Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Đánh giá công tác lập kế hoạch sử dụng đất năm 2017 huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (522.59 KB, 63 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

NGUYỄN ĐỨC TRỌNG
Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH HÀ GIANG NĂM 2017

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Địa chính môi trường

Khoa

: Quản lý tài nguyên

Khóa học

: 2013 – 2017

Thái Nguyên, năm 2017



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

NGUYỄN ĐỨC TRỌNG
Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH HÀ GIANG NĂM 2017

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành/ngành

: Địa chính môi trường

Lớp

: K45 – ĐCMT - N01

Khoa

: Quản lý tài nguyên

Khóa học

: 2013 – 2017


Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Lợi

Thái Nguyên, năm 2017


i
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa
Quản lý Tài nguyên đã dạy dỗ, truyền đạt kiến thức, giúp đỡ em trong suốt
thời gian học tại trường. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo
T.S Nguyễn Thị Lợi đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn cán bộ, công chức Phòng TN&MT huyện
Vị Xuyên đã tạo điều kiện, giúp đỡ, hướng dẫn em trong quá thời gian em
thực tập tại đơn vị.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, bạn
bè đã luôn ủng hộ, động viên, giúp đỡ chúng em trong suốt thời gian học tập
và thực hiện khóa luận.
Sinh Viên

Nguyễn Đức Trọng


ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2016 .......................................................... 23
Bảng 4.2: Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2016 của huyện Vị Xuyên
tỉnh Hà Giang ....................................................................................... 24
Bảng 4.3: Công trình, dự án chưa thực hiện trong năm 2016 trên địa bàn huyện Vị

Xuyên .................................................................................................. 27
Bảng 4.4: Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất của huyện Vị Xuyên tỉnh Hà
Giang năm 2017 ................................................................................... 30
Bảng 4.5: Kế hoạch thu hồi đất của huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang năm 2017..... 31
Bảng 4.6: Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng của huyện Vị Xuyên tỉnh
Hà Giang năm 2017.............................................................................. 33
Bảng 4.7: Diện tích và cơ cấu các chỉ tiêu sử dụng đất trong năm 2017 ................. 34
Bảng 4.8: Danh mục công trình, dự án quốc phòng, an ninh thực hiện năm 2017 .. 37
Bảng 4.9: Danh mục công trình, dự án khu công nghiệp thực hiện năm 2017 ....... 38
Bảng 4.10: Danh mục công trình, dự án khai thác khoáng sản thực hiện năm 2017 39
Bảng 4.11: Danh mục công trình, dự án đường giao thông thực hiện năm 2017 ... 40
Bảng 4.12: Danh mục công trình, dự án công trình năng lượng thực hiện năm 2017
............................................................................................................. 42
Bảng 4.13: Danh mục công trình, dự án xử lý chất thải thực hiện năm 2017 ......... 44
Bảng 4.14: Danh mục công trình, dự án chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở
nông thôn thực hiện năm 2017 ............................................................. 45
Bảng 4.15: Danh mục công trình, dự án chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở đô
thị thực hiện năm 2017 ......................................................................... 46


iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ, cụm từ viết tắt

Nghĩa của từ, cụm từ viết tắt

BTNMT:

Bộ tài nguyên môi trường


CNH - HĐH :

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

HĐND:

Hội đồng nhân dân

NĐ:

Nghị định

QĐ:

Quy định

QH:

Quy hoạch

QHSDĐ:

Quy hoạch sử dụng đất

TD - TT:

Thể dục thể thao

TN&MT:


Tài nguyên và Môi trường

UBND:

Ủy ban nhân dân


iv
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... iii
MỤC LỤC .................................................................................................... iv
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................. 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................ 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát .......................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................... 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 3
2.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn..................................................................... 3
2.1.1. Khái niệm về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất .............................. 3
2.1.2. Cơ sở pháp lý của đê tài.................................................................. 4
2.2. Tình hình lấp quy hoạch kế hoạch sử dụng đất của Việt Nam và các
nước trên thế giới ...................................................................................... 10
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 14
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................... 14
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 14
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 14
3.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................... 14
3.2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội huyện Vị Xuyên ......... 14

3.2.2. Đánh giá kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Vị Xuyên .......... 14
3.2.3. Đánh giá công tác thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2017 huyện
Vị Xuyên................................................................................................ 14
3.2.4. Đề xuất giải pháp.......................................................................... 14


v
3.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 14
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu........................................................ 14
3.3.2. Phân tích, thống kê, xử lý số liệu, viết báo cáo ............................. 15
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 16
4.1. Đánh giá sơ lược về tình hình cơ bản huyện Vị Xuyên ....................... 16
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................ 16
4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ............................................ 18
4.1.3. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội.................... 21
4.2. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Vị
Xuyên........................................................................................................ 22
4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất.................................................................. 22
4.2.2. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất huyện Vị
Xuyên tỉnh Hà Giang năm 2016 ........................................................... 24
4.2.3. Các danh mục các công trình, dự án của năm 2016 còn tồn đọng
chuyển tiếp thực hiện trong năm 2017, bao gồm .................................... 27
4.2.4. Đánh giá tồn tại trong việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm
2016 ....................................................................................................... 29
4.2.5. Đánh giá nguyên nhân tồn tại trong thực hiện kế hoạch sử dụng đất
của năm 2016 ......................................................................................... 29
4.3. Đánh giá công tác lập kế hoạch sử dụng đất năm 2017 huyện Vị Xuyên .. 30
4.3.1. Kế hoạch thu hồi đất năm 2017 .................................................... 31
4.3.2. Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng của huyện Vị Xuyên
tỉnh Hà Giang năm 2017 ........................................................................ 33

4.3.3. Kế hoạch sử dụng đất huyện Vị Xuyên Tỉnh Hà Giang năm 2017 ... 34
4.4. Giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất .............................. 48
4.4.1. Giải pháp về chính sách ................................................................ 48
4.4.2. Giải pháp về nguồn lực và vốn đầu tư .......................................... 48


vi
4.4.3. Giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường ...................... 49
4.4.4. Giải pháp về tổ chức thực hiện ..................................................... 50
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 52
5.1. Kết luận .............................................................................................. 52
5.2. Kiến nghị............................................................................................ 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 54


1
PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình phát triển kinh tế của một địa phương luôn gắn liền với chiến
lược phát triển kinh tế xã hội trong một thời kì nhất định, trong đó quy hoạch,
kế hoạch sử dung đất là một nội dung quan trọng không thể thiếu. Việc sử
dụng đất liên quan chặt chẽ đến mọi hoạt động của từng ngành, từng lĩnh vực,
quyết định đến hiệu quả sản xuất và sự sống còn của người dân cũng như vận
mệnh của cả quốc gia. Vì vậy quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một yêu cầu
đặc biệt quan trọng để sắp xếp quỹ đất cho các lĩnh vực và đối tượng sử dụng
hợp lý, có hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế xã hội, giữ vững quốc phòngan ninh tránh sự chồng chéo gây lãng phí trong việc sử dụng đất, phá vỡ môi
trường sinh thái, không chỉ cho trước mắt mà còn cả lâu dài, Chính vì vậy
Đảnh và Nhà nước ta luôn coi đây là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu ,
một nội dung quan trọng để quản lý nhà nước về đất đai. Hiến pháp quy định

đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm chủ sở hữu và thống nhất
quản lý. Nhà nước có quyền định đoạt về đất đai và điều tiết các nguồn lợi từ
việc sử dụng đất.
Luật Đất đai năm 2013 tại Mục 4, Điều 22 quy định: Quản lý quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong 15 nội dung quản lý Nhà nước về
đất đai [11]
Việc quy định nội dung lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện
làm cơ sở thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất
gắn với nhu cầu sử dụng đất trong năm của các ngành, lĩnh vực, của các cấp,
phù hợp với khả năng đầu tư và huy động nguồn lực, khắc phục lãng phí
trong việc giao đất cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư.


2
Ngoài ra, Luật còn quy định trong nội dung kế hoạch sử dụng đất
phải đồng thời xác định vị trí, diện tích đất thu hồi trong vùng phụ cận đối
với dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang khu đô thị, khu dân cư
nông thôn để đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án nhà ở, thương
mại, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh nhằm tạo sự bình đẳng hơn, công bằng
hơn trong sử dụng đất nói chung, trong vấn đề hưởng lợi từ quy hoạch sử
dụng đất đem lại nói riêng.
Trong khuôn khổ một bản luận văn tốt nghiệp, với hi vọng giúp địa
phương phân tích đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất nhằm nâng cao hiệu
quả việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất phù hợp với chiến lược phát triển
kinh tế của huyển và của tỉnh, được sự nhất trí, đồng ý của Trường Đại Học
Nông Lâm dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Lợi, tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Đánh giá công tác lập kế hoạch sử dụng đất năm 2017 huyện
Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang”
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát

Đánh giá thực trạng để có kế hoạch và phương án đầu tư, sử dụng hợp
lý các loại đất cho các năm tiếp theo trong giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội
của huyện; làm cơ sở để quản lý sử dụng thống nhất quỹ đất đai theo quy định
của pháp luật, bảo vệ tài nguyên đất, bảo vệ, cải thiện môi trường và phát
triển bền vững.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá sơ lược tình hình cơ bản của huyện Vị Xuyên
- Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2016 của huyện
Vị xuyên
- Đánh giá công tác lập kế hoạch sử dụng đất năm 2017 huyện Vị
Xuyên, tỉnh Hà Giang


3
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn
2.1.1. Khái niệm về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Quy hoạch là việc xác định một trật tự nhất định bằng những hoạt động
nhƣ: phân bổ, bố trí sắp xếp tổ chức đất đai tạo ra những điều kiện nhất định
cho việc sử dụng theo các mục đích khác nhau.
Về mặt bản chất, cần xác định dựa trên quan điểm nhận thức: đất đai là
đối tƣợng của các mối quan hệ sản xuất. Như vậy quy hoạch sử dụng đất đai
sẽ là một hiện tượng kinh tế xã hội thể hiện đồng thời ba tính chất: kinh tế kỹ thuật - pháp chế.
- Tính chất kinh tế: thể hiện bằng hiệu quả sử dụng đất.
- Tính chất kỹ thuật: thể hiện ở các tác nghiệp kỹ thuật như điều tra,
khảo sát, xây dựng bản đồ, khoanh định, xử lý số liệu…
- Tính chất pháp chế: xác nhận tính pháp lý về mục đích và quyền sử
dụng đất nhằm bảo đảm sử dụng và quản lý đất đai theo pháp luật.
Tại luật đất đai 2013 nêu rõ:

Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo
không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng,
an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khi hậu trên cơ sở tiềm năng
đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh
tế - xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.
Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời
gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất.[11]
Từ đó, đưa ra định nghĩa như sau: Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống
các biện pháp của Nhà nước về tổ chức sử dụng và quản lý đất đai đầy đủ,


4
hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất thông qua việc phân bổ quỹ đất đai
và tổ chức sử dụng đất đai như một tư liệu sản xuất, nhằm nâng cao hiệu quả
sản xuất của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai và môi trường.[13]
Từ những phân tích nêu trên cho thấy việc lập quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất có ý nghĩa đặc biết quan trọng cho trước mắt và lâu dài. Căn cứ vào
đặc điểm điều kiện tự nhiên, phương pháp, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội của mỗi vùng lãnh thổ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đƣợc
tiến hành nhằm định hướng cho các cấp, các ngành trên địa bàn lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết cho mình, xác lập sự ổn định về mặt pháp
lý cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, làm cơ sở để tiến hành giao đất,
thu hồi đất để đầu tư phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực, phục
vụ các nhu cầu dân sinh, văn hóa xã hội.
Mặt khác, quy hoạch đất đai còn là biện pháp hữu hiệu của Nhà nước
nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất đai, hạn chế sự chồng chéo, gây lãng phí
đất đai, tránh tình trạng sử dụng đất đai một cách tùy tiện làm giảm sút
nghiêm trọng quỹ đất nông nghiệp, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực gây tổn
thất cho đất và kìm hãm sản xuất, kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội trong
giai đoạn hiện nay.

2.1.2. Cơ sở pháp lý của đê tài
Căn cứ Luật Đất đai năm 2013 được Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 19 tháng 11 năm 2013;
- Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ
về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai.
- Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính
phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;


5
- Căn cứ Thông tư 29/2014/TT-BTNMT ngày 2/6/2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất;
- Thông tư số 13/2011/TT-BTNMT ngày 15/4/2011 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường Quy định về ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ
quy hoạch sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
- Công văn số 429/TCQLĐĐ-CQHĐĐ ngày 16 tháng 04 năm 2012 của
Tổng cục Quản lý Đất đai về việc hướng dẫn về chỉ tiêu sử dụng đất và ký
hiệu loại đất khi lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Công văn số 187/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 21 tháng 01 năm 2015 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc điều chỉnh quy hoạch và lập kế hoạch
sử dụng đất;
- Công văn số 4389/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 16 tháng 10 năm 2015 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc lập kế hoạch sử dụng đất năm 2016;
- Quyết định số 3021/QĐ-UBND ngày 23/12/2013 của UBND tỉnh Hà
Giang về việc xét duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử
dụng đất kỳ đầu (2011-2015) của huyện Vị Xuyên;
- Văn bản số 989/STNMT-ĐĐQH ngày 03/11/2015 của Sở Tài nguyên
và Môi trường tỉnh Hà Giang về việc triển khai lập kế hoạch sử dụng đất năm
2016 của các huyện, thành phố;

- Căn cứ Nghị quyết số 208/NQ-HĐND ngày 10/12/2015 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Hà Giang về việc phê duyệt danh mục các công trình dự án
thực hiện trong 2016 tại các địa phương trên địa bàn tỉnh;
- Căn cứ Nghị quyết số 20/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày
07/02/2013 về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất
giai đoạn 2011 – 2015 của tỉnh Hà Giang;


6
- Căn cứ Công văn số 2854/UBND-NNTNMT của UBND tỉnh Hà
Giang ngày 28/08/2014 về việc chuyển mục đích đất trồng lúa, đất rừng
phòng hộ, đất rừng đặc dụng để thực hiện dự án đầu tư; Xây dựng kế hoạch
sử dụng đất năm 2015;
- Căn cứ Công văn số 254/STNMT- ĐĐQH của Sở Tài nguyên & Môi
trường tỉnh Hà Giang ngày 8/11/2016 về việc đăng kí danh mục công trình,
dự án thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất để lập kế hoạch sử dụng đất
năm 2017 của huyện, thành phố;
- Căn cứ Công văn số 31/STNMT- ĐĐQH của Sở Tài nguyên & Môi
trường tỉnh Hà Giang ngày 17/2/2017 về việc đăng kí bổ sung danh mục công
trình, dự án thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất để lập kế hoạch sử
dụng đất năm 2017 của huyện, thành phố;
- Căn cứ Nghị quyết số 48/NQ-HĐND tỉnh Hà Giang ngày 31/12/2016
về việc phê duyệt các công trình dự án thực hiện trong năm 2017 trên địa bàn
các huyện, thành phố;
- Căn cứ các chỉ tiêu kinh tế, văn hóa, xã hội trong quy hoạch phát triển
kinh tế xã hội đến năm 2017 của tỉnh Hà Giang và huyện Vị Xuyên;
- Căn cứ các chỉ tiêu về kinh tế, văn hóa, xã hội, nhu cầu chuyển mục
đích sử dụng đất trên địa bàn các đơn vị xã, thị trấn của huyện Vị xuyên trong
năm 2017;
- Căn cứ nhu cầu sử dụng đất của các cấp, các ngành, các tổ chức cá

nhân hộ gia đình và UBND các xã đăng ký nhu cầu sử dụng đất năm 2017
trên địa bàn huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
2.2. Khái quát về vấn đề nghiên cứu
2.2.1. Các nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Các nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quy định theo
Luật Đất đai 2013, chương IV, Điều 35 như sau:


7
1. Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội, quốc phòng, an ninh;
2. Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên;
kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt. Quy hoạch sử dụng đất 7
cấp quốc gia phải đảm bảo tính đặc thù, liên kết của các vùng kinh tế - xã hội;
quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất cấp xã.
3. Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.
4. Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích
ứng biến đổi khí hậu.
5. Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh.
6. Dân chủ và công khai.
7. Đảm bảo ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ
lợi ích quốc gia, công cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường.
8. Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất
phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt. [11]
2.2.2. Kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định theo Luật Đất đai
2013, chương IV, Điều 24 như sau:

1. Kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm.
2. Kỳ kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh và kỳ kế hoạch sử
dụng đất quốc phòng, đất an ninh là 5 năm.
Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được thành lập hàng năm. [11]
2.2.3. Các loại hình quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất


8
Các loại hình quy định, kế hoạch sử dụng đất quy định theo Luật Đất
đai năm 2013, Điều 36 như sau:
1. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia.
2. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.
3. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.
4. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng.
5. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh. [11]
2.2.4. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện quy định theo Luật đất đai
2013, Điều 40 như sau:
1. Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện bao gồm:
a) Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;
b) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cấp tỉnh, cấp
huyện;
c) Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh;
d) Hiện trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai và kết quả thực hiện quy
hoạch sử dụng đất cấp huyện kỳ trước;
đ) Nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, của cấp huyện, của cấp
xã;
e) Định mức sử dụng đất;
g) Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất.

2. Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp huyện bao gồm:
a) Định hướng sử dụng đất 10 năm;
b) Xác định diện tích các loại đất đã được phân bổ trong quy hoạch sử
dụng đất cấp tỉnh và diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất của cấp
huyện và cấp xã;


9
c) Xác định các khu vực sử dụng đất theo chức năng sử dụng đến từng
đơn vị hành chính cấp xã;
d) Xác định diện tích các loại đất đã xác định tại điểm b khoản này đến
từng đơn vị hành chính cấp xã;
đ) Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; đối với khu vực quy
hoạch đất trồng lúa, khu vực quy hoạch chuyển mục đích sử dụng đất quy 9
định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 57 của Luật này thì thể hiện chi
tiết đến từng đơn vị hành chính cấp xã;
e) Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
3. Căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện bao gồm:
a) Kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;
b) Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;
c) Nhu cầu sử dụng đất trong năm kế hoạch của các ngành, lĩnh vực,
của các cấp;
d) Khả năng đầu tư, huy động nguồn lực để thực hiện kế hoạch sử dụng
đất.
4. Nội dung kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện bao gồm:
a) Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm
trước;
b) Xác định diện tích các loại đất đã được phân bổ trong kế hoạch sử
dụng đất cấp tỉnh và diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất của cấp
huyện, cấp xã trong năm kế hoạch;

c) Xác định vị trí, diện tích đất phải thu hồi để thực hiện công trình, dự
án sử dụng đất vào mục đích quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật này
trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã. Đối với dự án hạ tầng
kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn thì phải đồng


10
thời xác định vị trí, diện tích đất thu hồi trong vùng phụ cận để đấu giá quyền
sử dụng đất thực hiện dự án nhà ở, thương mại, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh;
d) Xác định diện tích các loại đất cần chuyển mục đích sử dụng đối với
các loại đất phải xin phép quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều
57 của Luật này trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã;
đ) Lập bản đồ kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện;
e) Giải pháp thực hiện kế hoạch sử dụng đất. 10 5. Đối với quận đã có
quy hoạch đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì không
lập quy hoạch sử dụng đất nhưng phải lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm;
trường hợp quy hoạch đô thị của quận không phù hợp với diện tích đã được
phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh thì phải điều chỉnh quy hoạch
đô thị cho phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh. [11]
2.2.5. Trình tự lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện
Quy định trình tự lập quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất
cấp huyện như sau:
1. Điều tra, thu thập thông tin, tài liệu;
2. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường
tác động đến việc sử dụng đất;
3. Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất; kết quả thực hiện
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước và tiềm năng đất đai;
4. Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất;
5. Lập kế hoạch sử dụng đất năm đầu;
6. Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp và các tài liệu có liên quan;

7. Thẩm định, phê duyệt và công bố công khai (Điều 51,Thông tư số
29/2014/TT-BTNMT ngày 02/06/2014). [1]
2.3. Tình hình lấp quy hoạch kế hoạch sử dụng đất của Việt Nam và các
nước trên thế giới


11
* Nhật Bản trong những năm gần đây, tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại
hoá và đô thị tăng đã đặt ra nhu cầu sử dụng đất ngày một lớn cho tiến trình
phát triển kinh tế - xã hội, sự cạnh tranh về mục đích sử dụng đất diễn ra
không chỉ ở trong khu vực đô thị mà còn ở hầu hết trên lãnh thổ đất nước.
“Trong những thập kỷ vừa qua cơ cấu sử dụng đất đã có sự thay đổi, bình
quân mỗi năm chuyển đổi khoảng 30.000 ha đất sản xuất nông nghiệp sang
các mục đích khác...
Giá trị sinh thái, thẩm mỹ của môi trường thường xuyên được nhấn
mạnh trong quy hoạch. Sự phát triển kinh tế đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ việc
sử dụng đất và các xu hướng của xã hội, giải quyết có hiệu quả mối liên
kếttrung ương và địa phương trong quản lý môi trường” . [18]
* Tiến sĩ Azizi Bin Haji Muda cho rằng “cơ sở của sự phát triển
nôngthôn là cải thiện đời sống kinh tế - xã hội của dân cư nông thôn. Quá
trình phát triển kinh tế (hiện đại hoá nền kinh tế thông qua phát triển công
nghiệp) ở Malaysia là nguyên nhân của những thay đổi sử dụng đất; Kết quả
là nhiều đất nông thôn màu mỡ được chuyển sang các hoạt động phi nông
nghiệp đặc biệt dành cho các ngành công nghiệp sản xuất, nhà ở và các hoạt
động thương mại khác”.
* Quá trình phát triển xã hội Đài Loan trước đây cũng giống với hiện
trạng phát triển giai đoạn hiện nay của Việt Nam, tức là xã hội nông nghiệp là
chính. Những năm 40 trở lại đây, nền kinh tế Đài Loan có tăng trưởng với tốc
độ nhanh, giới công thương đã trở thành ngành nghề chủ lực của Đài Loan,
cũng là sức mạnh căn bản của đất nước. Hơn nữa, nông nghiệp cùng với sự

phát triển của kỹ thuật đã phát triển theo hướng thâm canh, chuyên sâu.
* Các nước thuộc Liên Xô (cũ) có bước đi tương tự nhau; trước hết là
lập sơ đồ tổng thể phát triển lực lượng sản xuất sau đó tiến hành quy hoạch
chi tiết các ngành, trên cơ sở nhu cầu sử dụng đất của các ngành để tiến hành


12
quy hoạch sử dụng đất đai. Tuy nhiên, việc phân bổ các khu chức năng để bảo
đảm phát triển bền vững và bảo vệ môi trường luôn luôn là vấn đề được quan
tâm hàng đầu. Một nguyên tắc cơ bản của các nước này là bảo vệ nghiêm ngặt
đất sản xuất, đặc biệt là đất canh tác. Tại các nước này quy hoạch tổng thể
phát triển lực lượng sản xuất do ủy Ban kế hoạch Nhà nước (tương đương Bộ
Kế hoạch và Đầu tư của Việt Nam) đảm trách; quy hoạch đô thị do ngành xây
dựng, quy hoạch sử dụng đất đai do cơ quan quản lý đất đai thực thi. [18]
* Đức, điển hình là thành phố Berlin, hệ thống quy hoạch sử dụng đất
đã được xây dựng từ rất sớm. Chỉ vài năm sau khi có sự thống nhất toàn lãnh
thổ của đất nước, năm 1994, hệ thống quy hoạch sử dụng đất được xây dựng
với bản đồ tỷ lệ 1:50.000. Sau đó, việc điều chỉnh và cập nhật những biến
động đất đai cho phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế, xã hội và mục tiêu
của Chính phủ được tiến hành thường xuyên. Do đó, hệ thống quy hoạch sử
dụng đất của thành phố Berlin nói riêng và của Đức nói chung có hiệu quả
cao, đảm bảo sử dụng đất hiệu quả, tiết kiệm và bền vững, tạo đà cho sự phát
triển của nền kinh tế.
Nói tóm lại: bước đi, cách làm và tổ chức bộ máy tiến hành của các
nước có khác nhau nhưng tất cả đề có nguyên tắc chung là sử dụng hợp lý tài
nguyên đất đai, bảo vệ được tài nguyên rừng hiện có, duy trì và bảo vệ các
khu phố cổ, đảm bảo phát triển bền vững và bảo vệ môi trường sống cho hiện
tại và thế hệ mai sau. [18]
* Tình hình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở Việt Nam
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những nội dung quan

trọng trong quản lý đất đai; bảo đảm đất đai được quản lý thống nhất, sử dụng
hợp lý, tiết kiệm và phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội. Ở Việt
Nam, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được “luật hóa” và bắt đầu
được triển khai chính thức từ Luật đất đai năm 1988. Trong hơn 20 năm qua,


13
các quy định pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã tạo hành lang
pháp lý và trở thành công cụ hữu hiệu trong quản lý nhà nước về đất đai. Tuy
nhiên, chất lượng quy hoạch sử dụng đất chưa đáp ứng được yêu cầu, vẫn
còn một số tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện quy hoạch, kế hoạch
sử 11 dụng đất. Hiện nay, hầu hết các địa phƣơng thực hiện lập quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất theo Luật Đất đai 2013.
Tại TP Hà Nội, UBND Thành phố đã chỉ đạo các Sở, ngành, quận,
huyện, thị xã tổ chức thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020, lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016 - 2020) và lập kế hoạch
sử dụng đất năm 2016. Kế hoạch nhằm đánh giá chính xác tình hình, kết quả
thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn Thành phố; rà soát,
cập nhật chính xác thông tin về các công trình, dự án chưa hoặc không có khả
năng thực hiện. [19]
Tại TP Hồ Chí Minh, năm 2015 đã tiến hành điều chỉnh quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016 2020) cho 19 quận và 5 huyện của thành phố. Đồng thời, TP thường xuyên
kiểm tra tiến độ thực hiện của các dự án đã được giao đất, cho thuê đất và xử
lý đối với các dự án chậm triển khai. Thành phố cũng sẽ lập kế hoạch cho
công tác định giá đất cụ thể, nâng cao năng lực chuyên môn để đáp ứng yêu
cầu công việc trong thời gian tới, đặc biệt là giải quyết kịp thời các vƣớng
mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Cũng trong năm nay,
TP Hồ Chí Minh sẽ đưa ra đấu giá một số dự án trọng điểm trên địa bàn để
tăng thu ngân sách. UBND TP Hồ Chí Minh còn cho biết, một trong những
giải pháp trọng tâm của thành phố trong thời gian tới là tập trung hoàn thiện

quy trình công tác lập, cập nhật hồ sơ địa chính kết hợp với xây dựng cơ sở
dữ liệu đất đai. [19]


14
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Vị Xuyên
- Các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt trong năm 2017
huyện Vị Xuyên
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2015 - 2020 của huyện Vị
xuyên tỉnh Hà Giang
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đánh giá công tác lập và thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2016 -2017
3.2. Nội dung nghiên cứu
3.2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội huyện Vị Xuyên
3.2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang
3.2.1.2. Tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến công tác lập và
thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
3.2.2. Đánh giá kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Vị Xuyên
3.2.3. Đánh giá công tác thực hiện lập kế hoạch sử dụng đất năm 2017
huyện Vị Xuyên
3.2.3.1. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Vị Xuyên
3.2.3.2. Đánh giá công tác lập kế hoạch sử dụng đất huyện Vị Xuyên năm 2017
3.2.4. Đề xuất giải pháp
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
3.3.1.1. phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Đây là phương pháp được sử dụng nhằm thu thập các thông tin về điều
kiện tự nhiên kinh tế xã hội của huyện Vị Xuyên thông tin về tình hình sử


15
dụng , quản lý đất đai của huyện Vị Xuyên tại các phòng, ban huyện Vị
Xuyên; Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Hà Giang
3.3.1.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
Tiến hành điều tra, khảo sát đánh giá tình hình sử dụng đất theo kế
hoạch 2016 đã được phê duyệt trên địa bàn 24 đơn vị xã, thị trấn. Nhằm mục
đích đánh giá được tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2016 so với
kế hoạch đã được phê duyệt
Khảo sát khoanh vẽ các danh mục dự án công trình đã được phê duyệt
thực hiện trong năm 2017 trên nền bản đồ hiện trạng của 24 đơn vị xã, thị
trấn. Làm cơ sở cho việc biên tập bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2017
huyện Vị Xuyên
3.3.2. Phân tích, thống kê, xử lý số liệu, viết báo cáo
Các thông tin, số liệu về tình hình sử dụng đất thu thập được qua các
năm được sử lý tính toán bằng phần mềm Excel, các phần mềm phân tích sử
lý số liệu phản ánh thông tin qua các bảng thống kê, đồ thị để so sánh, đánh
giá và rút ra kết luận cần thiết


16
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đánh giá sơ lược về tình hình cơ bản huyện Vị Xuyên
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Vị Xuyên là huyện vùng núi thấp của tỉnh Hà Giang có toạ độ địa lý từ

220 29' 30" đến 230 02' 30" vĩ độ Bắc, 1040 23' 30" đến 1050 09' 30" kinh độ
Đông. Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Vị Xuyên nằm trên trục Quốc lộ 2, cách
thị xã Hà Giang 20 km về phía Nam. Có vị trí giáp ranh như sau:
- Phía Bắc giáp Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa và huyện Quản Bạ.
- Phía Đông giáp huyện Bắc Mê và tỉnh Tuyên Quang.
- Phía Tây giáp huyện Hoàng Su Phì.
- Phía Nam giáp huyện Bắc Quang.
Toàn huyện có tổng diện tích tự nhiên là 147.840,90 ha với 24 đơn vị
hành chính cấp xã, thị trấn trực thuộc, trong đó có 5 xã giáp với Trung Quốc
là Minh Tân, Thanh Thủy, Thanh Đức, Xín Chải, Lao Chải. Huyện Vị Xuyên
có điều kiện khá thuận lợi cho phát triển kinh tế khoa học kỹ thuật với trung
tâm thành phố Hà Giang và với nước bạn Trung Hoa.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Huyện Vị Xuyên là huyện vùng núi thấp của tỉnh Hà Giang. Nhìn
chung địa hình khá phức tạp, chia cắt mạnh tạo thành các khe suối, có độ dốc
lớn. Chính vì vậy toàn huyện chia thành 3 dạng địa hình chính.
- Địa hình núi cao: Có độ cao trung bình trên 1.000 m bao gồm các xã
như Lao Chải, Xín Chải, Thanh Đức, Thanh Thủy, Thượng Sơn, Quảng
Ngần, Cao Bồ, Phương Tiến, thuận lợi cho các cây đặc sản như chè Shan,
Quế, Thảo mộc, chăn nuôi gia súc và phát triển nghề rừng.


17
- Địa hình núi thấp: Có độ cao từ 500 - 800 m bao gồm các xã như
Trung Thành, Bạch Ngọc, Ngọc Minh, Ngọc Linh, Minh Tân, Thuận Hòa,
Việt Lâm, Linh Hồ, thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp ngắn
ngày, cây ăn quả, chè, chăn nuôi gia súc và trồng rừng.
- Địa hình thấp dạng xen kẽ giữa các đồi núi cao trung bình dưới 500 m
bao gồm các xã như Tùng Bá, Phong Quang, Kim Linh, Phú Linh, Kim
Thạch, Đạo Đức, thị trấn Việt Lâm, thị trấn Vị Xuyên, thuận lợi cho phát triển

lúa nước, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày, hình thành cụm công nghiệp
và phát triển chăn nuôi.
4.1.1.3 Khí hậu
Khí hậu của huyện mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, tuy nhiên do nằm
sâu trong lục địa nên ảnh hưởng của mưa bão mùa hè và gió đông bắc trong
mùa đông ít hơn các nơi khác thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Khí hậu huyện Vị Xuyên chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa hè có gió mùa
đông nam, tây nam kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, thời tiết nóng ẩm mưa
nhiều. Gió mùa đông bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thời tiết
lạnh, khô, ít mưa.
Nhiệt độ trung bình năm 22,6 0C.
Độ ẩm không khí bình quân năm 80%.
Số giờ nắng trung bình năm 1.500 giờ.
Số ngày có sương mù năm từ 33-34 ngày.
Khí hậu, thời tiết trong vùng thích hợp trồng các loại cây có nguồn gốc
ôn đới như: chè, thông, dược liệu, ngô, lúa nước. Chăn nuôi đại gia súc như:
trâu, ngựa, dê... Tuy nhiên do lượng mưa lớn nên gây không ít khó khăn trong
việc đi lại, đất đai bị xói mòn. Mùa khô lạnh, nhiệt độ thấp gây ảnh hưởng
xấu đến sản xuất nông nghiệp.


×