Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

thực hành tổng hợp định giá doanh nghiệp công ty cổ phần kinh đô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 60 trang )

ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP: CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÀI THỰC HÀNH TỔNG HỢP
MÔN HỌC: ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP
Công ty Cổ phần Kinh Đô

1


ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP: CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ
MỤC LỤC
1. Tổng quan ngành và vĩ mô
1.1 Nền kinh tế Việt Nam

1.1a, Kinh tế Việt Nam 2015
1.1b, Kinh tế Việt Nam 2016
1.1c, Dự báo kinh tế Việt Nam 2016-2020
1.2 Tổng quan về thị trường bánh kẹo ở Việt Nam
1.2 a, Tổng quan
1.2 b, Triển vọng ngành bánh kẹo
2. Giới thiệu về công ty được chọn, vị thế và năng lực doanh nghiệp
2.1 Tổng quan doanh nghiệp
2.1a, Hồ sơ doanh nghiệp
2.1 b, Các công ty con và công ty liên kết
2.2c, Ban lãnh đạo và sở hữu
2.2 Lịch sử hình thành
2.3Ngành nghề kinh doanh
2.4Vị thế công ty


2.5Thông tin giao dịch
3. Thông tin nổi bật về doanh nghiệp, thông tin về kế hoạnh kinh doanh 2016
4. Phân tích các chỉ số tài chính, cơ cấu doanh thu, cơ cấu lợi nhuận, những điểm đáng chú
ý trong cơ cấu tài sản, nguồn vốn, đánh giá tiềm năng của các dự án chính.
4.1 Đánh giá kết quả kinh doanh
4.2 Các chỉ số thanh toán
4.3 Các chỉ số về khả năng sinh lợi
5. Đánh giá về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đưa ra lý do và giải pháp để năng
cao giá trị doanh nghiệp.
6. Phân tích SWOT
6.1 Điểm mạnh
6.2 Điểm yếu
6.3 Cơ hội
6.4 Thách thức
7. So sánh với các doanh nghiệp trong ngành về các chỉ tiêu như vốn điều lệ, ROE, ROA,
tổng tài sản, cơ cấu vốn vay,…
8. Đưa ra các giả định, đặc biệt là tăng trưởng và ROE. Đưa ra các giải thích
9. Các phương pháp định giá
9.1 Xác định WACC
9.2 Định giá cổ phần bằng phương pháp FCFE
9.3 Định giá cổ phần bằng phương pháp FCFF
9.4 Định giá cổ phần bằng phương pháp chiết khầu dòng cổ tức
9.5 Định giá cổ phần bằng phương pháp tương đối P/E
10.
Đưa ra ưu điểm, nhược diểm của các phương pháp
11. Đưa ra các khuyến nghị mua, bán hay nắm dữ
12. Tài liệu tham khảo

2



ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP: CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ

1, TỔNG QUAN NGÀNH VÀ VĨ MÔ
1.1 NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
a) Kinh tế Việt Nam 2015

Năm 2015 đánh dấu một bước ngoặt lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
của Việt Nam khi đã hoàn tất đàm phán hàng loạt các hiệp định thương mại tự do
thế hệ mới. Đây cũng là năm nền kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng ở mức
6,68%... Kết quả này củng cố thêm nhiều cơ hội và động lực phát triển kinh tế cho
Việt Nam trong năm 2016, tạo thêm lực đẩy cho quá trình tái cơ cấu nền kinh tế.
Kinh tế đang trên đà phục hồi
Mặc dù phải đối mặt với những diễn biến bất lợi của kinh tế thế giới, song khép
lại năm 2015 kinh tế Việt Nam vẫn có những “điểm sáng”. “Điểm sáng” đáng chú
ý nhất là tín hiệu tích cực từ tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2015 là GDP đạt
6,68%, cao nhất kể từ năm 2008 khi tính theo giá so sánh năm 2010 (Hình 1). Khu
vực sản xuất công nghiệp và xây dựng tiếp tục là thành tố quan trọng đóng góp
cho sự cải thiện về tốc độ tăng trưởng. Khu vực này đã mở rộng 9,64% trong năm
2015, cao hơn nhiều so với các con số 5,08% và 6,42% của hai năm 2013 và
2014.
Bước vào thời kỳ hồi phục, nông nghiệp không còn là động lực chính cho phát
triển của nền kinh tế. Tăng trưởng khu vực này chỉ còn 2,4% trong năm 2015,
thấp nhất trong giai đoạn 2011-2015. Trong khi đó, khu vực dịch vụ cũng không
có nhiều chuyển biến tích cực khi tăng trưởng năm 2015 chỉ tương đương so
với năm 2014 và thấp hơn nhiều so với các năm trước đó.

3



ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP: CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ

Bên cạnh số liệu về sản lượng, các chỉ báo khác về sản xuất công nghiệp cũng
cho thấy rõ nét sự phục hồi. Chỉ số tổng hợp về tình hình sản xuất (PMI) liên
tục cao trên ngưỡng 50 điểm, đặc biệt ở mức rất cao trong hai quý đầu năm
2015. Mặc dù có giảm nhẹ xuống dưới ngưỡng 50 điểm trong tháng 9 và tháng
11 nhưng nhìn tổng thể hoạt động sản xuất công nghiệp của Việt Nam vẫn được
đánh giá tích cực trong bối cảnh Trung Quốc và các nền sản xuất khác trong
khu vực có dấu hiệu suy thoái. Trong năm 2015, ngoài chỉ số PMI do Nikkei
công bố, Tổng cục Thống kê đã thực hiện khảo sát theo quý nhằm đánh giá xu
hướng sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam.
Kết quả khảo sát cho thấy, bức tranh tương đối sáng tại khu vực này. Phần lớn
các doanh nghiệp (DN) được hỏi đều đánh giá, tình hình sản xuất kinh doanh
càng về cuối năm càng khả quan và ổn định hơn so với đầu năm. Theo đó, chỉ
số PMI của Việt Nam hiện vẫn tương đối ổn định trên ngưỡng 50 điểm (Hình
2). Trong đó đáng chú ý nhất là chỉ số đánh giá về sản lượng liên tục đạt mức
trên 60 điểm. Ngoại trừ mức độ tồn kho nguyên vật liệu, xây dựng các thành
phần khác (bao gồm đơn hàng mới, việc làm) đều cho thấy những dấu hiệu
phục hồi tích cực của ngành chế biến, chế tạo.
Một tín hiệu đáng ghi nhận khác là tình hình sử dụng lao động trong các DN
công nghiệp năm 2015 cũng được cải thiện đáng kể, đặc biệt trong khối DN
ngoài nhà nước. Lượng lao động ngành công nghiệp tăng 6,4% trong năm 2015,
cao hơn năm 2013 (4,3%) và năm 2014 (5,8%). Trong đó, lao động khu vực DN
4


ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP: CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ

ngoài nhà nước tăng đến 4,6%, so với mức tăng chỉ 2,5% năm 2014. Số lượng
công nhân làm việc trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt mức tăng

trưởng cao nhất, mặc dù có thấp hơn so với năm trước và chỉ đạt 8% trong năm
2015.

Lạm phát ở mức thấp
Năm 2015 ghi nhận Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng thấp nhất trong nhiều năm
trở lại đây, chỉ ở mức 0,63%. Trái với thường lệ, lạm phát năm qua thấp đặc biệt
trong những tháng cuối năm, CPI hầu như không thay đổi so với cùng kỳ năm
trước. Sự giảm giá của hai nhóm mặt hàng năng lượng và lương thực, vốn đóng
góp xấp xỉ 17% trong rổ hàng hóa CPI, là tác nhân chính dẫn tới hiện tượng
mang yếu tố bất thường này.
Giá cả nhiều mặt hàng cơ bản đang trong thời kỳ giảm sâu nhất kể từ sau giai
đoạn 2007-2009. Tăng trưởng phục hồi khiêm tốn ở các nước phát triển và tăng

5


ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP: CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ

trưởng chậm tại Trung Quốc là nguyên nhân chính khiến nhu cầu năng lượng và
nguyên vật liệu của thế giới sụt giảm. Giá dầu thô thế giới giao ngay đang trong
xu hướng giảm sâu, xuống dưới 35 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ tháng
2/2009. Giá than đá đang trong xu thế giảm dài hạn...
Bên cạnh ảnh hưởng ngoại sinh từ phía cung, tổng cầu suy yếu trong những
năm trước cũng có những tác động tới mặt bằng giá trong năm 2015. Sau khi
loại trừ các mặt hàng lương thực - thực phẩm, năng lượng và các mặt hàng do
Nhà nước quản lý khỏi rổ hàng hóa, lạm phát lõi của Việt Nam chỉ tăng 2,05%
trong năm 2015. Mức tăng này là tương đối phù hợp và cần được duy trì ổn
định trong thời gian dài để giữ kỳ vọng lạm phát ở mức thấp, từ đó giúp cho
mặt bằng lãi suất cho vay tiếp tục đứng ở mức tương đối thấp, tạo thuận lợi cho
quá trình hồi phục kinh tế.


Cán cân vĩ mô còn gặp nhiều khó khăn
Bên cạnh những điểm sáng đáng ghi nhận, năm 2015 nền kinh tế còn tồn tại
những hạn chế có thể tác động tiêu cực tới tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô,
đáng kể nhất là thu - chi ngân sách. Tổng thu ngân sách năm 2015 còn gặp
nhiều khó khăn do suy giảm giá dầu thô. Năm 2015, tổng thu cân đối ngân sách
nhà nước (NSNN) đạt 989,69 nghìn tỷ đồng, đạt 108,69% dự toán. Lưu ý là với
6


ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP: CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ

việc tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định đối tác
thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)
và Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EVFTA), nguồn thu từ
hoạt động này dự kiến sẽ giảm dần theo lộ trình cam kết trong thời gian tới.
Việc sụt giảm một số nguồn thu chính buộc Chính phủ tăng cường thu từ các
nguồn khác nhằm bổ sung ngân sách. Hàng loạt các khoản thu thuế, phí đều có
mức thu vượt xa so với dự toán đầu năm như thu thuế bảo vệ môi trường (24,1
nghìn tỷ; 186,1%); thu tiền sử dụng đất (54,2 nghìn tỷ; 139,1% dự toán); lệ phí
trước bạ (21 nghìn tỷ; 135,9% dự toán). Xu hướng này hoàn toàn trái ngược so
với các năm trước đó, khi mà những khoản thuế hay lệ phí này đều có mức thu
dưới 100% so với dự toán. Đồng thời, các khoản thu chính tới cuối năm luôn
cao hơn so với kế hoạch đề ra (thu từ dầu thô đạt 115,2%; thu từ doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài đạt 105%; thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt
104,1% trong năm 2014).
Do gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm nguồn thu, Chính phủ đã phải thực hiện
nhiều giải pháp nhằm cắt giảm chi ngân sách. Tổng chi NSNN 5 năm 20112015 ước xấp xỉ mục tiêu 5 năm đã đặt ra. Quy mô chi NSNN năm 2015 ước
tăng trên 70% so với năm 2010. Tỷ trọng tổng chi NSNN so GDP giảm dần từ
mức trên 30% GDP năm 2010 xuống khoảng 26% GDP năm 2015.

Một hạn chế khác của nền kinh tế là sự suy yếu của cán cân thương mại. Sau 3
năm liên tiếp (2012-2014), cán cân thương mại đạt mức cân bằng và có thặng
dư nhẹ, xu hướng thâm hụt thương mại đang bắt đầu quay lại trong năm 2015.
Theo ước tính, kim ngạch xuất khẩu năm 2015 đạt 162,4 tỷ USD, tăng 8,1% so
với năm 2014. Tăng trưởng xuất khẩu năm 2015 tiếp tục suy giảm so với các
năm trước đó, giảm dần từ mức 15,4% năm 2013 và 13,6% năm 2014. Trong
đó, xuất khẩu chủ yếu vẫn nằm ở nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,
với mức tăng trưởng 13,8% so với năm 2014 (18,5% nếu không tính dầu thô),
chiếm tỷ trọng 70,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Khu vực trong nước
thậm chí còn suy giảm 3,5%, làm giảm 1,2 điểm phần trăm trong tăng trưởng
xuất khẩu hàng hóa.
Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu tăng 12% so với cùng kỳ năm trước và đạt
mức 165,6 tỷ USD trong năm 2015. Về cơ cấu, nhập khẩu vẫn tập trung chủ
yếu vào nhóm hàng tư liệu sản xuất, chiếm tới 91,3% kim ngạch nhập khẩu.
Các nước Đông Á và Đông Nam Á vẫn là những đối tác nhập khẩu chính của
Việt Nam. Nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 32,3 tỷ USD và chiếm tới 28,8% tổng
kim ngạch. Tuy nhiên, năm 2015 cũng chứng kiến xu hướng dịch chuyển nguồn

7


ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP: CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ

hàng nhập khẩu của nước ta sang phía Hàn Quốc. Tăng trưởng nhập khẩu từ
Hàn Quốc ở mức 27,4%, đạt 27,7 tỷ USD và chiếm 1/6 kim ngạch nhập khẩu
của Việt Nam năm 2015. Nhập khẩu từ thị trường các nước ASEAN và Nhật
Bản lần lượt đạt 23,8 tỷ USD và 14,4 tỷ USD.
Năm 2015, cán cân thương mại thâm hụt nhẹ 3,8 tỷ USD, tương đương khoảng
1,65% GDP năm 2015. Sự thay đổi trong cấu trúc cán cân thương mại này một
phần do tỷ giá thực cao đã không hỗ trợ tốt cho xuất khẩu, đồng thời khuyến

khích tiêu dùng.

b)

Kinh tế Việt Nam 2016

Tiếp nối xu thế tăng trưởng kinh tế của năm 2015, Chính phủ đặt mục tiêu
tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2016 đạt 6,7% và tốc độ tăng CPI đạt dưới
5%, xuất khẩu tăng 10% và nhập siêu không quá 5% kim ngạch xuất khẩu…
Có nghĩa là nền kinh tế nước ta được Chính phủ đánh giá sẽ tiếp tục tăng
trưởng cao và giữ ổn định kinh tế vĩ mô trong năm nay. Cùng với đó, các tổ
chức quốc tế cũng đưa ra dự báo lạc quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế
Việt Nam năm 2016. Cụ thể, nhóm nghiên cứu EIU của tạp chí kinh tế uy tín
The Economist dự báo, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2016 có thể đạt
xấp xỉ 7%. Với tốc độ tăng trưởng này, Việt Nam đứng thứ 9 trong nhóm
nước có tốc độ tăng GDP nhanh nhất thế giới. Còn theo dự báo của Ngân
hàng Thế giới, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2016 sẽ đạt 6,6%
8


ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP: CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ

(gần sát với mục tiêu kế hoạch của Chính phủ đề ra là 6,7%). Trong khi đó,
theo đánh giá của khối Nghiên cứu Kinh tế thuộc ngân hàng HSBC, mục
tiêu tăng trưởng 6,7% trong năm 2016 của Việt Nam nhiều khả năng sẽ đạt
được tăng trưởng xuất khẩu đang phục hồi ở mức hai con số phản ánh ở các
khoản đầu tư mới; nhu cầu tiêu dùng nội địa sẽ vẫn tăng mạnh nhờ vào chi
tiêu cá nhân dồi dào cộng với lãi suất hỗ trợ vẫn ở mức thấp.
Cơ hội và thách thức từ hội nhập
Năm 2015 đánh dấu một bước ngoặt lớn trong quá trình hội nhập kinh tế

quốc tế của Việt Nam. Về cơ bản, Việt Nam đã hoàn tất đàm phán hàng loạt
các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (TPP, AEC và EVFTA) vốn
không chỉ bó buộc trong các điều khoản về thương mại truyền thống mà còn
mở rộng ra những vấn đề liên quan tới thể chế kinh tế như: Khung khổ pháp
lý liên quan tới sở hữu trí tuệ, DN nhà nước, đầu tư, dịch vụ tài chính, mua
sắm chính phủ… Điều này củng cố thêm nhiều cơ hội và động lực phát triển
cho Việt Nam trong năm 2016, cũng như tạo thêm lực đẩy cho quá trình tái
cơ cấu nền kinh tế.
Tuy nhiên, hội nhập luôn mang lại cả cơ hội và thách thức cho các bên tham
gia. Quá trình hội nhập của Việt Nam trong vài thập kỷ gần đây đã giúp
mang lại nhiều thành tích về tăng trưởng kinh tế, đầu tư, xuất khẩu và cải
thiện thu nhập cho người lao động. Mức độ mở cửa càng lớn đồng nghĩa với
rủi ro từ bên ngoài càng cao và thậm chí có thể làm xấu đi những rủi ro nội
tại. Sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới đã từng nhận
được rất nhiều kỳ vọng lớn lao, nhưng nguồn vốn lớn ồ ạt đổ vào Việt Nam
đi kèm với chính sách tiền tệ chưa linh hoạt đã tạo “bong bóng” bất động sản
và tạo ra siêu lạm phát giai đoạn 2007-2008.
Sự phụ thuộc lớn vào nhập khẩu và đầu tư nước ngoài, những yếu kém và
lãng phí nguồn lực tại các DN nhà nước là những cảnh báo Việt Nam không
nên tự mãn với việc tham gia những hiệp định thương mại tự do đầy hứa hẹn
như: TPP, AEC hay EVFTA. Tại thời điểm này, khu vực tư nhân tại Việt
Nam vẫn chưa được đánh giá cao khi so sánh với các DN có vốn đầu tư
nước ngoài. DN tư nhân tại Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu là các DN vừa
và nhỏ, bất lợi cả về quy mô cũng như hiệu quả hoạt động so với nhóm DN
có vốn đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, khi TPP có hiệu lực, dòng vốn FDI được
kỳ vọng sẽ tăng mạnh, đi đôi với yêu cầu đối xử bình đằng giữa các loại
hình DN, các DN trong nước gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh ngay trên
sân nhà.

9



ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP: CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ

Khó khăn đến từ bên ngoài
Ngoài những tác động từ quá trình hội nhập, tình hình kinh tế thế giới đầy
biến động cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới Việt Nam.
Thứ nhất, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tăng lãi suất cơ bản đồng thời gợi mở
khả năng sẽ có 4 đợt tăng lãi suất trong năm 2016. Động thái này không chỉ
ảnh hưởng tới nền kinh tế Mỹ mà còn ảnh hưởng tới kinh tế toàn cầu. Một
trong những thay đổi rõ rệt nhất là sự lên giá của USD. Trong khi đó, VND
hiện vẫn đang được neo giữ với USD sẽ có xu hướng tăng giá thực so với
các đồng tiền còn lại. Điều này có thể gây ra những tác động tiêu cực tới
hoạt động xuất khẩu và làm trầm trọng hơn tình trạng thâm hụt cán cân
thương mại trong năm 2016.
Thứ hai, kinh tế Trung Quốc được dự báo tiếp tục giảm tốc trong năm 2016
cùng với chính sách tỷ giá khó lường trước của Ngân hàng Trung ương
Trung Quốc buộc các nhà điều hành chính sách trong nước phải tỉnh táo hơn
trong mỗi tình huống. Biến động tỷ giá NDT/USD kể từ sau ngày 11/8/2015
cho thấy, những dấu hiệu của sự thay đổi trong cách tiếp cận của Trung
Quốc về quản lý kinh tế theo hướng tự do hóa hơn. Đặc biệt, khả năng đồng
NDT tiếp tục giảm giá so với USD trong năm 2016 là tương đối lớn khi mà
đồng tiền này đã liên tục mất giá gần 3% trong hai tháng cuối năm.
Thứ ba, các kịch bản giá dầu thô tiếp tục giảm sâu vẫn được đưa ra xem xét
trên thế giới. Không loại trừ khả năng giá dầu có thể chạm mức 20
USD/thùng vào cuối năm 2016. Nếu điều này xảy ra, thu ngân sách từ dầu
thô của nước ta sẽ tiếp tục suy giảm, khiến cho cán cân ngân sách trở nên
mất cân đối nghiêm trọng hơn trong thời gian tới. Điều này buộc Chính phủ
phải xem xét tới khả năng thắt chặt chi tiêu cũng như cơ cấu lại các nguồn
chi thường xuyên một cách hợp lý hơn.

(Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ I tháng 1/2016.)

c, Dự báo nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016- 2020
Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đưa ra cho kinh tế Việt Nam giai
đoạn tăng trưởng 2015- 20120 gồm 3 kịch bản như sau:

10


ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP: CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ

Kịch bản tăng trưởng thấp
Tốc độ tăng trưởng của các yếu tố đầu vào trong kịch bản này (bình quân năm, cho
giai đoạn 2016-2020):
Nhân tố năng suất tổng hợp (TFP): 2,0%/năm
Lao động: 0,88%/năm
Vốn đầu tư toàn xã hội (giá hiện hành): 11,5%/năm, tăng trưởng thực (giá cố định,
đã loại bỏ lạm phát): 5,5%, (tương đương tỉ lệ vốn đầu tư trên GDP khoảng 30,531% GDP, giữ ổn định như hiện nay)
Chỉ số ICOR toàn nền kinh tế duy trì ở mức cao như hiện nay (không có cải
thiện), khoảng 5,6-5,7.
Tỉ lệ tiết kiệm nội địa (tiết kiệm/GDP) bình quân: 30,35%
Vốn FDI: tăng trưởng 0-3%/năm
Vốn vay của khu vực tư nhân: tăng 5%/năm
Lạm phát: 6%/năm
Tăng trưởng tín dụng bình quân: 11,3-15,7 %/năm.

Với kịch bản này VEPR dự báo nền kinh tế chỉ tăng trưởng ở mức từ 4,20-4,62%

Kịch bản tăng trưởng vừa phải
Tốc độ tăng trưởng của các yếu tố đầu vào trong kịch bản này (bình quân năm, cho

giai đoạn 2016-2020:
Nhân tố năng suất tổng hợp TFP: 2,4%/năm

11


ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP: CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ

Lao động: 0,88%/năm
Vốn đầu tư toàn xã hội (giá hiện hành): 11%/năm, tăng trưởng thực (giá cố định):
6%, (tương đương tỉ lệ vốn đầu tư trên GDP khoảng 30-31% GDP, ổn định so với
hiện nay).
Chỉ số ICOR toàn nền kinh tế được cải thiện nhờ chặt chẽ hơn trong đầu tư công,
tỉ lệ trung bình khoảng 5,4.
Tỉ lệ tiết kiệm nội địa (tiết kiệm/GDP) bình quân: 30,35%
Vốn FDI: tăng trưởng 4-6%/năm
Vốn vay của khu vực tư nhân: tăng 10%/năm
Lạm phát: 5%/năm
Tăng trưởng tín dụng bình quân: 13,3-18,7 %/năm

Với kịch bản này, nền kinh tế chỉ tăng trưởng ở mức từ 4,66-5,08%.

Kịch bản tăng trưởng cao
Tốc độ tăng trưởng của các yếu tố đầu vào trong kịch bản này (bình quân năm, cho
giai đoạn 2016-2020:
Nhân tố năng suất tổng hợp TFP: 2,7%/năm
Lao động: 1,0%/năm
Vốn đầu tư toàn xã hội (giá hiện hành): 12,5%/năm, tăng trưởng thực (giá cố định):
6,5%
(tương đương tỉ lệ vốn đầu tư trên GDP khoảng 31-32% GDP, tăng nhẹ so với hiện

nay)
12


ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP: CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ

Chỉ số ICOR toàn nền kinh tế được cải thiện so với hiện nay, đưa về mức trước
năm 2010, khoảng 5,2 (bằng giai đoạn 2000-2005).
Tỉ lệ tiết kiệm nội địa (tiết kiệm/GDP) bình quân: 30,35%
Vốn FDI: tăng trưởng 7-10%/năm
Vốn vay của khu vực tư nhân: tăng 15%/năm
Lạm phát: 6%/năm

Tăng trưởng tín dụng bình quân: 16,3-21,7 %/năm

Ở kịch bản này, nhóm nghiên cứu cũng lưu ý rằng: Giả thiết TFP tăng khoảng
3%/năm bình quân trong giai đoạn 2016-2020 là một mức tăng rất cao. Để đạt mức
này, bản thân nền kinh tế phải có những cải cách và thay đổi rất tích cực.
Và với kịch bản này, nền kinh tế tăng trưởng bình quân trong khoảng 5,065,52%/năm trong giai đoạn 2016-2020.
VEPR đưa ra ý kiến rằng, để cải thiện tốc độ tăng trưởng và chất lượng của nền
kinh tế, chắc chắn cần phải có quyết tâm cải cách thực sự mạnh mẽ quyết liệt nhằm
tăng năng suất của toàn bộ nền kinh tế, tái cơ cấu nguồn lực theo hướng chất
lương cao hơn. Cải cách thể chế kinh tế, hành chính có ý nghĩa quyết định.
Ngoài ra, việc cải thiện nguồn nhân lực cho nền kinh tế và mở rộng thị trường xuất
khẩu với mô hình liên kết quốc tế theo kiểu mới. Chỉ với những nỗ lực cải cách
với cam kết cao, Việt Nam mới có hy vọng kiểm soát được mức tăng trưởng
khoảng trên 6% (trong điều kiện bối cảnh quốc tế thuận lợi).
1.2 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG BÁNH KẸO TẠI VIỆT NAM
1.2a, Tổng quan
Tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định của ngành công nghiệp bánh kẹo đang thu

hút đầu tư mạnh của các doanh nghiệp nước ngoài với lợi thế vốn và công nghệ.
13


ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP: CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ

Điều này sẽ nâng cao sự cạnh tranh trong ngành, từ đó thúc đẩy sự phát triển
chung của ngành. Theo đánh giá của BMI, Việt Nam đang là một trong những thị
trường bán lẻ hấp dẫn nhất tại châu Á (chỉ sau Ấn Độ) trong lĩnh vực thực phẩm.
Ngành bánh kẹo tiếp tục giữ tỷ trọng lớn (40,43%) với vai trò dẫn dắt sự phát
triển chung của ngành công nghiệp thực phẩm. Theo Bộ Công Thương, mục tiêu
tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2011-2015 là
13,21%, giai đoạn 2016-2020 là 14,87% và giai đoạn 2021-2025 là 12,44%.
Ngành bánh kẹo luôn là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao và ổn
định tại Việt Nam. Vai trò ngành sản xuất bánh kẹo ngày càng được khẳng định
khi giữ tỷ trọng lớn trong ngành công nghệ thực phẩm (tăng từ 20% lên 40%
trong gần 10 năm trở lại đây). Trong nhóm sản phẩm bánh kẹo thì bánh kẹo ngọt
chiếm tỉ trọng một nửa thị trường, kế đó là socola (44%)
Hiện nay Việt Nam có khoảng 30 doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn, khoảng
1.000 cơ sở sản xuất nhỏ và một số công ty nhập khẩu bánh kẹo nước ngoài.
Các doanh nghiệp nội địa đang chiếm lĩnh thị trường, trong đó, các doanh nghiệp
lớn (Tập đoàn Kinh Đô, Cty CP Bánh kẹo Hải Hà, Cty CP Bibica) chiếm 42%,
doanh nghiệp khác 38%. Hàng nhập khẩu chỉ chiếm 20%.
Doanh thu ngành bánh kẹo dự báo sẽ đạt khoảng 40 nghìn tỉ vào năm 2018 với
sản lượng ước hơn 200 ngàn tấn.

14


ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP: CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ


1.2b,Triển vọng ngành bánh kẹo
Theo báo cáo của BMI, doanh thu ngành bánh kẹo Việt Nam năm 2014 tăng
trưởng 10,65% so với năm 2013, đạt doanh thu 27 nghìn tỉ đồng. Trong dài hạn,
ngành bánh kẹo tiếp tục được nhận định có tiềm năng phát triển mạnh nhờ các
yếu tố như cơ cấu dân số trẻ, nhận thức về sức khỏe ngày càng nâng cao, cùng với
nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bánh kẹo tại Việt Nam. Mới đây, tập
đoàn Kinh Đô vừa công bố khoản đầu tư của Mondelez International vào mảng
kinh doanh bánh kẹo của mình, với giá trị đến 7.846 tỷ đồng, tương đương 370
triệu USD, ứng với 80% cổ phần mảng kinh doanh bánh kẹo (toàn bộ dự án được
định giá khoảng 9.800 tỷ). Đây được xem là khoản đầu tư lớn nhất trong lịch sử
ngành bánh kẹo Việt Nam.
Dân số quy mô lớn (hơn 90 triệu dân) và cơ cấu dân số trẻ, đang độ tuổi trưởng
thành, Việt Nam thực sự là thị trường hấp dẫn cho ngành thực phẩm và đồ uống
nói chung và ngành bánh kẹo nói riêng. Theo thống kê của BMI, mức tiêu thụ
15


ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP: CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ

bánh kẹo bình quân đầu người ở Việt Nam năm 2013 là 1,89kg, vẫn thấp hơn so
với mức trung bình thế giới là 2,8kg/người/năm.
Thương hiệu dần rơi vào tay đối tác ngoại
Năm 2015, thương hiệu bánh kẹo lớn nhất Việt Nam, Kinh Đô sẽ thuộc về nhà
đầu tư nước ngoài. Trong khi đó, thương hiệu Bibica vẫn đang trong thế giằng co
giữa doanh nghiệp trong nước và phía đối tác Lotte.
Một thực tế thị trường bánh kẹo tiềm năng đang đang dần rơi vào tay đối tác
ngoại. Trên thị trường bánh kẹo nhập khẩu cũng đã tràn ngập. Sự phát triển mạnh
mẻ của chuổi hệ thống cửa hàng tiện lợi cũng kéo theo hang loạt thương hiệu
bánh kẹo vào thị trường việt Nam. Bánh kẹo nhập khẩu thông qua kênh phân phối

hiện đại đang ngày càng có lợi thế trong việc tiếp cận người tiêu dùng.
Tại các siêu thị như Lotte, Giant, BigC, Citimart... hiện bánh kẹo ngoại đang phủ
đầy các kệ. Citimart sau khi bắt tay với đối tác Nhật thì tại tất cả 27 siêu thị của
hệ thống này đều có gian hàng bày bán bánh kẹo đến từ Nhật mang tên Top Value.
Tương tự, tại hệ thống siêu thị Lotte có nhiều quầy hàng bánh kẹo của các nhãn
hiệu đến từ Hàn Quốc.
Tại các chợ truyền thống, cửa hàng tạp hóa, bánh kẹo nội phân khúc thấp hơn
cũng bị cạnh ranh bởi hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Tại các chợ, bánh kẹo và
mứt Trung Quốc nhập về khá nhiều trong dịp Tết và cuối năm.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến ngành bánh kẹo Việt ngày càng rơi rụng
là do yếu về đầu tư công nghệ, mẫu mã sản phẩm không bắt kịp nhu cầu của
người dân. Nhiều sản phẩm bánh kẹo Việt Nam luôn đi sau nhu cầu thị trường.
Chẳng hạn, trong khi xu hướng tiêu dùng là hướng tới sức khỏe, sản phẩm sạch, ít
đường, ít béo... thì hầu hết các nhà sản xuất bánh kẹo trong nước vẫn luôn giữ
công thức bột đường từ 10 năm trước”.

Thực tế cho thấy, việc bánh kẹo ngoại tràn vào thị trường trong nước vừa là thách
thức nhưng cũng là cơ hội để các DN "nội" cải thiện hình ảnh thương hiệu một
cách bài bản, chú trọng đầu tư chiều sâu để nâng cao chất lượng sản phẩm. Vài
năm trở lại đây, nhận thức rõ việc không thể tránh khỏi sức ép cạnh tranh từ các
sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu, các thương hiệu bánh kẹo truyền thống như Hải Hà,
Bibica, Hữu Nghị, Kinh Đô… đã mạnh dạn đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại từ
Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu; đồng thời áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như ISO,
HACCP vào quá trình sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.

16


ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP: CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ


2. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY ĐƯỢC CHỌN, VỊ THẾ VÀ NĂNG LỰC
DOANH NGHIỆP
2.1

TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP:
2.1a, Hồ sơ doanh nghiệp:
KIDO GROUP - KIDO GROUP CORPORATION
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KIDO
138-142 Hai Bà Trưng, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Điện thoại: +84-()08-38.27.08.38
Fax: +84-(0)8-38.27.08.39
Email: KIDO KIDO GROUP - KIDO GROUP CORPORATION

CHI TIẾT
SÀN GIAO DỊCH

HOSE

NGÀNH NGHỀ

BÁNH KẸO

2.1b,Các công ty con và công ty liên kết
Công ty con

Vốn điều lệ

Vốn góp

Tỷ lệ sở hữu


Công ty TNHH MTV Kido
247.56
247.
6
100%
Công ty TNHH Một Thành viên Thực Phẩm Kido
100%
Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ KIDO

17


ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP: CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ

100%
Công ty TNHH Tân An Phước
416.94
334
80
CTCP Thương mại và hợp tác Quốc tế Hà Nội
75.73%

CÔNG TY LIÊN KẾT
Tổn
Công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam - CTCP
1,218
292
23.97%
CTCP Mondelez Kinh Đô Việt Nam

n/a
n/a
20%
Công ty TNHH MTV Kinh Đô Miền Bắc
n/a
n/a
20%
18


ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP: CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ

2.1c, Ban lãnh đạo và sở hữu
Chức vụ

Họ tên

Tuổi

Quá trình công tác

Chủ tịch
HĐQT

Ông Trần Kim
Thành

56

Đến tháng 06 năm 2012 : Chủ tịch HĐQT

Công ty Cổ phần Nước giải khát Sài Gòn

Phó Chủ tịch Ông Trần Lệ
thường trực Nguyên

48

Đến tháng 06 năm 2012 : Phó Chủ tịch
HĐQT Công ty Cổ phần Nước giải khát
Sài Gòn

Thành viên
HĐQT

Bà Vương Bửu
Linh

51

Từ năm 1988 đến năm 1993 : Kinh doanh
tại nhà

Thành viên
HĐQT

Ông Trần Quốc
Nguyên

46


Ông Nguyên có hơn 16 năm kinh nghiệm
về quản lý và điều hành các Công ty
thành...

Thành viên
HĐQT

Ông Wang
Chinh Hua

54

Ông có hơn 20 năm kinh nghiệm trong
lĩnh vực chế biến và sản xuất thực phẩm
và...

Thành viên
HĐQT

Ông Nguyễn
Văn Thuận

54

Ông là thành viên HĐQT của Tập đoàn
Kinh Đô. Đồng thời là Tiến sĩ Kinh Tế,
Trưởn...

Thành viên
HĐQT


Ông Nguyễn Gia
Huy Chương

38

Từ năm 2006 đến năm 2008 : Luật sư
thành viên Văn phòng Luật sư Phước &
Các cộng...

Thành viên
HĐQT

Ông Nguyễn
Đức Trí

50

Từ tháng 02 năm 1989 : Đại học Kinh tế
T.P Hồ Chí Minh

19


ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP: CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ

Thành viên
HĐQT

Bà Vương Ngọc

Xiềm

54

Từ năm 1996 đến năm 2000 : Phó Giám
đốc Công ty TNHH XD&CBTP Kinh Đô

2.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
• Kinh Đô được thành lập từ năm 1993, trải qua 18 năm hình thành và phát
triển, đến nay Kinh Đô đã trở thành một hệ thống các công ty trong ngành
thực phẩm gồm: bánh kẹo, nước giải khát, kem và các sản phẩm từ Sữa.
Định hướng chiến lược phát triển của Kinh Đô là Tập Đoàn Thực phẩm hàng
đầu Việt Nam và hướng tới một Tập đoàn đa ngành: Thực phẩm, Bán lẻ,
Địa ốc, Tài chính nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững trong tương lai.
• Từ quy mô chỉ có 70 cán bộ công nhân viên khi mới thành lập đến nay Kinh
Đô đã có tổng số nhân viên là 7.741 người. Tổng vốn điều lệ của Kinh Đô
Group là 3.483,1 tỷ đồng. Tổng doanh thu đạt 3.471,5 tỷ đồng trong đó
doanh thu ngành thực phẩm chiếm 99.2%, tổng lợi nhuận đạt 756,1 tỷ đồng.
• Các sản phẩm mang thương hiệu Kinh Đô đã có mặt rộng khắp các tỉnh
thành thông qua hệ thống phân phối đa dạng trên toàn quốc gồm hơn 600
nhà phân phối, 31 Kinh Đô Bakery và 200.000 điểm bán lẻ cũng như các
thống phân phối nhượng quyền với tốc độ tăng trưởng 30%/năm. Thị trường

20


ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP: CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ








xuất khẩu của Kinh Đô phát triển rộng khắp qua 35 nước, đặc biệt chinh
phục các khách hàng khó tính nhất như Nhật, Mỹ, Pháp, Đức, Singapore...
Với phương châm ngành thực phẩm làm nền tảng cho sự phát triển, trong
những năm qua, Kinh Đô đã liên tục đầu tư đổi mới công nghệ hiện đại, thực
hiện các chiến lược sáp nhập, liên doanh liên kết và hợp tác như mua lại nhà
máy kem Wall từ tập đoàn Unilever, mua lại Tribeco, Vinabico, đầu tư
vào Nutifood, Eximbank...
Đặc biệt năm 2010, Kinh Đô đã tiến hành việc sáp nhập Công ty CBTP Kinh
Đô Miền Bắc (NKD) và Công ty Ki Do vào Công ty Cổ Phần Kinh Đô
(KDC). Định hướng của Kinh Đô là thông qua công cụ M&A, sẽ mở rộng
quy mô ngành hàng thực phẩm với tham vọng là sẽ trở thành một tập đoàn
thực phẩm có quy mô hàng đầu không chỉ ở Việt Nam mà còn có vị thế
trong khu vực Đông Nam Á.
Song song đó, với việc định hướng phát triển để trở thành một tập đoàn đa
ngành, Kinh Đô cũng mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác như đầu tư kinh
doanh bất động sản, tài chính và phát triển hệ thống bán lẻ. Theo đó, các lĩnh
vực có mối tương quan hỗ trợ cho nhau, Công ty mẹ giữ vai trò chuyên về
đầu tư tài chính, các công ty con hoạt động theo từng lĩnh vực với các ngành
nghề cụ thể theo hướng phát triển chung của Tập Đoàn.
2.3 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH:
* Ngành nghề kinh doanh chính:
- Chế biến nông sản thực phẩm.
- Sản xuất bánh kẹo, nước uống tinh khiết và nước ép trái cây.
* Sản phẩm và thị phần:
- Bánh khô các loại: bánh cookies (45% thị phần), bánh cracker (52% thị
phần), bánh quế, bánh Snack, bánh mì công nghiệp.

- Bánh trung thu: 75-80% thị phần.
- Kẹo các loại.
* Thị trường tiêu thụ: chủ yếu là tiêu thụ nội địa (là doanh nghiệp sản xuất
bánh kẹo hàng đầu Việt Nam). Riêng tại Tp.HCM doanh nghiệp có một hệ
thống tiêu thụ thông qua các siêu thị và các Bakery chiếm khoảng 15%
doanh thu toàn công ty. Sản phẩm của Kinh đô đã có mặt trên 30 quốc gia:
Mỹ, Canada, Mexico, Nhật, Đài Loan,... Doanh thu xuất khẩu chiếm khoảng
10% tổng doanh thu của Công ty

21


ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP: CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ

22


ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP: CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ

23


ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP: CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ

2.4 VỊ THẾ CÔNG TY
Hiện nay, tập đoàn Kinh Đô là nhà sản xuất bánh kẹo hàng đầu Việt Nam.
Kinh Đô cũng đang sở hữu một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất Việt
Nam. Lợi thế nổi bật của công ty so với các doanh nghiệp trong cùng ngành
là:
- Sản phẩm của Kinh Đô đa dạng, nắm bắt tâm lý người tiêu dùng, giá cả

hợp lý
- Công nghệ sản xuất của Kinh Đô vượt trội so với các doanh nghiệp cùng
ngành
- Sản phẩm của Kinh Đô có sự đột phá về chất lượng, được cải tiến, thay đổi
mẫu mã thường xuyên với ít nhất trên 40 sản phẩm mới mỗi năm. Một điểm
khác biệt của Kinh Đô so với các doanh nghiệp khác là ngoài công nghệ
hiện đại, Công ty rất chú trọng vào kỹ thuật chế biến sản phẩm, nhất là công
thức pha chế phụ gia, nhờ đó mà các loại bánh kẹo của Kinh Đô có mùi vị
hấp dẫn và riêng biệt. Đây chính là một lợi thế cạnh tranh lớn của Kinh Đô,
24


ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP: CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ

ngay cả đối với những đối thủ trong ngành bánh kẹo có công nghệ tương
đương.
2.5 THÔNG TIN GIAO DỊCH
Ngày GD đầu tiên

12/12/2005

KLNY đầu tiên

25,000,000

Giá niêm yết

59

Tổng Khối lượng niêm yết


256,653,397

Cổ Phiếu Quỹ

1,492,256

Khối lượng đang lưu hành

255,161,141

Nước ngoài được phép sở hữu

125,760,164
(49.29%)

Nước ngoài còn được phép mua 73,923,162
(28.97%)

3. THÔNG TIN NỔI BẬT VỀ DOANH NGHIÊP, THÔNG TIN VỀ KẾ
HOẠCH KINH DOANH 2016
Nhờ kết quả kinh doanh ấn tượng trong quý 3 nên hầu hết các doanh nghiệp có mặt
trong danh sách này đã hoàn thành vượt kế hoạch kinh doanh cả năm 2016 trong
đó có những doanh nghiệp có tỷ lệ vượt kế hoạch ở mức rất cao như SMC (tỷ lệ
vượt 541%), HAX (tỷ lệ vượt 175%), HMC (tỷ lệ vượt 167%).
Trong bảng dưới cho thấy Kinh Đô là một trong những doanh nghiệp có kết quả
kinh doanh ấn tượng. Đế cuối quý 3/2016 Kinh Đô đã hoàn thành 79,5% kế hoạch
trong khi quý 4 là một trong những quý đem lại nhiều doanh thu.

25



×