Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Đánh giá chính sách đào tạo và thu hút nhân lực từ thực tiễn TP.Đà Nẵng (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.4 KB, 107 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

THÁI VĂN TUẤN

ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO
VÀ THU HÚT NHÂN LỰC TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI, năm 2017
1


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

THÁI VĂN TUẤN

ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO
VÀ THU HÚT NHÂN LỰC TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 60.34.04.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS. NGUYỄN MINH PHƢƠNG

HÀ NỘI, năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, cho phép tôi trân trọng cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Minh Phương
đã giúp đỡ, hướng dẫn tôi về mọi mặt để hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Học viện Khoa học xã hội đã
tận tình giảng dạy, giúp đỡ cho bản thân trong 02 năm qua để có được kết quả
học tập như hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng, Sở Nội
vụ thành phố Đà Nẵng, Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
thành phố Đà Nẵng đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi để có thể hoàn thành luận văn này.
Cảm ơn những người thân, bạn bè đồng nghiệp, anh chị em học viên cùng
khóa, cùng lớp đã giúp đỡ, chia sẻ, động viên tôi những lúc khó khăn để hoàn
thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn “Đánh giá chính sách đào tạo và thu hút nhân lực từ thực tiễn
thành phố Đà Nẵng” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS.Nguyễn Minh Phương. Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu và
số liệu trong Luận văn là hoàn toàn trung thực, chưa được công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào khác. Các thông tin và tài liệu trích dẫn trong Luận
văn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Thái Văn Tuấn



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO VÀ
THU HÚT NHÂN LỰC ....................................................................................... 7
1.1. Vai trò, yêu cầu và các tiêu chí đánh giá chính sách đào tạo và thu hút
nhân lực ................................................................................................................. 7
1.2. Nội dung đánh giá chính sách đào tạo và thu hút nhân lực ..........................19
1.3. Các yếu tố tác động đến đánh giá chính sách đào tạo và thu hút nhân lực ...23
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, THU
HÚT NHÂN LỰC KHU VỰC CÔNG TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ........ 28
2.1. Tình hình KT-XH của địa phương tác động đến đánh giá chính sách đào tạo
và thu hút nhân lực trong khu vực công tại TP. Đà Nẵng....................................28
2.2. Thực tiễn đánh giá chính sách đào tạo và thu hút nhân lực khu vực công tại
TP. Đà Nẵng - Những kết quả, hạn chế và nguyên nhân .....................................31
2.3. Thực trạng các yếu tố tác động đến đánh giá chính sách đào tạo và thu hút
nhân lực ................................................................................................................57
CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG ĐÁNH GIÁ
CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO VÀ THU HÚT NHÂN LỰC KHU VỰC CÔNG
Ở NƢỚC TA HIỆN NAY ..................................................................................64
3.1. Định hướng tăng cường đánh giá chính sách đào tạo và thu hút nhân lực khu
vực công ...............................................................................................................64
3.2. Các giải pháp tăng cường đánh giá chính sách đào tạo và thu hút nhân lực
khu vực công ........................................................................................................66
3.3. Một số kiến nghị............................................................................................76
KẾT LUẬN .........................................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
-------------TT Chữ viết tắt

Nội dung chữ viết tắt

1. BCT

: Bộ Chính trị

2. BCH

: Ban Chấp hành

3. BTVTU

: Ban Thường vụ Thành ủy

4. CB,CC,VC

: Cán bộ, công chức, viên chức

5. CCHC

: Cải cách hành chính

6. CN - DV - NN

: Công nghiệp - Dịch vụ - nông nghiệp


7. CNH, HĐH

: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

8. CT-XH

: Chính trị - Xã hội

9. DV - CN - NN

: Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp

10. ĐT, BD

: Đào tạo, bồi dưỡng

11. ĐT&TH

: Đào tạo và thu hút

12. GRDP

: Tổng sản phẩm trên địa bàn

13. HĐND

: Hội đồng nhân dân

14. KH&CN


: Khoa học và công nghệ

15. KHXH

: Khoa học xã hội

16. KT-XH

: Kinh tế - Xã hội

17. NNL

: Nguồn nhân lực

18. PAPI

: Chỉ số hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh

19. PCI

: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

20. TP

: Thành phố

21. UBND

: Ủy ban nhân dân


22. VH-XH

: Văn hóa – Xã hội


DANH MỤC BẢNG BIỂU
------------------

Số hiệu
Bảng 3.1.

Tên bảng
Nhu cầu ĐT&TH nhân lực có trình độ đại học trở lên của

Trang
67

tổ chức trên địa bàn TP. Đà Nẵng giai đoạn 2017-2021

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
------------------

Số hiệu

Tên bảng, biểu đồ

Trang

Biểu đồ 2.1:


Cơ cấu nhóm ngành đào tạo của Đề án 922

36

Biểu đồ 2.2:

Số lượng học viên tham gia Đề án và tốt nghiệp

37

Biểu đồ 2.3:

Bố trí công tác của học viên Đề án tại cơ quan thuộc
thành phố

37

Biểu đồ 2.4:

Cơ cấu ngành nghề đào tạo của chương trình thu hút

39

Biểu đồ 2.5:

Tỷ lệ đối tượng đào tạo và thu hút có trình độ sau đại
học so với các đối tượng khác.

44



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bất kỳ tổ chức nào con người cũng là yếu tố đóng vai trò tiên quyết.
Trong bộ máy chính quyền, yếu tố này lại càng giữ vai trò quan trọng hơn.
Chính vì thế, ĐT&TH nhân lực là một chính sách luôn được các quốc gia, địa
phương quan tâm thực hiện nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CB,CC,VC, nhất
là trong giai đoạn hiện nay, khi mà thế giới đang có xu hướng chuyển sang nền
kinh tế tri thức, nguồn lực con người càng trở thành động lực chủ yếu của sự
phát triển nhanh và bền vững. Mỗi địa phương, tổ chức luôn tìm cách đưa ra
những chính sách đào tạo, thu hút và duy trì nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực
chất lượng cao, coi đây là một hoạt động đầu tư mang tính chiến lược, quyết
định đến sự phát triển bền vững của địa phương, tổ chức mình.
Ngày 16/10/2003, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW về
xây dựng và phát triển TP. Đà Nẵng trong thời kỳ CNH, HĐH; trong đó đó, mục
tiêu đặt ra là xây dựng TP. Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả
nước, là trung tâm KT-XH lớn của miền Trung - Tây Nguyên, đặc biệt là trung
tâm GD-ĐT và KH&CN của khu vực. Bên cạnh đó, TP đang hướng đến mục
tiêu phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao như công nghệ thông tin,
công nghệ sinh học, vật liệu mới, điện tử,… và trở thành trung tâm y tế chuyên
sâu của khu vực với nhiều bệnh viện chuyên khoa có quy mô lớn.
Để đạt được các mục tiêu đó, ngay từ năm 1998, TP. Đà Nẵng đã thực hiện
chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao và đạt được nhiều kết quả, bổ sung
một lực lượng nhân lực được đào tạo bài bản, có trình độ đáp ứng yêu cầu công
việc đòi hỏi tri thức, kỹ năng, tiên tiến, hiện đại. Để thực hiện CNH, HĐH thành
phố theo tinh thần Nghị quyết số 33-NQ/TW. Thành ủy Đà Nẵng đã xác định
nhiệm vụ “Xây dựng chương trình đào tạo nhân lực có trình độ cao phù hợp với
yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển TP trong những năm đến”. Quán
triệt yêu cầu đó, UBND TP. Đà Nẵng đã ban hành kèm theo Quyết định số


1


117/2004/QĐ-UB ngày 07/7/2004 phê duyệt chương trình phát triển giáo dục và
đào tạo, KH&CN, nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực có trình độ cao, đáp ứng
yêu cầu của thời kỳ CNH, HĐH; trong đó xác định “Chú trọng đào tạo nhân lực
có chất lượng, có tay nghề cao cho các ngành kinh tế trọng điểm của TP, đặc biệt
là các chuyên gia giỏi về quản lý và chuyển giao công nghệ”.
Các chính sách ĐT&TH nhân lực của TP. Đà Nẵng phù hợp với các quan
điểm chỉ đạo của Trung ương, đáp ứng với yêu cầu phát triển thực tế của TP, thể
hiện tầm nhìn chiến lược của TP về vai trò nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng
cao. Nguồn nhân lực này đã đóng góp vào sự phát triển chung của thành phố và
đã đạt được những kết quả khả quan, đóng góp vào sự phát triển chung của TP.
Tuy nhiên, công tác đánh giá chính sách ĐT&TH chưa được quan tâm đúng mức.
Xuất phát từ tình hình thực tế đó, học viên chọn nghiên cứu đề tài “Đánh
giá chính sách đào tạo và thu hút nhân lực từ thực tiễn TP.Đà Nẵng” nhằm
góp phần hoàn thiện chính sách ĐT&TH, sử dụng, bố trí và đánh giá có hiệu
quả nhân lực ở địa phương, đồng thời, có thể có ý nghĩa chung cho các địa
phương khác.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề đào tạo, thu hút nhân lực nói chung, ĐT&TH người có trình độ cao
trong hoạt động công vụ đã được nhiều tổ chức, cá nhân trong nước và nước
ngoài nghiên cứu như:
- Human resource management (Quản trị nguồn nhân lực) của John
M.Ivancevich, Nxb McGraw-Hill, 2010. Quản trị nguồn nhân lực, George T.
Milkovich, John W. Boudreau, TS Vũ Trọng Hùng dịch, Nxb Thống kê, Hà Nội,
2005; Quản trị nguồn nhân lực, Hương Huy biên dịch, Nxb Giao thông vận tải,
Hà Nội, 2008; Quản trị nguồn nhân lực, Trần Kim Dung, Nxb Tổng hợp Tp.
HCM, 2012; Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2010) Giáo trình Quản trị
nhân lực, Nxb Kinh tế quốc dân… Các cuốn sách này đều có nội dung về đào

tạo phát triển nguồn nhân lực như một trong những chức năng của quản lý nguồn

2


nhân lực trong tổ chức. Trong các công trình này đều bàn về khái niệm, vai trò
của đào tạo, quy trình, phương pháp, hình thức đào tạo nguồn nhân lực.
- Sách “Đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực trong khu vực công”
của TS. Ngô Thành Can, Nxb Lao động, Hà Nội, 2014 đề cập đến những vấn đề
cơ bản về đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực.
- “Giáo dục, đào tạo với phát triển NNL chất lượng cao ở nước ta hiện nay”,
Tạp chí Cộng sản, số (833) của Đường Vĩnh Sường đã phân tích vai trò của
NNL chất lượng cao; đánh giá thực trạng NNL và NNL chất lượng cao ở nước ta,
phân tích một số hạn chế, yếu kém của NNL và NNL chất lượng cao ở nước ta,
phân tích một số hạn chế, yếu kém của NNL nước ta so với một số nước khác
trong khu vực và thế giới, từ đó đưa ra một số giải pháp để đào tạo và phát triển
NNL chất lượng cao ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
- “Phát triển NNL chất lượng cao góp phần phát triển bền vững Việt Nam”,
Tạp chí Cộng sản, số 9 (839) PGS.TS. Chu Văn Cấp đã trực tiếp bàn về những
vấn đề lý luận, thực tiễn cơ bản của việc phát triển NNL chất lượng cao góp
phần phát triển bền vững Việt Nam trong thời kỳ mới; đồng thời kiến nghị một
số giải pháp cho vấn đề này;
- “Một số vấn đề về tác động của chính sách thu hút NNL cao trong khu
vực công đối với sự phát triển KT-XH ở nước ta hiện nay” của PGS.TS. Nguyễn
Minh Phương đã đưa ra quan điểm, đặc điểm vai trò và chính sách thu hút
NNLCLC trong khu vực công từ đó đánh giá tác động của chính sách đối với
phát triển KT-XH.
- Đề tài “Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực cho một số ngành kinh tế kỹ
thuật và công nghệ cao trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” (2009), do PGS.TS.Võ
Xuân Tiến, Đại học Đà Nẵng làm chủ nhiệm đã làm rõ một số vấn đề lý luận về

nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực. Đề tài đã lý giải một cách khoa học về nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ là
động lực để rút ngắn quá trình CNH - HĐH đất nước. Từ đó đưa ra những giải

3


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full
















×