Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Quan điểm của Platon về đời sống tinh thần của con người qua một số tác phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

LÊ THỊ KHUYÊN

QUAN ĐIỂM CỦA PLATON VỀ ĐỜI SỐNG
TINH THẦN CỦA CON NGƢỜI
QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Đà Nẵng - 2015


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

LÊ THỊ KHUYÊN

QUAN ĐIỂM CỦA PLATON VỀ ĐỜI SỐNG
TINH THẦN CỦA CON NGƢỜI
QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM

CHUYÊN NGÀNH: Triết học
MÃ SỐ: 60.22.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:



Đà Nẵng – 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Đà Nẵng, tháng … năm 2015
Tác giả luận văn

Lê Thị Khuyên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn ....................................... 4
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 4
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu ................................................ 5
5. Kết cấu của luận văn .................................................................................. 5
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ................................................................... 5
CHƢƠNG 1 HOÀN CẢNH LỊCH SỬ VÀ TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA SỰ
HÌNH THÀNH QUAN ĐIỂM CỦA PLATON VỀ ĐỜI SỐNG TINH
THẦN CỦA CON NGƢỜI ........................................................................... 10
1.1.NHỮNG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ, CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA SỰ
HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC PLATON ................................ 10
1.2. NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA SỰ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG
PLATON VỀ ĐỜI SỐNG TINH THẦN CON NGƢỜI ............................. 20

1.3. CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA PLATON .................................... 24
1.3.1. Về thân thế và cuộc đời của Platon................................................. 24
1.3.2. Về sự nghiệp của Platon ................................................................. 30
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ............................................................................... 35
CHƢƠNG 2 KHÁI LƢỢC MỘT SỐ TÁC PHẨM VÀ NHỮNG QUAN
ĐIỂM CƠ BẢN CỦA PLATON VỀ ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA CON
NGƢỜI ........................................................................................................... 37
2.1. KHÁI LƢỢC MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA PLATON CÓ BÀN ĐẾN
VẤN ĐỀ ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA CON NGƢỜI ........................... 37
2.1.1. Tác phẩm “Chính thể cộng hòa” ..................................................... 37
2.1.2. Tác phẩm “Phaidon” ....................................................................... 39
2.1.3. Tác Phẩm “Apologia” (Biện giải) và “Crito” ................................ 40


2.1.4. Tác phẩm “Euthyphro” và “Phaedrus” ........................................... 42
2.2. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUAN ĐIỂM PLATON VỀ
ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA CON NGƢỜI ........................................... 43
2.2.1. Về khái niệm và cấu trúc của đời sống tinh thần............................ 44
2.2.2. Về sự bất tử của linh hồn ................................................................ 47
2.2.3. Về nhận thức và giáo dục ............................................................... 51
2.2.4. Về hạnh phúc và đạo đức ................................................................ 66
2.2.5. Về mối quan hệ của đời sống tinh thần đối với cấu trúc giai cấp xã
hội và công việc quản lý đất nƣớc ............................................................ 71
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ............................................................................... 74
CHƢƠNG 3 GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA QUAN ĐIỂM PLATON VỀ
ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA CON NGƢỜI .......................................... 76
3.1 NHỮNG ĐÓNG GÓP CÓ GIÁ TRỊ DÀI LÂU CỦA QUAN ĐIỂM
PLATON VỀ ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA CON NGƢỜI ................... 76
3.2. MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA QUAN ĐIỂM PLATON VỀ ĐỜI SỐNG
TINH THẦN CỦA CON NGƢỜI QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM ............... 83

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ............................................................................... 90
KẾT LUẬN .................................................................................................... 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Hy Lạp là cái nôi của văn minh phƣơng Tây. Nhờ có điều kiện tự nhiên
thuận lợi, khí hậu ôn hòa, những đồng bằng trù phú và các thành phố lớn nhƣ
Athens, Sparta, Corinth và Thebec ra đời sớm. Thƣơng mại cũng phát triển từ
rất sớm với các hải cảng và đảo rải rác trên biển Êgiê (Aegian Sea). Đó là nơi
hội tụ và kết tinh những giá trị tinh hoa của một nền văn hóa rực rỡ nhất thời
cổ đại. Đó cũng là nơi tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của khoa học,
kỹ thuật, thiên văn, y học và triết học.
Trƣớc khi triết học ra đời, thần thoại Hy Lạp đã thống trị và trở thành
thế giới quan của con ngƣời. Ngƣời Hy Lạp đã sử dụng thần thoại không chỉ
để giải thích cội nguồn của thế giới, mà còn để giải thích vì sao thế giới này
luôn vận động, biến đổi và từ sự vận động, biến đổi đó dẫn đến sự tồn tại vĩnh
hằng của thế giới và của sinh linh vạn vật trong thế giới ấy. Thần thoại phản
ánh khát vọng chinh phục tự nhiên của con ngƣời. Với ngƣời Hy Lạp cổ đại,
thần thoại còn đƣợc coi là những khuôn mẫu ứng xử hay là những chuẩn
mực đạo đức trong đời sống cá nhân và xã hội của con ngƣời. Thần thoại Hy
Lạp đƣợc ví nhƣ “Nghìn lẻ một đêm” của ngƣời Ả - rập đƣợc lƣu truyền và
yêu thích cho đến tận ngày nay.
Triết học ra đời đã chấm dứt vai trò thế giới quan của thần thoại. Triết
học Hy Lạp cổ đại ra đời trong bối cảnh diễn ra sự chuyển biến lâu dài và sâu
sắc các quan hệ xã hội. Đó là sự ra đời của xã hội có giai cấp đầu tiên trong
lịch sử - chế độ chiếm hữu nô lệ. Ngƣời ta thƣờng nhắc đến điểm mạnh của

triết học Hy Lạp cổ đại là triết học của khoa học, tƣ duy lý luận và phép biện
chứng. Trên thực tế triết học Hy Lạp cổ đại đã có nhiều nỗ lực trong việc tìm
hiểu đời sống tinh thần của con ngƣời, khai thác vấn đề tinh thần, tâm trí và
linh hồn của con ngƣời. Thế hệ sau này, đã ngợi ca sự vĩ đại của nền văn


2

minh Hy Lạp cổ đại và xem nó là nền tảng của văn minh nhân loại. Nhƣ lời
Ph. Ăngghen đã nhận xét: “Không có chế độ nô lệ thì không có quốc gia Hy
Lạp, không có nghệ thuật và khoa học Hy Lạp, không có chế độ nô lệ thì
không có Đế chế La Mã. Mà không có cái cơ sở của nền văn minh Hy Lạp và
Đế chế La Mã thì không có châu Âu hiện đại” [18, tr. 254].
Nếu về mặt huyền thoại, ngƣời Hy Lạp tôn sùng thần Zeus là chúa tể
của các vị thần ngự trên đỉnh Olympia, thì trong lĩnh vực tƣ tƣởng ngƣời ta
ngợi ca Platon là một thiên tài triết học, một nhà tƣ tƣởng lỗi lạc. Ông là biểu
tƣợng sáng ngời là tấm gƣơng ngƣời công dân mẫu mực, là một nhân cách
đức độ và tài năng hiếm có. Khi nói về thời gian, ngạn ngữ Eskimo có câu:
“Quá khứ là tro tàn; tƣơng lai là gỗ. Chỉ ngày hôm nay là lửa sáng chói lòa”
[73]. Xem ra điều này là không đúng khi nói về văn minh Hy Lạp cổ đại nói
chung và triết gia Platon nói riêng. Bụi thời gian không thể xóa nhòa những tƣ
tƣởng tiến bộ vƣợt trƣớc thời đại của ông. Tƣ tƣởng Platon in dấu ấn sâu đậm
trong văn hóa phƣơng Tây, thậm chí cho đến tận ngày nay, các tác phẩm của
ông và tƣ tƣởng của ông vẫn còn là nguồn cảm hứng cho nhiều học giả và nhà
nghiên cứu trên thế giới.
Platon là nhà triết học đa tài, tƣ tƣởng triết học của ông bao trùm lên rất
nhiều lĩnh vực nhƣ: chính trị, xã hội, nhà nƣớc, giáo dục, mỹ học. Tuy nhiên,
Platon là một nhà duy tâm khách quan nên ông đặc biệt quan tâm nghiên cứu
đời sống tinh thần của con ngƣời và coi đó là điểm xuất phát và nền tảng của
việc nghiên cứu tất cả các vấn đề khác.

Platon sinh ra và lớn lên, trải qua những biến cố của cuộc đời, bản thân
ông cũng đã từng bị bắt bán ở chợ nô lệ, cũng đã từng chịu hệ lụy của những
biến cố chính trị và kể cả những thói xấu xa của cuộc đời phơi bày trƣớc mắt.
Hơn ai hết, Platon đã thấu hiểu những suy tƣ trăn trở của ngƣời Hy Lạp làm


3

sao có đƣợc một xã hội tốt đẹp, công bằng và làm sao để con ngƣời ngày càng
sống tốt hơn, yêu thƣơng nhau hơn.
Qua các tác phẩm của Platon nhƣ: “The Republic” (Chính thể cộng
hòa), “Phaedrus”, “Euthyphro”, “Apologia” (Biện giải), “Crito”, “Phaidon”,
v.v., Platon đã cho chúng tôi thấy rõ những quan điểm cơ bản của ông về đời
sống tinh thần của con ngƣời một cách toàn diện. Đó là những vấn đề về khái
niệm và cấu trúc đời sống tinh thần (tâm hồn) của con ngƣời, về sự bất tử của
linh hồn, về nhận thức và giáo dục, về hạnh phúc và đạo đức và về mối quan
hệ giữa đời sống tinh thần với cấu trúc giai cấp của xã hội và công việc quản
lý đất nƣớc.
Mặc dù Platon không thể vƣợt qua giới hạn những điều kiện lịch sử chi
phối, song những vấn đề mà ông đặt ra trong tác phẩm thật sự có ý nghĩa đối
với chúng ta. Đó là sự đề cao, quan tâm và giáo dục đời sống tinh thần của
con ngƣời một cách hài hòa nhƣ là thƣớc đo cơ bản để chứng minh xã hội lý
tƣởng và tốt đẹp nhất. Đó còn là khát vọng của một ngƣời công dân mẫu mực
luôn trăn trở và mƣu cầu hạnh phúc cho mọi ngƣời. Đó còn là hình ảnh của
một con ngƣời khao khát chinh phục và luôn tìm kiếm chân lý đích thực trong
cuộc đời.
Quan điểm của Platon về đời sống tinh thần tuy không tránh khỏi một
số hạn chế nhất định do thời đại và lập trƣờng triết học của ông, tuy nhiên,
bên trong cái vỏ duy tâm thần bí, hệ thống triết học của ông chứa đựng nhiều
giá trị tích cực có ý nghĩa lâu dài trong thời đại ngày nay. Do vậy, việc đi sâu

một số tác phẩm để nghiên cứu một cách sâu sắc quan điểm của ông về đời
sống tinh thần con ngƣời là một việc làm rất cần thiết không chỉ đối với sự
phát triển của triết học nói chung, mà còn còn ý nghĩa đối với các lĩnh vực
chính trị, văn hóa, nhất là vấn đề giáo dục, quản lý con ngƣời, vấn đề phân
công lao động xã hội hiện nay.


4

Chính vì thế, tôi chọn vấn đề “Quan điểm của Platon về đời sống tinh
thần của con người qua một số tác phẩm” làm đề tài luận văn thạc sĩ của
mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
- Mục đích của luận văn
Luận văn có mục đích phân tích quan điểm của Platon về đời sống tinh
thần của con ngƣời qua một số tác phẩm nhƣ: “Chính thể cộng hòa”,
“Phaidon”, “Crito”, “Biện giải”, “Phaedrus”, “Euthyphro”, qua đó vạch ra
những giá trị và hạn chế của quan điểm đó, đồng thời chỉ ra những vấn đề có
ý nghĩa lâu dài trong thời đại ngày nay.
- Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
+ Trình bày một cách khái quát bối cảnh lịch sử và những tiền đề lý
luận cho sự ra đời quan điểm của Platon về đời sống tinh thần của con ngƣời.
+ Phân tích những nội dung chủ yếu của quan điểm của Platon về đời
sống tinh thần của con ngƣời qua một số tác phẩm nhƣ: “Chính thể cộng
hoà”, “Phaidon”, “Crito”, “Biện giải”, “Phaedrus” và “Euthyphro”.
+ Nhận xét về những giá trị và hạn chế của quan điểm đó, đồng thời chỉ
ra những vấn đề còn có ý nghĩa lâu dài trong thời đại ngày nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tƣợng nghiên cứu là quan điểm cơ bản của Platon về bản chất,
cấu trúc, vai trò của đời sống tinh thần; vấn đề linh hồn và sự bất tử của linh

hồn; vấn đề hạnh phúc và giáo dục con ngƣời, mối quan hệ giữa cấu trúc đời
sống tinh thần với phân công lao động xã hội.
+ Phạm vi nghiên cứu là một số tác phẩm: “The Republic” (Chính thể
cộng hoà), “Phaidon”, “Crito”, “Apologia” (Biện giải), “Phaedrus” và
“Euthyphro” của ông. Luận văn căn cứ trên các tác phẩm đã đƣợc dịch ra
tiếng Việt của dịch giả Đỗ Khánh Hoan (“Cộng hòa” và “Ngày cuối trong đời


5

của Socrates”, Nhà xuất bản Thế giới, 2013), và có đối chiếu với một số bản
dịch tiếng Anh của tác phẩm để hiểu một cách chính xác hơn. Ngoài ra, luận
văn còn tham khảo một số tài liệu khác về Platon.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận của luận văn
Luận văn đƣợc thực hiện trên nền tảng lý luận của triết học Mác Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, giữa tồn tại xã hội
và ý thức xã hội, về đời sống tinh thần của con ngƣời.
- Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Cơ sở phƣơng pháp luận của luận văn là phƣơng pháp duy vật biện
chứng và phƣơng pháp duy vật lịch sử. Ngoài ra luận văn còn sử dụng kết hợp
phƣơng lịch sử và phƣơng pháp lôgic, phân tích và tổng hợp, hệ thống hoá và
so sánh…
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn có nội dung chính gồm 3 chƣơng (7 tiết).
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Chỉ có thể nói rằng, nếu bƣớc chân vào lĩnh vực triết học, mà không
nghiên cứu về Platon thì đó là một thiếu sót lớn trong cuộc đời. Cũng giống
nhƣ ngƣời ta nói rằng đến Trung Quốc mà chƣa đến “Vạn lý trường thành” thì
xem nhƣ là chƣa đến Trung Quốc. Không phải là ngẫu nhiên khi cuộc đời và

sự nghiệp của Platon nói chung và tƣ tƣởng của ông nói riêng đƣợc sự quan
tâm của rất nhiều học giả, nhà nghiên cứu trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Vì thế chúng ta dễ nhận ra rằng ở trên thế giới, các công trình nghiên cứu về
lịch sử triết học nói chung trong đó có triết học Platon nói riêng tƣơng đối
nhiều, bởi lẽ, muốn xây dựng học thuyết của mình, bao giờ các nhà triết học
cũng phải nghiên cứu lịch sử triết học trƣớc đó. Tuy nhiên, có một thực tế


6

rằng, công trình nghiên cứu về Platon nhiều là thế, song ở Việt Nam những
công trình nghiên cứu của các tác giả nƣớc ngoài đƣợc dịch ra tiếng Việt còn
quá khiêm tốn.
Trƣớc tiên chúng ta có thể kể ra một số công trình nghiên cứu về triết
học Hy Lạp cổ đại và triết học Platon ở Liên Xô trƣớc đây. Aleksei Losev là
ngƣời nghiên cứu một cách có hệ thống về cuộc đời và sự nghiệp sáng tạo của
Platon trong lĩnh vực triết học và nghệ thuật. Tập thể các nhà triết học thuộc
Viện Triết học, Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô với các công trình: “Lịch sử
triết học phương Tây” [54] và “Lịch sử phép biện chứng” gồm 6 tập [52],
trong đó tập I (Phép biện chứng cổ đại) chủ yếu trình bày lịch sử ra đời và
phát triển của phép biện chứng cổ đại, bao gồm tƣ tƣởng biện chứng của
Platon.
Ở nƣớc ngoài, trong các công trình nghiên cứu Platon và tƣ tƣởng
chính trị của ông tƣơng đối nhiều và đa dạng. Trƣớc hết là trong các bách
khoa toàn thƣ (encyclopedia) đều có những mục nghiên cứu ít nhiều sâu sắc
về triết học Platon và tƣ tƣởng chính trị của ông, nhƣ “Bách khoa toàn thư
triết học trên internet” (Internet Encyclopedia of Philosophy), “Bách khoa
toàn thư triết học Stanford” (Stanford Encyclopedia of Philosophy), “Bách
khoa toàn thư Britanica” (Encyclopaedia Britanica),“Bách khoa mở
Wikipedia” (Wikipedia, the free Encyclopedia). Benjamin Jowett với những

công trình biên dịch các tác phẩm Platon trong đó có “Republic” (Chính thể
cộng hòa) và đƣợc công bố trên “The Internet Classics Achives”. Benjamin
Jowett và M.J. Knight là chủ biên của công trình “Platon chuyên khảo” (Nxb
Văn hóa - Thông tin dịch, 2008) [13]; Trong tác phẩm này, các tác giả trình
bày tƣ tƣởng của Platon dƣới dạng các hội thoại. Samuel Enouch Stumpt với
tác phẩm “Lịch sử triết học và các luận đề” (Nxb Lao động, 2004) [46].


7

Trong tác phẩm này, quan niệm của Platon đƣợc trình bày theo các chủ đề lý
luận nhận thức, triết học đạo đức, triết học chính trị và vũ trụ quan.
Ở trong nƣớc, ngay từ khá sớm đã có công trình “Lịch sử triết học
phương Tây” của Đặng Thai Mai (1950) [20] trong đó có đề cập đến tƣ tƣởng
chính trị Platon. Ở miền Nam trƣớc giải phóng đã có một số bản dịch tiếng
Việt các tác phẩm Platon của Trịnh Xuân Ngạn, Trần Thái Đỉnh, Lê Tôn
Nghiêm trong đó có tác phẩm “Cộng hòa” do Trần Thái Đỉnh dịch (Sài Gòn,
1963) [38].
Công cuộc đổi mới đƣợc khởi xƣớng từ Đại hội lần thứ VI (12/1986),
không chỉ đổi mới trên lĩnh vực kinh tế - xã hội mà đặc biệt là đổi mới trong
tƣ duy lý luận và tƣ tƣởng đã thổi một luồng gió mát trong lĩnh vực nghiên
cứu lý luận. Chính vì vậy mà việc nghiên cứu và dịch thuật các công trình về
lịch sử triết học ngoài mácxít ngày càng đƣợc đƣợc chú trọng hơn. Có thể kể
đến một số công trình nghiên cứu về lịch sử triết học Hy Lạp trong đó có triết
học Platon: “Triết học Hy Lạp cổ đại” (1987) do Thái Ninh biên soạn [31],
“Triết học cổ đại Hy Lạp - La Mã” (1993) do Hà Thúc Minh chủ biên [22],
“Triết học Hy Lạp cổ đại” (1999) của Đinh Ngọc Thạch [48]. Đối với Platon,
các tác giả phân tích một cách toàn diện trong đó có tƣ tƣởng chính trị (học
thuyết về nhà nƣớc).
Ngoài ra phải kể đến một loạt các công trình nghiên cứu về lịch sử triết

học, trong đó các tác giả dành một phần quan trọng cho việc phân tích tƣ
tƣởng triết học của Platon. Đó là, “Lịch sử triết học” [57] do Nguyễn Hữu
Vui (chủ biên); “Lịch sử triết học” do Bùi Thanh Quất và Vũ Tình (chủ biên)
[43], “Lịch sử triết học phương Tây” - Tập I: Thời kỳ khai nguyên triết lý Hy
Lạp của Lê Tôn Nghiêm [29]; “Lịch sử triết học”, tập 1, Triết học cổ đại, do
Nguyễn Thế Nghĩa, Doãn Chính (chủ biên) [28]; “Lịch sử triết học phương
Tây” của Nguyễn Tiến Dũng [4]; “Đại cương về lịch sử triết học phương


8

Tây” của Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Thanh, Nguyễn Anh Tuấn [9]; Lịch sử triết
học phương Tây: Từ triết học Hy Lạp cổ đại đến triết học cổ điển Đức, của
Nguyễn Tấn Hùng [10]. Trong các công trình nghiên cứu này, các tác giả có
đề cập một cách khái quát các quan điểm của Platon về lý luận nhận thức,
phép biện chứng, đạo đức học và chính trị học, nhƣng chƣa đi sâu vào một tác
phẩm nào.
Sẽ là một thiếu sót nếu không nhắc đến một số dịch thuật về lịch sử
triết học trong đó có cả triết học của Platon nhƣ “Tuyển tập danh tác triết học
từ Platon đến Derrida” của Forrest E. Baird. Góp vào việc nghiên cứu Platon,
còn có thêm một số bản dịch các tác phẩm của Platon do dịch giả Nguyễn
Văn Khoa, Trần Xuân Ngạn và Trần Thái Đỉnh [41], [42], [35], [36], [37] và
[38]. Đặc biệt, trong những năm gần đây, dịch giả Đỗ Khánh Hoan đã có
nhiều công trình dịch thuật các tác phẩm của Platon. Tác phẩm “Cộng hòa”
[7] đƣợc Đỗ Khánh Hoan dịch từ bản tiếng Anh “The Republic”, trong đó ông
không chỉ chuyển ngữ mà còn giới thiệu tƣơng đối đầy đủ về cuộc đời và sự
nghiệp của Platon. Dịch giả còn tóm tắt những nội dung chính của mỗi
chƣơng và đƣa ra những lời bình luận khá sắc sảo. Tác phẩm “Ngày cuối
trong đời của Socrates” [8], là một bản dịch bốn tác phẩm của Platon gồm
“Euthyphro”, “Apologia” (Biện giải), “Crito” và “Phaedo” (Phaidon). Đây là

những cuộc đối thoại giữa Socrates và những ngƣời khác trong những ngày
cuối đời ông, trong đó thể hiện quan niệm của Platon đời sống tinh thần, đạo
đức, hạnh phúc, về linh hồn, kiếp sau, v.v…
Trong những năm gần đây, Platon đã thu hút sự quan tâm đặc biệt và
hứng thú của các học viên khi chọn Platon làm luận văn nghiên cứu của mình
có thể kể đến nhƣ:“Quan niệm của Platon về nhà nước lý tưởng” của Nguyễn
Thị Quyết [44]; “Tư tưởng giáo dục của Platon qua tác phẩm Nền cộng hòa”
của Phạm Bá Điền [6], Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, luận


9

văn đã bảo vệ năm 2011 và 2012. “Tư tưởng triết học chính trị của Platon
trong tác phẩm Chính thể cộng hòa” của Trịnh Ngọc Tú [50], Trƣờng Đại
học Kinh tế Đà Nẵng, năm bảo vệ 2013.
Nói tóm lại các công trình nghiên cứu về Platon ở nƣớc ta tuy nhiều
nhƣng chủ yếu chỉ giới thiệu khái quát các quan niệm của Platon về ý niệm,
về linh hồn bất tử, về đạo đức. Trừ một số công trình đi sâu vào lĩnh vực
chính trị, chƣa có công trình nào đi sâu nghiên cứu quan điểm Platon về đời
sống tinh thần của con ngƣời một cách có hệ thống và đầy đủ.
Thông qua các tác phẩm dịch, nghiên cứu và giới thiệu quan điểm của
Platon đã nêu trên và có tham khảo một số tài liệu tiếng nƣớc ngoài, chúng tôi
chọn lọc, khái quát, hệ thống lại và đi sâu hơn vào vấn đề đời sống tinh thần
của con ngƣời, rút ra những giá trị và hạn chế của nó. Đó cũng là lý do tôi
chọn đề tài trên làm công trình nghiên cứu của mình.


10

CHƢƠNG 1


HOÀN CẢNH LỊCH SỬ VÀ TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN
CỦA SỰ HÌNH THÀNH QUAN ĐIỂM CỦA PLATON
VỀ ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA CON NGƢỜI
1.1.NHỮNG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ, CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA SỰ
HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC PLATON
Hy Lạp cổ đại là một quốc gia ở khu vực Địa Trung hải
(Mediterranean Sea), có lãnh thổ rộng, bao gồm miền lục địa Hy Lạp (Nam
bán đảo Balkan), miền đất ven bờ Tiểu Á, và những đảo thuộc biển Êgiê
(Aegian Sea). Bờ biển Hy Lạp dài có những đặc trƣng địa hình riêng ở hai
nửa Đông - Tây. Bờ phía Tây gồ ghề, lởm chởm không thuận tiện cho việc
xây dựng các cảng. Bờ phía Đông lại khúc khuỷu, hình răng cƣa, tạo ra nhiều
vịnh, nhiều hải cảng tự nhiên, an toàn, thuận tiện cho sự đi lại của tàu thuyền.
Bờ biển phía Tây của miền Tiểu Á cũng có những điều kiện tự nhiên tƣơng tự
nhƣ ở phía Đông miền lục địa Hy Lạp. Còn vùng đất liền ven bờ Tiểu Á, là
vùng đất trù phú, tạo thành cầu nối, nối thế giới Hy Lạp với các nền văn minh
cổ đại phƣơng Đông. Hy Lạp cổ đại có nhiều đảo lớn nhỏ nằm rải rác trên
vùng biển Êgiê (Aegian Sea) thuộc Địa Trung hải, tạo thành một hành lang
cầu nối giữa miền lục địa Hy Lạp với Tiểu Á. Ở phía Nam Hy Lạp có đảo
Crete trên biển Êgiê (Aegian Sea), một trung tâm thƣơng mại, đồng thời cũng
là trung tâm của nền văn minh tối cổ - văn minh Crete - Mycenae trong lịch
sử Hy Lạp. Phần lớn lãnh thổ Hy Lạp giáp biển, nên điều kiện tự nhiên mƣa
thuận gió hòa quanh năm, con ngƣời vô cùng phóng khoáng, tƣ tƣởng cấp tiến
và tự do.
Cũng giống nhƣ các quốc gia cổ đại khác, điều kiện tự nhiên đã có những
tác động đáng kể tới khuynh hƣớng phát triển của nền kinh tế cũng nhƣ thiết chế


11


nhà nƣớc của quốc gia cổ đại Hy Lạp. Vì thế Hy Lạp rất thuận lợi trong việc
phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp, giao thông, thƣơng mại và các ngành
khoa học, làm tiền đề cho văn minh Hy Lạp ra đời và phát triển rực rỡ.
Những tộc ngƣời Hy Lạp trên bốn vùng cƣ trú kể trên đã cùng nhau xây
dựng nên lịch sử các quốc gia thành thị Hy Lạp. Họ tự nhận có cùng chung
một nguồn gốc, cùng chung một ngôn ngữ, tín ngƣỡng, tôn giáo và phong tục
tập quán. Họ tự coi là những con cháu của thần Hellene và gọi quốc gia của
họ là Hellas.
Vào khoảng thời đại Homere (thế kỷ XI - IX TCN), ở Hy Lạp đã chớm
bắt đầu quá trình tan rã của công xã thị tộc, đƣợc thúc đẩy bởi sự phân công
lao động, diễn ra trong nông nghiệp, giữa trồng trọt và chăn nuôi. Bƣớc sang
thế kỷ VIII (TCN), kinh tế ở các thị quốc Hy Lạp tiếp tục phát triển với nhịp
độ nhanh chóng. Thủ công tách khỏi nghề nông và tiến những bƣớc đáng kể.
Ngành đóng tàu đƣợc khuyến khích nhằm phục vụ cho thƣơng nghiệp và
chiến tranh. Sự hƣng thịnh của kinh tế kích thích quá trình vƣợt biển tìm đất
mới, xâm chiếm lãnh thổ các nƣớc láng giềng, bắt ngƣời làm nô lệ.
Nhƣ vậy, chính sự tích lũy tƣ hữu, phát triển quan hệ hàng hóa, tiền tệ,
sự tan rã của kinh tế tự nhiên, sự phân hóa giàu nghèo, sự đối kháng giữa các
lực lƣợng xã hội, sự thôn tính đất đai, sử dụng lao động nô lệ… khiến cho chế
độ thị tộc tan rã và bị thay thế bởi một thiết chế xã hội mới. Đó là chế độ
chiếm hữu nô lệ ra đời, trong đó giai cấp chủ nô có toàn quyền, còn nô lệ chỉ
là ngƣời phục dịch sản xuất. Có thể nói đây là chế độ xã hội tàn bạo và khốc
liệt nhất trong các xã hội loài ngƣời, nơi mà con ngƣời đƣợc xem nhƣ một vật
hàng hóa, bị đem ra trao đổi buôn bán giữa chợ, nơi mà ngƣời nô lệ bị đối xử
chỉ nhƣ con vật biết nói, bị đem ra làm trò tiêu khiển cho những “thú vui”
man rợ và độc ác của những ngƣời giàu có. Trong chế độ đó, tính mạng và
quyền sống của ngƣời nô lệ đƣợc đặt ở mức thấp nhất trong lịch sử nhân loại.


12


“Dù là nô lệ của tƣ nhân hay của nhà nƣớc, luật pháp Athens quy định nô lệ là
sở hữu riêng, tài sản riêng của chủ nô. Nô lệ là “công cụ biết nói” - không có
tài sản, không có gia đình, không có tên gọi (thƣờng đƣợc gọi theo quê quán).
Để phân biệt và nhận biết nô lệ của mình, chủ nô thƣờng khắc dấu trên trán
mỗi nô lệ. Chủ nô bỏ tiền ra mua nô lệ, nô lệ hoàn toàn thuộc về sở hữu của họ,
có nghĩa vụ lao động sản xuất và phục dịch. Luật pháp thừa nhận và bảo vệ
quyền sở hữu này, chủ nô có quyền bán, mua, nhƣợng đổi, thừa kế cho ngƣời
khác nô lệ của họ, hành hạ đánh đập, thậm chí có thể giết chết nô lệ của mình.
Việc bán, mua, đổi chác nô lệ là việc thƣờng ngày, công khai và đậm tính
thƣơng mại. Nô lệ ở Athens đã trở thành một món hàng hóa. Athens có những
chợ chuyên bán nô lệ. Nô lệ được đem bán như người ta bán gia súc. Ngƣời
mua xem xét, xoi mói từ dáng dấp, cái răng, cái tóc đến những khả năng có thể
có của nô lệ. Giá cả không ổn định, phụ thuộc vào số tù binh có đƣợc sau mỗi
cuộc chiến, số lƣợng ngƣời bị bắt trong các vụ cƣớp biển…” [30].
Chính do sự phát triển của kinh tế - xã hội, nền chính trị Hy Lạp cũng
bắt đầu có những xáo trộn, xã hội Hy Lạp đƣợc phân thành những khuynh
hƣớng chính trị mâu thuẫn với nhau, tạo nên sự đấu tranh, tranh giành quyền
lực của hai phái: chủ nô dân chủ và chủ nô quý tộc. Những cuộc đấu tranh
này đƣợc phản ánh rõ rệt trong lịch sử triết học Hy Lạp. Ngoài sự phân chia
giai cấp, trong xã hội còn có sự phân chia rõ rệt giữa lao động trí óc và lao
động chân tay, xuất hiện những ngƣời chuyên tâm lao động trí óc. Sau khi chế
độ đẳng cấp này ra đời, đời sống xã hội phát triển, các thành thị Hy Lạp cũng
dần dần đƣợc thành lập với mục đích làm nơi điều khiển, bảo vệ những quyền
lợi của giai cấp thống trị và là trung tâm văn hóa, khoa học, nghệ thuật.
Nói tóm lại, triết học Hy Lạp phát triển trong điều kiện sự hƣng thịnh
của chế độ nô lệ, sự phân chia lao động giữa lao động trí óc và lao động chân
tay, sự tranh giành quyền lực của các thế lực chính trị cùng với sự xuất hiện



13

các trung tâm thành thị và sự phát triển rực rỡ của văn hóa, khoa học, nghệ
thuật. Đó là điều kiện khách quan của sự xuất hiện các triết gia và trƣờng phái
triết học. Triết học - hình thức tƣ duy lý luận đầu tiên trong lịch sử tƣ tƣởng
nhân loại, ra đời, thay thế cho tƣ duy huyền thoại và tôn giáo nguyên thuỷ.
Thuật ngữ “triết học” do ngƣời Hy Lạp nêu ra (philosophia) theo nghĩa hẹp là
“yêu mến sự thông thái”, còn theo nghĩa rộng, là khát vọng vƣơn đến tri thức;
nói khác đi, là “quá trình tìm kiếm chân lý”. Tuy nhiên với thời gian triết học
đƣợc hiểu theo nghĩa rộng: đó là thứ tri thức phổ quát, tìm hiểu các vấn đề
chung nhất của tồn tại và tƣ duy. Ở buổi đầu lịch sử tri thức triết học là tri
thức bao trùm, là “khoa học của các khoa học”.
Hy Lạp cổ đại đƣợc xem là quê hƣơng của triết học. Các nhà triết học
tiêu biểu, các trƣờng phái triết học tiêu biểu cũng ra đời từ đây. Triết học là sự
phản ánh thời đại bằng tƣ duy lý luận. Khi t
C. Mác đã
[15, tr. 157]

[15, tr. 156]

thông qua
Hy Lạp cổ đại ví nhƣ đỉnh “Elbrus” của ngƣời phƣơng Tây, là “suối
nguồn” của văn minh nhân loại, đã sinh ra và nuôi dƣỡng Platon. Trong tác
phẩm “Chính thể cộng hòa” tới Phần VIII, Platon đề cập các thể chế chính trị
đƣơng thời đó là: chế độ “vị danh” hay “tài bản” (timarcratia), chế độ quả đầu
hay đầu sỏ (oligarchia), chế độ dân chủ (demokratia) và chế độc độ tài
(tyrannia). Xã hội Hy Lạp thời cổ đại đƣợc chia thành những đẳng cấp rõ rệt
đƣợc phản ánh trong các tác phẩm của ông.



14

Nói về thành bang Sparta là một thành bang đƣợc xây dựng sớm nhất
trong lịch sử Hy Lạp (ngay từ thế kỉ IX TCN). Nằm trên đồng bằng Laconi
thuộc phía nam Peloponnesia, Sprata có lợi thế phát triển nông nghiệp và
chăn nuôi. Đồng bằng Laconi đƣợc tạo nên bởi sông Eurotas với những cánh
đồng màu mỡ, phì nhiêu xung quanh lại có những dãy núi cao che chắn, bảo
vệ. Laconi là nơi có trữ lƣợng sắt lớn vào bậc nhất lục địa Hy Lạp.
Về mặt xã hội, thành Sparta có ba tập đoàn ngƣời cùng sinh sống
nhƣng quyền lợi và nghĩa vụ hoàn toàn khác nhau. Thứ nhất là thành phần quí
tộc quân phiệt của Sparta đƣợc gọi là spartiates; họ sống kỷ luật, song tự hào
là ngƣời dân Sparta làm chủ đất nƣớc. Họ là giai cấp thống trị ở Sparta. Họ
không tham gia các hoạt động sản xuất (không làm ruộng, không làm thợ thủ
công và không tham gia buôn bán). Họ sống bằng sự nô dịch, bóc lột sức lao
động của ngƣời perioikoi và ngƣời heilotes. Ngƣời Sparta chỉ có chức năng
cai trị, và tham gia vào lực lƣợng quân đội (để xâm lƣợc hoặc bảo vệ đất
nƣớc). Thứ hai là perioikoi, theo luật pháp Sparta, coi ngƣời perioikoi là ngƣời
tự do, nhƣng phải thực hiện nghĩa vụ tham gia các hoạt động kinh tế (nông
nghiệp, thủ công nghiệp, chăn nuôi và buôn bán) nộp thuế để nuôi ngƣời
Sparta. Ngoài ra họ cũng phải tham gia quân đội đƣợc biên chế thành những
đơn vị. Họ không đƣợc hƣởng quyền chính trị. Thứ ba là heilotes (theo số liệu
lịch sử có khoảng 200.000 ngƣời chiếm một tỷ lệ nhất trong dân cƣ Sparta) là
thành phần bị trị, nô lệ phải lao động, phục vụ, không có tƣ hữu và quyền lợi.
Đám heilotes là nô lệ phục vụ cho chủ nhân spartiates; họ có thể bị trƣng binh
phục vụ chiến tranh, trong số thỉnh thoảng có ngƣời đƣợc trả tự do, song tổng
quát mà nói họ không đƣợc coi là công dân và không có quyền hoặc lợi gì hết.
Giết nô lệ không bị coi sát nhân. Khác với nô lệ ở Athens, nô lệ ở Sparta không
có quyền lợi chính trị, thân thể, tƣ pháp nhƣng lại đƣợc phép có gia đình riêng,
lệ thuộc vào chủ nô nhƣng là tài sản chung của thành bang.



15

Nhƣ đã nói ở trên ngƣời perioikoi và ngƣời heilotes chiếm số đông
trong dân cƣ Sparta. Họ cũng là đối tƣợng bị bóc lột, vì vậy mâu thuẫn đã xảy
ra giữa chủ nô và nô lệ. Giai cấp chủ nhân sống với đa số nô lệ, luôn luôn lo
sợ nổi dậy và đã có nhiều trƣờng hợp đã xảy ra, thành phần spartiates theo lối
sống đặc biệt. Họ là giai tầng quân phiệt, trong đó cá nhân tuyệt đối phục tùng
cộng đồng. Mỗi công dân là một chiến binh. Giáo dục, hôn nhân, nhiều mặt
sinh hoạt thƣờng nhật áp dụng khe khắt nhằm duy trì khả năng quân sự. Trong
cuốn “History of Greece” (Lịch sử Hy Lạp), J.B. Bury ghi:
“Đến tuổi hai mƣơi tất cả trẻ trai tập dƣợt trong ngôi trƣờng khổng lồ
theo mô hình quân đội. Tại đây đám trẻ thụ huấn dƣới sự hƣớng dẫn của
thanh niên tuổi từ hai mƣơi đến ba mƣơi, số này vẫn chƣa tới tuổi đƣợc công
nhận là công dân chính thức. Đến hai mƣơi tuổi đám trẻ thụ huấn quân sự và
đƣợc phép lập gia đình; nhƣng tất cả vẫn phải sống trong doanh trại, chỉ thỉnh
thoảng lẻn về thăm vợ.” [59, tr. 132]
“Kỷ luật cũng áp dụng với thiếu nữ. Sinh hoạt chung với thiếu niên,
thiếu nữ tập thể dục. Khi tập tất cả đều ở trần, dẫu thế họ không coi là bất nhã.
… Tuy nhiên, nếu chính quyền chỉ thị sinh con cho thành quốc, họ tuân lệnh
tức thì không hề thắc mắc, dù biết việc làm đó vi phạm, chà đạp tính cách
thiêng liêng của liên hệ hôn phối đòi hỏi.” [59, tr. 133]
Thành bang Sparta đem toàn bộ ruộng đất chia thành khoảng 10.000
mảnh đất bằng nhau, mỗi khoảng độ 20 ha, cùng với số ngƣời perioikoi và
ngƣời heilotes, cho mỗi gia đình ngƣời spartiates. Những gia đình đƣợc phép
hƣởng số thu hoạch, nhƣng không đƣợc quyền chiếm hữu số ruộng đó và số
nô lệ canh tác, không đƣợc phép bán chuyển nhƣợng vì ruộng đất và nô lệ là
sở hữu chung của nhà nƣớc. Ở thành Sparta, ngƣời dân không đƣợc phép sở
hữu của cải dƣới hình thức vàng hoặc bạc, họ sử dụng tiền bằng sắt. Mọi hình
thức xa hoa đều bị cấm nên cuộc sống của họ thật đơn giản. Cá nhân không



16

có chỗ đứng trong thành quốc. Mọi ngƣời dân không có đời tƣ, lợi ích riêng.
Họ sống trong doanh trại theo kỷ luật nhà binh, luôn luôn sẵn sàng chiến đấu
vì thành quốc. Bởi thế thuở đó mặc dù không gây hấn, dân Sparta là đội quân
hùng hậu khắp Hy Lạp.
Chế độ nhà nƣớc Sparta bao gồm vƣơng quyền thế tập, bầu cử phổ
thông, tuyển chọn pháp quan và Hội đồng trƣởng lão, đặc biệt kính trọng tuổi
tác và kinh nghiệm; thành viên Hội đồng là ngƣời trên sáu mƣơi, muốn làm
vệ quốc tuổi phải năm mƣơi. Tổ chức thành quốc Sparta khiến nhiều ngƣời
khắp Hy Lạp, trong lục địa, trên hải đảo chú ý; hoàn chỉnh và đơn giản làm
nhiều ngƣời ƣa thích, nhƣng ít ngƣời muốn sống trong đó.
Thành bang Athens là quốc gia thành thị xuất hiện trên vùng bán đảo
Attica (Trung Hy Lạp). Đó là một vùng đồng bằng hẹp đất đai phì nhiêu,
nhiều đồi núi, khí hậu lại khô khan, lƣợng mƣa hằng năm không đáng kể. Nhà
nƣớc Athens đƣợc xây dựng và hòa thiện theo hƣớng xây dựng thiết chế nhà
nƣớc dân chủ chủ nô. Một thể chế hết sức đề cao, và đảm bảo những quyền
lợi kinh tế, chính trị của những công dân tự do. Ngƣời đặt nền móng cho nhà
nƣớc Athens theo truyền thuyết là Theseus.
Vào năm 594 TCN, Solon đƣợc cử giữ chức vụ chấp chính quan. Solon
đã thực hiện một loạt những cải cách xã hội tiến bộ. Ngƣời Hy Lạp gọi những
cải cách của Solon là “Seisachtheia” tiếng Hy Lạp cổ có nghĩa là “trút gánh
nặng”. Solon tuyên bố xóa tuyên bố xóa bỏ mọi nợ nần, những ruộng đất của
nông dân đem nộp cho quý tộc để gán nợ đƣợc hoàn trả cho nông dân. Những
nông dân phải bán mình làm nô lệ vì nợ đƣợc giải phóng khỏi thân phận nô lệ,
thành ngƣời tự do. Nhà nƣớc cấm tuyệt đối việc lấy thân mình hoặc vợ con
mình làm vật để trừ nợ (kể cả việc kí văn tự vay nợ lấy bản thân con nợ làm
vật thế chấp).



17

Solon còn thực hiện một loạt biện pháp kinh tế và tài chính khác nhằm
khuyến khích và thúc đẩy sự phát triển của thủ công nghiệp và của thƣơng
nghiệp, nhƣ thực hành cải cách chế độ tiền tệ, thừa nhận quyền tự do di sản
cho bất cứ ai theo ý muốn (trƣớc kia, tài sản của ngƣời quá cố đƣơng nhiên
thuộc quyền sở hữu của thị tộc của ngƣời đó), cấm chỉ xuất cảng nông sản
phẩm ra nƣớc ngoài (trừ rƣợu vang và dầu ô liu), tìm những thợ giỏi ở nƣớc
ngoài đem về Athens, thực hành tiết kiệm, hạn chế việc ăn tiêu xa xỉ của bọn
quý tộc lúc cƣới xin hay ma chay, tang lễ…
Những cải cách quan trọng nhất của Solon là cuộc cải cách nhằm thủ
tiêu những đặc quyền của giai cấp quý tộc thị tộc và xác định địa vị xã hội của
mỗi ngƣời công dân theo mức tài sản tƣ hữu của họ. Theo cải cách đó, thì tất
cả công dân Athens, không phân biệt thành phần quý tiện, đều chia thành bốn
đẳng cấp, căn cứ theo mức thu nhập hằng năm của mỗi ngƣời cao hay thấp:
những ngƣời thu nhập hàng năm từ 500 mêđim (médimme) thóc trở lên (mỗi
mêđim ƣớc chừng 52,5 lít) thì thuộc đẳng cấp thứ nhất. Những ngƣời có từ
300 mêđim thóc trở lên thì thuộc đẳng cấp thứ hai. Những ngƣời thu hoạch từ
200 mêđim thóc trở lên thì thuộc đẳng cấp thứ ba, tức tầng lớp trung nông
“dơgit” (zeugites). Và cuối cùng, những ngƣời còn lại, không có hoặc có ít
ruộng đất, thu hoạch thấp thì xếp vào đẳng cấp thứ tƣ, tức tầng lớp bần nông
tá điền “tetơ”(thètes). Hai tầng lớp trên hƣởng đầy đủ những quyền lợi chính
trị và có thể đƣợc giữ chức vụ cao nhất trong bộ máy nhà nƣớc Athens, kể cả
chức chấp chính quan, nhƣng đẳng cấp thứ nhất thì có nghĩa vụ đóng góp
nhiều cho nhà nƣớc để xây dựng hạm đội, kiến thiết đô thành, tổ chức tế
thần… Còn đẳng cấp thứ hai thì có nghĩa vụ phục vụ trong kỵ binh nên
thƣờng đƣợc gọi là đẳng cấp kỵ sĩ. Quyền lợi chính trị của đẳng cấp thứ ba có
bị hạn chế một phần nào, nhƣ là không đƣợc bầu làm chấp chính quan và do

đó mà không thể trở thành ủy viên Hội đồng areopago đƣợc; họ phục vụ trong


18

bộ binh và phải tự túc về quân trang. Ngƣời thuộc ba đẳng cấp trên đây đều có
quyền đƣợc bầu vào Hội đồng bốn trăm đại biểu nhân dân, do Solon đặt ra để
hạn chế quyền của Hội đồng quý tộc areopago. Đẳng cấp thứ tƣ chỉ đƣợc
quyền tham gia Đại hội nhân dân và bầu cử ngƣời sung các chức vụ công
cộng, nhƣng không đƣợc quyền ứng cử; trong bộ binh, họ thuộc hạng lính
thƣờng, vũ trang sơ sài.
Sau cải cách của Solon, thành bang Athens còn chứng kiến những cải
cách khác của Clixten, Ephiantent và của Piriclet trong đó có pháp lệnh quy
định chức năng của các cơ quan nhà nƣớc và quyền dân chủ của công dân.
Cũng nhƣ trƣớc kia bộ máy của nhà nƣớc Athens gồm bốn cơ quan chủ yếu:
Đại hội nhân dân, Hội đồng 500 ngƣời, Tòa án nhân dân và Hội đồng 10
tƣớng lĩnh. Trong tác phẩm “Chính thể cộng hòa” và “Ngày cuối trong đời
Socrates”, Platon cũng đã nói rất rõ về cơ cấu bộ máy quyền lực của Nhà
nƣớc Athens. Trong đó chỉ rõ rằng, Đại hội đồng là cơ quan tối cao quyết
định mọi việc điều hành thành quốc. Dƣới Đại hội đồng là Hội đồng điều
hành gồm 500 hội viên. Hội đồng điều hành chia thành ủy ban, mỗi ủy ban
gồm 50 hội viên, có nhiệm vụ hành xử công việc một phần mƣời thời gian
trong năm. Chức năng Hội đồng điều hành quan trọng, song quyền hành trong
thực tế do pháp luật quyết định: công dân rút thăm chọn ngƣời đại diện, hội
viên tại chức một năm, không công dân nào là hội viên quá hai lần. Bởi thế
Hội đồng điều hành không bao giờ trở thành cơ quan liên tục với chính sách
riêng biệt. Đại hội đồng là cơ quan quyền lực tối cao. Tòa án cũng do dân
chúng kiểm soát. Mọi xử kiện đều diễn ra công khai trƣớc bồi thẩm đoàn, số
này hình thành qua bốc thăm và dân chúng lựa chọn; ngay cả pháp quan cũng
có thể bị bồi thẩm đoàn xét xử nếu phạm luật trong khi tại chức.

Chế độ dân chủ Athens có từ 500 năm trƣớc Công nguyên (TCN), đƣợc
đánh giá là chế độ dân chủ đầu tiên của nhân loại. T.Z.Lavine trong “Từ


19

Socrates đến Sartre: sự tìm kiếm triết học” đã coi chế độ dân chủ Athens là
kiểu mẫu và lý tƣởng của thế giới phƣơng Tây [62, tr. 10]. Theo giáo sƣ
Robert Dahl (Nhà lý luận về chính trị học, giáo sƣ danh dự tại đại học Yale,
Hoa Kỳ) đã cho rằng một trong những lý luận về dân chủ nổi bật nhất của thời
nay, xã hội dân chủ hiện đại khởi đầu từ bốn nguồn gốc: xã hội dân chủ trực
tiếp thời cổ đại Hy Lạp, chủ nghĩa cộng sản ở các thành quốc La Mã Trung cổ
và Phục hƣng, lý thuyết và sự áp dụng thực tiễn của chính quyền đại nghị, và
khái niệm bình đẳng chính trị.
Bên cạnh những mặt tiến bộ, chế độ dân chủ Athens còn tồn tại một số
mặt hạn chế. Thucydides (460 - 395 TCN), một sử gia Hy Lạp cổ đại và tác
giả quyển Lịch sử chiến tranh Peloponnesus kể lại cuộc chiến ở thế kỷ V
(TCN) giữa Sparta và Athens cho tới năm 411 (TCN) đã nhận xét chế độ dân
chủ Athens nhƣ là: “Cơ chế trao việc điều hành quốc sự cho đám đông mặc
sức thao túng”. Platon đã từng tỏ ý không ƣa chế độ dân chủ Athens. Theo
ông, đối với vấn đề chính trị, dân chúng thƣờng nhận định non nớt, thiếu sót,
sai lầm. Hơn thế dân chúng không có kinh nghiệm hoặc hiểu biết về ngoại
giao, kinh tế, quân sự, văn hóa, khoa học. Dân chúng nhận xét theo cảm tính
hoặc thành kiến. Do vậy, lựa chọn không xác đáng, kết quả lợi ít hại nhiều.
Nói tóm lại, nền văn minh Hy Lạp vô cùng rực rỡ, phát triển phong
phú, đa dạng và toàn diện, đỉnh cao của văn minh cổ đại, mẫu mực của nhiều
văn hóa trong các thời kỳ lịch sử khác nhau. Văn minh Hy Lạp tồn tại và phát
triển trƣớc hết và chủ yếu trên nền tảng của sự phát triển mạnh mẽ của nền
kinh tế (nhất là kinh tế công thƣơng nghiệp và mậu dịch hàng hải), trên nền
tảng của nền chính trị ƣu việt của thế giới cổ đại - nền dân chủ chủ nô và đặc

biệt trên cơ sở của sự phát triển đến cao độ, điển hình của chế độ chiếm hữu
nô lệ. Về văn học ngƣời Hy Lạp cổ đại đã sáng tạo ra “thần thoại” đƣợc ví
nhƣ: “là miếng đất màu mỡ nuôi dưỡng nghệ thuật Hy Lạp… là tiền đề… vật


20

liệu của nghệ thuật Hy Lạp”. Ngày nay, “thần thoại” Hy Lạp đã vƣợt ra khỏi
biên giới Hy Lạp có mặt hầu hết các nƣớc trên thế giới. “Thần thoại” Hy Lạp
là nguồn cảm hứng của nhiều môn nghệ thuật trong đó có hội họa, thơ ca,
điêu khắc và điện ảnh. Thần thoại Hy Lạp là bài ca “ru ngủ” đƣợc yêu thích
của nhiều thiếu nhi trên khắp thế giới. Về thơ ca, ngƣời Hy Lạp có hai bản
trƣờng ca vĩ đại là Iliad và Odyssey của nhà thơ Homer có ảnh hƣởng đến văn
chƣơng hiện đại. Về khoa học tự nhiên, Hy Lạp đƣợc coi là quê hƣơng của
nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau của khoa học tự nhiên (thiên văn học, địa
lý, toán học, vật lý, sinh vật, y dƣợc), là nơi sản sinh ra những con ngƣời
khổng lồ, kiến thức uyên bác, với những thành tựu đáng giá đóng góp cho kho
tàng khoa học tự nhiên của lịch sử nhân loại. Ở lĩnh vực toán học có Thales,
Pitagor, Euclid… đã vƣợt qua cách tính nhân, chia, cộng, trừ, vƣơn tới khái
quát thành định đề, định lý, nguyên lý vẫn đƣợc sử dụng trong toán học hiện
đại. Về lĩnh vực y học có Hippocrates đƣợc coi là ông tổ của ngành y là ngƣời
đã đả phá mạnh mẽ những tƣ tƣởng mê tín dị đoan trong chữa bệnh, đề ra việc
chữa bệnh bằng phƣơng pháp khoa học và yêu cầu đạo đức, trách nhiệm,
lƣơng tâm của ngƣời thầy thuốc.
Ngoài những thành tựu kể trên, Hy Lạp còn là nơi mà trƣờng đại học
đầu tiên trên thế giới đƣợc thành lập, đó là Học viện hay Viện Hàn lâm
(Academia) ở Athens, đƣợc coi là trƣờng đại học đầu tiên của thế giới phƣơng
Tây. Dù cho sau này, Hy Lạp bị Đế quốc La Mã xâm chiếm nhƣng sau đó lại
bị Hy Lạp đồng hóa về mặt văn hóa, đây cũng là cơ sở cấu thành nên tồn tại
xã hội quyết định đến ý thức xã hội trong giai đoạn này.

1.2. NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA SỰ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG
PLATON VỀ ĐỜI SỐNG TINH THẦN CON NGƢỜI
Cơ sở lý luận cho sự ra đời quan điểm của Platon về đời sống tinh thần
của con ngƣời xuất phát từ lập trƣờng triết học duy tâm khách quan của ông


×