Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Pháp luật về bảo vệ môi trường qua thực tiễn ngành công nghiệp Dệt may tại Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (506.56 KB, 85 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ THU THỦY

PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUA THỰC TIỄN
NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT MAY TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số

: 60 38 01 07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VŨ THỊ DUYÊN THỦY

HÀ NỘI, 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật.
Tôi xin cam kết bằng danh dự và cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực
hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Các số liệu
nêu trong luận văn là đúng sự thật, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các thông tin nghiên cứu trong luận
văn là do tôi tự tìm tòi, nghiên cứu phù hợp với thực tế.

Tác giả


Nguyễn Thị Thu Thủy


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁP LUẬT
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ............................................................................... 9
1.1. Khái quát về môi trường và bảo vệ môi trường ............................................ 9
1.2. Khái quát về pháp luật bảo vệ môi trường ................................................... 12
Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT
MAY TẠI VIỆT NAM .................................................................................. 32
2.1. Ngành Dệt may và tác động của ngành tới môi trường ............................ 32
2.2. Đánh giá thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trường qua thực tiễn
ngành công nghiệp dệt may ...................................................................................... 45
Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUA THỰC TIỄN NGÀNH
CÔNG NGHIỆP DỆT MAY TẠI VIỆT NAM .......................................... 63
3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về môi trường .................................. 63
3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực dệt
may ................................................................................................................................. 67
KẾT LUẬN .................................................................................................... 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 77


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BVMT

: Bảo vệ môi trường


DN

: Doanh nghiệp

TĐMT

: Tác động môi trường

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

MTKK

: Môi trường không khí

XLNT

: Xử lý nước thải

KCN

: Khu công nghiệp


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng xu thế chung của thế giới, là một quốc gia đang phát triển, Việt
Nam đã đạt được những thành công nhất định trong xóa đói, giảm nghèo,

song lại phải đương đầu với những thách thức lớn lao về môi trường. Những
thách thức này đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải sớm tìm ra các giải pháp giải
quyết có hiệu quả các vấn đề môi trường ở Việt Nam.
Nhận thức được điều đó, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã
quan tâm đến việc thực hiện các biện pháp khác nhau để bảo vệ môi trường
(BVMT). Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban chấp hành
Trung ương Đảng lần thứ 7 (Khóa XI) về chủ động ứng phó biến đổi khí hậu,
tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT đã khẳng định: “Chủ động ứng phó
với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT là những vấn
đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn, quan hệ, tác động
qua lại, cùng quyết định sự phát triển bền vững của đất nước; là cơ sở, tiền
đề cho hoạch định đường lối, chính sách phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm
quốc phòng, an ninh và an sinh xã hội. Đây là một trong những nhiệm vụ
quan trọng hàng đầu của cả hệ thống chính trị; là trách nhiệm và nghĩa vụ
của các cơ quan, tổ chức, DN và cộng đồng dân cư, trong đó Nhà nước giữ
vai trò chủ đạo, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự tham gia, giám sát của toàn
xã hội” [23]. Nghị quyết khẳng định: “Môi trường là vấn đề toàn cầu. BVMT
vừa là mục tiêu, vừa là một nội dung cơ bản của phát triển bền vững. Tăng
cường BVMT phải theo phương châm ứng xử hài hòa với thiên nhiên, theo
quy luật tự nhiên, phòng ngừa là chính; kết hợp kiểm soát, khắc phục ô
nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; lấy bảo
vệ sức khỏe nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án

1


gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Đầu tư cho
BVMT là đầu tư cho phát triển bền vững” [22]. Bên cạnh đó, trong Chiến
lược BVMT quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 khẳng định quan
điểm:“BVMT là trách nhiệm của toàn xã hội, là nghĩa vụ của mọi người dân;

phải được thực hiện thống nhất trên cơ sở xác định rõ trách nhiệm của các
Bộ, ngành, phân cấp cụ thể giữa Trung ương và địa phương; kết hợp phát huy
vai trò của cộng đồng, các tổ chức quần chúng và hợp tác với các nước trong
khu vực và trên thế giới…”[45].
Với những lợi thế về nguồn nhân lực đông đảo, chăm chỉ, có tay nghề
cao và có truyền thống lâu đời, ngành Dệt may của Việt Nam đã và đang là
ngành kinh tế mũi nhọn, có đóng góp lớn vào nền kinh tế, đặc biệt chiếm tỉ lệ
cao trong hoạt động xuất khẩu. Với những nhà máy dệt, may, nhuộm lớn, vấn
đề BVMT trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngành Dệt may luôn là
vấn đề nóng bỏng và được quan tâm của Nhà nước. Trong những năm vừa
qua, thực hiện pháp luật về BVMT nói chung, ngành Dệt may Việt Nam đã
tích cực, chủ động thực hiện chiến lược BVMT trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình. Các nhà máy dệt may đã tích cực thực hiện các cam kết
BVMT, thực hiện đầy đủ các biện pháp báo cáo đánh giá TĐMT trong triển
khai dự án. Tuy nhiên, trên thực tế, trong những năm vừa qua, vẫn có một số
dự án dệt may được triển khai và đi vào hoạt động nhưng có những vi phạm
pháp luật về môi trường như: không tiến hành lập báo cáo đánh giá TĐMT
đối với những dự án cần phải lập báo cáo, vi phạm quy định của pháp luật về
nước thải... Điển hình như một số dự án dệt nhuộm khu vực dọc sông Nhuệ
thuộc Hà Nội và Hà Nam, dự án nhà máy dệt nhuộm Vinatex Quốc tế Toms
Hải Lăng tại Quảng Trị...
Do đó, việc nghiên cứu chính sách, pháp luật về BVMT trong lĩnh vực
đặc thù là dệt may có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm đưa ra được các giải

2


pháp có tính thực tiễn cao từ đó góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao
hiệu quả BVMT trong lĩnh vực này. Từ những phân tích trên, tác giả quyết
định chọn đề tài “Pháp luật về bảo vệ môi trường qua thực tiễn ngành công

nghiệp Dệt may tại Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về pháp luật bảo vệ môi trường nói chung và pháp luật về
bảo vệ môi trường trong lĩnh vực Dệt may nói riêng hiện nay đã có nhiều đề
tài, công trình nghiên cứu về nội dung này. Có thể kể đến như:
Đề tài Khoa học Công nghệ đề tài KC 08.09: “Nghiên cứu cơ sở khoa
học và thực tiễn cho việc xây dựng các chính sách và biện pháp giải quyết vấn
đề môi trường ở các làng nghề Việt Nam” của GS.TSKH. Đặng Kim Chi
(2005) phân tích việc xây dựng các chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề
môi trường ở các làng nghề Việt Nam.
Đề tài "Hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường và các quy định về các
tội phạm về môi trường" của GS.TSKH. Đào Trí Úc, Viện Nghiên cứu nhà
nước và pháp luật đi sâu nghiên cứu các quy định về các tội phạm môi trường
hiện hành và đề xuất hướng hoàn thiện các quy định về các tội phạm môi
trường.
Đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở của Tổng cục Môi trường năm
2013: “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn trong việc xây dựng phương
pháp đánh giá tính an toàn môi trường đối với các chế phẩm sinh học trong xử
lý chất thải tại Việt Nam (thí điểm tại ngành dệt nhuộm)”.
Đề tài “Nghiên cứu lựa chọn công nghệ phù hợp để xử lý nước thải giặt
mài từ ngành công nghiệp may trong điều kiện Việt Nam” của Vụ Khoa học
và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo do PGS.TS. Đặng Xuân Hiển, Chủ
nhiệm đề tài, thực hiện vào năm 2005

3


Đề tài “Xây dựng kế hoạch, giải pháp và tiến độ thực hiện nhằm khắc
phục ô nhiễm môi trường tại 21 cơ sở thuộc ngành dệt may, xây dựng dự án
Sản xuất Sạch hơn (SXSH) và triển khai thực hiện tại 2 Công ty Dệt may Hà

Nội và Công ty Dệt Nam Định” của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công
Thương), do PGS.TS. Trần Văn Nhân, Chủ nhiệm đề tài, thực hiện vào năm
2002
Đề tài “Điều tra khảo sát, xây dựng quy chuẩn quốc gia về nước thải
ngành Dệt – May ở Việt Nam” của Vụ Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi
trường, do GS.TS. Đặng Kim Chi, Chủ nhiệm đề tài, thực hiện vào năm 2007.
Ngoài ra, dưới góc độ nghiên cứu các biện pháp bảo vệ môi trường đã
có một số tác giả nghiên cứu như: sách “Một số vấn đề bảo vệ môi trường với
sự phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay” của TS. Nguyễn Văn Ngừng, NXB.
Chính trị quốc gia, Hà Nội; sách “Vấn đề môi trường trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa” của GS.TSKHVũ Hy Chương, NXB Khoa học xã
hội, Hà Nội; sách “Chính sách công nghiệp định hướng phát triển bền vững –
những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thế giới” do TS. Trần Ngọc Ngoạn chủ
biên, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2008; sách “Ứng dụng kinh tế môi
trường để đánh giá diễn biến môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa –
hiện đại hóa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam” do GS.TS Lâm Minh Triết,
ThS. Nguyễn Thanh Hùng, ThS. Nguyễn Thị Thanh My thực hiện; đề tài luận
văn thạc sĩ “Pháp luật môi trường Việt Nam trong xu thế thương mại hóa môi
trường” của Phan Thị Tường Vi; bài viết “Thực hiện đồng bộ các giải pháp
bảo vệ môi trường trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Phạm
Khôi Nguyên, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, 4/2006; bài viết “Giải
quyết tốt các vấn đề môi trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” của
TS. Đoàn Văn Khải, Tạp chí Lý luận chính trị, 10/2007.

4


Những công trình nghiên cứu trên đây đã đưa ra một phần khái niệm
mang tính gợi mở về vấn đề bảo vệ môi trường nói chung. Tuy nhiên cho đến
hiện nay, chưa có bất kỳ công trình nghiên cứu nào ở cấp độ một luận văn

thạc sĩ luật học nào được công bố có liên quan đến pháp luật về bảo vệ môi
trường trong lĩnh vực Dệt may ở Việt Nam. Do đó, đề tài là công trình đầu
tiên nghiên cứu một cách toàn diện các quy định về bảo vệ môi trường qua
thực tiễn áp dụng trong một lĩnh vực công nghiệp là công nghiệp Dệt may.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài có mục đích nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp
luật bảo vệ môi trường nói chung trên cơ sở thực tiễn áp dụng tại ngành Dệt may
tại Việt Nam, để từ đó đưa ra các đánh giá và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn
thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường trong lĩnh vực
đặc thù này.
Để hoàn thiện mục đích nghiên cứu trên đề tài có nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về bảo vệ môi trường và pháp luật
về bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt có đưa ra những khái
niệm, đặc điểm, nội dung của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Nghiên cứu thực trạng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
nói chung và những nội dung mang tính chuyên biệt về bảo vệ môi trường
trong lĩnh vực Dệt may.
- Phân tích thực trạng bảo vệ môi trường đã được triển khai ở Việt Nam
trong những năm vừa qua. Từ đó, đánh giá được những kết quả đạt được và
hạn chế bất cập của vấn đề qua thực tiễn áp dụng trong ngành Dệt may.

5


- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực
thi pháp luật về bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay gắn với lĩnh vực
công nghiệp Dệt may.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài có đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn
thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường tại Việt Nam nói chung và bảo vệ

môi trường trong lĩnh vực Dệt may nói riêng.
Đề tài có phạm vi nghiên cứu là pháp luật về bảo vệ môi trường tại Việt
Nam, cụ thể là Luật bảo vệ môi trường năm 2014 và các văn bản hướng dẫn
thi hành.
Tuy nhiên, trong phạm vi của một luận văn thạc sỹ đề tài đi sâu nghiên
cứu quy định của pháp luật và việc thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ
môi trường qua ba vấn đề cơ bản của Luật bảo vệ môi trường là các quy định
về đánh giá môi trường; các quy định về kiểm soát ô nhiễm môi trường và
bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên; các quy định về xử lý vi phạm pháp
luật bảo vệ môi trường.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được trình bày trên cơ sở vận dụng các quan điểm, chủ
trương, đường lối của Đảng và Nhà nước nhằm phát triển ngành Dệt may Việt
Nam phù hợp với định hướng phát triển bền vững chung của nền kinh tế.
Trong khuôn khổ luận văn, tác giả sử dụng các nguyên tắc, phương
pháp luận triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Đồng thời, luận văn
cũng vận dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: nghiên cứu lý thuyết,
tổng hợp tài liệu trong và ngoài nước; tìm hiểu thực tế, phỏng vấn chuyên gia;

6


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full

















×