Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Bảo đảm quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của người có HIV ở Việt Nam hiện nay (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (635.93 KB, 75 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN THỊ VIỆT HÀ

BẢO ĐẢM QUYỀN ĐƢỢC BẢO VỆ, CHĂM SÓC SỨC
KHOẺ CỦA NGƢỜI CÓ HIV Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Quyền con ngƣời

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Mai Thanh

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu trích dẫn trong luận văn dựa trên số liệu bảo đảm độ tin cậy, chính
xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chƣa từng đƣợc ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả

Trần Thị Việt Hà


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN ĐƢỢC BẢO VỆ, CHĂM
SÓC SỨC KHỎE CỦA NGƢỜI CÓ HIV ......................................................... 8
1.1. Khái niệm, đặc điểm quyền đƣợc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của ngƣời
có HIV ................................................................................................................. 8
1.2. Nội dung quyền đƣợc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của ngƣời có HIV ......... 14
1.3. Bảo đảm quyền và các điều kiện bảo đảm quyền đƣợc bảo vệ, chăm sóc
sức khỏe của ngƣời có HIV................................................................................. 20
1.4. Cơ chế bảo đảm quyền đƣợc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của ngƣời có
HIV ..................................................................................................................... 32
Tiểu kết chƣơng 1................................................................................................ 32
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN ĐƢỢC BẢO VỆ, CHĂM
SÓC SỨC KHỎE CỦA NGƢỜI CÓ HIV Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ............. 34
2.1. Thực trạng bảo đảm quyền đƣợc tiếp cận dịch vụ y tế thuận lợi và bình
đẳng của ngƣời có HIV ....................................................................................... 34
2.2. Thực trạng bảo đảm quyền đƣợc điều trị và chăm sóc toàn diện của ngƣời
có HIV ................................................................................................................. 36
2.3. Thực trạng bảo đảm quyền từ chối điều trị của ngƣời đang điều trị AIDS
giai đoạn cuối ...................................................................................................... 45
2.4. Thực trạng bảo đảm quyền đƣợc giữ bí mật riêng tƣ liên quan đến
HIV/AIDS, đƣợc tôn trọng danh dự khi đƣợc chăm sóc và điều trị ................... 47
2.5. Thực trạng cơ chế bảo đảm quyền đƣợc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của
ngƣời có HIV....................................................................................................... 48
Tiểu kết chƣơng 2................................................................................................ 51
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUYỀN ĐƢỢC
BẢO VỆ, CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA NGƢỜI CÓ HIV Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY .......................................................................................................... 53
3.1. Phƣơng hƣớng bảo đảm quyền đƣợc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của
ngƣời có HIV ở Việt Nam hiện nay .................................................................... 53
3.2. Giải pháp bảo đảm quyền đƣợc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của ngƣời có

HIV ở Việt Nam hiện nay ................................................................................... 55
Tiểu kết chƣơng 3................................................................................................ 67
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 69


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

AIDS

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (Acquired
Immune Deficiency Syndrome)

CEDAW

Công ƣớc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với
phụ nữ

CERD

Công ƣớc quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt
chủng tộc

CHAI

Sáng kiến tiếp cận y tế Clinton

CRC

Công ƣớc về quyền trẻ em


GFATM

Quỹ toàn cầu phòng chống HIV/AIDS

HIV

Virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở
ngƣời (Human immunodeficiency virus)

ICESCR

Công ƣớc quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa

UDHR

Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con ngƣời năm 1948

UNAIDS

Chƣơng trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS

UBND

Uỷ ban nhân dân

VAAC

Cục Phòng, chống HIV/AIDS thuộc Bộ Y tế


WHO

Tổ chức Y tế thế giới


MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Xuất hiện vào khoảng đầu những năm 80 của thế kỷ XX, dịch

HIV/AIDS trở thành một đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa đối với tính
mạng, sức khỏe con ngƣời và tƣơng lai nòi giống của các quốc gia, các dân tộc
trên toàn cầu, tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, trật tự và an
toàn xã hội, đe dọa sự phát triển bền vững của đất nƣớc. Dƣới góc độ nhân
quyền, đại dịch HIV/AIDS đã tạo nên nhóm xã hội dễ bị tổn thƣơng với số
lƣợng ngày càng nhiều. Do những đặc điểm của bệnh, từ những định kiến xã
hội, ngƣời có HIV bị tổn thƣơng hơn cả về thể chất, tinh thần so với các nhóm
đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng khác trong xã hội. Chính những biện pháp y tế công
cộng truyền thống cùng với sự kỳ thị, phân biệt, xa lánh xuất phát từ sự thiếu
hiểu biết về HIV/AIDS của cộng đồng đã trở thành một nhân tố khiến đại dịch
HIV/AIDS toàn cầu bùng phát.
Con ngƣời muốn sống hạnh phúc và hƣởng đầy đủ các quyền của mình
thì trƣớc hết cần có sức khỏe, đây là điều quý giá nhất đối với mỗi ngƣời. Vì
thế quyền đƣợc đảm bảo sức khỏe về thể chất và tinh thần ở mức cao nhất là
quyền xã hội quan trọng. Đối với ngƣời có HIV, quyền này còn mang ý nghĩa
đặc biệt bởi vì những ngƣời có HIV là những ngƣời đang hằng ngày phải
chống chọi với bệnh dịch, không những sức khỏe của họ bị đe dọa mà họ còn
bị tổn thƣơng nặng nề về mặt tinh thần khi luôn chịu sự kỳ thị xa lánh từ phía
cộng đồng. Do đó, vấn đề bảo vệ quyền của ngƣời có HIV đặc biệt là quyền

đƣợc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe là vấn đề cần đƣợc quan tâm và có những biện
pháp nhằm bảo đảm hiệu quả việc thực hiện quyền này của ngƣời có HIV trên
thực tế.
Ngay từ khi dịch HIV/AIDS xuất hiện, Liên Hợp Quốc đã đặc biệt quan
tâm đến phòng, chống căn bệnh này. Cơ sở của phòng, chống HIV/AIDS là sự
đồng thuận của cộng đồng quốc tế, đƣợc thể hiện trong các Nghị quyết của Đại

1


hội đồng Liên Hợp Quốc. Cộng đồng quốc tế đã xác định: HIV đã gây ra cuộc
khủng hoảng toàn cầu và các chính phủ cam kết thực hiện nhiều giải pháp,
trong đó có giải pháp tiếp cận quyền, hợp tác quốc tế trong phòng, chống
HIV/AIDS. Những ngƣời có HIV có đầy đủ các quyền đƣợc ghi trong Hiến
pháp và pháp luật quốc gia trong đó có quyền đƣợc hƣởng thụ các chế độ bảo
hiểm và an sinh xã hội; quyền đƣợc chăm sóc sức khỏe…
Tại Việt Nam, nhận thức rõ sự nguy hiểm của đại dịch HIV/AIDS Đảng
và Nhà nƣớc Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng nhằm
khống chế sự gia tăng của dịch HIV/AIDS. Sự ra đời của các văn bản pháp luật
này đã tạo hành lang pháp lý cho việc tôn trọng, bảo đảm quyền của ngƣời
nhiễm HIV/AIDS. Bên cạnh đó Nhà nƣớc xây dựng chƣơng trình, chiến lƣợc
quốc gia, triển khai kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS và qua quá trình thực
hiện đã đạt đƣợc nhiều kết quả quan trọng góp phần ngăn chặn, hạn chế tốc độ
gia tăng của đại dịch HIV/AIDS, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động chăm sóc,
điều trị cho ngƣời có HIV và bệnh nhân AIDS, tạo môi trƣờng bình đẳng trong
việc tiếp cận với các dịch vụ điều trị, chăm sóc và phòng ngừa HIV.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc, việc bảo đảm quyền cho ngƣời
có HIV trong đó có quyền đƣợc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe đối với ngƣời có
HIV còn có nhiều bất cập. Các quy định về phòng, chống HIV/AIDS nhƣ hỗ
trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho ngƣời có HIV chƣa theo kịp tình hình thực tế.

Luật phòng, chống HIV/AIDS đã không còn phù hợp với những tiến bộ về
khoa học trong dự phòng và điều trị HIV/AIDS hiện nay điển hình nhƣ những
quy định về chẩn đoán AIDS giai đoạn cuối, xét nghiệm HIV miễn phí cho tất
cả phụ nữ mang thai, các quy định về phòng, chống HIV/AIDS tại các doanh
nghiệp và nơi làm việc…
Nguyên nhân dẫn đến những vấn đề còn tồn tại nêu trên xuất phát từ
những bất cập về thể chế, chính sách pháp luật, về quy trình quản lý, giám sát
hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc. Bên cạnh đó, nếu nhƣ trƣớc đây

2


thực hiện các chƣơng trình phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam nhận đƣợc
nguồn kinh phí rất lớn từ tài trợ của các tổ chức nƣớc ngoài thì hiện nay các tổ
chức này đã và đang cắt giảm dần nguồn quỹ tài trợ dẫn đến việc nhà nƣớc
phải sử dụng gần nhƣ hoàn toàn nguồn tài chính của quốc gia để phục vụ công
tác phòng, chống HIV/AIDS. Chính vì vậy, đây là thách thức rất lớn trong
công tác hoạch định các chƣơng trình và giải pháp phòng, chống HIV/AIDS,
bảo đảm hiệu quả việc chăm sóc sức khỏe cho những ngƣời có HIV, đạt đƣợc
mục tiêu chung trong Chiến lƣợc quốc gia Phòng, chống HIV/AIDS đến năm
2020 và tầm nhìn 2030 là “Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cƣ
dƣới 0,3% vào năm 2020, giảm tác động của HIV/AIDS đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội”.
Từ những thực tiễn nêu trên tác giả đã lựa chọn đề tài “Bảo đảm quyền
được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của người có HIV ở Việt Nam hiện nay”
làm đề tài luận văn thạc sĩ ngành luật học, chuyên ngành quyền con ngƣời với
mong muốn góp phần tăng cƣờng bảo đảm một trong những quyền cơ bản và
quan trọng của ngƣời có HIV ở Việt Nam hiện nay.
2.


Tình hình nghiên cứu đề tài
Dịch bệnh HIV/AIDS diễn ra ngày càng phức tạp và để lại những hậu

quả vô cùng nặng nề tới đời sống của cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Trƣớc
tình hình đó, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này,
cụ thể:
- Về vấn đề quyền con ngƣời nói chung, có các công trình khoa học do
GS.TS Võ Khánh Vinh chủ biên nhƣ: Quyền con người, Nxb Khoa học Xã hội,
Hà Nội, 2011; Quyền con người, tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học,
Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2011; Quyền con người, tiếp cận đa ngành và
liên ngành khoa học xã hội, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2009; Những vấn
đề lý luận và thực tiễn của nhóm quyền kinh tế - xã hội – văn hoá, Nxb Khoa
học Xã hội, Hà Nội, 2011, GS.TS Võ Khánh Vinh chủ biên (2011); Pháp luật

3


quốc tế về quyền con người, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, GS.Võ Khánh
Vinh, TS Lê Mai Thanh chủ biên (2014).
- Về vấn đề quyền của các nhóm ngƣời dễ bị tổn thƣơng, có các công
trình khoa học nhƣ: Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn
thương, tập thể tác giả chủ biên: Đỗ Hồng Thơm – Vũ Công Giao, Nxb Lao
động – Xã hội, 2011; Bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương trong tố tụng hình sự
do tập thể tác giả chủ biên: Đỗ Hồng Thơm, Vũ Công Giao, Nguyễn Đăng
Dung, Lã Khánh Tùng, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011 …
- Sách về quyền của ngƣời có HIV có các tác phẩm: HIV/AIDS và quyền
con người, Cao Đức Thái chủ biên, Nxb Hà Nội, 12-2006; Tôn trọng và bảo vệ
quyền con người của người nhiễm HIV, Cao Đức Thái chủ biên, Nxb Hà Nội,
tháng 3/2007; Chính sách quốc gia về phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam, tập
thể tác giả chủ biên: Nguyễn Văn Sáu, Cao Đức Thái, Nxb Khoa học Xã hội,

2008…
- Luận án, luận văn về các đề tài liên quan đến HIV/AIDS có các đề tài
nhƣ: Trần Thị Hòe, luận án Tiến sĩ “Nhà nước Việt Nam với việc bảo đảm
quyền con người trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay”; Lê Thị Huyền
Trang (2013), luận văn thạc sỹ “Đảm bảo quyền của người chung sống với
HIV/AIDS trong pháp luật Việt Nam hiện nay”; Vũ Thị Luyện (2014), luận văn
thạc sỹ “Bảo đảm quyền con người của phụ nữ trong bối cảnh HIV/AIDS ở
Việt Nam”; Nguyễn Thị Khánh Trang (2014), luận văn thạc sỹ “Quyền của
người nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam hiện nay”…
Các công trình nghiên cứu kể trên đã đề cập đến quyền của ngƣời có
HIV và bảo đảm quyền của ngƣời sống chung với HIV/AIDS ở Việt Nam hiện
nay nhƣng chƣa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về bảo đảm quyền đƣợc
bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của ngƣời có HIV và thực trạng thực hiện quyền
này trên thực tế ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu
nêu trên cung cấp một lƣợng kiến thức, thông tin lớn hết sức quan trọng về chủ

4


đề của luận văn, là nguồn tài liệu tham khảo quý báu cho việc thực hiện luận
văn này.
3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1.

Mục đích:
Mục đích nghiên cứu của luận văn là góp phần luận giải cơ sở bảo đảm


quyền đƣợc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của ngƣời có HIV ở Việt Nam hiện
nay.
3.2.

Nhiệm vụ:
Để đạt đƣợc mục tiêu nêu trên, luận văn phải hoàn thành các nhiệm vụ

nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về bảo đảm quyền đƣợc
bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của ngƣời có HIV;
- Phân tích, đánh giá thực trạng bảo đảm quyền đƣợc bảo vệ, chăm sóc
sức khỏe của ngƣời có HIV ở Việt Nam hiện nay;
- Đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm quyền đƣợc bảo vệ, chăm sóc sức
khỏe của ngƣời có HIV ở Việt Nam trong thời gian tới.
4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1.

Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở pháp lý và các yếu tố bảo đảm quyền đƣợc bảo vệ,

chăm sóc sức khỏe của ngƣời có HIV.
4.2.

Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu về bảo đảm quyền đƣợc bảo vệ, chăm

sóc sức khỏe của ngƣời có HIV ở Việt Nam.

- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu về bảo đảm quyền đƣợc bảo vệ, chăm
sóc sức khỏe của ngƣời có HIV ở Việt Nam từ khi Luật Phòng chống nhiễm vi
rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở ngƣời (HIV-AIDS) năm
2006 đƣợc ban hành cho đến nay.

5


5.

Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn đƣợc thực hiện dựa trên phƣơng pháp luận duy vật biện chứng,

duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác Lênin, quan điểm của cộng đồng quốc tế về
quyền và bảo đảm quyền đƣợc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của con ngƣời nói
chung và ngƣời có HIV nói riêng; đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc
Việt Nam về bảo đảm quyền đƣợc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của ngƣời có
HIV.
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so
sánh, sử dụng các số liệu, dữ liệu trong các công trình nghiên cứu đã công bố,
các báo cáo của cơ quan chức năng, các văn bản pháp luật của nhà nƣớc…để
làm rõ các vấn đề nghiên cứu đặt ra. Thêm vào đó, với tƣ cách là một cán bộ
làm việc tại Cục Y tế dự phòng có điều kiện tiếp cận thông tin, thực hiện các
hoạt động quản lý nhà nƣớc về phòng, chống HIV/AIDS tác giả còn sử dụng
phƣơng pháp chuyên gia để thực hiện luận văn này.
6.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Làm rõ thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền đƣợc bảo vệ,


chăm sóc sức khỏe của ngƣời có HIV.
- Xác định các điều kiện bảo đảm quyền đƣợc bảo vệ, chăm sóc sức
khỏe của ngƣời có HIV.
- Luận văn đƣa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật cũng nhƣ cơ chế
tƣơng ứng nhằm bảo đảm đảm quyền đƣợc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của
ngƣời có HIV ở Việt Nam hiện nay.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể tham khảo trong việc xây dựng
các chƣơng trình, kế hoạch, đề xuất chính sách hoặc làm tài liệu tham khảo cho
việc nghiên cứu giảng dạy về việc bảo đảm quyền đƣợc bảo vệ, chăm sóc sức
khỏe của ngƣời có HIV ở Việt Nam.

6


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full

















×