BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
LÊ VIẾT SƠN
THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI
VÀO ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Đà Nẵng – Năm 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
LÊ VIẾT SƠN
THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI
VÀO ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 60.31.01.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hiệp
Đà Nẵng – Năm 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác./.
Tác giả luận văn
Lê Viết Sơn
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 3
5. Bố cục đề tài ........................................................................................... 3
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ................................................................ 3
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP
NƢỚC NGOÀI ................................................................................................ 6
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI ..................... 6
1.1.1. Một số khái niệm liên quan .............................................................. 6
1.1.2. Đặc điểm đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.............................................. 8
1.1.3. Các hình thức đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài....................................... 9
1.1.4. Vai trò của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ......................................... 13
1.2. THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO ĐỊA PHƢƠNG ..18
1.2.1. Khái niệm thu hút FDI vào địa phƣơng ......................................... 18
1.2.2. Nội dung thu hút vốn FDI vào địa phƣơng .................................... 19
1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THU HÚT FDI VÀO ĐỊA
PHƢƠNG ........................................................................................................ 27
1.3.1. Nhân tố từ môi trƣờng kinh tế vĩ mô ............................................. 27
1.3.2. Nhân tố nội tại của địa phƣơng tiếp nhận vốn FDI ....................... 29
1.3.3. Nhân tố liên quan đến các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài ......................... 32
1.4. KINH NGHIỆM THU HÚT FDI CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG ......... 36
1.4.1. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh ..................................... 36
1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dƣơng ................................................ 37
1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Quảng Nam ................................... 38
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC
NGOÀI VÀO ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM .......................................... 40
2.1. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NAM ẢNH HƢỞNG
ĐẾN THU HÚT VỐN FDI ............................................................................. 40
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên .......................................................................... 40
2.1.2. Dân số và nguồn nhân lực của tỉnh Quảng Nam ........................... 40
2.1.3. Cở sở hạ tầng kỹ thuật tỉnh Quảng Nam........................................ 41
2.1.4. Kinh tế tỉnh Quảng Nam ................................................................ 42
2.2. THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀO TỈNH QUẢNG NAM ...... 43
2.2.1. Xác định mục tiêu và phƣơng hƣớng thu hút FDI vào tỉnh Quảng
Nam trong thời gian qua ........................................................................... 43
2.2.2. Thực trạng về các chính sách thu hút FDI vào tỉnh Quảng Nam ...... 44
2.2.3. Thực trạng về kết quả thu hút vốn FDI vào tỉnh Quảng Nam ....... 49
2.3. TÌNH HÌNH ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THU HÚT VỐN FDI VÀO TỈNH
QUẢNG NAM ................................................................................................ 60
2.3.1. Những thành công trong việc thu hút FDI vào tỉnh Quảng Nam ....... 60
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ..................................................... 64
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC
TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM .................. 76
3.1. NHỮNG CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THU HÚT FDI VÀO TỈNH
QUẢNG NAM ................................................................................................ 76
3.1.1. Bối cảnh kinh tế thế giới ................................................................ 76
3.1.2. Xu hƣớng của dòng vốn FDI trên toàn cầu.................................... 77
3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn của tỉnh Quảng Nam trong thu hút
vốn FDI..................................................................................................... 78
3.1.4. Định hƣớng thu hút vốn FDI vào tỉnh Quảng Nam ....................... 83
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG THU HÚT ĐẦU TƢ
TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO TỈNH QUẢNG NAM ............................ 91
3.2.1. Hoàn thiện các chính sách về môi trƣờng đầu tƣ........................... 91
3.2.2. Hoàn thiện các chính sách khuyến khích và ƣu đãi tài chính ...... 102
3.2.3. Hoàn thiện chính sách xúc tiến thu hút vốn đầu tƣ...................... 104
3.2.4. Tăng cƣờng các chính sách hỗ trợ đầu tƣ .................................... 107
KẾT LUẬN .................................................................................................. 108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (bản sao)
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN (Asia Development Bank)
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
BCC (Business Cooperation Contract) Hợp đồng hợp tác kinh doanh
BOT (Build - Operate - Transfer)
Xây dựng - kinh doanh - chuyển giao
BT (Build - Transfer)
Xây dựng - chuyển giao
BTO (Build - Transfer - Operate)
Xây dựng - chuyển giao - kinh doanh
CNH - HĐH
Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
CNHT
Công nghiệp hỗ trợ
ĐTNN, ĐTTN
Đầu tƣ nƣớc ngoài, đầu tƣ trong nƣớc
EU (European Union)
Liên minh châu Âu
FDI (Foreign Direct Investment)
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
GDP (Gross Domestic Product)
Tổng sản phẩm quốc nội
GPMB
Giải phóng mặt bằng
IMF (International Monetary Fund)
Quỹ tiền tệ quốc tế
KCN, CCN
Khu công nghiệp, cụm công nghiệp
KKTCK
Khu kinh tế cửa khẩu
KKT, KKTM
Khu kinh tế, khu kinh tế mở
UBND
Ủy ban nhân dân
USD (United States Dollar)
Đồng đô la Mỹ
VĐK, VTH
Vốn đăng ký, vốn thực hiện
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
Tên bảng
bảng
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8
2.9
Cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010 - 2014
Chi phí cho lao động của tỉnh Quảng Nam so với tỉnh
khác
Số dự án, VĐK, VTH của cả nƣớc và tỉnh Quảng Nam
giai đoạn từ 1988 – 2000
Số dự án, VĐK, VTH của cả nƣớc và tỉnh Quảng Nam
giai đoạn từ 2001 – 2005
Số dự án, VĐK, VTH của cả nƣớc và tỉnh Quảng Nam
giai đoạn từ 2006 – 2010
Số dự án, VĐK, VTH của cả nƣớc và tỉnh Quảng Nam
giai đoạn từ 2011 – 2014
Thu hút vốn FDI phân theo hình thức đầu tƣ tỉnh Quảng
Nam
Tình hình thu hút vốn FDI theo lĩnh vực đầu tƣ từ 1988 2014
Tình hình thu hút vốn FDI theo đối tác đầu tƣ
Trang
42
46
51
53
54
55
56
58
59
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Số hiệu
hình vẽ
Tên hình vẽ
Trang
2.1
Biểu đồ thể hiện thu hút vốn FDI theo hình thức đầu tƣ
57
2.2
Biểu đồ thể hiện thu hút vốn FDI theo lĩnh vực đầu tƣ
58
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nƣớc, Việt
Nam cần phải có một lƣợng vốn đầu tƣ vƣợt ra ngoài khả năng tự cung cấp.
Trong khi các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức và tài trợ của các tổ chức
quốc tế đều có hạn thì việc đa dạng hóa các hình thức thu hút vốn đầu tƣ trực
tiếp nƣớc ngoài là rất cần thiết. Thực tế cho thấy, thời gian vừa qua vốn đầu
tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đã và đang là một kênh bổ sung vốn rất quan trọng
cho nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu đầu tƣ phát triển và tăng trƣởng kinh tế.
Những thành tựu đạt đƣợc trong việc thu hút nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc
ngoài thời gian qua đã tạo cho đất nƣớc nhiều ngành công nghiệp mới và tăng
cƣờng năng lực cho các ngành nhƣ dầu khí, hóa chất, lắp ráp ô tô, công nghệ
thông tin…. Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài cũng góp
phần hình thành và phát triển hệ thống các khu công nghiệp, khu kinh tế và
đặc biệt gần đây là khu công nghệ cao.
Tỉnh Quảng Nam nằm ở vị trí trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm
miền Trung nhƣng vẫn là một tỉnh nghèo, kinh tế chậm phát triển. Việc thu
hút vốn từ bên ngoài để thúc đẩy kinh tế phát triển còn chƣa tƣơng xứng với
tiềm năng của tỉnh, đặc biệt là từ nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.
Trong khi đó, với mục tiêu trở thành tỉnh khá trong những năm tới, tỉnh
Quảng Nam cần phải huy động một lƣợng vốn lớn từ bên ngoài. Mặc dù đã
ban hành và thực hiện nhiều chính sách, biện pháp để thu hút vốn đầu tƣ trực
tiếp nƣớc ngoài nhƣng vẫn còn nhiều hạn chế cần đƣợc quan tâm giải quyết.
Đặc biệt là việc tạo ra cơ chế nhằm thu hút, quản lý và sử dụng hiệu quả
nguồn vốn này. Xuất phát từ thực tiễn đó, học viên chọn đề tài “Thu hút đầu
tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn tỉnh Quảng Nam” với mong muốn phân
2
tích và đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài thời gian
qua, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cƣờng thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp
nƣớc ngoài tại tỉnh Quảng Nam thời gian tới, góp phần thực hiện các mục tiêu
phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm tăng cƣờng
hoạt động thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào tỉnh Quảng Nam phục
vụ tốt các mục tiêu phát triển của địa phƣơng trong thời gian tới. Để đạt đƣợc
mục tiêu, đề tài xác định triển khai 3 nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về thu hút đầu tƣ trực
tiếp nƣớc ngoài.
- Phân tích, đánh giá thực trạng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào
tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua. Qua đó, thấy đƣợc những thành công và
hạn chế trong việc thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam.
- Đề xuất giải pháp nhằm tăng cƣờng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
vào tỉnh Quảng Nam thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Hoạt động thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Nghiên cứu hoạt động thu hút vốn FDI trong và ngoài các
KCN, KKT thuộc địa bàn tỉnh Quảng Nam do Ban Quản lý các KCN, Ban
quản lý KKT và Chính quyền địa phƣơng cấp tỉnh quản lý.
- Thời gian: Từ năm 1997 đến năm 2014.
3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã sử dụng các phƣơng pháp
truyền thống nhƣ:
- Phƣơng pháp thống kê, đối chiếu, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp;
- Thu thập dữ liệu thông qua quan sát, khảo cứu tài liệu, khảo sát và
phỏng vấn trực tiếp những ngƣời làm công tác thu hút FDI của địa phƣơng.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm có 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.
Chƣơng 2: Thực trạng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào địa bàn
tỉnh Quảng Nam.
Chƣơng 3: Giải pháp tăng cƣờng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào
địa bàn tỉnh Quảng Nam.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Lĩnh vực FDI đã và đang đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu làm rõ, thể hiện
trong các đề tài luận văn, luận án, các hội thảo khoa học. Hiện có một số công
trình nghiên cứu đề cập tới những góc độ và mục đích khác nhau. Đó là:
- Luận án Tiến sĩ của tác giả Đặng Thành Cƣơng (2012), tăng cƣờng thu
hút vốn FDI vào tỉnh Nghệ An, tác giả đã mô tả bức tranh toàn cảnh về thu
hút FDI ở tỉnh Nghệ An từ năm 1988 đến 2010. Tăng cƣờng thu hút vốn FDI
trên cả hai góc độ là tăng cƣờng về mặt quy mô và hiệu quả sử dụng vốn, lấy
kinh nghiệm của một số nƣớc châu Á và các tỉnh, thành trong nƣớc để thu hút
vốn FDI; đánh giá thực trạng và xây dựng, kiểm định mô hình phản ánh hiệu
quả vốn FDI và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cƣờng thu hút vốn FDI vào
tỉnh Nghệ An.
4
- Luận án Tiến sĩ của tác giả Vƣơng Đức Tuấn (2007), hoàn thiện cơ chế
chính sách để thu hút FDI ở Hà Nội giai đoạn 2001 – 2010, tác giả đã hệ
thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về cơ chế, chính sách thu hút FDI. Phân
tích, đánh giá thực trạng quá trình hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút FDI,
chỉ ra những nhân tố cơ bản tác động đến kết quả thu hút FDI trong thời gian
qua. Đánh giá những thành tựu đạt đƣợc, chỉ ra những hạn chế và nguyên
nhân của nó để có định hƣớng cho việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách
thu hút FDI trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, đề xuất phƣơng hƣớng và các
giải pháp cho việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm tăng cƣờng thu
hút FDI vào Hà Nội.
- Giáo trình quản lý Nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ
nƣớc ngoài của TS. Trần Văn Nam (2005) trình bày những vấn đề tổng quan
về doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, những vấn đề lý luận và thực
trạng sử dụng công cụ quản lý Nhà nƣớc bằng pháp luật đối với các doanh
nghiệp có vốn ĐTNN, lấy kinh nghiệm của nƣớc ngoài về vấn đề dùng pháp
luật để thu hút và điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài. Sau đó, đề ra phƣơng hƣớng, biện pháp nâng cao hiệu quả công tác
quản lý Nhà nƣớc ở góc độ quản lý đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ
nƣớc ngoài.
- Luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Diễm Phƣơng (2011), thu hút
FDI vào KKT Dung Quất tỉnh Quảng Ngãi, tác giả đã phân tích các nhân tố
ảnh hƣởng đến thu hút FDI vào KKT. Đánh giá, phân tích thực trạng thu hút
FDI vào KKT Dung Quất trong thời gian từ năm 2005 đến năm 2010. Trên cơ
sở đó, đánh giá các mặt thành công, hạn chế và phân tích các nguyên nhân
ảnh hƣởng đến hoạt động thu hút FDI vào KKT. Từ đó, đề xuất các giải pháp
trên phƣơng diện môi trƣờng vĩ mô và năng lực nội tại nhằm thu hút FDI vào
KKT Dung Quất.
5
Từ những nghiên cứu trên là cơ sở để vận dụng vào việc thu hút FDI vào
địa bàn tỉnh Quảng Nam. Có thể nói, hiện chƣa có công trình nghiên cứu nào
nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực thu hút vốn FDI trên địa bàn. Một số nội
dung nhƣ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ và Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh
chỉ mới đề cập tới ở cấp độ định hƣớng chung cho sự phát triển kinh tế - xã
hội trên địa bàn, trong đó có hoạt động thu hút vốn FDI. Mặt khác, các kế
hoạch do Sở Kế hoạch & Đầu tƣ tham mƣu UBND tỉnh xây dựng chỉ giới hạn
ở việc đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu mà chƣa chú trọng phân tích thực
trạng và đề ra giải pháp để nâng cao hiệu quả thu hút vốn FDI trên địa bàn.
6
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT
ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI
1.1.1. Một số khái niệm liên quan
* Đầu tư: là một trong những nhân tố chủ yếu quyết định đến sự phát
triển của nền kinh tế quốc dân. Đầu tƣ là việc sử dụng các nguồn lực hiện tại
nhằm biến các lợi ích dự kiến thành hiện thực trong tƣơng lai.
Theo luật đầu tƣ năm 2005 của Việt Nam thì “đầu tư là việc nhà đầu tư
bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến
hành các hoạt động đầu tư theo quy định của luật đầu tư và các quy định
khác của pháp luật có liên quan” [9]. Theo khái niệm này, đã là đầu tƣ thì
phải bỏ vốn, vốn chính là các tài sản hữu hình và vô hình để tiến hành các
hoạt động đầu tƣ đƣợc pháp luật cho phép, nhƣ vậy tất cả các nhà đầu tƣ đều
đƣợc tham gia đầu tƣ vào các lĩnh vực trong nền kinh tế mà không vi phạm
các quy định của pháp luật.
* Vốn đầu tư: là toàn bộ những chi tiêu để làm tăng hoặc duy trì tài sản
vật chất trong một thời kỳ nhất định. Vốn đầu tƣ thƣờng thực hiện qua các dự
án đầu tƣ và một số chƣơng trình mục tiêu quốc gia với mục đích chủ yếu là
bổ sung tài sản cố định và tài sản lƣu động.
Theo Luật Đầu tƣ năm 2005 của Việt Nam thì “Vốn đầu tư là tiền và các
tài sản hợp pháp khác để thực hiện các hoạt động đầu tư theo hình thức đầu
tư trực tiếp hoặc gián tiếp” [9].
* Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: là vốn để thực hiện dự án đầu tƣ,
bao gồm vốn pháp định và vốn vay.
7
* Đầu tư trực tiếp nước ngoài: là việc nhà ĐTNN đƣa vào Việt Nam
vốn bằng tiền hoặc tài sản bất kỳ nào để tiến hành các hoạt động đầu tƣ theo
quy định của Luật ĐTNN tại Việt Nam.
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về FDI
Theo Diễn đàn Thƣơng mại và Phát triển của Liên hiệp quốc (UNCTAD)
thì “FDI là một khoản đầu tư bao gồm các mối quan hệ trong dài hạn, phản
ánh lợi ích và quyền kiểm soát lâu dài của một thực thể thường trú ở một nền
kinh tế (nhà ĐTNN hay công ty mẹ nước ngoài) trong một doanh nghiệp
thường trú ở một nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà ĐTNN (doanh
nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh hoặc chi nhánh nước
ngoài).
Theo Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) thì “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là vốn
đầu tư thực hiện để thu được lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt
động ở một nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư. Mục đích là dành
được tiếng nói có hiệu quả trong quản lý doanh nghiệp đó”. Khái niệm này
đã nhấn mạnh đến tính lâu dài của quá trình đầu tƣ, chủ đầu tƣ là nƣớc ngoài
và việc đầu tƣ ở đây gắn liền với quyền kiểm soát quản lý.
Theo Luật Đầu tƣ năm 2005 của Việt Nam thì “FDI là hình thức đầu tư
do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư còn nhà
ĐTNN là tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực hiện hoạt động đầu tư
tại Việt Nam” [9].
Theo TS. Trần Văn Nam (2005):“ FDI là một hình thức di chuyển vốn
trên thị trường tài chính quốc tế, trong đó bên chủ sở hữu vốn (nhà ĐTNN,
mà thường là các công ty đa quốc gia) tạo ra các doanh nghiệp, các chi
nhánh ở nước khác, để đầu tư mở rộng thị trường, thiết lập quyền sở hữu
từng phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư và giữ quyền quản lý trực tiếp, ra các
8
quyết định kinh doanh, cùng với các đối tác nước sở tại chịu rủi ro và hưởng
lợi nhuận” [10].
Nhƣ vậy, từ các quan điểm đã nêu ở trên, có thể hiểu FDI là hình thức
nhà ĐTNN dịch chuyển tiền, công nghệ,… từ nƣớc này sang nƣớc khác, đồng
thời nắm quyền quản lý điều hành với mục đích thu đƣợc lợi ích kinh tế từ
nƣớc tiếp nhận đầu tƣ.
1.1.2. Đặc điểm đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
Thứ nhất: Chủ đầu tƣ vốn FDI là chủ sở hữu vốn, là một bộ phận của
hình thức chu chuyển vốn quốc tế trong đó chủ đầu tƣ có quốc tịch nƣớc
ngoài, tiến hành đầu tƣ tại một nƣớc khác vì vậy nhà ĐTNN phải chấp hành
luật pháp của nƣớc tiếp nhận đầu tƣ. Chủ sở hữu vốn đầu tƣ trực tiếp tham gia
quản lý, điều hành quá trình sử dụng vốn, có nghĩa vụ và quyền lợi từ hoạt
động sản xuất kinh doanh tƣơng ứng với phần vốn góp đó, trong trƣờng hợp
nhà ĐTNN đầu tƣ dƣới hình thức 100% vốn nƣớc ngoài thì có toàn quyền
quyết định. Thu nhập từ hoạt động đầu tƣ này phụ thuộc vào kết quả sản xuất
kinh doanh, mức độ lãi đƣợc chia theo tỷ lệ góp vốn của các bên, nếu bị lỗ thì
trách nhiệm của các bên cũng tƣơng ứng với phần vốn góp đó.
Thứ hai: Vốn FDI không chỉ bao gồm vốn đầu tƣ ban đầu của chủ
ĐTNN dƣới hình thức vốn điều lệ hoặc vốn pháp định mà nó còn bao gồm cả
vốn vay của các nhà đầu tƣ để triển khai và mở rộng dự án. Vì vậy, nƣớc sở
tại phải có chính sách về tài chính phù hợp tránh trƣờng hợp một số nhà
ĐTNN lợi dụng chỉ đƣa một lƣợng vốn nhỏ vào còn sau đó tiến hành vay vốn
tại nƣớc sở tại để thực hiện đầu tƣ, mở rộng kinh doanh làm ảnh hƣởng đến
mục đích thu hút ĐTNN của nƣớc sở tại.
Thứ ba: Vốn FDI là vốn đầu tƣ phát triển dài hạn, trực tiếp từ bên nƣớc
ngoài vì vậy đối với nƣớc tiếp nhận đầu tƣ thì đây chính là nguồn vốn dài hạn
9
bổ sung hết sức cần thiết trong nền kinh tế. Vốn FDI là dòng vốn quốc tế gắn
liền với việc xây dựng các công trình, nhà máy, chi nhánh sản xuất vì thế thời
gian đầu tƣ dài, lƣợng vốn đầu tƣ lớn, có tính ổn định cao tại nƣớc nhận đầu
tƣ. Khác với đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài là hình thức đầu tƣ mà nhà ĐTNN
bỏ vốn đầu tƣ đến các nƣớc khác nhƣng không nắm quyền quản lý, điều hành
thông qua các công cụ tài chính nhƣ cổ phiếu, trái phiếu. Do tính chất trực
tiếp của hình thức đầu tƣ này nên vốn FDI ít chịu sự chi phối, ràng buộc của
Chính phủ so với hình thức đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài khác, lĩnh vực mà vốn
FDI thƣờng hƣớng tới là những lĩnh vực mang lại lợi nhuận cao cho nhà
ĐTNN.
Thứ tư: Vốn FDI là hình thức đầu tƣ trực tiếp của các nhà ĐTNN, họ
mang vốn đến nƣớc khác để đầu tƣ. Vì vậy, khác với các nguồn vốn vay, vốn
FDI tại nƣớc sở tại không phải hoàn trả nợ và cũng không tạo gánh nặng nợ
quốc gia, đây là một ƣu điểm so với các hình thức ĐTNN khác. Việc mang
vốn từ bên ngoài vào đầu tƣ tại nƣớc sở tại sẽ tạo thêm nhiều vốn cho đầu tƣ,
nhất là những nƣớc đang phát triển và vốn này không phải là khoản nợ của
quốc gia. Để đƣợc gọi là vốn FDI thì phía nhà ĐTNN phải đóng góp một tỷ lệ
nhất định, lƣợng vốn này tùy theo quy định của từng nƣớc và đƣợc thay đổi
theo thời gian.
Thứ năm: Vốn FDI là hình thức xuất khẩu tƣ bản nhằm thu lợi nhuận và
các nhà đầu tƣ quyết định về quy mô và sử dụng vốn. Do các nhà ĐTNN luôn
hƣớng tới mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận nên có thể bị nhiều thiệt thòi, tổn thất
ảnh hƣởng đến lợi ích quốc gia và mục tiêu thu hút vốn của nƣớc nhận đầu tƣ.
1.1.3. Các hình thức đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
Theo Luật đầu tƣ năm 2005 [9], có các hình thức FDI sau:
10
a. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản kí kết giữa hai bên hoặc nhiều
bên quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để
tiến hành đầu tƣ kinh doanh ở Việt Nam mà không thành lập một doanh
nghiệp, công ty hay không ra đời một tƣ cách pháp nhân mới.
Đặc điểm của hình thức này là:
- Các bên Việt Nam và nƣớc ngoài hợp tác với nhau để tiến hành kinh
doanh tại Việt Nam trên cơ sở văn bản hợp đồng đã kí kết giữa các bên.
Trong hợp đồng quy định rõ nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên
tham gia.
- Không thành lập một pháp nhân mới, mỗi bên vẫn hoạt động với tƣ
cách pháp nhân độc lập của mình và thực hiện các nghĩa vụ của mình trƣớc
Nhà nƣớc.
- Thời hạn hoạt động hợp tác kinh doanh do hai bên thoả thuận, phù hợp với
tính chất hoạt động kinh doanh và sự cần thiết để hoàn thành mục tiêu hợp đồng.
b. Doanh nghiệp liên doanh
Là doanh nghiệp đƣợc thành lập do các chủ ĐTNN góp vốn chung với
các doanh nghiệp Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Các bên cùng
tham gia điều hành doanh nghiệp, phân chia lợi nhuận và rủi ro theo tỉ lệ góp
vốn của mỗi bên vào vốn pháp định. Doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam
có đặc điểm sau:
- Hình thức này có đặc trƣng là pháp nhân mới đƣợc thành lập theo hình
thức công ty trách nhiệm hữu hạn, mỗi bên tham gia vào doanh nghiệp liên
doanh là một pháp nhân riêng. Nhƣng doanh nghiệp liên doanh là một pháp
nhân độc lập với các bên tham gia. Khi các bên đã đóng góp đủ số vốn đã quy
định vào liên doanh thì dù một bên có phá sản, doanh nghiệp liên doanh vẫn
11
tồn tại. Mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm với bên kia, với doanh nghiệp
liên doanh trong phạm vi phần vốn góp của mình vào vốn pháp định.
- Số ngƣời tham gia hội đồng quản trị của các bên phụ thuộc vào tỉ lệ góp
vốn. Hội đồng quản trị là cơ quan lãnh đạo cao nhất của liên doanh, hội đồng
quản trị quyết định theo nguyên tắc nhất trí đối với các vấn đề nhƣ duyệt
quyết toán thu chi tài chính hàng năm, sửa đổi, bổ sung điều lệ doanh nghiệp,
vay vốn đầu tƣ, bổ nhiệm, miễn nhiệm tổng giám đốc,… lợi nhuận hay rủi ro
của doanh nghiệp liên doanh này đƣợc phân chia theo tỉ lệ góp vốn của mỗi
bên. Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc có trách nhiệm điều hành công
việc của liên doanh. Nếu Tổng Giám đốc là ngƣời nƣớc ngoài thì Phó Tổng
Giám đốc thứ nhất phải là ngƣời Việt Nam và sinh sống tại Việt Nam.
- Thời gian hoạt động của doanh nghiệp liên doanh thông thƣờng từ 30
năm đến 50 năm, trong trƣờng hợp đặc biệt không quá 70 năm. Doanh nghiệp
liên doanh phải giải thể khi hết thời hạn hoạt động trừ khi việc kéo dài thời
gian hoạt động đã đƣợc cơ quan quản lí Nhà nƣớc về hợp tác và đầu tƣ chuẩn
y. Đồng thời, cũng có thể kết thúc hợp đồng sớm hơn trong một số trƣờng hợp
nhƣ một hoặc các bên liên doanh không thực hiện đúng nghĩa vụ quy định
nhƣ trong hợp đồng.
- Doanh nghiệp liên doanh hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính,
theo pháp luật Việt Nam phần góp vốn pháp định của bên nƣớc ngoài không
bị hạn chế về mức cao nhất nhƣ một số nƣớc khác nhƣng không đƣợc ít hơn
30% vốn pháp định.
c. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Là hình thức doanh nghiệp đƣợc thành lập do các chủ ĐTNN đầu tƣ
100% vốn tại nƣớc sở tại, có quyền điều hành toàn bộ doanh nghiệp và chịu
trách nhiệm về kết quả kinh doanh.
12
Đặc điểm của loại hình doanh nghiệp này là đƣợc thành lập dƣới dạng
công ty trách nhiệm hữu hạn, là pháp nhân mới của Việt Nam và chịu sự điều
chỉnh của Luật ĐTNN tại Việt Nam.
d. Các hình thức đầu tư vốn FDI khác
* Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT)
Là một phƣơng thức đầu tƣ trực tiếp đƣợc thực hiện trên cơ sở văn bản
đƣợc kí kết giữa nhà ĐTNN với cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền để xây
dựng kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời gian nhất định, hết
thời hạn nhà ĐTNN chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho nƣớc chủ
nhà. Loại hình này đƣợc Nhà nƣớc sử dụng để khuyến khích xây dựng các
công trình hạ tầng nhƣ: Cầu, đƣờng, bến cảng,...
Hợp đồng BOT thƣờng đƣợc thực hiện bằng 100% vốn nƣớc ngoài, cũng
có thể đƣợc thực hiện bằng vốn nƣớc ngoài và phần góp vốn của Chính phủ
hoặc các tổ chức, cá nhân của nƣớc chủ nhà. Trong hình thức đầu tƣ này, các
nhà ĐTNN có toàn quyền tổ chức xây dựng, kinh doanh công trình trong một
thời gian đủ thu hồi vốn đầu tƣ và có lợi nhuận hợp lí, sau đó có nghĩa vụ
chuyển giao cho nƣớc chủ nhà mà không đƣợc bồi hoàn bất kì khoản tiền nào.
Các dự án BOT đƣợc ƣu tiên sử dụng đất đai, đƣờng sá và các công trình hỗ
trợ công cộng sử dụng cho công trình BOT và đƣợc miễn thuê đất đối với
diện tích đất sử dụng.
* Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO)
Là phƣơng thức đầu tƣ dựa trên văn bản kí kết giữa cơ quan Nhà nƣớc có
thẩm quyền của nƣớc chủ nhà và nhà ĐTNN để xây dựng, kinh doanh công
trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong, nhà ĐTNN chuyển giao công
trình cho nƣớc chủ nhà, nƣớc chủ nhà có thể sẽ dành cho nhà đầu tƣ toàn
13
quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn
đầu tƣ và lợi nhuận hợp lí.
* Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT)
Là một phƣơng thức ĐTNN trên cơ sở văn bản kí kết giữa cơ quan Nhà
nƣớc có thẩm quyền của nƣớc chủ nhà và nhà ĐTNN để xây dựng công trình
kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong, nhà ĐTNN chuyển giao công trình
đó cho nƣớc chủ nhà. Chính phủ nƣớc chủ nhà tạo điều kiện cho nhà ĐTNN
thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tƣ và lợi nhuận hoặc thanh toán cho
nhà đầu tƣ theo thỏa thuận trong hợp đồng BT.
1.1.4. Vai trò của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
a. Tác động tích cực của FDI đối với nền kinh tế
Thứ nhất: Tạo việc làm, giải quyết bớt tình trạng thất nghiệp và phát
triển nguồn nhân lực cho địa phương
Giải quyết tình trạng thất nghiệp là một trong những mục tiêu của các
quốc gia muốn phát triển nền kinh tế một cách bền vững và bản thân các quốc
gia tiếp nhận FDI không thể giải quyết hết việc làm cho công dân nƣớc mình
đƣợc do điều kiện khách quan cũng nhƣ chủ quan. Vì vậy, FDI góp phần đáng
kể vào việc giảm áp lực giải quyết tình trạng thất nghiệp cho các nƣớc tiếp
nhận vốn đầu tƣ.
Bên cạnh đó, các dự án FDI có yêu cầu cao về chất lƣợng nguồn lao
động, do đó mà các dự án FDI đã đặt ra yêu cầu khách quan là phải nâng cao
chất lƣợng về ngoại ngữ, trình độ chuyên môn của lao động của các nƣớc tiếp
nhận nguồn vốn này. Hơn nữa các dự án FDI cũng đã góp phần tích cực bồi
dƣỡng, đào tạo đội ngũ lao động ở nƣớc sở tại. Lực lƣợng này là đội ngũ lao
động nòng cốt trong việc tiếp thu kỹ thuật, công nghệ tiên tiến và năng lực
quản lí điều hành có khoa học của các nƣớc phát triển.
14
Thứ hai: Thúc đẩy chuyển giao, phát triển công nghệ nhất là ở những
nước đang phát triển
FDI giúp các nƣớc nghèo theo kịp phần nào với trình độ công nghệ của
các nƣớc tiên tiến thông qua các hợp đồng chuyển giao công nghệ. Đây là
điểm hấp dẫn của hoạt động FDI, bởi vì hầu hết các nƣớc đang phát triển đều
có trình độ khoa học và công nghệ thấp, trong khi phần lớn những kỹ thuật
mới đƣợc phát minh trên thế giới chủ yếu xuất phát từ các nƣớc công nghiệp
phát triển. Do đó để có thể rút ngắn khoảng cách và đuổi kịp các nƣớc có
trình độ kỹ thuật, công nghệ cao thì con đƣờng thu hút FDI là con đƣờng
nhanh nhất và khôn khéo nhất.
Tuy nhiên, có thể xảy ra tình trạng là lợi dụng trình độ công nghệ thấp và
quản lí yếu kém của các nƣớc tiếp nhận vốn đầu tƣ, một số nhà ĐTNN thông
qua con đƣờng FDI để tiêu thụ những máy móc, thiết bị lạc hậu, thậm chí đã
bị cấm sử dụng tại nƣớc sở tại. Và thực tế ở nhiều nƣớc trên thế giới, trong đó
có Việt Nam khi thực hiện các dự án liên doanh, các đối tác nƣớc ngoài đã
tranh thủ góp vốn bằng các thiết bị và vật tƣ lạc hậu, đã qua sử dụng hoặc
nhiều khi đã hết thời hạn thanh lí. Vì vậy, các nƣớc tiếp nhận vốn đầu tƣ cần
có những quy định và kiểm soát chặt chẽ để tránh xảy ra các trƣờng hợp nhƣ
trên. Nếu không dễ trở thành bãi thải công nghệ, gây thiệt hại to lớn cho nền
kinh tế của quốc gia.
Thứ ba: Góp phần cải cách thủ tục hành chính và tăng tính minh bạch
cho môi trường đầu tư
Ngoài xu hƣớng của các nƣớc trên thế giới là hội nhập để phát triển thì
để thu hút nguồn vốn từ các nhà ĐTNN, các nƣớc sở tại luôn phải tự hoàn
thiện hệ thống pháp luật theo hƣớng phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo ra sự
minh bạch và bình đẳng cho các nhà đầu tƣ để cho các nhà ĐTNN có thể an
tâm và nhanh chóng triển khai các cơ hội đầu tƣ. Khi các nhà ĐTNN đã triển
15
khai các dự án đầu tƣ, định kỳ họ đƣợc gặp gỡ với cơ quan quản lý nƣớc sở
tại để trao đổi các vấn đề về thủ tục, chính sách tài chính, chính sách thuế…
điều này sẽ góp phần không nhỏ cho việc xây dựng các văn bản pháp luật phù
hợp với thông lệ quốc tế, bảo đảm lợi ích cho các nhà đầu tƣ và nƣớc sở tại.
Thứ tư: Góp phần giúp hội nhập sâu rộng vào hoạt động kinh tế quốc tế
và tăng cường quan hệ đối ngoại với các nước, các tập đoàn lớn trên thế giới
Thông qua tiếp nhận FDI, các nƣớc tiếp nhận vốn đầu tƣ có điều kiện
thuận lợi để gắn kết nền kinh tế trong nƣớc với hệ thống sản xuất, phân phối,
trao đổi quốc tế, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của các nƣớc này.
Chủ thể chủ yếu của hoạt động FDI trên thế giới hiện nay là các nƣớc, các tập
đoàn xuyên quốc gia với mạng lƣới toàn cầu. Thông qua tiếp nhận nguồn vốn
FDI từ các nƣớc hay các tập đoàn này, các nƣớc tiếp nhận vốn đầu tƣ có điều
kiện thuận lợi để tiếp cận và thâm nhập thị trƣờng quốc tế, mở rộng thị trƣờng
xuất khẩu, thích nghi nhanh chóng trên thị trƣờng thế giới. Đó là vai trò làm
cầu nối và thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế rất quan trọng của FDI,
một nhân tố đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.
Thứ năm: Góp phần tác động lan tỏa đến các thành phần kinh tế khác
trong nền kinh tế
Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp FDI đƣợc nâng cao qua số
lƣợng các doanh nghiệp tăng vốn đầu tƣ, mở rộng quy mô sản xuất. Đồng
thời, có tác động lan tỏa đến các thành phần kinh tế khác của nền kinh tế
thông qua sự liên kết giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong
nƣớc. Mặt khác, các doanh nghiệp ĐTNN cũng tạo động lực cạnh tranh cho
các doanh nghiệp trong nƣớc nhằm thích ứng trong bối cảnh toàn cầu hóa,
qua đó nâng cao đƣợc năng lực của các doanh nghiệp trong nƣớc.
16
Thứ sáu: Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
Chính sự có mặt của các nhà ĐTNN, các thành phần kinh tế khác trong
nƣớc cũng tự phải hoàn thiện mình để tồn tại và phát triển. Các nhà ĐTNN
với sức mạnh về tài chính, quản lý, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh lâu
năm… là đối thủ cạnh tranh lớn đối với các nhà đầu tƣ trong nƣớc, là động
lực khiến họ phải nhanh chóng tìm ra con đƣờng, trƣớc tiên là để tồn tại, đứng
vững sau đó là phát triển nếu không thì tự mình đào thải khỏi hoạt động kinh
doanh. Cùng với vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý tiên tiến và với mục tiêu lợi
nhuận các nhà ĐTNN phải sản xuất ra sản phẩm đƣợc chấp nhận trên thị
trƣờng trong nƣớc và quốc tế. Điều này khiến cho hàng hóa của nƣớc tiếp
nhận đầu tƣ tiếp cận đƣợc với thị trƣờng quốc tế [5].
b. Tác động tiêu cực của FDI đối với nền kinh tế
Thứ nhất: Có thể dẫn đến mất cân đối trong đầu tư
Các nhà ĐTNN vì chạy theo mục tiêu của mình nên họ thƣờng đầu tƣ
vào các ngành, lĩnh vực nhiều khi không trùng khớp với mong muốn của
nƣớc nhận đầu tƣ, làm cho mục tiêu thu hút bị ảnh hƣởng nếu không có cơ
chế và quy hoạch hữu hiệu sẽ dễ dẫn đến tình trạng đầu tƣ tràn lan kém hiệu
quả, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức, các nhà ĐTNN còn làm cho
cơ cấu kinh tế bị méo mó, chậm đƣợc cải thiện và nguy cơ mất ổn định chung
của đời sống kinh tế - xã hội nhƣ khi dòng vốn FDI rút ra đột ngột, sa thải
công nhân hàng loạt,…
Thứ hai: Gây những tiêu cực về lao động, tài chính cho nước nhận đầu tư
Do các nhà ĐTNN thƣờng là những đối tác giàu kinh nghiệm kinh
doanh, nên nhiều trƣờng hợp nƣớc sở tại sẽ chịu nhiều thua thiệt. Ngoài ra,
nƣớc sở tại còn có thể chịu cảnh chảy máu chất xám do các dự án FDI thƣờng
thu hút đƣợc các nhà quản lý giỏi vì chế độ đãi ngộ về thu nhập hay môi