Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LAN HỒ ĐIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (828.63 KB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN ĐẾN
SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA LAN HỒ ĐIỆP

Họ và tên sinh viên: TRƯƠNG HỒNG HIỆU
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2003 - 2007

Tháng 10/2007


ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN ĐẾN
SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA LAN HỒ ĐIỆP

Tác giả

TRƯƠNG HỒNG HIỆU

Khóa luận được đệ trình đề để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư Nông Nghiệp ngành
Nông Học

Giáo viên hướng dẫn:
Thạc sĩ: LÊ VĂN DŨ


Tháng10 năm 2007
i


LỜI CẢM TẠ
Con thành kính cám ơn công dạy dỗ của ba mẹ, anh chị, cô chú, cùng tất cả quý
thầy cô.
Có sự hiểu biết và kinh nghiệm thực tế để viết được đề tài này, tôi xin bày tỏ
lòng biết ơn đến:
Thầy Lê Văn Dũ đã trực tiếp hướng dẫn, tận tâm chỉ bảo cũng như tạo mọi điều
kiện cho tôi trong quá trình tiếp cận và thực hiện đề tài.
Xin chân thành biết ơn:
Cô Lê Thị Hương đã giúp đỡ tôi thực hiện đề tài.
Trân trọng biết ơn:
Ban giám hiệu Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh.
Ban chủ nhiệm khoa Nông Học.
Các Thầy Cô khoa Nông Học
Cùng các Thầy Cô ở các bộ môn khác
Đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báo trong suốt quá trình em học tập
tại trường.
Xin chân thành cảm ơn:
Các anh chị trong khoa Nông Học cùng tất cả các bạn trong lớp Nông Học 29
đã giúp đỡ, động viên, san sẽ cùng tôi trong những năm tháng ở giảng đường Đại học,
cũng như trong quá trình thực hiện đề tài.
Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh
Tháng 10 năm 2007
Trương Hồng Hiệu

ii



TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến sự sinh trưởng và phát
triển của Lan Hồ Điệp”. Đề tài được thực hiện từ tháng 3/2007 đến 10/2007 tại thị trấn
Củ Chi, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. Thí nghiệm 2 yếu tố được thực hiện
theo kiểu có lô phụ 3 lần lặp lại.
Yếu tố phụ (A: tuổi cây) được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên trên lô chính gồm: A1: lan 6
Tháng tuổi, A2: lan 12 tháng tuổi
Yếu tố chính (B: phân bón lá) được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên trên lô phụ gồm:
 B1: Phân bón lá growmore. Phun với tỉ lệ 1 0/00 cho cả hai loại lan 12 tháng tuổi
và 6 tháng tuổi.
 B2: dung dịch lục bình đã ủ, phun với tỉ lệ 20% cho lan 12 tháng tuổi và 10%
cho lan 6 tháng tuổi.
 B3: dung dịch bã bánh dầu đậu phộng ngâm. Phun với tỉ lệ 10% cho lan 12
tháng tuổi và 5% cho lan 6 tháng tuổi.
 B4: Hỗn hợp gồm dung dịch lục bình và bã bánh dầu phun với tỉ lệ 10% bánh
dầu + 10% lục bình cho lan 12 tháng tuổi. 5% bánh dầu + 5% lục bình cho lan 6
tháng tuổi.
Giá thể trồng bao gồm: dớn, than, xác lục bình và phân bón gốc.
Kết quả đạt được: Cả hai loại lan 6 tháng và 12 tháng đều cho kết quả tăng
trưởng tốt. Tăng trưởng nhanh nhất là nghiệm thức dùng phân bón growmore, thấp
nhất là nghiệm thức dùng dung dịch lục bình. Đối với dung dịch bánh dầu và dung
dịch hỗn hợp thì có sự ảnh hưởng khác biệt ở lan 6 tháng tuổi và lan 12 tháng tuổi. Ở
lan 6 tháng tuổi thì dung dịch hỗn hợp ảnh hưởng mạnh hơn đến tốc độ ra lá cũng như
tốc độ tăng trưởng diện tích lá, làm cho lá cũng như diện tích lá ra nhanh hơn. Ngược
lại với lan 6 tháng tuổi, ở lan 12 tháng tuổi dung dịch bánh dầu ảnh hưởng tốt hơn
dung dịch hỗn hợp đến sự ra lá và sự tăng trưởng diện tích lá.
Về ra hoa, phân bón growmore cho cây ra hoa nhanh và số hoa trên một phát
hoa nhiều, kế đến là phân hỗn hợp, số chậu ra hoa và số hoa cơ trên một phát hoa ít
nhất là nghiệm thức sử dụng dung dịch lục bình.

iii


MỤC LỤC
Trang tựa

i

Cảm tạ

ii

Tóm tắt

iii

Mục lục

iv

Danh sách các bảng

vi

Danh sách các hình

vii

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU


1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục đích, yêu cầu

2

1.3. Giới hạn đề tài

3

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

2.1. Hoa lan nói chung

4

2.2. Đặc điểm thực vật học

5

2.3. Điều kiện sinh thái đối với hoa lan

8


2.4. Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng

11

2.5. Kỹ thuật trồng lan

14

2.6. Lan hồ điệp

20

CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

26

3.1. Thời gian và địa điểm

26

3.2. Vật liệu

26

3.3. Điều kiện tiến hành thí nghiệm

27

3.4. Phương pháp thí nghiệm


29

3.5. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

30

3.6. Xử lý số liệu

31

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

32

4.1. Một số tính chất hóa học của dung dịch lục bình và bánh dầu

32

4.2. Đặc điểm ban đầu của lan Hồ Điệp 6 tháng và 12 tháng

32

4.3. Động thái và tốc độ ra lá

34

4.4. Động thái và tốc độ tăng trưởng diện tích lá

39


iv


4.5. Động thái ra hoa của lan Hồ Điệp

43

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

44

5.1. Kết luận

44

5.2. Đề nghị

44

TÀI LIỆU THAM KHẢO

46

PHỤ LỤC 1

47

v



DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG
3.1 Số liệu khí tượng thủy văn trong thời gian tiến hành thí nghiệm ........................... 28
4.1 pH và nồng độ các chất dinh dưỡng trong dung dịch lục bình và bánh dầu .......... 32
4.2 Số lá của lan Hồ Điệp trước khi thí nghiệm ........................................................... 32
4.3 Số rễ của lan Hồ Điệp trước khi thí nghiệm ........................................................... 33
4.4 Số lá của lan Hồ Điệp 6 tháng và 12 tháng ............................................................ 34
4.5. Tốc độ ra lá của lan Hồ Điệp ............................................................................... 36
4.6. Tổng diện tích lá/cây ............................................................................................. 39
4.7 Tốc độ tăng trưởng diện tích lá .............................................................................. 41
4.8 Tỷ lệ ra hoa và nở hoa của lan ................................................................................ 43

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình
PL1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ........................................................................................ 47
PL2. Nghiệm thức sử dụng phân bón growmore cho lan 12 tháng tuổi....................... 47
PL3. Nghiệm thức sử dụng dung dịch lục bình cho lan 12 tháng tuổi ......................... 47
PL4. Nghiệm thức sử dụng dung dịch bánh dầu cho lan 12 tháng tuổi ....................... 47
PL5. Nghiệm thức sử dụng dung dịch hỗn hợp cho lan 12 tháng tuổi ......................... 48
PL6. Nghiệm thức sử dụng phân bón growmore cho lan 6 tháng tuổi......................... 48
PL7. Nghiệm thức sử dụng dung dịch lục bình cho lan 6 tháng tuổi ........................... 48
PL8. Nghiệm thức sử dụng dung dịch bánh dầu cho lan 6 tháng tuổi ......................... 48
PL9. Nghiệm thức sử dụng dung dịch hỗn hợp cho lan 6 tháng tuổi ........................... 49
PL10. Sơ đồ nhà lưới .................................................................................................... 49
PL11. Hoa lan Hồ Điệp 12 tháng tuổi .......................................................................... 49
PL12. Hoa lan Hồ Điệp 12 tháng tuổi .......................................................................... 49


vii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nếu như trước đây chúng ta chỉ có thể thưởng thức vẻ đẹp của hoa lan từ những
giò lan rừng hiếm hoi được đưa về thành phố, thì ngày nay hoa lan với nhiều giống
quý đã khoe sắc thắm không chỉ trong những lễ hội hoa xuân mà còn trong từng góc
vườn của nhiều nhà.
Có thể nói: Chơi hoa là một thú vui, là một cách chơi tao nhã mang truyền
thống văn hóa của từng dân tộc. Hoa được dùng rất nhiều trong các dịp lễ: lễ tết, hội
hè, cưới xin… Hoa đem lại cho con người những cảm xúc mà không có một thứ quà
tặng nào có thể thay thế được. Thật là “mỗi loài mỗi vẻ mười phân vẹn mười”.
Về mặt kinh tế chơi hoa và trồng hoa cũng là một ngành đem lại nhiều lợi
nhuận vì trồng lan không đòi hỏi nhiều vật tư, đất đai, mặt bằng, không tốn điện nước,
không làm ô nhiễm môi trường là một nghề lao động thích hợp với nhiều lứa tuổi, có
khả năng tận dụng được thời gian nhàn rỗi mà vốn đầu tư lại không cao.
Lan phân bố hầu như ở tất cả mọi nơi trên trái đất, nhưng có khoảng bốn phần
năm tập trung ở vùng nhiệt đới. Càng đi xa vùng xích đạo lan càng ít hơn. Tuy nhiên
cũng có một vài loài địa lan sống được ở vùng khí hậu khắc nghiệt ở một vài vùng Bắc
Cực. Ở nước ta có những vùng khí hậu hoàn toàn khác biệt, thích hợp cho nhiều loại
lan khác nhau.
Các tỉnh phía Nam với hai mùa mưa nắng rõ rệt, thích hợp cho việc trồng các
loại lan nhiệt đới. Cao nguyên Nam Trung Bộ trong đó có Đà Lạt, với khí hậu á nhiệt
đới là môi trường lý tưởng cho việc phát triển các loại lan vùng lạnh.
Các tỉnh phía Bắc với mùa lạnh cắt da và mùa nắng gay gắt, điều kiện khí hậu
này phù hợp cho việc trồng các loại lan mà sự trổ hoa yêu cầu sự khác biệt về nhiệt độ
cao.


1


Để trồng được một giò phong lan đẹp không chỉ yêu hoa thôi mà còn đòi hỏi
người chơi hoa có những kiến thức nhất định để có thể chăm sóc và bảo quản hoa lan
một cách tốt nhất.
Vì vậy việc nghiên cứu tìm ra những loại phân hữu cơ sử dụng cho lan nhằm
hạn chế tác hại của phân vô cơ là một việc làm cần thiết hiện nay. Nó vừa giúp cho
người nông dân hạn chế được sâu bệnh, sự ngộ độc phân vô cơ do sử dụng phân không
hợp lý, ức chế sự sinh trưởng phát triển của cây. Không những thế, việc sử dụng phân
vô cơ về lâu dài còn gây tổn hại đến môi trường tự nhiên. Có rất nhiều loại vật liệu có
thể sản xuất phân hữu cơ như: than bùn, tàn dư thực vật, phân của các loại gia súc, gia
cầm, các loại tảo thủy sinh,…
Nhằm giúp cho người chơi hoa có một cách nhìn tổng quát về lan. Về những
điều kiện chăm sóc, bón phân, giá thể đề trồng lan, chất liệu, chậu… và các yếu tố
khác ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của hoa lan nói chung và lan Hồ Điệp
nói riêng.
Trên cơ sở đó, được sự phân công của khoa Nông Học và sự hướng dẫn của
giảng viên Lê Văn Dũ, đề tài: “Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến sự sinh
trưởng và phát triển của Lan Hồ Điệp”, được thực hiện nhằm giúp cho những người
chơi lan có cách nhìn khái quát về cách chăm sóc lan nói chung và lan Hồ Điệp nói
riêng.
1.2. Mục đích, yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Sử dụng nguồn phân hữu cơ và giá thể có sẵn tại chỗ như dớn, vỏ thông, than,
gạch, xơ dừa, rễ lục bình, than bùn… sử dụng cho hoa lan nhằm tăng cường quá trình
sinh trưởng, phát triển của lan Hồ Điệp, đồng thời giảm chi phí trong sản xuất hoa lan.
1.2.2. Yêu cầu
Sử dụng bốn loại phân bón: growmore, dung dịch lục bình, dung dịch bánh dầu
và hỗn hợp trên lan Hồ Điệp để theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của lan Hồ Điệp

6 tháng tuổi và 12 tháng tuổi trồng trên một số loại giá thể gồm dớn, than, xác lục bình
và phân bón gốc hòa tan chậm Agroblen bỏ vào gốc khi trồng.
2


1.3. Giới hạn đề tài
Thí nghiệm chỉ được tiến hành trên giống lan Phalaenopsis.
Do điều kiện về thời gian, thí nghiệm chỉ tiến hành ở giai đoạn cây con. Thời gian
sinh trưởng của lan Hồ Điệp khá lâu so với thời gian làm đề tài là một hạn chế vì trong
quá trình theo dõi có thể không dự đoán hết khả năng sinh trưởng của lan Hồ Điệp.
Thời gian nghiên cứu ngắn là một hạn chế cho việc theo dõi sâu bệnh vì trong quá
trình trồng ngắn nên có thể sâu bệnh chưa phát triển hoặc phát triển nhưng mới ở thời
kỳ đầu, nên chưa thể đưa ra được phương pháp phòng trừ hiệu quả cũng như ngăn
bệnh phát triển, lây lan.

3


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Khái quát về hoa lan
2.1.1. Phạm vi phân bố
Hoa Phong Lan phân bố từ 680 vĩ Bắc đến 560 vĩ Nam, nghĩa là gần cực Bắc
như Thụy Điển, Aleska, xuống tận các đảo cuối cùng của cực Nam ở Australia. Tuy
nhiên, tập trung phân bố của lan là ở trên các vĩ độ nhiệt đới, đặc biệt ở Châu Mỹ và
Đông Nam Á. Sự phân bố của hoa Lan rất rộng khắp từ vùng đầm lầy sát hồ biển qua
các đồi núi thấp lên cả vùng cao. Mặc dù hoa Lan chỉ mọc ở dưới độ cao 2000 m so
với mặt nước biển, song có một số ít loài sống ở cả độ cao trên 5000 m so với mặt
nước biển quanh năm tuyết phủ.
2.1.2. Nguồn gốc của hoa lan

Trên thế giới đến nay loài người đã biết được 750 chi và khoảng 25.000 loài
nhỏ. Qua kết quả chọn lọc và lai tạo, các nhà chọn giống đã bổ sung thêm 75.000 loài
lan mới. (Saprohx – Tea Hulturn, 1953; Campell. 1964). Thường là những cây bụi
sống trên mặt đất được gọi là địa lan, hoặc bám vào thân cây, cành cây được gọi là
phong lan. Họ lan phân bố nhiều nhất trong hai vùng nhiệt đới, có 250 chi và 6.800
loài. Ở vùng ôn hòa số lượng lan giảm đi một cách nhanh chóng và rõ rệt. Lúc đầu lan
chỉ được khai thác sưu tầm chỉ nhằm mục đích làm dược liệu và hương liệu. Người ta
cứ tưởng rằng cây lan được biết đến đầu tiên ở Châu Âu qua bản viết tay bằng chữ Hy
Lạp “xem xét cây cỏ” (Enenquiry into Plans) của Theophrastus (khoảng 370 – 285
trước công nguyên). Kỳ thực thì cây lan biết đến đầu tiên ở phương Đông (khoảng từ
551 – 479 trước công nguyên). Ở phương Đông lan được chú ý đến vì vẻ đẹp duyên
dáng của lá và hương thơm của hoa.
Phong trào chơi lan ở Trung Quốc phát triển rất sớm, từ thế kỷ thứ 5 trước công
nguyên đã có các tranh vẽ về phong lan còn lưu lại từ thời Hán Tông. Ở Châu Âu bắt
4


đầu để ý đến phong lan từ thế kỷ thứ 18, sau Trung Quốc đến hàng chục thế kỷ và
cũng nhờ các thủy thủ thời bấy giờ mà phong lan đã đến khắp các miền của địa cầu.
Lúc đầu là Vanny, sau đó đến Bạch Cập, Hạc Đỉnh rồi đến Kiến Lan… Lan chính thức
gia nhập vào ngành hoa cây cảnh trên thế giới 400 năm nay ( Draiti, 1960; Coat, 1969;
Garay, 1974).
Ở Việt Nam, dấu vết nghiên cứu về lan ở buổi đầu không rõ rệt lắm. Có lẽ
người đầu tiên có khảo sát lan ở Việt Nam là Gioalas Noureiro – nhà truyền giáo
người Bồ Đào Nha đã mô tả lần đầu tiên vào năm 1789 trong “Flora
cochinchinensis”, gọi tên các cây lan trong cuộc hành trình đến nam phần Việt Nam là
Aerides, Phagius và Sarcopodium… mà đã được Ben Tham và Hooker ghi lại trong
“Genera plante rum” (1862 – 1883). Chỉ sau khi người Pháp đến Việt Nam mới có
những công trình được công bố đáng kể là F.gagnepain và A.gnillaumin mô tả 101 chi
gồm 70 loài cho cả 3 nước Đông Dương trong bộ “thực vật chí Đông Dương”. (Flore

Generalede I.Indochine) do H.Lecomte chủ biên, xuất bản từ 1932 – 1934. Một số tác
giả khác cũng đề cập đến lan Việt Nam như Sechmid, Tixer và Gunna Seidenfaden
(1975). Bên cạnh đó một số người Việt Nam cũng bước đầu nghiên cứu về lan như
“cây cỏ miền Nam Việt nam” của GS.Phạm Hoàng Hộ với 289 loài được mô tả và vẽ
hình.
2.2. Đặc điểm thực vật học
a. Rễ
Nhìn chung, họ lan bao gồm các loại cây thân thảo, sống lâu năm, chúng sống ở
đất, vách đá, hoặc sống phụ, sống hoại sinh…
Khi sống ở đất chúng có dạng củ lạc, rễ mập và xum xuê hoặc có chân rễ bò dài
hay ngắn, tuy nhiên nét độc đáo nhất của họ lan là lối sống phụ bì (bì sinh) bám, treo
lơ lửng trên các thân cây gỗ khác hay trên những vách đá cheo leo. Hệ rễ phát triển
nhiều hay ít phụ thuộc vào hình dạng chung của cả cơ thể. Để làm nhiệm vụ hấp thu
chất dinh dưỡng, chúng được bao bọc bởi một lớp mô hút dày, ẩm bao gồm nhiều lớp
tế bào chết chứa đầy không khí, do đó nó ánh lên màu xám bạc với lớp mô xốp đó rễ
không những có khả năng hấp thu nước mưa chảy dọc thân vỏ cây mà còn lấy được
nước lơ lửng trong không khí (sương mù hay hơi nước).
5


Nhiều loại có hệ rễ đan bện chằng chịt, là nơi thu gom mùn để làm nguồn dự
trữ chất dinh dưỡng cho cây. Ngược lại, có loài mọc bò dài, hệ rễ có thể buông thõng
xuống theo các đoạn thân, cứng hoặc mảnh mai, treo lơ lửng trong không khí như
những chòm “râu” hoặc mập khỏe, kéo dài xuống tận đất và hoạt động phá rễ của các
loài cây khác. Ở một số loài phong lan có thân, lá kém phát triển (thậm chí tiêu giảm
hoàn toàn) hệ rễ phát triển dày đặc và kiêm nhiệm luôn cả vai trò quang hợp. Rễ có
dạng dẹt, bò rất dài, màu xanh như lá.
b. Thân
Rất ngắn hay kéo dài, đôi khi phân nhánh, mang lá hay không mang lá, phong
lan có hai loại thân: đơn trục và đa trục.

Đa số lan đều thuộc lại sinh trưởng hợp trục (nhóm không có thân). Thân này
gồm một hệ thống của nhiều nhánh lâu năm, với bộ phận nằm ngang, bò dài trên giá
thể hoặc ẩn sâu trong lòng đất, gọi là thân rễ. Thân rễ nhẵn, hay có nhiều vẩy che phủ
(do bị thoái hóa) và một phần mọc thẳng đứng mang lá.
Ngược lại rất ít gặp các loại phong lan sinh trưởng đơn trục (nhóm có thân).
Nghĩa là sự sinh trưởng của trục chính không giới hạn làm cho lan có thân rất dài. Cơ
thể khó có thể duy trì được khả năng thẳng đứng của thân do đó nó phải nhờ đến hệ
thống rễ mới có thể vươn cao, nếu không thể vươn cao bắt buộc nó phải bò dài hay leo
cuốn.
Ở các loài phong lan sống phụ bì có nhiều đoạn phình lớn gọi là giả hành. Đó là
bộ phận dự trữ nước và các chất dinh dưỡng để nuôi cây trong khi gặp điều kiện thời
tiết bất lợi. Củ có rất nhiều hình dạng khác nhau, hình cầu, thuôn dài xếp sát nhau hay
rải rác đều đặn hoặc hình trụ xếp chồng chất lên nhau thành một thân giả, kích thước
củ cũng rất biến động từ dạng củ rất nhỏ, đến dạng củ to.
c. Lá
Hầu hết các loại lan đều là cây tự dưỡng, do đó nó phát triển rất đầy đủ hệ
thống lá. Lá mọc đơn độc hoặc xếp dày đặc ở gốc, hay xếp đều đặn trên thân, trên củ
giả. Lá có nhiều hình dạng khác nhau từ loại mọng nước dày, dài hình kim, hình trụ
dài, tiết diện tròn hay có rãnh, hoặc dạng lá hình phiến mỏng. Lá thường có màu xanh
6


bóng nhưng màu sắc ở hai mặt lá thường khác nhau, mặt dưới có màu xanh đậm hay
tía, mặt trên lại khảm nhiều màu sặc sỡ và có màu sáng hơn mặt dưới.
d. Hoa
Điều làm cho mọi người kinh ngạc hơn hết chính là vẻ đẹp của hoa lan, hoa lan
rất đẹp và đa dạng với màu sắc rực rỡ. Mặc dù tất cả các hoa lan đều có cấu tạo giống
nhau, khiến cho mọi người rất dễ nhận ra chúng, nhưng ở mỗi loại đều có những hình
dạng khác nhau, chúng có hơn hai ba chục ngàn loại nhưng đều có thể dễ nhận ra hoa
lan.

Cấu tạo cơ bản của hoa lan: Phần lớn đều là đơn tử diệp, ba lá phụ ngoài của
hoa khác với ba lá phụ trong bởi hình dạng cũng như màu sắc, người ta gọi là lá đài,
Trong vành là hai cánh hoa giống nhau nằm ngang, còn cánh thứ ba gọi là cánh môi,
thường thay đổi về hình dáng, kích thước và màu sắc ở các loại lan khác nhau. Cánh
môi là bộ phận hấp dẫn và giàu màu sắc nhất của hoa.
e. Quả
Quả lan thuộc loại quả nang, nở ra theo 3 - 6 đường nút dọc, có dạng từ dài đến
dạng hình trụ ngắn, phình ở giữa. Khi chín, quả nở ra và mảnh vỏ còn dính lại với
nhau ở phát đỉnh và ở phía gốc. Ở một số loài quả chín nở theo 1 - 2 khía dọc thậm chí
không nứt ra mà hạt chỉ ra khỏi vỏ quả khi vỏ này bị mục nát.
f. Hạt
Hoa lan có rất nhiều hạt nhỏ li ti. Hạt chỉ cấu tạo bởi một khối chưa phân hóa,
trên một mạng lưới nhỏ xốp chứa đầy không khí, phải trải qua 12 - 18 tháng hạt mới
chín. Hạt lan hầu như không có trọng lượng do đó chúng có thể theo gió bay đi rất xa,
nhưng hạt nẩy mầm thành cây lại rất hiếm. Chỉ ở những rừng già ẩm ướt, vùng điều
kiện nhiệt đới hạt lan mới có thể nẩy mầm.

7


2.3. Điều kiện sinh thái đối với hoa lan
a. Ánh sáng
Ánh sáng rất cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển của cây lan. Nhờ có ánh
sáng mà cây tổng hợp được chất dinh dưỡng. Khi thiếu ánh sáng cây không tạo ra đủ
chất dinh dưỡng, cây sinh trưởng phát triển kém.
Dựa vào nhu cầu ánh sáng của từng loại lan, người ta chia làm ba nhóm:
 Nhóm cây ưa sáng: Đòi hỏi ánh sáng nhiều, khoảng 100% ánh sáng trực tiếp.
 Nhóm cây ưa sáng trung bình: Bao gồm các loại có nhu cầu sáng khoảng
50% - 80%.
 Nhóm cây ưa sáng yếu: Bao gồm các loại lan có nhu cầu ánh sáng khoảng 30%.

Như vậy tùy theo loại lan cụ thể mà có cách thiết kế vườn lan và độ che phủ
cho thích hợp.
b. Nhiệt độ
Nhiệt độ tác động lên lan thông qua con đường quang hợp.
Căn cứ vào nhu cầu nhiệt độ của từng loại lan mà người chia thành ba nhóm:
 Nhóm cây ưa nóng: Bao gồm những loại lan chịu nhiệt độ ban ngày không dưới
210 C, ban đêm không dưới 18,50C. Những loài này thường có nguồn gốc ở
vùng nhiệt đới.
 Nhóm cây ưa nhiệt độ trung bình: Nhiệt độ ban ngày không dưới 14,50C, ban
đêm không dưới 13,50C. thường có nguồn gốc ở vùng cận nhiệt đới.
 Nhóm cây ưa lạnh: gồm những loại lan chịu nhiệt độ ban đầu không quá 140C,
ban đêm không quá 130C, chúng thường xuất xứ ở vùng hàn đới, ôn đới và các
khu vực núi cao vùng nhiệt đới.
c. Ẩm độ
Độ ẩm ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây lan vì cây lan có
khả năng hút nước từ không khí. Ở Việt Nam, ẩm độ tương đối trung bình hàng năm
thay đổi từ 80 - 90%. Ẩm độ tối đa trong ngày vào lúc sáng sớm, tối thiểu vào lúc 12
giờ trưa.

8


Tuy nhiên, lượng nước tưới hàng ngày mới chính là điều kiện quyết định ẩm độ
cục bộ trong chậu và ẩm độ trong vườn, nó góp phần hình thành một tiểu khí hậu cá
biệt. Ngoài ra sự thông gió, nhiệt độ, ánh sáng là “chìa khóa” giảm ẩm độ khi cần thiết.
Yếu tố ẩm độ là quan trọng nhất vì trong thiên nhiên yếu tố này chi phối việc
xuất hiện các vùng có lan.
Ta cần phân biệt ba loại ẩm độ: ẩm độ của vùng, ẩm độ của vườn và ẩm độ cục
bộ trong chậu.
 Ẩm độ của vùng: là ẩm độ của một vùng có diện tích nhỏ mà ở đấy ẩm độ gần

đồng nhất nhau. Ẩm độ này do điều kiện địa lý, địa hình nói chung quyết định.
Tuy nhiên, định nghĩa này chỉ có ý nghĩa tương đối. Ẩm độ của vùng là ẩm độ
tạo ra do thiên nhiên.
 Ẩm độ của vườn: là ẩm đo được trong vườn lan. Ẩm độ này có thể thay đổi
được theo ý muốn như đào ao, xây bể, làm mương, rạch, trồng cây, làm giàn
che, tưới nước…
 Ẩm độ cục bộ trong chậu: là ẩm độ trung bình của các chậu lan có trong vườn,
ẩm độ này đo được trong các giá thể, ẩm độ này phụ thuộc hoàn toàn vào kỹ
thuật của người trồng lan.
Sự hài hòa của ẩm độ vùng, ẩm độ vườn giúp ta có thể sáng tạo sử dụng giá thể
trồng, lượng nước tưới, thiết kế giàn che một cách hợp lý.
d. Tưới nước
Nước rất cần thiết đối với sự sinh trưởng của phong lan, có nhiệm vụ luân
chuyển các muối khoáng và các chất nuôi dưỡng. Thiếu nước thì các giả hành nhăn
nheo đối với loài đa thân và chùn lá đối với loài đơn thân. Tuy nhiên cây lan bị chết rất
nhanh vì thừa nước hơn là thiếu nước. Vì thừa nước sẽ làm cho bề mặt rễ có lớp nước
bao bọc, biến thành vật cản không lưu thông được oxy dẫn đến cây bị chết ngạt. Do
vậy phải có biện pháp tưới thích hợp để giữ cho bộ rễ khô một phần giữa hai lần tưới.
Tưới nước nhiều hay ít phụ thuộc vào ẩm độ, sự thông gió, giá thể, loài lan, mùa tăng
trưởng, nhiệt độ, sự che sáng nơi trồng.
Có nhiều cách khác nhau để tưới lan. Nếu tưới trực tiếp bằng vòi nước cần chú
ý: tưới quá mạnh có thể làm gãy hoặc thối đọt non. Một biện pháp tốt là tưới bằng béc
9


phun tự động. Béc phun hiện nay được sử dụng rộng rãi vì nó tạo được các tia nước
cực nhỏ và nhẹ nhàng. Do đó, dù dòng nước có cường độ mạnh thế nào đi nữa, cũng
không gây va chạm mạnh cho lá.
Thời gian tưới tốt nhất trong ngày là vào buổi sáng hoặc chiều mát tránh tưới
vào buổi trưa.

Nước tưới cho lan không cần cầu kỳ lắm, miễn sao nước sạch, không mặn,
không lợ là được. Nước mưa, nước suối, nước giếng rất tốt cho sự phát triển của lan.
Độ pH phù hợp cho sự tăng trưởng của đa số lan là phải hơi axit pH = 5 - 6. Nếu độ
pH của nước là trung hòa (pH = 7) hay kiềm (pH > 7) thì không nên dùng mà phải
giảm pH của nước bằng axit photphoric. Nếu dùng nước máy vì nước máy đã được
khử trùng có ion Clo rất độc, nó đe dọa sự sống của lan, vì vậy nước máy phải được
đưa vào bể chứa tối thiểu một ngày để Clo bốc hơi mới sử dụng được.
e. Độ thông thoáng
Trong điều kiện tự nhiên, các loài hoa lan thường mọc trên các cành cây cao, ở
tầng giữa của rừng. Cây lan ít khi mọc trên các cây của tầng trên và mọc gần mặt đất,
bởi lẽ tầng trên sự thông gió quá mạnh và ẩm độ thấp, gần mặt đất thì sự thông gió
kém mặc dù ẩm độ cao hơn, tầng giữa với ẩm độ, ánh sáng và sự thông gió vừa phải
thích hợp cho nhiều loại lan.
Sự thông gió đặc biệt quan trọng đối với loài lan đơn thân hơn là đa thân. Do
cấu trúc đã thích nghi với điều kiện khí hậu, các loài đơn thân thường có rễ trên không
mọc thẳng từ thân và lơ lửng trong không khí.Trong rừng, các loài đơn thân có thể
mọc vắt vẻo từ cành này sang cành khác và các rễ tủ xuống lơ lửng trong không khí
hay bám vào các cành cây.
Độ thông gió cũng là yếu tố cần thiết giúp cho cây lan sinh trưởng. Nếu vườn
lan không được thoáng, nhất là khi ẩm độ tăng, nhiệt độ cũng làm cho lan dễ bị bệnh.
Ngược lại nếu vườn lan quá thông thoáng, gió nhiều làm giảm độ ẩm, lượng nước bốc
hơi quá lớn cây cũng dễ bị héo, kém phát triển. Vì vậy căn cứ vào sự thông gió mà cấu
tạo giá thể thế nào cho hợp lý.

10


2.4. Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng
Dinh dưỡng đối với lan hết sức quan trọng, tuy nó không đòi hỏi một số lượng
lớn nhưng phải có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng. Song còn tuy thuộc vào từng

thời kỳ sinh trưởng của cây lan mà nhu cầu dinh dưỡng này có thể khác nhau. Muốn
hiểu thấu đáo vấn đề này, ta xét đến vai trò của các nguyên tố đối với cây lan.
2.4.1. Nhóm các nguyên tố trong không khí
Gồm các nguyên tố cacbon (C), hydro (H), oxy (O), đây là các nguyên tố cơ
bản đối với cây lan, nó quyết định khả năng tăng sinh khối. Các nguyên tố này thường
có sẵn trong không khí và trong nước mà cây sử dụng qua quá trình quang hợp.
nCO2 +

nH2O

ánh sáng

n (CH2O)

+ nO2

2.4.2. Nhóm các nguyên tố đa lượng: Bao gồm đạm (N), lân (P), kali (K)
a. Vai trò của đạm (N)
Nitơ (N) là một trong ba nguyên tố hết sức cần thiết với cây lan. N cần thiết cho
việc tạo thành sắc tố và nhất là protein, là sinh tố giúp cho sự tăng trưởng ở lá, làm cho
cây xanh tốt, mặt khác N còn giúp cho quá trình điều hòa photpho. Nếu cây thiếu N, lá
nhỏ, hơi vàng, lá to xanh đậm, nhưng mềm yếu, sức đề kháng kém do bị bệnh, dễ thối
mầm, ít ra hoa, với những cây khó ra hoa thì sẽ không ra hoa. Khi thấy lan chỉ ra lá vì
ảnh hưởng của lá thừa đạm thì có thể cứu vãn bằng cách tưới các loại phân có nhiều
lân, thân cây sẽ khỏe hơn, sức đề kháng tốt hơn.
b. Vai trò của lân (P)
Lân là nguyên tố quan trọng thứ hai sau N và dùng kết hợp với N để tạo ra
protein cho cây, giúp cây nảy mầm mạnh, ra hoa nhanh, ra rễ nhiều. P còn giúp cho
quá trình thụ phấn dễ dàng hơn, đậu quả nhiều, quả mập, hạt khoẻ, tỷ lệ nảy mầm cao.
P giữ vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp và quang hợp của cây. Nếu tỉ lệ P quá

lớn kích thích sự ra hoa sớm, lá ngắn, cứng.
Nếu thiếu P, cây sẽ nhỏ, cằn cỗi, yếu, sức đề kháng kém, rễ chậm phát triển, lá
xanh thẫm, mầm phát triển kém, chậm ra hoa, ít đậu quả, hạt không khỏe, tỷ lệ nảy
mầm thấp.
11


c. Vai trò của kali (K)
Kali cũng là một nguyên tố quan trọng, cũng như P giúp cho cây lan hấp thụ N
một cách dễ dàng, giúp cho sự phát triển chồi mới, K còn giúp cho sự vận chuyển
nước và chất dinh dưỡng trong cây, đồng thời giúp cho cây dự trữ chất dinh dưỡng,
tinh bột để nuôi cây trong thời kỳ nghỉ của cây. K còn giúp cho cây cứng cáp, thúc đẩy
sự ra hoa, hoa có màu sắc tươi tắn hơn và nó còn giúp cho cây đủ sức đề kháng đối với
sâu bệnh.
Nếu thiếu K, cây ngừng phát triển, khô đầu lá rồi chết, thân yếu, lá úa vàng.
Ngược lại nếu thừa K, cây cằn cỗi khác thường. Ở cây non, ngọn lá không đổi
màu, nhưng héo rũ, ngọn lá già trở nên bị vàng rồi cháy khô, chậm phát triển.
Như vậy cả 3 nguyên tố N, P, K đều rất quan trọng đối với cây, là những
nguyên tố mà cây lan sử dụng nhiều nhất để tăng trưởng, ra rễ, ra chồi, hoa, lá,…
chúng thường được dùng dưới dạng hỗn hợp gồm 3 chất N, P, K. được viết theo thứ
tự. Đối với ngành trồng lan, phân bón được dùng với công thức tổng hợp thường là 3010 - 10; 10 - 20 - 20; 10 - 20 - 30; 0 - 24 - 24.
2.4.3. Nhóm các nguyên tố trung lượng gồm Ca, Mg, S
a. Canxi (Ca)
Canxi là nguyên tố cần thiết để tạo lập vách tế bào, và giúp cho tế bào hoạt
động một cách điều hòa trong việc tạo lập protein, giúp cây hấp thụ nhiều đạm, phát
triển bộ rễ khỏe mạnh, giúp cây đứng vững.
b. Magie (Mg)
Mg là một trong những nguyên tố tạo nên diệp lục tố, giúp cây phát triển cân
đối, hài hòa ở tất cả các bộ phận.
c. Lưu huỳnh (S)

Lưu quỳnh là nguyên tố không kém phần quan trọng, là thành phần của nguyên
sinh chất trong tế bào sinh trưởng.

12


2.4.4. Nhóm các nguyên tố vi lượng
Bao gồm sắt (Fe), đồng (Cu), kẽm (Zn), Mangan (Mn), Bo (B), Molipden (Mo).
Cây lan cần các nguyên tố vi lượng với liều lượng rất nhỏ nhưng cũng không thể thiếu
được trong quá trình sinh trưởng, thường những nguyên tố này có sẵn trong nước tưới
nhưng trong phân bón cũng cần thêm các nguyên tố vi lượng, miễn sao các vi lượng
trong nước tuới và phân bón không đủ để làm hại cho cây.
2.4.5. Phân hữu cơ
Ở Việt Nam có rất nhiều loại phân hữu cơ khác nhau, bổ sung rất tốt cho lan,
tùy loại phân và tùy loại lan, mà ta có thể sử dụng phân tươi hay hoai, khô và ướt.
a. Phân trâu bò
Phân trâu bò thường được dùng dưới ba dạng khác nhau, dạng phân tươi pha
loãng tỏ ra hữu hiệu cho các loại hoa cắt cành như Vanda teres, Arachinis Maggie Oei.
Loại phân khô dùng để trồng các giống như Dendtobium, Caesar Latin, phân hoai là
thành phần cấu tạo giá thể các loài địa lan như các giống Phaius, Calanthe,
Paphilpedilum.
b. Phân bánh dầu đậu phộng
Là xác của hạt đậu phộng được giữ lại sau khi đã ép dầu. Loại phân này có tỷ lệ
đạm khá cao và được dùng với 3 cách khác biệt, có thể ngâm từng bánh dầu vào nước,
do quá trình phân giải, phân sẽ tạo nên mùi thối rất khó chịu vì thế các lu chứa phân
phải có nắp đậy, sau một thời gian phân bớt mùi, lúc ấy dùng bánh dầu ngâm pha
loãng để tưới. Cũng có thể dùng phân chỉ ngâm trong vài ngày, với điều kiện phải phải
được pha thật loãng bánh dầu được xay nhuyễn trộn với phân bò và tro trấu là giá thể
tốt của địa lan hoặc loại này có có thể dùng với dạng thỏi nhỏ như viên kẹo đặt trực
tiếp vào chậu nhưng cách xa giả hành, qua quá trình tưới rễ cây sẽ hấp thụ dần.

c. Phân tôm cá
Phải loại bỏ hết muối còn sót lại trước khi sử dụng, bằng cánh ngâm vào nước
nhiều lần rồi xả. Tiến trình cũng tương tự như phân bánh dầu, chỉ lấy phần nước bỏ đi
phần xác.
13


d. Phân heo
Phân heo và nước tiểu được pha loãng dùng rất tốt cho các loại hoa cắt cành.
Người ta dùng phân heo khô vò viên để trồng một số loài thộc giống Dendrobium.
2.4.6. Các chất kích thích tố cho lan
Bao gồm các chất kích thích tố thuộc nhóm auxin, gibberellin, cytokinin… Các
chất này được sử dụng với nồng độ rất thấp nhưng tác dụng của chúng đến sinh trưởng
và phát triển của lan là rất lớn và rất nhạy. Trong số này có các chất kích thích tố ra rễ
cho cây con tuy nhiên có hai nguồn tổng hợp chính, thiên nhiên như axit indolaxetic
(AIA), và nhân tạo như axit naptalenaxetic (ANA), axit indolbutiric (AIB) và 2,4
diclorophenoxiaxetic axit (2,4-D). Một số chất khác có tác dụng kích thích phát triển lá
chiều cao thân, và kích thích ra hoa như gibberellin, cytokinin. Tuy nhiên, ta cũng cần
lưu ý khi sử dụng cytokinin, cây lan sẽ mọc được nhiều chồi, nhưng các chồi sẽ bé,
yếu, chậm ra hoa. Chất chống auxin tỏ ra hiệu nghiệm để nhân giống các loài lan đa
thân với giả hành có thân. Người trồng lan cũng có thể sử dụng các vitaminh để bón
cho lan như vitamin B1, vitamin C…Ngoài ra người trồng lan cũng có thể dùng nước
trà, bã trà để trồng lan vì trong thành phần nước trà gồm có 2 chất chính là: tanin và
axit cafeic. Các tanin thường có tính diệt khuẩn, tham gia vào sự điều hòa sinh trưởng
và tạo nên tính miễn dịch ở cây. Còn axit cafeic tương tác với auxin dễ khơi màu cho
sự đâm rễ. Do đó nước trà vừa là một chất điều hòa sinh trưởng vừa có tính diệt khuẩn.
Đây còn là loại thuốc chủng ngừa bệnh hiệu quả qua tác động tăng sức đề kháng cho
lan có khả năng chống đỡ các tác nhân xâm nhiễm của nấm bệnh từ bên ngoài vì thế
trà dùng rất tốt cho các loại lan nói chung và lan Hồ điệp nói riêng, nồng độ cao không
làm cây bị chết nhưng tốt nhất là sử dụng nồng độ thật loãng để tưới cho cây hàng

ngày.
2.5. Kỹ thuật trồng lan
2.5.1. Trồng treo
Đây là cách trồng mà cây lan được treo lủng lẳng bằng một sợi dây cột dính vào
thân. Trồng treo có ưu điểm là loại bỏ được các mầm bệnh gây ra do rêu xanh bám

14


trên thành chậu; rễ không bao giờ bị thối do úng nước, không tốn chậu và môi trường
trồng ( than, gạch, dớn…).
Tuy nhiên, cách trồng này có nhược điểm là: số lượng phân sử dụng rất tốn
kém, điều kiện trồng phải luôn luôn có ẩm độ cao và tương đối ổn định nếu không cây
sẽ bị chuồn lá; phương pháp này chỉ áp dụng cho các loại lan độc trụ, như Vanda,
Ascocentrum, Ascocenda.
Cách trồng này chỉ áp dụng được ở những nơi có độ thông gió kém và ẩm độ
cao, dễ bị mầm bệnh tác hại.
2.5.2. Trồng trên thân cây
Có hai cách trồng là trồng trên thân cây sống và trồng trên thân cây chết.
 Trồng trên thân cây sống
Chỉ áp dụng ở những nơi công cộng là nhiều. Mục đích của cách trồng này là
dựng lại một khung cảnh thiên nhiên thu hẹp, vì vậy lượng giống phải nhiều và cách
trồng này khó làm nổi bật được vẻ đẹp của lan.
Tuy nhiên không phải là loại cây nào lan cũng có thể sống và phát triển tốt được, ta có
thể dùng các loại cây sau đây để trồng lan:
Cây trai hay còn gọi là giá tị giả ( Berrya millis).
Cây sao ( Hopea odorata).
Cây me chua ( Tamarindus indica).
Cây vú sữa Chrysophyllum cainito).
Cây vừng ( Careya arborea)

Khi áp dụng cách trồng này ta cần chú ý đến thời gian chiếu sáng đối với điểm
trồng lan, vì tán cây tự nhiên che khuất thân.
 Trồng trên thân cây chết
Đây là cách trồng nên khuyến khích vì mật độ trồng cao, cây phát triển nhanh,
ít bị bệnh. Cách trồng này giống như cách trồng lan trên thân cây sống, nhưng nhờ cây
thấp nên có thể điều khiển độ che sáng thích hợp. Cách trồng này có ưu điểm lan phát
triển nhanh, ít bị mầm bệnh làm thối rễ, mật độ trồng cao.
Khuyết điểm duy nhất là khó bán, khó trưng bày vì khách hàng rất ngại khi mua
một cây lan trổ hoa bị đứt rễ do nhổ ra khỏi thân cây.
15


2.5.3. Trồng trong chậu
Đây là cách trồng phổ biến vì cây lan có thể dễ dàng đem trưng bày trong
phòng khách, đem bán, đem biếu mà không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của lan.
Một chậu lý tưởng để trồng lan cần có các đặc điểm sau:
 Kích thước vừa phải, thích hợp với tầm cỡ cây lan.
 Chất lượng của sét và độ nung của gạch sao cho chậu không bị đóng rêu.
 Chậu phải thật thoáng và không bị úng nước
 Miệng chậu không nên có gờ vì như thế sẽ rất khó gắn cọc để buộc chặt cây lan
mới bám rễ, cũng như khó khăn khi lấy lan ra khỏi chậu
 Nếu sử dụng chậu gỗ nên chọn các loại gỗ phải giữ được ẩm tốt mà không bị
mục như các loại gỗ sao (Hopea odorata) đặc biệt có cây sương giá (Vitex
peduncularis) sử dụng rất tốt để làm chậu loại này.
 Quả dừa khô để nguyên, tạo vài lỗ thoát nước ở đáy, được sử dụng như một
chậu lý tưởng để trồng các giống Dendrobium lai.
2.5.4. Môi trường trồng (giá thể)
Loạt chất trồng được chọn tùy thuộc điều kiện ngoại cảnh, nhân lực, loại lan và
quy mô sản xuất.
Các chất trồng của lan khác với đất để trồng cây. Các chất trồng này dùng để

cải thiện độ ẩm và tác dụng cơ học hơn là cung cấp dinh dưỡng.
Các chất trồng được sử dụng hiện nay gồm, than, gạch, dớn, xơ dừa, rễ lục
bình, vỏ thông.
 Than
Được dùng với mục đích giữ ẩm. Than là một chất trồng tốt vì không có mầm
bệnh, không bị mục và có khả năng giữ nước, vì thế than hấp thụ dinh dưỡng qua quá
trình bón phân và thải ra dần qua sức hút của rễ lan.
 Dớn
Đây là dạng sợi của thân và rễ cây dương xỉ (Cyboium barometz). Sở dĩ dớn
được chọn vì không bao giờ đóng rêu nhưng hút ẩm tốt. Tuy nhiên nếu chất trồng toàn
dớn thì không có độ thoáng.
16


Có 2 loại dớn:
o

Dớn sợi: là loại dớn già, hóa mộc. (có dạng từng sợi được ưa chuộng để
trồng lan ở thành phố).

o

Dớn vụn: là phần còn lại của cây dớn sau khi đã lấy dớn sợi, loại dớn vụng
sử dụng trồng lan rất tốt ở những vùng lạnh vì độ hút ẩm cao, thiếu thoáng
khí, nên nhiệt độ trong chậu cao hơn bên ngoài, do đó dớn tạo một độ ấm
nhất định thuận lợi cho sự phát triển của rễ.

 Gạch
Gạch trồng lan phải nung thật già, nhằm mục đích ngăn chặn rêu mọc. Gạch
ngói tốt hơn gạch thẻ vì có độ cong nên chất trồng luôn có độ thoáng thích hợp. Ngoài

ra bề mặt rễ bám cũng rộng hơn nên rễ không phải mọc chồng chất lên nhau, cây phát
triển tốt hơn nhưng nhược điểm là gạch nặng nên không thích hợp cho việc trồng bằng
dây treo.
 Xơ dừa
Đây là chất trồng rất cần nếu sản xuất lan đại trà trên qui mô lớn.
Xơ dừa có khuyết điểm là dễ mọc rêu, không thoáng, dễ mục, nhưng do số
lượng nhiều và rất rẻ nên xơ dừa được trồng thành băng trên vạt tre. Nếu dùng xơ dừa
trồng chậu phải hạn chế tưới nước. Tốt nhất là tạo điều kiện ẩm độ bên ngoài hơn là
trong chậu. Đối với chất trồng này phải phun thuốc ngừa sâu bệnh thường xuyên. Tuy
nhiên xơ dừa lại là môi trường rất tốt cho các loại lan thuộc giống Dendrobium.
 Rễ lục bình
Rễ lục bình có độ hút ẩm cao, có nhiều đạm, giúp cây ra rễ và tăng trưởng rất
mạnh trong thời gian đầu, nhưng rễ lục bình lại dễ bị mục rã nên mắc các khuyết điểm
như xơ dừa và dớn vụn
 Vỏ cây
Ở Việt Nam, có nhiều loại cây có vỏ để trồng lan rất tốt. Tuy nhiên, nên chọn
loại cây có vỏ lâu mục, vì vỏ cây cũng thuộc một trong những chất trồng mau bị hủy
hoại.
Cây lan trồng bằng vỏ cây thời gian đầu phát triển rất tốt nhưng khoảng sau 1
năm vỏ cây phân hủy, gây úng nước, thối rễ và cũng là môi trường thích hợp cho sự
17


×