BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN QUỐC VIỆT
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HÀNH VI TUÂN THỦ THUẾ CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
TÂN AN TỈNH LONG AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN QUỐC VIỆT
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HÀNH VI TUÂN THỦ THUẾ CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
TÂN AN, TỈNH LONG AN
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60340410
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM KHÁNH NAM
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Học viên thực hiện luận văn
NGUYỄN QUỐC VIỆT
iv
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 2
1.3.1. Về đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 2
1.3.2. Về phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 2
1.5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu ................................................................... 3
1.6. Kết cấu của luận văn................................................................................. 3
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI TUÂN THỦ
THUẾ ................................................................................................................... 4
2.1. Cơ sở lý thuyết ........................................................................................... 4
2.1.1. Khái niệm Doanh nghiệp vừa và nhỏ ................................................... 4
2.1.2. Nghĩa vụ thuế ........................................................................................ 5
2.1.3. Tuân thủ thuế ........................................................................................ 7
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp.
............................................................................................................................ 9
2.2.1. Nhân tố kinh tế:..................................................................................... 9
2.2.2. Nhân tố chính sách thuế. ..................................................................... 11
2.2.3. Nhân tố nhận thức giá trị xã hội. ........................................................ 13
2.2.4. Nhân tố tâm lý cảm nhận. ................................................................... 15
2.3. Lược khảo các nghiên cứu liên quan..................................................... 15
2.3.1. Các nghiên cứu nước ngoài. ............................................................... 15
2.3.2. Các nghiên cứu trong nước. ................................................................ 19
Kết luận chương 2 .......................................................................................... 22
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 23
3.1. Các giả thuyết của mô hình. ................................................................... 23
3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất. ................................................................. 26
3.3. Quy trình thực hiện nghiên cứu. ........................................................... 28
3.3.1. Nghiên cứu sơ bộ. ............................................................................... 28
3.3.2. Nghiên cứu chính thức ........................................................................ 29
3.4. Xây dựng thang đo sơ bộ các nhân tố của mô hình. ............................ 32
v
3.5. Phương pháp chọn mẫu và xử lý số liệu. .............................................. 33
3.5.1. Phương pháp chọn mẫu. ..................................................................... 33
3.5.2. Phương pháp xử lý số liệu. ................................................................. 34
Kết luận Chương 3 ........................................................................................ 35
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 36
4.1. Hành vi tuân thủ thuế tại Chi cục Thuế thành phố Tân An, tỉnh Long
An..................................................................................................................... 36
4.2. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến hành
vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp. .............................................................. 38
4.3. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu. .......................................................... 39
4.4 Đánh giá thang đo .................................................................................... 45
4.4.1 Cronbach Alpha của thang đo nhân tố kinh tế ..................................... 46
4.4.2 Cronbach Alpha của thang đo nhân tố chính sách thuế ....................... 46
4.4.3 Cronbach Alpha của thang đo nhân tố nhận thức giá trị xã hội .......... 47
4.4.4 Cronbach Alpha của thang đo nhân tố tâm lý cảm nhận ..................... 47
4.4.5 Cronbach Alpha của thang đo mức độ tuân thủ thuế........................... 48
4.5 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) tác động đến mức độ tuân thủ
thuế của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Tân An, tỉnh
Long An ........................................................................................................... 48
4.6 Phân tích mô hình hồi quy tuyến tính đa biến ...................................... 51
4.6.1 Phân tích mô hình ................................................................................ 51
4.6.2 Đánh giá mức độ quan trọng trong các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi
tuân thủ thuế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Tân
An, tỉnh Long An .......................................................................................... 57
4.7 Kiểm tra sự khác biệt về hành vi tuân thủ thuế .................................... 59
4.7.1 Loại hình doanh nghiệp ....................................................................... 59
4.7.2 Ngành nghề sản xuất kinh doanh ......................................................... 59
4.7.3 Qui mô lao động .................................................................................. 60
4.7.4 Doanh thu ............................................................................................. 61
4.7.5 Lợi nhuận ............................................................................................. 62
4.7.6 Tổng vốn .............................................................................................. 62
4.7.7 Năm hình thành .................................................................................... 63
4.7.8 Độ tuổi ................................................................................................. 64
4.7.9 Giới tính ............................................................................................... 64
4.7.10 Trình độ .............................................................................................. 65
vi
4.7.11 Kinh nghiệm ...................................................................................... 66
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT HÀM Ý CHÍNH
SÁCH.................................................................................................................. 68
5.1 Kết luận ..................................................................................................... 68
5.2 Một số đề xuất hàm ý chinh sách............................................................ 69
5.3 Những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ..................................... 71
PHỤ LỤC 1 .......................................................................................................... 1
PHỤ LỤC 2 .......................................................................................................... 6
PHỤ LỤC 3 ........................................................................................................ 11
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Biểu quy định về Doanh nghiệp vừa và nhỏ ........................................ 5
Bảng 2.2: Bảng tóm tắt các nghiên cứu có liên quan......................................... 20
Bảng 3.1: Mô tả các nhân tố dự kiến .................................................................. 27
Bảng 3.2. Thang đo các nhân tố trong mô hình nghiên cứu ............................... 32
Bảng 4.1. Thống kê tình hình kiểm tra thuế tại các doanh nghiệp của
Chi cục Thuế thành phố Tân An, tỉnh Long An ................................................. 36
Bảng 4.2. Thống kê tình hình nợ thuế của doanh nghiệp qua các năm .............. 37
Bảng 4.4. Cơ cấu mẫu phân theo năm hình thành và ngành nghề
kinh
doanh. .................................................................................................................. 40
Bảng 4.5. Cơ cấu mẫu phân theo quy mô và ngành nghề kinh doanh ................ 41
Bảng 4.6. Cơ cấu mẫu phân theo quy mô lao động và ngành nghề .................... 42
kinh doanh. .......................................................................................................... 42
Bảng 4.7. Cơ cấu mẫu phân theo doanh thu và ngành nghề kinh doanh. ........... 43
Bảng 4.8. Cơ cấu mẫu phân theo lợi nhuận và ngành nghề kinh doanh. ............ 44
Bảng 4.9. Cơ cấu mẫu phân theo tổng vốn và ngành nghề kinh doanh. ............. 45
Bảng 4.10: Cronbach Alpha của thang đo nhân tố kinh tế ................................. 46
Bảng 4.11: Cronbach Alpha của thang đo nhân tố chính sách thuế ................... 47
Bảng 4.12: Cronbach Alpha của thang đo nhân tố chính sách thuế ................... 47
Bảng 4.13: Cronbach Alpha của thang đo nhân tố tâm lý cảm nhận .................. 48
Bảng 4.14: Cronbach Alpha của thang đo mức độ tuân thủ thuế ....................... 48
Bảng 4.15: Hệ số KMO và kiểm định Barlett các thành phần............................ 49
Bảng 4.16 : Bảng phương sai trích...................................................................... 50
Bảng 4.17: Kết quả phân tích nhân tố EFA ........................................................ 50
vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT
GTGT
Giá trị gia tăng
TNDN
Thu nhập doanh nghiệp
CQT
Cơ quan thuế
NNT
Người nộp thuế
DN
Doanh nghiệp
NSNN
Ngân sách nhà nước
KT
Nhân tố kinh tế
CS
Nhân tố chính sách thuế
XH
Nhân tố nhận thức giá trị xã hội
TL
Nhân tố tâm lý cảm nhận
TT
Hành vi tuân thủ thuế
TIẾNG ANH
Ý NGHĨA TIẾNG VIỆT
EFA
Exploratory Factor Analysis
Phân tích nhân tố khám phá
OCED
Organization for Economic
Cooperation and
Development
Tổ chức Hợp tác và Phát
triển Kinh tế
ix
Bảng 4.18: Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy
tuyến tính
đa biến ................................................................................................................. 52
Bảng 4.19: Phân tích phương sai ANOVA ......................................................... 52
Bảng 4.20: Các thông số thống kê trong mô hình hồi quy bằng phương pháp
Enter .................................................................................................................... 54
Bảng 4.21: Ma trận tương quan .......................................................................... 56
Bảng 4.22: Thứ tự của các nhân tố tác động từ mạnh đến yếu
(theo số thứ tự )
............................................................................................................................. 58
Bảng 4.23: Kiểm định sự bằng nhau của phương sai các nhóm ......................... 59
Bảng 4.24: Trình bày kết quả Phân tích phương sai ........................................... 59
Bảng 4.25: Kiểm định sự bằng nhau của phương sai các nhóm ......................... 59
Bảng 4.23: Trình bày kết quả POST HOC ......................................................... 59
Bảng 4.26: Kiểm định sự bằng nhau của phương sai các nhóm ......................... 60
Bảng 4.27: Trình bày kết quả Phân tích phương sai ANOVA ........................... 61
Bảng 4.28: Kiểm định sự bằng nhau của phương sai các nhóm ......................... 61
Bảng 4.29: Trình bày kết quả Phân tích phương sai ANOVA ........................... 61
Bảng 4.30: Kiểm định sự bằng nhau của phương sai các nhóm ......................... 62
Bảng 4.31: Trình bày kết quả Phân tích phương sai ANOVA TT ..................... 62
Bảng 4.32: Kiểm định sự bằng nhau của phương sai các nhóm ......................... 62
Bảng 4.33: Trình bày kết quả Phân tích phương sai ANOVA ........................... 63
Bảng 4.34: Kiểm định sự bằng nhau của phương sai các nhóm ......................... 63
Bảng 4.35: Trình bày kết quả Phân tích phương sai ANOVA ........................... 63
Bảng 4.36: Kiểm định sự bằng nhau của phương sai các nhóm ......................... 64
Bảng 4.37: Trình bày kết quả Phân tích phương sai ANOVA ........................... 64
Bảng 4.38: Kiểm định sự bằng nhau của phương sai các nhóm ......................... 64
x
Bảng 4.39: Trình bày kết quả Phân tích phương sai ANOVA ........................... 65
Bảng 4.40: Kiểm định sự bằng nhau của phương sai các nhóm ......................... 65
Bảng 4.41: Trình bày kết quả Phân tích phương sai ANOVA ........................... 65
Bảng 4.42: Kiểm định sự bằng nhau của phương sai các nhóm ......................... 66
Bảng 4.43: Trình bày kết quả Phân tích phương sai ANOVA ........................... 66
xi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế ................. 16
Hình 2.2 Mô hình các nhân tố tác động đến
hành vi
tuân thủ thuế tại Malaysia. .................................................................................. 17
Hình 2.3. Các nhân tố kinh tế và phi kinh tế ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ
thuế. ..................................................................................................................... 19
Hình 3.1. Mô hình khảo sát ................................................................................. 26
Hình 3.3. Tóm tắt quy trình thực hiện nghiên cứu.............................................. 31
Hình 4.1: Đồ thị Histogram của phần dư – đã chuẩn hóa ................................... 55
Hình 4.2: Đồ thị P-P Plot của phần dư – đã chuẩn hóa ...................................... 55
Hình 4.3: Mô hình lý thuyết chính thức hành vi tuân thủ thuế của các doanh
nghiệp thuộc Chi cục Thuế thành phố Tân An, tỉnh Long An............................ 58
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Thuế là nguồn thu quan trọng của Nhà nước, hàng năm các doanh
nghiệp đóng góp vào ngân sách nhà nước rất lớn, nguồn thu từ thuế một phần
được giữ lại ngân sách địa phương để đầu tư cơ sở hạ tầng, trường học, y tế,
giáo dục, mua sắm máy móc thiết bị..., phần còn lại nộp về ngân sách Trung
ương để chi đầu tư công, cải thiện hệ thống an sinh xã hội, góp phần tăng
trưởng kinh tế của đất nước.
Thực hiện theo Luật Quản lý thuế, kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2007, hệ
thống thuế Việt Nam đã chuyển sang thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp thuế.
Theo cơ chế này, người nộp thuế có thể tự khai, tự tính, tự nộp thuế vào ngân
sách nhà nước. Việc thực hiện cơ chế này là phát huy tính tự chủ và ý thức tự
giác việc thực hiện pháp luật về thuế của người nộp thuế.
Thành phố Tân An là khu kinh tế trọng điểm của tỉnh Long An, có hơn
1.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện đang hoạt động trên điạ bàn thành phố
Tân An, đóng góp vào ngân sách hàng năm gần 440 tỷ đồng, trong đó thu từ
Thuế thu nhập doanh nghiệp 32,4 tỷ đồng, chiếm 7,36 %, Thuế giá trị gia tăng
143,4 tỷ đồng, chiếm 32,59 % so tổng nguồn thu ngân sách của toàn đơn vị
(Chi cục Thuế thành phố Tân An, 2016).
Tuy nhiên, kết quả trên không phản ánh đúng thực tế với tình hình hoạt
động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng trên địa bàn thành phố Tân An.
Mục tiêu chính của các doanh nghiệp là nhằm tối đa hóa lợi nhuận mà xã hội
mang lại cho họ, do đó hành vi tuân thủ Thuế của các doanh nghiệp thật sự
chưa nghiêm, thực tế qua kiểm tra quyết toán thuế trong năm 2016 tại 168
doanh nghiệp vừa và nhỏ, Chi cục Thuế thành phố Tân An đã truy thu thuế với
số tiền lên đến 3,249 tỷ đồng, phạt vi phạm hành chinh trong lĩnh vực thuế là:
1,631 tỷ đồng (Chi cục Thuế thành phố Tân An, 2016).
Ngoài ra, tình hình nợ thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố
Tân An có chiều hướng gia tăng, ảnh hưởng lớn đến nguồn thu ngân sách của
địa phương.
2
Xuất phát từ thực tiển trên, đề tài dự định nghiên cứu: "Phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ Thuế của các doanh nghiệp vừa
và nhỏ trên địa bàn thành phố Tân An, tỉnh Long An" nhằm góp phần nâng
cao nhận thức để các doanh nghiệp tuân thủ và thực hiện đúng quy định.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Tân An, tỉnh Long An.
Đề xuất các gợi ý chính sách nhằm nâng cao hành vi tuân thủ thuế của
các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Tân An, tỉnh Long An.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Về đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hành vi tuân thủ thuế của các doanh
nghiệp về các khoản thuế phải nộp, bao gồm: Thuế GTGT, thuế TNDN dưới sự
quản lý thuế của Chi cục Thuế thành phố Tân An.
1.3.2. Về phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các doanh nghiệp hiện đang hoạt động
sản xuất kinh doanh do Chi cục Thuế thành phố Tân An, tỉnh Long An quản lý.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng cả hai phương pháp định tính và định lượng, cụ thể:
Phương pháp định tính được sử dụng thông qua việc phỏng vấn sâu và
thảo luận nhóm với các chuyên gia trong lĩnh vực thuế, các cán bộ công chức
thuế nhằm mục đích khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng
để đo lường các khái niệm nghiên cứu từ đó xây dựng bảng câu hỏi khảo sát.
Phương pháp định lượng được thực hiện để phân tích dữ liệu thu thập
được từ việc dự kiến phỏng vấn chính thức 182/1.000 doanh nghiệp trên địa
bàn do Chi cục Thuế thành phố Tân An, tỉnh Long An quản lý. Cụ thể:
- Đánh giá sơ bộ thang đo và độ tin cậy của biến đo lường bằng hệ số
Cronbach’s Alpha và độ giá trị (factor loading), tiến hành phân tích
3
Exploratory Factor Analysis (EFA) để tìm ra các nhân tố đại diện cho các biến
quan sát tác động đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn do
Chi cục Thuế thành phố Tân An, tỉnh Long An quản lý.
- Sử dụng kỹ thuật phân tích hồi quy để kiểm định các giả thuyết nghiên
cứu về tác động của các nhân tố đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh
nghiệp.
1.5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu nhằm giúp cơ quan thuế phát hiện các nhân tố nào
có sức ảnh hưởng lớn nhất đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp,
làm cơ sở giúp cơ quan thuế ngày càng hoàn thiện hơn về chính sách thuế; tạo
mọi điều kiện thuận lợi nhằm giúp các doanh nghiệp hiểu, thông suốt và thực
hiện hành vi tuân thủ thuế một cách tốt nhất.
1.6. Kết cấu của luận văn
Luận văn này bao gồm tất cả 5 chương và được thiết kế như sau:
Chương 1: Giới thiệu khái quát về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Lược khảo lý thuyết các nghiên cứu trước đây, chương này
giới thiệu khái quát về cơ sở lý thuyết nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu, làm
cơ sở đề xuất mô hình nghiên cứu phù hợp với thực tế.
Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu, chương này trình bày
khung phân tích, mô hình nghiên cứu, cỡ mẫu, các đặc điểm của mẫu, phương
pháp chọn mẫu, phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp phân tích số liệu,
quy trình thực hiện nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu, chương này trình bày kết quả nghiên
cứu thực nghiệm, những kết quả nghiên cứu đạt được tương ứng cho từng mục
tiêu đề ra.
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách, những kết luận rút ra từ
nghiên cứu, những hạn chế, đề xuất những kiến nghị và hướng nghiên cứu tiếp
theo.
4
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO LÝ THUYẾT VỀ HÀNH
VI TUÂN THỦ THUẾ
Chương này, tác giả trình bày cơ sở lý thuyết về hành vi tuân thủ thuế
như: Việc chấp hành nghĩa vụ thuế, khái niệm tuân thủ thuế và các nhân tố ảnh
hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp. Mặt khác, tác giả cũng
tiến hành lược khảo các nghiên cứu trước đây có liên quan đến hành vi tuân thủ
thuế.
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Khái niệm Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Doanh nghiệp siêu nhỏ,nhỏ và vừa hay còn gọi thông dụng là doanh
nghiệp vừa và nhỏ là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao
động hay doanh thu. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chia thành ba loại cũng
căn cứ vào quy mô đó là doanh nghiệp siêu nhỏ (micro), doanh nghiệp nhỏ và
doanh nghiệp vừa. Theo tiêu chí của Nhóm Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp
siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp
nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 200 người và nguồn vốn 20 tỷ trở
xuống, còn doanh nghiệp vừa có từ 200 đến 300 lao động nguồn vốn 20 đến
100 tỷ. Ở mỗi nước, người ta có tiêu chí riêng để xác định doanh nghiệp nhỏ và
vừa ở nước mình. Ở Việt Nam, theo Điều 3, Nghị định số 56/2009/NĐ-CP
ngày 30/6/2009 của Chính phủ, quy định số lượng lao động trung bình hàng
năm từ 10 người trở xuống được coi là doanh nghiệp siêu nhỏ, từ 10 đến dưới
200 người lao động được coi là Doanh nghiệp nhỏ và từ 200 đến 300 người lao
động thì được coi là Doanh nghiệp vừa.
5
Bảng 2.1: Biểu quy định về Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Doanh
Quy mô
nghiệp
Doanh nghiệp nhỏ
Doanh nghiệp vừa
Số lao
Tổng
Số lao
Tổng
Số lao
động
nguồn vôn
động
nguồn vôn
động
siêu nhỏ
Khu vực
Từ trên 20
I. Nông
lâm nghiệp
và thủy sản
10 người
20 tỷ đồng
trở xuông
trở xuông
Từ trên 10
tỷ đồng
người đến
đến trên
200 người
100 tỷ
đồng
Từ trên 20
II. Công
nghiệp và
xây dựng
10 người
20 tỷ đồng
trở xuông
trở xuông
Từ trên 10
tỷ đồng
người đến
đến trên
200 người
100 tỷ
đồng
III.
Thương
10 người
10 tỷ đồng
mại và
trở xuông
trở xuông
dịch vụ
Từ trên 10
người đến
50 người
Từ trên 10
tỷ đồng
đến 50 tỷ
đồng
Từ trên
200 người
đến 300
người
Từ trên
200 người
đến 300
người
Từ trên 50
người đến
100 người
2.1.2. Nghĩa vụ thuế
Theo Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 thì nghĩa vụ của người nộp
thuế gồm: “Đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật.
Khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu
trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ
thuế. Nộp tiền thuế đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm. Chấp hành chế độ kế
toán, thống kê và quản lý, sử dụng hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp
luật. Ghi chép chính xác, trung thực, đầy đủ những hoạt động phát sinh nghĩa
vụ thuế, khấu trừ thuế và giao dịch phải kê khai thông tin về thuế. Lập và giao
6
hoá đơn, chứng từ cho người mua theo đúng số lượng, chủng loại, giá trị thực
thanh toán khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.
Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác
định nghĩa vụ thuế, số hiệu và nội dung giao dịch của tài khoản mở tại ngân
hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; giải thích việc tính thuế, khai thuế,
nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế. Chấp hành quyết định, thông
báo, yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế theo quy định
của pháp luật. Chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của
pháp luật trong trường hợp người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy
quyền thay mặt người nộp thuế thực hiện thủ tục về thuế sai quy định”.
Căn cứ quy định trên, nghĩa vụ của người nộp thuế được khái quát cụ
thể như sau:
+ Việc đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế phải theo quy định của pháp
luật.
+ Kê khai nghĩa vụ thuế phải đãm bảo sự chính xác, trung thực, đầy đủ,
nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn và chịu trách nhiệm về việc kê khai đó.
+ Chấp hành chế độ kế toán, chứng từ, hóa đơn theo quy định của pháp
luật.
+ Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến
việc xác định nghĩa vụ thuế.
+ Chấp hành quyết định, thông báo, yêu cầu của cơ quan quản lý thuế,
công tác quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
Theo OCED (2004) [9], quản lý rủi ro tuân thủ:
"Nghĩa vụ cụ thể của đối tượng nộp thuế có thể khác nhau về trách
nhiệm thuế và giữa các cơ quan thuế khác nhau, nhưng có bốn loại nghĩa vụ mà
đối tượng nộp thuế chắc chắn phải thực hiện dù là ở bất kỳ nước nào, đó là:
- Đăng ký thuế;
- Nộp tờ khai và nộp các thông tin cần thiết liên quan đến thuế đúng thời
hạn;
- Báo cáo các thông tin đầy đủ và chính xác (kết hợp với việc lưu giữ sổ
sách);
7
- Nộp nghĩa vụ thuế đúng hạn"
Nghĩa vụ thuế theo Luật Quản lý thuế của Việt Nam và theo Tổ chức
hợp tác và Phát triển kinh tế (OCED) không hoàn toàn giống nhau, tuy nhiên
về cơ bản có những điểm tương đồng, đó là: đăng ký thuế, kê khai thông tin,
nộp tờ khai và nộp tiền thuế đúng hạn.
2.1.3. Tuân thủ thuế
Dù là ở bất kỳ quốc gia nào, hành vi tuân thủ thuế luôn được Nhà nước
quan tâm và được xem là thước đo giá trị cho những đóng góp mà cá nhân hoặc
tổ chức mang lại cho xã hội, mức đóng góp cho xã hội nhiều hay ít là tùy thuộc
vào quy mô và năng lực cụ thể của từng cá nhân hoặc từng tổ chức mang lại.
Tại nhiều nước, đối tượng nộp thuế bao gồm 03 nghĩa vụ cơ bản sau:
(1) Nộp từ khai đúng hạn;
(2) Kê khai (hoặc báo cáo) chính xác trên tờ khai về những thông tin cần
thiết số tiền thuế phải nộp;
(3) Nộp nghĩa vụ thuế kịp thời.
Các nghĩa vụ này được xem là hành vi tuân thủ về các quy định của
pháp luật.
Hành vi tuân thủ thuế là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
Quan điểm truyền thống cho rằng hầu hết người nộp thuế không tự nguyện tuân
thủ thuế, họ chỉ chấp hành nghĩa vụ thuế khi có sự cưỡng chế của cơ quan thuế
(CQT) hoặc khi bị tác động bởi lợi ích kinh tế. Vì vậy, cách tiếp cận tuân thủ
thuế theo luật thuế chỉ có thể làm giảm mức độ trốn thuế chứ không thể hướng
đến việc tăng cường tuân thủ thuế. Khái niệm tuân thủ thuế còn thu hút nhiều
nhà nghiên cứu tham gia tranh luận về phương diện tuân thủ tự nguyện hay
không tự nguyện. Một trong những mục tiêu được xem là cao nhất của quản lý
thuế là tăng tính tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế, thay vì đưa ra những
hình thức xử phạt các đối tượng trốn thuế và tránh thuế. Hầu hết quan điểm
nghiên cứu hiện nay đều tập trung xem xét tính tự nguyện chấp hành thuế.
James và Alley (1999) đã đặt ra câu hỏi: sự “tuân thủ” có được là do hành vi tự
nguyện hay bắt buộc ? Nếu người nộp thuế “tuân thủ” chỉ vì sự đe dọa hoặc do
8
các biện pháp cưỡng chế hành chính, hoặc do cả hai thì điều này không được
cho là hoàn toàn tuân thủ, ngay cả khi khoản thu từ thuế đạt đến 100% so với
mức thuế phải nộp theo luật định. Vì vậy, quan điểm hiện đại cho rằng cơ quan
quản lý thuế sẽ thành công khi gia tăng được hành vi tuân thủ tự nguyện của
người nộp thuế mà không cần sử dụng đến các hình thức kiểm tra, thanh tra,
nhắc nhở hoặc các biện pháp xử lý hành chính khác.
Trên thế giới đã có nhiều quan niệm về tuân thủ thuế được đề cập đến,
cụ thể:
Theo Hamm (1995) thì tuân thủ thuế được xác định theo cách sau:
Người nộp thuế khai báo hồ sơ khai thuế cần thiết tại thời điểm thích hợp và
thực hiện chính xác nghĩa vụ thuế theo quy định của luật thuế, các quyết định
của tòa án.
Theo tổ chức OECD (2004) định nghĩa tuân thủ thuế: “Tuân thủ thuế là
phạm vi mà đối tượng nộp thuế phải hoàn thành các nghĩa vụ thuế của mình.
Tại nhiều nước, đối tượng nộp thuế có 3 nghĩa vụ cơ bản: (1) nộp tờ khai thuế
đúng hạn; (2) kê khai (báo cáo) chính xác trên tờ khai những thông tin cần thiết
để xác định số tiền thuế; và (3) nộp nghĩa vụ thuế kịp thời. Các nghĩa vụ này
thường được coi là tuân thủ về nộp tờ khai, tuân thủ về báo cáo (kê khai), và
tuân thủ về thu nộp”.
Theo James và Alley (1999), “tuân thủ thuế theo cách hiểu đơn giản
nhất là mức độ người nộp thuế chấp hành nghĩa vụ thuế được quy định trong
luật thuế”.
Tác giả Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009): “sự tuân thủ thuế của doanh
nghiệp là hành vi chấp hành nghĩa vụ thuế theo đúng mục đích của luật một
cách đầy đủ, tự nguyện và đúng thời gian”.
Nguyễn Thị Thanh Hoài và các thành viên (2011): Tuân thủ là việc chấp
hành nghĩa vụ của người nộp thuế theo đúng luật định, bao gồm các hoạt động
đăng ký, kê khai, báo cáo, nộp thuế. Bất kỳ sự vi phạm nào xuất hiện ở một
trong các khâu trên đều dẫn đến sự không tuân thủ ở các mức độ khác nhau.
Theo James và Alley (1999): Tuân thủ pháp luật thuế của người nộp
thuế về cơ bản là thể hiện ở việc chấp hành đầy đủ, kịp thời các quy định của
9
pháp luật thuế, cụ thể là việc chấp hành các tiêu chí thời gian, mức độ chính
xác trung thực và đầy đủ của các hoạt động đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế
và các nghĩa vụ khác về thuế của người nộp thuế. Khi tuân thủ pháp luật thuế
của người nộp thuế được nâng cao, rõ ràng; chính sách pháp luật thuế đã được
ban hành và thực thi có hiệu quả, đạt được các mục tiêu mong muốn. Suy cho
cùng, tính đúng đắn hay khả thi của chính sách thuế, tính hiệu quả của công tác
quản lý thuế thể hiện rất rõ ở thực trạng chấp hành pháp luật thuế của người
nộp thuế.
Luật Quản lý thuế quy định về những hành vi vi phạm pháp luật về thuế
của người nộp thuế như: Khai gian, trốn thuế dẫn đến làm sai lệch về nghĩa vụ
thuế, làm giảm số thuế phải nộp và làm tăng số thuế được hoàn.
Hành vi tuân thủ thuế là việc thực hiện tính đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ
thuế đối với Nhà nước, Cơ quan thuế thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát
việc chấp hành nghĩa vụ thuế để kịp thời phát hiện và ngăn chặn hành vi trốn
thuế, khuyến khích các Doanh nghiệp tuân thủ thuế theo quy định một cách tự
nguyện, xem nộp thuế là nghĩa vụ và quyền lợi của mình đối với Nhà nước và
cộng đồng xã hội.
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp.
2.2.1. Nhân tố kinh tế:
Nhân tố kinh tế liên quan đến tuân thủ thuế đề cập đến hành động có
liên quan đến chi phí và lợi ích của việc thực hiện các hành động (Loo, 2006).
Hasseldine (1993), và Song và Yarbrough (1978) giả định rằng người nộp thuế
là trốn kinh tế hợp lý, người có khả năng sẽ đánh giá chi phí và /hoặc lợi ích
trốn. Các nhân tố quyết định hành vi tuân thủ thuế gắn liền với các nhân tố kinh
tế như kiểm toán thuế và nhận thức của chi tiêu Chính phủ, khả năng tài chính,
chi phí tuân thủ sẽ được tìm hiểu chi tiết hơn.
♦ Kiểm toán thuế.
Một số nghiên cứu cho rằng các cuộc kiểm toán có tác động tích cực đến
chuyện lảng tránh thuế (Jackson và Jaouen, 1989; Shanmugam, 2003; Dubin,
2004). Những phát hiện này cho thấy rằng trong các hệ thống tự đánh giá, kiểm
10
toán thuế có thể đóng một vai trò không thể thiếu và vai trò thiết yếu của họ là
tăng cường sự tuân thủ tự nguyện. Tần số và tỉ mỉ của các cuộc kiểm toán có
thể khuyến khích người nộp thuế phải cẩn trọng hơn trong việc hoàn thành tờ
khai thuế, báo cáo tất cả các thu nhập và khẳng định việc trích chính xác để xác
định nghĩa vụ thuế. Ngược lại, người nộp thuế chưa bao giờ được kiểm toán có
thể bị cám dỗ để theo báo cáo thu nhập thực tế của họ và yêu cầu bồi thường
các khoản khấu trừ sai.
Theo OECD (2004), việc thường xuyên tổ chức công tác kiểm toán thuế
có thể nâng cao mức độ tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Mặt khác, các hoạt
động kiểm toán thuế sẽ giúp hỗ trợ và duy trì những quy tắc hiện hành do NNT
nhận thức được rủi ro bị phát hiện. Tuy nhiên, các nghiên cứu chứng minh cho
dù chiến lược răn đe có ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ và không tuân thủ của
NNT, một số CQT đã báo cáo rằng các hoạt động ngăn chặn đã thực sự khích
lệ NNT cư xử không tuân thủ trong những năm tiếp theo. Sự thành công của
chiến lược răn đe cũng liên quan đến quy tắc ứng xử của NNT. Truyền thông
đóng một vai trò quan trọng trong một chiến lược răn đe, là nhận thức của
NNT, cung cấp một thông điệp NNT không tuân thủ sẽ bị phát hiện, hầu hết
NNT là trung thực, điều này thúc đẩy một tiêu chuẩn xã hội mạnh mẽ để duy trì
sự tuân thủ thuế.
♦ Nhận thức của chi tiêu Chính phủ.
Theo Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009), NSNN được sử dụng như thế nào là
một trong những vấn đề được DN quan tâm. NSNN được sử dụng cho đầu tư
vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội phục vụ trở lại cho DN và nuôi bộ máy công
quyền. Nhận thức của DN về tính hiệu quả của các khoản chi tiêu này sẽ tác
động đến hành vi tuân thủ thuế. Tham nhũng, thất thoát ngân sách, đầu tư công
phi hiệu quả sẽ là những yếu tố cản trở hành vi tuân thủ tích cực.
Người nộp thuế, và đặc biệt là những người phải trả số tiền thuếcao, sẽ
nhạy cảm với những gì mà Chính phủ chi tiền của họ vào. Nếu Chính phủ là
một cách khôn ngoan chi tiêu thu nhập quốc gia, ví dụ, đối với phương tiện cơ
bản như giáo dục, y tế, an toàn và giao thông công cộng, có khả năng là tự
nguyện tuân thủ sẽ tăng lên. Ngược lại, nếu người nộp thuế nhận thức rằng
11
Chính phủ đang chi tiêu quá nhiều vào một cái gì đó được coi là không cần
thiết, sau đó người nộp thuế sẽ cố gắng né tránh.
♦ Khả năng tài chính.
Dường như có một mối quan hệ giữa số tiền thuế còn nợ và các hành vi
tuân thủ. Ví dụ, nếu một chủ DN có trách nhiệm pháp lý về thuế mà có thể dễ
dàng được thanh toán thì họ sẽ sẵn sàng tuân thủ. Tuy nhiên, nếu các trách
nhiệm pháp lý lớn có khả năng đe dọa sự sống còn của DN thì người chủ sở
hữu có thể sẽ né tránh phải nộp tất cả hoặc tìm biện pháp điều chỉnh các số liệu
báo cáo để giảm nghĩa vụ thuế (OECD, 2004).
♦ Chi phí tuân thủ.
Theo OECD (2004), đối tượng nộp thuế phải bỏ ra một số khoản chi phí
thông thường để tuân thủ các nghĩa vụ thuế, do đó, làm cho số thuế phải chịu
cao hơn số thuế thực nộp. Các chi phí này bao gồm thời gian phải bỏ ra để
hoàn tất các thủ tục yêu cầu, các chi phí trả cho kế toán và các chi phí gián tiếp
do sự phức tạp của Luật thuế. Các chi phí này có thể bao gồm cả các chi phí về
mặt tâm lý như căng thẳng thần kinh do không biết chắc họ đã đáp ứng toàn bộ
các quy định về thuế hay chưa hoặc thậm chí do không biết các quy định về
thuế. Thực hiện các nghĩa vụ thuế tốn nhiều thời gian, công sức ảnh hưởng đến
hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp.
2.2.2. Nhân tố chính sách thuế.
Trong khi người nộp thuế bị ảnh hưởng bởi những lo ngại kinh tế thuần
túy của họ, hoặc để trốn tránh, không để trốn thuế, bằng chứng cho thấy các
nhân tố thể chế cũng đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định hành vi tuân
thủ của họ. Luôn có tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Chính sách thuế phù hợp và quản lý thuế tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi
cho doanh nghiệp tuân thủ các quy định về thuế.
Đối với nhiều khía cạnh của việc tuân thủ thuế, có một cuộc tranh luận
trong giới khoa học như thế nào là hiệu quả hoạt động của hệ thống thuế, của
cơ quan thuế ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ của người nộp thuế. Vai trò của
cơ quan thuế trong việc giảm thiểu khoảng cách về thuế và tăng cường sự tuân
12
thủ tự nguyện rõ ràng là rất quan trọng. Theo Hasseldine và Li (1999) tuân thủ
thuế được minh họa qua việcxemChính phủ và cơ quan thuế như các chính
đảng cần được liên tục hiệu quả trong việc quản lý hệ thống thuế nhằm ngăn
chặn trốn thuế. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Richardson (2008) cũng cho rằng
vai trò của một Chính phủ có tác động tích cực đối với việc xác định thái độ
đối với thuế.
♦ Chính sách thuế rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu.
Chính sách thuế là một trong những yếu tố quan trọng trong phân tích
hành vi tuân thủ thuế nhìn từ giác độ kinh tế và cả giác độ tâm lý xã hội.
Chính sách thuế ổn định, có thể dự đoán, rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu và công
bằng là những tiền đề đầu tiên để đạt được hành vi tuân thủ cao. DN chỉ sẵn
sàng và chấp nhận tuân thủ khi các sắc thuế rõ ràng, minh bạch và công
bằng. DN chỉ có thể tuân thủ khi các sắc thuế đơn giản, dễ hiểu, không
chồng chéo, mâu thuẫn và có thể dự đoán (Nguyễn Thị Lệ Thúy, 2009).
♦ Thuế suất.
Mức thuế suất ảnh hưởng đến quyết định của NNT thực hiện theo quy
định pháp luật thuế. Clotfelter (1983) cho rằng việc giảm thuế suất không phải
là chính sách duy nhất có tiềm năng để ngăn cản việc trốn thuế nhưng thuế suất
là một yếu tố quan trọng trong việc xác định hành vi tuân thủ thuế mặc dù mức
độ tác động chính xác vẫn còn chưa thật sự được rõ ràng và gây nên tranh cãi
(Kirchler, 2007).
Clotfelter cũng cho thấy rằng có mối quan hệ giữa thuế suất và trốn thuế
do mức thuế suất được sử dụng như là một công cụ có thể được thao tác cho
mục tiêu chính sách đặc biệt. Nâng cao mức thuế suất cận biên có khả năng
khiến NNT trốn thuế (Whitte vàWoodbury, 1985; Ali, Cecil và Knoblett, 2011;
Torgler, 2007) nhưng khi hạ thấp mức thuế suất không nhất thiết sẽ tăng cường
tuân thủ thuế (Trivedi, Shehata và Mestelmen, 2004; Kirchler, 2007).
Allingham và Sando kết luận rằng NNT có thể chọn: báo cáo đầy đủ thu nhập
hoặc báo cáo ít hơn, không phân biệt mức thuế suất. Tăng mức thuế suất không
nhất thiết là luôn luôn giảm hành vi tuân thủ (Allingham và Sandmo, 1972).
♦ Công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế.
13
Theo OCED (2004), kinh nghiệm cho thấy rằng phần lớn đối tượng nộp
thuế muốn tuân thủ nghĩa vụ thuế của họ (trong khuôn khổ quy tắc xã hội và
văn hoá). Do đó, sự phản ứng thích hợp từ phía cơ quan thuế chính là giúp cho
đối tượng nộp thuế dễ dàng thực hiện nghĩa vụ đó. Cơ quan thuế tạo điều kiện
dễ dàng cho đối tượng nộp thuế tuân thủ bằng cách tư vấn một cách rõ ràng cho
họ về nghĩa vụ thuế ngay từ khi họ bắt đầu hoạt động kinh doanh của mình. Về
lâu dài, làm cho tuân thủ dễ dàng có thể bao gồm toàn bộ các sáng kiến mà cơ
quan thuế có thể thực hiện để cải thiện việc cung cấp dịch vụ. Cơ quan thuế mở
rộng việc cung cấp dịch vụ điện tử để tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh
nghiệp và cải thiện độ tin cậy của thông tin mà cơ quan thuế nhận được.
♦ Thực hiện thủ tục hành chính thuế.
Nguyễn Thị Thanh Hoài và các thành viên (2011) cho rằng các quy trình
nghiệp vụ quản lý thuế, các thủ tục về thuế (thủ tục đăng ký thuế, kê khai, nộp
thuế, hoàn thuế,…) có tính ổn định, minh bạch rõ ràng sẽ tạo điều kiện thuận
lợi tối đa và giảm chi phí tuân thủ cho người nộp thuế, giảm rủi ro do tham
nhũng và phiền hà. Nếu thủ tục hành chính thuế quá rườm rà, phức tạp, khó
thực hiện sẽ không khuyến khích người nộp thuế tuân thủ tự giác, chi phí tuân
thủ vì thế sẽ tăng lên.
2.2.3. Nhân tố nhận thức giá trị xã hội.
Nhân tố quyết định sự tuân thủ thuế từ góc độ xã hội liên quan đến sự
sẵn sàng của người nộp thuế thực hiện theo pháp luật về thuế để đáp ứng với
hành vi của người khác và môi trường xã hội của họ (tức là Chính phủ, bạn bè
và các thành viên gia đình) (Torgler, 2007). Mặt khác, Kirchler (2007) cho rằng
các nhân tố xã hội nên được xem trong một ý nghĩa rộng hơn so với quan điểm
của Torglerbao gồm tâm lý của các đối tượng nộp thuế. Do đó, nhân tố được
thảo luận trong phần này là nhận thức về ổn định và công bằng, xử lý vi phạm
hành chính về thuế.
♦ Tính ổn định của chính sách thuế.
Theo Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009), tính phức tạp, bất công bằng và bất
hợp lý của các Luật thuế là những thách thức lớn đối với quản lý thu thuế, gây
14
ra những chống đối và sai lỗi trong kê khai thuế, là điều kiện cho sự tránh thuế
và trốn thuế. CQT thường xuyên phải giải quyết những vấn đề không bao giờ
có hồi kết của những Luật thuế phức tạp, bởi sau đó là sự sửa đổi và thay đổi
thường xuyên của các Luật thuế.
♦ Công bằng của hệ thống thuế.
Theo Mohd Rizal Palil (2010), nhận thức công bằng là một trong những
nguyên tắc chính để thiết lập hệ thống thuế. Cảm nhận về sự công bằng của hệ
thống thuế cũng có ảnh hưởng đến các khuynh hướng đối với việc trốn thuế.
Hệ thống thuế không công bằng có thể dẫn đến việc đối tượng nộp thuế suy
nghĩ gian lận là hợp lý.
♦ Thương hiệu của doanh nghiệp.
Nguyễn Thị Thanh Hoài và các thành viên (2011) cho rằng các yếu tố xã
hội cũng có ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế. Thuộc nhóm này có thể kể đến
như: chuẩn mực xã hội, ảnh hưởng xã hội và trách nhiệm của từng chủ thể
trong một cộng đồng xã hội; dư luận xã hội, danh tiếng, vị thế và vai trò của
từng chủ thể trong một cộng đồng xã hội.
♦ Xử lý vi phạm hành chính về thuế.
Theo OECD (2004), những cuộc điều tra về tác động của những biện
pháp ngăn ngừa như phạt hành chính và đe dọa khởi tố cho thấy đây là các biện
pháp khống chế về thời gian đối với hành vi tuân thủ của đối tượng nộp thuế.
Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy rằng những người tuân thủ muốn những
người không tuân thủ phải bị trừng phạt. Các hình thức trừng phạt nghiêm khắc
sẽ có hiệu quả nhất khi được sử dụng cùng với một hệ thống trừng phạt nhẹ
hơn. Về lý thuyết, các hình thức trừng phạt càng lớn hơn và càng đa dạng hơn
thì các nhà quản lý càng thành công rực rỡ hơn khi truyền đạt một cách nhẹ
nhàng. Sự trừng phạt là quan trọng, nhưng không phải là một cái rào chắn mà
là một cơ chế để thuyết phục đối tượng nộp thuế rằng những người khác cũng
đang tuân thủ.