Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

TÌNH HÌNH VIÊM TỬ CUNG, VIÊM VÚ TRÊN HEO NÁI SAU KHI SINH VÀ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG TRÊN HEO CON THEO MẸ TẠI TRẠI HEO HIỀN THOA HUYỆN ĐỨC LINH TỈNH BÌNH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (654.22 KB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌNH HÌNH VIÊM TỬ CUNG, VIÊM VÚ TRÊN HEO NÁI
SAU KHI SINH VÀ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG TRÊN
HEO CON THEO MẸ TẠI TRẠI HEO HIỀN THOA
HUYỆN ĐỨC LINH TỈNH BÌNH THUẬN

Họ và tên sinh viên : LÊ THỊ HƯƠNG
Ngành

: Thú Y

Lớp

: TC02TY

Niên khóa

: 2002-2007

Tháng 11/2007


TÌNH HÌNH VIÊM TỬ CUNG, VIÊM VÚ TRÊN HEO NÁI
SAU KHI SINH VÀ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG TRÊN
HEO CON THEO MẸ TẠI TRẠI HEO HIỀN THOA
HUYỆN ĐỨC LINH TỈNH BÌNH THUẬN



Tác giả

LÊ THỊ HƯƠNG
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ ngành Thú y

Giáo viên hướng dẫn:
TS. NGUYỄN VĂN KHANH

Tháng 11 năm 2007
i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: Lê Thị Hương
Tên luận văn: “Tình hình viêm tử cung, viêm vú trên heo nái sau khi sinh và chỉ
tiêu sinh trưởng trên heo con theo mẹ tại Trại heo Hiền Thoa Huyện Đức Linh
Tỉnh Bình Thuận”.
Đã hoàn thành luận văn theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến nhận xét,
đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa Chăn Nuôi Thú Y.
Ngày………… tháng…………năm 2007
Giáo viên hướng dẫn

TS. NGUYỄN VĂN KHANH

ii


LỜI CẢM TẠ
Trong suốt thời gian học tập, cũng như thực hiện luận văn tốt nghiệp, nhờ sự

động viên, giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè đã tạo cho tôi lòng tin và kiến
thức vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt luận văn.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Thầy T.S Nguyễn Văn Khanh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận
văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm
Quý thầy cô Khoa Chăn Nuôi Thú Y
Đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập
Chân thành cảm ơn:
Th.S Võ Văn Hiền và cùng toàn thể cô chú anh chị trong trại heo Hiền Thoa đã nhiệt
tình giúp đỡ, chỉ dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp.
Cảm ơn các bạn trong và ngoài lớp đã gắn bó, chia sẽ buồn vui và giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Do hạn chế về thời gian cũng như kiến thức nên luận văn chắc chắn không thể
tránh khỏi những thiếu sót, mặt dù chúng tôi đã rất cố gắng. Chúng tôi xin trân trọng
đón nhận sự đánh giá và đóng góp ý kiến từ quý thầy cô và các bạn sinh viên.
Chân thành cảm ơn !
Lê Thị Hương

iii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài được tiến hành ngày 05/05/2007 đến ngày 05/09/2007 tại Trại heo Hiền
Thoa huyện Đức Linh tỉnh Bình Thuận với mục đích khảo sát tình hình viêm tử cung,
viêm vú của heo nái sau khi sinh và chỉ tiêu sinh trưởng trên heo con theo mẹ.
Khảo sát 158 heo nái chúng tôi ghi nhận được kết quả như sau:
Tỷ lệ viêm tử cung là 40,51%. Trong đó cao nhất là viêm tử cung dạng nhờn
30,38%, thấp nhất là viêm tử cung dạng mủ 10,13% và không ghi nhận được tình trạng

viêm vú trên heo nái sau khi sinh.
Tỷ lệ lên giống lại của nái không viêm 75,53%, nái viêm tử cung 82,81%.
Tỷ lệ ngày con tiêu chảy của heo con cao nhất ở nái viêm tử cung dạng mủ
5,71%.
Số ngày điều trị bình quân của nái viêm tử cung là 1,39 ngày.
Trọng lượng bình quân heo con 21 ngày tuổi cao nhất là ở nái bình thường
5,37kg/con kế đến là nái viêm dạng nhờn 5,36kg/con và thấp nhất là viêm tử cung
dạng mủ 5,34kg/con.
Vi khuẩn phân lập được từ dịch viêm tử cung: E.coli, Staphylococcus spp,
Streptococcus spp, Moraxella spp, Pseudomonas spp.
Staphylococcus spp kháng 100% với Ampicillin, Amoxicillin, Ciprofloxacin,
Ofloxacin.
Streptococcus spp kháng 100% với Gentamycin, Kanamycin, Streptomycin,
Tobramycin, Doxycylin, Bactrim, Neomycin.
Pseudomonas spp kháng 100% với Ciprofloxacin.
E.coli, Moraxella spp, không đề kháng với kháng sinh.
Phân lập vi khuẩn trong mẫu phân heo con theo mẹ bị tiêu chảy. Vi khuẩn E.coli
chiếm 100% và kết quả thử kháng sinh đồ: E.coli kháng 100% với Ciprofloxacin

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa........................................................................................................................... i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn .................................................................................ii
Lời cảm ơn ..................................................................................................................... iii
Tóm tắt ............................................................................................................................ iv
Mục lục ............................................................................................................................ v
Giải thích các từ viết tắt.................................................................................................. ix

Danh sách các bảng ......................................................................................................... x
Danh sách các hình ......................................................................................................... xi
Danh sách các biểu đồ ...................................................................................................xii
Danh sách các sơ đồ .................................................................................................... xiii
Chương 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ...........................................................................................................1
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU ......................................................................................2
1.2.1 Mục đích .................................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu ...................................................................................................................2
Chương 2. TỔNG QUAN..............................................................................................3
2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TRẠI HEO HIỀN THOA ...........................................3
2.1.1 Vị trí địa lý..............................................................................................................3
2.1.2 Mục đích .................................................................................................................3
2.1.3 Cơ cấu đàn ..............................................................................................................3
2.1.4 Cơ cấu tổ chức và sơ đồ trại ...................................................................................4
2.1.5 Hệ thống chuồng trại ..............................................................................................4
2.1.6 Thức ăn và nước uống ............................................................................................7
2.1.6.1 Thức ăn ................................................................................................................7
2.1.6.2 Nước uống ...........................................................................................................7
2.1.7 Quy trình vệ sinh ....................................................................................................7
2.1.7.1 Vệ sinh công nhân và khách tham quan ..............................................................7
2.1.7.2 Vệ sinh sát trùng chuồng trại ...............................................................................8
2.1.8 Quy trình tiêm phòng..............................................................................................8
v


2.1.9 Nuôi dưỡng và chăm sóc ........................................................................................8
2.2 BỆNH – CHỨNG BỆNH TRÊN NÁI SAU KHI SINH ...........................................9
2.2.1 Viêm tử cung heo nái sau khi sinh .........................................................................9
2.2.1.1 Ảnh hưởng của viêm tử cung ..............................................................................9

2.2.1.2 Các dạng viêm tử cung ......................................................................................10
2.2.2 Nguyên nhân gây viêm tử cung ............................................................................11
2.2.2.1 Dinh dưỡng ........................................................................................................11
2.2.2.2 Quản lý – chăm sóc ...........................................................................................12
2.2.2.3 Vi sinh vật..........................................................................................................12
2.2.2.4 Sinh đẻ không bình thường ...............................................................................12
2.2.2.5 Thức ăn, nước uống ...........................................................................................13
2.2.2.6 Do môi trường ...................................................................................................13
2.2.2.7 Rối loạn sinh lý nội tiết .....................................................................................13
2.2.3 Tác hại của viêm tử cung......................................................................................13
2.2.4 Biện pháp phòng ngừa viêm tử cung ....................................................................14
2.2.5 Điều trị ..................................................................................................................14
2.3 VIÊM VÚ ................................................................................................................15
2.3.1 Cơ chế gây viêm vú ..............................................................................................15
2.3.2 Phòng trị ...............................................................................................................16
2.3.3 Mất sữa .................................................................................................................16
2.4 BỆNH TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON..................................................................16
2.4.1 Khái niệm .............................................................................................................16
2.4.2 Nguyên nhân gây tiêu chảy ..................................................................................17
2.4.2.1 Do heo mẹ..........................................................................................................17
2.4.2.2 Do heo con .........................................................................................................17
2.4.2.3 Do ngoại cảnh và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng ............................................18
2.4.2.4 Do vi sinh vật.....................................................................................................18
2.4.2.5 Cơ chế sinh bệnh ...............................................................................................19
2.4.3 Triệu chứng...........................................................................................................19
2.4.4 Chẩn đoán .............................................................................................................20
2.4.5. Phòng bệnh ..........................................................................................................20
vi



2.4.6 Điều trị ..................................................................................................................20
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ....................................21
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT .............................................................21
3.2 ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT ......................................................................................21
3.3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ....................................................21
3.3.1 Nội dung khảo sát .................................................................................................21
3.3.2 Phương pháp tiến hành .........................................................................................22
3.3.2.1 Theo dõi nhiệt độ, ẩm độ ...................................................................................22
3.3.2.2 Trên heo nái sau khi sinh ...................................................................................22
3.3.2.3 Theo dõi trên heo con theo mẹ ..........................................................................23
2.3.3 Tại phòng thí nghiệm nuôi cấy và thử kháng sinh đồ ..........................................23
3.4 CÔNG THỨC TÍNH ...............................................................................................24
3.5 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU .......................................................................25
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................26
4.1. KHẢO SÁT NHIỆT ĐỘ VÀ ẨM ĐỘ CHUỒNG NUÔI ......................................26
4.2 KẾT QUẢ KHẢO SÁT VIÊM TỬ CUNG, VIÊM V Ú TRÊN HEO NÁI ...........27
4.2.1 Tỷ lệ viêm tử cung, viêm vú trên heo nái sau khi sinh.........................................27
4.2.2 Tỷ lệ viêm tử cung theo các tháng........................................................................28
4.2.3 Tỷ lệ viêm tử cung theo lứa đẻ trên nái khảo sát..................................................29
4.2.4. Tỷ lệ viêm tử cung theo các dạng viêm ...............................................................31
4.2.5. Thời gian trung bình lên giống lại của nái sau khi cai sữa ..................................32
4.2.6 Hiệu quả điều trị viêm tử cung ở trại....................................................................33
4.2.7 Số ngày điều trị bình quân ....................................................................................34
4.3 TRÊN HEO CON THEO MẸ .................................................................................35
4.3.1 Số heo con đẻ ra trên ổ, số heo con còn sống trên ổ, số heo con chọn nuôi trên ổ,
trọng lượng sơ sinh bình quân ................................................................................35
4.3.2 Tỷ lệ nuôi sống heo con đến 21 ngày tuổi theo thể trạng của nái ........................37
4.3.3 Trọng lượng bình quân heo con 21 ngày tuổi theo thể trạng của nái ...................38
4.3.4 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy trên heo con theo mẹ ....................................................39
4.4 KẾT QUẢ PHÂN LẬP VI KHUẨN VÀ THỬ KHÁNG SINH ĐỒ......................41

4.4.1 Kết quả phân lập vi khuẩn và thử kháng sinh đồ trong mẫu dịch viêm ...............41
vii


4.4.2 Kết quả phân lập vi khuẩn E.coli và thử kháng sinh đồ trong mẫu phân tiêu chảy
của heo con theo mẹ ...............................................................................................43
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................45
5.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................45
5.2. ĐỀ NGHỊ ................................................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................47
PHỤ LỤC .....................................................................................................................49

viii


GIẢI THÍCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

M.M.A

: Metritis, Mastitis, Agalactia (viêm tử cung, viêm vú, mất sữa)

NLTĐ

: năng lượng trao đổi

HCl

: Chlohydric acid

FMD


: Foot and Mouth Disease (Bệnh lở mồm long móng)

E.coli

: Escherichia coli

SC

: Subcutaneous (tiêm dưới da)

TSA

: Trypticase Soy Agar

TSB

: Trypticase Soy Broth

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn đang được sử dụng ở trại heo
Hiền Thoa (%) ................................................................................................7
Bảng 4.1: Kết quả khảo sát nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi .........................................26
Bảng 4.2: Tỷ lệ viêm tử cung viêm vú sau khi sinh ......................................................27
Bảng 4.3: Tỷ lệ viêm tử cung theo các tháng ................................................................28
Bảng 4.4: Tỷ lệ viêm tử cung theo lứa đẻ trên nái khảo sát ..........................................29

Bảng 4.5: Tỷ lệ viêm tử cung theo các dạng viêm ........................................................31
Bảng 4.6: Thời gian trung bình lên giống lại của nái sau khi cai sữa ...........................32
Bảng 4.7 Tỷ lệ heo nái khỏi viêm theo thời gian điều trị .............................................33
Bảng 4.8 Số ngày điều trị bình quân .............................................................................34
Bảng 4.9: Số heo con đẻ ra trên ổ, số heo con còn sống trên ổ, số heo con chọn nuôi
trên ổ, trọng lượng sơ sinh bình quân ...........................................................35
Bảng 4.10: Tỷ lệ nuôi sống heo con đến 21 ngày tuổi theo thể trạng của nái...............37
Bảng 4.11: Trọng lượng bình quân heo con 21 ngày tuổi theo thể trạng của nái .........38
Bảng 4.12: Tỷ lệ ngày con tiêu chảy trên heo con theo mẹ ..........................................39
Bảng 4.13a: Kết quả thử kháng sinh đồ với các loại vi khuẩn phân lập được từ dịch
viêm tử cung. ................................................................................................41
Bảng 4.13b: Kết quả thử kháng sinh đồ với các loại vi khuẩn phân lập được từ dịch
viêm tử cung. ................................................................................................42
Bảng 4.14: Kết quả thử kháng sinh đồ đối với vi khuẩn E.coli trong mẫu phân của heo
con theo mẹ...................................................................................................44

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Mô hình chuồng nái đẻ và đang nuôi con .......................................................5
Hình 2.2: Mô hình chuồng nái mang thai ........................................................................6
Hình 2.3: Mô hình chuồng nái khô và nái hậu bị ............................................................6

xi


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang

Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ viêm tử cung, viêm vú sau khi sinh .................................................27
Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ viêm tử cung theo các tháng ............................................................29
Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ viêm tử cung theo lứa đẻ trên nái khảo sát ......................................30
Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ viêm tử cung theo các dạng viêm ....................................................31
Biểu đồ 4.5: Thời gian trung bình lên giống lại của nái sau khi cai sữa .......................32
Biểu đồ 4.6 Tỷ lệ heo nái khỏi viêm theo thời gian điều trị .........................................33
Biểu đồ 4.7. Số ngày điều trị bình quân ........................................................................34
Biều đồ 4.8a: Số heo con đẻ ra trên ổ, số heo con còn sống trên ổ, số heo con chọn
nuôi trên ổ................................................................................................35
Biều đồ 4.8b: Trọng lượng sơ sinh bình quân ...............................................................36
Biểu đồ 4.9: Tỷ lệ nuôi sống của heo con đến 21 ngày tuổi theo thể trạng của nái ......37
Biểu đồ 4.10: Trọng lượng bình quân heo con 21 ngày tuổi theo thể trạng của nái .....38
Biểu đồ 4.11: Tỷ lệ ngày con tiêu chảy trên heo con theo mẹ ......................................40

xii


DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ trại heo Hiền Thoa ...............................................................................4
Sơ đồ 2.2: Cơ chế viêm vú ............................................................................................15
Sơ đồ 2.3: Cơ chế gây bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ ........................................19

xiii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong quá khứ, ông cha ta đã biết chăn nuôi thú để lấy thịt đáp ứng cho nhu cầu

sinh sống hàng ngày. Tuy nhiên, có thể thấy rằng đó chỉ là hình thức chăn nuôi thô sơ.
chưa có một chu trình kế hoạch cụ thể mà chỉ mang tính tự cung tự cấp là chính.
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ,
ngành chăn nuôi cũng tạo riêng cho mình những bước đột phá đáng kể về chất cũng
như lượng. Trong số đó, chăn nuôi heo là một trong những ngành phổ biến nhất được
đại đa số nông dân trong nước nói riêng và nông dân ở các khu vực trên thế giới nói
chung đều quan tâm.
Thực tiễn cho thấy ngành chăn nuôi heo đã mạng lại cho nền kinh tế những giá
trị về lương thực đáng kể, tạo ra lượng thực phẩm khá lớn đáp ứng đầy đủ và kịp thời
nhu cầu của người tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu. Bên cạnh những thuận
lợi cũng có những khó khăn nhất định của ngành, cụ thể heo nái trong giai đoạn sinh
sản dễ xảy ra một số bệnh như viêm tử cung, viêm vú… là một trong những nguyên
nhân làm cho heo con theo mẹ dễ bị tiêu chảy ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và
phát triển của heo con. Do vậy, muốn cho suất sinh sản của heo nái tăng cao chúng ta
phải tạo điều kiện thuận lợi để đảm bảo sức đề kháng tốt và tiến hành điều trị kịp thời
tránh mầm bệnh lây lan.
Xuất phát từ vấn đề nêu trên, được sự đồng ý của Khoa Chăn nuôi Thú y,
Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh và phân công của bộ môn Bệnh
lý-Ký sinh, dưới sự hướng dẫn của Tiến Sĩ Nguyễn Văn Khanh và được sự giúp đỡ
của trại chăn nuôi heo Hiền Thoa, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận chúng tôi tiến
hành thực hiện đề tài “Tình hình viêm tử cung, viêm vú trên heo nái sau khi sinh và
chỉ tiêu sinh trưởng trên heo con theo mẹ tại Trại heo Hiền Thoa Huyện Đức Linh
Tỉnh Bình Thuận”.

1


1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1 Mục đích
Tìm hiểu tình hình viêm tử cung, viêm vú trên heo nái sau khi sinh và một số

chỉ tiêu sinh trưởng trên heo con theo mẹ để từ đó đề ra các biện pháp phòng ngừa và
điều trị hữu hiệu.
1.2.2 Yêu cầu
- Theo dõi và ghi nhận heo nái sau khi sinh bị viêm tử cung, viêm vú.
- Theo dõi tình hình tiêu chảy trên heo con theo mẹ.
- Theo dõi kết quả điều trị viêm tử cung, viêm vú trên heo nái sau khi sinh và
hiệu quả điều trị tiêu chảy trên heo con theo mẹ ở trại.
- Khảo sát nhiệt độ, ẩm độ chuồng nuôi trong thời gian tiến hành đề tài.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TRẠI HEO HIỀN THOA
Trại được hình thành và đưa vào hoạt động vào tháng 5 năm 2005
2.1.1 Vị trí địa lý
Trại nằm trên địa bàn đồi Bà Hòa, xã Đức Hạnh, huyện Đức Linh, tỉnh Bình
Thuận. Cách đường Tỉnh lộ 713 khoảng 1,5km nằm xa khu dân cư.
Trại nằm trong vùng gò đồi lượn sóng, bốn mặt giáp với vùng trồng cây công
nghiệp dài ngày.
Phía Đông: Rẫy điền
Phía Tây: Rẫy điền
Phía Nam: Đường giao thông nội đồng
Phía Bắc: Ruộng lúa
Trại nằm trong khu vực đất trồng cây công nghiệp, xung quanh được xây hàng
rào bao bọc, giao thông thuận tiện rất có triển vọng cho việc tồn tại và phát triển lâu
dài.
Diện tích đất tự nhiên khoảng 33.000m2 trong đó khu chăn nuôi heo chiếm
9.800 m2 còn lại là khu văn phòng, nhà ở công nhân, ao nuôi cá, khu trồng cây hoa

màu…
2.1.2 Mục đích
Hướng sản xuất chính của Trại là cung cấp heo thịt cho tỉnh nhà, Thành phố Hồ
Chí Minh và các tỉnh lân cận khác. Ngoài ra trại còn cung cấp giống cho các hộ chăn
nuôi lân cận.
2.1.3 Cơ cấu đàn
Tổng đàn heo của trại tại thời điểm ngày 20/08/2007 là 2474 con gồm:
Đực thí tình: 01 con
Đực giống: 07 con
Nái sinh sản: 283 con
3


Nái hậu bị: 43 con
Heo con theo mẹ: 435 con
Heo sau cai sữa: 653 con
Heo thịt: 1052 con
2.1.4 Cơ cấu tổ chức và sơ đồ trại
Cơ cấu tổ chức của trại gồm 9 người:
Quản lý: 01 người
Công nhân chăn nuôi: 08 người

Hầm Phân
Nhà kho
S = 600 m2

Ao cá

VP


Hố sát trùng

Cổng
Đất trồng cây hoa màu
S = 12000 m2

Nhà NV

Hố sát trùng

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ trại heo Hiền Thoa
2.1.5 Hệ thống chuồng trại
Hiện nay trại gồm 07 dãy chuồng được xây dựng song song với nhau
Dãy 1: Nuôi heo nọc, nái chờ phối, nái hậu bị và nái kiểm tra
Dãy 2: Nuôi nái mang thai
Dãy 3: Nuôi nái nuôi con
Dãy 4: ½ dãy nuôi heo sau cai sữa, ½ dãy nuôi nái nuôi con
4


Dãy 5: nuôi heo sau cai sữa
Dãy 6 và dãy 7: nuôi heo thịt
Mỗi dãy chuồng dài 60m, khoảng cách của mỗi dãy rộng 10m chuồng trại được
thiết kế theo kiểu mái đôi và làm bằng tole, đỉnh mái có lấp hệ thống phun nước làm
mát mỗi khi thời tiết nóng. Bốn phía mỗi dãy chuồng có rèm che phủ, có thể đóng
hoặc mở để điều chỉnh khí hậu trong chuồng nuôi. Nền chuồng làm bằng ximăng kiên
cố, máng ăn làm bằng kim loại, núm uống tự động. Cụ thể cấu trúc đối với từng loại ô
chuồng như sau:
Chuồng nái nuôi con: chuồng cá thể, mỗi ô gồm 03 phần; giữa làm bằng đan
ximăng cho heo mẹ, hai bên là vĩ làm bằng nhựa cho heo con.


Hình 2.1: Mô hình chuồng nái đẻ và đang nuôi con

5


Chuồng nái mang thai và nái kiểm tra: được làm bằng lồng sắt đặt trên nền
ximăng

Hình 2.2: Mô hình chuồng nái mang thai
Chuồng nái khô và nái hậu bị:

Hình 2.3: Mô hình chuồng nái khô và nái hậu bị

6


2.1.6 Thức ăn và nước uống
2.1.6.1 Thức ăn
Thức ăn cho heo được mua trực tiếp từ công ty liên doanh Proconco.
Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn đang được sử dụng ở trại heo
Hiền Thoa (%)
Thành phần
Đối tượng

Đạm

Xơ thô

Canxi


Độ ẩm

(min %) (max %) (max %)

(min –
max %)

P
(min %)

Nacl
(min–
max %)

NLTĐ
(min %)

Heo nái chữa

14

8

13

0,7-1,5

0,6


0,3-0,8

2800Kcal/kg

Nái nuôi con

16,5

7

13

0,7-1,4

0,6

0,3-0,8

2900Kcal/kg

20

5

13

0,7-1,4

0,7


0,3-0,8

3400Kcal/kg

19

5

13

0,7-1,4

0,6

0,3-0,8

3300Kcal/kg

Heo thịt 15-30kg

18

5

13

0,7-1,4

0,5


0,3-0,8

3100Kcal/kg

Heo thịt 30-60k

16

6

13

0,7-1,4

0,4

0,3-0,8

3000Kcal/kg

Heo đực

17

7

13

0,7-1,5


0,5

0,3-0,8

2900Kcal/kg

Heo con theo mẹ
Heo con tập ăn
đến 15 kg

Kết quả ghi theo nhãn hàng hóa
NLTĐ: Năng lượng trao đổi
Khẩu phần cho từng loại heo như sau:
Nái khô, nái hậu bị, nái mang thai: 02kg/con/ngày
Nái nuôi con: 04kg/ngày
Heo con, heo thịt: ăn tự do
2.1.6.2 Nước uống
Nước uống được lấy từ nguồn nước ngầm tải lên bồn chứa rồi dẫn tới các dãy
chuồng cho heo uống bằng núm uống tự động gắn ở đầu mỗi ô chuồng.
2.1.7 Quy trình vệ sinh
2.1.7.1 Vệ sinh công nhân và khách tham quan
Công nhân trước khi vào trại phải vào phòng thay đồ đồng phục, mang ủng. Đối
với khách tham quan phải thay đồ do trại phát và mang ủng. Trước khi vào trại phải
qua hố sát trùng và khi tham quan các dãy chuồng phải được sự hướng dẫn của người
quản lý hay công nhân trại.

7


2.1.7.2 Vệ sinh sát trùng chuồng trại

Trước khi nhập heo, chuồng trại phải được làm vệ sinh cẩn thận rửa sạch bằng
nước sau đó phun sương thuốc sát trùng BKA của Cty Navetco, sau đó để trống một
tuần trước khi nhập heo về, việc di chuyển heo từ dãy này qua dãy khác cũng sát trùng
tương tự, trước khi vào trại phải qua hố sát trùng bằng vôi, hố sát trùng này được thay
nước mỗi ngày. Định kỳ hàng tuần đều phun sương thuốc sát trùng BKA toàn trại.
2.1.8 Quy trình tiêm phòng
Heo con
07 ngày: Mycoplasma lần 1
21 ngày: Mycoplasma lần 2
26 ngày: Pest- Vac lần 1
38 ngày: FMD lần 1
48 ngày: Pest- Vac lần 2
53 ngày FMD lần 2
Heo nái mang thai
Mang thai 60 ngày: FMD
Mang thai 70 ngày: Pest-Vac
Mang thai 100 ngày: E.coli
Nái khô, hậu bị không tiêm phòng
Heo nọc tiêm phòng định kỳ 06 tháng/lần: FMD và Pest-Vac
2.1.9 Nuôi dưỡng và chăm sóc
Nái mang thai
Nái mang thai trước khi sinh 5-10 ngày so với dự kiến được chuyển từ dãy
chuồng nái mang thai sang chuồng nái đẻ và kèm theo phiếu nái. Nái mang thai được
tắm mỗi ngày một lần, cho ăn mỗi ngày hai lần từ 1,8 – 2,2 kg/con tuỳ thể trạng.
Nái đẻ và nái nuôi con
Khi nái có dấu hiệu sắp sinh, công nhân chuẩn bị các dụng cụ sạch sẽ như khăn
lau, kìm bấm răng, bột ủ ấm Mistral, Oxytocine… sau khi đẻ tăng khẩu phần ăn của
nái lên 04kg/ngày. Chú ý vệ sinh tránh viêm nhiễm cho nái sau khi sinh và nhất là tình
trạng sót nhau. Trong những ngày đầu mới đẻ không nên tắm cho nái lẫn heo con,
chuồng được giữ sạch sẽ và khô ráo.

8


Heo con theo mẹ
Heo con sinh ra được lau sạch dịch nhờn ở miệng, bấm răng, rãi bột ủ ấm lên
mình heo con để tránh mất nhiệt, cân heo con, cho heo con bú sữa đầu tự do. Sau 03
ngày tiến hành tiêm sắt, bấm đuôi, sau 7-10 ngày thiến heo đực, cho heo tập ăn bằng
thức ăn viên Delice A của Công ty Proconco. 28 ngày tuổi heo được cai sữa, cân trọng
lượng từng con và chuyển sang chuồng cai sữa. Trong thời gian heo con sống chung
với heo mẹ được úm bằng đèn điện bóng tròn 100w.
2.2 BỆNH-CHỨNG BỆNH TRÊN NÁI SAU KHI SINH
2.2.1 Viêm tử cung heo nái sau khi sinh
Viêm là phãn ứng của cơ thể khi bị tổn thương, viêm có nhiều biểu hiện. Triệu
chứng sưng, nóng, đỏ, đau và rối loạn chức năng của cơ quan bị viêm. Viêm tử cung
có dịch viêm tiết ra nhiều, tùy theo mức độ mà thành phần dịch viêm tử cung được
chia ra các dạng viêm: viêm nhờn, viêm mủ, viêm mủ lẫn máu.
2.2.1.1 Ảnh hưởng của viêm tử cung
Viêm tử cung thường xuất hiện trên thú sau khi sinh. Khi viêm, tử cung sẽ tổn
thương lớp niêm mạc từ đó ảnh hưởng đến sự phân tiết PGF2 làm xáo trộn chu kỳ
động dục, làm tăng tình trạng chậm sinh và vô sinh. Chậm động dục xảy ra sẽ làm
giảm sức sinh sản, giảm số vòng quay lứa đẻ trong năm.
Khi nái mang thai nếu tử cung bị viêm do nhiễm trùng cấp tính, từ thể vàng tế
bào nội mạc tử cung tiết nhiều PGF2 gây phân hủy thể vàng làm thú dể bị sảy thai do
thiếu progesteron.
Ở nái không mang thai, nếu tử cung bị viêm mãn tính thì sự phân tiết PGF2
giảm, do đó thể vàng không bị phân hủy, vẫn tiếp tục tiết progesteron làm cho thú
không lên giống lại.
Khi tử cung bị nhiễm vi khuẩn E.coli, độc tố của vi khuẩn này sẽ ức chế sự
phân tiết kích thích tố tạo sữa prolactin từ tuyến yên, làm nái ít sữa (Trần Thị Dân,
2003).

Nái suy yếu, giảm sức đề kháng, giảm sản lượng sữa, ít cho bú, đè con. Tổ chức
tế bào thay đổi làm giảm khả năng sinh sản ở các lứa sau, giảm khả năng thụ thai,
giảm khả năng nuôi thai trong tử cung. Do lượng sữa trên heo nái giảm nên heo con

9


đói. Heo con liếm sản dịch viêm của heo nái dẫn đến tiêu chảy, còi cọc, tăng trọng
chậm và có thể chết (Nguyễn Văn Thành, 2002).
2.2.1.2 Các dạng viêm tử cung
Dạng viêm nhờn: là thể viêm nhẹ thường xuất hiện sau khi sinh 01-03 ngày,
niêm mạc tử cung bị viêm nhẹ, tử cung tiết nhiều dịch nhờn trong hoặc đục, lợn cợn có
mùi tanh. Thường sau vài ngày dịch tiết giảm dần, đặc lại, heo nái không sốt hoặc sốt
nhẹ, nhiệt độ cơ thể nằm khoảng 39,5-400C. Tuy nhiên heo nái vẫn cho con bú bình
thường. Thể viêm này ít ảnh hưởng đến sức khỏe của heo nái cũng như đàn heo con
nên chúng vẫn phát triển bình thường. Do dịch viêm rơi vãi khắp chuồng, heo con liếm
phải và nhiễm trùng đường tiêu hoá làm cho tỉ lệ tiêu chảy heo con tăng cao, từ đó ảnh
hưởng đến tăng trọng và sức sống của heo.
Dạng viêm mủ: là thể viêm nặng, thường xuất hiện ở thú chịu đựng kém. Số
lượng vi sinh vật nhiễm vào tử cung cũng nhiều, cũng có thể do viêm tử cung dạng
nhờn kế phát. Heo nái thường sốt 40-410C, tăng hô hấp, khát nước, kém ăn và thường
nằm nhiều (do đứng dậy rất khó khăn), đi tiểu ít, nước tiểu vàng, phân có màng nhầy.
Heo nái rất mệt, ít cho con bú và hay đè con. Khoảng 8-10h sau khi có triệu chứng trên,
từ trong tử cung mủ sẽ chảy ra. Lúc đầu là dịch viêm lỏng trắng đục, sau dần dần
chuyển sang nhầy đặc, lợn cợn, có màu vàng. Về sau, mủ chảy ra nhiều hơn có màu
vàng, xanh đặc có khi lẫn máu mùi rất hôi tanh, thường kéo dài từ 3-4 ngày và có thể
đến 07 ngày. Sau đó, xuất hiện mủ đặc dính vào âm hộ, thể viêm này nếu không can
thiệp kịp thời sẽ chuyển sang dạng viêm rất nặng, dẫn đến viêm vú và mất sữa và nếu
như vi sinh vật xâm nhập vào máu sẽ gây nhiễm trùng huyết. Heo kém ăn hoặc không
ăn, sản lượng sữa giảm, thường kéo dài 2-4 ngày, ít cho con bú và hay đè con.

Dạng viêm mủ lẫn máu: triệu chứng có mủ lẫn máu là phản ứng viêm làm tổn
thương mao mạch quản, gây chảy máu. Nái sốt ở độ cao 40-410C, không ăn kéo dài,
sản lượng sữa giảm dần hoặc mất hẳn, tăng tầng số hô hấp, khát nước, heo nái mệt mỏi,
hay nằm, kém phản ứng với hoạt động bên ngoài, đôi khi đè cả con. Heo nái có thể
chết do nhiễm trùng máu mùi rất tanh. Thành tử cung viêm nặng, có nhiều tiết vật và
chất tiết chảy ra rất hôi thối, dịch viêm có màu xám đen lẫn máu hay xác tế bào.

10


2.2.2 Nguyên nhân gây viêm tử cung
Đa số heo nái đẻ khó, sót nhau sau khi can thiệp
Do gieo tinh nhân tạo không đúng kỹ thuật làm trầy xướt tử cung.
Do heo nọc truyền sang mầm bệnh trong lúc phối.
Dinh dưỡng, chuồng trại dơ bẩn dễ bị vi khuẩn xâm nhập
2.2.2.1 Dinh dưỡng
Khẩu phần thừa hay thiếu protein trước và trong thời gian mang thai đều có thể
làm cho nái bị viêm tử cung. Trong thời gian mang thai tránh để cho nái dư thừa
dưỡng chất, trở nên quá mập. Nái mập thường lười rặn, đẻ chậm, dễ gây tình trạng
ngợp thai, chết thai khi sanh và sau khi đẻ mắc hội chứng M.M.A (Metritis. Mastitis.
Agalactia) (Võ Văn Ninh, 1999).
Trích dẫn của Nguyễn Như Pho 2001,( theo McIntosh (1996)) cho rằng sự hạn
chế thức ăn trong thời kỳ mang thai ngoài việc giúp heo nái có thể trạng tốt, tránh mập
mở, còn giúp quá trình sinh sản diễn ra bình thường tránh được chứng đẻ khó phải can
thiệp là nguyên nhân gây nên chứng viêm tử cung sau khi sinh.
Khuyến cáo sử dụng chất xơ 9% trong khẩu phần heo nái mang thai trong giai
đoạn 2 của thai kỳ và sắp sinh sẽ làm giảm hội chứng M.M.A vì chất xơ có vai trò như
chất độn làm cho con vật có cảm giác no đồng thời làm tăng nhu động ruột, giảm táo
bón từ đó giảm chứng M.MA (Nguyễn Như Pho và ctv, 1991).
Dinh dưỡng kém, khẩu phần thiếu một hay vài vitamin cũng làm cho khả năng

chống bệnh đường sinh dục của nái giảm dễ dẫn tới hội chứng M.M.A.
Trong thời gian mang thai, việc bổ sung vitamin A,C,E rất có lợi cho heo nái
đồng thời góp phần làm giảm nguy cơ viêm tử cung. Theo Võ Văn Ninh (1999),
vitamin A là chất cần thiết cho sự lành mạnh của hệ thống da và niêm mạc của tất cả
các hệ hô hấp, tiêu hóa, niệu dục nếu khẩu phần thiếu vitamin A sẽ làm cho da và niêm
mạc suy yếu, mầm bệnh dễ dàng tấn công.
Năm 1995, Nguyễn Như Pho và ctv đã thí nghiệm và ghi nhận được rằng việc
bổ sung 2500UI vitamin A/kg thức ăn và 80UI vitamin E/kg thức ăn sẽ ngăn chặn hiệu
quả chứng M.M.A.

11


×