Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Đánh giá Chính sách phát triển cán bộ công chức hành chính từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (541.26 KB, 87 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRỊNH KIM QUÝ

ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH
TỪ THỰC TIỄN TỈNH TÂY NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

Hà Nội, 2017
1


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRỊNH KIM QUÝ

ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH
TỪ THỰC TIỄN TỈNH TÂY NINH

Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 60 34 04 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. HỒ VIỆT HẠNH

Hà Nội, 2017

2


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận
được sự giúp đỡ quý báu của Ban Giám đốc, các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ,
các Thầy, Cô giáo của Học viện Khoa học xã hội, đã tận tình giảng dạy, hướng
dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và làm luận văn tốt
nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với PGS.TS. Hồ Việt Hạnh, người
hướng dẫn khoa học đã rất nhiệt tình và trách nhiệm để tôi hoàn thành được
luận văn.
Tôi cũng xin cảm ơn Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Sở Nội vụ Tây
Ninh, các cơ quan, đơn vị hành chính các cấp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh,…
các bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian
tôi tìm hiểu tình hình thực tế và chia sẽ tài liệu, số liệu để tôi hoàn thành luận
văn.
Do hạn chế về mặt thời gian nên trong quá trình nghiên cứu luận văn có
thể còn nhiều thiếu sót. Tôi mong được sự góp ý và chỉ bảo của các thầy, các
cô và các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả

Trịnh Kim Quý


3


LỜI CAM ĐOAN
Đề tài nghiên cứu “Đánh giá Chính sách phát triển cán bộ công
chức hành chính từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh” của luận văn này là công trình
nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Hồ Việt Hạnh. Tôi
xin cam đoan kết quả nghiên cứu của công trình là kết quả của cuộc điều tra
về cán bộ, công chức mà tôi đã tiến hành nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Tây
Ninh. Các thông tin trong đề tài nghiên cứu có nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ
đúng nguyên tắc trích dẫn tài liệu.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Tác giả

Trịnh Kim Quý

4


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU………………………………………………………………

1

Chương 1. LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH PHÁT
TRIỂN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH
1.1. Vai trò, yêu cầu và các tiêu chí đánh giá chính sách phát triển cán
bộ, công chức hành chính…………………………………….............

9


1.2. Nội dung đánh giá chính sách phát triển cán bộ, công chức hành
chính……………………………………………………..….…………..

22

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc đánh giá chính sách phát triển cán
bộ, công chức hành chính …………………………………………….

26

Tiểu kết Chương 1……………………………………………...............

30

Chương 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT
TRIỂN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH Ở TỈNH TÂY
NINH
2.1. Tình hình kinh tế - xã hội của địa phương tác động đến đánh giá
chính sách phát triển cán bộ, công chức hành chính...........................

32

2.2. Thực tiễn đánh giá chính sách phát triển cán bộ, công chức hành
chính ở tỉnh Tây Ninh……………………………...............................

34

Tiểu kết Chương 2……………….…………………...………………


59

Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁN BỘ, CÔNG
CHỨC HÀNH CHÍNH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
3.1. Định hướng hoàn thiện đánh giá chính sách phát triển cán bộ,
công chức hành chính ……………………………….…………………

60

3.2. Các giải pháp hoàn thiện đánh giá chính sách phát triển cán bộ,
công chức hành chính ……………….…………...………..………….

64

Tiểu kết Chương 3……………………………………………..……….

74

KẾT LUẬN……...……………………………………..……...............

76

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………...………….

78


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


CBCC:

Cán bộ, công chức

CNH-HĐH:

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CQHCNN:

Cơ quan hành chính nhà nước

KHXH:

Khoa học xã hội

KT- XH:

Kinh tế - xã hội

KHCN:

Khoa học Công nghệ

QLNN:

Quản lý nhà nước

UBND:


Ủy ban nhân dân

XHCN:

Xã hội chủ nghĩa

1


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

STT

Bảng/Biểu

Nội dung

Trang

Số lượng đơn vị hành chính, cơ quan chuyên
1

Bảng 2.1

môn các cấp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, giai

36

đoạn 2011-2015.
2


Bảng 2.2

3

Bảng 2.3

4

Biểu đồ 2.1

Trình độ lý luận chính trị của CBCC hành chính
trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, giai đoạn 2011-2015
Tình hình thực hiện các chế độ phụ cấp đối với
CBCC tỉnh Tây Ninh đến tháng 6/2014
Số lượng cán bộ, công chức hành chính có mặt
trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, giai đoạn 2011-2015

45

47

41

Trình độ chuyên môn của CBCC hành chính cấp
5

Biểu đồ 2.2

tỉnh, cấp huyện trên địa tỉnh Tây Ninh, giai đoạn


43

2011-2015
Trình độ chuyên môn của CBCC hành chính cấp

6

Biểu đồ 2.3

7

Biểu đồ 2.4

Trình độ lý luận chính trị của CBCC năm 2011

45

8

Biểu đồ 2.5

Trình độ lý luận chính trị của CBCC năm 2015

45

xã trên địa tỉnh Tây Ninh, giai đoạn 2011-2015

2


44


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở bất cứ lĩnh vực nào, chế độ nào nhân tố con người hết sức quan
trọng, đóng vai trò quyết định để đạt được mục tiêu. Chủ tịch Hồ Chí Minh
trong tác phẩm “Sửa đổi lề lối làm việc” đã khẳng định: “Cán bộ là cái gốc
của mọi công việc - công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay
kém, có cán bộ tốt thì việc gì cũng xong”. Chính vì vậy, sự nghiệp cách mạng
hơn 80 năm qua, Đảng ta luôn đề ra chiến lược, nghị quyết để xây dựng và
đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức “vừa hồng, vừa chuyên” đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ chính trị từng giai đoạn cụ thể. Giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà
nước ta đề ra chủ trương về cải cách hành chính, nhằm xây dựng một nền
hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại; trong đó nội
dung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính có đủ phẩm chất và
năng lực là một nội dung hết sức quan trọng. Vì cán bộ, công chức hành chính
là nguồn nhân lực nồng cốt trong quản lý và tổ chức thực hiện công việc của
Nhà nước. Hệ thống các cơ quan nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả
hay không phụ thuộc vào phẩm chất, năng lực, trách nhiệm của đội ngũ cán
bộ, công chức hành chính.
Đã có nhiều chính sách phát triển cán bộ, công chức hành chính được
thực hiện trong CQHCNN các cấp và đã đạt được những kết quả nhất định.
Song trên thực tế vấn đề xây dựng và phát triển đội ngũ CBCC hành chính
vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế. Trình độ, năng lực QLNN về kinh tế, xã hội,
các kỹ năng thực thi công vụ cũng như vận dụng khoa học công nghệ hiện đại
trong công tác quản lý chưa đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới. Tinh
thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật của một bộ phận CBCC hành chính
hiện nay còn kém, còn hiện tượng cửa quyền, hách dịch, quan liêu, tham


1


nhũng trong thực thi công vụ, làm giảm lòng tin của người dân đối với bộ
máy HCNN ở địa phương. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng vừa nêu,
nhưng nguyên nhân chủ yếu là do những bất cập trong công tác tuyển dụng,
sử dụng, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng và đề bạt, bổ nhiệm CBCC hiện nay.
Nằm trong thực tế chung của cả nước, Tây Ninh không tránh khỏi
những hạn chế, bất cập nêu trên. Lực lượng cán bộ, công chức hành chính của
tỉnh nhìn chung còn một số bất cập về cơ cấu, yếu về chuyên môn nghiệp vụ,
chưa hợp lý về ngành nghề và chất lượng thì chưa đáp ứng yêu cầu của sự
phát triển trong tình hình mới. Mặc dù những năm qua, các cấp ủy đảng và
chính quyền địa phương đã ban hành và thực hiện nhiều chủ trương, chính
sách đào tạo, thu hút, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung; nhưng
vì những nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau mà một bộ phận cán
bộ, công chức của tỉnh chưa thật sự ổn định, tính chuyên nghiệp hóa còn thấp,
còn nhiều hạn chế về năng lực quản lý xã hội, quản lý kinh tế, pháp luật, hành
chính, kỹ năng thực thi công vụ, công tác quản lý điều hành. Một số ngành
mũi nhọn còn thiếu cán bộ có tính chuyên môn sâu như: lĩnh vực khoa họccông nghệ, y tế, giáo dục - đào tạo. Bên cạnh đó, ảnh hưởng bởi nền kinh tế
thị trường diễn ra mạnh mẽ, dẫn đến hiện tượng chảy máu chất xám đã xuất
hiện ở một số ngành, tình trạng vừa thiếu người có năng lực, tận tụy với công
việc, lại thừa người thụ động không làm được việc vẫn chưa được khắc phục
có hiệu quả.
Để xây dựng đội ngũ CBCC hành chính trên địa bàn tỉnh có chất lượng,
đảm bảo “vừa hồng, vừa chuyên” hết lòng phục vụ Nhân dân, giữ gìn đoàn
kết nội bộ, đồng thời, củng cố và tăng uy tín của Đảng, Nhà nước với Nhân
dân đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân,
vì dân đặt ra nhiều vấn đề về lý luận, pháp lý cần phải giải quyết thấu đáo, có
căn cứ khoa học, đúng quy định của pháp luật và phù hợp tình hình thực tiễn
của địa phương. Mặc khác, vấn đề đặt ra là làm thế nào để có một kết quả

2


chính xác, khách quan nhất đối với việc thực hiện các chính sách phát triển
cán bộ, công chức hiện nay trong các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Tây
Ninh, để từ đó có những khuyến nghị tốt nhất cho việc thực hiện các chính
sách. Chính vì vậy, Tôi chọn đề tài: “Đánh giá chính sách phát triển cán bộ,
công chức hành chính từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh” để làm luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ Chính sách công, đồng thời phục vụ công việc hiện tại của cá nhân tôi.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đánh giá chính sách phát triển CBCC hành chính là vấn đề được các
cấp, các ngành và địa phương quan tâm, chủ trương trong quá trình phát triển.
Đã có rất nhiều tác giả tham gia nghiên cứu và viết bài trên sách báo, tạp chí,
bài luận văn, đề tài khoa học vấn đề này dưới nhiều góc độ khác nhau liên
quan trực tiếp đến chính sách phát triển CBCC như:
* Nhóm công trình, đề tài khoa học
Đề tài KHXH cấp Nhà nước giai đoạn 2001-2005, mã số K.X.03.02:
“Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu của quá
trình CNH, HĐH đất nước” do tác giả Vũ Văn Hiền làm chủ nhiệm. Đề tài
này có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác xây dựng đội ngũ CBCC các cấp.
Trên cơ sở các quan điểm lý luận, tổng kết thực tiễn và kế thừa kết quả của
nhiều công trình đi trước, tập thể các tác giả đã phân tích, lý giải, hệ thống
hóa các căn cứ khoa học của việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC. Từ đó
đưa ra hệ thống các quan điểm, phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng đội ngũ CBCC, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất
nước và hội nhập kinh tế quốc tế.
Đề tài cấp Nhà nước “Chính sách đãi ngộ, khen thưởng, trọng dụng và
tôn vinh các cán bộ KHXH” năm 2012, nhiệm vụ số 05-Đề án 928 của
PGS.TS. Văn Tất Thu đã tập trung phân tích những vấn đề lý luận về chính
sách trọng dụng, đãi ngộ, khen thưởng và tôn vinh cán bộ KHXH; đánh giá

thực trạng về chính sách trọng dụng, đãi ngộ, khen thưởng và tôn vinh cán bộ
3


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full
















×