLL trong dạy học Địa lí lớp 12
theo định hướng phát triển NL có tính khả thi, có khả năng áp dụng vào
thực tiễn dạy học Địa lí ở các trường THPT.
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm
- Lập kế hoạch tổ chức TN cụ thể như sau: Xác định mục đích, nội
dung, đối tượng, địa bàn, thời gian và phương pháp TN,…
- Tổ chức TN: Tổ chức TN 04 HĐNGLL tiêu biểu trong dạy học Địa lí
12 theo định hướng phát triển NL như: Tổ chức KSĐT địa phương theo
chủ đề, tổ chức HĐNGLL trong dạy học Địa lí lớp 12 với sự hỗ trợ của
Website, tổ chức tham quan trong dạy học Địa lí 12, tổ chức HĐNGLL
trong dạy học Địa lí lớp 12 với sự hỗ trợ của mạng xã hội Facebook.
- Đánh giá kết quả TN: Thực hiện tổng hợp, phân tích và đánh giá kết
quả TN bằng các công thức thống kê toán học, phần mềm SPSS 20. Tiến
hành phân tích, đánh giá kết quả định lượng và định tính; chứng minh
được giả thuyết khoa học của đề tài đã đưa ra.
3.2. Các nguyên tắc tổ chức thực nghiệm
Tiến hành TN về tổ chức các HĐNGLL trong dạy Địa lí lớp 12 THPT
theo định hướng phát triển NL đảm bảo các nguyên tắc như: Đảm bảo tính
khoa học, đảm bảo mục tiêu môn học, đảm bảo tính vừa sức và phù hợp
với đối tượng HS, đảm bảo tính phổ biến,…
3.3. Nội dung thực nghiệm
Luận án tập trung TN tổ chức 4 HĐNGLL trong dạy học Địa lí 12
theo định hướng phát triển NL sau: Tổ chức KSĐT địa phương theo chủ
đề, tổ chức hoạt động tham quan môn Địa lí 12, tổ chức HĐNGLL trong
dạy học Địa lí 12 với sự hỗ trợ của Website, tổ chức HĐNGLL trong dạy
học Địa lí 12 với sự hỗ trợ mạng xã hội Facebook.
17
3.4. Tổ chức thực nghiệm
3.4. 1. Đối tượng tham gia và địa bàn thực nghiệm
- Học sinh các lớp ĐC và TN được chọn có cùng trình độ, không có sự
chênh lệch đáng kể về số lượng.
- Giáo viên tham gia TN là những GV có thâm niên giảng dạy từ 4
năm trở lên, có kinh nghiệm giảng dạy khối 12 và đã từng tổ chức các
HĐNGLL trong dạy học Địa lí cho HS.
3.4.2. Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm
- Lớp TN và ĐC được thực hiện chung một chủ đề HĐNGLL Địa lí
12, do một GV tổ chức TN, đánh giá và thống kê kết quả định lượng.
- Đánh giá kết quả định lượng cho 2 lớp TN và ĐC tập trung vào một
số nội dung sau: Đánh giá một số NL chung và NL chuyên biệt môn Địa lí
HS đạt được trong từng HĐNGLL sử dụng Rubric đánh giá từng NL. Đánh
giá kết quả nhận thức của HS về chủ đề HĐNGLL Địa lí 12 được TN.
- Đánh giá kết quả định tính dựa trên kết quả của các nội dung đánh giá
như: đánh giá quá trình, đánh giá kết quả đánh giá các NL, đánh giá kết quả
quan sát và hồ sơ HĐNGLL của HS, nhận xét của GV tham gia TN.
3.5. Các thực nghiệm cơ bản
3.5.1. Thực nghiệm số 1: Tổ chức KSĐT địa phương theo chủ đề
- Đối tượng tham gia và thời gian thực nghiệm 1: Lớp TN lớp 12C3
và lớp ĐC 12C2 của Trường THPT Võ Trường Toản huyện Cẩm Mỹ, tỉnh
Đồng Nai.
- Kết quả thực nghiệm:
Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả đánh giá NL giải quyết vấn đề
của 2 lớp TN 12C3 và ĐC 12C2 trƣờng THPT Võ Trƣờng Toản,
huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai
Mức độ
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
Thông số thống kê
Độ lệch chuẩn
(Std. Deviation)
Mức ý nghĩa quan sát 2
phía (Sig. 2-tailed)
Lớp TN 12C3
Số HS
Tỷ lệ %
16
37.2
24
55.8
3
7.0
0
0
0
0
Kết quả
Lớp ĐC 12 C2
Số HS
Tỷ lệ %
3
7.0
11
25.5
26
60.5
3
7.0
0
0
0.599
0.715
0.039
18
So sánh, đối chiếu kết quả đánh giá NL giải quyết vấn đề của lớp ĐC
và TN qua Bảng 3.4, cho thấy kết quả thực hiện hoạt động học tập của HS
2 lớp TN và ĐC có sự khác biệt. Cụ thể: Tỉ lệ HS được đánh giá đạt mức tốt
và khá của lớp TN lần lượt là 37.2% và 55.8% trong khi đó đối chứng chỉ là
7.0 % và 25.5%.
Bảng 3.6. Tổng hợp kết quả đánh giá NL học tập tại thực địa của lớp TN
12C3 và ĐC 12C2 trƣờng THPT Võ Trƣờng Toản, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh
Đồng Nai
Kết quả
Lớp TN (12C3
Lớp ĐC 12 C2
Mức độ
Số HS Tỷ lệ %
Số HS
Tỷ lệ %
Tốt
16
37.2
3
7.0
Khá
25
58.1
10
23.3
Trung bình
2
4.7
25
58.1
Yếu
0
0
5
11.6
Kém
0
0
0
0
Thông số thống kê
Độ lệch chuẩn
0.566
0.759
Mức ý nghĩa quan sát 2
0.028
phía (Sig. 2-tailed)
- So sánh, đối chiếu kết quả đánh giá NL học tập tại thực địa của lớp TN
và ĐC qua Bảng 3.6, cho thấy kết quả NL học tập tại thực địa của HS 2 lớp
TN và ĐC có sự khác biệt. Cụ thể: Tỉ lệ HS được đánh giá đạt mức tốt và
khá của lớp TN lần lượt là 37.2% và 58.1% trong khi đó cao hơn lớp đối
chứng là 7.0% và 23.3%.
3.5.2. Thực nghiệm số 2: Tổ chức hoạt động tham quan trong dạy học
Địa lí 12 theo định hướng phát triển năng lực.
- Đối tượng tham gia và thời gian thực nghiệm 2
Lớp TN 12A1 và lớp ĐC 12A4 của trường THPT Cẩm Mỹ, huyện Cẩm
Mỹ, tỉnh Đồng Nai. Thời gian thực hiện: 2 tuần trong tháng 04 năm 2016.
- Chủ đề: Tìm hiểu các thế mạnh để phát triển các loại cây công
nghiệp lâu năm trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ.
19
- Kết quả thực nghiệm
Bảng 3.11. Tổng hợp kết quả đánh giá NL tự học của lớp TN 12A1
và lớp ĐC 12A4 trƣờng THPT Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai
Kết quả
Lớp thực nghiệm
Lớp đối chứng 12A4
12A1
Mức độ
Số HS Tỷ lệ %
Số HS
Tỷ lệ %
Tốt
20
48.8
4
9.8
Khá
18
43.9
13
31.7
Trung bình
3
7.3
23
56.1
Yếu
0
0
1
2.4
Kém
0
0
0
0
Thông số thống kê
Độ lệch chuẩn
0.631
0.711
Mức ý nghĩa quan sát 2 phía
0.035
(Sig. 2-tailed)
- So sánh, đối chiếu kết quả đánh giá NL tự học của lớp ĐC và TN
qua Bảng 3.11 cho thấy kết quả của HS 2 lớp TN và ĐC có sự khác biệt.
Cụ thể: Tỉ lệ HS được đạt mức tốt và khá về NL tự học của HS lớp TN lần
lượt là 48.8% và 43.9%, trong khi đó lớp ĐC là 9.8% và 31.7%.
Bảng 3.13. Tổng hợp kết quả đánh giá NL học tập tại thực địa
của lớp TN 12A1 và lớp ĐC 12A4 trƣờng THPT Cẩm Mỹ, huyện
Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai
Kết quả
Lớp thực nghiệm
Lớp đối chứng
Mức độ
Số HS
Tỷ lệ %
Số HS
Tỷ lệ %
Tốt
19
46.3
4
9.8
Khá
19
46.3
15
36.6
Trung bình
3
7.3
22
53.7
Yếu
0
0
0
0
Kém
0
0
0
0
Thông số thống kê
Độ lệch chuẩn
0.628
0.673
Mức ý nghĩa quan
sát 2 phía (Sig. 20.031
tailed)
20
So sánh kết quả đánh giá NL học tập tại thực địa của lớp ĐC và TN
qua Bảng 3.13, cho thấy kết quả của HS 2 lớp TN và ĐC có sự khác biệt.
Cụ thể tỉ lệ HS được đánh đạt mức tốt và khá về NL học tập tại thực địa
của lớp TN lần lượt là 46.3% và 46.3% trong khi đó cao hơn lớp đối chứng
là 9.8% và 36.6%.
3.5.3. Thực nghiệm số 3: Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp trong
dạy học Địa lí 12 với sự hỗ trợ của Website
- Đối tượng tham gia và thời gian thực nghiệm 3
Lớp TN 12A8 và lớp ĐC 12A7 của Trường THPT Lê Hồng Phong,
thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Thời gian thực hiện trong tháng 01
năm 2016.
- Chủ đề: Tìm hiểu sự phân bố và đặc điểm tập quán sản xuất nông
nghiệp của dân tộc Chơ Ro trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Kết quả thực nghiệm:
Bảng 3.18. Tổng hợp kết quả đánh giá NL tự học trong quá trình thực
hiện tổ chức HĐNGLL trong dạy học Địa lí lớp 12 với sự hỗ trợ của
Website của 2 lớp TN 12A8 và ĐC 12A 7 Trƣờng THPT Lê Hồng
Phong, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Kết quả
Lớp thực nghiệm 12A8
Lớp đối chứng 12A7
Mức độ
Số HS
Tỷ lệ %
Số HS
Tỷ lệ %
Tốt
19
42.2
4
8.9
Khá
22
48.9
14
31.1
Trung bình
4
8.9
24
53.3
Yếu
0
0
3
6.7
Kém
0
0
0
0
Thông số thống kê
Độ lệch chuẩn
0.640
0.753
Mức ý nghĩa quan
sát 2 phía (Sig. 20.32
tailed)
- So sánh kết quả đánh giá NL tự học của lớp ĐC và TN qua Bảng
3.18 cho thấy kết quả của HS 2 lớp TN và ĐC có sự khác biệt. Cụ thể: Tỉ
lệ HS được đánh giá đạt mức tốt và khá đối với NL này của lớp TN lần
lượt là 42.2% và 48.9%, trong khi đó lớp ĐC là 8.9% và 31.1%.
21
Bảng 3.20. Tổng hợp kết quả đánh giá NL học tập, tự học với sự hỗ
trợ của các hệ thống ứng dụng CNTT của 2 lớp TN và ĐC
Kết quả
Mức độ
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
Thông số thống kê
Độ lệch chuẩn
Mức ý nghĩa quan
sát 2 phía (Sig. 2tailed)
Lớp thực nghiệm
12A8
Số HS
Tỷ lệ %
18
40.0
24
53.3
3
6.7
0
0
0
0
Lớp đối chứng 12A7
0.603
0.769
Số HS
4
11
26
4
0
Tỷ lệ %
8.9
24.4
57.8
8.9
0
0.033
So sánh kết quả đánh giá NL học tập, tự học với sự hỗ trợ của các hệ
thống ứng dụng CNTT của HS lớp ĐC và TN qua Bảng 3.20, cho thấy kết
quả về NL của HS 2 lớp TN và ĐC có sự khác biệt. Cụ thể: Tỉ lệ HS được
đánh giá kết quả đạt mức tốt và khá của lớp TN lần lượt là 40.0% và
53.3%, trong khi đó lớp ĐC chỉ đạt 8.9% và 24.4%.
3.5.4. Thực nghiệm số 4: Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp trong dạy
học Địa lí 12 với sự hỗ trợ mạng xã hội Facebook.
- Đối tượng tham gia và thời gian thực nghiệm 4: Lớp TN và ĐC chọn
lớp TN 12A6 và lớp ĐC 12A5 trường THPT Dầu Giây, huyện Thống
Nhất, tỉnh Đồng Nai. Thời gian TN trong 3 năm 2016.
- Chủ đề: Tìm hiểu các điều kiện thuận lợi trong phát triển ngành du
lịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
22
- Kết quả thực nghiệm:
Bảng 3.25. Tổng hợp kết quả đánh giá NL tự học của 2 lớp TN 12A6 và
ĐC 12A5 trƣờng THPT Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai
Mức độ
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
Thông số thống kê
Độ lệch chuẩn
Kết quả
Lớp thực nghiệm
Lớp đối chứng 12A5
12A6
Số HS
Tỷ lệ %
Số HS
Tỷ lệ %
19
44.2
10
23.3
19
44.2
22
51.2
5
11.6
11
25.5
0
0
0
0
0
0
0
0
0.680
0.707
Mức ý nghĩa quan sát 2 phía (Sig. 2-tailed)
0.036
So sánh kết quả đánh giá NL tự học của lớp ĐC và TN qua Bảng 3.25
cho thấy kết quả đánh giá NL tự học của HS 2 lớp TN và ĐC có sự khác
biệt. Cụ thể: Tỉ lệ đạt mức tốt và khá đối với NL này của lớp TN lần lượt
là 42.2% và 42.2%, trong khi đó lớp ĐC lần lượt là 32.6% và 30.2%.
Bảng 3.27. Tổng hợp kết quả đánh giá NL học tập, tự học với sự hỗ
trợ của các hệ thống ứng dụng CNTT của 2 lớp TN 12A6 và ĐC 12A5
Kết quả
Mức độ
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
Thông số thống kê
Độ lệch chuẩn
Mức ý nghĩa quan sát 2 phía (Sig. 2tailed)
Lớp TN
Số HS Tỷ lệ %
15
23
5
0
0
34.9
53.5
11.6
0
0
Lớp ĐC
Số
Tỷ lệ %
HS
5
11.6
11
25.6
23
53.5
4
9.3
0
0
0.649
0.821
0.029
So sánh kết quả đánh giá NL học tập, tự học với sự hỗ trợ của các hệ
thống ứng dụng CNTT của lớp ĐC và TN qua Bảng 3.27 cho thấy kết quả
thực hiện hoạt động học tập của HS 2 lớp TN và ĐC có sự khác biệt. Cụ
thể: Tỉ lệ HS đạt mức tốt và khá của lớp TN lần lượt là 34.9% và 53.5%,
trong khi đó lớp ĐC là 11.6% và 25.6%.
23
PHẦN KẾT LUẬN
1. Kết luận
Qua nghiên cứu lí luận, thực tiễn và thiết kế tổ chức HĐNGLL trong
dạy học Địa lí 12 THPT theo định hướng phát triển NL có thể rút ra một số
kết luận sau:
1.1. Việc tăng cường tổ chức cho HS thực hiện các HĐNGLL và các
hoạt động học tập trải nghiệm trong dạy học Địa lí 12 theo định hướng
phát triển NL là những yêu cầu cấp thiết; đáp ứng yêu cầu đổi mới nội
dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học của Chương trình Giáo
dục phổ thông tổng thể mới.
1.2. Tổ chức HĐNGLL trong dạy học Địa lí 12 THPT theo định
hướng phát triển NL thực hiện nhiệm vụ quan trọng trong đổi mới quá
trình dạy học địa lí ở nhà trường THPT như: Đổi mới nội dung dạy học địa
lí trên lớp theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với đặc điểm
tâm sinh lí lứa tuổi HS, coi trọng thực hành, vận dụng kiến thức địa lí vào
thực tiễn. Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, bồi dưỡng cho HS
phương pháp tự học, rèn luyện KN tư duy, KN hành động, phát huy NL sở
trường cho từng HS. Đa dạng hóa các hình thức dạy học địa lí, chú ý đến
công tác độc lập học tập và tạo điều kiện cho HS được vận dụng các kiến
thức địa lí đã học vào thực tiễn.
1.3. Nghiên cứu lí luận và thực tiễn cho thấy tổ chức HĐNGLL trong
dạy học Địa lí 12 THPT theo định hướng phát triển NL có những thế mạnh
để phát triển các NL và phẩm chất cho HS.
1.4. Các HĐNGLL trong dạy học Địa lí 12 trong luận án được thiết kế
đảm bảo các nguyên tắc quan trọng như: Tổ chức HĐNGLL trong dạy học
Địa lí 12 đảm bảo được việc tăng cường các hoạt động học tập và hoạt
động trải nghiệm sáng tạo nhằm phát triển các NL cần thiết cho HS; đảm
bảo được tính tích hợp trong mục tiêu, nội dung; đảm bảo được HS là
người chủ động thực hiện hoạt động học tập, tiếp xúc trực tiếp và thực
hiện các hoạt động học tập với đối tượng địa lí; đảm bảo được tính cân đối
của việc tổ chức HĐNGLL trong chương trình môn Địa lí 12.
1.5. Tổ chức HĐNGLL trong dạy học Địa lí 12 THPT theo định
hướng phát triển NL được thiết kế theo quan điểm công nghệ dạy học theo
quy trình gồm 3 giai đoạn (Giai đoạn 1: Chuẩn bị, Giai đoạn 2: Tổ chức
học sinh thực hiện HĐNGLL, Giai đoạn 3. Đánh giá kết quả HĐNGLL
của HS). Trong mỗi giai đoạn đều được xác định rõ các yếu tố điều kiện,
mục tiêu và nội sung hoạt động của GV và HS; quy trình cụ thể thực hiện
từng giai đoạn và sản phẩm cần đạt trong từng hoạt động.
1.6. Thực nghiệm tổ chức 4 hình thức HĐNGLL trong dạy học Địa lí