Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Chính sách phát triển việc làm cho thanh niên nông thôn từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.08 KB, 24 trang )

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, Đảng ta luôn
đánh giá cao vai trò của thanh niên, quan tâm xây dựng chiến lược
giáo dục, bồi dưỡng, tổ chức thanh niên thành lực lượng xứng đáng
kế tục sự nghiệp cách mạng. Ngày nay, thanh niên được đặt ở vị trí
trung tâm của chiến lược bồi dưỡng, phát huy nguồn nhân lực con
người. Chăm lo giáo dục, bồi dưỡng và phát triển thanh niên vừa là
mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp phát triển đất nước.
Trước yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, hội nhập quốc tế và sự biến đổi nhanh chóng của lực lượng
thanh niên cũng như yêu cầu của công tác chăm lo, bồi dưỡng và
phát huy vai trò, sức mạnh của thanh niên trong thời kỳ mới, góp
phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Thực tế cho thấy công tác giải quyết việc làm cho thanh niên
nhìn chung còn nhiều bất cập, nạn thất nghiệp và thiếu việc làm,
thiếu định hướng nghề nghiệp, hó hăn trong tiếp cận việc làm,
quan hệ cung cầu trong lao động thanh niên đang mất cân đối... vẫn
là vấn đề xã hội bức xúc, đặc biệt là việc làm cho thanh niên nông
thôn (TNNT) hiện nay. Hiện tại tỷ lệ TNNT thất nghiệp, thiếu việc
làm ở tỉnh Quảng Nam đang có xu hướng gia tăng. Chính vì thế,
công tác định hướng nghề nghiệp, phát triển việc làm, giải quyết tình
trạng thất nghiệp cho thanh niên, đặc biệt là TNNT đang là một yêu
cầu cấp thiết. Đây là vấn đề rất bức xúc, đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ
của các cấp, các ngành, các chủ thể xã hội liên quan.
Xuất phát từ thực tiễn đó, học viên chọn đề tài “Chính sách
phát triển việc làm cho thanh niên nông thôn từ thực tiễn tỉnh Quảng
Nam” để làm luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Chính sách công.
1



2. Tình hình nghiên cứu
Qua quá trình tìm hiểu ban đầu, bản thân tác giả nhận thấy
những vấn đề liên quan đến việc làm, giải quyết việc làm đã được
nhiều người quan tâm nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau.
Ở cấp độ nghiên cứu chính sách công - cơ sở lý luận cho việc
phân tích chính sách tạo việc làm, phát triển việc làm cho thanh niên
nói chung, TNNT nói riêng, trong những năm gần đây đã xuất hiện
khá nhiều công trình.
Trong những năm 90 của thế kỷ XX, huynh hướng đổi mới tư
duy về chính trị - nhà nước ở nước ta b t đầu có những công trình,
bài viết bàn luận về quyết sách chính trị, về phân tích chính sách công
nhiều hơn.
- Vấn đề việc làm:
Phần lớn các nghiên cứu đều tập trung vào việc làm rõ khái
niệm chính sách và chính sách phát triển việc làm cho người lao
động, các đề tài nghiên cứu ở nhiều cấp độ hác nhau như luận văn
cao học, luận văn tốt nghiệp đại học, chuyên đề thực tập hay các bài
nghiên cứu cá nhân.
- Ngoài ra, một số nghiên cứu, bài viết cũng được đăng tải trên
các báo, tạp chí, website1.
Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những vấn đề được nghiên cứu
trong các công trình khoa học.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích: Góp phần hệ thống hoá lý luận làm cơ sở để phân
tích thực tiễn – chính sách và quá trình thực hiện chính sách phát
triển việc làm, từ đó đề xuất chính sách và giải pháp phát triển việc
làm cho TNNT ở tỉnh Quảng Nam.
1

Website còn gọi là trang web, trang mạng, là một tập hợp các trang web

bao gồm văn bản, hình ảnh, video,..thường chỉ nằm trong một tên miền hoặc
tên miền phụ .

2


Nhiệm vụ:
- Hệ hống hoá cơ sở khoa học về chính sách phát triển việc làm
cho TNNT ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
- Phân tích, đánh giá thực trạng chính sách - từ xây dựng đến
tổ chức thực hiện chính sách phát triển việc làm cho TNNT từ thực
tiễn tỉnh Quảng Nam thời gian qua.
- Đề xuất những khía cạnh, nội dung góp phần nâng cao chất
lượng, hiệu quả của chính sách phát triển việc làm cho TNNT trên
địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời gian đến.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu: Chính sách phát triển việc làm cho
TNNT
- Phạm vi nghiên cứu
* Về không gian: trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
* Về thời gian:nguồn số liệu phục vụ đề tài được thu thập
trong giai đoạn 2010-2015 và số liệu dự báo 2016-2020.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
- Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ
nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước, pháp luật;
quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
đối với công tác thanh niên nói chung và phát triển việc làm cho
thanh niên nói riêng.
- Vận dụng thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện
chứng của triết học Mác – Lênin để giải quyết các vấn đề đặt ra.

- Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so
sánh, điều tra xã hội học (thu thập, xử lý số liệu, dữ liệu có liên quan).
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn góp phần xây dựng khung lý luận và khái quát thực
tiễn về chính sách phát triển việc làm cho TNNT ở nước ta nói
chung, tỉnh Quảng Nam nói riêng.
3


- Luận văn tài liệu tham khảo phục vụ cho những ai quan tâm
đến hoạt động hoạch định chính sách phát triển việc làm cho TNNT,
góp phần thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững của tỉnh, tham
gia phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, an ninh
quốc phòng trên địa bàn tỉnh.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được kết cấu thành 3
chương:
Chương 1. Cơ sở khoa học về chính sách phát triển việc làm
cho TNNT.
Chương 2. Thực trạng chính sách phát triển việc làm hiện nay
của TNNT trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Chương 3. Phương hướng và các chính sách nhằm phát triển
việc làm cho TNNT từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam.
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VIỆC
LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN
1.1. Một số khái niệm công cụ
1.1.1. Chính sách
Các chính sách có thể được đề ra và thực hiện ở những tầng
nấc hác nhau, từ các tổ chức quốc tế đến từng quốc gia, từ nhà nước

đến các đơn vị, tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp,.. nhằm giải
quyết những vấn đề đặt ra cho mỗi tổ chức đó và chúng chỉ có hiệu
lực thi hành trong tổ chức đó.
Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động về phương
diện nào đó của chính phủ nó bao gồm các mục tiêu mà chính phủ
muốn đạt được và cách làm để thực hiện các mục tiêu đó.
4


1.1.2. Chính sách công
Trên cơ sở tham hảo các cách tiếp cận hác nhau về chính sách
công, có thể đi đến quan niệm: Chính sách công là định hướng hành
động do nhà nước lựa chọn để giải quyết những vấn đề phát sinh trong
đời sống cộng đồng phù hợp với thái độ chính trị trong mỗi thời kỳ
nhằm giữ cho xã hội phát triển theo định hướng [25, tr.20].
1.1.3. Việc làm và thất nghiệp
* Việc làm
“Việc làm” là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong học
thuật và cả trong đời sống hằng ngày. Đứng ở mỗi góc độ khác nhau,
sẽ có những cách nhìn nhận khác nhau về “việc làm”.
Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), hái niệm việc làm chỉ
đề cập đến trong mối quan hệ với lực lượng lao động. Vì vậy, “Việc
làm có thể được định nghĩa như một tình trạng trong đó có sự trả
công bằng tiền hoặc hiện vật hoặc có thu nhập, do có một sự tham gia
tích cực, có tính chất cá nhân và trực tiếp vào nỗ lực sản xuất”.
Theo khoản 1 điều 9 Bộ Luật Lao động Việt Nam (2012), thì
“việc làm” được xác định như sau: Việc làm là hoạt động lao động
tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm.
* Thất nghiệp
Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người trong lực

lượng lao động muốn làm việc nhưng hông thể tìm được việc làm ở
mức tiền lương, tiền công hiện hành.
1.1.4. Tạo việc làm cho thanh niên
- Thanh niên là gì?
Theo điều 1, Luật Thanh niên Việt Nam năm 2005: “Thanh
niên là công dân Việt Nam từ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi”.
- Khái niệm phát triển việc làm
Phát triển việc làm là quá trình tạo ra số lượng và chất lượng tư
5


liệu sản xuất, số lượng và chất lượng sức lao động và các điều iện inh
tế - xã hội cần thiết hác để ết hợp tư liệu sản xuất và sức lao động.
1.1.5. Chính sách phát triển việc làm cho thanh niên
Chính sách phát triển việc làm cho thanh niên là một loại hình
chính sách công, là chương trình hành động của nhà nước nhằm tạo ra
môi trường hình thành các chỗ làm việc và đào tạo lao động thanh niên
phù hợp với chỗ làm việc để có các việc làm chất lượng, đảm bảo nhu
cầu của cả lao động thanh niên và người sử dụng lao động, đồng thời
đáp ứng được mục tiêu phát triển inh tế - xã hội của đất nước.
1.2. Chính sách phát triển việc làm cho TNNT – một bộ
phận cấu thành chính sách phát triển và giải quyết các vấn đề
kinh tế - xã hội ở Việt Nam
1.2.1. Đặc điểm thị trường lao động TNNT và vai trò của
chính sách phát triển việc làm cho TNNT ở Việt Nam hiện nay
Thứ nhất, xu hướng việc làm TNNT.
Thứ hai, đặc điểm thị trường lao động TNNT.
Trước hết, phát triển việc làm, đảm bảo việc làm cho TNNT
tham gia hoạt động inh tế, ết nối họ vào các lĩnh vực sản xuất và
dịch vụ, tạo hả năng cho họ nhận được những hoản thu nhập thiết

yếu để tái sản xuất sức lao động của chính bản thân mình, cũng như
nuôi sống gia đình mình.
Thứ hai, thông qua phát triển việc làm cho TNNT, các doanh
nghiệp, người sử dụng lao động lựa chọn sức lao động trẻ cần thiết
theo hối lượng và chất lượng theo nhu cầu của mình.
Thứ ba,phát triển việc làm cho TNNT có quy hoạch, ế hoạch
sẽ giúp cho cả cho người sử dụng lao động cũng như bản thân thanh
niên có những ế hoạch.
Thứ tư, phát triển việc làm cho TNNT còn đảm bảo việc phân
bổ lại lao động trẻ hoạt động inh tế thường xuyên trong trường hợp
s p xếp, đổi mới lại các doanh nghiệp.
6


1.2.2 Vị trí, vai trò của chính sách phát triển việc làm cho
TNNT ở Việt Nam hiện nay
Đảng ta luôn xác định thanh niên là đội hậu bị của Đảng, đánh
giá cao vai trò của thanh niên trong quá khứ cũng như trong công
cuộc đổi mới, xây dựng đất nước hiện nay. Một thực trạng hiện nay
trong chính sách phát triển việc làm cho TNNT, đó là xảy ra tình
trạng trùng l p, chồng chéo các dự án.
1.3. Nội dung và quy trình chính sách phát triển việc làm
cho TNNT ở nƣớc ta hiện nay
Thứ nhất, ban hành và tổ chức thực hiện các chiến lược, chính
sách, chương trình phát triển việc làm cho TNNT.
Thứ ba, phát triển việc làm thông qua phát triển kinh tế - xã
hội tại địa phương.
Thứ tư, tổ chức đào tạo các ngành nghề, định hướng nghề cho
TNNT.
Thứ năm, quản lý tổ chức và hoạt động của trung tâm dịch vụ

việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm, xây dựng đội ngũ
cán bộ làm công tác phát triển việc làm cho thanh niên nói chung,
TNNT nói riêng.
Thứ sáu, phối hợp công tác giữa cơ quan nhà nước với các tổ
chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp của thanh niên, các tổ chức kinh
tế, doanh nghiệp trong giải quyết việc làm, đồng thời có sự hợp tác
quốc tế về việc làm để tạo cơ hội việc làm cho thanh niên nói chung,
TNNT nói riêng.
Thứ bảy, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử
lý vi phạm pháp luật về việc làm.

7


1.4. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến chính sách phát triển việc
làm cho TNNT
1.4.1. Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay
Thực tế cho thấy, giữa những đòi hỏi về việc làm với định
hướng nghề nghiệp của thanh niên, giữa mục tiêu đào tạo nghề và sử
dụng lao động có nhiều mâu thuẫn. Hiện tượng “thừa thầy, thiếu thợ”
tồn tại nhiều năm qua vẫn chưa được giải quyết một cách thấu đáo.
Xu hướng đi làm lao động phổ thông trong thanh niên hông nhiều
(21,3%). Trong bối cảnh của nền inh tế thị trường, nhiều thanh niên
có xu hướng lựa chọn nhóm nghề inh doanh, thương mại, dịch vụ.
Nhóm thanh niên nông thôn và công nhân có xu hướng lựa chọn
nghề công nhân lao động có ỹ thuật trong các nhà máy, xí nghiệp,
hu công nghiệp cao nhiều hơn.
1.4.2. Trình độ phát triển kinh tế của địa phương
Trong nền kinh tế thị trường, có nhiều yếu tố tác động đến
chính sách phát triển việc làm. Trong đó trình độ phát triển kinh tế là

yếu tố quan trọng quyết định đến công tác phát triển việc làm cho
người lao động nói chung và lao động TNNT nói riêng.
Đánh giá sát đúng trình độ phát triển kinh tế là cơ sở để hoạch
định quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
1.4.3. Tác động của các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế
- xã hội
Mỗi cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội như: chính
sách khuyến hích thu hút đầu tư, chính sách thu hút vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài, chính sách phát triển vùng kinh tế trọng điểm, phát
triển kinh tế biển, đảo…
1.4.4. Điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán
Điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán của mỗi vùng miền,
mỗi dân tộc, mỗi quốc gia cũng có ảnh hưởng nhất định đến việc làm
8


và công tác phát triển việc làm cho lao động nói chung, cho thanh
niên nói riêng.
Đối với các địa phương, nhất là địa bàn nông thôn, phong tục
của làng, xã, họ tộc có ảnh hưởng đáng ể đến công tác phát triển
việc làm cho thanh niên.
Thanh niên nông thôn có ảnh hưởng rất lớn từ phong tục tập
quán và tâm lý làng xã nên một bộ phận thanh niên nông thôn đều
muốn g n bó với quê hương, hông muốn ly nông, ly hương lập
nghiệp ở những nơi xa.
1.4.5. Thông tin về lao động, việc làm và thị trường lao động
Thông tin về lao động, việc làm và thị trường lao động là điều
kiện cơ bản để cung và cầu lao động gặp nhau. Trên thị trường lao
động có rất nhiều thông tin của người lao động tìm việc làm và người
sử dụng lao động tuyển lao động.

Do những hó hăn đặc thù về địa bàn, thị trường lao động
khu vực nông thôn rất cần những thông tin chính thống cung cấp cho
người lao động và người tuyển dụng lao động.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VIỆC LÀM
CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN TẠI TỈNH QUẢNG NAM
2.1. Một số nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng, hiệu quả
chính sách phát triển việc làm cho TNNT tỉnh Quảng Nam
2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
Quảng Nam nằm ở trung độ của cả nước, trong vùng phát triển
inh tế trọng điểm miền Trung, có diện tích tự nhiên 10.406,83 m2,
dân số 1.480.790 người, có Cảng Kỳ Hà và sân bay Chu Lai, là cửa
ngõ ra biển của hu vực Nam Lào qua hành lang Đông - Tây, trong
hông gian đường hàng hải và hàng hông quốc tế.
9


Quảng Nam có lợi thế so sánh trong phát triển kinh tế du lịch
với 2 di sản văn hóa thế giới, khu dự trữ sinh quyển thế giới - đảo Cù
Lao Chàm, và hàng trăm di tích lịch sử, văn hóa cấp Quốc gia, g n
kết với con đường Di sản miền Trung.
2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Dân số
Tính đến hết năm 2015, dân số Quảng Nam là 1.480.790
người, với mật độ dân số trung bình là 140 người/ m2; có 4 tộc người
thiểu số cư trú lâu đời là người Cơ Tu, người Co, người Gié
Triêng, người Xê Đăng và một số tộc người thiểu số mới di cư đến
với tổng số dân trên 10 vạn người, chiếm 7,2% dân số toàn tỉnh. Với
75,9% dân số sinh sống ở nông thôn, Quảng Nam có tỷ lệ dân số sinh
sống ở nông thôn cao hơn tỷ lệ trung bình của cả nước [27, tr.17].

2.1.2.2. Nguồn nhân lực
Quảng Nam có lực lượng lao động dồi dào, với 900.743 người
(chiếm 60,8% dân số toàn tỉnh), trong đó lao động ngành nông
nghiệp chiếm 77,25%, ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ là
22,75%. Chất lượng nguồn lao động đang được cải thiện đáng ể. Tỷ
lệ lao động được đào tạo nghề chiếm 30% tổng số lao động.
2.1.2.3. Giáo dục - Đào tạo
Mạng lưới trường, lớp được quy hoạch, s p xếp phù hợp với
hệ thống giáo dục quốc dân và tình hình thực tế của địa phương; quy
mô các ngành học, cấp học tiếp tục được mở rộng; chất lượng giáo
dục không ngừng được nâng cao.
2.1.2.4. Khoa học - Công nghệ
Hoạt động khoa học - công nghệ đạt được những kết quả đáng
kể. Nhiều đề tài nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
sản xuất mang lại kết quả cao như việc khảo nghiệm dẫn nhập các
loại giống cây trồng, con vật nuôi, bảo tồn và phát triển cây sâm
Ngọc Linh, cây dược liệu, các mô hình áp dụng tiến bộ khoa học phát
triển nông thôn, miền núi.
10


2.1.2.5. Cơ sở hạ tầng và kinh tế nông thôn
Kết cấu hạ tầng được đầu tư ngày càng đồng bộ, nhiều công
trình giao thông trọng điểm được hoàn thành ết nối hệ thống đường
tỉnh lộ, huyện lộ, hình thành mạng lưới giao thông thông suốt từ
trung tâm tỉnh lỵ đến tất cả các huyện, thị xã, thành phố và trung tâm
các xã. Nhiều công trình có ý nghĩa lớn về văn hóa - xã hội được đầu
tư xây dựng.
2.1.2.6. Trình độ phát triển kinh tế
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng bình quân gần

11,5%/năm. GRDP bình quân đầu người đạt hoảng 41,4 triệu đồng,
vượt 6,4 triệu đồng so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XX đề ra. Tỷ
trọng ngành nông nghiệp trong GRDP giảm từ 22,4% năm 2010
xuống còn hoảng 16%, công nghiệp - xây dựng tăng từ 39,4% lên
hoảng 42% và dịch vụ tăng từ 38,2% lên hoảng 42% vào năm
2015. Nông nghiệp đang từng bước chuyển sang sản xuất hàng hóa,
nâng cao chất lượng sản phẩm g n với thị trường.
2.2. Tình hình việc làm của thanh niên nông thôn và thực
trạng chính sách phát triển việc làm cho TNNT tại tỉnh Quảng Nam
2.2.1 Tình hình lao động, việc làm của thanh niên tại Quảng
Nam thời gian qua
Bảng 2.1. Thanh niên chia theo độ tuổi, giới tính, khu vực năm 2015
ĐVT: Người
Tổng số
Thành thị
Nông thôn
Độ
Tổng
Tổng
tuổi Tổng Nam
Nữ
Nam Nữ
Nam
Nữ
số
số
số
16 -19 129.345
20 -24 137.739
25 - 30 111.823

T. số 378.907

66.235 63.111 20.526
70.125 67.614 24.220
59.993 51.830 21.586
196.353 182.555 66.332

10.086 10.440 108.820
12.002 12.218 113.519
11.051 10.535 90.237
33.139 33.193 312.575

56.149 52.671
58.123 55.396
48.942 41.295
163.213 149.362

(Nguồn: Số liệu thống kê dân số tỉnh Quảng Nam năm 2015)

11


Theo số liệu thống ê, đến thời điểm 31/12/2015, tỉnh Quảng
có 378.907 thanh niên chiếm 25,6% dân số, trong đó có 312.575
TNNT; bao gồm 151.239 lao động thanh niên có việc làm, 153.288
thanh niên không tham gia hoạt động kinh tế và có 8.048 người thất
nghiệp [2, tr.86].
Bảng 2.2.Tỷ lệ TNNT tham gia lực lượng lao động theo nhóm tuổi,
giới tính
Đơn vị tính:%

Tổng số

Nhóm

tuổi Chung Nam

Thành thị

Nông thôn

Nữ

Chung Nam

Nữ Chung Nam

Nữ

B

1

2

3

4

5


6

7

8

9

16-19

167

109

58

28

15

13

139

94

45

20-24


3256

2194

1062

686

444

242

2570

1750

820

25-30

4218

2574

1644

1009

588


421

3209

1986

1223

Tổng số 7641

4877

2764

1723

1047

676

5918

3830

2088

(Nguồn: Số liệu thống kê Cung lao động tỉnh Quảng Nam năm 2015)
* Cơ cấu lao động thanh niên có việc làm theo lĩnh vực kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước.

Bảng 2.3.Cơ cấu lao động thanh niên có việc làm theo lĩnh vực kinh tế
Đơn vị tính: %
Năm Nông, lâm nghiệp và thủy sản

Công nghiệp và xây dựng

Dịch vụ

2011

16,96

55,99

27,05

2012

15,58

56,96

27,46

2013

14,74

56,34


28,92

2014

14,71

56,01

29,28

2015

14,50

56,50

29,00

(Nguồn: Điều tra Cung lao động tỉnh Quảng Nam năm 2015)
12


Đối với lao động thanh niên có việc làm tại các địa phương
trong tỉnh, quan sát bảng 2.3 cho thấy chuyển dịch cơ cấu lao động
thanh niên có việc làm giai đoạn 2010-2015 ở 3 ngành kinh tế:
"Nông, lâm, thuỷ sản", "Công nghiệp, xây dựng" và "Dịch vụ" tương
ứng với tăng giảm tỷ lệ trong lao động chung của tỉnh ở các lĩnh vực
kinh tế.
Bảng 2.4. Cơ cấu lao động TNNT tham gia các loại hình kinh tế
Đơn vị tính: %

2013

LĐTN
100,0
100,0
Cá nhân/hộ SXKD
67,0
65,6
Tập thể
0,8
0,4
Tư nhân
19,7
22,1
Nhà nước
10,0
8,9
Khác
2,5
3,0

2014

LĐTN
100,0
100,0
67,5
65,1
1,0
0,4

18,6
23,0
9,4
8,9
3,5
2,6

Loại hình
kinh tế
Tổng số

2015

LĐTN
100,0
100,0
63,8
60,3
0,6
0,4
22,1
25,8
10,4
9,0
3,1
2,5

(Nguồn: Số liệu điều tra Cung lao động tỉnh Quảng Nam 2015)
2.2.2. Thực trạng phát triển việc làm cho TNNT tại tỉnh
Quảng Nam

2.2.2.1. Ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, chương
trình phát triển việc làm cho TNNT
Các chiến lược, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật
(VBQPPL) là cơ sở, là công cụ để QLNN hiệu quả. Các chính sách,
VBQPPL phù hợp với thực tiễn, phù hợp với quy luật khách quan sẽ
tạo điều kiện thúc đẩy và mở đường cho sự phát triển.
2.2.2.2. Thông tin về lao động và việc làm cho TNNT
Hoạt động truyền thông được quan tâm để tăng cường công tác
thông tin tuyên truyền về các hoạt động của chương trình.
Tuy nhiên, thị trường sức lao động ở tỉnh Quảng Nam mức độ
còn thấp, sự di chuyển lao động địa phương, phần lớn là TNNT
13


những năm qua diễn ra mạnh chủ yếu theo hướng vào các tỉnh, thành
phía Nam.
2.2.2.3. Phát triển việc làm thông qua phát triển kinh tế - xã
hội tại địa phương
Quảng Nam đã xác định một trong những giải pháp cơ bản để
phát triển việc làm cho lao động nói chung, lao động thanh niên,
TNNT nói riêng.
Để tạo điều iện cho người lao động, nhất là người dân tộc
thiểu số có việc làm ổn định, tỉnh Quảng Nam yêu cầu các doanh
nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh phải có cơ chế, cách thức tuyển
dụng phù hợp với lao động tại chỗ để đảm bảo quyền lợi cho người
lao động.
2.2.2.4. Tổ chức đào tạo các ngành nghề, định hướng nghề cho
TNNT
Mạng lưới các cơ sở dạy nghề đã phát triển cả về số lượng và
chất lượng, đa dạng về hình thức sở hữu và loại hình đào tạo. Cơ cấu

ngành nghề đào tạo đã từng bước được điều chỉnh phù hợp với cơ
cấu kinh tế của tỉnh; đã mở thêm nhiều ngành nghề đào tạo mới mà
thị trường lao động có nhu cầu và các nghề phục vụ cho việc xây
dựng, phát triển nông nghiệp, nông thôn và giải quyết việc làm cho
người lao động.
2.2.2.5. Tình hình tổ chức và hoạt động của trung tâm dịch vụ
việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm, xây dựng đội ngũ
cán bộ quản lý công tác phát triển việc làm
Trung tâm Dịch vụ việc làm Quảng Nam đã tổ chức được 106
phiên giao dịch việc làm, với 2.537 lượt đơn vị, doanh nghiệp tham
gia tuyển dụng. Qua 5 năm Trung tâm Dịch vụ việc làm đã tư vấn,
giới thiệu việc làm cho 47.416 lượt TNNT, có 9.175 lao động được
tuyển dụng thông qua Trung tâm dịch vụ việc làm, 2.210 lao động
tham gia học nghề [5, tr.4].
14


Trung tâm Dạy nghề thanh niên tỉnh đã chú trọng công tác dạy
nghề cho phạm nhân s p chấp hành xong án phạt tù.
Thực hiện Thông tư số 25/TT-BLĐTBXH ngày 14/7/2009 của
Bộ LĐ-TB&XH hướng dẫn thu thập thông tin thị trường lao động, từ
năm 2010 đến nay, hoạt động điều tra cung - cầu lao động đã được tổ
chức hàng năm trên địa bàn tỉnh.
2.2.2.6. Phối hợp công tác giữa cơ quan nhà nước với các tổ
chức, doanh nghiệp trong giải quyết việc làm, hợp tác quốc tế về
việc làm
* Hoạt động dịch vụ tư vấn, giới thiệu việc làm cho TNNT: Thực
hiện phong trào “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”
xem đây nhiệm vụ chủ yếu trong công tác tập hợp, đoàn ết, bồi
dưỡng thanh niên;

Từ năm 2010-2015, Tỉnh đoàn Quảng Nam phối hợp với
Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, các doanh nghiệp, tổ chức tư vấn,
giới thiệu việc làm cho 312.717 TNNT các địa phương trong tỉnh.
Giai đoạn 2010-2015, Đoàn Thanh niên các trường THPT,
Trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh đã tổ chức tư vấn
định hướng nghề nghiệp cho 131.812 thanh niên học sinh khối THPT.
* Hoạt động hỗ trợ phát triển việc làm cho TNNT: Các cấp bộ
Đoàn trên địa bàn toàn tỉnh đã thực hiện bước đầu đã có nhiều
chuyển biến tích cực, chủ động tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ TNNT
phát triển việc làm.
2.2.2.7. Kiểm tra, thanh tra quá trình tổ chức thực hiện, giải
quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về việc làm
Hàng năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng
Nam phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức các đoàn
kiểm tra, giám sát và trực tiếp kiểm tra tình hình thực hiện các dự án,
hoạt động thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia việc làm và dạy
nghề tại các huyện, thị xã, thành phố và tổ chức các Hội nghị, hội
thảo theo chuyên đề.
15


2.3. Kết quả điều tra xã hội học về tình hình việc làm của
TNNT
2.3.1. Phương pháp khảo sát
Để có thêm tư liệu sát thực về công tác phát triển việc làm cho
TNNT trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, tác giả Luận văn đã tiến hành
khảo sát bằng hình thức Phiếu Khảo sát (mẫu Phiếu Khảo sát trong
phần Phụ lục số 1) tại 02 xã Bình Tú và Bình Giang thuộc huyện
Thăng Bình (đại diện cho khu vực đồng bằng), 02 xã Quế Thọ và
Quế Bình thuộc huyện Hiệp Đức (đại diện cho khu vực miền núi) và

khảo sát tại Trung tâm Dạy nghề thanh niên Quảng Nam. Tổng cộng
thu về được 182 phiếu.
2.3.2. Một số nhận xét từ kết quả khảo sát
- Về tình trạng việc làm hiện nay, có tới 113/182 người trả lời
là không có việc làm ổn định, chiếm tỉ lệ cao 62,09%.
- Về trình độ chuyên môn, 67,58% số người được hỏi trả lời
chưa được đào tạo về bất kỳ chuyên môn, nghiệp vụ nào.
- Về thu nhập, chỉ có 35/182 (19,23%) trả lời là có thu nhập đủ
để tự trang trải cho bản thân.
- Về mức độ sử dụng thời gian lao động, 58,24% số người
được hỏi trả lời vẫn còn thời gian rảnh rỗi.
- Về công tác thông tin, tư vấn, giới thiệu việc làm tại địa
phương, 20,88% số người được hỏi được tiếp cận thường xuyên các
thông tin,
- Về chất lượng công tác dạy nghề tại địa phương: phần lớn thanh
niên (64,29%) cho rằng chất lượng dạy nghề chưa đáp ứng yêu cầu.
Thành quả đạt được và nguyên nhân
*Thành quả đạt được: Trong những năm qua, các chính sách
về phát triển việc làm nói chung, cho TNNT nói riêng của tỉnh Quảng
Nam đã đạt được những kết quả quan trọng, đã tạo ra được một sự
chuyển biến tích cực về nhận thức của các cấp, các ngành và của toàn
xã hội về việc làm cho TNNT.
16


* Nguyên nhân của những kết quả đạt được:Trong công tác
phát triển việc làm cho TNNT ở Quảng Nam nêu trên trong những
năm qua trước hết là do sự quan tâm của Đảng và Chính phủ.
Hạn chế và nguyên nhân
* Hạn chế:

- Việc triển khai chính sách về phát triển việc làm ở các địa
phương trong tỉnh còn nhiều hạn chế
Công tác lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền một số địa
phương chưa thực hiện quyết liệt. Việc triển khai các chính sách phát
triển việc làm ở các địa phương trong tỉnh chưa ịp thời và đầy đủ.
- Thông tin, tư vấn, giới thiệu lao động, việc làm còn hạn chế,
chưa đem lại hiệu quả.
- Tốc độ phát triển kinh tế - xã hội còn hạn chế đã ảnh hưởng
đến khả năng tạo việc làm cho TNNT.
- Chất lượng đào tạo và cơ cấu đào tạo nghề cho TNNT chưa
đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.
- Hoạt động của các Trung tâm dịch vụ việc làm, các cơ sở dạy
nghề, các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm chưa đem lại
hiệu quả cao, chất lượng đội ngũ cán bộ chưa đồng đều
- Thu nhập lao động TNNT còn thấp, tỷ lệ thiếu việc làm còn cao
- Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách chưa
được thường xuyên, các vi phạm còn chưa được xử lý nghiêm, nhiều
khi ảnh hưởng không tốt đến việc tạo việc làm và phát triển thị
trường lao động.
* Nguyên nhân của những hạn chế
Thứ nhất, Quảng Nam là địa phương có địa bàn rộng, địa hình
đa phần là rừng núi, chịu ảnh hưởng nặng nề của hậu quả chiến tranh
để lại;
Thứ hai, kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn và miền núi còn thấp
kém, cùng với chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, chưa phù hợp.
17


Thứ ba, nhận thức của xã hội về vai trò, vị trí và vấn đề nghề
nghiệp việc làm cho TNNT còn hạn chế.

Thứ tư, một số chính sách đối với dạy nghề đi đối với tạo việc
làm còn thiếu.
Thứ năm, mối quan hệ giữa các cơ sở dạy nghề với các doanh
nghiệp chưa được quan tâm, chưa thực sự g n bó chặt chẽ với nhau.
Thứ sáu, cung - cầu trên thị trường lao động mất cân đối
CHƢƠNG 3
PHƢƠNG HƢỚNG, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VIỆC LÀM
CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG NAM
3.1. Phƣơng hƣớng phát triển việc làm cho thanh niên nông
thôn của tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030
3.1.1. Quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước về việc
làm cho thanh niên
Việc làm là một trong những nhu cầu cơ bản của người lao
động để đảm bảo cuộc sống và sự phát triển toàn diện. Tạo việc làm
cho người lao động, đảm bảo quyền bình đẳng về việc làm cho mọi
người lao động là trách nhiệm của mọi quốc gia [30, tr.2]. Vấn đề
việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động được Đảng và
Nhà nước luôn quan tâm đầu tư. Điều đó đã được thể hiện qua các kỳ
Đại hội Đảng.
3.1.2. Mục tiêu phát triển việc làm cho thanh niên nông thôn
tại tỉnh Quảng Nam đến năm 2020
3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo nghề g n
với giải quyết việc làm, nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập
cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu
kinh tế.
- Hỗ trợ tạo việc làm và phát triển thị trường lao động, nhất là
18



khu vực nông thôn, miền núi; tập trung thực hiện chính sách việc làm
cho TNNT.
- Bình quân hàng năm, đào tạo nghề cho khoảng 16.500
TNNT; góp phần thực hiện th ng lợi các chỉ tiêu về lao động qua đào
tạo, lao động qua đào tạo nghề của tỉnh;
- Giai đoạn 2016-2020, giải quyết việc làm tăng thêm mới
75.000 TNNT (bình quân mỗi năm 15.000 TNNT); Đưa 1.500 TNNT
đi làm việc ở nước ngoài (bình quân mỗi năm 300 TNNT);
3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- 95% TNNT được trang bị kiến thức phát triển bền vững. Tỷ
lệ thất nghiệp TNNT dưới 3%; Tỷ lệ có việc làm sau hi học nghề
trong giai đoạn này đạt trên 80%.
- Có ít nhất 80% thanh niên được trang bị kỹ năng sống, kiến
thức về bình đẳng giới, sức khỏe sinh sản, xây dựng gia đình hạnh
phúc, phòng chống bạo lực gia đình; 80% TNNT đạt trình độ học vấn
trung học phổ thông và tương đương; 90% TNNT trong lực lượng lao
động được đào tạo nghề; 100% thanh niên học sinh, sinh viên được
giáo dục hướng nghiệp.
- Dạy nghề cho hoảng 90.000 TNNT (30.000 người học nghề
nông nghiệp; 60.000 người học nghề phi nông nghiệp), ưu tiên thanh
niên người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, người tàn tật, lao
động bị thu hồi đất canh tác có hó hăn về kinh tế.
3.2. Một số nội dung chính sách phát triển việc làm cho
TNNT trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời gian đến.
3.2.1. Rà soát, hoàn thiện công tác ban hành và tổ chức thực
hiện các chiến lược, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về
phát triển việc làm cho TNNT
- Thực hiện có hiệu quả công tác nghiên cứu, dự báo và lập kế
hoạch phát triển việc làm cho TNNT tại tỉnh nhà theo định kỳ.

- Hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả hệ thống văn bản pháp
luật có liên quan đến chính sách phát triển việc làm cho TNNT.
19


3.2.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, thông tin về lao
động và việc làm; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp
chính quyền về công tác phát triển việc làm cho TNNT
- Đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, chính sách về việc làm.
- Tăng cường thông tin về thị trường lao động.
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của xã hội về việc làm cho
thanh niên nông thôn.
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của bản thân TNNT về lao
động, việc làm.
3.2.3. Đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển các ngành sản xuất,
đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế; thu hút đầu tư các dự án,
các nhà máy, xí nghiệp; hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và
nhỏ, các làng nghề
- Đối với ngành nông nghiệp: Cần có quy hoạch xây dựng nền
nông nghiệp phát triển bền vững, khai thác các tiềm năng và sử dụng
có hiệu quả lao động nông thôn.
- Nuôi trồng, khai thác thuỷ hải sản: Phát triển thuỷ sản thành
ngành kinh tế mạnh. Khai thác thế mạnh về kinh tế biển, chú trọng
phát triển nuôi trồng, khai thác xa bờ, lấy công nghiệp chế biến làm
động lực;
- Ngành lâm nghiệp: Đẩy mạnh công tác quy hoạch trồng rừng
phục vụ công nghiệp, kết hợp trồng rừng với phát triển chăn nuôi để
khai thác, sử dụng có hiệu quả đất trống, đồi núi trọc, phát triển diện
tích cao su, keo lá tràm, phát triển kinh tế và tạo việc làm tăng thu
nhập cho TNNT.

- Ngành thương mại – dịch vụ: Đầu tư ết cấu hạ tầng, cơ sở vật
chất kỹ thuật, lấy thị trường thành phố Tam Kỳ, Hội An và thị xã Điện
Bàn làm trọng tâm; hỗ trợ và thúc đẩy thị trường nông thôn phát triển.
- Thu hút các dự án FDI: Giai đoạn từ nay đến năm 2020, để
xúc tiến kêu gọi đầu tư các dự án trọng điểm tạo “bước nhảy" để
20


chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động thanh
niên, tỉnh cần có chính sách ưu đãi (về thuế, vốn, mặt bằng, đào tạo
lao động, chuyển giao công nghệ...)
- Phát triển các Khu, Cụm Công nghiệp, Khu kinh tế: Ưu tiên
phát triển Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và đồ uống công
nghiệp chế biến nông, phù hợp với vùng nguyên liệu.
- Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ:Tạo môi trường
thuận lợi để thu hút các nguồn lực của các thành phần kinh tế.
- Phát triển các ngành xây dựng cơ bản: Khuyến khích thành
lập các doanh nghiệp xây dựng có tay nghề cao, đầu tư máy móc cơ
giới hoá phù hợp, mở rộng thị trường.
3.2.4. Nâng cao chất lượng công tác tư vấn, hướng nghiệp và
đào tạo nghề, đồng thời tăng cường nâng cao thể chất, trình độ tay
nghề, tác phong lao động cho TNNT
- Nâng cao chất lượng giáo dục: Nâng cao chất lượng toàn
diện giáo dục phổ thông, đến năm 2020 hoàn thành phổ cập THPT;
nhằm tạo bước tiến vững ch c tạo nền tảng dân trí, đào tạo nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh.
- Đẩy mạnh công tác hướng nghiệp: Thực hiện tốt công tác tư
vấn tuyển sinh, tư vấn nghề nghiệp và việc làm nhằm góp phần định
hướng nghề nghiệp cho TNNT.
- Đảm bảo hiệu quả công tác đào tạo nghề cho TNNT:

+ Quy hoạch phát triển ngành nghề đào tạo.
+ Đào tạo nghề theo yêu cầu phát triển của sản xuất và thị
trường lao động.
+ Liên kết với các doanh nghiệp, tạo cầu nối giữa dạy nghề
với thị trường lao động.
- Nâng cao thể lực và tầm vóc của TNNT.
21


3.2.5. Hoàn thiện tổ chức bộ máy; nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ của cán bộ thực hiện công tác Quản lý nhà nước
(QLNN) về việc làm cho TNNT
Đội ngũ cán bộ thực hiện công tác QLNN về lao động, việc
làm có vai trò rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với việc thực
hiện chủ trương, chính sách.
- Thường xuyên tổ chức tập huấn chính sách, pháp luật của
Đảng và Nhà nước nói chung, chính sách, pháp luật về lao động, việc
làm nói riêng.
- Bồi dưỡng kiến thức QLNN về quản lý nguồn nhân lực, về
lao động, việc làm cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp
huyện.
- Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ
năng quản lý cho đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở.
- Kiện toàn về mặt tổ chức các Ban chỉ đạo liên ngành liên
quan đến vấn đề lao động, việc làm.
3.2.6. Nâng cao hiệu quả công tác phát triển việc làm thông
qua nguồn vốn vay từ Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm và các
nguồn hỗ trợ khác, nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế có
hiệu quả
- Tranh thủ tối đa các nguồn vốn hỗ trợ của ngân hàng cấp

trên, đồng thời chủ động khai thác những nguồn vốn tạm thời nhàn
rỗi, ưu đãi lãi suất của các chương trình, dự án tài trợ trong nước,
quốc tế, ngân sách địa phương dành cho chương trình xóa đói giảm
nghèo, tạo việc làm.
- Nâng cao trách nhiệm, phối hợp hiệu quả giữa các Ngân hàng
Chính sách Xã hội các cấp, chính quyền địa phương, các Hội, đoàn
22


thể tham gia hợp đồng ủy thác, các tổ chức cho vay tín dụng vi mô,
các trung tâm đào tạo, dịch vụ xuất khẩu lao động.
- Hoàn thiện cơ chế chính sách phù hợp với điều kiện thực tế,
công hai hoá, đơn giản hóa thủ tục hành chính.
- Làm tốt công tác thẩm định, lựa chọn dự án có tính khả thi cho
vay vốn ưu đãi.
- Phối hợp lồng ghép các chương trình, hướng dẫn cách làm ăn
để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Tiến hành tổng kết và nhân rộng mô hình sản xuất có hiệu
quả, đặc biệt là những điển hình sản xuất giỏi trong thanh niên.
3.2.7. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về việc làm, công tác tư vấn,
hỗ trợ xuất khẩu lao động cho TNNT
- Hỗ trợ kinh phí đào tạo, giáo dục định hướng
- Cho người lao động vay vốn hỗ trợ lãi suất
3.2.8. Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và
vai trò đồng hành của tổ chức hội, đoàn thể trong công tác giải
quyết việc làm cho thanh niên nông thôn
- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các Sở, Ban, ngành, huyện,
thị xã, thành phố nhằm thực hiện tốt cơ chế phối hợp liên ngành trong
thực hiện các nghị quyết và nhiệm vụ, chỉ tiêu về tạo việc làm cho
thanh niên Quảng Nam.

- Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan QLNN về tạo
việc làm cho TNNT là Sở Lao động – Thương binh và xã hội tỉnh.
- Đẩy mạnh việc lồng ghép các nhiệm vụ, chỉ tiêu về phát
triển việc làm cho TNNT vào các chương trình, dự án ưu tiên của
Trung ương và tỉnh Quảng Nam.
- Các cấp bộ Đoàn tiếp tục đẩy mạnh thực hiện phong trào
“Đồng hành với thanh niên trong lập thân, lập nghiệp”
23


KẾT LUẬN
Trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, thanh niên càng
có vai trò đặc biệt quan trọng. Tạo việc làm, phát triển năng lực và sức
sáng tạo, phát huy vai trò xung kích của thanh niên là cơ sở và lực
lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn
định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản s c
văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước.
Quảng Nam là tỉnh có nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông
nghiệp, hó hăn về nguồn lực, thanh niên tỉnh Quảng Nam hiện nay
đang đối mặt với những hó hăn, thách thức trong lập thân, lập nghiệp.
Trong Luận văn, học viên nghiên cứu trên cơ sở từ những
kiến thức đã học và tiếp thu những ý kiến trao đổi, góp ý của
Thầy hướng dẫn khoa học, theo đó, đã cố g ng hệ thống hóa, làm
rõ những vấn đề sau:
- Phân tích hái quát cơ sở khoa học (lý luận và thực tiễn) về
chính sách phát triển việc làm cho TNNT, làm rõ các khái niệm việc
làm, phát triển việc làm, đặc điểm thanh niên nông thôn; định hình
khái niệm chính sách phát triển việc làm cho TNNT.
- Phân tích thực tiễn chính sách phát triển việc làm cho TNNT
ở tỉnh Quảng Nam.

- Luận văn cũng đã đề xuất những giải pháp nhằm xây dựng,
nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả chính sách phát triển việc làm cho
TNNT nói chung, TNNT Quảng Nam nói riêng.
Hy vọng rằng, việc hệ thống hóa về mặt lý luận cũng như
những phân tích, đề xuất, kiến nghị từ thực tiễn được trình bày trong
Luận văn phần nào có những đóng góp nhất định giúp cho công tác
nghiên cứu cũng như lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn và đề ra những chính
sách phù hợp nhằm phát triển việc làm cho TNNT nước ta.
24



×