Tải bản đầy đủ (.docx) (76 trang)

Báo cáo thực tập tổng hợp: Công ty Cổ phần Dược TTB Y tế Bình Định (Bidiphar)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (552.82 KB, 76 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG & QUẢN TRỊ KINH DOANH
---------------------

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
Cơ sở thực tập:
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC – TRANG THIẾT BỊ Y TẾ
BÌNH ĐỊNH (BIDIPHAR)

Sinh viên thực hiện

: Trần Tú Uyên

Lớp

: QTKD 37B

Giáo viên hướng dẫn

: ThS. Đặng Hồng Vương

BÌNH ĐỊNH, 05/2017


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................1
PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC –
TRANG THIẾT BỊ Y TẾ BÌNH ĐỊNH (BIDIPHAR).........................................3
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty........................................3
1.1.1. Tên, địa chỉ công ty.................................................................................3
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty........................................3


1.1.3. Quy mô hiện tại của Công ty...................................................................7
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Dược – Trang thiết bị y tế
Bình Định............................................................................................................8
1.3. Bộ máy tổ chức của Công ty.......................................................................9
1.3.1. Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý..................................................9
1.3.2.Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý...........................10
1.4. Đặc điểm sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất của Công ty.......12
1.4.1. Đặc điểm các sản phẩm chủ yếu của Công ty........................................12
1.4.2. Các quy trình sản xuất thuốc của Công ty Bidiphar.............................13
1.5. Khái quát kết quả và hiệu quả kinh doanh của Công ty Bidiphar........15
1.5.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2014-2016...............15
1.5.2. Cơ cấu Tài sản, Nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2014 – 2016...........16
1.5.3. Đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty...........................................18
PHẦN 2: PHÂN TÍCH CÁC HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
DƯỢC – TRANG THIẾT BỊ Y TẾ BÌNH ĐỊNH..............................................22
2.1. Phân tích hoạt động tiêu thụ sản phẩm và công tác Marketing.............22
2.1.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty trong những năm gần đây.....22
2.1.2. Thực trạng công tác marketing..............................................................24
2.1.2.1. Chính sách sản phẩm và thị trường Công ty Bidiphar.....................24
2.1.2.2. Chính sách giá.................................................................................25
2.1.2.3. Chính sách phân phối......................................................................26


2.1.2.4. Chính sách xúc tiến bán hàng của Công ty......................................27
2.1.2.5. Một số đối thủ cạnh tranh của Công ty............................................28
2.2. Phân tích công tác lao động, tiền lương...................................................28
2.2.1. Cơ cấu lao động của doanh nghiệp........................................................28
2.2.2. Phương pháp xây dựng định mức lao động của Công ty.......................29
2.2.3. Tình hình sử dụng thời gian lao động:...................................................32
2.2.4. Năng suất lao lộng.................................................................................33

2.2.5. Tuyển dụng lao động.............................................................................34
2.2.6. Đào tạo lao động...................................................................................35
2.2.7. Tổng quỹ lương của Công ty Bidiphar..................................................36
2.2.8. Đơn giá tiền lương................................................................................37
2.2.9. Các hình thức trả công lao động ở Công ty...........................................37
2.2.9.1. Hình thức trả lương theo thời gian...................................................37
2.2.9.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm..................................................37
2.3. Phân tích công tác quản lý sản xuất.........................................................38
2.3.1. Hình thức tổ chức sản xuất....................................................................38
2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ sở vật chất kỹ thuật của các bộ phận.........39
2.3.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận............................................39
2.3.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật của các bộ phận..........................................40
2.3.3. Phương pháp lập kế hoạch sản xuất......................................................41
2.3.4. Các nguyên vật liệu dùng cho sản xuất.................................................42
2.3.5. Định mức tiêu hao nguyên vật liệu........................................................44
2.3.6. Tình hình dự trữ, bảo quản và cấp phát nguyên vật liệu của Công ty....44
2.3.7. Cơ cấu tài sản cố định, tình trạng tài sản cố định của Công ty..............45
2.3.8. Tình hình sử dụng tài sản cố định..........................................................46
2.4. Phân tích công tác kế toán tại Công ty.....................................................47
2.4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại công ty............................................47
2.4.2. Phân loại chi phí của công ty.................................................................48


2.4.2.1. Chi phí và tính giá thành thực tế......................................................48
2.4.2.2. Phân tích biến động chi phí sản xuất kinh doanh.............................49
2.4.3. Chứng từ và sổ sách kế toán..................................................................49
2.4.3.1. Chứng từ..........................................................................................49
2.4.3.2. Trình tự ghi sổ.................................................................................50
2.4.4. Phương pháp tập hợp chi phi phí và tính giá thành thực tế với một số sản
phẩm chủ yếu..................................................................................................51

2.5. Phân tích công tác chi phí và giá thành sản phẩm..................................51
2.5.1. Công tác xây dựng giá thành kế hoạch của công ty...............................51
2.5.2. Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế..........................52
2.5.3. Phân tích sự biến động của giá thành thực tế ở Công ty........................54
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC – TTBYT BÌNH ĐỊNH............56
3.1. Đánh giá chung..........................................................................................56
3.1.1. Những ưu điểm.....................................................................................56
3.1.2. Những hạn chế......................................................................................57
3.2. Các đề xuất hoàn thiện..............................................................................57
KẾT LUẬN..........................................................................................................58


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BH & CCDV
BHTN
BHXH
BHYT
CB-CNV
CNSX
CSH
DLDT
DN
DTT
GTGT
GVHB
HĐKD
KPCĐ
KT
KHCN

LNST
NCTT
NLĐ
NSLĐ
NVL
NVLTT
QLDN
SXC
SXKD
TBYT
TNDN
TNHH
TSCĐ
TSDH
TSNH
XDCB

Bán hàng và cung cấp dịch vụ
Bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Cán bộ-công nhân viên
Công nhân sản xuất
Chủ sở hữu
Doanh lợi doanh thu
Doanh nghiệp
Doanh thu thuần
Giá trị gia tăng
Giá vốn hàng bán
Hoạt động kinh doanh

Kinh phí công đoàn
Kế toán
Khoa học công nghệ
Lợi nhuận sau thuế
Nhân công trực tiếp
Nguồn lao động
Năng suất lao động
Nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu trực tiếp
Quản lý doanh nghiệp
Sản xuất chung
Sản xuất kinh doanh
Thiết bị y tế
Thu nhập doanh nghiệp
Trách nhiệm hữu hạn
Tài sản cố định
Tài sản dài hạn
Tài sản ngắn hạn
Xây dựng cơ bản


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU SỬ DỤNG
Bảng 1.1. Bảng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2014 –
2016........................................................................................................................18
Bảng 1.2. Bảng cân đối kế toán của Công ty giai đoạn 2014 – 2016.....................20
Bảng 1.3. Doanh lợi doanh thu của Công ty giai đoạn 2014-2016........................22
Bảng 1.4. Doanh lợi vốn chủ sở hữu của Công ty giai đoạn 2014 – 2016............22
Bảng 1.5. Doanh lợi Tài sản của Công ty giai đoạn 2014-2016............................23
Bảng 2.1. Doanh thu theo nhóm khách hàng của Công ty giai đoạn 20142016........................................................................................................................24
Bảng 2.2. Doanh thu theo từng khu vực của Công ty giai đoạn 2014-2016.........25

Bảng 2.3. Cơ cấu lao động theo độ tuổi năm 2016................................................32
Bảng 2.4. Tình hình sử dụng thời gian lao động năm 2016...................................36


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ SỬ DỤNG
Thứ tự sơ đồ
Sơ đồ 1.1
Sơ đồ 1.2
Sơ đồ 1.3
Sơ đồ 2.1
Sơ đồ 2.2
Sơ đồ 2.3
Sơ đồ 2.4
Sơ đồ 2.5
Sơ đồ 2.6

Tên sơ đồ
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí.
Quy trình công nghệ sản xuất thuốc viên.
Quy trình công nghệ sản xuất thuốc tiêm.
Sơ đồ kênh phân phối của Công ty.
Quy trình đào tạo tại Công ty.
Hình thức tổ chức sản xuất tại Công ty.
Quy trình lập kế hoạch sản xuất của Công ty.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty.
Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty.

Trang
12
16

17
29
39
42
46
50
54


1

LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt khi Việt Nam đã gia nhập WTO, cộng
thêm với sự ưu đãi của Đảng và Nhà nước ta thì các doanh nghiệp lớn bé ngày
càng thi nhau mọc lên như nấm sau mưa đã tạo ra sự cạnh tranh ngày càng gay gắt
giữa các doanh nghiệp. Vì thế, mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng không thể
tránh khỏi quy luật đào thải trên thương trường. Do đó, để có thể đứng vững trên
thị trường và ngày càng phát triển đòi hỏi mỗi DN phải biết mình là ai và tình hình
tài chính của mình như thế nào, từ đó nắm bắt cơ hội và phát huy tối đa tiềm lực
của mình để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.
Trong bối cảnh trên, Công ty cổ phần Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định
(Bidiphar) cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Là một sinh viên chuyên ngành
Quản Trị Kinh Doanh tại trường Đại học Quy Nhơn, em đã hoàn thành 6 kỳ học lý
thuyết theo chương trình học của nhà trường với lượng kiến thức tích lũy được
cũng khá nhiều. Song kiến thức chuyên ngành đối với bản thân em nói riêng và các
sinh viên khác trong cùng chuyên ngành nói chung vẫn chưa hoàn thiện do giữa lý
thuyết và thực tiễn vẫn có khoảng cách rất xa nhau. Rất may mắn, nhà trường và
khoa TC-NH-QTKD đã tạo điều kiện cũng như được sự đồng ý của Công ty cổ
phần Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định nên em đã có dịp thực tập tại Công ty.
Mục đích của báo cáo: Qua kỳ thực tập này em hy vọng sẽ tìm hiểu, làm

quen các vấn đề thực tế của tổ chức kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đồng thời vận dụng kiến thức đã học để tiến hành phân tích, đánh giá một số hoạt
động chủ yếu của Công ty. Từ đó đưa ra nhận xét đánh giá được những điểm
mạnh, điểm yếu ở những mặt hoạt động mà em đã tìm hiểu.
Đối tượng nghiên cứu: Bài báo cáo này tập trung nghiên cứu quá trình
hình thành và tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Dược – Trang
thiết bị y tế Bình Định.
Phạm vi nghiên cứu: Tình hình hoạt động tại Công ty cổ phần Dược –
Trang thiết bị y tế Bình Định (Bidiphar) từ năm 2014 đến năm 2016.


2

Phương pháp nghiên cứu:
Báo cáo tổng hợp áp dụng các phương pháp chủ yếu sau:
Phương pháp thu thập số liệu: Từ bảng báo cáo kết quả kinh doanh , bảng
cân đối kế toán, bảng tiêu thụ sản phẩm của công ty và từ tài liệu.
Phương pháp so sánh: So sánh mức độ thay đổi biến động (tăng, giảm) ở
mức tuyệt đối , tương đối của các xu hướng của các chỉ tiêu phân tích.
Phương pháp thống kê: Thống kê số liệu của Công ty qua các năm.
Phương pháp tổng hợp: Từ những phân tích, so sánh đưa ra những nhận xét
chung về tình hình hiện tại.
Kết cấu của bài báo cáo gồm 3 phần chính:
Phần 1: Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Dược – Trang thiết bị y
tế Bình Định.
Phần 2: Phân tích các hoạt động của Công ty Cổ phần Dược – Trang thiết
bị y tế Bình Định.
Phần 3: Đánh giá chung và đề xuất hoàn thiện.
Sau một thời gian kiến tập tại Công ty Cổ phần Dược – Trang thiết bị y tế
Bình Định, báo cáo thực tập tổng hợp này được hoàn thành dựa trên cơ sở tiếp thu

nghiêm túc các nội dung và thực trạng hoạt động của công ty. Em xin chân thành
cảm ơn thầy Đặng Hồng Vương – giáo viên hướng dẫn, Ban lãnh đạo Công ty và
các cô chú, anh chị của Công ty đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian kiến
tập và hoàn thành bài báo cáo.
Mặc dù đã cố gắng thực hiện nhưng do còn hạn chế về thời gian cũng như
về trình độ chuyên môn, hiểu biết thực tế nên không thể tránh khỏi những sai sót.
Em rất mong được sự quan tâm giúp đỡ, đóng góp ý kiến của quý thầy cô để bài
Báo cáo thực tập tổng hợp của em được hoàn thiện hơn.


3

Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện

Trần Tú Uyên


4

PHẦN 1:
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC
– TRANG THIẾT BỊ Y TẾ BÌNH ĐỊNH (BIDIPHAR)
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
1.1.1. Tên, địa chỉ công ty
Tên đầy đủ:
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC – TRANG THIẾT BỊ Y TẾ
BÌNH ĐỊNH (BIDIPHAR)
Tên tiếng Anh: Binh dinh Pharmaceutical and Medial Equipment Joint
Stock Company

Tên viết tắt:

Logo

:

Trụ sở

:

BIDIPHAR

498 Nguyễn Thái Học – Tp. Quy Nhơn – Tỉnh Bình Định

Điện thoại :

( +84) 56 3846 500 – 3846 040 – 3847 298

Fax

:

( +84) 56 3846 846

Website

:

/>
Email


:



Mã số thuế:

4100259564

Ngày thành lập: 15/05/1995, tiền thân là Xí nghiệp Dược phẩm II Nghĩa
Bình, hoạt động sản xuất Dược phẩm từ năm 1980.
Loại hình DN: Công ty cổ phần.
Ngày cổ phần hóa: 01/03/2014


5

Người đại diện pháp lý: Ông NGUYỄN VĂN QUÁ – Chủ tịch Hội đồng
quản trị - Tổng Giám đốc Công ty.
Giấy chứng nhận ĐKKD lần đầu ngày 01/ 09/2010 số 4100259564 do Sở
Kế Hoạch và Đầu tư Bình Định cấp ngày 21/04/2008, đăng ký thay đổi lần 2 ngày
01/03/2014.
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
 Các tổ chức tiền thân Bidiphar
Năm 1976: Từ nền tảng Xưởng Dược thuộc Ban quân dân y khu 5, hình
thành các đơn vị của tỉnh hoạt động trong ngành dược và trực thuộc Ty Y tế Nghĩa
Bình, bao gồm: Công ty Dược phẩm Dược liệu Nghĩa Bình (chuyên về phân phối,
trụ sở tại xã Quy Nhơn), Xí nghiệp Dược phẩm Nghĩa Bình (chuyên về sản xuất,
trụ sở tại thị xã Quảng Ngãi), Công ty vật tư Y tế Nghĩa Bình (chuyên kinh doanh
vật tư, thiết bị y tế, trụ sở tại 34 Ngô Mây, Quy Nhơn), Trạm nghiên cứu Dược liệu

Nghĩa Bình (chuyên phát triển nuôi trồng và nghiên cứu dược liệu, có trụ sở tại thị
xã Quy Nhơn).
Năm 1979: Thành lập Phân xưởng phủ tạng tại 363-371 Trần Hưng Đạo,
Quy Nhơn trực thuộc Xí nghiệp Dược phẩm Nghĩa Bình.
Năm 1980: Trên cơ sở Phân xưởng phủ tạng thành lập Xí nghiệp Dược
phẩm II Nghĩa Bình trực thuộc Ty Y tế Nghĩa Bình.
Xí nghiệp bao gồm các phân xưởng cơ bản sau: phân xưởng thuốc Nước,
phân xưởng phi-tin sản xuất thuốc viên từ cám gạo, phân xưởng Berberrin, phân
xưởng thuốc viên, phân xưởng sản xuất cao xoa các loại, phân xưởng dầu cá,…
Năm 1983: Xí nghiệp Dược phẩm II Nghĩa Bình chuyển trực thuộc Xí
nghiệp Liên hợp Dược Nghĩa Bình.
Năm 1986: Xí nghiệp Dược phẩm II Nghĩa Bình chuyển Nhà máy sản xuất
về tại 498 Nguyễn Thái Học, Quy Nhơn hoạt động sản xuất cho đến nay. Trong
giai đoạn này Xí nghiệp chỉ thực hiện nhiệm vụ sản xuất theo đơn đặt hàng của
Liên hợp Dược Nghĩa Bình.


6

Năm 1988: Chuyển Xí nghiệp Dược phẩm II Nghĩa Bình sang mô hình
hoạt động hạch toán kinh tế độc lập, không phụ thuộc vào việc đặt hàng theo kế
hoạch từ Công ty Dược phẩm dược liệu Nghĩa Bình.
 Thành lập thương hiệu Bidiphar và các giai đoạn phát triển
Năm 1989: Chính phủ tách địa giới hành chính tỉnh Nghĩa Bình thành 02
tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi. Xí nghiệp Dược phẩm II Nghĩa Bình được đổi tên
thành Xí nghiệp Dược phẩm Bình Định (viết tắt Bidiphar).
Năm 1994: Bidiphar liên doanh với Xí nghiệp Dược phẩm Champasack
(Lào) thành lập Công ty liên doanh Dược phẩm hữu nghị Champasack – Bình
Định, có trụ sở tại tỉnh Champasack Lào, gọi tắt là Công ty CBF Pharma Co.,Ltd.
Trong đó Xí nghiệp Dược phẩm Bình Định chiếm 80% vốn điều lệ.

Năm 1995: Hợp nhất 02 đơn vị là Công ty Dược vật tư Y tế Bình Định và
Xí nghiệp Dược phẩm Bình Định thành lập Công ty Dược – Trang thiết bị Y tế
Bình Định, trong đó nòng cốt là Xí nghiệp Dược phẩm Bình Định theo quyết định
số 922/QĐ-UB ngày 05/05/1995 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định.
Năm 1999: Thực hiện chủ trương cổ phần hóa, tách Phân xưởng In và Bao
bì, một đơn vị trực thuộc của Bidiphar thành lập Công ty cổ phần in và Bao bì
Bình Định.
Bidiphar đầu tư xây dựng Nhà máy dược phẩm đạt tiêu chuẩn GMPASEAN đầu tiên.
Năm 2005: Thành lập mới 02 đơn vị trực thuộc là Công ty TNHH MTV do
Bidiphar làm chủ sở hữu 100% vốn:
Tách Xí nghiệp Nước khoáng Chánh Thắng (đơn vị hạch toán trực thuộc
Bidiphar) thành lập Công ty TNHH MTV Nước Khoáng Quy Nhơn theo Quyết
định 1275/QĐ-CTD ngày 28/12/2005 của Gíam đốc Công ty, hoạt động SXKD
trong lĩnh vực thực phẩm.


7

Thành lập mới công ty TNHH MTV Muối Bình Định từ Xí nghiệp Muối Iốt trực thuộc, hoạt động SXKD muối i-ốt và thực phẩm khác, theo Quyết định số
1166/QĐ-CTD ngày 25/11/2005 của Giám đốc Công ty Dược – TTBYT Bình
Định.
Năm 2006: Bidiphar chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ Công ty con, theo Quyết định thành lập số 102/2006/QĐ-UBND ngày 27/06/2006
của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định.
Góp vốn thành lập Công ty Cổ phần khoáng sản Biotan, hoạt động trong
lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản. Bidiphar chiếm 10% vốn điều lệ.
Đầu tư nâng cấp Nhà máy dược phẩm đạt tiêu chuẩn GMP-WHO.
Năm 2007: Góp vốn thành lập Công ty Cổ phần Cao su Bidiphar, quản lý
vốn đầu tư sang Lào: trồng và chăm sóc 5.000 ha cao su tại tỉnh Sê-kông
(CHDCND Lào), trong đó Bidiphar chiếm 30% vốn điều lệ.
Năm 2008: Tách bộ phận sản xuất dược phẩm thuộc Bidiphar thực hiện cổ

phần hoá thành lập Công ty cổ phần dược phẩm Bidiphar 2, sau đó Bidiphar 2 liên
doanh với Tập đoàn Fresenius Kabi (Đức) thành lập Công ty cổ phần Fresenius
Kabi Bidiphar (viết tắt FKB).
Năm 2009: Thực hiện tái cơ cấu vốn đầu tư tại Công ty CBF Pharma,
Bidiphar thực hiện chủ trương của Tỉnh bán hết phần vốn Nhà nước tại Công ty
CBF Pharma và hoàn tất việc thu hồi vốn vào tháng 12/2011, để chuyển sang các
dự án đầu tư khác.
Năm 2010: Chuyển công ty mẹ từ doanh nghiệp nhà nước sang hình thức
Công ty TNHH 01 TV do UBND tỉnh làm chủ sở hữu (100% vốn nhà nước) theo
Quyết định số 264/QĐ-UBND ngày 23/06/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình
Định, Bidiphar bắt đầu hoạt động theo Luật doanh nghiệp cho đến nay.
Năm 2012: Thực hiện cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Muối Bình Định,
thành lập Công ty CP Muối và Thực phẩm Bình Định, hoạt động từ ngày
01/01/2013. Bidiphar chiếm 42,28% vốn điều lệ.


8

Năm 2013: tiến hành cổ phần hóa Bidiphar theo Quyết định số 3439/QĐUBND ngày 20/11/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định về việc phê duyệt
Phương án cổ phần hóa và chuyển Công ty Dược – Trang thiết bị Y tế Bình Định
thành công ty cổ phần. Thực hiện chủ trương thoái vốn đầu tư tại Công ty CP
Nước khoáng Quy Nhơn.
Năm 2014: Chính thức chuyển sang mô hình công ty cổ phần từ ngày
01/03/2014 sau khi tổ chức thành công Đại hội cổ đông thành lập.. Thực hiện chủ
trương thoái vốn đầu tư tại Công ty cổ phần In và Bao bì Bình Định.
Năm 2015: Hoàn tất sáp nhập Bidiphar 1 vào Bidiphar và chính thức hoạt
động vào 01/01/2015. Vốn điều lệ 419,182 tỷ đồng, trong đó nhà nước chiếm giữ
41,65% vốn điều lệ.
Năm 2016: Phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ lên 523,79 tỷ đồng, trong
đó tỷ lệ nhà nước chiếm giữ 33,34%. Thành lập mới 03 công ty 100% vốn của

Bidiphar nhằm thực hiện các dự án Nhà máy sản xuất dược phẩm theo tiêu chuẩn
GMP-PIC/S:
- Công ty TNHH MTV Bidiphar Công nghệ cao.
- Công ty TNHH MTV Bidiphar Betalactam.
- Công ty TNHH MTV Bidiphar Non-Betalactam.
 Các bước đi tiên phong trong đầu tư, ứng dụng khoa học kỹ thuật
trong quá trình phát triển của Công ty
Bidiphar tự hào là Công ty Dược phẩm Việt Nam có những bước tiến vững
chắc và luôn đi đầu trong việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới trong công tác
quản lý, sản xuất và kinh doanh theo các tiêu chuẩn quốc tế.
Năm 1992, Công ty Dược trong nước đầu tiên nghiên cứu và sản xuất
Thuốc kháng sinh tiêm.
Năm 1997, Công ty Dược trong nước đầu tiên nghiên cứu và sản xuất Dung
dịch tiêm truyền kháng sinh, Vitamin và Acidamin.


9

Năm 2003, Công ty Dược trong nước đầu tiên nghiên cứu và ứng dụng
công nghệ bào chế Thuốc tiêm đông khô (năm 2003).
Năm 2008, Công ty Dược trong nước đầu tiên nghiên cứu và sản xuất thuốc
điều trị bệnh ung thư.
Năm 2009, tiến hành xây dựng phân xưởng viên nang mềm.
Năm 2010, phân xưởng viên nang mềm được đưa vào hoạt động sử dụng
với năng suất cao.
Năm 2011, đầu tư thêm máy móc chuyên dụng cho các phân xưởng (máy
đóng dịch, máy đông khô, máy tạo nitơ, máy xử lý ẩm, máy làm sạch viên sủi…).
Nâng cấp một số phân xưởng nhằm đảm bảo điều kiện sản xuất theo quy
định GMP-WHO.
Đầu tư góp vốn mua cổ phần của công ty CBF (khoảng 352.000 USD tương

ứng 10% vốn điều lệ)
Năm 2012, tiến hành giai đoạn nghiên cứu thực phẩm chức năng (hiện đã
có thành phẩm được công nhận trên thị trường)
Cải tiến máy đóng thuốc tiêm bột, máy đóng gói trục dọc nhằm đa dạng hóa
các sản phẩm, đáp ứng các nhu cầu thị trường trên dây chuyền sản xuất này.
Đầu tư, bổ sung một số thiết bị để đáp ứng yêu cầu sản xuất một số dạng
viên kỹ thuật cao.
Đầu tư giai đoạn 1 dây chuyền thuốc ung thư.
Năm 2013, sản phẩm thuốc ung thư được công nhận và phổ biến trên thị
trường.
Bidiphar trả lại một số bộ phận (khối kỹ thuật, kiểm nghiệm,…) cho
Bidiphar 1 để công ty tự hạch toán.


10

Để phát triển tăng khả năng cạnh tranh và hội nhập cuối năm 2014 Bidiphar
1 sáp nhập trở lại Bidiphar.
1.1.3. Quy mô hiện tại của Công ty
Vốn điều lệ của công ty hiện nay là 523.790.000.000 (Năm trăm hai mươi
ba tỷ, bảy trăm chín mươi triệu đồng).
Cán bộ công nhân viên của công ty không ngừng tăng lên cùng với sự phát
triển của công ty. Đến ngày 31/12/2016, công ty đã có 1.153 công nhân viên được
bố trí công việc hợp lí dựa trên thực tế khả năng thực hiện công việc và năng lực
công tác của từng người.
Dự kiến các năm tới công ty xây dựng thêm hệ thống Nhà thuốc Bidiphar
GPP trong tỉnh để đăng ký chuỗi Nhà thuốc GPP. Củng cố hệ thống phân phối trên
toàn quốc, chú trọng thị trường OTC, thông qua việc phát triển nhân lực bán hàng
và hoạt động các chi nhánh mới. Duy trì và triển khai hệ thống quản lý chất lượng
theo tiêu cuẩn ISO 9001: 2015.

Tại thị trường trong nước
Mạng lưới tiêu thụ trong tỉnh bao gồm các Bệnh viện, Trung tâm Y tế và các
cơ sở điều trị, các đại lý, nhà thuốc, thông qua mạng lưới phân phối của 19 Chi
nhánh khắp cả nước.
Về thị trường xuất khẩu
Hiện tại Dược phẩm Bidiphar sản xuất đã xuất khẩu sang thị trường các
nước như: Lào, Campuchia, Myamar, Mông Cổ,...
Bidiphar xem trọng việc phục vụ khách hàng, mở rộng hệ thống phân phối
tới cộng đồng khu vực. Ngoài việc quản lý kinh doanh một cách khoa học, năng
động, Bidiphar cam kết xây dựng và triển khai các hoạt động kinh doanh hiệu quả,
tạo ra những sản phẩm có tính cạnh tranh cao, mang đẳng cấp quốc tế.
Như vậy có thể kết luận rằng, Bidiphar có quy mô lớn, HĐKD và sản xuất
nhiều loại sản phẩm thuốc tân dược, vật tư y tế đáp ứng nhu cầu trong và ngoài
nước. Bên cạnh đó còn có các đơn vị trực thuộc SXKD nhiều lĩnh vực khác nhau.


11

Trong tương lai, công ty sẽ tiếp tục phát triển lớn mạnh để hòa nhập cùng với sự
phát triển trong khu vực Đông Nam Á và cũng như trên Thế giới.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Dược – Trang thiết bị y tế
Bình Định
o Sản xuất dược phẩm,dược liệu.
o Bán buôn dược phẩm, dược liệu, dụng cụ, vật tư ngành y tế.
o Bán lẻ dược phẩm, dược liệu, mỹ phẩm.
o

Dịch vụ bảo quản thuốc. Dịch vụ kiểm nghiệm thuốc. Dịch vụ tư vấn

quản lý đảm bảo chất lượng trong sản xuất thuốc. Cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực

sản xuất dược phẩm.
o Sản xuất thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm tăng
cường và vi chất dinh dưỡng. Sản xuất muối I ốt.
o Mua bán sữa và các thực phẩm từ sữa, thực phẩm chức năng, thực phẩm
bổ sung, thực phẩm tăng cường và vi chất dinh dưỡng.
o Mua bán máy móc thiết bị y tế. Mua bán, lắp đặt các thiết bị văn phòng.
o Mua bán hóa chất, vắc xin, sinh phẩm miễn dịch, hóa chất chế phẩm
diệt côn trùng, diệt khuẩn trong lĩnh vực y tế.
o Sản xuất các loại nước khoáng, nước giải khát.
o Sản xuất giấy nguyên liệu, bao bì carton.
o In ấn.
o Sản xuất lọ, ống thủy tinh dùng cho công nghiệp dược phẩm, tiêu dùng.
o Vận tải hàng hóa bằng đường bộ.
o Dịch vụ cho thuê nhà xưởng, nhà kho, văn phòng làm việc.


12

o Sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc, dụng cụ trong lĩnh vực
y tế và sản xuất dược phẩm.
o Sản xuất, mua bán, lắp đặt thiết bị cơ điện lạnh, hệ thống cung cấp
không khí lạnh tiệt trùng, hệ thống cung cấp ôxy, nitơ phục vụ ngành y tế.
o Sản xuất, mua bán vật tư nông, lâm nghiệp. Trồng và chế biến sản phẩm
từ cây công nghiệp ngắn và dài ngày. Sản xuất, chế biến gỗ. Mua bán hàng nông,
lâm sản, thủ công mỹ nghệ.
o Khai thác và chế biến khoáng sản.
1.3. Bộ máy tổ chức của Công ty
1.3.1. Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý

Đại Hội Đồng Cổ Đông

Hội Đồng Quản Trị

Tổng Giám Đốc
Ban Kiểm Soát
Phó TGĐ phụ trách
kinh doanh

Phó TGĐ phụ trách
chất lượng

Phó TGĐ phụ trách tài chính

Phòng Kinh Doanh

Phòng Kế Toán

Phòng Marketing

Phòng Kiểm
Soát Nội Bộ

Phòng Xuất Nhập
Khẩu
Phòng Vận Tải
Phòng Thiết Bị Y Tế
Các Chi nhánh trực
Phân thuộc
Xưởng Cơ

Phòng Công

Nghệ Thông Tin

Phòng Kỹ
Thuật
Công Nghệ
Trung Tâm
Nghiên
Cứu &
Phát Triển

Phòng Tổ
Chức Hành
Chính

Phòng Quản Lý
Chất Lượng
Phòng Kiểm
Nghiệm
Phòng Kế
Hoạch
Nhà Máy Sản
Xuất


13

Sơ đồ 1.1. Cơ cấu bộ máy quản lý
(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính)

Ghi chú:


: Quan hệ trực tiếp

1.3.2.Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý
 Đại hội đồng cổ đông
Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn đề quan trọng của
Công ty theo Luật DN và Điều lệ Công ty: thông qua chủ trương chính sách đầu tư
phát triển Công ty, quyết định cơ cấu vốn, thông qua phương án SXKD, quyết định
bộ máy tổ chức quản lý và điều hành SXKD của Công ty.

 Hội đồng Quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty giữa 2 kỳ họp
Đại hội đồng cổ đông, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định các vấn đề
liên quan đến quản lý và hoạt động của Công ty phù hợp với luật pháp, trừ những
vấn đề thuộc Đại hội đồng cổ đông quyết định. Hội đồng Quản trị chịu trách nhiệm
trước Đại hội đồng cổ đông tất cả những vấn đề quản lý Công ty theo Điều lệ, nghị
quyết của Đại hội đồng cổ đông và tuân thủ pháp luật.
Hội đồng quản trị của Công ty có 07 thành viên, trong đó có 01 Chủ tịch, 01
Phó Chủ tịch. Mỗi thành viên Hội đồng Quản trị có nhiệm kỳ tối đa 05 năm và có
thể được bầu lại tại Đại hội đồng cổ đông tiếp theo.

 Ban kiểm soát


14

Do Đại hội đồng cổ đông bầu, thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi HĐKD,
quản trị và điều hành Công ty. Hiện tại Ban kiểm soát Công ty gồm 03 thành viên,
nhiệm kỳ 05 năm.


 Ban lãnh đạo của công ty
- Tổng Giám đốc: Là người lãnh đạo cao nhất, chịu trách nhiệm điều hành
toàn bộ mọi công việc quản lý của Công ty, là người đại diện pháp nhân của công
ty trước pháp luật, trước Nhà nước về mọi hoạt động.
- PTGĐ phụ trách chất lượng: Là người chịu trách nhiệm về mặt chất
lượng của công ty, phát triển nghiên cứu, sản phẩm mới, kiểm nghiệm đảm bảo
chất lượng sản phẩm, theo dõi tình hình sản xuất của công ty Bidiphar.
- PTGĐ phụ trách kinh doanh: Là người chịu trách nhiệm về mặt kinh
doanh của công ty.
- PTGĐ phụ trách tài chính: Là người chịu trách nhiệm về mặt tài chính
Công ty.

 Các phòng ban, chức năng
- Phòng Tổ chức: Đảm nhiệm công tác tổ chức, sắp xếp điều động cán bộ
công nhân viên trong doanh nghiệp theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh, mua
sắm, cấp phát văn phòng phẩm cho các phòng ban trong doanh nghiệp. Đảm bảo
công tác lao động tiền lương trong toàn công ty.
- Phòng Kĩ thuật công nghệ: Theo dõi các quy trình sản xuất, chủ trì giải
quyết các vấn đề kĩ thuật phát sinh trong quá trình sản xuất, quản lý các định mức
kĩ thuật.
- Trung tâm Nghiên cứu sản xuất thử: Có chức năng tổ chức nghiên cứu
sản phẩm mới và tiến hành sản xuất thử.
- Phòng Kế toán: Quản lý về mặt tài chính ở công ty, tổ chức các nghiệp vụ
về hạch toán kế toán phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong công ty theo
theo đúng thông tư quy định của Nhà nước, giám sát hoạt động sản xuất kinh


15

doanh, tín dụng, hiệu quả sử dụng vốn, tài sản,.. của công ty. Hàng tháng, hàng quý

báo cáo tình hình tài chính và kinh doanh lãi lỗ của công ty cho Ban giám đốc để
đề ra hướng giải quyết.
- Phòng Kinh doanh tiếp thị: Có nhiệm vụ nhận các đơn đặt hàng, theo dõi
quá trình bán sản phẩm và quảng bá sản phẩm.
- Phòng Marketing: Xây dựng các phương án giới thiệu sản phẩm, các chiến
lược về chăm sóc khách hàng trước, trong và sau bán hàng.
- Phòng Vận chuyển: Chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa, nguyên vật
liệu và các sản phẩm của công ty.
- Phòng Trang thiết bị y tế: Chịu trách nhiệm về việc cung cấp các thiết bị y
tế cần thiết cho quá trình nghiên cứu, cho các cơ sở y tế, bệnh viện.
- Phân xưởng cơ điện: Có nhiệm vụ gia công cơ khí, sản xuất các cấu kiện
phục vụ cho các hoạt động sản xuất khác của công ty. Sản xuất vật tư, thiết bị, phụ
tùng cho ngành nghề kinh doanh của công ty.
- Phòng Quản lý chất lượng: Kiểm tra, đối chiếu lệnh sản xuất với quy trình
kiểm tra hồ sơ có phù hợp hay không và đóng dấu đảm bảo chất lượng để nhập
kho.
- Phòng Kiểm nghiệm: Quản lý chất lượng sản phẩm, nguyên liệu, hóa chất
trước khi đưa vào sản xuất, nhập kho thành phẩm và xuất bán thành phẩm đảm bảo
đủ tiêu chuẩn.
- Phòng Kế hoạch: Chịu trách nhiệm trong việc cung ứng nguyên liệu kịp
thời theo nhu cầu sản xuất.


16

1.4. Đặc điểm sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất của Công ty
1.4.1. Đặc điểm các sản phẩm chủ yếu của Công ty
Bidiphar sản xuất và cung cấp các loại thuốc phòng và chữa bệnh, cung cấp
thiết bị dụng cụ y tế cho các bệnh viện, các cơ sở khám và chữa bệnh trong và
ngoài nước. Sau đây là một số sản phẩm chủ yếu của Bidiphar:

Dược phẩm: Thuốc bột, thuốc cốm, thuốc kem, thuốc mỡ, thuốc nhỏ mắt,
thuốc tiêm truyền, thuốc viên nén, viên bao, thuốc viên nang, thuốc tiêm đông khô,
bột pha tiêm.
Trang thiết bị y tế: Các thiết bị phục vụ bệnh viện như Lavabo rửa tay, nồi
hấp, nồi sắc thuốc, máy giặt, tủ sấy,…
1.4.2. Các quy trình sản xuất thuốc của Công ty Bidiphar
1.4.2.1. Quy trình công nghệ sản xuất thuốc viên
Nguyên liệu được cân sau đó chuyển đến máy rây, trộn siêu tốc rồi được
Tá dược trộn
đưa đi sấy, sửa hạt ở máy sấy tầng sôi. Tại đây nguyên liệu được đo độ ẩm rồi
chuyển sang trộn cốm. Sau Trộn
khi bột
trộnképcốm, nguyên liệu được đưa vào máy để sản
xuất thuốc viên. Sau quá trình lau viên, tẩm đường thuốc đưa đi kiểm nghiệm và
Tá dược chính
nhập kho.
Hoạt chất

Trộn bột ướt

Xát cốm

Sấy

Sửa hạt
Trộn tá dược trơn
Dập viên

Đóng gói


Nhập kho

Chuyển sang bao viên


17

Sơ đồ 1.2. Quy trình sản xuất thuốc viên
(Nguồn: Phòng Kỹ Thuật Công nghệ)

1.4.2.2. Quy trình công nghệ sản xuất thuốc tiêm

Chai rỗng, nút

Cân nguyên

Hệ thống xử lý

Cất nước

Xử lý

Sấy

Nước cất

Đóng lọ

Siết nút nhôm


Kiểm nghiệm

Dán nhãn

Nhập kho

Limimar


18

Sơ đồ 1.3. Quy trình công nghệ sản xuất thuốc tiêm
(Nguồn: Phòng Kỹ Thuật Công nghệ)

Cũng như thuốc viên, thuốc tiêm là một sản phẩm chính của Công ty, nhóm
sản phẩm này rất đa dạng và được tổ chức sản xuất trên một dây chuyền công nghệ
tại một phân xưởng riêng biệt.
Nước cất, nguyên liệu, tá dược sau khi được lựa chọn và phân liều sẽ được
hòa tan với nhau. Hỗn hợp thu được sẽ cho vào phụ gia máy cất nước lọc.
Ống được rửa sạch sẽ cả trong lẫn ngoài. Tiến hành đóng ống bằng máy rồi
sau đó dán nhãn. Sau khi được kiểm nghiệm chất lượng thuốc ống được đóng gói
và nhập kho.


×