Tải bản đầy đủ (.pdf) (199 trang)

Hoàn thiện tổ chức kiểm toán hoạt động dịch vụ công trong lĩnh vực y tế do Kiểm toán nhà nước thực hiện (LA tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 199 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN QUÁN HẢI

HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ CÔNG
TRONG LĨNH VỰC Y TẾ DO KIỂM TOÁN NHÀ NƢỚC THỰC HIỆN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Hà Nội - 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN QUÁN HẢI

HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ CÔNG
TRONG LĨNH VỰC Y TẾ DO KIỂM TOÁN NHÀ NƢỚC THỰC HIỆN

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 62.34.04.10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS.TS. NGUYỄN QUANG THUẤN
2. PGS.TS. NGÔ TRÍ TUỆ



Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu
trong Luận án là trung thực, được tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc và kết
quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước đã được tiếp thu một cách chân thực,
cẩn trọng, có trích nguồn dẫn cụ thể trong Luận án. Những kết luận khoa học của
Luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả Luận án

Nguyễn Quán Hải

i


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................................. v
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ .............................................................................................. vii
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC ........................................................................................ viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...................................................................... 6

1.1. Tổng quan các nghiên cứu trong nƣớc..................................................................... 6
1.2. Tổng quan các nghiên cứu quốc tế ........................................................................ 11
CHƢƠNG 2: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ CÔNG VÀ KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG

DỊCH VỤ Y TẾ .............................................................................................................. 17

2.1. Lý luận cơ bản về dịch vụ công ............................................................................. 17
2.2. Dịch vụ công trong lĩnh vực y tế ........................................................................... 22
2.3. Vai trò của Kiểm toán nhà nƣớc đối với kiểm toán hoạt động dịch vụ y tế............... 25
2.4. Tổ chức kiểm toán hoạt động dịch vụ y tế ............................................................. 32
2.5. Kinh nghiệm quốc tế về tổ chức kiểm toán hoạt động dịch vụ y tế ...................... 46
2.6. Những bài học kinh nghiệm.................................................................................... 54
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ Y TẾ DO
KIỂM TOÁN NHÀ NƢỚC THỰC HIỆN ........................................................................ 57

3.1. Thực trạng về hoạt động dịch vụ y tế tại Việt Nam ............................................... 57
3.2. Thực trạng tổ chức kiểm toán hoạt động dịch vụ y tế do Kiểm toán nhà nƣớc thực
hiện ................................................................................................................................ 67
3.3. Đánh giá về tổ chức kiểm toán hoạt động dịch vụ y tế do Kiểm toán nhà nƣớc thực
hiện ................................................................................................................................ 87
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG DỊCH
VỤ Y TẾ DO KIỂM TOÁN NHÀ NƢỚC THỰC HIỆN ................................................... 99

4.1. Bối cảnh và yêu cầu hoàn thiện tổ chức kiểm toán hoạt động dịch vụ y tế do Kiểm
toán nhà nƣớc thực hiện ................................................................................................ 99

ii


4.2. Định hƣớng hoàn thiện tổ chức kiểm toán hoạt động dịch vụ y tế do Kiểm toán
nhà nƣớc thực hiện ...................................................................................................... 104
4.3. Giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm toán hoạt động dịch vụ y tế do Kiểm toán nhà
nƣớc thực hiện............................................................................................................. 106
4.4. Các điều kiện cần thiết để thực hiện giải pháp .................................................... 140

KẾT LUẬN .................................................................................................................. 148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ................................................................ 150
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 151
PHỤ LỤC .............................................................................................................................. 162

iii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADB
ASEAN
ASOSAI

The Asian Development Bank
The Association of Southeast
Asian Nations

Ngân hàng phát triển Châu Á
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

The Asian Organization of

Tổ chức các cơ quan kiểm toán tối

Supreme Audit Institutions

cao Châu Á

BCKT


Báo cáo kiểm toán

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

CNTT

Công nghệ thông tin

HĐND

Hội đồng nhân dân

IDA
INTOSAI
JAHR

International Development

Hiệp hội phát triển quốc tế


Association
The International Organization of

Tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm

Supreme Audit Institutions

toán tối cao
Báo cáo tổng quan chung ngành y tế

Joint Annual Health Review

hàng năm

KCB

Khám, chữa bệnh

KTNN

Kiểm toán nhà nƣớc

KSCLKT

Kiểm soát chất lƣợng kiểm toán

KSNB

Kiểm soát nội bộ


KTV

Kiểm toán viên

KHKT

Kế hoạch kiểm toán

NSNN

Ngân sách Nhà nƣớc

ODA

Official Development Assistance

Hỗ trợ phát triển chính thức

TTYT

Trung tâm y tế

TYT

Trạm y tế

UBND

Uỷ ban nhân dân


YTDP

Y tế dự phòng

WB

World Bank

Ngân hàng thế giới

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1

Kết quả một số chỉ tiêu cơ bản về nhân lực y tế, 2010-2015 .............

Bảng 3.2

Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu cơ bản và chỉ số tài chính y tế,
2010-2015 ..............................................................................................

Bảng 3.3

59

Số cơ sở và giƣờng bệnh bệnh viện công lập tuyến tỉnh, huyện toàn
quốc giai đoạn 2012-2014 .....................................................................


Bảng 3.4

57

64

Tổng số bệnh viện, số giƣờng bệnh và hoạt động chuyên môn của
bệnh viện giai đoạn 2010-2014 .............................................................

64

Bảng 3.5

Tổng hợp kết quả kiểm toán 05 năm giai đoạn 2011-2015 ..................

69

Bảng 3.6

Tổng hợp kết quả kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ văn bản theo

Bảng 3.7

kiến nghị của KTNN..............................................................................

69

Thống kê số lƣợng các cuộc kiểm toán giai đoạn 2011-2015 ..............


70

v


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1

Tỷ lệ dự toán NSNN cho y tế so với tỷ lệ dự toán NSNN (2011-2015) ..

60

Hình 3.2

Cơ cấu tham gia BHYT theo 05 nhóm đối tƣợng (2009-2014)................

61

vi


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 1.1 Khung phân tích nghiên cứu ................................................................

16

Sơ đồ 2.1 Khung hệ thống dịch vụ y tế Việt Nam ...............................................


23

Sơ đồ 2.2 Tổ chức bộ máy của Kiểm toán nhà nƣớc ..............................................

27

Sơ đồ 2.3 Mối quan hệ tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực ..........................................

29

Sơ đồ 2.4 Tổ chức đoàn kiểm toán trực tuyến ........................................................

38

Sơ đồ 2.5 Tổ chức đoàn kiểm toán phân tuyến ......................................................

39

Sơ đồ 2.6 Quy trình kiểm toán chung của Kiểm toán nhà nƣớc .............................

40

Sơ đồ 4.1 Quy trình kiểm toán hoạt động dịch vụ y tế ...........................................

113

Sơ đồ 4.2 Nội dung kiểm toán trong giai đoạn thực hiện kiểm toán .....................

121


Sơ đồ 4.3 Quy trình lập và phát hành báo cáo kiểm toán .......................................

134

vii


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

Phụ lục 2.1

Một số tiêu chí kiểm toán dịch vụ y tế của Canada

Phụ lục 3.1

Mẫu Bảng quan sát hoạt động

Phụ lục 3.2

Bảng quan sát ghi chép tại cơ sở khám chữa bệnh

Phụ lục 4.1

Danh sách các chuyên gia đƣợc phỏng vấn theo nội dung

Phụ lục 4.2

Thông tin phỏng vấn các chuyên gia về tiêu chí kiểm toán

Phụ lục 4.3


Chƣơng trình kiểm toán hoạt động dịch vụ y tế

Phụ lục 4.4

Mẫu ghi chép kết quả phỏng vấn

Phụ lục 4.5

Quy trình phỏng vấn

Phụ lục 4.6

Chƣơng trình kế hoạch thu thập bằng chứng kiểm toán

viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ một tổ chức không có tiền thân, Kiểm toán nhà nƣớc (KTNN) ra đời trên cơ
sở Nghị định số 70/CP ngày 11/7/1994 của Chính phủ, sau hơn 23 năm thành lập,
KTNN đã trở thành một thể chế đƣợc hiến định trong Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam. Hơn 23 năm hoạt động và phát triển, cùng với việc thực
hiện kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, những năm gần đây, KTNN
đã chú trọng hơn đến việc từng bƣớc thực hiện kiểm toán hoạt động để đánh giá
tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực trong việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công,
việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của Quốc hội, Chính phủ.
Ở Việt Nam, nhu cầu đƣợc cung cấp thông tin kiểm toán ngày càng cao và
thông tin yêu cầu ngày càng toàn diện, trong đó các thông tin đánh giá về tính kinh

tế, hiệu quả và hiệu lực trong việc thực hiện các chính sách, nghị quyết của Quốc
hội, Chính phủ, sử dụng các nguồn lực công luôn là sự quan tâm của các cơ quan
chức năng và xã hội. Hoạt động dịch vụ công tại Việt Nam trong những năm qua đã
cho thấy nhiều điểm tích cực trong việc cung cấp các dịch vụ cho xã hội, tuy nhiên
thực tiễn cũng cho thấy còn nhiều vấn đề cần phải xem xét, bổ sung để hoạt động
cung ứng dịch vụ công ngày càng tốt hơn. Trong đó, hoạt động dịch vụ công nhận
đƣợc sự quan tâm hơn cả của dƣ luận xã hội đó là dịch vụ công trong lĩnh vực y tế,
đặc biệt là chất lƣợng các sản phẩm dịch vụ y tế cung cấp cho ngƣời dân đã gây ra
nhiều dƣ âm tiêu cực, bức xúc trong dƣ luận và làm nóng nghị trƣờng Quốc hội trong
những năm qua.
Với tƣ cách là cơ quan kiểm tra tài chính công cao nhất trong bộ máy kiểm tra,
giám sát tài chính - ngân sách quốc gia, hoạt động cung ứng dịch vụ y tế là đối
tƣợng kiểm toán thƣờng xuyên. Theo đó, tổ chức công tác kiểm toán hoạt động dịch
vụ công trong lĩnh vực y tế (sau đây gọi là dịch vụ y tế) do KTNN thực hiện phải
góp phần tăng cƣờng vai trò của KTNN trong việc hỗ trợ các đơn vị này cải thiện
tích cực việc cung ứng dịch vụ cho xã hội.

1


Trong những năm qua, KTNN đã thƣờng xuyên kiểm toán việc quản lý và sử
dụng ngân sách, tiền và tài sản tại Bộ Y tế và lồng ghép kiểm toán tại sở y tế trong
các cuộc kiểm toán ngân sách các địa phƣơng, tuy nhiên những cuộc kiểm toán này
chủ yếu là kiểm toán báo cáo quyết toán và báo cáo tài chính, mới chỉ đánh giá
bƣớc đầu về các dịch vụ của ngành y tế mà chƣa đánh giá đƣợc sâu công tác quản
lý, chỉ đạo, điều hành, cơ chế chính sách và chất lƣợng dịch vụ y tế. Mặt khác, tổ
chức hoạt động kiểm toán đang tiến hành theo một quy trình chung của một bộ,
ngành, địa phƣơng, chƣa xây dựng đƣợc một quy trình riêng biệt tổ chức hoạt động
kiểm toán để có thể đánh giá đầy đủ đƣợc hoạt động dịch vụ y tế; đồng thời quy
trình kiểm toán chƣa đi sâu phân tích lợi thế và vai trò của loại hình kiểm toán hoạt

động để đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin tin cậy, khách quan, toàn diện và mang
lại giá trị, lợi ích cho những ngƣời sử dụng thông tin trong việc thực hiện quyền
giám sát của mình đối với tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực của sản phẩm dịch vụ.
Chính phủ giờ đây đã quan tâm nhiều hơn đến chất lƣợng hoạt động dịch vụ
công và quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra nhằm đáp ứng tính công khai, minh
bạch và hiệu quả trong quản lý tài chính công, điều này đòi hỏi phải xem xét một
cách thỏa đáng trên các khía cạnh của tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực của các
khoản chi tiêu công từ khâu lập dự toán ngân sách đến chấp hành và quyết toán
ngân sách, do đó KTNN đã bắt đầu mở rộng phạm vi kiểm toán bằng việc lựa chọn
các chủ đề kiểm toán nổi cộm…
Chính vì vậy, việc nghiên cứu để đƣa ra những giải pháp nhằm nâng cao vai trò
của KTNN đối với việc cung ứng dịch vụ y tế có ý nghĩa hết sức quan trọng và là
yêu cầu cấp thiết đối với KTNN và phù hợp với định hƣớng đẩy mạnh kiểm toán
chuyên đề và chuyển dần sang kiểm toán hoạt động trong chiến lƣợc phát triển của
KTNN đến năm 2020.
Với ý nghĩa đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện tổ chức kiểm toán hoạt
động dịch vụ công trong lĩnh vực y tế do Kiểm toán nhà nước thực hiện” để
nghiên cứu những cơ sở lý luận, thực tiễn cũng nhƣ kinh nghiệm nƣớc ngoài nhằm
đề xuất các giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm toán hoạt động dịch vụ y tế.

2


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa và luận giải cơ sở khoa học tổ chức thực hiện kiểm toán hoạt
động dịch vụ y tế.
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng tổ chức kiểm toán hoạt động dịch vụ y tế do
KTNN thực hiện, tổng hợp kinh nghiệm quốc tế.
- Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm toán hoạt động
dịch vụ y tế.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Tổ chức kiểm toán hoạt động dịch vụ y tế do
KTNN thực hiện gắn với quy trình kiểm toán chung của KTNN.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn về tổ chức kiểm toán hoạt động
dịch vụ y tế tại các đơn vị thuộc Bộ Y tế, các tổ chức công thực hiện cung ứng dịch
vụ y tế.
- Về mặt thời gian: Thông tin, dữ liệu liên quan đến tổ chức kiểm toán hoạt
động dịch vụ y tế đƣợc thu thập chủ yếu từ năm 2010 đến năm 2015.
- Về mặt nội dung: Dịch vụ y tế do Bộ Y tế và các đơn vị, tổ chức công cung
ứng rất đa dạng và phong phú, KTNN đã thực hiện kiểm toán đối với một số dịch
vụ y tế theo dạng tổ chức các cuộc kiểm toán chuyên đề hoặc tổ chức kiểm toán
hƣớng vào một số dịch vụ cụ thể. Định hƣớng nghiên cứu của Luận án sẽ tập trung
đánh giá 03 hoạt động: (i) Các yếu tố đầu vào của dịch vụ y tế; (ii) Cung ứng sản
phẩm dịch vụ y tế; (iii) Quản trị hệ thống y tế gắn với quy trình kiểm toán chung
hiện nay của KTNN bao gồm 04 bƣớc: B1. Chuẩn bị kiểm toán; B2. Thực hiện
kiểm toán; B3. Lập và phát hành BCKT. B4. Kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị
kiểm toán. Theo đó, trong nghiên cứu này, tác giả minh chứng tổ chức thực hiện
kiểm toán dịch vụ y tế qua 03 cuộc kiểm toán:
(i) Kiểm toán hoạt động xử lý nƣớc thải y tế của các bệnh viện tuyến trung
ƣơng trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2011-2015.
(ii) Kiểm toán chuyên đề BHYT cho ngƣời nghèo giai đoạn 2010-2012.

3


(iii) Kiểm toán việc quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nƣớc năm
2014 của Bộ Y tế.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, những nguyên lý cơ

bản trong quản lý nói chung và kiểm tra kiểm soát nói riêng. Đồng thời tác giả cũng
sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ: phƣơng pháp tổng hợp, phân tích,
thống kê,... từ đó đƣa ra các giải pháp kiến nghị về: hoàn thiện tổ chức kiểm toán
hoạt động dịch vụ y tế phù hợp với điều kiện cụ thể và môi trƣờng pháp lý hiện nay
ở Việt Nam.
- Điều tra thông qua phỏng vấn: Phƣơng pháp điều tra, phỏng vấn để thu thập
tài liệu sơ cấp, sau đó tổng hợp, phân tích các tài liệu sơ cấp đã thu thập đƣợc. Thực
hiện phỏng vấn theo bảng hỏi, đối tƣợng là các chuyên gia kiểm toán và chuyên gia
trong lĩnh vực y tế, viên chức làm công tác tài chính kế toán tại các bệnh viện, đơn
vị sự nghiệp của Bộ Y tế; phối hợp với các chuyên gia để xây dựng nội dung nghiên
cứu và xử lý tài liệu thu thập nhằm có các kết quả tối ƣu.
- Kế thừa: Thu thập, tổng hợp, phân tích, so sánh, đánh giá các tài liệu từ các
nghiên cứu trƣớc, kế thừa có chọn lọc những tài liệu này; nội dung nghiên cứu liên
quan đến nhiều lĩnh vực khoa học chuyên ngành nhƣ: khoa học quản lý, kinh tế, xã
hội học,…
- Nghiên cứu trƣờng hợp điển hình: Nghiên cứu một số trƣờng hợp điển hình tổ
chức kiểm toán hoạt động dịch vụ y tế. Bên cạnh đó, nghiên cứu kinh nghiệm kiểm
toán hoạt động dịch vụ y tế của một số quốc gia trên thế giới để ứng dụng phù hợp
với điều kiện của Việt Nam có vai trò khá quan trọng với định hƣớng nghiên cứu
của Luận án.
5. Đóng góp mới về khoa học của Luận án
Nghiên cứu về tổ chức kiểm toán hoạt động dịch vụ y tế với trƣờng hợp nghiên
cứu điển hình do KTNN thực hiện đƣợc coi là nghiên cứu mới, tiên phong và khám
phá về chủ đề kiểm toán hoạt động dịch vụ y tế nhận đƣợc sự quan tâm của dƣ luận.
Theo đó, nghiên cứu mang tính thời sự, có giá trị cả về lý luận, thực tiễn nhằm phát

4


triển lý luận chung và làm rõ khung lý thuyết cơ bản về việc triển khai loại hình

kiểm toán hoạt động và kiểm toán hoạt động dịch vụ y tế do KTNN thực hiện, phù
hợp với định hƣớng phát triển loại hình kiểm toán hoạt động theo Chiến lƣợc Phát
triển của KTNN đến năm 2020 và những năm tiếp tới.
6. Ý nghĩa và thực tiễn của Luận án
- Chất lƣợng tổ chức công tác kiểm toán hoạt động dịch vụ y tế có ý nghĩa hết
sức quan trọng trong hoạt động của KTNN. Những kết quả kiểm toán đúng đắn,
trung thực, khách quan của KTNN báo cáo Chính phủ, Quốc hội không chỉ cho
phép đánh giá thực trạng hoạt động dịch vụ y tế mà còn cung cấp thông tin làm căn
cứ cho việc hoạch định các chính sách, các giải pháp khắc phục những yếu kém
trong quản lý hoạt động dịch vụ y tế, đƣa công tác quản lý hoạt động dịch vụ y tế
lên trình độ cao hơn và tăng cƣờng hơn nữa chất lƣợng cung ứng dịch vụ.
- Về thực tiễn: (i) Nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng việc tổ chức kiểm
toán hoạt động dịch vụ y tế của KTNN Việt Nam trong thời gian qua. Định hƣớng
xây dựng để tổ chức triển khai loại hình kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực y tế; (ii)
Đề xuất các giải pháp tổ chức kiểm toán hoạt động dịch vụ y tế và định hƣớng xây
dựng các quy trình, hƣớng dẫn thực hiện trong thực tiễn.
7. Cơ cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của Luận án gồm 04 chƣơng, cụ thể:
Chƣơng 1: Tổng quan nghiên cứu
Chƣơng 2: Lý luận cơ bản về dịch vụ công và kiểm toán hoạt động dịch vụ y tế
Chƣơng 3: Thực trạng tổ chức kiểm toán hoạt động dịch vụ y tế do Kiểm toán
nhà nƣớc thực hiện.
Chƣơng 4: Giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm toán hoạt động dịch vụ y tế do
Kiểm toán nhà nƣớc thực hiện.

5


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan các nghiên cứu trong nƣớc

1.1.1. Dịch vụ công và dịch vụ y tế
Cải cách khu vực công đƣợc nhiều nhà kinh tế, khoa học và các cơ quan quản lý
quan tâm nghiên cứu, đáng chú ý có nghiên cứu của tác giả Ngô Ngọc Thắng
(2007) với đề tài “Sự biến đổi chức năng xã hội của Nhà nƣớc trong bối cảnh kinh
tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa”, nghiên cứu của tác giả Lê Hồng Sơn
(2007) với công trình “Cơ sở lý luận của việc xác định giới hạn trách nhiệm của
Nhà nƣớc trong quản lý xã hội” đề cập đến chức năng xã hội của Nhà nƣớc. Các
nhóm tác giả khác lại đề cập nhiều đến cải cách hành chính trong khu vực công nhƣ
tác giả Lê Chi Mai (2003) với “Cải cách dịch vụ công ở Việt Nam”, tác giả Đinh
Văn Ân và Hoàn Thu Hoa (2006) với “Đổi mới cung ứng dịch vụ công ở Việt
Nam”, nhóm tác giả Lê Xuân Bá, Bùi Văn Dũng, Nguyễn Thị Luyến (2005) với
“Thực trạng và giải pháp đổi mới cơ chế quản lý dịch vụ công” đã phân tích các bất
cập của cơ chế thị trƣờng và khuyến nghị giảm bớt sự can thiệp trực tiếp của Nhà
nƣớc, nghiên cứu của Đặng Đức Đạm (2009) về “Một số vấn đề về đổi mới quản lý
dịch vụ công ở Việt Nam” đã phân tích khá rõ cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp
để phát triển dịch vụ công ở Việt Nam.
Tuy nhiên các nghiên cứu trên đây đƣợc thực hiện từ năm 2003 đến 2009 và
mục tiêu nghiên cứu còn khác nhau nên còn không ít vấn đề giải quyết chƣa thấu
đáo nên có nhiều cơ chế, chính sách mới liên quan đến dịch vụ công cần phải tiếp
tục đƣợc nghiên cứu và hoàn thiện.
Luận án tiến sĩ của Vũ Thanh Sơn (2007) nghiên cứu về “Cạnh tranh đối với
khu vực công: kinh nghiệm quốc tế và những vấn đề của Việt Nam” đã luận giải
đƣợc cơ sở lý luận cũng nhƣ thực trạng cạnh tranh đối với khu vực công và vận
dụng đƣợc một số kinh nghiệm cạnh tranh đối với khu vực công trên thế giới vào
Việt Nam, tuy nhiên Luận án mới chỉ đứng trên quan điểm cạnh tranh mà chƣa làm
rõ đƣợc vai trò của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc và các cơ quan thanh tra, kiểm
toán ở Việt Nam, mặt khác nghiên cứu này đƣợc thực hiện năm 2007, nhiều dịch vụ

6



công tại Việt Nam đã có nhiều đổi thay nên cần phải tiếp tục có những nghiên cứu
mới hơn nữa để thúc đẩy hoạt động dịch vụ công phát triển tại Việt Nam.
Luận án tiến sĩ của tác giả Phạm Chí Thanh năm (2011) về “Đổi mới chính
sách tài chính đối với khu vực sự nghiệp công ở Việt Nam” đã tiếp cận nghiên cứu
tài chính của đơn vị sự nghiệp công theo các mối quan hệ với: Nhà nƣớc, các chủ
thể cung cấp đầu vào cho đơn vị, các chủ thể sử dụng dịch vụ của đơn vị sự nghiệp
qua đó đã làm rõ kinh phí do NSNN cấp để thực hiện nhiệm vụ Nhà nƣớc giao
chính là Nhà nƣớc mua dịch vụ của đơn vị, tuy nhiên tác giả chƣa đi sâu nghiên cứu
về các chính sách, sản phẩm cụ thể của dịch vụ y tế mà chỉ đề cập dƣới góc độ dịch
vụ chung của đơn vị sự nghiệp.
Các báo cáo tổng quan ngành y tế từ năm 2007 đến nay do Bộ Y tế thực hiện
đã đề cập đến khái niệm dịch vụ y tế, các loại dịch vụ y tế và chỉ rõ dịch vụ y tế là
dịch vụ chỉ toàn bộ các hoạt động chăm sóc sức khỏe (CSSK) cho cộng đồng, cho
con ngƣời mà kết quả là tạo ra các sản phẩm không tồn tại dƣới dạng hình thái vật
chất cụ thể nhằm thỏa mãn kịp thời, thuận tiện và có hiệu quả hơn nhu cầu ngày
càng tăng của cộng đồng và con ngƣời. Theo đó báo cáo cho rằng dịch vụ y tế gồm
02 yếu tố “tiêu thụ” và “đầu tƣ”, sức khỏe là kết quả trực tiếp của việc tiêu thụ phúc
lợi, đồng thời ngƣời lao động có sức khỏe sẽ đóng góp cho sản xuất và đầu tƣ, đặc
biệt báo cáo là căn cứ quan trọng để đánh giá thực trạng và xác định các vấn đề ƣu
tiên của ngành y tế, cung cấp thông tin về lập kế hoạch phát triển dịch vụ y tế ở Việt
Nam, thiết lập các chỉ số theo dõi, đánh giá hoạt động toàn diện các dịch vụ y tế của
Việt Nam. Do đây là báo cáo chuyên ngành đặc thù của ngành y tế nên chƣa đề cập
đến các hoạt động kiểm soát, kiểm tra hay kiểm toán để đánh giá độc lập chất lƣợng
sản phẩm dịch vụ của ngành y tế, nên các thông tin từ báo cáo sẽ là tài liệu rất hữu
ích cho việc xác định mục tiêu, nội dung, phạm vi để xây dựng quy trình kiểm toán
hoạt động dịch vụ trong nghiên cứu.

7



1.1.2. Tổ chức kiểm toán và kiểm toán hoạt động dịch vụ y tế
Trong tổ chức kiểm toán, đáng chú ý có một số nghiên cứu đã đề cập đến tổ
chức kiểm toán nhƣ: Đề tài khoa học cấp Bộ do Trần Đức Quế chủ nhiệm năm 1997
“Xây dựng quy trình kiểm toán NSNN”; Đề tài khoa học cấp Bộ do Bùi Hải Ninh
chủ nhiệm năm 1999 “Cơ sở lý luận và thực tiễn kiểm toán hoạt động”; Luận án
tiến sĩ của Nguyễn Hữu Phúc năm 2009 “Tổ chức kiểm toán NSNN do KTNN Việt
Nam thực hiện”; Đề tài khoa học cấp Bộ do Lê Huy Trọng chủ nhiệm năm 2007
“Tổ chức kiểm toán hoạt động trong các cơ quan hành chính Nhà nƣớc trong điều
kiện thực hiện cơ chế tự chủ tài chính”; Đề tài khoa học cấp Bộ do Lê Minh Khái
chủ nhiệm năm 2011 “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của
đoàn kiểm toán”; Luận án tiến sĩ của Hoàng Quang Hàm năm 2014 “Hoàn thiện tổ
chức kiểm toán dự toán ngân sách Nhà nƣớc của KTNN Việt Nam”… các nghiên
cứu trên đây đã đề cập khá đầy đủ về cách thức để tổ chức triển khai một cuộc kiểm
toán nói chung, tuy nhiên chƣa để cập đến một lĩnh vực kiểm toán cụ thể, kiểm toán
dịch vụ y tế chỉ đƣợc đề cập khi thực hiện lồng ghép trong cuộc kiểm toán ngân
sách, tiền và tài sản tại các đơn vị, chƣa làm rõ đƣợc phƣơng thức và hƣớng dẫn cụ
thể, chi tiết để tiến hành một cuộc kiểm toán hoạt động dịch vụ công chuyên biệt mà
cụ thể hơn nữa là dịch vụ y tế.
Đáng lƣu ý là nghiên cứu cấp Bộ do Mai Vinh chủ nhiệm năm 2007 “Đổi mới
hoàn thiện tổ chức công tác kiểm toán ngân sách bộ, ngành”. Trong nghiên cứu tác
giả đã đề cập đến việc tổ chức triển khai một cuộc kiểm toán tại ngân sách bộ,
ngành điển hình có nhiều tƣơng đồng với hƣớng nghiên cứu của công trình này khi
lấy Bộ Y tế làm đối tƣợng nghiên cứu chính. Theo đó, Mai Vinh đã đi sâu nghiên
cứu về ngân sách bộ, ngành và kiểm toán ngân sách bộ, ngành trên phƣơng diện lý
luận cũng nhƣ thực tiễn làm cơ sở cho việc đổi mới, hoàn thiện tổ chức kiểm toán
ngân sách bộ ngành, tuy nhiên Mai Vinh chƣa đề cập đến đặc thù của một cuộc
kiểm toán trong một lĩnh vực cụ thể để đánh giá đƣợc tính kinh tế, hiệu quả và hiệu
lực của đối tƣợng kiểm toán mà cụ thể là sản phẩm dịch vụ trong lĩnh vực y tế cung
cấp cho xã hội.


8


Luận án tiến sĩ của Vũ Văn Họa năm 2010 “Tăng cƣờng vai trò của kiểm toán
hoạt động ở Việt Nam do KTNN thực hiện” đã bổ sung và làm rõ khái niệm kiểm
toán hoạt động với tƣ cách là một loại hình kiểm toán để đánh giá tính kinh tế, hiệu
quả và hiệu lực của các hoạt động; phân tích và làm rõ hơn so với các nghiên cứu
trƣớc đó về một số đặc điểm của kiểm toán hoạt động, nhƣ: đối tƣợng của kiểm toán
hoạt động là toàn bộ quá trình quản lý, sử dụng các nguồn lực và kết quả hoạt động
của một tổ chức; mục tiêu của các cuộc kiểm toán đều hƣớng tới việc đánh giá hoạt
động của một tổ chức có tiến triển đúng mục đích không, có thực sự tiết kiệm
không, có hiệu quả, hiệu lực không, có mang lại kết quả thỏa đáng và có tuân thủ
pháp luật, quy chế, quy định không; lĩnh vực kiểm toán hoạt động có thể thực hiện
ở toàn bộ khu vực công, song chủ yếu tập trung vào những hoạt động, lĩnh vực đang
có vấn đề nổi cộm, ảnh hƣởng lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội, thời điểm kiểm
toán hoạt động thực hiện trong tất cả các khâu của quá trình quản lý (trƣớc, trong và
sau), kiểm toán viên (KTV) cần phải có kiến thức rộng lớn, có năng lực phân tích
vấn đề và có năng lực phối hợp với KTV khác...
Đặc biệt đề tài nghiên cứu cấp bộ do Đoàn Xuân Tiên chủ nhiệm năm 2014
“Các giải pháp tăng cƣờng kiểm toán hoạt động của KTNN” có ý nghĩa thiết thực
cả về mặt lý luận và thực tiễn, phù hợp với loại hình kiểm toán hoạt động là loại
hình kiểm toán chính đƣợc lựa chọn trong quá trình nghiên cứu của Luận án, đề tài
đã tập trung nghiên cứu tổng quan về kiểm toán hoạt động từ khái niệm, mục tiêu,
đối tƣợng, phạm vi, đặc điểm về nội dung và phƣơng pháp của kiểm toán hoạt động,
các tiêu chuẩn, tiêu chí về kiểm toán hoạt động; đặc điểm chung của tổ chức kiểm
toán hoạt động đến thực trạng tổ chức thực hiện kiểm toán hoạt động của KTNN.
Tuy nhiên, Luận án của Vũ Văn Họa và đề tài của Đoàn Xuân Tiên nêu trên chỉ đi
sâu phân tích việc áp dụng loại hình kiểm toán hoạt động và vai trò của loại hình
kiểm toán này trong hoạt động của KTNN mà không chi tiết, cụ thể vào một lĩnh

vực dịch vụ công đƣợc lựa chọn kiểm toán.
Hiện nay, để triển khai loại hình kiểm toán này trong một lĩnh vực cụ thể vẫn
còn gặp nhiều thách thức và là khoảng trống lớn cần đƣợc hoàn thiện, khoảng trống

9


đó là: khuôn khổ pháp lý nghề nghiệp, các chuẩn mực, quy trình, hƣớng dẫn, hồ sơ,
mẫu biểu và phƣơng pháp chuyên môn, nghiệp vụ chƣa đảm bảo tính thống nhất,
khoa học và chặt chẽ; kiểm toán hoạt động còn tập trung vào khâu hậu kiểm trong
khi kiểm toán hoạt động có thể kiểm tra, đánh giá tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực
trƣớc và trong quá trình quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công; hệ thống văn
bản pháp luật do Nhà nƣớc ban hành, nhất là hệ thống pháp luật về cải cách dịch vụ
công chƣa đồng bộ, thƣờng xuyên có sự điều chỉnh, bổ sung, chƣa minh bạch dẫn
đến việc đánh giá tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực gặp nhiều trở ngại, khó xác định
tác động của chính sách do còn dàn trải, liên quan đến nhiều đối tƣợng và ở phạm vi
rất rộng… Những thách thức trên đây sẽ đƣợc đề cập và làm sáng tỏ hơn khi Luận
án sẽ nghiên cứu để tổ chức kiểm toán hoạt động dịch vụ y tế, một chủ đề nhận
đƣợc nhiều sự quan tâm trong giai đoạn hiện nay.
Bên cạnh đó, có khá nhiều bài bào đăng trên các tạp chí chuyên ngành, tạp chí
khoa học có một số đánh giá có liên quan đến tổ chức một cuộc kiểm toán nói
chung, hoạt động dịch vụ, và dịch vụ y tế nói riêng, nhƣ: bài viết của Nguyễn Hữu
Phúc (2007) về “Kiểm toán chuyên đề một hƣớng tiếp cận mới của KTNN”; Lê
Đình Thăng (2009) về “Cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
nhìn từ kết quả kiểm toán”; Mai Vinh (2007) về “Một số ý kiến qua kết quả kiểm
toán về quản lý thu và sử dụng viện phí trong các bệnh viện”; Trần Minh Khƣơng
(2013) với “Thấy gì qua kiểm toán việc đấu thầu mua thuốc, vật tƣ y tế và trang
thiết bị tại một số bệnh viện tuyến tỉnh”; Nguyễn Thanh Sơn (2013) về “Quản lý, sử
dụng Quỹ BHYT: Nghịch lý và lạm dụng”; Đoàn Xuân Tiên (2014) về “Các giải
pháp nâng cao chất lƣợng kiểm toán hoạt động”; Ngọc Bích (2015) về “Báo cáo kết

quả hai cuộc kiểm toán hoạt động trong năm 2014”; Vinh Thúy (2015) về “Tăng
cƣờng công tác quản lý Nhà nƣớc đối với lĩnh vực y tế tƣ nhân”; Thùy Giang
(2016) về “Lãng phí lớn trong việc mua sắm thiết bị y tế”; Bạch Dƣơng (2017) về
“Kiểm toán BHXH, lộ nhiều vấn đề”...

10


1.2. Tổng quan các nghiên cứu quốc tế
1.2.1. Dịch vụ công và dịch vụ y tế
Từ thập kỷ 80 trở lại đây, khi xuất hiện xu hƣớng quản lý công mới, trong đó có
việc đề cao vai trò của tƣ nhân tham gia phát triển dịch vụ công thì nhiều nhà khoa
học, nhà quản lý bắt đầu nghiên cứu sâu về dịch vụ công. Đáng lƣu ý là các nghiên
cứu của Wallis và Dollery (1998) về “Nhà nƣớc trong một thế giới đang chuyển
đổi”, của David và Ted (1997) về “Đổi mới hoạt động của Chính phủ”, của Le
Grand (1991) về “Lý thuyết về sự thất bại của thị trƣờng”. Các nghiên cứu của các
tác giả trên đề cập đến các khuyết tật của Nhà nƣớc khi cung ứng dịch vụ công, đòi
hỏi phải có những đổi mới vai trò quản lý của Nhà nƣớc đối với dịch vụ công.
Ngoài ra, có một số nghiên cứu đề cập đến kinh nghiệm của một số nƣớc về việc ủy
quyền cho tƣ nhân tham gia cung ứng dịch vụ công nhƣ Nick và Libby (2001) về
“Các công ty tƣ nhân và nguồn lực công”.
Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hƣớng đó nên đã thu hút đƣợc sự quan
tâm của các nhà kinh tế, các nhà khoa học cũng nhƣ các tổ chức lớn trên thế giới.
Đáng chú ý có nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (1993) về “Việt Nam cải cách
theo hƣớng rồng bay” và “Việt Nam tiến vào thế kỷ XXI - Trụ cột của sự phát
triển” năm 2000. Các nghiên cứu này đã chỉ ra sự phức tạp của quá trình xã hội hóa
dịch vụ công ở Việt Nam, hay nghiên cứu của Đại học Harvard (2010) về “Lựa
chọn thành công - Bài học từ Đông Á và Đông Nam Á cho tƣơng lai của Việt Nam”
đã chỉ rõ vai trò của dịch vụ công đối với sự phát triển của Việt Nam, trong đó nhấn
mạnh đến vai trò của dịch vụ hành chính công... Tuy vậy, các nghiên cứu trên đây

cũng cho thấy nhiều quan điểm trong việc tiếp cận phát triển dịch vụ công gắn với
từng thế chế cầm quyền, trong đó có nhiều mâu thuẩn khác nhau đối với từng quan
điểm phát triển. Do vậy, khi tham khảo các nghiên cứu của nƣớc ngoài cần phải gắn
với văn hóa, truyền thống, đặc trƣng của thể chế chính trị ở Việt Nam.
Có nhiều nghiên cứu và báo cáo về việc cải thiện hệ thống cung ứng dịch vụ y
tế trên thế giới. Các nghiên cứu sử dụng dịch vụ y tế trên thế giới đều cho thấy
quyết định của ngƣời bệnh đi đâu, làm gì khi bị bệnh phụ thuộc khá nhiều vào tính

11


sẵn có của dịch vụ, chất lƣợng dịch vụ y tế, giá thành cũng nhƣ cấu trúc xã hội và
các đặc trƣng cá nhận của ngƣời bệnh cũng nhƣ loại bệnh, mức độ bệnh. Các nghiên
cứu sử dụng dịch vụ y tế trên thế giới đã đƣợc thực hiện ở nhiều nƣớc nhƣ Thụy
Điển, Mỹ, Anh, Canada... Ở các nƣớc này, với nhiều lý do khác nhau y tế tƣ nhân
đã đƣợc huy động tham gia cung ứng dịch vụ y tế, giảm bớt gánh nặng của y tế Nhà
nƣớc. Đối với các nƣớc đang phát triển, phải trải qua thời kỳ quá độ, sự bao cấp của
Nhà nƣớc bị cắt giảm dẫn đến thiếu trang thiết bị y tế, suy giảm tinh thần và thái độ
phục vụ trong đó có Việt Nam, đây là những yếu tố và lý do dẫn đến sự phát triển
của hệ thống y tế tƣ nhân tại các nƣớc này.
Halse và cộng sự (2014) với nghiên cứu “Chính sách cạnh tranh trong thị
trƣờng dịch vụ y tế ở Nam Phi” đã nghiên cứu khái quát bức tranh tổng thể thực
trạng thị trƣờng dịch vụ y tế ở Nam Phi, chỉ ra các bài học kinh nghiệm quốc tế về
phát triển thị trƣờng y tế ở Nam Phí, tác giả Preker với nghiên cứu “Chính sách kinh
tế và vai trò của y tế tƣ nhân trong thị trƣờng dịch vụ y tế” đã khái quát đặc điểm thị
trƣờng dịch vụ y tế, bao gồm thị trƣờng đầu vào và đầu ra với những đặc điểm và
rào cản gia nhập ngành khác nhau giữa các loại hàng hóa của thị trƣờng dịch vụ y
tế. Theo tác giả, cần phải tạo cơ hội bình đẳng giữa các chủ thể trong nền kinh tế
trong việc tiếp cận tới các nguồn lực.
1.2.2. Kiểm toán hoạt động

Kiểm toán hoạt động đƣợc triển khai ở Mỹ, Canada, Anh và một số quốc gia
phát triển khác vào cuối những năm 1960. Kể từ khi ra đời cho đến nay, đã có rất
nhiều thuật ngữ về kiểm toán hoạt động nhƣ: kiểm toán giá trị tiền, kiểm toán toàn
diện, kiểm toán 3Es, kiểm toán chƣơng trình…Tuy nhiên, thuật ngữ đƣợc sử dụng
chủ yếu là kiểm toán hoạt động. Có một số các khái niệm về kiểm toán hoạt động
nhƣ sau: Trong tác phẩm kiểm toán một phƣơng pháp liên kết của tác giả Alvin
A.rens và James K. Loebbecke đã định nghĩa “Kiểm toán hoạt động là một việc
thẩm tra các trình tự và phƣơng pháp tác nghiệp ở bộ phận nào đó của một tổ chức
nhằm mục đích đánh giá hiệu năng và hiệu quả”. Tác giả Raffegean và Dubois
(1984) cho rằng kiểm toán hoạt động là nhận định thành tích và hiệu quả. Theo các

12


Chuẩn mực kiểm toán của INTOSAI số 1.038 và 1.040 có nêu “Toàn bộ lĩnh vực
KTNN bao gồm kiểm toán tính tuân thủ, tính hợp pháp và kiểm toán hoạt động” và
“Kiểm toán hoạt động bao hàm kiểm toán tính tiết kiệm, hiệu quả và hiệu lực. Đáng
lƣu ý tại đại hội IX năm 1977 trƣớc thực tiễn hoạt động của KTNN trên thế giới,
INTOSAI đã ra tuyên bố Lima (tổ chức tại Peru) đã nêu: Nhiệm vụ truyền thống
của cơ quan kiểm toán tối cao là kiểm toán tính hợp pháp và hợp thức của công tác
quản lý tài chính và hoạt động kế toán. Bên cạnh loại hình kiểm toán này vẫn giữ
nguyên ý nghĩa của nó, còn một loại hình kiểm toán có tầm quan trọng tƣơng đƣơng
là kiểm toán hoạt động tập trung vào kiểm tra hành vi, tính kinh tế, hiệu quả và hiệu
lực của nền hành chính công. Trên thực tế, định hƣớng chủ đạo của tuyên bố Lima
đƣợc vận dụng vào các luật kiểm toán của các nƣớc còn những điểm khác nhau: (i)
Đặt ngang bằng giữa kiểm toán hoạt động và kiểm toán tài chính, nhƣ: Luật Kiểm
toán của Trung Quốc, Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Liên bang Nga, Cộng hòa Liên
bang Đức, Malaysia… (ii) Chỉ quy định một số đối tƣợng kiểm toán chịu sự kiểm
tra về tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực, nhƣ: Luật Kiểm toán của Thái Lan, Anh…
Cho dù có nhiều nghiên cứu về kiểm toán hoạt động nhƣng đều cho rằng kiểm

toán hoạt động có mục tiêu là nhằm xem xét và đánh giá tính kinh tế, hiệu quả và
hiệu lực của các hoạt động. Dựa trên quan điểm chung của INTOSAI về kiểm toán
hoạt động, các KTNN có thể xác định những mục tiêu cụ thể hơn về kiểm toán hoạt
động cho phù hợp với điệu kiện, yêu cầu quản lý của quốc gia mình.
1.2.3. Tổ chức kiểm toán hoạt động dịch vụ y tế
Trên thế giới, các nghiên cứu về tổ chức một cuộc kiểm toán đã đƣợc cụ thể hóa
thành các cẩm nang kiểm toán và hƣớng dẫn kiểm toán dƣới dạng các quy trình,
chuẩn mực. Bênh cạnh đó, các cơ quan kiểm toán trên thế giới đã hình thành kiểm
toán hoạt động từ khá lâu, do vậy việc tổ chức kiểm toán hoạt động trong từng lĩnh
vực thể hiện khá rõ nét, một số quốc gia đã quan tâm đến lĩnh vực dịch vụ y tế của
quốc gia mình và có nhiều đánh giá hoạt động của lĩnh vực này, nhƣ: Canada, Anh,
Australian, Mỹ, Tazanian…, đặc biệt tại Vƣơng quốc Anh đã ban hành rất chi tiết,
cụ thể hƣớng dẫn kiểm toán về chƣơng trình y tế quốc gia.

13


Nghiên cứu tại KTNN Canada (2012) đã đƣợc ứng dụng trong việc kiểm toán
thƣờng xuyên dịch vụ y tế quốc gia hàng năm. Theo đó, tại Canada, ngành y tế đƣợc
tổ chức rộng khắp ơ trung ƣơng và ở các bang thuộc địa phƣơng quản lý, trong đó
họ có hệ thống kiểm toán nội bộ đầy đủ trong các cơ sở y tế, trừ một số cơ sở y tế tƣ
nhân không thuộc sự quản lý của các cấp chính quyền, song nó đƣợc chi phối khá
chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật về hoạt động dịch vụ y tế, do đó hoạt động
của ngành y tế thƣờng xuyên là đối tƣợng kiểm toán tại quốc gia này, theo đó KTV
sẽ dựa trên những tiêu chí cụ thể và đƣợc hƣớng dẫn chi tiết trong cẩm nang kiểm
toán hoạt động, KTV phải xây dựng và cập nhật liên tục hiểu biết về đơn vị đƣợc
kiểm toán.
Nghiên cứu kiểm toán dịch vụ y tế của Vƣơng quốc Anh (2010) đã đƣợc sử
dụng thƣờng xuyên trong thực tiễn của KTNN Anh, theo đó các cuộc kiểm toán
hoạt động dịch vụ y tế sẽ yêu cầu các KTV phác thảo ra các tiêu chí kiểm toán, đặt

chúng vào các tình huống cụ thể và đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi này. Sau khi
thiết lập đƣợc các tiêu chí ở mức độ tổng quan, các KTV sẽ tiếp tục xây dựng các
tiêu chí cụ thể, chi tiết hơn. Do đã có hƣớng dẫn bộ tiêu chí cho lĩnh vực y tế nên
các tiêu chí đánh giá còn yêu cầu KTV phải giải thích rõ lý do lựa chọn, phải có sơ
đồ lô gíc và xác định rủi ro có thể gặp phải, các KTV cần phải xác định phƣơng
pháp cung cấp các bằng chứng cần thiết để trả lời cho các câu hỏi đã đặt ra. Tiếp đó,
các KTV cần lập mô hình cho các nguồn bằng chứng của mình sau đó mới tiến
hành thu thập, phân tích bằng chứng và xác định các nghiên cứu, phát hiện chính.
Nghiên cứu đánh giá kiểm toán dịch vụ y tế của KTNN Australia (2008):
KTNN Australia (ANAO) thƣờng lập kế hoạch theo cấu trúc để xác định chủ đề
kiểm toán trong tƣơng lai. Việc chuẩn bị cho chƣơng trình kiểm toán hoạt động dịch
vụ y tế thƣờng đƣợc thiết kế qua 04 bƣớc: B1 là phân tích các chủ đề dịch vụ công
theo quy định của Luật; B2 là phân tích sâu về dịch vụ công y tế; B3 là xác định
trọng tâm của cuộc kiểm toán; B4 là xây dựng chƣơng trình kiểm toán.
Một số ghi nhận của các cơ quan kiểm toán tối cao trên thế giới quan tâm đến
kiểm toán hoạt động dịch vụ y tế: Báo cáo đánh giá về việc sử dụng các khuyến

14


nghị kiểm toán do Vƣơng quốc Bỉ thuộc Liên minh Châu Âu xây dựng năm 2010 có
đề cập đến việc các quốc gia Châu Âu nên sử dụng các khuyến nghị kiểm toán nhƣ
thế nào cho hiệu quả nhất để cải thiện chất lƣợng dịch vụ CSSK cho ngƣời dân và
ban hành các chính sách liên quan nhằm khắc phục những bất cập của chính sách y
tế thuộc các quốc gia trong khối Liên minh Châu Âu. BCKT hoạt động của Tazania
năm 2009 đề cập cụ thể tại một số đơn vị y tế điển hình để đƣa ra khuyến nghị cho
tổng thể khá đặc thù trong quá trình triển khai kiểm toán. Tại BCKT hoạt động kiểm
toán dịch vụ y tế của Rwanda năm 2007 đề cập đến nguyên nhân cơ quan kiểm toán
quốc gia lựa chọn dịch vụ y tế để tiến hành kiểm toán, từ đó KTNN Rwanda đã xây
dựng chƣơng trình kiểm toán hoạt động và ban hành BCKT với 32 khuyến nghị

nhằm cải thiện dịch vụ y tế trong điều kiện ngân sách còn eo hẹp.
Bên cạnh đó, đã có nhiều hội thảo quốc tế quan tâm đến tổ chức kiểm toán dịch
vụ y tế, nhƣ: Hội thảo đánh giá sự tiến bộ trong dịch vụ y tế tại Nam Phi qua hoạt
động kiểm toán năm 2014; Hội thảo phát triển kiểm toán hoạt động trong khu vực
dịch vụ công tổ chức tại Lithuania năm 2008; Hội thảo phƣơng pháp thực hiện kiểm
toán trong lĩnh vực công đƣợc tổ chức tại Đức năm 2014 với sự tham dự của kiểm
toán Vƣơng quốc Anh, Tòa thẩm kế của Pháp, KTNN Bỉ, các chuyên gia của Liên
Hiệp Quốc, Tòa án Châu Âu...đã thảo luận về lợi ích của loại hình kiểm toán hoạt
động dịch vụ công để đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực của chủ đề kiểm toán.
Có thể nhận thấy, các cơ quan KTNN trên thế giới họ thƣờng tập trung lựa chọn
một số chủ đề thuộc dịch vụ công đƣợc cung cấp bởi các đơn vị thuộc Chính phủ
nhận đƣợc nhiều sự quan tâm của công chúng. Tuy nhiên cơ chế cung cấp dịch vụ
và phân loại dịch vụ ở những quốc gia này có nhiều khác biệt so với Việt Nam, vì
vậy phƣơng thức tổ chức kiểm toán hoạt động dịch vụ cũng không giống nhau, song
những nghiên cứu kiểm toán của các quốc gia này sẽ là tài liệu quan trọng khi vận
dụng vào thực tiễn của Việt Nam; các nghiên cứu của nƣớc ngoài còn nặng về
khung lý thuyết, trong khi cái KTNN Việt Nam cần nhất là thực hành tại bƣớc
“Thực hiện kiểm toán”, nghĩa là kiểm toán nội dung gì và thực hiện kiểm toán nhƣ

15


×